Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
33,96 KB
Nội dung
LÝLUẬNCHUNGVỀTÁIBẢOHIỂM I-/ BẢN CHẤT CỦA TÁIBẢO HIỂM. 1. Khái niệm chungvềTáiBảo Hiểm. 2. Bản chất của TáiBảo Hiểm. II-/LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TBH. 1. Giai đoạn đầu phát triển của táibảohiểm Vào giai đoạn cuối cùng của thời đại trung cổ khi ngành bảohiểm bắt đầu phát triển và mở rộng ở Châu Âu thì nhu cầu táibảohiểm đã xuất hiện và ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trước tiên nghiệp vụ táibảohiểm được tiến hành cho loại hình bảohiểm hàng hải, sau này dần dần được mở rộng sang bảohiểm cháy, bảohiểm nhân thọ, . Dịch vụ TBH đầu tiên được ghi nhận ở Italia vào năm 1370 giữa một bên là hai thương nhân hoạt động với tư cách như nhà táibảo hiểm, và một bên là đại diện cho một nhà bảo hiểm. Lúc đầu, dịch vụ TBH được các Công ty BH gốc tiến hành và hình thức TBH duy nhất được sử dụng là TBH tuỳ ý lựa chọn cho từng rủi ro riêng lẻ. Sau cuộc Cách mạng Công nghiệp vào giữa thế kỷ 19, nhờ áp dụng KHKT vào sản xuất mà nhiều nước TBCN đã có những bước tiến nhảy vọt. Quan hệ thương mại giữa các nước được mở rộng và không ngừng phát triển. Điều này đã dẫn đến nhu cầu về BH và TBH ngày càng nhiều cho mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Những nhu cầu này không chỉ nhiều về số lượng mà giá trị BH cũng tăng lên không ngừng và lúc này dịch vụ TBH cần tới sự chuyên môn hoá _ các công ty TBH chuyên nghiệp ra đời. Năm 1846, tại Kohn (Đức) Công ty TBH chuyên nghiệp đầu tiên đã được thành lập lấy tên là "Công ty TBH Kohn" (Kolnische Rusk AG). Tiếp theo là sự xuất hiện của một loạt các Công ty như: • Công ty TBH Thụy sỹ (SwissRe) năm 1863. • Công ty TBH London (London Guarantee Reinsuarance Co.Ltd) năm 1869. • Công ty TBH Munich (Munchenes Ruck. AG) năm 1880. Việc thành lập các công ty TBH chuyên nghiệp là một sự kiện có tính chất quan trọng trong việc phát triển của ngành BH. Qua đó các công ty BH gốc đã có sẵn trong tay nguồn đảm bảo đắc lực cho hoạt động kinh doanh của họ và nhờ đó các công ty BH gốc không còn phải e ngại hoặc lo sợ khi phải cung cấp thông tin và số liệu cho việc chào các hợp đồng TBH. Từ đó khả năng cạnh tranh của các công ty BH gốc được tăng lên. Như vậy sự chuyên môn hoá dịch vụ TBH đã có thể đáp ứng được những yêu cầu của công ty BH gốc một cách thoả đáng. Khả năng phục vụ của các công ty TBH cũng được cải tiến thêm bằng việc mở rộng TBH ra các loại hình BH khác và lan rộng ra các thị trường BH nước ngoài thúc đẩy ngành BH ngày càng phát triển. Trong giai đoạn này, hai cuộc chiến tranh thế giới cùng với các cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát tiền tệ đã làm tổn hại lớn đến sự phát triển của ngành BH nói chung và ngành TBH nói riêng. Bị tổn hại nhiều nhất phải kể đến các công ty TBH Đức. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới này, các nhà tư bản độc quyền đã lấy vốn và quỹ dự trữ BH (trong đó có dự trữ phí của BH nhân thọ) của các công ty BH và TBH để chi phí cho chiến tranh. Trong khi đó các công ty TBH của những nước không bị chiến tranh đe doạ đã vươn lên, nắm lấy thị trường TBH quốc tế. Ví dụ như công ty TBH Thuỵ Sĩ đã phát triển lên thành một công ty TBH đồ sộ. Ngoài ra trong thời gian này có rất nhiều công ty TBH đã ra đời, nhất là ở Mỹ, Thuỵ Sĩ. 2. Sự phát triển của TBH sau chiến tranh thế giới lần thứ II Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã kết thúc năm 1945 đã mở ra một giai đoạn mới của lịch sử loài người cũng như của nền kinh tế và ngành BH. