Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
48,1 KB
Nội dung
KHÁI QUÁTCHUNGVỀ TÁI BẢOHIỂM I. KHÁI QUÁTCHUNGVỀ TÁI BẢO HIỂM. 1. TÁIBẢOHIỂM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÁIBẢO HIỂM. 1.1. Táibảohiểm là gì? 1.1.1. Sự cần thiết của táibảo hiểm. Một công ty bảohiểm cũng giống như các công ty trách nhiệm hữu hạn hay một công ty cổ phần hay một doanh nghiệp nhà nước khác được thành lập với một số vốn nhất định nên phải chịu trách nhiệm với phần vốn của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh của mình trên thương trường, và tất nhiên một công ty bảohiểm thì khả năng nhận bảohiểm bị giới hạn trong phạm vi số vốn này. Chính vì vậy, trong quá trình kinh doanh bảo hiểm, các công ty bảohiểm luôn bị đe dọa bởi sự phá sản bởi: - Có những đối tượng tham gia bảohiểm với số tiền tham gia bảohiểm quá lớn vượt quá khả năng tài chính của công ty bảo hiểm, do đó nếu chấp nhận rủi ro và khi tổn thất xảy ra chắc chắn công ty sẽ bị phá sản. - Khi những rủi ro được bảohiểm xảy ra liên tục trong một thời gian ngắn, lúc đó công ty bảohiểm không đủ khả năng để đánh giá kiểm soát rủi ro, công tác chi trả, bồi thường cũng không thể làm một cách chặt chẽ và khi đó khả năng phải tuyên bố phá sản là rất lớn. - Đối với công ty bảohiểm mới thành lập, mạng lưới đại lý chưa rộng và thiếu kinh nghiệm, các khâu chưa hoàn chỉnh cũng dễ bị phá sản . - Có những trường hợp phương pháp tính phí chưa thật chuẩn xác vì có những rủi ro mới xuất hiện, ngành bảohiểm chưa có số liệu thống kê đầy đủ hoặc không đủ khả năng quản lý rủi ro nên chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu. Đứng trước thực trạng có thể bị phá sản và để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà vẫn có thể nhận được những hợp đồng bảohiểm có giá trị bảohiểm lớn, các công ty bảohiểm phải liên kết với nhau để phân tán bớt phần rủi ro mà mình có thể gặp phải trong hợp đồng bảohiểm mà mình đã nhận, một trong những cách để phân tán rủi ro đó là táibảo hiểm. Vì vậy, một nghiệp vụ mới xuất hiện trong các công ty bảohiểm là các công ty táibảohiểm chuyên nghiệp đã ra đời để đáp ứng nhu cầu cho các công ty bảohiểm và đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm. Như vậy, "tái bảohiểm là sự bảohiểm cho những rủi ro mà người bảohiểm phải gánh chịu". Nói cách khác táibảohiểm là một loại nghiệp vụ mà người bảohiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảohiểm cho người bảohiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho người bảohiểm đó một phần phí bảohiểm thông qua hợp đồng táibảo hiểm. Trong táibảo hiểm, công ty bảohiểm gốc (hay công ty nhượng táibảo hiểm) nhận bảohiểm cho người tham gia, sau đó chuyển giao một phần rủi ro đã nhận bảohiểm cho các công ty nhận táibảohiểm (hay nhà táibảo hiểm). Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảohiểm gốc phải bồi thường cho người được bảohiểm trên cơ sở khả năng tài chính của mình, sau đó đòi lại phần trách nhiệm từ công ty nhận táibảo hiểm. Ở đây, người được bảohiểm không có quan hệ trực tiếp với công ty nhận táibảo hiểm. Táibảohiểm đã được các nhà kinh tế, các nhà bảohiểm công nhận và đánh giá cao. Nhưng nhìn chung nó được thể hiện trên một số mặt sau: * Phân tán rủi ro, góp phần ổn định tài chính cho các công ty bảohiểm gốc, đặc biệt trong trường hợp xảy ra sự cố thảm họa mang tính chất tích tụ, tập trung rủi ro. * Đảm bảo sự ổn định của ngân sách và đây cũng là một nguồn thu ngoại tệ. * Giúp cho các công ty nhỏ mới thành lập ổn