1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

49 1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 64,72 KB

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN CHUNG VỀ THẤT NGHIỆP BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.1 VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1 Khái niệm phân loại thất nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm thất nghiệp Thất nghiệp, hiểu theo nghĩa chung nhất là tình trạng tồn tại khi một bộ phận người lao động muốn làm việc nhưng không có việc làm. Còn về “người thất nghiệp” thì theo định nghĩa của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra tại Hội nghị lần thứ 13 các nhà Thống kê Lao động quốc tế, tháng 10 - năm 1982: Người thất nghiệpnhững người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, hiện tại không có việc làm, muốn làm việc hiện rất sẵn sàng để làm việc, đang tích cực tìm kiếm việc làm. Các định nghĩa này cho thấy, không phải người nào không có việc làm cũng được xếp vào nhóm “người thất nghiệp”, mà chỉ những người “trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm” thì mới được coi là người thất nghiệp. Sở dĩ người thất nghiệp phải là người “trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động” là vì, về mặt tự nhiên mà nói, con người chỉ có thể lao động khi cơ thể đạt đến một sự phát triển về thể lực - tức là phải đạt đến một độ tuổi nào đó. Ví dụ nhiều quốc gia trên thế giới quy định, độ tuổi lao động là từ 16-60 đối với nữ từ 16-50 đối với nam. (Giới hạn dưới của tuổi lao động là độ tuổi mà những người tới độ tuổi này có thể tham gia lao động, còn giới hạn trên của tuổi lao động là độ tuổi mà những người vượt quá độ tuổi đó thì khả năng lao động suy giảm rõ rệt). có một thực tế là không phải tất cả những người trong độ tuổi lao động đều có thể tham gia lao động, mà có một bộ phận do những nguyên nhân nào đó (tàn tật, tai nạn…) dẫn đến không có khả năng lao động . Bên cạnh các đặc trưng “trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động”, người thất nghiệp còn phải là người “đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm”. “Đang đi tìm việc làm” theo ILO là việc “tiến hành những bước đi cụ thể nhằm tìm kiếm việc làm được trả công hoặc tự tạo việc làm. Những bước đi cụ thể này bao gồm: Đăng ký tìm việc tại các trung tâm giới thiệu việc làm của Nhà nước hay của tư nhân; nộp đơn xin việc trực tiếp cho các chủ sử dụng lao động; tìm kiếm việc làm tại các công trường, nông trang, cổng nhà máy…; tìm kiếm trả lời các quảng cáo việc làm trên báo chí; nhờ bạn bè, người thân giúp tìm việc làm; tìm địa điểm, máy móc, thiết bị, thu xếp các nguồn tài chính, xin giấy phép… chuẩn bị cho việc tự kinh doanh.” Như vậy những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang đi học, đang thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, đang làm công việc nội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc đều không được coi là người thất nghiệp. Từ các đặc trưng trên có thể thấy “người thất nghiệp” có thể thuộc một trong các dạng sau: + Những người mới đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp hoặc thôi học, bỏ học chưa tìm được việc làm. + Bộ đội xuất ngũ, thanh niên xung phong hoàn thành nghĩa vụ quân sự chưa có việc làm. + Số đối tượng xã hội sau thời gian quản giáo, chữa trị bệnh đang có nhu cầu làm việc. + Những người đã từng có việc làm nhưng hiện tại không có việc làm do hết hạn hợp đồng lao đồng, do bị buộc thôi việc, do ngừng sản xuất … + Những người phải nghỉ việc tạm thời không có thu nhập do tính mùa vụ của sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Khái niệm “người thất nghiệp” có liên quan chặt chẽ với khái niệm “người có việc làm”. Với quan niệm: “Mọi hoạt động lao động tạo ra các sản phẩm vật chất dịch vụ, tạo