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, phong trào giải phóng dân tộc của nhiều nước thuộc địa đã dần được thắng lợi, chủ nghĩa đế quốc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế mới, tất cả các sự kiện trên đều ảnh hưởng tới sự phát triển của TBH. Giai đoạn này được đặc trưng thông qua các biến động lớn sau đây: _ Sự phục hồi nhanh chóng của các công ty TBH của Cộng hoà liên bang Đức: Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, các công ty TBH Đức đã bị cắt đứt quan hệ với quốc tế và năm 1947 lại bị cấm không cho hoạt động ở nước ngoài. Nhưng ngay sau khi lệnh cấm này được bãi bỏ năm 1950 thì các công ty TBH ở Cộng hoà liên bang Đức đã nhanh chóng khôi phục lại địa vụ truyền thống của mình và thiết lập các quan hệ quốc tế rộng rãi, ví dụ như công ty TBH Munich, công ty TBH Kohn. Hoạt động BH và TBH được phát triển với tốc độ nhanh. Đến những năm 70 tổng doanh thu phí của thị trường CHLB Đức đã chiếm vị trí thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Nhật. _ Sự thành lập các công ty BH Nhà nước ở các nước XHCN: Sự kiện này ảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển của TBH quốc tế. Các nước XHCN đã tiến hành biện pháp độc quyền về TBH và hạn chế quan hệ với thị trường TBH TBCN. Đồng thời ở các nước XHCN không tiến hành TBH cho các loại hình BH đối nội. _ Trong những nước chậm phát triển hoặc mới giành được độc lập những tổ chức độc quyền TBH, cục bộ hay toàn phần đã được thành lập nhằm bảovệ lợi ích riêng của họ (ví dụ như ở Achentina, Braxin, Chilê, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và một số nước ở Châu Phi, Đông Nam á, .). Sự kiện này có tác động làm thu hẹp khả năng hoạt động của các công ty TBH quốc tế ở những nước đó. _ Nhiều công ty TBH mới được thành lập và càng ngày càng có nhiều công ty BH tiến hành đồng thời dịch vụ TBH. Do đó cuộc cạnh tranh giữa họ ngày càng gay gắt và dưới nhiều hình thức khác nhau. _ Trong thời gian này hình thức TBH không theo tỉ lệ là hình thức tối ưu nhất đáp ứng được nhu cầu đảm bảo của các công ty BH gốc và ngày càng được phổ biến rộng rãi. Điều này làm cho các nhà TBH có khó khăn hơn trong việc tính phí phù hợp với phần rủi ro mà họ phải gánh chịu. Thêm vào đó là khả năng xảy ra tổn thất ngày càng tăng. Vì vậy đặc điểm của giai đoạn này là chiều hướng ngày càng giảm của kết quả kinh doanh dịch vụ TBH thuần tuý, nhưng đồng thời chiều hướng ngày càng tăng của kết quả kinh doanh đầu tư quỹ tiền tệ BH thông qua lãi suất cao. III-/ CHỨC NĂNG CỦA TÁI BH. _ Tăng cường khả năng nhận Tái BH. Có thể nói, nếu không có TBH các công ty BH gốc sẽ phải duy trì một số vốn rất lớn, nếu không Công ty sẽ không có khả năng nhận một số lượng lớn các rủi ro có giá trị cao. Như vậy nhờ có TBH các Công ty có khả năng tăng cường nhận BH mà không phải lo lắng về tiềm năng vốn dự trữ của mình. _ Loại bỏ những rủi ro nguy cơ cao. Trong thực tế giá trị của một rủi ro mà một Công ty BH có thể nhận là từ vài ngàn đến vài triệu USD. Cụ thể như trong BH kỹ thuật, giá trị một công trình xây lắp có thể lên tới hàng trăm triệu USD, thậm chí nhỏ như một nồi hơi cũng có giá trị khoảng 50 triệu USD. Vì vậy một nhà BH thận trọng thường cố gắng duy trì một cơ cấu rủi ro thuần nhất bằng cách chuyển TBH nhằm giảm bới những rủi ro nguy cơ cao trong phần giữ lại của mình. _Cân bằng các loại hình nghiệp vụ. Một Công ty BH không nên để tồn tại một cơ cấu không cân đối giữa các loại hình nghiệp vụ khác nhau. Có những