1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

36 835 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 224,56 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. Sự hình thành, phát triển của thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam 2.1.1. Môi trường kinh tế xã hội Trong giai đoạn từ những năm 1990 trở lại đây tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã có những thay đổi vượt bậc. Những cải cách quan trọng và toàn diện về kinh tế đã được Chính phủ tiến hành như: - Chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. - Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. - Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, bao gồm việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, hoàn chỉnh hệ thống phát luật về đầu tư và kinh tế, đổi mới chính sách tài chính tiền tệ… nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước, cải cách hành chính Nhà nước. - Củng cố và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại. Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm (%) (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 12/2007) Trong những năm qua, công cuộc đổi mới đã thu được những thành tựu quan trọng. Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trì trệ suy thoái và đạt mức tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ tăng cao và đạt đến đỉnh cao là 9,5% vào năm 1995. GDP trong 10 năm từ 1991-2000 tăng bình quân 7.56% ; năm 2005 và 2006 tăng trưởng trên 8%/năm; trong năm 2007 vừa qua mức tăng trưởng đạt 8,44%, tỷ trọng xuất khẩu đạt hơn 48 tỷ USD, thu hút đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục trên 20 tỷ USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19% xuống 14,87% và 1,68 triệu lao động được giải quyết việc làm. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội liên tục tăng qua các năm. Liên tục trong vòng 20 năm tăng trưởng GDP tăng bình quân 7% / năm. Đất nước đã chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Theo số liệu của IMF, tổng sản phẩm quốc dân của Việt Nam tăng từ 45 tỷ USD năm 2004 lên hơn 60 tỷ USD năm 2006, kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 40 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vượt trên 10 tỷ USD. Đến nay, đã có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 8.000 dự án và tổng số vốn đăng ký trên 70 tỷ USD, riêng năm 2007 đã thu hút được 20,3 tỷ USD. Việt Nam hiện có quan hệ kinh tế thương mại với hơn 220 quốc gia và nền kinh tế, kim ngạch xuất khẩu tăng 20%/năm liên tục trong nhiều năm qua, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 48,387 tỷ USD, vượt 3,4% kế hoạch và tăng 21,5% so với năm. Giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như dầu thô, dệt may, giầy dép, thuỷ sản, và cà phê đạt nhiều tỷ Đô-la hàng nămnăm sau cao hơn năm trước. Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập hoàn toàn của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, mang đến những cơ hội to lớn về thương mại và đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực tài chính tiền tệ cũng đạt được những thành công đáng kể. Nạn lạm phát từ mức ba con số đã được chặn lại và giảm xuống còn 67,1% năm 1991; 12,7% năm 1995; 6% năm 2000 và 6,8% năm 2007. Nhiều biện pháp đã được tiến hành như dỡ bỏ việc hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước cho các doanh nghiệp, tự do hóa giá cả, thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Một khung pháp lý cho nền kinh tế thị trường đã được hình thành từng bước nhằm đảm bảo thuận lợi cho đầu tư trong nước và nước ngoài, như việc ban hành Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp… Hiện nay chúng ta đang từng bước mở cửa, thực hiện các cam kết gia nhập WTO, tự do hóa khu vực tài chính ngân hàng, dỡ bỏ các hạn chế đối với việc thành lập và hoạt động của các ngân hàng nước ngoài. Điều này buộc các NHTM trong nước phải quan tâm đến việc hiện đại hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh và hợp tác của mình để có thể đứng vững và giữ được thị phần trước sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài. 2.1.