ra thu nhâp không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm” thì những người có việc làm là những người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Người có việc làm bao gồm: + Những người đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công dưới hình thức bằng tiền hoặc bằng hiện vật; + Những người làm những công việc để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập cho hộ gia đình. Khái niệm “người có việc làm” bao gồm cả những người đã có công việc trước đó song trong tuần lễ điều tra tạm thời không làm việc vì các do như bị ốm đau, bị tai nạn lao động, tranh chấp lao động, nghỉ hè, tạm thời bị cản trở không đi làm được do thời tiết xấu, tự ý vắng mặt sau đợt nghỉ lại đi làm việc như bình thường. Tóm lại, không phải tất cả những người trong độ tuổi lao động đều có thể tham gia lao động, mà có một phận do những nguyên nhân nào đó không có khả năng lao động (tàn tật, tai nạn…), đồng thời có một bộ phận dân số ngoài tuổi lao động (trên tuổi lao động trẻ em từ 13 đến 15 tuổi) thực tế có tham gia lao động. Vì vậy, “nguồn lao động” bao gồm số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động những người ngoài độ tuổi lao động thực tế đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Trong nguồn lao động, có một bộ phận nhỏ những người không thuộc lực lượng lao động (dân số không hoạt động kinh tế) như học sinh, sinh viên đang đi học, những người đang làm nội trợ, những người không có nhu cầu làm việc; một bộ phận lớn những người thuộc “lực lượng lao động” (dân số hoạt động kinh tế), đó là những người đang có việc làm những người thất nghiệp. Để phản ánh tình hình thất nghiệp của một quốc gia, một khu vực, có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu “tỷ lệ thất nghiệp” được sử dụng phổ biến nhất. Chỉ tiêu này cũng thường được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập trong các bản tin về tình hình thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia (hoặc một khu vực) là tỷ số giữa tổng số người thất nghiệp của quốc gia (hoặc của khu vực đó) lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh tế). Như vậy, chỉ tiêu “tỷ lệ thất nghiệp” đo lường số người thất nghiệp trong lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh tế) chứ không phải trong tổng dân số. Lực lượng lao động hay dân số hoạt động kinh tế là tổng số những người có việc làm những người thất nghiệp của quốc gia (hoặc của khu vực). (Trong thực tế, nhiều người thường hiểu lầm đồng nghĩa “lực lượng lao động” với “người có việc làm”). Trong điều kiện kinh tế thị trường, thất nghiệp là một trong những vấn đề nan giải khó giải quyết đối với Chính phủ các nước. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà thất nghiệp có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào, cho dù đó là nước đang phát triển hay nước công nghiệp phát triển. Theo Tổ chức Lao động quốc tế, tỷ lệ thất nghiệp của thế giới các khu vực giai đoạn 1996-2006 được thể hiện ở bảng 1.1. Bảng 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp của thế giới các khu vực (1996-2006) (Đơn vị: %) Khu vực 1996 2002 2003 2004 2005 200 6 Các nước phát triển các nước thuộc Cộng đồng chung châu Âu 7,8 7,3 7,4 7,2 6,9 6,4 Các nước Trung Đông Nam châu Âu (không thuộc EU) 9,8 9,8 9,4 9,3 9,0 8,8 Khu vực Đông Á 3,8 3,9 3,8 3,7 3,7 3,6 Khu vực Đông Nam Á Thái Bình Dương 3,7 6,1 6,2 6,4 6,1 6,2 Khu vực Nam Á 4,6 5,1 4,8 5,4 5,3 5,1 Khu vực châu Mỹ Latinh Caribê 7,9 8,8 8,7 8,3 8,4 8,6 Khu vực Bắc Phi 14,0 13,7 13,4 12,5 11,6 11,5 Khu vực Tiểu sa mạc Sahara Châu Phi 9,2 10,2 10,1 9,7 9,7 9,7 Khu vực Trung Đông 12,4 13,0 12,4 11,7 12,2 12,1 Toàn thế giới 6,2 6,6 6,5 6,5 6,4 6,3 (Nguồn: Tổ chức Lao động quốc tế, “Key Indicators of the Labour Market”). Bảng 1.1 cho thấy Trung Đông, Bắc Phi, Tiểu sa