tình huống có thể thuận lợi cho nhóm rủi ro này nhưng lại không thuận lợi cho nhóm rủi ro khác. Ví dụ như rủi ro do hoả hoạn và rủi ro do lũ lụt. Bên cạnh đó, sự thay đổi của hoàn cảnh có thể dẫn đến tình trạng những rủi ro có mức độ an toàn cao cũng có thể vấp phải những tổn thất lớn trong một vài năm. Do vậy để đảm bảo mức độ ổn định tương đối trong kết quả hoạt động hàng năm, một Công ty BH không nên để lệ thuộc quá nhiều vào một loại hình nghiệp vụ. Và như vậy, những trách nhiệm được đánh giá là vượt quá khả năng sẽ được nhượng TBH để cân bằng cơ cấu các nghiệp vụ. _Tạo ra công cụ để tiến hành trao đổi lẫn nhau. Trong điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, việc kết quả kinh doanh của các Công ty BH không giống nhau là điều tất yếu. Bên cạnh việc chuyển đi những rủi ro được đánh giá là xấu, các Công ty BH gốc còn mở rộng nguyên tắc phân tán rủi ro bằng cách trao đổi một phần những rủi ro tốt vượt quá mức giữ lại của mình cho các Công ty khác trên cơ sở có đi có lại. Cách làm này sẽ cho phép các Công ty được hưởng mức phí giữ lại cao hơn bao gồm những rủi ro có mức phân tán rộng hơn và có thể bao gồm cả những rủi ro tốt từ các Công ty khác. Hơn thế nữa đây còn là cách để các Công ty BH có được những mối quan hệ tốt không chỉ với các Công ty trong nước mà còn cả với các Công ty BH nước ngoài. _Góp phần ổn định tỷ lệ bồi thường. Một tổn thất lớn do thiên tai gây ra có thể làm suy yếu khả năng tài chính của một Công ty BH. Vì vậy, nếu Công ty BH có một kế hoạch Tái BH nhằm hạn chế chi phí bồi thường trong phạm vi có thể chấp nhận được thì Công ty đó đã có thể chủ động trong việc ổn định tỷ lệ bồi thường. Và như vậy, trong trường hợp này, TBH đã giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh doanh của các Công ty BH gốc cụ thể là ổn định tỷ lệ giữa tổng số tiền phải chi bồi thường và tổng doanh thu phí cùng trong một năm. _ Đem lại sự bảovệ trước những thảm hoạ lớn. Tái BH cho những thảm hoạ lớn là một nhu cầu tất yếu của Công ty BH nhằm tự bảovệ mình. Những tổn thất do những thảm hoạ rủi ro thiên nhiên như gió, bão, mưa đá, động đất, núi lửa hay các vụ hoả hoạn lớn và các vụ nổ công nghiệp thường là rất lớn và ảnh hưởng đến nhiều nghiệp vụ cùng một lúc. Như vậy sự bảovệ của các Công ty TBH là điều không thể thiếu trong những trường hợp như thế này. _ Giảm bớt sự căng thẳng vềtài chính do sự phát triển nhanh của Công ty. Các cơ quan quản lývề BH thường yêu cầu các Công ty BH phải thành lập quỹ dự phòng phí để đề phòng các khiếu nại phát sinh từ những rủi ro chưa hết hạn vào thời điểm kết thúc năm tài chính của Công ty. Do đó, khi Công ty phát triển nhanh thì doanh thu từ phí cũng tăng theo, Công ty sẽ phải để dành ra một phần dự trữ lớn hoặc có thể phải tăng vốn để đáp ứng những nhu cầu trên. Bằng cách chuyển một phần phí sang các Công ty khác thông qua TBH, Công ty có thể điều hoà sự gia tăng của doanh thu phí BH và do đó giảm bớt những sức ép về mặt tài chính. IV-/ CÁC HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP TBH CHỦ YẾU. 1. Các hình thức táibảo hiểm. Hiện nay, hoạt động táibảohiểm đang được thực hiện dưới 3 hình thức táibảohiểm chính là táibảohiểm tạm thời, theo hợp đồng cố định và táibảohiểm lựa chọn bắt buộc. 1.1 TáiBảoHiểm tạm thời. Táibảohiểm tạm thời là cách công ty bảohiểm gốc chuyển nhượng cho công ty táibảohiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảohiểm một cách riêng lẻ. Công ty táibảo hiểm, về phần mình, không có nghĩa vụ bắt buộc phải nhận