Khái niệm: • Ở Việt Nam: Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiềntệ,tín dụng mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trá
Trang 21.4.Các hoạt động cơ bản của NHTM
2.HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 31.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự
phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã có tácđộng rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tếhàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũngngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được
1.1 Khái niệm:
• Ở Việt Nam: Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiềntệ,tín dụng mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với tráchnhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phươngtiện thanh toán
Từ đó có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đadạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch
vụ thanh toán hay nói cách khác Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức,hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụkhác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội
1.2.2.Trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanhtoán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiềnhàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các
Trang 4khoản thu khác theo lệnh của họ Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanhtoán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùytheo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó mà cácchủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanhtoán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoảnthanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảothanh toán an toàn
Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán,tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế
1.2.3.Tạo tiền
Tạo tiền là một vai trò quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM Với mục tiêu làtìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTMvới nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạotiền cho nền kinh tế Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM
là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngânhàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng
để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của kháchhàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanhtoán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toántrong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Ngân hàng thương mại tạo tiềnphụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với nhtm Do vậyngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn
1.2.4.Cung cấp dịch vụ tài chính
Tư vấn tài chính
Môi giới tài chính
Lưu kí chứng khoán
Mở tài khoản ký quỹ kinh doanh chứng khoán
Ngân quỹ và chuyển tiền thanh toán
Uỷ thác, bảo quản, chi hộ, mua bán hộ
Dịch vụ ngân hàng điện tử
Trang 5Phân loại NHTM:
1.3.1.Dựa vào hình thức sở hữu:
NHTM quốc doanh (NHTM nhà nước): NHTM được thành lập bằng 100% vốn NSNN
Là NHTM do nhà nước thành lập, toàn bộ vốn hoạt động đều do nhà nước đầu tư nhằm góp phầnthực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước
NHTM cổ phần: NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, vốn hoạt động
do các cổ đông góp Trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, các thành phần kinh tế,các tổ chứctín dụng và các cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.Riêng các tập đoàn tài chính và ngân hàng của nước ngoài chỉ được phép góp vốn tối đa 30% cổphần tại các NHTM Việt Nam Loại hình ngân hàng này hiện tại nhỏ hơn NHTM nhà nước vềquy mô nhưng về số lượng thì nhiều hơn và ngày càng tỏ ra năng động và đổi mới công nghệnhằm mục tiêu hội nhập
NHTM liên doanh: NHTM thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên NHVN và một
NH nước ngoài có trụ sở tại VN Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sởchính tại VN, hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các quy định liên quan của pháp luật
NHTM 100% vốn nước ngoài: NHTM được thành lập bằng 100% vốn của nước ngoài vàhoạt động theo luật pháp VN Dạng ngân hàng này có tư cách pháp nhân, có quyền lập hội sở,
mở rộng chi nhánh và có đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ như các NHTM trong nước theo luậtpháp VN
Chi nhánh NHTM nước ngoài: NHTM được lập theo luật nước ngoài, được phép mở chinhánh tại VN,hoạt động theo pháp luật VN Các chi nhánh này được ngân hàng mẹ tại nướcngoài đầu tư vốn và bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ mà luật pháp VN quy định
Vốn huy động là vốn của các chủ sở hữu khá nhau trong xã hội được NHTM huy động vớitrách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi theo đúng thỏa thuận Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọnglớn trong tổng vốn kinh doanh
1.4.2.Hoạt động cho vay:
Là tín dụng nghiệp vụ của NHTM Trong đó NHTM sẽ cho người đi vay, vay một số vốn đểsản suất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiềnlãi Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn Người đivay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng làm sao có hiệu quả đểhoàn trả nợ vay Trong cho vay thì mức độ rủi ro rất lớn, không thu hồi được vốn vay hoặc trảkhông hết hoặc không đúng hạn…do chủ quan hoặc khách quan Do đó khi cho vay các ngânhàng cần sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay: thế chấp, cầm cố…
