- Việc quản lý:
1.2.2.4 Nguồn hình thành quỹ BHTN
Khi tổ chức BHTN dưới dạng 1 chế độ BHXH, các khỏan đóng góp BHTN có thể được gộp vào quỹ BHXH quản lý chung hoặc được quản lý theo quỹ thành phần. Khi BHTN được tổ chức độc lập tách khỏi BHXH, quỹ BHTN sẽ trở thành quỹ tài chính độc lập. Cho dù cách thức tổ chức BHTN là khác nhau, nhưng quỹ BHXH nói chung, quỹ BHTN nói riêng thường được hình thành từ 3 nguồn đóng góp: Người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Đối với những người lao động độc lập (không có chủ sử dụng lao động) thì chỉ có 2 nguồn: Người lao động và Nhà nước.
Ở các nước trên thế giới, đóng góp BHTN do Nhà nước và giới chủ gánh chịu, bởi vì ở một mức độ nào đó, trong sự ràng buộc về quan hệ hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm về các rủi ro (trong đó có rủi ro thất nghiệp) xảy ra cho người lao động mà họ đang sử dụng. Hơn nữa, kết quả sản xuất là thành quả của người lao động, người sử dụng lao động được nhận lợi nhuận từ kết quả sản xuất nên họ phải có trách nhiệm đối với người lao động của mình.
Sự tham gia của Nhà nước là điều kiện không thể thiếu, bởi vì thất nghiệp là một vấn đề xã hội. Do vậy, với các quốc gia chưa thực hiện BHTN thì Nhà nước thực hiện chính sách trợ giúp xã hội về thất nghiệp (cứu trợ cho người thất nghiệp). Còn với những quốc gia thực hiện BHTN thì hoặc là Nhà nước đóng góp thường xuyên cho quỹ BHTN bằng cách trích một phần tiền thuế theo một tỷ lệ cố định tính trên khỏan đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động; hoặc Nhà nước chỉ tham gia với tư cách bảo trợ cho quỹ khi phần đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động không đủ đáp ứng các chi phí hoặc dự trữ của quỹ bị ảnh hưởng do các biến động về tiền tệ khi Nhà nước thay đổi các chính sách kinh tế - xã hội.
Phần đóng góp của người lao động là để cho họ ý thức được ý nghĩa của việc dự phòng cá nhân. Ngoài ra, chính người lao động là người hưởng trợ cấp nên họ phải tham gia đóng góp.
Đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động vào quỹ BHTN có thể được thực hiện dưới 2 hình thức: Đóng theo một khỏan cố định và hưởng theo một khỏan cố định; Hoặc đóng theo mức lương và hưởng theo mức lương. Mỗi hình thức đóng góp đều có mục đích và ý nghĩa riêng.
- Đóng theo một khỏan cố định và hưởng theo một khỏan cố định:
Hình thức đóng góp này không có liên quan gì đến mức lương của người lao động. Khỏan cố định ở đây có thể hiểu là “mức thu nhập được bảo hiểm”. Mức này do cơ quan BHTN lựa chọn sao cho phù hợp với mức sống, với tình hình kinh tế - xã hội nói chung và phù hợp với nhu cầu của đa số người hưởng chế độ.
Đóng theo hình thức này, mức đóng và hưởng sẽ như nhau đối với mọi người lao động. Điều này thể hiện được sự bình đẳng về nhu cầu được bảo hiểm đối với những người lao động có vị trí khác nhau trong xã hội. Hình thức này có thể áp dụng ở các nước đang phát triển, khi mà tiền công (tiền lương) của người lao động biến động theo sự thay đổi chỗ làm việc và Nhà nước chưa quản lý được mức lương và thu nhập của người lao động.
Khi áp dụng hình thức này, khỏan thu nhập được bảo hiểm phải luôn được Nhà nước quan tâm, điểu chỉnh kịp thời sao cho phù hợp với mức sinh hoạt chung, nhất là theo kịp sự biến động của chỉ số giá để đảm bảo được nhu cầu bảo hiểm đặt ra lúc ban đầu. Thông thường, mức hưởng này sẽ được điều chỉnh định kỳ như điều chỉnh lương tối thiểu; nếu cần có thể điều chỉnh đột xuất.
Hình thức này có thể không nhận được sự ủng hộ của những người có mức lương cao có nhu cầu bảo hiểm ở mức cao, do tính bình quân của hình thức này không giải quyết thỏa đáng quyền lợi của họ. Nhược điểm này có thể được khắc phục bằng cách quy định người lao động có thể tự nguyện tham gia đóng góp ở mức cao hơn để được hưởng quyền lợi cao hơn.
Hình thức này được người lao động ủng hộ hơn, do đảm bảo công bằng – người lương cao đóng nhiều sẽ được hưởng nhiều; người lương thấp đóng ít sẽ được hưởng ít. Tuy nhiên, xác định mức đóng và hưởng theo cách này điều quan trọng là phải kiểm soát được mức lương hay thu nhập của người lao động. Nếu không thì sẽ không có cơ sở tính toán, cân bằng thu – chi quỹ, dễ dẫn đến bội chi.
Về tỷ lệ đóng góp:
Tùy tình hình kinh tế - xã hội từng nước mà quỹ BHTN được thành lập dựa trên tỷ lệ đóng góp theo 1 trong 2 phương thức sau:
- Người sử dụng lao động đóng đúng bằng người lao động theo tỷ lệ 1-1 (phương thức đồng đều). Phương thức này tạo tư tưởng 2 bên cùng chia xẻ gánh năng BHTN.
- Người sử dụng lao động đóng gấp đôi người lao động theo tỷ lệ 2-1. Phương thức này thể hiện sự quan tâm tốt hơn của người sử dụng lao động đối với người lao động.