táibảohiểm cho đơn bảohiểm hay dịch vụ đó. Công ty bảohiểm gốc cũng có toàn quyền quyết định tiến hành táibảohiểm cho dịch vụ nào, với tỷ lệ bao nhiêu và cho công ty táibảohiểm nào tuỳ lựa chọn cho họ. Mặt khác, công ty táibảohiểm cũng có quyền từ chối nhận táibảohiểm cho dịch vụ hay chỉ nhận với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp. Để tiến hành táibảohiểm tạm thời, công ty bảohiểm gốc phải cung cấp cho công ty táibảohiểm tất cả những thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm. Trong thực tế, nhà táibảohiểm cũng tiến hành đánh giá mức độ rủi ro của dịch vụ, và do đó có thể quyết định nhận táibảohiểm mà không cần đầy đủ các chi tiết. Các thông tin này có thể được cung cấp thông qua trao đổi hoặc bằng cách điền vào đơn đề nghị táibảo hiểm. * Ưu điểm của hình thức táibảohiểm tạm thời: - Hình thức này cho phép các công ty bảohiểm nhỏ, với kinh nghiệm tương đối hạn chế có thể cạnh tranh để nhận những dịch vụ lớn nằm noài khả năng của mình, bởi vì họ có thể sử dụng được chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vốn của thị trường táibảohiểm quốc tế. - Đồng thời cho phép các công ty bảohiểm gốc duy trì một cơ cấu dịch vụ cân bằng, có nghĩa là họ có thể tránh được những rủi ro lớn có nguy cơ tổn thất cao có thể gây thua lỗ cho toàn bộ một nghiệp vụ trong năm đó. - Hình thức này cho phép công ty bảohiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoài phạm vi khai thác thông thường của mình. Những dịch vụ như vậy chủ yếu là theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng mà công ty bảohiểm gốc phải nhận để giữ uy tín cho mình. - Một nhóm các công ty bảohiểm gốc có quan hệ thân thiết có thể trao đổi các rủi ro được đánh giá là tốt trên cơ sở tạm thời để tiến hành phân tán rủi ro và đảm bảo doanh thu ổn định. * Nhược điểm của hình thức táibảohiểm tạm thời. - Hình thức này đòi hỏi nhiều thời gian vì mỗi dịch vụ phải được giải quyết riêng lẻ. Công ty bảohiểm gốc phải thu xếp táibảohiểm tạm thời trước khi quyết định nhận một dịch vụ. Do đó, việc quyết định nhận bảohiểm sẽ bị chậm lại cho đến khi thu xếp xong toàn bộ táibảohiểm tạm thời. Như vậy, Công ty bảohiểm gốc có khả năng phải nhường dịch vụ đó cho những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh hơn, hoặc nhận bảohiểm mà không được bảovệ đầy đủ bằng táibảo hiểm, và đôi khi làm mất thiện chí với khách hàng do chậm trễ. - Những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo hợp đồng và thanh toán có thể rất nhiều và tốn kém, và do đó làm giảm lợi nhuận thu được. - Trước mỗi kỳ tái tục, Công ty bảohiểm gốc phải lặp lại toàn bộ quy trình đàm phán trước khi trao đổi về vấn đề tái tục với khách hàng của mình. Việc huỷ bỏ hay thay đổi có thể gây ra thêm nhiều công việc khác không cần thiết. - Sự cần thiết phải tiết lộ những thông tin về dịch vụ nhận bảohiểm có thể khiến cho công ty táibảohiểm nắm được những thông tin nội bộ của công ty gốc. Hiện nay có thể dẫn đến việc rò rỉ tin tức cho các đối thủ cạnh tranh. 1.2 TáiBảoHiểm cố định. * Hợp đồng cố định: Hợp đồng cố định là một thoả thuận bằng văn bản giữa một Công ty bảohiểm gốc và một hoặc nhiều công ty nhận táibảo hiểm; theo thoả thuận này, Công ty bảohiểm gốc thoả thuận sẽ nhượng táibảohiểm một loại hình dịch vụ nhất định và công ty táibảohiểm thoả thuận sẽ nhận phần táibảohiểm đó. Hợp đồng cố định có quy định các điều khoản và điều kiện để điều chỉnh việc nhượng tái của công ty bảohiểm gốc và việc nhận tái của công ty táibảo hiểm. Những điều khoản và điều kiện này bao gồm một số mục như giới hạn tiền tệ của hợp đồng cố định, phạm vi địa lý và loại hình dịch vụ được bảohiểm theo hợp đồng cố định. * Táibảohiểm theo hợp đồng cố định: là việc các công ty bảohiểm gốc được bảohiểm một cách tự động, và các bên phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định đối với bên kia. Mặc dù đã có những điều khoản và điều kiện trong hợp đồng cố định, điều quan trọng là hai bên phải có mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Công ty táibảohiểm trông cậy vào công ty gốc chuyển cho mình những dịch vụ tốt. Công ty bảohiểm gốc trông cậy vào công ty nhận tái thanh toán tiền bồi thường cho những khiếu nại nếu có phát sinh. * Ưu điểm: - Một trong những ưu điểm của hình thức này theo quan điểm của công ty bảohiểm gốc là sự chắc chắn do hợp đồng cố định mang lại. Vì công ty táibảohiểm bị ràng buọc phải chấp nhận việc chuyển tái trong phạm vi đã quy định của hợp đồng cố định. Công ty bảohiểm gốc có thể nhận một dịch vụ và biết chắc họ không phải lo táibảohiểm cho dịch vụ đó. - Với hình thức táibảohiểm theo hợp đồng cố định, một số lượng lớn các dịch vụ có thể được nhượng tái với chi phí thấp hơn nhiều so với việc nhượng tái theo hình thức tạm thời, do đó chi phí quản lý của công ty nhận tái và công ty nhượng tái đều giảm đi. - Khi công ty táibảohiểm đã bị ràng buộc bởi hợp đồng cố định hệ thốngì không cần thiết phải cân nhắc từng rủi ro một, do đó có thể tiết kiệm được thời gian và không gây chậm trễ cho công ty nhượng tái. - Thông thường các hợp đồng cố định mang tính liên tục và sẽ được tái tục tự động sau mỗi năm trừ khi một trong hai bên có ý muốn chấm dứt hợp đồng. Tính liên tục của hợp đồng cố định cho phép tạo dụng mối quan hệ lâu dài vì lợi ích của cả hai bên. - Việc nhận táibảohiểm theo hợp đồng cố định cho phép công ty táibảohiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời riêng lẻ. Với khối lượng dịch vụ lớn như vậy, công ty táibảohiểm sẽ có được sự phân tán rủi ro lớn hơn, và điều đó có lợi hơn cho kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Thông thường công ty nhận táibảohiểm trả một khoản hoa hồng cho công ty nhượng tái cho phần dịch vụ được chuyển cho họ. Số tiền này cho phép công ty nhượng tái bù đắp một phần chi phí khai thác dịch vụ gốc. Còn về phía công ty nhận tái, họ được nhận dịch vụ với chi phí thấp hơn so với chi phí khi trực tiếp khai thác. * Nhược điểm của hình thức: Mặc dù hợp đồng cố định đã giải quyết được một số khó khăn gắn liền với bảohiểm tạm thời, song hình thức này cũng còn một số hạn chế: - Công ty nhận táibảohiểm bị buộc phải nhận toàn bộ các dịch vụ nằm trong phạm vi của hợp đồng cố định, họ thường muốn hạn chế phạm vi đó. Trong trường hợp như vậy, một số dịch vụ gốc sẽ nằm ngoài phạm vi của hợp đồng, và do đó vẫn cần thiết phải có táibảohiểm của bên nhận tái. - Theo hợp đồng cố định, công ty nhượng tái sẽ phải nhượng nhiều dịch vụ hơn so với khi thu xếp táibảohiểm theo hợp đồng tạm thời. Trong thực tế, theo một số dạng hợp đồng cố định, công ty nhượng tái phải chuyển một phần của tất cả các dịch vụ gốc cho công ty táibảo hiểm. Điều này có nghĩa là họ phải chuyển đi một phần phí gốc lớn hơn so với sự mong muốn của mình. 1.3 TáiBảoHiểm tuỳ ý lựa chọn. Để khắc phục nhược điểm của hai hình thức trên các công ty táibảohiểm thường sử dụng hình thức táibảohiểm lựa chọn bắt buộc. Ngày nay, hình thức này đang được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Theo hình thức này thì công ty nhượng