Trang 61.4.3.Hoạt động kinh doanh tiền tệ:
Là một trong những nghiệp vụ kinh doanh đem lại cho NH nhiều lợi nhuận Mục đích củahoạt động mua bán ngoại tệ là để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng một cách nhanhchóng và thuận lợi nhất, nâng cao chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ đối với khách hàng,thu lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá mua bán
1.4.4.Hoạt động thanh toán:
Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngânhàng,NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước Để thực hiện thanh toángiữa các Ngân hàng với nhau thông qua NHNN, NHTM phải mở tài khoản tại NHNN nơiNHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định Ngoài ra,chi nhánh của NHTM được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thànhphố nơi đặt trụ sở của chi nhánh Hoạt động dịch vụ thanh toán của NHTM bao gồm các hoạtđộng sau:
Cung cấp các phương tiện thanh toán
Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ
Thực hiện các dịch vụ thanh tóan khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước
Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng nhà nước cho phép
Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên Ngân hàng trongnước
Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng nhà nước cho phép
1.4.5.Hoạt động đầu tư tài chính:
Cho thuê tài chính:
Là loại hình tín dụng trung, dài hạn Trong đó các công ty cho thuê tài chính dùng vốn củamình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê vàtiến hành cho thuê trong một thời gian nhất định Người đi thuê phải trả tiền thuê cho công tycho thuê tài chính theo định kỳ Khi kết thúc hợp đồng thuê người đi thuê được quyền mua hoặckéo dài thêm thời hạn thuê hoặc trả lại thiết bị cho bên cho thuê
Đầu tư chứng khoán:
Trang 7Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang lại khoảnthu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ dùngnguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới các hình thức như:
- Hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các công ty; hùn vốn mua cổ phần chỉ được phép thựchiện bằng vốn của ngân hàng
- Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty…
Tất cả các hoạt động đầu tư chứng khoán đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, mặt khácnhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ được phân tán, mặt khác đầu tưvào trái phiếu chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp
1.4.6.Hoạt động khác:
Bảo lãnh:
Nghiệp vụ này không sử dụng nhiều vốn của NH nhưng đem lại thu nhập rất lớn cho NH.
Trong loại hình nghiệp vụ này, khách hàng được ngân hàng cấp bảo lãnh cho khách hàng nhờ đókhách hàng sẽ được vay vốn ở ngân hang khác hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết.NHTMbảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hìnhthức bảo lãnh NH khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảolãnh Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NHTM không đượcvượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM
Trang 82 HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Những mốc sự kiện quan trọng
Ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốcgia Việt Nam, với tổng giám đốc đầu tiên là cố phó Chủ Tịch Nguyễn Lương Bằng, chính thứckhai sinh một ngành kinh tế rất trọng yếu của Nhà nước - ngành Ngân hàng
Tới Đại hội Đảng lần thứ 6 đã đề ra đường lối đổi mới cho đất nước, 2 pháp lệnh ngân hàngđươc công bố ngày 24/5/1990 là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ củangân hàng: Từ Ngân hàng một cấp thành Ngân hàng hai cấp Hệ thống ngân hàng VN bao gồm:Ngân hàng nhà nước Việt nam là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ tín dụng và là ngân hàngTrung Ương, hệ thống Ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh
Năm 1993: Bình thường hoá các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế(IMF, WB, ADB)
Năm 1995: Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động ngânhàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo
Năm 1997:
+ Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tíndụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998
+ Thành lập Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long - MHB
Năm 1999: Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày 9/11/1999)
Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và cơ cấu lại tài chính vàhoạt động của các NHTMCP
Năm 2002: Tự do hoá lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng – Bước cuối cùng tự
do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu ra
Năm 2003:
+ Tái phát hành tiền kim khí( tiền xu) và lần đầu tiên phát hành tiền polime
+ Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu, hoạt động phù hợp với chuẩn Quốc tế đối với cácNHTM
Năm 2005: bùng nổ thị trường dịch vụ thẻ NH
Năm 2006: VN chính thức trở thành viên thứ 150 của WTO
Năm 2007: mở cửa theo cam kết WTO, cho phép các ngân hàng ngoại lập ngân hàng con100% vốn
Trang 9 Năm 2009: NH ngoại chính thức mở rộng ảnh hưởng.
Năm 2010: công bố 2 bộ luật mới: luật NH nhà nước VN(sửa đổi) và luật các tổ chức tíndụng(sửa đổi)
Năm 2011: hợp nhất 3 NHTMCP: Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa(TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB)
35 NHTM Cổ phần ( NAMA BANK, Exim bank, ACB, HABU Bank, Sacombank,
MB, BAC A, TECHCOMBANK,VIB Bank, SHB, SCB, OCB, Viet capital, )
50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội, TP HCM, Quảng Nam, ( Pháp, Taipei Fubon- Taiwan, MAY BANK-Malaysia, UNITED OVERSEAS BANK-singapore, )
NATIXIS- 4 NH liên doanh (VID PUBLIC BANK, INDOVINA BANK LIMITTED,VIỆTTHÁI VINASIAM BANK, VIỆT NGA )
5 NH 100% vốn nước ngoài(Standard Chartered, Hong Leong, Shin han Viet Nam,ANZ, HSBC)
Mạng lưới hoạt động của các NH đã trải rộng tới nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.Giữa trụ sở và các chi nhánh về cơ bản đã được kết nối trực tuyến, do đó chất lượngquản lí trong hệ thống nội bộ từng TCTD đã có cải thiện đáng kể
- Sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú, hiện đại hơn:
Số lượng dịch vụ được cung cấp ngày càng đa dạng và số lượng các NHTM tham gia cungcấp cũng ngày một tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Đa dạng các loạidịch vụ: Dịch vụ qua internet, dịch vụ thẻ ATM, Internet Banking, Mobile Banking…
Sự hợp tác trong hoạt động kinh doanh giữa các NHTM bước đầu đã hình thành với sự ra đời
của các liên minh Sự liên minh giữa các NHTM trong kinh doanh thẻ đã cho phép thẻ của một
Trang 10NHTM phát hành có thể rút tiền mặt tại các ATM của một số ngân hàng khác, hoặc thẻ của mộtngân hàng này có thể thanh toán tại các POS của một số ngân hàng khác trong cùng một liênminh.
- Cơ sở hạ tầng, CNTT nhìn chung đã có sự phát triển vượt bậc
Điều này đã tạo cơ sở quan trọng cho việc cải tiến quy trình nghiệp vụ, phát triển các dịchmới, nâng cao tính tiện ích cũng như chất lượng phục vụ khách hàng Các NHTM ngày càngnâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tốc độ xử lý thông tin, tăng cường tính bảo mật, đem lại nhiềutiện ích cho khách hàng và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng
- Vốn điều lệ của các NHTM không ngừng tăng
Vốn điều lệ các ngân hàng nội tại Việt Nam đến 31/12/2011
Theo Thống kê của GAFIN.vn, năm 2011 đã có khoảng 25 ngân hàng tiến hành tăng vốn, với tổng vốn tăng thêm là hơn 46.000 tỷ đồng Vốn điều lệ tăng thêm của 4 NHTMNN (Agribank,
Trang 11BIDV, Vietinbank, Vetcombank) trong năm 2011 lên tới 25.566 tỷ đồng, chiếm 55% tổng vốn điều lệ tăng thêm trong năm Trong đó, BIDV tăng vốn mạnh nhất với hơn 13.650 tỷ đồng.Sau khi tăng vốn, xếp hạng về vốn điều lệ cuối năm 2011 của 4 ngân hàng này đã có sự thay đổi BIDV trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất, thay cho Agribank vẫn thường xuyên giữ vị trí này Tiếp sau đó VietinBank và Vietcombank.