định và phát triển nhờ sự tư vấn về nghiệp vụ từ các công ty táibảo hiểm. * Góp phần ổn định đời sống cho công nhân viên trong công ty bảohiểm gốc do công ty bảohiểm bị phá sản và gián tiếp bảohiểm quyền lợi của người tham gia. Ngoài ra, táibảohiểm còn góp phần ổn định ngân sách nhà nước, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, xã hội giữa các nước , Ngày nay, táibảohiểm ngày càng phát huy tác dụng và trở thành phương thức hoạt động quan trọng của hoạt động kinh doanh bảohiểm của các nước. 1.1.2. Phân biệt táibảohiểm với đồng bảo hiểm. Trong phương pháp san sẻ rủi ro trong các công ty bảohiểm thì người ta thường nói tới hai phương pháp đó là táibảohiểm và đồng bảo hiểm, vậy hai phương pháp này có điểm nào giống và khác nhau, ưu và nhược điểm của hai phương pháp này là gì? Trong phần này chúng ta sẽ so sánh sự giống và khác nhau của hai phương pháp này: * Giống nhau: Cả hai phương pháp đều là phương pháp phân tán rủi ro, chuyển rủi ro có thể xảy ra đối với người tham gia bảohiểm sang người bảohiểm hoặc các nhà táibảo hiểm. * Sự khác nhau giữa hai phương pháp: Hình thức Tiêu chí Táibảohiểm Đồng bảohiểm Điểm xuất phát Được xuất phát từ người bảo hiểm. Xuất phát từ người tham gia. Tính chịu trách nhiệm Chỉ trịu trách nhiệm đối với công ty bảohiểm gốc. Chịu trách nhiệm trước người tham gia bảo hiểm. Các bên tham gia Có thể chỉ cần một nhà táibảohiểm hoặc nhiều hơn. Phải có ít nhất hai nhà bảohiểm trở lên. Khi có tổn thất xảy ra Có thể huy động vốn bồi thường một cách nhanh chóng, công ty táibảohiểm có thể trích trước để giải quyết sự cố. Huy động vốn bồi thường rất khó khăn và mất nhiều thời gian gây khó khăn cho người tham gia bảo hiểm. Để hiểu rõ hơn ta đi nghiên cứu quan hệ giữa táibảohiểm và đồng bảohiểm thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ1: Mối quan hệ giữa nhà táibảohiểm và đồng bảo hiểm. 1.2. Lịch sử phát triển của táibảo hiểm. Trên thị trường bảohiểm thế giới. Vào giai đoạn cuối cùng của thời Đại Trung Cổ, khi ngành bảohiểm bắt đầu phát triển và mở rộng ở Châu Âu thì nhu cầu táibảohiểm đã xuất hiện và ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Bản giao ước cổ nhất được biết đến có tính chất pháp lý như một hợp đồng táibảohiểm được ký kết vào tháng 12/1370 tại thành phố Genoa - Italy, bảohiểm cho một chuyến hàng từ Genoa tới Flader (Belgium). Với sự phát triển rộng rãi Nh Tái bà ảo hiểm C Nh Tái bà ảo hiểm B Nh Tái bà ảo hiểm A Nh Tái bà ảo hiểm D Người bảohiểm Người tham gia Công ty B Công ty C Công ty DCông ty A các mối quan hệ thương mại giữa các thành phố của Italia cũng như các nước Bắc Âu dịch vụ táibảohiểm cũng phát triển theo. Điển hình là ở Anh, nhưng sau đó do có nhiều vụ lợi dụng táibảohiểm nên chính phủ Hoàng Gia Anh đã ra lệnh cấm hoạt động táibảohiểm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa trên biển từ 1746-1864. Tuy nhiên các loại hình táibảohiểm khác vẫn phát triển như: táibảohiểm cháy, táibảohiểm nhân thọ . Đến giữa thế kỷ XIX, nhờ áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất, kinh tế các nước tư bản phát triển mạnh, giao lưu hàng hoá được tăng cường cho nên táibảohiểm cũng có điều kiện hình thành các tổ chức độc lập. Năm 1864, công ty táibảohiểm chuyên nghiệp đầu tiên ra đời tại Đức lấy tên là Công ty táibảohiểm Cologne (Kolnishe Ruck AG). Tiếp theo đó là sự ra đời của hàng loạt các công ty táibảohiểm chuyên nghiệp như: * Công ty táibảohiểm Thụy Sĩ (Swiss Re) năm 1863. * Công ty táibảohiểm London (London