có quyền lựa chọn chuyển nhượng một số rủi ro nhất định và công ty nhận có nghĩa vụ phải chấp nhận những rủi ro được chuyển nhượng đó. Hình thức này là sự kết hợp linh hoạt giữa táibảohiểm tạm thời và táibảohiểm theo hợp đồng cố định. Nhờ đó khi công ty nhượng đã lựa chọn rủi ro tái đi thì chắc chắn nó sẽ được chấp nhận bởi công ty táibảo hiểm. * Ưu điểm: - Công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Họ có thể lựa chọn dịch vụ để chào táibảohiểm từng phần trách nhiệm vượt quá khả năng giữ lại của mình cho một hoặc một số các nhà táibảohiểm mà họ lựa chọn, thay vì phải đem phân chia toàn bộ các phần vượt quá ấy cho các nhà táibảohiểm như hình thức táibảohiểm theo hợp đồng cố định. Tuy nhiên công ty nhượng không được lợi dụng hình thức táibảohiểm này để lựa chọn những rủi ro dễ tổn thất đưa vào hợp đồng và giữ lại cho mình những rủi ro có độ an toàn cao hơn. - Người nhận táibảohiểm có điều kiện thu được một nguồn phí bảohiểm lớn hơn và có phần thăng bằng hơn so với hình thức táibảohiểm tạm thời. * Nhược điểm: - Nhà táibảohiểm không có quyền từ chối những rủi ro mà người nhượng tái chuyển cho họ. Tuy nhiên, những rủi ro đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước trong hợp đồng táibảohiểm cố định. - Hình thức này không được thuận lợi lắm cho các nhà táibảo hiểm, bởi vì nguồn dịch vụ đưa vào hợp đồng này không thường xuyên, không đồng đều và tổn thất xảy ra thất thường. Các bên tham gia hợp đồng cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo cho các nhà táibảohiểm nhận được các dịch vụ hợp lý. 2. Các phương pháp táibảohiểm 2.1 TáiBảoHiểm số thành. Theo phương pháp táibảohiểm này, công ty nhượng buộc phải nhượng và công ty nhận buộc phải nhận một tỷ lệ (thường là đơn vị %) đã được ấn định trước đối với tất cả các dịch vụ mà công ty nhượng khai thác được trong một loại hình đã được thoả thuận. Thông thường, có một mức giới hạn số tiền tối đa đối với tỷ lệ phân chia đã thoả thuận. Ta có thể hiểu cụ thể hơn qua ví dụ sau: - Hình thức hợp đồng: Số thành - Tỷ lệ tái: 70%. Giả sử trong năm nghiệp vụ có phát sinh các rủi ro: Rủi ro Số tiền BH (1000 USD) Tỷ lệ phí (gốc) Số tiền bồi thường 1 5.000 1% 2.000 2 15.000 0,5% 4.000 3 10.000 1,2% 5.000 Theo phương pháp này chúng ta phân chia phí BH (Phí), trách nhiệm (Sb) và trách nhiệm bồi thường (Sbt) lần lượt cho người nhượng (1), người nhận (2) như sau: Rủi ro Phí (1) Phí (2) Sb(1) Sb(2) Sb(1) Sb(2) 1 15 35 1500 3500 600 1400 2 75 125 4500 10500 1200 2800 3 120 280 3000 7000 1500 3500 Như vậy, việc sử dụng phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, cụ thể là: - Công ty nhượng có điều kiện thuận lợi là táibảohiểm một cách tự động và như vậy giảm bớt sự lệ thuộc vào các phương pháp táibảohiểm tạm thời. - Giảm bớt được tối đa khối lượng công việc kế toán và báo cáo. - Hợp đồng số thành là một dạng cộng tác tuyệt đối, công ty táibảohiểm chia sẻ hoàn toàn cùng công ty nhượng những may rủi trong kinh doanh bảo hiểm. Đối với các công ty táibảo hiểm, đây là một phương pháp tương đối thuận lợi vì công ty nhượng táibảohiểm không được lựa chọn rủi ro để táibảo hiểm. - Thủ tục phí táibảohiểm mà công ty nhượng nhận được theo phương pháp này bao giờ cũng cao nhất. * Nhược điểm: - Các công ty nhượng phải chuyển táibảohiểm cả những rủi ro nhỏ mà bản thân công ty có khả năng giữ lại. Hình thức táibảohiểm này có thể làm giảm phí giữ lại của công ty nhượng. - Công ty nhượng phải đem tái đi toàn bộ các đơn vị rủi ro trong bảohiểm gốc vì vậy không phát huy hết khả năng tài chính của công ty. Ví dụ như các rủi ro có giá trị nhỏ, công ty gốc có khả năng giữ lại mà vẫn phải tái đi. Như vậy, công ty nhượng bị giảm đi một lượng đáng kể phí gốc. - Mọi đơn vị rủi ro phải đem tái đi cho nên việc giữ bí mật thông tin của công ty nhượng là rất khó. - Công ty nhượng không chủ động được trong việc khống chế tỷ lệ bồi thường đối với mức giữ lại của mình bởi vì mức giữ lại và tái đi là số tương đối. Với số tiền bảohiểm giữ lại không đồng nhất, phương pháp này không làm giảm bớt rủi ro cho phần trách nhiệm giữ lại. 2.2 TáiBảoHiểm mức dôi. Nếu một công ty bảohiểm chỉ táibảohiểm theo hợp đồng táibảohiểm số thành, công ty đó sẽ phải thường xuyên vận dụng đến hình thức táibảohiểm tạm thời vì có nhiều rủi ro lớn không định trước. Nhằm tăng ưu thế trong táibảohiểm tự động của mình, công ty nhượng cần phải thu xếp một hợp đồng mức dôi bên trên phần hợp đồng táibảohiểm số thành cơ bản của mình. - Phương pháp táibảohiểm theo hình thức mức dôi này cho phép công ty nhượng chuyển đi phần trách nihệm phụ trội, vượt quá giới hạn trong hợp đồng bảohiểm số thành, và được giới hạn ở một mức cao hơn. Mức độ chuyển táibảohiểm trong một hợp đồng táibảohiểm mức dôi được thể hiện bởi số các lần. Một lần bằng 100% mức giới hạn của hợp đồng táibảohiểm số thành cơ bản. Vì vậy nếu một công ty nhượng có một hợp đồng mức dôi gồm 10 lần, nghĩa là hợp đồng có mức độ chuyển táibảohiểm bằng 10 lần giới hạn của hợp đồng số thành cơ bản. Phí tái cho các công ty táibảohiểm trong một hợp đồng mức dôi được tính trên phần trách nhiệm được chuyển nhượng trong hợp đồng đó. Ngày nay, rất hiếm khi các công ty sử dụng hợp đồng số thành để bảovệ các nghiệp vụ của chính mình. Các hợp đồng mức dôi được áp dụng phổ biến hơn. Như vậy mức độ chuyển táibảohiểm của một hợp đồng mức dôi sẽ được thể hiện như là một bội số của mức giữ lại của công ty nhượng. Cụ thể hơn, chúng ta sẽ xét ví dụ sau: - Hình thức hợp đồng: mức dôi. - Mức giữ lại: 300.000 USD. - Giới hạn trách nhiệm của người nhận tái: + Mức dôi thứ nhất: 10 lần (3.000.000 USD) + Mức dôi thứ hai: 5 lần (1.500.000 USD). Trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các rủi ro như sau: Rủi ro Số tiền BH (USD) Tỷ lệ phí Thiệt hại phải bồi thường 1 250.000 1% 100.000 2 800.000 0,8% 50.000 3 4.500.000 1,2% 1.200.000 Theo phương pháp này ta có thể chia số tiền bảohiểm (Sb), phí bảohiểm (Phí), trách nhiệm bồi thường (Sbt) cho người nhượng (1) và người nhận theo mức dôi thứ nhất (2) và mức dôi thứ 2 (3) như sau: Rủi ro Sb (1) (2) (3) 1 250.000 250.000 - - [...]... chênh lệch lớn về số tiền bảohiểm của các đơn vị rủi ro 2.3 TáiBảoHiểm vượt mức bồi thường Táibảohiểm vượt mức bồi thường là phương pháp táibảohiểm phi tỷ lệ, theo đó công ty nhượng giữ lại cho mình số tiền bồi thường nhất định, phần vượt quá đem tái đi cho công ty khác Phương pháp này có đặc điểm là trách nhiệm đảm đương của các bên là số tiền bồi thường chứ không phải là số tiền bảo hiểm, vì vậy... này được quy định hết sức chặt chẽ b, Kết hợp giữa táibảohiểm số thành và vượt mức bồi thường Theo phương pháp này nhà táibảohiểm vượt mức bồi thường sẽ bảovệ cho công ty nhượng hoặc công ty nhận táibảohiểm số thành Bảovệ cho công ty nào thì đầu năm nghiệp vụ công ty đó phải trả phí đặt cọc Nếu năm đó tổn thất không xảy ra thì công ty được bảovệ cũng không có quyền đòi lại phí đặt cọc này... giá trị bảohiểm hoặc số tiền bảohiểm rất lớn Đồng thời phương pháp này cũng có tác dụng đối với những công ty