Ngày 21 tháng 3 năm 2012, VietinBank đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăngvốn lên VND 26,22 nghìn tỉ đồng(1,25 tỉ USD) VietinBank trở thành ngân hàng niêm yết có vốnđiều lệ lớn nhất Việt Nam.Tiếp sau là Vietcombank, vốn điều lệ 23,17 nghìn tỉ đồng(1,13 tỉUSD) và chỉ đứng sau ngân hàng 100% vốn nhà nước Agribank(29,6 nghìn tỉ đồng tương đương1,4 tỉ USD)
- Hoạt động huy động vốn được đẩy mạnh, hiệu quả kinh doanh được nâng cao
Hệ thống NHTM VN đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh
tế ở nước ta trong nhiều năm qua Với nhiều hình thức huy động vốn, tương đối đa dạng, NHTM
VN đã huy động vốn hàng nghìn tỉ đồng tự các nguồn vốn trong xã hội, tăng dư nợ cho vay vớimọi thành phần kinh tế, tăng đầu tư vào những chương trình trọng điểm quốc gia, qua đó gópphần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,kiểm soát lạm phát, thúc đẩy kinh tể tăng trưởng…
Hiệu quả kinh doanh của NHTM nhìn chung cũng có những chuyển biến tích cực, lợi nhuậntăng trưởng khá cao
2.2.2.Nhược điểm:
Tuy nhiên, NHTM Việt Nam so với khu vực và thế giới vẫn còn yếu kém và nhiều hạn chế.
- Số lượng NHTM Việt Nam tăng nhiều nhưng chất lượng chưa thực sự tăng cùng với sốlượng
- Quy mô vốn chủ sở hưũ còn thấp Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lờicủa hệ thống NHTM Việt Nam chưa tương xứng với mức độ gia tăng rủi ro và quy môhoạt động, đồng thời ở mức thấp so với các ngân hàng khác trong khu vực
- Hiệu quả tối đa mang lại cho từng ngân hàng từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại cònchưa cao Vấn đề quản lý rủi ro còn nhiều bất cập Các DVNH hiện đại được sử dụngngày càng nhiều là một dấu hiệu khả quan, là thành công của ngân hàng, song cũng làthách thức không nhỏ đối với các ngân hàng khi chưa có khả năng quản lý rủi ro có hiệuquả, chưa có đủ các biện pháp phòng chống gian lận, bảo mật, an toàn tốt thì có khả năngrủi ro xảy ra cho ngân hàng
- Khả năng cạnh tranh còn yếu kém
2.3 Trần lãi suất
Trang 122.3.1.Thực trạng
- Hiện nay, trần lãi suất huy động ngắn hạn có xu hướng giảm
Lần giảm lãi suất trong quý I/2012 diễn ra vào ngày 13/3 với mức giảm từ 14% về 13% một
năm Quý II, lãi suất đã hạ 2 lần, từ 13% về 12% vào ngày 11/4 và từ 12% về 11% vào ngày 28/5, và hiện tại giảm xuống còn 9%/năm từ ngày 11/6/2012
Biểu đồ trần lãi suất huy động
Tuy nhiên, dù trần lãi suất theo quy định là 9%/năm nhưng thực tế khó tìm được NH nàokhông lách trần bằng cách này hay cách khác.Với ngân hàng ABBank, chương trình khuyến mãihấp dẫn nhất là “Tiết kiệm VND kỳ hạn 1 ngày” Theo đó, khách hàng gửi từ 50 triệu đồng trởlên sẽ được hưởng lãi suất 4,5% - 4,8%/ngày Đồng thời, lãi suất sẽ nhập vốn gốc sau 24h mộtlần và được điều chỉnh theo lãi suất thị trường Không nằm ngoài cuộc đua, “ông lớn”Vietcombank mới đây cũng triển khai chương trình khuyến mại "Quà tặng Kim cương", từ ngày26/3 đến 23/6/2012 Chỉ với số tiền gửi 10 triệu đồng hoặc 500 USD trở lên, khách hàng sẽ đượctham gia 3 cơ hội dự thưởng với tổng trị giá gần 7 tỷ đồng, bao gồm: Giải ngày Vàng may mắn,Giải quay số trúng thưởng bộ trang sức Kim cương/đá quý, giải Tri ân…