mạc Sahara, các quốc gia Trung Đông Nam Châu Âu (không thuộc EU) là những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia giai đoạn 1996-2006 được thể hiện ở bảng 1.2. Bảng 1.2: Tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia (1996-2006) (Đơn vị: %) Quốc gia 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Canada 9,6 9,1 8,3 7,6 6,8 7,2 7,7 7,6 7,2 6,8 6,3 Mỹ 5,4 4,9 4,5 4,2 4,0 4,8 5,8 6,0 5,5 5,1 4,6 Pháp 12,06 12,26 11,8 11,74 10,0 8,8 8,9 9,8 9,9 9,8 - Đức 8,8 9,8 9,7 8,8 7,9 7,9 8,7 10,0 11,0 11,1 10,3 Ba Lan 12,3 11,2 10,5 13,9 16,1 18,2 19,9 19,6 19,0 17,7 13,8 Nga 9,7 11,8 13,3 12,6 9,8 8,9 7,9 8,0 7,8 7,2 7,2 Thụy Điển 8,0 8,0 6,5 5,6 4,7 4,0 4,0 4,9 5,5 6,0 5,4 Anh 8,2 7,1 6,1 6,0 5,5 4,8 5,1 4,8 4,6 5,0 - Úc 8,3 8,4 7,8 7,0 6,4 6,9 6,4 6,0 5,6 5,1 5,0 Niu Di Lân 6,1 6,6 7,5 6,8 6,0 5,3 5,2 4,7 3,9 3,7 3,8 Hàn Quốc 2,0 2,6 6,8 6,3 4,4 4,0 3,3 3,6 3,7 3,7 3,5 Nhật Bản 3,4 3,4 4,1 4,7 4,7 5,0 5,4 5,3 4,7 4,4 4,1 Inđônêsia 4,0 4,7 5,5 6,4 6,1 8,1 9,1 9,5 9,9 10,3 10,5 Trung Quốc 3,0 3,0 3,1 3,1 3,1 3,6 4,0 4,3 4,2 4,2 - Philippin 7,4 7,9 9,6 9,6 10,1 9,8 10,2 10,2 10,9 7,4 7,3 Thái Lan 1,1 0,9 3,4 3,0 2,4 2,6 1,8 1,5 1,5 1,4 1,2 Ghi chú: “-”: Không có số liệu. (Nguồn: http://laborsta.ilo.org) Bảng 1.2 cho thấy trong các nước phát triển, Ba Lan, Nga, Pháp, Đức là những nước có tỷ lệ thất nghiệp khá cao. Thất nghiệpvấn đề của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các nước đang phát triển thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn các nước phát triển. Nhưng theo ILO, điều này không phải bao giờ cũng đúng. do là ở chỗ, tại các nước đang phát triển, người lao động thường có xu hướng chấp nhận mọi việc làm - ngay cả khi công việc đó có điều kiện làm việc không đảm bảo. Do đó, theo ILO, vấn đề ở các nước đang phát triển đôi khi không phải là có quá nhiều người thất nghiệp mà là điều kiện làm việc không đảm bảo. 1.1.1.2 Phân loại thất nghiệp Tùy theo mục đích nghiên cứu việc lựa chọn tiêu thức phân loại, có nhiều hình thái thất nghiệp khác nhau: a. Căn cứ vào tính chất thất nghiệp: Thất nghiệp được phân thành các loại: - Thất nghiệp tự nhiên: Loại thất nghiệp này xảy ra do quy luật Cung cầu của thị trường sức lao động tác động. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất mà một nền kinh tế có thể đạt được. Tỷ lệ này xảy ra khi mức GNP thực tế đạt được mức GNP tiềm năng. Nói một cách khác, khi GNP thực tế thấp hơn GNP tiềm năng, sẽ có một bộ phận người lao động thất nghiệp. - Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi mất cân đối giữa Cung cầu về các loại lao động. Cụ thể cầu về loại lao động này tăng lên, cầu về loại lao động khác giảm đi, cung điều chỉnh không kịp cầu. Trong nền kinh tế thị trường, sẽ có những ngành kinh tế phát triển thu hút thêm lao động, nhưng cũng có những ngành bị thu hẹp làm một bộ phận người lao động bị dư thừa trở thành thất nghiệp. - Thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp bề mặt): Loại thất nghiệp này phát sinh do nhu cầu của sản xuất hoặc của bản thân người lao động cần được chuyển việc (bao gồm cả việc chuyển đến nơi làm việc mới). Trong thời gian chờ đợi sắp xếp công việc mới, người lao động được coi là thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp bề mặt). Loại thất nghiệp này diễn ra thường xuyên không đáng lo ngại. - Thất nghiệp chu kỳ: Kinh tế phát triển mang tính chu kỳ, sau giai đoạn hưng thịnh là giai đoạn suy thoái. Trong giai đoạn suy thoái, mức cầu chung về lao động giảm do vậy làm gia tăng thất nghiệp. Loại thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ mang tính quy luật. - Thất nghiệp thời vụ: Do tính chất mùa vụ của sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp nên những người lao động trong các ngành nghề này không có việc làm thường xuyên