Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước địa phương tại Thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội

- Người dân Hà Nội vẫn mang đậm tư tưởng “trọng thầy hơn trọng thợ” đề cao việc học hành lấy bằng cấp cao thậm chí có khi vì hình thức vào làm công chức nhà nước tạo ra sức ép thừa thầy thiếu thợ trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa Thủ đô, gây lãng phí và bất cập trong đào tạo, sử dụng lao động của thành phố, cụ thể tỷ lệ giữa lao động có trình độ đại học - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật là 1 - 0,6 - 0,9 trong khi tỉ lệ hợp lý phải là 1 - 4 - 10. - Là Thủ đô với sức hấp dẫn tự nhiên như tất cả thủ đô các quốc gia khác trên thế giới, Thành phố Hà nội trở thành nơi hội tụ dòng dân cư tự do, khiến tốc độ đô thị hóa bị thúc ép nhanh hơn tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: hệ thống thoát nước xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống cấp nước sạch chưa hoàn chỉnh tỷ lệ thất thoát nước sạch rất lớn 52%. Trong suốt thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu trang giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ổn định xã hội để miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc của miền Nam, bảo đảm cho công cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Như vậy, khi so sánh những điểm cơ bản của doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội với doanh nghiệp nhà nước Trung ương trên địa bàn Hà Nội và doanh nghiệp nhà nước ở một số địa phương khác ta thấy: doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội chỉ đóng vai trò tham gia, vệ tinh, bổ sung, không nắm giữ vai trò chủ đạo ở những ngành, những dịch vụ quan trọng.

Thực trạng của các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội

Qua khảo sát tại 6 Sở, ngành quản lý nhiều doanh nghiệp của Hà Nội (các Sở Công nghiệp, Thương mại, Xây dựng, Giao thông Công chính, Du lịch và Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Tổng hợp Haprosimex) cho thấy số lao động có tiêu chuẩn như trên chiếm đến 50% trong tổng số lao động của các doanh nghiệp nhà nước do cơ quan này quản lý. Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội có nhiều cố gắng trong đầu tư, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, không ngừng cải tiến mẫu mã, sản phẩm hàng hóa nên đã dần khôi phục lại thị trường truyền thống trong nước cũng như xuất khẩu, vì thế doanh thu tăng dần qua các năm. Tuy còn khó khăn về tài chính, thiếu vốn, phương tiện kỹ thuật lạc hậu chưa được thay thế nhiều, nhưng nhiều doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội vẫn cố gắng duy trì sản xuất, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, thu nhập người lao động ngày càng tăng, giải quyết được mục tiêu “Việc làm và đời sống” của Thành uỷ Hà Nội.

Điều đó dẫn đến tình trạng phổ biến là doanh nghiệp thuộc một ngành kinh tế kỹ thuật lại thuộc nhiều cơ quan quản lý và ngược lại, một cơ quan quản lý lại quản lý nhiều ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau chẳng hạn: các doanh nghiệp nhà nước do Sở Công nghiệp quản lý gồm 39 doanh nghiệp thuộc 4 nghành, 69 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp lại do 18 cơ quản quản lý, 45 doanh nghiệp ngành xây dựng cũng do 18 co quan quản lý, 40 doanh nghiệp ngành thương mại do 22 cơ quan quản lý.

Bảng 2.1: Cơ cấu  doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội     phân  theo cấp quản lý.
Bảng 2.1: Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội phân theo cấp quản lý.