Nhiều NH ưu ái cho khách hàng rút trước hạn nhưng vẫn được hưởng nguyên lãi suất hoặctận dụng lãi suất thả nổi kỳ hạn dài để lách.Trong khi đó, dù lãi suất dài hạn được nâng caonhưng lại không thu hút đc nhiều người gửi do tâm lí chung của nhiều khách hàng ko muốn gửitiền những kì hạn dài do ngại rủi ro lạm phát
Nguyên nhân lách trần lãi suất huy động của các NHTM :
- Một là thanh khoản của ngân hàng vẫn rất khó khăn Hiện tại các nguồn thu chính của NHTM là từ tiền gửi ngắn hạn trong khi đó nguồn vốn lại đc sử dụng để cho vay trung và dài hạn nên khi đến hạn trả lãi ngân hàng sẽ ko có đủ tiền để trả lãi cho người gửi, dẫn đến khả năng thanh khoản kém đi
Trang 13- Hai là sức ép phải duy trì nguồn vốn cũ, đồng thời phải tăng vốn huy động lên Vì thế, các NHTM phải chạy đua lãi suất để giành khách hàng gửi tiền
2.3.2.Cơ sở điều chỉnh giảm trần lãi suất:
Thứ nhất, phù hợp với xu hướng kỳ vọng lạm phát, thanh khoản của các TCTD dồi dào, thị
trường tiền tệ diễn biến theo xu hướng tích cực và ổn định
Thứ hai, NHNN đồng thời quy định trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay ngắn hạn
nhưng đều có sự linh hoạt, đáp ứng yêu cầu điều hành theo chủ trương của Chính phủ
- Với trần lãi suất huy động, chỉ quy định trần lãi suất tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới
12 tháng, còn kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do các TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thịtrường
-Việc quy định trần lãi suất cho vay chỉ áp dụng đối với 4 lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp
nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa là phù hợp với chủ trươngcủa Chính phủ
Thứ ba, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động và cho vay ngắn hạn như trên đảm bảo
hài hòa lợi ích của người gửi tiền, người vay và các TCTD Theo đó, người gửi tiền vẫn có lãisuất thực dương; doanh nghiệp được tiếp cận vốn với lãi suất thấp hơn, đặc biệt là đối với 4 lĩnhvực ưu tiên; ngân hàng đảm bảo được chi phí hoạt động, dự phòng chi trả và có lợi nhuận ở mứchợp lý
Các nhận định đều cho rằng việc điều chỉnh giảm lãi suất của NHNN là phù hợp để ổnđịnh kinh tế vĩ mô và cũng nằm trong xu hướng chung của nhiều nước trong khu vực nhằm chặn
đà suy giảm tăng trưởng kinh tế hiện nay
2.3.3.Tác động của việc hạ trần lãi suất
- Thứ nhất, tốc độ tăng lạm phát giảm dần, giảm chắc chắn, nhưng quan trọng nhất là
Ngân hàng Nhà nước đã neo được cái kỳ vọng lạm phát Kỳ vọng lạm phát đã được kiểm soát tốtvới khoảng 7% - 8% trong năm nay
- Thứ hai, thanh khoản hệ thống đã được củng cố và cải thiện rất tích cực.
Tại Đà Nẵng, sau 4 lần hạ trần lãi suất huy động VND, đa số các TCTD trên địa bàn Đà Nẵng đều có nguồn vốn huy động VND không giảm Đơn cử như NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Đà Nẵng, nếu thời điểm 31/1/2012 chi nhánh có tổng nguồn vốn huy động
là 2.960 tỷ đồng thì hiện nay tăng lên 3.200 tỷ đồng Tương tự, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Đà Nẵng tăng hơn 100 tỷ đồng; NHTMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) Đà Nẵng tổng nguồn vốn huy động VND tăng gần 7% so với đầu năm 2012