bảohiểm mới thành lập mà bạn hàng ít, kinh nghiệm chưa có Hơn nữa, phương pháp này còn rất phù hợp với một số nghiệp vụ bảohiểm mang tính chất tích luỹ rủi ro giúp công ty nhượng táibảohiểm mức dôi không phải mở những hợp đồng tạm thời vào dịp cuối năm nghiệp vụ Tuy nhiên việc bảovệ cho... theo mùa và có sự dao động lớn giữa các năm 2.5 Tái BảoHiểm kết hợp Trong thực tế, mỗi khi sử dụng một phương pháp tái bảohiểm nào những người bảohiểm cũng rất khó khăn vì những điểm còn hạn chế của chúng Vì vậy người ta đã nghĩ ra cách cần phải tiến hành đồng thời các phương pháp sẽ có thể giảm được những vấn đề khó giải quyết a, Kết hợp tái bảohiểm số thành và mức dôi Theo phương pháp này, trước... đồng mức dôi Phí bảohiểm và số tiền bảohiểm nếu có cũng được phân bổ theo tỷ lệ mỗi bên đảm nhận Và như vậy khi thực hiện theo phương pháp này thì phân tán rủi ro nhanh hơn, việc ký hợp đồng cũng dễ dàng hơn, vì nó thoả mãn được nhu cầu đa dạng của các nhà táibảohiểm Đồng thời phương pháp này rất phù hợp với những đơn vị rủi ro và những đối tượng có giá trị bảohiểm hay số tiền bảohiểm khá lớn Tuy... tích tụ rủi ro - Tái bảohiểm mức dôi không thể sử dụng trong loại bảohiểm không giới hạn cho đối tượng bảohiểm là trách nhiệm dân sự - Sử dụng phương pháp này đòi hỏi một bộ máy quản lý khá cồng kềnh, phức tạp Vì vậy trong thực tế, người ta từng sử dụng phương pháp này cho các nghiệp vụ như: bảohiểm cháy, thân tàu biển, hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, rủi ro công nghiệp nói chung là những loại... người bảohiểm có tỷ lệ chi phí quản lýchung là 30% thì việc cân bằng nghiệp vụ chỉ có được khi tỷ lệ bồi thường không vượt quá 70% Như vậy người bảohiểm sẽ thực sự cần đến phương pháp tái bảohiểm này - Kỹ thuật của phương pháp này đơn giản trên khía cạnh: Trách nhiệm của người nhận tái được tính từ kết quả toàn bộ của năm nghiệp vụ mà không theo từng tổn thất * Nhược điểm: Phương pháp này khá nguy hiểm. .. công ty nhượng phải đặt cọc cho các nhà táibảohiểm một số tiền nhất định gọi là phí đặt cọc Nếu năm đó tổn thất không xảy ra, công ty nhượng cũng không đòi được phần phí đặt cọc này, đó chính là lãi của các nhà táibảohiểm Nếu năm đó tổn thất lớn xảy ra mà mức giữ lại của các nhà táibảohiểm lớn, các bên có thể đàm phán lại dựa vào tỷ lệ phí điều chỉnh nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên, từ đó mới... hoặc những đơn vị rủi ro cùng loại của nghiệp vụ tái Như vậy vấn đề còn lại về cơ bản chỉ là việc xác định mức giữ lại thật phù hợp với khả năng tài chính của mình - Những hợp đồng có số tiền bảohiểm nhỏ được giữ lại toàn bộ, người nhận tái không tham gia vào tất cả các đơn vị rủi ro được bảo hiểm, dù chúng đều thuộc nghiệp vụ ấn định của hợp đồng táibảohiểm - Trách nhiệm của người nhượng vẫn bị đe... đương số tiền bảo iểm nên các nhà táibảohiểm phải được sắp xếp theo một trật tự các lớp rất nghiêm ngặt Trật tự này phải được công bố công khai và phải được ghi một cách cụ thể trong hợp đồng Khi tổn thất xảy ra, công ty nhượng bồi thường trước cho tới mức giữ lại, tiếp đó là các nhà táibảohiểm lớp 1, lớp 2 Việc phân chia trách nhiệm này là bất di bất dịch Tất cả các nhà táibảohiểm phải đảm . LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂM I-/ BẢN CHẤT CỦA TÁI BẢO HIỂM. 1. Khái niệm chung về Tái Bảo Hiểm. 2. Bản chất của Tái Bảo Hiểm. II-/LỊCH. hình thức tái bảo hiểm chính là tái bảo hiểm tạm thời, theo hợp đồng cố định và tái bảo hiểm lựa chọn bắt buộc. 1.1 Tái Bảo Hiểm tạm thời. Tái bảo hiểm tạm