Tiến trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội

Đợt thứ hai (1994 - 1997) thực hiện các quyết định số 90/TTg, số 91/TTg, Chỉ thị 500/TTg của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, các Liên hiệp xí nghiệp để thành lập mới các Tổng công ty Nhà nước trong những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và chuyển một bộ phận doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần theo Nghị định số 28/CP (ngày 7-5-1996), đưa doanh nghiệp nhà nước đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, đồng thời xoá bỏ dần chế độ chủ quản của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp của các doanh nghiệp. Đợt thứ ba thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII), Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 20/1998/CT- TTg về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và Nghị định số 103/1999/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 2002, theo số liệu mới được Bộ Tài chính công bố, trong vòng 8 tháng đầu năm 2002, cả nước đã chuyển đổi sở hữu (giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước) được 104 doanh nghiệp nhà nước (so với mục tiêu là 400 doanh nghiệp nhà nước sẽ được cổ phần hoá), hơn 90 doanh nghiệp đã hoàn thành việc xác định chuẩn bị chuyển đổi sở hữu.

Thực hiện quyết định này, Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo về “Đổi mới quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh” và Hội đồng thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước” thành lập 3 tổ công tác để phục vụ cho công tác cổ phần hoá; Thành uỷ Hà Nội đã chỉ đạo xử lý các vướng mắc khi cổ phần hóa, trong đó có việc chuyển giao các tài sản, nhà thuộc diện Nhà nước cho thuê thành tài sản của doanh nghiệp để xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá. Thành phố đã ra quyết định sát nhập 10 doanh nghiệp nhà nước yếu kém vào các doanh nghiệp nhà nước khác, chuyển đổi cơ quan quản lý cho 7 doanh nghiệp, thành lập mới một doanh nghiệp nhà nước công ích và chuyển 9 doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh sang hoạt động công ích (trong đó có 5 doanh nghiệp nhà nước ngành thuỷ lợi). Thế nhưng tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước đã thực sự bị chững lại từ năm 2000, khi chỉ có 9 doanh nghiệp được chuyển đổi thành công ty cổ phần trong cả năm và tốc độ chậm chạp này vẫn tiếp tục diễn ra cho đến hết năm 2001, cả năm 2001 chỉ cổ phần hoá được 8 doanh nghiệp nhà nước và không có doanh nghiệp nào chuyển đổi sở hữu theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

Chớnh vỡ thế cú thể thấy tỡnh trạng tài chớnh khụng rừ ràng và cực kỳ bờ bối của doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước địa phương nói riêng hiện nay thể hiện qua nợ khó đòi trở thành phổ biến, doanh nghiệp không thể phá sản vì chủ nợ không thể đệ đơn là hậu quả của chính tình trạng trong thể chế hoá sở hữu Nhà nước chưa tìm được hình thức hợp lý. Vì vậy, tỷ lệ bán cổ phần ra bên ngoài quá thấp (Nghị định 64 cho phép dành tối thiểu 30% số cổ phần còn lại nếu có để bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp) và trừ những doanh nghiệp yếu kém đến mức nội bộ cũng không muốn mua, còn đối với các doanh nghiệp khác, nhà đầu tư bên ngoài rất ít có khả năng mua được cổ phần trong kỳ phát hành đầu tiên. - Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước chưa hoàn thiện, chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, quyền của đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp, quyền chủ động điều hành sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp chưa được tách bạch và cụ thể.

Hay việc xác định giá trị doanh nghiệp: nếu giá trị doanh nghiệp giảm so với sổ kế toán nhỏ hơn 0,5 tỷ thì do địa phương quyết định, nếu lớn hơn 0,5 tỷ thì phải có thoả thuận với Bộ Tài chính; trong vấn đề xử lý nợ không có khả năng thanh toán Chính phủ đã có quy định nhưng lại chưa có quy định cụ thể khoản nợ là bao nhiêu. Vì thế, khi đã coi cải cách doanh nghiệp nhà nước là cuộc cách mạng trong quản lý kinh tế thì cần có cơ chế đồng bộ, quan điểm chỉ đạo nhất quán từ Trung ương đến cơ sở, vừa chỉ đạo thực hiện kiờn quyết, vừa theo dừi sỏt để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những cơ chế mới khi xuất hiện những lực cản làm chậm tiến trình thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước.