TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU LÀ MỘT BIỆN PHÁP CƠ BẢN GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU LÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 27 - 31)

CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

3.1. Ý nghĩa của việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là 1 trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất và là yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm, chiếm 1 tỷ trọng lớn (từ 60 – 80%) về chi phí do đó sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu là 1 yêu cầu thường xuyên phải được thực hiện trong các doanh nghiệp.

Việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu là một biện pháp cơ bản để tăng số lượng sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần vào việc giảm nhu cầu về vốn dự trữ nguyên liệu, vốn nhập khẩu nguyên vật liệu, tiết kiệm ngoại tệ.

Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu góp phần làm giảm chi phí về nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm từ đó giá thành sản phẩm hạ.

Việc sử dụng và tiết kiệm nguyên vật liệu còn ảnh hưởng đến việc tiết kiệm lao động sống, nâng cao hệ số sử dụng thời gian hoạt động của máy móc thiết bị và trang bị công nghệ, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

3.2. Các phương pháp chủ yếu tăng cường công tác quản lý nguyên vậtliệu liệu

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu đều

phải dựa trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình sử dụng nguyên vật liệu và đề ra những phương hướng, biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng doanh nghiệp. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của doanh nghiệp và được thực hiện theo những phương hướng và biện pháp sau:

Tìm mọi biện pháp để giảm bớt phế phẩm, hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu: muốn vậy các doanh nghiệp cần tập trung giải quyết các vấn đề như: tăng cường công tác cải tiến kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, sử dụng và sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị. Coi trọng việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và phế phẩm áp dụng chế độ khuyến khích lợi ích vật chất trong việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu,...

Đặc biệt coi những biện pháp để giảm mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong khâu thiết kế và công nghệ.

* Sử dụng nguyên vật liệu thay thế

Là một phương hướng đặc biệt quan trọng ở nước ta hiện nay. Sử dụng nguyên vật liệu rẻ tiền, sẵn có trong nước thay thế cho nguyên vật liệu qúi hiếm, đắt tiền, nhập khẩu. Song phải đảm bảo chất lượng và yêu cầu của công nghệ chế biến.

* Triệt để thu hồi và tận dụng phế liệu, phế phẩm

Phân loại và thu hồi phế phẩm ở từng khâu, phế liệu nào có thể tái sử dụng được, phế liệu nào có thể sản xuất hoặc gia công các mặt hàng phụ... việc tận dụng phế liệu không

những là yêu cầu trước mắt mà còn là yêu cầu lâu dài của các doanh nghiệp. Ngay cả ở những nước phát triển vẫn coi trọng vấn đề này.

* Xoá bỏ mọi hao hụt, mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu do nguyên nhân chủ quan gây ra Đây là yếu tố quan trọng liên quan đến trách nhiệm, ý thức và trình độ của người quản lý và người sử dụng. Để thực hiện tốt phương hướng này, cần nâng cao trách nhiệm trong công tác thu mua bao gói, bốc dỡ, kiểm nghiệm, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu kiên quyết áp dụng chế độ trách nhiệm và sử phạt nghiêm bằng biện pháp kinh tế, hành chính đối với những người vô trách nhiệm những hành động lấy cắp hoặc lãng phí nguyên vật liệu. Luôn luôn theo dõi đôn đốc, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu.

3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng và quản lý nguyên vậtliệu liệu

Ngoài việc đánh giá công tác lập kế hoạch, công tác xây dựng định mức bằng cách so sánh giữa số thực tế với số kế hoạch, các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mình có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá trình độ sử dụng và quản lý nguyên vật liệu.

+ Vòng luân chuyển nguyên vật liệu SVNVL =

Trong đó:

SVNVL - Số vòng luân chuyển nguyên vật liệu trong kỳ NVLSD - Giá vốn nguyên vật liệu đã dùng

NVLDT - Giá trị nguyên vật liệu dự trữ của kỳ tính toán.

+ Vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang

NVLSD

SVSPDD =

Với : SVSPDD - Số vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm ZHHCB - Tổng giá thành sản phẩm hàng hoá đã chế biến VTDT - Giá trị vật tư dự trữ trong kỳ tính toán

Hai chỉ tiêu trên cho thấy khả năng khai thác các nguồn nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này có giá trị lớn phản ánh doanh nghiệp giảm được chi phí kinh doanh cho dự trữ nguyên vật liệu, giảm bớt nguyên vật liệu tồn kho, tăng vòng quay của vốn lưu động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tỷ lệ thiệt hại mất mát nguyên vật liệu

TLMM =

Với : TLMM - Tỷ lệ mất mát nguyên vật liệu

NVLMM - Giá trị nguyên vật liệu mất mát trong kỳ tính toán NVLSD - Giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ tính toán

+ Hệ số chất có ích trong nguyên vật liệu (H1): phản ánh chất lượng của nguyên vật liệu.

H1 =

+ Hệ số sử dụng chất có ích (H2): Phản ánh trình độ sản xuất của doanh nghiệp thể hiện qua việc sử dụng nguyên vật liệu.

H2 =

ZHHCB

VTDT

NVLMM

NVLSD

Trọng lượng chất có ích trong nguyên vật liệu Trọng lượng nguyên vật liệu

Trọng lượng chất có ích thu được

+ Hệ số thành phẩm (H3): Phản ánh khá toàn diện trình độ sử dụng nguyên vật liệu . H3 = H1 x H2 + Hệ số sử dụng nguyên liệu Hsd Hsd = + Ngoài ra chúng ta còn có: Hệ số phế phẩm (H4): H4=1-H3 Hệ số phế liệu (H5): H5= (1- H1) +(1-H2).

Các hệ số này càng nhỏ càng tốt. Nó chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm.

Để phản ánh khả năng tận dụng phế liệu, doanh nghiệp còn sử dụng hệ số phế liệu dùng lại. Nó được tính bằng cách lấy lượng phế liệu dùng lại chia cho tổng số phế liệu.

Trên đây là một số chỉ tiêu thường dùng trong các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào đặc điểm từng ngành, từng doanh nghiệp có thể áp dụng một số các chỉ tiêu khác để tính toán.

Bước vào nền kinh tế thị trường với tính cạnh tranh gay gắt của nó, hầu hết mọi doanh nghiệp luôn phải đứng trước bài toán giảm giá thành sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm để duy trì và từng bước phát triển doanh nghiệp mình. Vì lẽ đó, tăng cường công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp chính là một trong những biện pháp cơ bản giảm chi phí sản xuất kinh doanh.

Trọng lượng tinh của sản phẩm Trọng lượng nguyên vật liệu sử dụng

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU LÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 27 - 31)