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động thanh toán thẻ Sau một thời gian hình thành, đến nay chúng ta đã và đang được chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ Việt Nam với số lượng thẻ phát hành hơn 3,5 triệu thẻ; tổng số lượng máy ATM đến thời điểm này trong toàn hệ thống là 2.600 máy ATM, 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Thị trường thẻ tăng trưởng bình quân 300%/năm, với các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng. Cơ sở pháp lý cho sự phát triển mạnh mẽ trên của thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam hiện chủ yếu dựa vào những quyết định do NHNN và tổ chức thẻ quốc tế ban hành. Các quyết định của NHNN Việt Nam được ban hành liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ gồm: Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc NHNN ban hành cùng quyết định số 22/QĐ-NH ngày 21/2/1994. Văn bản này quy định thẻ thanh toán nói chung gồm 3 loại: thẻ ghi nợ, thẻ ký quỹ thanh toánthẻ tín dụng. Tuy nhiên văn bản này cũng tồn tại một số điểm không hợp lý là chưa xác định rõ rang sự khác biệt giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Điều này một phần là do việc thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta trong khoảng thời gian đó còn khá mới mẻ cả với những nhà hoạch định chính sách lẫn số đông dân chúng nên việc tồn tại những bất cập là điều không thể tránh khỏi. Năm 1999, NHNN ban hành Quy chế phát hành, sử dụngthanh toán thẻ ngân hàng. Đây là một văn bản pháp lý với những quy định tương đối đầy đủ, cụ thể, với 7 chương và 29 điều quy định quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể hoạt động trên thị trường thẻ tại Việt Nam. Trong Quy chế này, NHNN đã phân biệt cụ thể các loại sản phẩm thẻ, trong đó chỉ rõ các loại thẻ như: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ nội địa, thẻ quốc tế…tất cả đều được gọi chung là Thẻ ngân hàng. Ngoải ra Quy chế cũng đã quy định các vấn đề như: điều kiện phát hành thẻ, thời hạn sử dụng, phạm vi sử dụng của thẻ… Năm 2005, Luật giao dịch điện tử đã được Quốc hôi thông qua. Luật được ban hành đã tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và hoạt động thanh toán thẻ, tạo dựng một hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại phát triển. Theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách; đồng thời, xây dựng đề cương, kế hoạch chi tiết cho từng đề án thành phần do NHNN chủ trì và phối hợp xây dựng các đề án thành phần do các bộ, ngành khác chủ trì. Nhìn chung, việc trả lương qua tài khoản đối với cán bộ, công chức đã được triển khai mạnh mẽ tại một số nơi, một số lĩnh vực, ngành như: tài chính – ngân hàng, các khu công nghiệp, khu chế xuất…Ở một số thành phố lớn bước đầu đã triển khai thành công việc trả lương hưu qua thẻ ngân hàng. Theo lộ trình này dự kiến đến năm 2010, thẻ do một ngân hàng phát hành đều có thể sử dụng được tại tất cả các máy ATM và POS của các ngân hàng khác; Chính phủ đang chủ trương xây dựng một trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, kết nối hệ thống ATM của các liên minh thẻ hiện có thành một hệ thống thống nhất, điều này sẽ tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vủ thẻ. Đề án khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và các thiết bị phục vụ cho các giao dịch thanh toán qua thẻ; tạo điều kiện phát triển thanh toán qua Internet. Chỉ tiêu đặt ra đến cuối năm 2010, sẽ có khoảng 20 triệu tài khoản cá nhân; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020, những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân; 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản. Tại khu vực doanh nghiệp, sẽ có khoảng 80% các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp với nhau được thực hiện qua tài khoản tại Ngân hàng đến cuối năm 2010 và đạt 95% vào năm 2020. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong phạm vi, đối tượng nhất định; có chính sách cụ thể đối với chủ thể kinh doanh để khuyến khích thanh toán qua ngân hàng. Tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử Trong năm 2007, NHNN đã ban hành một số văn bản có liên quan đến việc phát hành thẻ thanh toán như: Quyết định 32/2007/QĐ-NHNN ngày 3/7/2007 về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh: quy định số dư trên một thẻ trả trước vô danh không được vượt quá 5 triệu đồng Việt Nam; Quyết định 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30/10/2007 ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụngcung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng; Quyết định số 3113/QĐ-NHNN phê duyệt đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất của Việt Nam. Ngoải ra các ngân hàng Việt Nam đang hoạt động trên thị trường thẻ quốc tế cũng phải chịu sự chi phối bởi những quyết định do các tổ chức thẻ quốc tế ban hành. Việc tuân thủ theo các quy định quốc tế này một phần nhằm đảm bảo cho việc bảo vệ uy tín của các tổ chức thẻ quốc tế, một phần khác sẽ giúp cho quá trình hội nhập quốc tế của các ngân hàng Việt Nam diễn ra thuận lợi hơn. 2.1.3. Khái quát thực trạng hoạt động của dịch vụ thẻ thanh toán 2.1.3.1. Về số lượng thẻ được cung cấp Ở Việt Nam hiện nay tuy thị trường dịch vụ thẻ thanh toán đã có những bước tiến vượt bậc nhưng theo tính toán trên 90% chi tiêu tiêu dùng cá nhân vẫn được thanh toán bằng tiền mặt. Theo các chuyên gia ngân hàng, thực trạng này là một nguyên nhân quan trọng khiến thanh toán thẻ sau hơn 14 năm ra đời ở Việt Nam, vẫn chưa phát triển hiệu quả như mong đợi. Sau 5 năm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đưa vào khai thác một loại hình dịch vụ bán lẻ mới, đến 1996, một loạt các ngân hàng khác bắt đầu tham gia thị trường bằng việc ký kết hợp đồng phát hành và thanh toán với các tổ chức thẻ quốc tế lớn như Visa, MasterCard, American Express . Đến nay, đã có 10 ngân hàngthành viên chính thức của các tổ chức này, với số lượng phát hành lên tới 125.000 thẻ thanh toán quốc tế, đạt tốc độ tăng trưởng 49% mỗi năm.Thẻ ghi nợ nội địa ra đời chậm hơn, vào năm 2002, nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều, trung bình trên 200%/năm. Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam, đến nay đã có 760.000 thẻ nội địa của 15 ngân hàng được phát hành. Biểu đồ 2.2: Số lượng thẻ ATM qua các năm và dự tính đến năm 2020 (Nguồn: Tạp chi Ngân hàng, 2007) Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng thẻ thanh toán của các tổ chức phát hành thẻ trong nước (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007) Số lượng phát hành thẻ thanh toán quốc tế cũng như nội địa kể trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô của thị trường. Trong tổng số hơn 20 triệu dân cư thành thị, 10 triệu người có thể trở thành đối tượng sử dụng tiềm năng các loại thẻ ghi nợ trả trước. Song trên thực tế, số lượng 10.000 đơn vị chấp nhận thẻ cùng với gần 800 máy rút tiền tự động (ATM) còn quá ít để phục vụ các chủ thẻ người Việt Nam. Chưa kể những điểm chấp nhận thẻ này chỉ tập trung tại các thành phố lớn hoặc các địa điểm du lịch. Nhu cầu ngày một tăng cao, hạ tầng chưa đáp ứng kịp đã dẫn tới tình trạng một số hệ thống ATM bị quá tải vào thời gian cao điểm. Việc tiếp quỹ thường xuyên cho máy, xử lý sự cố cũng là một bài toán nan giải khi hệ thống này phát triển rộng. Đã vậy, các ngân hàng còn giẫm chân nhau khi chạy đua lắp đặt ATM và lập điểm chấp nhận thẻ cùng một nơi. Trong năm 2007, nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ. Có thể nói, thẻ ngân hàng đã trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ. Hiện tỷ trọng thanh toán bằng thẻ hiện chiếm 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành ra lưu thông những năm gần đây năm khoảng 150- 300%/năm. Tính đến tháng 11/2007 lượng thẻ phát hành ra lưu thông là 8.282.793 thẻ, so với 234.677 thẻ của năm 2003 và 3.500.000 thẻ của năm 2006. Theo thống kê của Hiệp hội Thẻ, tính đến 31/12/2007, tổng số thẻ phát hành lên tới 10 triệu thẻ. Tuy nhiên, những sản phẩm thẻ tiện ích như MTV hiện chỉ có khoảng 40.000 thẻ, tương đương 0,4%. Trong tổng các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành, hầu hết là thẻ ghi nợ nội địa (chiếm 93,87%), tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế (3,65%), thẻ tín dụng quốc tế (2,22%), thẻ tín dụng nội địa (0,31%). Điều này phản ánh đặc điểm tiêu dùng của người Việt Nam nói chung, đồng thời cho thấy dịch vụ thẻ đã tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng, vì hầu hết lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gửi cá nhân và một số dư tiền gửi nhất định trong đó 2.1.3.1. Về chất lượng thẻ được cung cấp Trong hệ thống ngân hàng hiện nay đã có 32 ngân hàng triển khai phát hành thẻ, với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau, trong đó 54% là thương hiệu thẻ nội địa. Theo nguồn tài chính sử dụng thẻ thì 59% là các thương hiệu thẻ ghi nợ, 39% là các thương hiệu thẻ tín dụng và 2% là thương hiệu thẻ trả trước. Các dịch vụ tiện ích đi kèm thẻ bao gồm: rút tiền mặt; chuyển khoản; thanh toán hoá đơn hàng hóa dịch vụ; mua hàng hoá trực tuyến, thấu chi tài khoản, hưởng các ưu đãi về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm liên kết, vấn tin tài khoản và in sao kê, chi lương qua tài khoản, nhận tiền kiều hối, bảo hiểm tai nạn, giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác. Các ngân hàng không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thẻ, tính đến tháng 11/2007 bao gồm 4.280 ATM, 22.959 POS, so với 2.500 ATM và 14.000 POS của năm 2006. Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ và tạo thuận lợi cho người sử dụng, các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời nhằm đón đầu xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm: - Công ty Smartlink có 25 thành viên, với 2056 máy ATM (48%), 17.502 máy POS/EDC (57%) và số lượng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ (57%). - Liên minh thẻ Đông Á có 5 thành viên tham gia đã phát hành 1.766.053 thẻ (21%), với 783 máy ATM (18%), 1682 máy POS/EDC (57%) - Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn với số lượng máy ATM chiếm 62% (2654 máy), máy POS/EDC chiếm 46% (10.548) và đã phát hành 5.170.229 thẻ (chiếm 62%). Các liên minh này đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau. Tuy nhiên có một thực tế là tại các điểm đặt máy ATM thường có 2 thậm chí 3 máy của 3 ngân hàng khác nhau cùng hoạt đông, trong khi nơi khác không có. Thị trường thanh toán thẻ Việt Nam vẫn còn manh mún, có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng, giữa các liên minh về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, cán bộ, công chức làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy các nhà phát hành thẻ đều ra sức quảng bá cho những tiện ích mà thẻ của mình đem lại cho khách hàng nhưng đều không thể phủ nhận rằng những tiện ích mà họ đưa ra đang bị hạn chế rất nhiều trong một thị trường còn thiếu liên kết như hiện nay. Để tăng cường hiệu quả về chi phí, tạo thuận lợi cho các chủ thẻ trong các giao dịch cá nhân, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất để kết nối các liên minh thẻ (bắt đầu đưa vào triển khai từ đầu năm 2008). Trong khuôn khổ đề án phát triển các phương tiện và dịch vụ thanh toán phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành việc đánh giá sơ bộ về thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chương trình chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang thẻ chip theo chuẩn EMV và đang phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn và yêu cầu về mặt kỹ thuật để xây dựng lộ trình, kế hoạch nâng cấp công nghệ thẻ theo chuẩn EMV. Nhìn chung, do đòi hỏi của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập quốc tế đời sống kinh tế xã hội cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng hoàn thiện và đó là có sở vững chắc cho việc xuất hiện tất yếu của dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ của các ngân hàng tại Việt Nam. 2.2. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ trong hệ thống NHTM Việt Nam 2.2.1. Hoạt động phát hành 2.2.1.1. Hoạt động phát hành thẻ tín dụng a. Thẻ tín dụng quốc tế Sau hơn 10 năm đưa vào sử dụng, đến thời điểm hiện nay tại Việt Nam đã có 9 ngân hàng triển khai dịch vụ với tốc độ tăng trưởng 49%/năm. Đối tượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng chủ yếu là những người Việt Nam có nhu cầu đi công tác, du lịch, học tập ở nước ngoài. Một phần khách hàng là người nước ngoài đang công tác và làm việc tại Việt Nam. Doanh số phát hành thẻ tín dụng của các ngân hàng đang có chiều hướng ngày một tăng, một phần là do nhu cầu của thị trường, một phần là do các hoạt động tuyên truyền, marketing quảng cáo của các ngân hàng. Biểu đồ 2.4: Thị phần thẻ tín dụng quốc tế (Nguồn: Báo cáo tổng kết hội nghị thẻ của Vietcombank) Dẫn đầu trong số các thương hiệu thẻ quốc tế hiện nay ở Việt Nam là Visa. Đến cuối năm 2007 ở Việt Nam đã có hơn 170.000 thẻ Visa với tổng giá trị giao dịch là hơn 200 triệu USD, số tiền khách hàng nước ngoài thanh toán qua thẻ tín dụng tăng 325%, đạt 412 triệu USD. Ngoài hai thương hiệu thẻ quốc tế quen thuộc là Visa, MasterCard, tại Việt Nam đã xuất hiện thêm nhiều sản phẩm thẻ với nhiều hình thức mới như sản phẩm thẻ Amex do Vietcombank phát hành, Thẻ tín dụng quốc tế bằng đồng Việt Nam do HSBC và ACB phát hành, Thẻ ACB-Saigon Co-op, ACB-Saigon Tourist, ACB-Mai Linh và ACB- Phước Lộc Thọ đây là nhưng thẻ do ACB hợp tác với hệ thống Siêu thị Maximark, Citimart, Siêu thị Miền Đông , SaiGon Coop, SaiGon Tourist, công ty Mailinh để phát hành, những thẻ này sẽ phát huy được nhiều tiện ích hơn khi thanh toán tại các đại lý trực thuộc tại đơn vị hợp tác với ACB, chủ thẻ được hưởng ưu đãi qua các chương trình khuyến mãi đặc biệt của các đơn vị hợp tác này. Bảng 2.1: Số lượng thẻ TDQT phát hành tại Sở giao dịch Vietcombank Đơn vị: thẻ Loại thẻ Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tỉ lệ so với 2005 % Visa 3147 5051 4506 87,35 Master 680 1402 1310 93,44 Amex 155 1244 907 72,91 Tổng số 3982 7697 6723 87,35 Nguồn:Vietcombank) Không chỉ là ngân hàng đại lý thanh toán lớn nhất cho các tổ chức thẻ quốc tể ở Việt Nam mà Vietcombank còn trực tiếp phát hành thẻ tín dụng quốc tế: Viecombank MasterCard, Vietcombank Visa và Vietcombank American Express. Trong đó, Vietcombank là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express – một trong những sản phẩm thẻ có uy tín và dịch vụ tốt nhất trên thế giới và tại thị trường Việt Nam. Hiện nay ngân hàng ngoại thương đang có được thị phần lớn nhất trong hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại thị trường trong nước, chiếm tới 38%; tiếp sau đó là các ngân hàng ACB, ANZ…Tổng số thẻ tín dụng quốc tế trên thị trường hiện nay là khoảng 200.000 thẻ. Biểu đồ 2.5: Tình hình phát hành thẻ tín dụng quôc tế của Sở giao dịch Vietcombank (Nguồn: Vietcombank) b. Thẻ tín dụng nội địa Bên cạnh việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế, hiện nay các ngân hàng còn chú trọng đến việc phát hành và phát triển dịch vụ thẻ tín dụng nội địa. Tại NHNo, thực hiện việc đưa thẻ trở thành sản phẩm cơ bản trong quá trình đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mở rộng và phát triển dịch vụ ATM, ngân hàng đã tiếp tục triển khai phát hành thẻ tín dụng nội địa và đã thu được một số kết quả. Mặc dù ban đầu việc phát hành thẻ tín dụng nội địa gặp phải không ít khó khăn do thói quen dùng tiền mặt của người dân, kiến thức về thanh toán thẻ trong dân còn thấp, nhưng với sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo, các chi nhánh đã và đang đẩy mạnh công tác phát hành thẻ tín dụng nội địa song song với việc phát triển mạng lưới đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của NHNo. Năm 2006, số lượng thẻ tín dụng nội địa là 1100 thẻ, tăng 130% so với năm 2005, dư nợ thẻ tín dụng đạt 1125 triệu đồng, tăng 180% so với năm 2005. Bảng 2.2: Kết quả triển khai thẻ tín dụng nội địa (2006) Đv: VND Chi nhánh Số lượng máy ATM Tổng cộng Doanh số giao dịch Dư nợ Thẻ chuẩn Thẻ bạc Thẻ vàng Số món Số tiền SGD - 32 3 35 34 2.576.200 65.305.000 Long Biên 3 - - 3 - - - Hoàng Mai - - 7 7 - - 49.415.000 Thăng Long 1 6 1 8 18 350.000 - Láng Hạ 31 16 4 51 139 42.276.500 33.609.000 Hà Nội 72 74 6 152 656 152.945.782 85.396.000 Sài Gòn 10 81 35 126 141 25.412.325 247.289.000 NHNo 3 5 8 3 16 32 2.838.000 29.969.000 Phú Nhuận 28 18 1 47 188 116.209.000 112.879.000 TP HCM 86 3 - 89 512 123.751.718 46.822.000 Cần Thơ 103 29 - 132 321 61.534.414 90.496.000 Mạc Thị Bưởi 38 11 5 54 39 3.290.900 15.877.000 NHNo 4 25 5 2 32 - - 2.040.000 Đà Nẵng 207 73 20 300 316 53.838.909 298.682.000 Hải Phòng 44 3 - 47 34 1.161.000 44.844.000 Tổng cộng 653 359 87 1.099 2.394 517.867.748 1.121.603.000 (Nguồn: NHNo&PTNT, 2006) Ngân hàng Á Châu đang phát hành hai loại thẻ tín dụng nội địa đầu tiên: ACB - Saigon Tourist và ACB - Saigon Co.op. Hai đơn vị Saigon Tourist và Saigon Co.op phối hợp với ACB sẽ dành nhiều ưu đãi đối với khách hàng sử dụng thẻ hai loại thẻ nay. Đã có 10.000 thẻ tín dụng nội địa ACB được phát hành ngay trong năm 2001, năm ACB phát hành 2 loại thẻ trên. Với hệ thống 43 máy ATM và hơn 20.000 thẻ Đông Á Card đã phát hành, Đông Á hiện xếp thứ 2 trong các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng nội địa. Đông Á cũng đang tung ra thị trường dịch vụ mới cho phép khách hàngthể nạp tiền vào tài khoản thẻ qua máy ATM, thay vì phải đến ngân hàng nộp tiền như các loại thẻ khác. Theo một dự báo từ Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng sẽ tăng từ 10-12 nghìn giao dịch/ngày hiện nay lên 25-30 nghìn giao dịch/ngày trong vòng ba đến bốn năm tới, với số tiền 15-20 nghìn tỷ đồng/ngày (gấp đôi con số hiện nay). 2.2.1.2. Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ a. Thẻ ghi nợ quốc tế Theo các ngân hàng để làm thẻ ghi nợ rất đơn giản, khách hàng chỉ cần photocopy chứng minh thư rồi nộp tiền vào tài khoản, và rồi có nhiều sử dụng nhiều lần để rút tiên. Số tiền trong tài khoản khách hàng sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn nếu như chưa sử dụng. Và theo như nghiên cứu của VISA người Việt Nam thích dùng thẻ ghi nợ (Debit Card) hơn thẻ tín dụng (Credit Card). Tính đến nay ở nước ta có 2 thương hiệu thẻ ghi nợ quốc tế do 2 ngân hàng phát hành là ANZ Access Card của chi nhánh ngân hàng ANZ phát hành từ năm 2000 và thẻ ACB Visa Electron do ngân hàng ACB phát hành năm 2003. Đây là loại thẻ ghi nợ thuộc hệ thống thẻ ghi nợ của hai tổ chức thẻ quốc tế là Meastro và MasterCard. Những thẻ này cho phép khách hàngthể rút tiền mặt và thanh toán tiền hàng hóa tại hơn 1,5 triệu máy ATM và hàng triệu cửa hàng có biểu tượng của Meastro, Master, Visa trên khắp thế giới. Trong những năm qua, ngân hàng ANZ đã phát hành được hơn 20.000 thẻ ghi nợ quốc tế trong đó có 25% thẻ phục vụ cho người nước ngoài. Số lượng trên là rất nhỏ bé so với số lượng thẻ tín dụng quốc tế mà các ngân hàng hiện đang phát hành ở Việt Nam, đó là do khách hàng khi sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế không được cấp tín dụng. Tuy nhiên đặc điểm này cũng lại trở thành một ưu điểm của chính loại thẻ này khi được sử dụng tại thị trường Việt Nam bởi tâm lý người Việt vốn thích sử dụng đồng tiền tự có của bản thân hơn là đi vay mượn để tiêu dùng. Tại thị trường trong nước việc sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế đang có rất nhiều thuận lợi một phần do đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, sinh viên du học tự túc đang ngày một tăng đã dùng loại thẻ này để nhận trợ giúp tài chính của gia đình từ Việt Nam; một phần khác là do sự thuận tiện khi thanh toán tại nhiều CSCNT; và một phần khác là do phí để làm thẻ ghi nợ quốc tế rẻ hơn nhiều so với làm thẻ tín dụng quốc tế. Nắm được những đặc điểm nêu trên, vừa qua Visa đã thỏa thuận với 7 ngân hàng thương mại để phát hành thẻ ghi nợ mang thương