Nguyên nhân.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 30 - 34)

- Liên minh giữa Sacombank và ANZ

2.3.2.2. Nguyên nhân.

Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán

Đối đại đa số người dân Việt Nam, đặc biệt với những người lớn tuổi hay sống ở nông thôn Thẻ thanh toán còn là một khái niệm hết sức mới mẻ. Thói quen tiêu dùng tiền mặt của dân cư chính là một trong những nguyên nhân khiến thị trường thẻ thanh toán Việt Nam tuy đã hình thành được hơn 15 năm nhưng vẫn chưa phát triển hiệu quả.

Theo thống kê ở các nước phát triển tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm 10-25% tổng phương tiện thanh toán, các phương thức và công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như séc, thương phiếu, tín phiếu, thẻ thanh toán…đã trở nên rất phổ biến và được người dân sử dụng rộng rãi. Trong khi ở Việt Nam, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt của nền kinh tế còn ở trên mức 30% trong thanh toán buôn bán và hơn 95% trong thanh toán bán lẻ.

Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từ nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, bao cấp, tập trung sang nền kinh tế thị trường; thanh toán trong dân cư với nhau phổ biến là bằng tiền mặt. Do đó, việc tiếp cận với phương tiện thanh toán mới, công nghệ thanh toán mới đang ở mức ban đầu cả về tổ chức và thực hiện.

Thứ hai là do cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán đang trong giai đoạn hình thành cùng với việc vận dụng các kỹ thuật, qui trình công nghệ thông tin, thanh toán hiện đại còn một số vấn đề phức tạp rất cần có sự phối hợp đồng bộ trên nhiều phương diện: vốn, phương tiện thanh toán và kỹ thuật mới tiên tiến; lượng thời gian cần thiết, trình độ tổ chức vận hành, thực hiện v.v..

Thứ ba, các khu công nghiệp, siêu thị tập trung chưa phát triển, đang trong giai đoạn qui hoạch và xây dựng, nên chưa có điều kiện thu hút tiêu dùng của dân cư, chưa sử dụng được các công nghệ thanh toán hiện đại tương thích.

Thứ tư, mức sống và thu nhập của đại bộ phận người dân còn thấp, trung bình chỉ từ 2-3 triệu đồng/tháng. Với khoản thu nhập này chỉ đủ cho người dân chi tiêu đủ trong một tháng nên nếu có dùng thẻ thì họ phải cũng rút phần lớn khoản tiền trên để tiêu dùng trong tháng và chỉ để lại số dư tối thiểu theo quy định của ngân hàng, và việc chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu dân cư vẫn được thực hiện bằng cách mua hàng hóa ở chợ là chủ yếu; thêm vào đó thói quen sử dụng tiền mặt, đơn giản, thuận tiện bao đời nay không dễ một sớm, một chiều thay đổi nhanh được. Hiện nay đa số khách hàng vẫn dùng thẻ để rút tiền mặt chứ không phải để chi trả tại các ĐVCNT. Bên cạnh đó còn tồn tại suy nghĩ thẻ thanh toán là một sản phẩm công nghệ cao chỉ dành cho những người có mức thu nhập lớn, hoặc những người có nhu cầu dùng khi học tập, công tác và du lịch.

Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán từ năm 1997 và dự tính đến năm 2020.

(Nguồn: NHNN) Thứ năm là do các chủ thẻ đều nghi ngại trước việc phải chi trả cho một khoản phí nhất định (khoản phí này là khá cao so với những tiện ích mà họ nhận được), mất nhiều thời gian và thủ tục xin mở thẻ còn khá rườm rà.

Thứ sáu, thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ Việt Nam chưa hoàn chỉnh đã kìm hãm sự phát triển các phương thức thanh toán tiên tiến: thẻ, Internet, phone… điều này cũng góp phần khuyến khích cho thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam, thói quen ngại dùng thẻ trong chi tiêu, nhất là chi tiêu cá nhân. Đặc biệt một vài cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ cũng có ý muốn thu tiền mặt vừa nhanh gọn lại tránh được sự kiểm soát của nhà nước. Thậm chí tại nhiều cửa hàng, mặc dù đã trở thành ĐVCNT, cũng chỉ chấp nhận thẻ là phương tiện thanh toán cuối cùng khi khách hàng không có tiền mặt.

Thứ bảy, việc sử dụng tiền mặt cũng có một phần nguyên nhân do trình độ học vấn của dân cư. Khi người dân có trình độ còn hạn chế thì việc họ có thể tiếp thu và sử dụng thành thạo những sản phẩm công nghệ cao là rất khó khăn. Điều này còn đặc biệt khó khăn hơn khi giải thích tuyên truyền cho họ hiều được những lợi ích mà việc thanh toán qua thẻ đem lại cho trước hết là chính bản thân mình và sau đó là cho xã hội và nền kinh tế quốc gia.

Hệ thống tài khoản tiền gửi cá nhân chưa phát triển

Tài khoản tiền gửi cá nhân ở Việt Nam, nếu có, chủ yếu dùng để trả lương cho nhân viên của các cơ quan tổ chức của Nhà nước, các ngân hàng, các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài mà chưa được dùng vào việc thanh toán một cách rộng rãi cho mọi người dân. Hệ thống tài khoản tiền gửi cá nhân, điểm mấu chốt cho việc sử dụng thanh toán thẻ, hiện còn quá khiêm tốn (lượng người có tài khoản cá nhân chỉ khoảng hơn 1% dân số). Thêm nữa, người dân phải công khai thu nhập của mình qua việc phải mở tài khoản tại ngân hàng. Tâm lý e ngại sợ người khác biết thu nhập cùng với việc các thủ tục giao dịch ngân hàng còn rườm rà, chưa thuận tiện cho khách hàng, phong cách phục vụ mang tính quan liêu hành chính, thiếu sự đề cao khách hàng ở một số ngân hàng thương mại cũng trở thành rào cản hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của bộ phận dân cư người dân Việt Nam hiện nay.

Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện

Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh thẻ. Quy chế chính thức về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ do NHNN ban hành kèm theo QĐ 317/1999/QĐ- NHNN1 vào tháng 11/1999 quy định việc phát hành thẻ phải có bảo đảm tín dụng như đối với tín dụng trung và dài hạn trong khi đó tín dụng thẻ có tính chất khác với hai loại tín dụng trên. Thêm vào đó, điều kiện cho vay đối với khách hàng sử dụng thẻ như vậy

khá ngặt nghèo, các cá nhân muốn sử dụng thẻ buộc phải thế chấp, kĩ quỹ với tỉ lệ khá cao. Điểm này làm hạn chế việc mở rộng phát hành và thanh toán thẻ. Mặt khác, dịch vụ thẻ phát triển với nhiều dịch vụ mới song các văn bản pháp quy liên quan chưa được cập nhật để tạo điều kiện cho các NH phát triển dịch vụ. Ngoài ra, do dịch vụ thẻ là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là đối với các thị trường mới như thị trường VN nên cần có những văn bản pháp lý quy định và hướng dẫn việc xử lý những tranh chấp, rủi ro, vi phạm trong thanh toán thẻ.

Tình hình cạnh tranh trên thị trường

Sự cạnh tranh trên thị trường thẻ giữa các ngân hàng vẫn còn thô sơ. Thay vì cạnh tranh bằng thương hiệu và chất lượng dịch vụ, các NHTM Việt Nam hiện vẫn đang thực hiện chiến lược cạnh tranh dựa vào yếu tố giá cả. Các ngân hàng không ngừng tung ra các chiêu giảm giá làm thẻ, làm thẻ miễn phí, chấp nhận lỗ để chiếm lĩnh thị phần. Điều này không chỉ làm thiệt hại đến lợi nhuận của ngân hàng mà còn tổn hại đến sự gắn kết giữa bản thân ngân hàng và khách hàng.