Guarantee Reinsurance Co.,Ltd) năm 1869. * Công ty táibảohiểm Munich (Munchenes Ruck AG) năm 1880. Việc thành lập các công ty táibảohiểm chuyên nghiệp là một sự kiện có tính chất quan trọng trong việc phát triển của ngành bảo hiểm. Bằng cách táibảo hiểm, các công ty bảohiểm đã có sẵn trong tay nguồn đảm bảo đắc lực cho hoạt động kinh doanh của họ. Do đó, khả năng cạnh tranh của các công ty bảohiểm gốc và khả năng phục vụ của các công ty táibảohiểm cũng được cải tiến bằng việc mở rộng táibảohiểm cho các loại hình bảohiểm với các thị trường bảohiểm nước ngoài. Hai cuộc chiến tranh thế giới làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành bảohiểm nói chung và táibảohiểm nói riêng, nhất là các công ty táibảohiểm ở Đức. Đặc biệt là chiến tranh thế giới lần thứ II đã ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước là rất lớn, làm cho hoạt động bảohiểm và táibảohiểm bị ngưng trệ, thậm chí ở một số nước, nhà cầm quyền còn trưng dụng cả quỹ bảohiểm để phục vụ chiến tranh. Vì vậy mà hoạt động táibảohiểm gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động bảohiểm và táibảohiểm ở Thụy Sĩ vẫn rất phát triển. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, cục diện Thế giới đã thay đổi, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã ra đời và phát triển, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa giành nhiều thắng lợi, kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa bị khủng hoảng đã ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động táibảo hiểm. Cụ thể là thời kỳ này hoạt động táibảohiểm trên thế giới có 3 đặc điểm sau: * Sự phục hồi các công ty táibảohiểm của cộng hoà liên bang Đức. * Thành lập các công ty táibảohiểm của các nước xã hội chủ nghĩa với đặc điểm thực hiện độc quyền vềtáibảohiểm và hạn chế các mối quan hệ với các nước tư bản. * Các nước chậm phát triển mới giành độc lập cũng thực hiện độc quyền táibảohiểm như Achentina, Brazil, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và một số nước ở Châu Phi, Đông Nam Á . làm thu hẹp thị trường táibảohiểm quốc tế. Cho đến nay, hoạt động táibảohiểm ngày càng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và có mối quan hệ giữa các nước làm cho sức cạnh tranh trong hoạt động táibảohiểm tăng lên đáng kể. Trên thị trường bảohiểm Việt Nam. Hoạt động bảohiểm ở nước ta ra đời muộn hơn so với thế giới rất nhiều. Năm 1965, một công ty hoạt động với tính chất thương mại ra đời gọi là Công ty bảohiểm Việt Nam, hoạt động độc quyền trong khoảng 30 năm, sau đó đổi thành Tổng công ty bảohiểm Việt Nam (Bảo Việt). Năm 1993 khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã có những bước phát triển đáng kể và ngành bảohiểm cũng có sự khởi sắc. Trước đây, các nghiệp vụ bảohiểm và táibảohiểm đều do Bảo Việt đảm nhận thì nay, sau khi nghị định 100 - CP (18/12/1993) của Chính Phủ ban hành, một loạt các công ty bảohiểm được thành lập và đi vào hoạt động như: Bảo Minh, Bảo Long, Pjico, PVI, PTI, Allianz, VIA, IAI, BIDV-QBE, SamsungVina, ngoài ra còn có các công ty bảohiểm nước ngoài đang hoạt động trên thị trường bảohiểm Việt Nam (mới chỉ trong lĩnh vực bảohiểm nhân thọ) tạo ra sự sôi động cho thị trường bảohiểm Việt Nam. Tuy nhiên, đối với một thị trường bảohiểm còn non trẻ và mới bắt đầu phát triển thì việc hình thành một công ty táibảohiểm chuyên nghiệp là rất cần thiết cho hoạt động của thị trường bảohiểm trong nước, đồng thời tăng cường mối quan hệ với thị trường bảohiểm và táibảohiểm thế