trở thành thất nghiệp mùa vụ. - Thất nghiệp công nghệ: Do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, máy móc thay thế con người, chỉ cần một số ít người vận hành, một bộ phận người lao động trong các dây truyền sản xuất bị dôi ra, trở thành thất nghiệp công nghệ. b. Căn cứ vào ý chí của người lao động: Thất nghiệp được phân thành 2 loại: - Thất nghiệp tự nguyện: Là hiện tượng người lao động từ chối một công việc nào đó do mức lương được trả không thỏa đáng hoặc do không phù hợp với trình độ chuyên môn, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc. - Thất nghiệp không tự nguyện: Là hiện tượng người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc chấp nhận mức lương được trả, nhưng người sử dụng lao động không chấp nhận hoặc không có người sử dụng nên trở thành thất nghiệp. c. Căn cứ vào mức độ thất nghiệp: Thất nghiệp được phân thành 2 loại: - Thất nghiệp toàn phần: Là trường hợp người lao động hòan toàn không có việc làm hoặc thời gian làm việc thực tế mỗi tuần dưới 8 giờ họ vẫn có nhu cầu làm thêm. - Thất nghiệp bán phần: Là trường hợp người lao động vẫn có việc làm, nhưng khối lượng công việc ít hoặc thời gian lao động thực tế trung bình chỉ đạt 3 đến 4 giờ trong một ngày làm việc họ vẫn có nhu cầu làm thêm. 1.1.2 Nguyên nhân thất nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều nguyên nhân gây ra thất nghiệp, dưới đây là một số nguyên nhân chính: - Do sự điều tiết của thị trường, chu kỳ kinh doanh có thể mở rộng hay thu hẹp: Khi mở rộng thì thu hút thêm lao động, khi bị thu hẹp thì lại dư thừa lao động, từ đó làm cho cung cầu trên thị trường sức lao động thay đổi, làm phát sinh hiện tượng thất nghiệp. - Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự tự động hóa các quá trình sản xuất nên trong một chừng mực nhất định máy móc đã thay thế con người, làm số người thất nghiệp tăng lên. - Do sự gia tăng dân số nguồn lao động, cùng với quá trình quốc tế hóa toàn cầu hóa nền kinh tế: Nguyên nhân này chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển. Ở những nước này, dân số nguồn lao động thường tăng nhanh. Để hội nhập với nền kinh tế thế giới một cách nhanh chóng, các nước đang phát triển phải tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể phá sản, số doanh nghiệp còn lại phải nhanh chóng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, sử dụng ít lao động dẫn đến lao động dư thừa. - Do người lao động không ưa thích công việc đang làm hoặc địa điểm làm việc: Những người này phải đi tìm công việc mới, địa điểm mới, trong thời gian chưa tìm được việc làm phù hợp, họ trở thành thất nghiệp. - Do tính chất mùa vụ của sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp nên những người lao động trong các ngành nghề này không có việc làm thường xuyên trở thành thất nghiệp mùa vụ. - Do nhu cầu của sản xuất hoặc của bản thân người lao động cần được chuyển việc (bao gồm cả việc chuyển đến nơi làm việc mới). Trong thời gian chờ đợi sắp xếp công việc mới, người lao động được coi là thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp bề mặt). Loại thất nghiệp này diễn ra thường xuyên không đáng lo ngại. 1.1.3 Hậu quả của thất nghiệp Thất nghiệp không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động gia đình họ mà còn có tác động mạnh đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Cụ thể: - Đối với bản thân người lao động gia đình họ: Thất nghiệp có thể gây ra những hậu quả rất trầm trọng. Bởi vì mất việc làm thường đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập chủ yếu. Mất đi nguồn thu nhập từ hoạt động nghề nghiệp sẽ làm cho người lao động không có khỏan tài chính trang trải các khỏan tiền thuê nhà, chi phí lương thực, thuốc men, chi phí học tập cho con cái… Mất việc làm cũng thường đồng nghĩa với việc các loại hình bảo