hiệu Visa Debit. Eximbank là ngân hàng đầu tiên, đã phát hành thẻ Visa Debit và tiếp sau đó là 6 ngân hàng khác cũng sẽ tung loại thẻ này ra thị trường. Các ngân hàng này gồm (Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương, Ngân hàng TMCP Kỹ thương).Với Visa Debit, chỉ cần có tiền trong tài khoản, khách hàngthể sử dụng khắp nơi trên thế giới. Hiện thẻ này có thể thanh toán trực tiếp tại hơn 6.000 điểm thanh toán tại Việt Nam và 20 triệu điểm trên khắp thế giới. Ngoài ra, thẻ Visa Debit còn cung cấp nhiều dịch vụ gia tăng như chuyển tiền tức thời với phí thấp, thanh toán hóa đơn điện, nước, bảo hiểm… Phụ huynh có con du học nước ngoài có thể kiểm soát chi tiêu của con qua thẻ Visa Debit. Khi du học sinh có thẻ Visa Debit sử dụng ở nước ngoài, phụ huynh ở trong nước có thể đóng tiền vào tài khoản ở ngân hàng trong nước; phụ huynh đóng vào bao nhiêu, con ở nước ngoài được nhận bấy nhiêu. Nhận định về triển vọng của thẻ ghi nợ quốc tế tại nước ta, ông Gordon Cooper, trưởng đại diện Visa International Việt Nam cho biết: “Có một thực tế là người tiêu dùng trên thế giới rất ưa chuộng thẻ ghi nợ. Ngay khi Visa đưa thẻ Visa Debit ra thị trường vào năm 2003, rất nhiều người đã chuyển từ thẻ tín dụng sang thẻ Visa Debit”. Hiện có hơn 90 triệu thẻ Visa Debit trong khu vực và dự đoán 2008 số lượng này sẽ tăng lên rất nhiều. Các ngân hàng trong nước hiện đang đầu tư rất nhiều để mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ tại các điểm gần gũi với người sử dụng hơn như các siêu thị, các trung tâm giải trí và các cửa hàng bán lẻ địa phương hay thậm chí tại mỗi điểm chợ và khu dân cư. Tuy nhiên tại thời điểm hiện nay mạng lưới ATM và ĐVCNT trong nước vẫn còn hạn chế. Để khắc phục tình trạng này và đẩy mạnh sự phát triển của thẻ Visa Debit nói riêng và thẻ ghi nợ quốc tế nói chung tại thị trường Việt Nam, các tổ chức phát hành thẻcác ngân hàng thành viên phải hoạt động trên cơ sở chia sẻ, hỗ trợ lẫn [...]... hành loại thẻ này cho sinh viên Thẻ của Đông Á còn bổ sung thêm một tiện ích mới của thẻ ghi nợ bằng cách cung cấp dịch vụ thấu chi hay nói cách khác là khách hàng sử dụng thẻ Đông Á có thẻ vay tiền tại ngân hàng thông qua thẻ Biểu đồ 2.7: Tình hình phát hành thẻ nội địa của các Ngân hàng (Nguồn: Tạp chí Ngân hàng, 2007) - Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) là ngân hàng đầu tiên đưa thẻ thanh toán đến với... tổ chức thẻ Visa đánh giá về chất lượng thanh toán thẻ của các ngân hàng thì tốc độ thực hiện nghiệp vụ của các ngân hàng Việt Nam còn chưa bằng khu vực và còn khá xa so với mức chuẩn c Chất lượng dịch vụ chưa đồng đều giữa các ngân hàng Trong tất cả các ngân hàng đang phát hành thẻ thanh toán hiện nay không phải ngân hàng nào cũng có điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên thẻ chuyên... tiền Hiện các ngân hàng hiện đã và đang triển khai thanh toán dịch vụ, hàng hóa bằng thẻ như trả phí bảo hiểm, tiền điện, cước điện thoại cố định, điện thoại di động… (Đây là những nghiệp vụ mang lại lợi ích kinh tế cho cả ngân hàng, doanh nghiệp tham gia và cả khách hàng sử dụng) Tuy nhiên khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán cho các dịch vụ này chỉ khoảng 30% trên tổng các giao dịch và chủ... chưa thanh toán bằng thẻ là do tiện ích của thẻ ngân hàng chưa cao bởi nếu dùng thẻ để thanh toán hàng hóa tại siêu thị hay các trung tâm thương mại thì phải đến quầy có đặt máy quẹt thẻ và mất 5 - 10 phút mới hoàn thành xong giao dịch Các ngân hàng vẫn chưa cung cấp đủ các điểm giao dịch, các ĐVCNT để chủ thẻ không phải rút tiền khi đi mua sắm mà mua đến đâu thì thanh toán bằng thẻ đến đó Hiện nay ở Việt. .. năng phát triển các tiện ích của thẻ gặp rất nhiều khó khăn như ở trường hợp của NHNo f Dịch vụ và tiện ích đi kèm theo thẻ còn nghèo nàn Tiện ích của thẻ ngân hàngdùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ thay vì dùng tiền mặt, nhưng đối với đại đa số khách hàng đang sử dụng thẻ ATM hiện nay ở Việt Nam mới chỉ coi thẻ thanh toán như