Ngoài ra hiện nay tham gia thị trường thẻ ngoài các NHTM quốc doanh, ngân hàng TMCP, còn có sự góp mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như ANZ, Indochina Bank, HSBC… với ưu thế mạnh về tài chính, công nghệ kĩ thuật hiện đại và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ; sẽ gây nên sự chia sẻ thị phần và là một khó khăn mà không phải ngân hang trong nước nào cũng có thể khắc phục trong một sớm một chiều.

Chi phí đầu tư và thanh toán thẻ còn quá cao

Theo tính toán hiện nay các ngân hàng Việt Nam đã phải bỏ ra khoảng 3000 tỷ đồng để đầu tư cho hệ thống máy ATM, máy POS, thiết bị tại các Trung tâm thanh toán thẻ... Do chi phí cao nên hiện tại chỉ có những ngân hàng đủ năng lực tài chính và công nghệ mới có khả năng triển khai hoạt động phát hành thẻ.

Ngoài ra sự thiếu đồng bộ về hệ thống kĩ thuật, từ cấp quốc gia đến cấp cơ sở, phần mềm, phần cứng giữa các ngân hàng tồn tại nhiều điểm không tương thích, mỗi ngân hàng áp dụng một chuẩn khác nhau nên hiện nay muốn liên minh thẻ lại gặp khó khăn cho các nhà thầu khi thực hiện kết nối trong phạm vi toàn quốc. Do không liên kết được nên thẻ ngân hàng nào phát hành thì chỉ dùng được trong hệ thống máy của ngân hàng đó. Điều này còn làm cho mạng lưới chấp nhận thẻ hiện nay bị phân chia, xé lẻ dẫn tới các chủ thẻ không thể thanh toán tức thì được ở mọi lúc, mọi nơi gây lãng phí trong việc sử dụng các thiết bị này.

Các tính năng của hệ thống máy ATM ở nước ta cũng chưa được khai tối ưu, hầu hết các giao dịch đều để rút tiền mặt, vấn tin số dư. Việc tiếp quỹ, thay giấy in hoá đơn, giấy in hoá đơn, giấy in nhật ký thường xuyên cho máy, xử lý các sự cố … cũng là bài

toán nan giải khi hệ thống này phát triển rộng. Điều này một lần nữa cho thấy cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng cao của người dân

Chưa có một hoạt động đào tạo chuyên nghiệp về thẻ

Hoạt động kinh doanh thẻ đòi hỏi những trang thiết bị kĩ thuật cao và hiện đại cùng với một đội ngũ nhân viên có đủ khả năng quản lý và vận hành hệ thống theo các tiêu chuẩn quốc tế. Việt nam hiện chưa có một hoạt động đào tạo chuyên về thẻ nào nên mặc dù hiện tại một số ngân hàng vẫn cho nhân viên tham gia các khoá học do các tổ chức thẻ quốc tế tổ chức nhưng việc cập nhật thông tin, kiến thức thường xuyên cũng có phần hạn chế. Nhiều trục trặc, rắc rối đã xảy ra do thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên.

b. Chủ quan

Công tác marketing chưa chuyên nghiệp

Hiện nay nhiều ngân hàng mới chỉ có tổ marketing nằm trong bộ phận thanh toán - quỹ - marketing nên hoạt động có hiệu quả chưa cao, trong khi thẻ là sản phẩm đòi hỏi phải có những hoạt động hỗ trợ, tuyên truyền, giới thiệu và quảng cáo đến đông đảo dân chúng.

Chưa có một chiến lược marketing cụ thể, công tác chăm sóc khách hàng còn nhiều điểm cần phải lưu ý, đội ngũ marketing chưa được đào tạo chuyên nghiệp và thường phải kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau.

Phí và lãi áp dụng trong công tác thanh toán còn cao

Hiện nay thủ tục mở thẻ ở các ngân hàng khá tương tự với nhau:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w