giới. Chính vì vậy, cùng với sự ra đời và phát triển của các công ty bảohiểm gốc, hoạt động táibảohiểm ở Việt Nam cũng ra đời và phát triển. Có thể kháiquát một số nét về hoạt động táibảohiểm ở nước ta như sau: * Từ năm 1965-1975: giai đoạn độc quyền của Bảo Việt nhưng cũng chỉ thực hiện táibảohiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu và thân tàu thuỷ với các nước xã hội chủ nghĩa. Đây là giai đoạn thử nghiệm quá trình phát triển hoạt động bảohiểm và táibảo hiểm. * 1975-1994: hoạt động táibảohiểm đã được mở rộng và phát triển hơn. Trước tháng 2-1993 Bảo Việt giữ lại 5% và tái đi 10% cho các nước xã hội chủ nghĩa và 85% cho hội táibảohiểm Tây Âu. Đối với dịch vụ bảohiểm hàng không, táibảohiểm toàn bộ giá trị bảohiểm thân máy bay, mức trách nhiệm giữ lại rất ít (2%). Còn táibảohiểm dầu khí là 80-90% cho các công táibảohiểm trên thế giới. * Tuy hoạt động táibảohiểm có sự phát triển nhưng mức giữ lại của các công ty bảohiểm gốc là rất thấp và hầu như tái đi toàn bộ, dù được hưởng phần hoa hồng nhưng ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty tái. Để khắc phục những hiện trạng đó, chính phủ đã ra quyết định thành lập công ty táibảohiểm Quốc gia Việt Nam (viết tắt là Vinare) ngày 20/12/1994 với vốn điều lệ là 40 tỷ đồng và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1995. 2. CÁC HÌNH THỨC TÁIBẢO HIỂM. Có 2 hình thức táibảohiểm chính là táibảohiểm tạm thời và táibảohiểm cố định. Xét về xuất xứ thì táibảohiểm tạm thời ra đời trước, tuy nhiên hình thức này dần bộc lộ nhiều nhược điểm khiến nó được sử dụng ít đi và thay vào đó là hình thức táibảohiểm cố định. Ngoài ra còn có một hình thức táibảohiểm nữa là sự kết hợp giữa 2 hình thức trên gọi là táibảohiểm lựa chọn-bắt buộc. 2.1. Táibảohiểm tạm thời (Facultative Reinsurance). a. Khái niệm. Táibảohiểm tạm thời hay còn gọi là táibảohiểm tuỳ ý lựa chọn, là hình thức táibảohiểm cơ bản và cổ điển nhất. Theo hình thức này, công ty bảohiểm gốc chuyển nhượng cho công ty táibảohiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảohiểm một cách riêng lẻ. Về phần mình, công ty táibảohiểm có quyền nhận hay từ chối dịch vụ và đơn bảohiểm đó. Công ty bảohiểm gốc có toàn quyền quyết định táibảohiểm cho dịch vụ nào, với tỷ lệ bao nhiêu, cho công ty táibảohiểm nào là tuỳ họ. Mặt khác công ty táibảohiểm có quyền nhận hay từ chối hoặc chỉ nhận táibảohiểm với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp. Công ty bảohiểm gốc có nghĩa vụ phải cung cấp cho công ty táibảohiểm mọi thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm. Trên thực tế nhà táibảohiểm cũng tiến hành đánh giá mức độ rủi ro của dịch vụ rồi quyết định có nhận táibảohiểm hay không mà không cần đầy đủ các chi tiết. b. Ưu nhược điểm. * Ưu điểm: - Phương pháp này cho phép các công ty bảohiểm nhỏ, với kinh nghiệm tương đối hạn chế có thể cạnh tranh để nhận những dịch vụ lớn nằm ngoài khả năng của mình, bởi vì họ có thể sử dụng được chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vốn của các thị trường táibảohiểm quốc tế. - Cho phép công ty bảohiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoại phạm vi khai thác thông thường của mình. Những dịch vụ như vậy chủ yếu là theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng mà công ty bảohiểm gốc phải chấp nhận để giữ uy tín cho mình. - Một nhóm các công ty bảohiểm gốc có quan hệ thân thiết có khả năng trao đổi các rủi ro được đánh giá là tốt trên cơ sở tạm thời để tiến hành phân tán rủi ro và đảm