1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kế hoạch giảng day môn toán khối 12-chuẩn

8 587 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 401,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CAO BẰNG TRƯỜNG THPT BẢN NGÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN TOÁN LỚP 11-12 ( CƠ BẢN) NĂM HỌC : 2010 - 2011 Giáo viên :Ngô Kiều Lượng PHẦN GIẢI TÍCH HỌC KỲ I Tên bài dạy Tiết Mục đích – yêu cầu Chương I : §1 Tính đơn điệu của hàm số 1 2 KT: HS nắm vững điều kiện ( nhất là điều kiện đủ)để hàm số đồng biến hoặcnghịch biến trên một khoảng, đoạn, nửa khoảng KN: HS vận dụng một cách thành thạo định lí và điều kiện đủ của tính đơn điệu để xét chiều biến thiên của hàm số Luyện tập 3 HS thành thạo xét chiều biến thiên của hàm số ; tìm tham số để hàm số đồng biến, nghịch biến §2 Cực trị của hàm số 4 5 KT: HS nắm vững định nghĩa cực đại, cực tiểu của hàm số ; điều kiện cần và đủ để hàm số đạt cực đại hoặc cực tiểu; nắm chắc hai qui tắc 1 và 2 để tìm cực trị của hàm số KN: HS vận dụng một cách thành thạo qui tắc 1 và 2 để tìm cực trị của hàm số Luyện tập 6 Rèn luyện cho HS có kỹ năng vận dụng một cách thành thạo qui tắc 1 và 2 để tìm cực trị của hàm số §3 Giá trị lớn nhất − Giá trị nhỏ nhất của hàm số 7 KT: HS nắm vững định nghĩa GTLN, GTNN của hàm số trên một tập số thực ; biết ứng dụng đạo hàm để tìm giá trị đó KN: HS vận dụng một cách thành thạo việc lập BBT của hàm số để tìm GTLN, GTNN của hàm số đó ; giải một bài toán có liên quan tới việc tìm GTLN, GTNN Luyện tập 8 HS vận dụng một cách thành thạo qui tắc 1 và 2 để tìm cực trị của hàm số; lập BBT của hàm số để tìm GTLN, GTNN của hàm số đó ; giải một bài toán có liên quan tới việc tìm GTLN, GTNN §4 Đồ thị của hàm số và phép tịnh tiến hệ tọa độ 9 KT: HS nắm vững phép tịnh tiến hệ tọa độ , lập công thức chuyển hệ tọa độ và viết PT đường cong đối với hệ tọa độ mới; xác định tâm đối xứng của đồ thị một sốhàm số KN: HS biết viết các công thức chuyển hệ tọa độ mới; viết PT đường cong đối với hệ tọa độ mới; áp dụng phép tịnh tiến hệ tọa độ tìm tâm đối xứng của đồ thị hàm đa thức bậc ba và đồ thị của hàm phân thức hữu tỷ §5 Đường tiệm cận của đồ thị hàm số 10 KT: HS nắm vững định nghĩa và cách tìm các đường tiệm cận đứng, ngang, xiên của đồ thị hàm số KN: HS có kỹ năng thành thạo trong việc tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số Luyện tập 11 HS có kỹ năng thành thạo trong việc tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số §6 Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của một số hàm đa thức. 12 13 KT: HS nắm được các bước khảo sát các hàm số đa thức và cách vẽ đồ thị của hàm số đó KN: HS có kỹ năng thực hiện các bước khảo sát hàm số và vẽ nhanh và đúng đồ thị hàm số Luyện tập 14 HS thành thạo kỹ năng thực hiện các bước khảo sát hàm số và vẽ nhanh và đúng đồ thị hàm số đa thức §7 Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của một số hàm phân thức hữu tỉ 15 16 KT: HS nắm được các bước khảo sát các hàm hàm phân thức hữu tỉ và cách vẽ đồ thị của hàm số đó KN: HS có kỹ năng thực hiện các bước khảo sát hàm số và vẽ nhanh và đúng đồ thị hàm số Luyện tập 17 HS thành thạo kỹ năng thực hiện các bước khảo sát hàm số và vẽ nhanh và đúng đồ thị hàm số phân thức hữu tỉ §8 Một số bài toán thường gặp về đồ thị 18 19 KT: HS nắm được cách xác định giao điểm của hai đường cong; KN hai đường cong tiếp xúc nhau và cách tìm giao điểm của chúng KN: HS có kỹ năng đưa việc xác định giao điểm của hai đường cong về việc giải phương trình và ngược lại; chứng minh hoặc tìm điều kiện để hai đường cong tiếp xúc nhau, xác định tọa độ tiếp điểm và viết phương trình tiếp tuyến chung tại tiếp điểm của hai đường cong Luyện tập 20 HS thành thạo kỹ năng: đưa việc xác định giao điểm của hai đường Tên bài dạy Tiết Mục đích – yêu cầu cong về việc giải phương trình và ngược lại; chứng minh hoặc tìm điều kiện để hai đường cong tiếp xúc nhau, xác định tọa độ tiếp điểm và viết phương trình tiếp tuyến chung tại tiếp điểm của hai đường cong Ôn tập chương I 21 22 KT: HS nắm được Quan hệ giữa tính đơn điệu và dấu của đạo hàm;Hai quy tắc tìm cực trị; Cách tìm GTLN,GTNN;Cách tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số; Các bước khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số KN: HS có kỹ năng Xét tính đơn điệu của hàmsố; Tìm cực trị;Tìm GTLN,GTNN;Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số ;Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số đơn giản. Kiểm tra 1 tiết 23 Kiểm tra kỹ năng :Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số đơn giản.Giải các bài toán liên quan Tìm GTLN,GTNN;Tìm tham số để hàm số đơn điệu , cực trị Chương II §1 Lũy thừa với số mũ hữu tỉ 24 25 KT: Hiểu được sự mở rộng định nghĩa lũy thừa của một số từ số mũ nguyên dương đến số mũ nguyên và số mũ hữu tỷ thông qua căn số.Hiểu rõ các định nghĩa và nhớ các tính chất của lũy thừa với số mũ nguyên, số mũ hữu tỷ và các t/chất của căn số KN: Biết vận dụng định nghĩa và tính chất của lũy thừa với số mũ hữu tỷ để thực hiện phép tính Luyện tập 26 Rèn luyện kỹ năng tính toán với lũy thừa nguyên và lũy thừa hữu tỷ, các biểu thức có chứa căn thức. §2 Lũy thừa với số mũ thực 27 KT: Hiểu được cách định nghĩa lũy thừa với số mũ vô tỉ thông qua giới hạn, thấy được sự mở rộng tự nhiên của định nghĩa lũy thừa với số mũ hữu tỷ sang định nghĩa lũy thừa với số mũ vô tỷ. Nhớ các tính chất của lũy thừa với số mũ thực KN: Biết vận dụng các tính chất của lũy thừa để tính toán. Vận dụng được công thức lãi kép để giải một số bài tập thực tiễn. §3 Lôgarit 28 29 30 KT: Hiểu được định nghĩa lôgarit; Thấy được các phép toán nâng lên lũy thừa và lấy lôgarit theo cùng một cơ số là hai phép toán ngược của nhau.Hiểu rõ các tính chất và công thức đổi cơ số của lôgarit . KN: Vận dụng được định nghĩa, các tính chất và công thức đổi cơ số của lôgarit để giải các bài tập Luyện tập 31 32 Rèn luyện cho HS kỹ năng: sử dụng định nghĩa lôgarit để giải các bài toán về sự tồn tại lôgarit và tìm cơ số của lôgarit . Sử dụng các tính chất của lôgarit để tính toán với các biểu thức chứa lôgarit . §4 Số e và lôgarit tự nhiên 33 KT: Thấy được sự xuất hiện một cách tự nhiên của số e. Hiểu được lôgarit tự nhiên có đầy đủ các tính chất của lôgarit với cơ số lớn hơn 1. KN: Vận dụng được định nghĩa , tính chất của lôgarit tự nhiên và phương pháp lôgarit hóa để tính toán và giải quyết một số bài toán thực tế. §5 Hàm số mũ và hàm số lôgarit 34 35 KT: Hiểu,ghi nhớ các tính chất và đồ thị của hàm số mũ và hàm số lôgarit .Hiểu và nhớ các công thức tính đạo hàm của hai hàm số trên. KN: Vận dụng công thức để tính đạo hàm. Lập BBT và vẽ đồ thị của hàm số mũ và hàm số lôgarit §6 Hàm số lũy thừa 36 KT: Hiểu khái niệm hàm số lũy thừa và ghi nhớ công thức tính đạo hàm.Nhớ hình dạng đồ thị của hàm số lũy thừa trên khoảng (0;+ ∞ ) KN:Biết vận dụng các công thức để tính đạo hàm của hàm số lũy thừa và hàm số căn. Vẽ phác họa được đồ thị của một hàm số lũy thừa đã cho, từ đó nêu được tính chất của hàm số đó. Luyện tập 37 Rèn