hiểm gắn với hoạt động nghề nghiệp (bảo hiểm sức khỏe, trợ cấp thai sản…) sẽ bị cắt đi. Nếu không có tích lũy, dự trữ từ trước sẽ đẩy người lao động gia đình vào hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, sức khỏe suy giảm, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. Ngoài những ảnh hưởng về mặt kinh tế, thất nghiệp còn gây tác hại về mặt tinh thần, làm cho người lao động hoang mang, buồn chán thất vọng, tinh thần luôn bị căng thẳng. Theo một tài liệu điều tra xã hội học của Pháp: Nếu coi tình trạng căng thẳng nhất trong gia đình bằng 100 (đó là khi gia đình xảy ra sự kiện người vợ hoặc người chồng qua đời) thì tình trạng căng thẳng của mất việc làm là 49. Thất nghiệp ở các nước đang phát triển còn dẫn đến tình trạng người lao động dễ dàng chấp nhận mọi việc làm cho dù điều kiện làm việc không đảm bảo. - Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển. Thật vậy, khi một bộ phận người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng do khách quan không có việc làm thì dĩ nhiên là sức sản xuất trong nước thu nhập quốc dân phải kém hơn khi mọi người lao động đều có việc làm. Ngoài ra, thất nghiệp còn là trở ngại lớn cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do sợ thất nghiệp công nghệ xảy ra nên nhiều quốc gia đang phát triển không mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Đối với xã hội: Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên những hiện tượng tiêu cực, đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương, luật pháp đạo đức để tìm kế sinh nhai như trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, tiêm chích ma túy… Thất nghiệp gia tăng còn làm cho tình hình chính trị, xã hội bất ổn, hiện tượng bãi công, biểu tình có thể xảy ra; người lao động giảm niềm tin vào chế độ khả năng lãnh đạo của người cầm quyền. 1.1.4 Các chính sách biện pháp áp dụng nhằm hạn chế khắc phục tình trạng thất nghiệp Như phần trên vừa đề cập, thất nghiệpnhững ảnh hưởng sâu rộng, không chỉ đối với cá nhân người thất nghiệp, mà còn đối với nền kinh tế tòan xã hội. Do vậy, chính phủ các nước luôn nghiên cứu tìm ra các chính sách biện pháp nhằm hạn chế giải quyết tình trạng thất nghiệp. Các chính sách biện pháp này có thể phân thành 2 nhóm: Các chính sách biện pháp hạn chế tình trạng thất nghiệp; các chính sách biện pháp khắc phục hậu quả tình trạng thất nghiệp. 1.1.4.1 Các chính sách biện pháp chủ yếu hạn chế tình trạng thất nghiệp a. Chính sách dân số Đây là chính sách mang tính chiến lược lâu dài. Chính sách này không chỉ góp phần làm giảm thất nghiệp mà còn tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội. Hạ thấp được tỷ lệ tăng dân số cũng có nghĩa là giảm được tỷ lệ tăng lực lượng lao động, từ đó tạo thêm cơ hội tìm kiếm việc làm. Chính sách này đã đang được áp dụng ở nhiều nước như Ấn độ, Trung quốc, Inđônêsia Việt Nam. Thực hiện chính sách dân số cũng có nghĩa là thực hiện các chương trình kế hoạch hóa gia đình, cải thiện sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục tạo cơ hội cho phụ nữ giảm tỷ lệ sinh đẻ để từ đó giảm được tỷ lệ tăng dân số nguồn lao động. Theo nhà kinh tế học E. Wayne Nafziger, nếu làm tốt chính [...]... đã phê chuẩn 16 Công ước của ILO 1.2.1 Những công ước quốc tế về thất nghiệp và BHTN Vấn đề đảm bảo cuộc sống cho người thất nghiệp đã được ILO đề cập trong các Công ước Khuyến nghị: - Công ước số 44, của Tổ chức Lao động quốc tế, năm 1934 - Công ước số 102 “Công ước về Quy phạm tối thiểu về an tòan xã hội, năm 1952”; - Công ước số 168 “Công ước về Xúc tiến việc làm bảo vệ chống lại thất nghiệp, ... theo quy định của mỗi nước thành viên” - Vấn đề chăm sóc y tế cho người thất nghiệp Công ước 168 cũng hướng dẫn các nước thành viên cần đảm bảo chăm sóc y tế cho những người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp những người phụ thuộc vào người thất nghiệp - Những quy định đặc biệt cho người mới xin việc: Công ước 168 đưa ra những chỉ dẫn đối với những người thất nghiệp mà chưa từng có việc làm bao giờ (Điều... tiền công trước khi thất nghiệp cũng cần xét đến hòan cảnh gia đình, các nguồn thu nhập khác của người thất nghiệp Với những người thất nghiệp mà chưa từng có việc làm bao giờ hoặc không được tham gia chương trình BHTN thì cần phải được nhận trợ cấp xã hội theo thời hạn những điều kiện đã được xác định 1.2.2 Những nội dung cơ bản về Bảo hiểm thất nghiệp BHTN là loại hình bảo hiểm nhằm cung cấp... từ Chính phủ 1.2 NHỮNG CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thành lập vào năm 1919 với mục đích ban đầu là xây dựng đảm bảo thực thi các Tiêu chuẩn lao động quốc tế Các Tiêu chuẩn này có các đặc điểm là mang tính phổ cập, tính linh hoạt, tính khả thi tính thích ứng theo thời gian Tính phổ cập thể... phối hợp với hệ thống bảo vệ chống thất nghiệp chính sách việc làm Cuối cùng, điều này đảm bảo rằng hệ thống bảo vệ chống thất nghiệp những biện pháp đặc biệt bảo đảm trợ cấp thất nghiệp, góp phần khuyến khích đầy đủ việc tự do lựa chọn việc làm có hiệu quả không ngăn cản người sử dụng lao động được yêu cầu người lao động được tìm kiếm việc làm hiệu quả” - Trường hợp được bảo vệ Điều 10, quy... quyền.” Phần trên vừa đề cập những nội dung cơ bản của 3 công ước của ILO về thất nghiệp và BHTN Theo các công ước này, người lao động cần được bảo vệ trước rủi ro thất nghiệp Tùy theo điều kiện hòan cảnh của mỗi quốc gia mà đối tượng thuộc diện bảo vệ có thể chỉ bao gồm bộ phận người lao động làm công ăn lương hoặc được mở rộng cho tất cả những người lao động bị thất nghiệp tòan phần Về điều kiện hưởng... mất thu nhập cần được bảo vệ Nói cách khác, trên giác độ của BHTN thì người thất nghiệpnhững người đã qua một hạn tuổi ấn định, có khả năng lao động, đã từng làm việc nhưng hiện tại không có việc làm sẵn sàng làm việc khác có lương Với các dạng trợ cấp thất nghiệp khác, khỏan trợ cấp được chi trả cho tất cả những người thất nghiệpbao gồm cả những người đã từng có việc làm những người... người thất nghiệp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các Chính phủ thường thực hiện theo quan điểm cứ khi nào người lao động còn chưa có việc làm thì họ còn cần được nhận trợ cấp thất nghiệp Vì vậy, trong thực tế, Luật BHTN ở một số quốc gia quy định sau thời gian hưởng BHTN, nếu người thất nghiệp vẫn chưa tìm được việc làm thì họ sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp từ Chính phủ 1.2 NHỮNG CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ THẤT... Trợ giúp thất nghiệp Để ổn định đời sống cho người lao động khi bị thất nghiệp, Chính phủ các quốc gia thường trích từ ngân sách nhà nước chi hỗ trợ cho người lao động trong thời gian thất nghiệp Mọi người lao động với tư cách là thành viên của xã hội khi gặp rủi ro thất nghiệp đều được hưởng trợ giúp (cứu trợ) của Nhà nước mà không phải đóng góp trực tiếp Về nguyên tắc, mức trợ giúp thất nghiệp của... diện của người được bảo vệ, của những người sử dụng lao động sẽ được liên kết lại trong một tổ chức tư vấn theo những điều kiện đã được xác định 2 Khi việc quản không được giao phó cho một cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, thì: a Đại biểu của những người được bảo vệ sẽ tham gia vào tổ chức quản hoặc được liên kết lại trong tổ chức có khả năng tư vấn theo những điều kiện đã . NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.1 VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1 Khái niệm và phân loại thất. nhận trợ cấp thất nghiệp từ Chính phủ. 1.2 NHỮNG CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP. Tổ

Ngày đăng: 07/11/2013, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w