bảo doanh thu ổn định. * Nhược điểm - Đòi hỏi nhiều thời gian vì mỗi dịch vụ phải được giải quyết riêng lẻ. Công ty bảohiểm gốc phải thu xếp táibảohiểm tạm thời trước khi nhận một dịch vụ, do đó việc quyết định nhận bảohiểm sẽ bị chậm lại cho đến khi thu xếp xong toàn bộ táibảohiểm tạm thời. Như vậy, công ty bảohiểm gốc có khả năng phải nhường dịch vụ cho những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh hơn, hoặc nhận bảohiểm mà không được bảovệ đầy đủ bằng táibảohiểm và đôi khi làm mất thiện chí với khách hàng do chậm trễ. - Những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo hợp đồng và thanh toán rất tốn kém và do đó giảm lợi nhuận thu được. - Trước mỗi thời kỳ táibảohiểm tiếp tục, công ty bảohiểm gốc lại phải lặp lại toàn bộ quy trình đàm phán trước khi trao đổi với khách hàng của mình. Chưa kể việc hủy bỏ hay thay đổi có thể gây ra thêm nhiều công việc khác không cần thiết. - Sự cần thiết phải tiết lộ những thông tin về dịch vụ nhận bảohiểm có thể dẫn đến việc rò rỉ tin tức cho các đối thủ cạnh tranh. 2.2. Táibảohiểm cố định (Obligatory-Reinsurance). a. Khái niệm. Táibảohiểm cố định hay còn gọi là táibảohiểm bắt buộc, là hình thức táibảohiểm mà theo đó công ty nhượng phải nhượng cho nhà táibảohiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảohiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nhà táibảohiểm cũng buộc phải chấp nhận bảohiểm toàn bộ các rủi ro đó. b. Ưu, nhược điểm. * Ưu điểm: - Giúp công ty nhượng chủ động chấp nhận, định phí bảohiểm cho rủi ro bảohiểm gốc mà không phải mất thời gian tham khảo ý kiến của của nhà táibảo hiểm, do đó hợp đồng bảohiểm sẽ nhanh chóng được ký kết . - Công ty nhượng được nhà táibảohiểmbảovệ cho mọi rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng, do đó khả năng an toàn của công ty bảohiểm được đảm bảo. - Việc nhận táibảohiểm theo hợp đồng cố định cho phép công ty táibảohiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời đơn lẻ. Nhà táibảohiểm có điều kiện thu được phí lớn, phù hợp với nguyên tắc "quy luật số đông" giúp nhà táibảohiểm có điều kiện đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật của ngành bảohiểm bằng việc chấp nhận rủi ro mới. * Nhược điểm: - Thông thường nó có tính ổn định cho một giai đoạn nhất định, do đó thiếu tính linh hoạt trước những thay đổi của công ty chuyển nhượng. - Vì mọi rủi ro phải đem tái đi cho nên đứng về phía công ty nhượng những đơn vị rủi ro có số tiền bảohiểm nhỏ vẫn phải đem tái đi trong khi khả năng tài chính của họ vẫn có khả năng đảm đương được. [...]... đơn vị rủi ro cần đem táibảohiểm thì chi phí hành chính cho việc áp dụng hình thức này rất tốn kém 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁIBẢOHIỂM * Táibảohiểm theo tỷ lệ (tái bảohiểm theo số tiền bảo hiểm) * Táibảohiểm phi tỉ lệ (tái bảohiểm theo mức bồi thường) 3.1 Táibảohiểm theo tỷ lệ Tái bảohiểm theo tỷ lệ hay còn gọi là táibảohiểm theo số tiền bảo hiểm, là phương thức táibảohiểm mà trong đó trách... nhượng táibảohiểm và nhà táibảohiểm đối với đơn vị rủi ro được bảohiểm phân bố theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền được bảohiểm Phương thức này được chia làm hai loại: - Táibảohiểm số thành - Táibảohiểm mức dôi 3.1.1 Táibảohiểm số thành Theo phương thức này, công ty nhượng giữ lại cho mình một tỷ lệ nhất định so với số tiền bảo hiểm, phần còn lại tái đi Do đó, phí bảo hiểm. .. vượt quá điểm tự bồi thường chuyển giao cho nhà táibảo hiểm, và nhà táibảohiểm nhận tái