luyện cho HS kỹ năng:Vận dụng công thức để tính đạo hàm. Lập BBT và vẽ đồ thị của hàm số mũ và hàm số lôgarit. Vận dụng các công thức để tính đạo hàm của hàm số lũy thừa và hàm số căn. Kiểm tra 1 tiết 38 Kiểm tra kỹ năng:Vận dụng công thức để tính đạo hàm. Lập BBT và vẽ đồ thị của hàm số mũ và hàm số lôgarit.Vận dụng được định Tên bài dạy Tiết Mục đích – yêu cầu nghĩa, tính chất của lôgarit tự nhiên và phương pháp lôgarit hóa để tính toán §7 Phương trình mũ và phương trình lôgarit 39 40 KT: Nắm vững cách giải các phương trình mũ và logarít cơ bản.Hiểu rõ các phương pháp thường dùng để giải phương trình mũ và phương trình lôgarit. KN: Vận dụng thành thạo các phương pháp giải phương trình mũ và phương trình lôgarit vào bài tập. - Biết sử dụng các phép biến đổi đơn giản về luỹ thừa và logarít vào giải phương trình. §8 Hệ phương trình mũ và lôgarit 41 KT: Biết cách giải một số dạng hệ phương trình mũ, hệ phương trình lôgarit. KN: Vận dụng các phương pháp biến đổi để giải hệ phương trình mũ, hệ phương trình lôgarit. Kỹ năng biến đổi các biểu thức mũ, lôgarit thành thạo để từ đó việc giải hệ phương trình mũ, hệ phương trình lôgarit được đơn giản. Luyện tập 42 43 KT: Nắm vững các phương pháp giải phương trình mũ và lôgarit.Nắm được cách giải hệ phương trình mũ và lôgarit. KN: Biết vận dụng tính chất các hàm số mũ, hàm số lôgarit và hàm số luỹ thừa để giải toán.Củng cố và nâng cao kỹ năng của học sinh về giải các phương trình, hệ phương trình mũ và lôgarit. Ôn tập 44+45 Học sinh khái quát toàn bộ các kiến thức; điều chỉnh các sai sót nếu có. Kiểm tra học kỳ 1 46 HỌC KỲ II Tên bài dạy Tiết Mục đích – yêu cầu §9 Sơ lược về bất phương trình mũ và lôgarit 47 KT: Học sinh nắm được cách giải một vài dạng BPT mũ và lôgarit đơn giản. KN: Hs vận dụng thành thạo các công thức đơn giản về mũ và lôgarit để giải BPT. Hs biết đặt ẩn phụ để hữu tỉ hoá BPT mũ và lôgarit. Ôn tập chương II 48 KT: Học sinh nắm được cách giải một vài dạng BPT mũ và lôgarit đơn giản. KN: Hs vận dụng thành thạo các công thức đơn giản về mũ và lôgarit để giải BPT Chương III §1 Nguyên hàm 49 50 KT: Khái niệm nguyên hàm, các tính chất của nguyên hàm, sự tồn tại của nguyên hàm, bảng nguyên hàm của các hàm số thường gặp. KN: Biết cách tính nguyên hàm của một số hàm số đơn giản. §2 Một số phương pháp tính nguyên hàm. 51 52 KT: Hiểu được phương pháp đổi biến số và lấy nguyên hàm từng phần . KN: Giúp học sinh vận dụng được 2 phương pháp tìm nguyên hàm của một số hàm số không quá phức tạp. Luyện tập 53 KT: Học sinh nắm vững hai pp tìm nguyên hàm . KN: Giúp học sinh vận dụng được 2 phương pháp tìm nguyên hàm của một số hàm số. §3 Tích phân 54 55 56 KT: Khái niệm tích phân, diện tích hình thang cong, tính chất của tích phân, Học sinh hiểu được bài toán tính diện tích hình thang cong và bài toán quãng đường đi được của một vật.Phát biểu được định nghĩa tích phân, định lí về diện tích hình thang cong. Viết được các biểu thứcbiểu diễn các tính chất của tích phân KN: Học sinh rèn luyện được kĩ năng tính một số tích phân đơn giản. Vận dụng để tính diện tích hình thang cong. §4 Một số phương pháp tính tích phân. 57 58 KT: + Giúp học sinh hiểu và nhớ công thức (1) và (2) trong sgk là cơ sở 2 phương pháp tích phân. Tên bài dạy Tiết Mục đích – yêu cầu + Biết 2 phương pháp cơ bản để tính tích phân: phương pháp đổi biến số và phương pháp tích phân từng phần. KN: Vận dụng 2 phương pháp trên để giải bài toán tích phân. Luyện tập 59 KT: Học sinh nắm vững hai pp tính tích phân . KN: Giúp