một chiếc ví, thực tế là trên 70% các giao dịch của khách hàng trên máy... ngân hàng (bao gồm doanh thu rút tiền mặt và doanh thu thanh toán mua bán hàng hóa dịch vụ) Doanh số thanh toán thẻ tín dụng của các ngân hàng liên tục tăng qua các năm, 270 triệu USD năm 2003; 310 triệu năm 2004 (tăng gần 15% so với năm 2003), 370 triệu USD năm 2005 và đạt hơn 400 triệu USD năm 2006 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam vẫn là ngân hàng có tổng doanh thu từ hoạt động thanh toán thẻ tín dụng. .. cung cấp sản phẩm giao dịch ngân hàng qua Internet, góp phần dần thay thế các giao dịch trực tiếp tại quầy Ngân hàng này cũng đã cung cấp sản phẩm quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán mang tên F@st S-Bank và cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay Khách hàngthẻ của Techcombank có thể thực hiện các giao dịch tại. .. ngân hàng Việt Nam hiện đang diễn ra hết sức sôi động, các ngân hàng không ngừng đua nhau đưa ra thị trường các sản phẩm với nhiều tiện ích hơn, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại hơn 2.2.2 Hoạt động thanh toán 2.2.2.1 Hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Theo thống kê từ phía các ngân hàng, hiện nay dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế vẫn đang được coi là một nguồn thu chính từ hoạt động thẻ của các ngân. .. tồn tại a Thanh toán bằng thẻ mới chiếm tỉ lệ thấp Thanh toán bằng tiền mặt mới chiếm tỉ lệ thấp là do tâm lý ưa chuộng sử dụng tiền mặt trong dân cư Thực tế tế ngày nay cả khi sử dụng thẻ thì khách hàng chủ yếu vẫn dùng để rút tiền mặt từ máy ATM chứ không phải để chi trả tại các ĐVCNT Điều này cũng đi ngược với mong muốn của các ngân hàngcác nhà làm chính sách là ứng dụng các phương thức thanh toán. .. sạn là các điểm chấp nhận thẻ của Incombank Hay như thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á hiện là loại thẻ thanh toán có nhiều dịch vụ nhất tại VN như gửi tiền trực tiếp qua ATM, chuyển khoản trực tiếp qua ngân hàng điện tử (tin nhắn hoặc Internet), thanh toán khi mua hàng qua mạng, rút tiền tại nhà, thanh toán phí điện, nước, bảo hiểm nhân thọ qua thẻ Sản phẩm thẻ F@st i-Bank, NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) . THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. Sự hình thành, phát triển của thị trường thẻ thanh toán tại. tung loại thẻ này ra thị trường. Các ngân hàng này gồm (Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP

Ngày đăng: 06/11/2013, 22:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Số lượng thẻ TDQT phát hành tại Sở giao dịch Vietcombank - THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Bảng 2.1 Số lượng thẻ TDQT phát hành tại Sở giao dịch Vietcombank (Trang 7)
Biểu đồ 2.5: Tình hình phát hành thẻ tín dụng quôc tế của Sở giao dịch Vietcombank - THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
i ểu đồ 2.5: Tình hình phát hành thẻ tín dụng quôc tế của Sở giao dịch Vietcombank (Trang 8)
Bảng 2.2: Kết quả triển khai thẻ tín dụng nội địa (2006) - THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Bảng 2.2 Kết quả triển khai thẻ tín dụng nội địa (2006) (Trang 8)
Bảng 2.4: Tình hình phát hành thẻ của Techcombank - THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Bảng 2.4 Tình hình phát hành thẻ của Techcombank (Trang 13)
Bảng 2.4: Tình hình phát hành thẻ của Techcombank - THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Bảng 2.4 Tình hình phát hành thẻ của Techcombank (Trang 13)
Bảng 2.6: Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ NHNo&PTNT năm 2006 - THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Bảng 2.6 Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ NHNo&PTNT năm 2006 (Trang 18)
Bảng 2.6: Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ NHNo&PTNT năm 2006 - THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Bảng 2.6 Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ NHNo&PTNT năm 2006 (Trang 18)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w