theo từng lớp Táibảohiểm vượt mức bồi thường có các dạng sau: - Táibảohiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ không hạn mức - Táibảohiểm vượt mức bồi thường có hạn mức từng sự cố - Táibảohiểm vượt mức bồi thường đảm bảotai hoạ khốc liệt 3.2.2 Táibảohiểm vượt tỷ lệ bồi thường Theo phương thức này,... liên quan 2 TÁIBẢOHIỂM KỸ THUẬT 2.1 Sự cần thiết của táibảohiểm kỹ thuật Như đã trình bày ở trên, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của bảohiểm kỹ thuật, của táibảohiểm nói chung Ở phần này chúng ta đi nghiên cứu sự cần thiết của táibảohiểm kỹ thuật, mối liên hệ chặt chẽ giữa táibảohiểm kỹ thuật với bảohiểm kỹ thuật và các công ty bảohiểm kỹ thuật Thật vậy, với số tiền bảohiểm rất lớn... mua bảohiểm trong trường hợp bảohiểm gốc Như vậy, hợp đồng táibảohiểm là hợp đồng riêng biệt giữa nhà táibảohiểm và công ty nhượng còn người được bảohiểm tham gia vào hợp đồng này và do đó không được đòi nhà táibảohiểm bồi thường trực tiếp cho mình mà chỉ được đòi người bảohiểm (công ty nhượng) Thông thường hợp đồng táibảohiểm được thực hiện dưới 3 hình thức sau: a Hợp đồng táibảo hiểm. .. hợp đồng táibảohiểm 4.2.1 Hoa hồng táibảohiểm - Thủ tục phí (commision) Thủ tục phí táibảohiểm (hoa hồng táibảo hiểm) là một khoản tiền táibảohiểm mà người nhận táibảohiểm trả cho công ty nhượng khi họ nhận táibảohiểm của công ty nhượng Thủ tục phí này nhằm mục đích chi phí cho điều hành dịch vụ của công ty nhượng, nó được tính toán trên cơ sở tỷ lệ bồi thường của dịch vụ bảohiểm tỷ lệ... đem táibảohiểm và thường xuyên canh chừng diễn biến của thoả ước mà mình đã ký kết - Người nhận táibảohiểm có điều kiện thu được một nguồn phí táibảohiểm lớn hơn và có phần thăng bằng hơn so với các hình thức táibảohiểm tạm thời - Công ty nhượng táibảohiểm có điều kiện đem chào táibảohiểmbảohiểm từng phần trách nhiệm thặng dư so với khả năng tự giữ lại của mình cho một nhà táibảo hiểm. .. kinh doạnh Táibảohiểm số thành được sử dụng trong bảohiểm trách nhiệm dân sự, bảohiểm vận chuyển hàng hoá, và thường kết hợp táibảohiểm mức dôi 3.1.2 Táibảohiểm mức dôi Đặc trưng của của táibảohiểm mức dôi là công ty nhượng ấn định mức giữ lại, số dôi ra tái đi Trong táibảohiểm mức dôi trách nhiệm của người nhận được xác nhận theo lớp, tức là bội số của mức giữ lại Do đó, phí bảohiểm và... gánh chịu Các phương thức táibảohiểm theo tỷ lệ liên quan đến các mức tỷ lệ của giá trị đối tượng chịu rủi ro Trong khi các phương thức táibảohiểm phi tỷ lệ nhìn nhận theo cách khác và được dựa trên các tổn thất chứ không phải là số tiền bảohiểm Có hai phương thức táibảohiểm cơ bản sau: * Táibảohiểm vượt mức bồi thường * Táibảohiểm vượt tỷ lệ bồi thường 3.2.1 Táibảohiểm vượt mức bồi thường... sơ suất việc ký kết hợp đồng bảohiểm gốc thì hậu quả đối với các nhà táibảohiểm rất khó lường trước được 2.3 Táibảohiểm lựa chọn - bắt buộc (Facultative-Obligatory Reinsurance) a Khái niệm Táibảohiểmhiểm lựa chọn - bắt buộc là một hình thức bảohiểm mà công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm, nhưng ngược lại nhà táibảohiểm bắt buộc phải chấp nhận . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂM I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂM. 1. TÁI BẢO HIỂM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÁI BẢO HIỂM. 1.1. Tái bảo hiểm là gì?. PHÁP TÁI BẢO HIỂM. * Tái bảo hiểm theo tỷ lệ (tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm) . * Tái bảo hiểm phi tỉ lệ (tái bảo hiểm theo mức bồi thường). 3.1. Tái bảo