học sinh vận dụng được 2 phương pháp tính tích phân của một số hàm số. §5 Ứng dụng tích phân để tính diện tích hình phẳng 60 61 KT: Hiểu các công thức tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đồ thị hàm số và hai đường thẳng vuông góc với trục hoành. KN: Ghi nhớ vận dụng được các công thức trong bài vào việc giải các bài toán cụ thể. §6 Ứng dụng tích phân để tính thể tích vật thể 62 63 KT: Nhớ công thức tính thể tích vật thể. Thuộc công thức tính thể tích vạt thể tròn xoay. KN: Vận dụng được công thức để tính thể tích vật thể tròn xoay. Ôn tập chương 64 65 Hệ thống kiến thức chương 3 và các dạng bài cơ bản trong chương. Củng cố, nâng cao và rèn luyện kỹ năng tính tích phân và ứng dụng tính tích phân để tìm diện tích hình phẳng, thể tích các vật thể tròn xoay. Kiểm tra 1 tiết 66 Kiểm tra và khắc sâu các kiến thức trong chương. Chương IV §1 Số phức 67 68 69 KT: Hiểu được nhu cầu mở rộng tập hợp số thực thành tập hợp số phức. Hiểu cách xây dựng phép toán cộng số phức và thấy được các tính chất của phép toán cộng số phức tương tự các tính chất của phép toán cộng số thực. KN: Biết cách biểu diễn số phức bởi điểm và bởi vectơ trên mặt phẳng phức. Thực hiện thành thạo phép cộng số phức. Luyện tập 70 71 KT:- Hiểu được khái niệm số phức, phân biệt phần thực phần ảo của một số phức. - Biết biểu diễn một số phức trên mặt phẳng phức. - Hiểu ý nghĩa hình học của khái niệm mô đun và số phức liên hợp. KN: - Biết xác định phần thực phần ảo của một số phức cho trước và viết được số phức khi biết được phần thực và phần ảo. - Biết biểu diễn tập hợp các số phức thỏa điều kiện cho trước trên mặt phẳng tọa độ. §2 Căn bậc hai của số phức và phương trình bậc hai 72 73 KT: Hiểu được ĐN căn bậc hai của số phức; Biết cách đưa việc tìm căn bậc hai của số phức về việc giải một hệ phương trình hai ẩn thực; Biết cách giải một phương trình bậc hai. KN: Tìm được căn bậc hai của số phức; Giải được PTB2 với hệ số phức; Luyện tập 74 KT: Khi học xong phần này, học sinh hiểu rõ hơn về căn bậc hai của số phức cũng như cách giải phương trình bậc hai trên tập số phức KN: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng về tìm căn bậc hai của số phức và kỹ năng giải phương trình bậc hai trên tập số phức. §3 Dạng lượng giác của số phức và ứng dụng 75 76 KT: Hiểu rõ khái niệm acgumen của số phức. Hiểu rõ dạng lượng giác của số phức Biết công thức nhân , chia số phức dưới dạng lượng giác. Biết công thức Moa – vrơ và ứng dụng của nó. KN Biết tìm acgumen của số phức Biết biến đổi từ dạng đại số sang dạng lượng giác của số phức. Biết tính toán thành thạo phép nhân,chia số phức dạng lượng giác. Luyện tập 77 KT: Acgumen của số phức; dạng lượng giác của số phức; công thức nhân, chia số phức dưới dạng lượng giác; công thức Moa-vrơ) KN: Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: Tìm acgumen của số phức. Viết số phức dưới dạng lượng giác. Thực hiện phép tính nhân chia số phức dưới dạng lượng giác. Ôn tập chương IV 78 KT: - Nắm dạng đại số của số phức, biết cách biểu diễn hình học của Tên bài dạy Tiết Mục đích – yêu cầu 79 số phức. - Nắm khái niệm căn bậc hai của số phức, nắm công thức tính nghiệm của PT bậc 2 với hệ số phức. - Nắm dạng LG của số phức và công thức Moivre. KN: Thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số phức. Tính căn bậc 2 của số phức và giải PT bậc 2 với hệ số phức. Kiểm tra 1 tiết 80 Kiểm tra và khắc sâu các kiến thức trong chương. Ôn tập cuối năm 81-89 Hệ thống các kiến thức cơ bản nhất trong chương trình Kiểm tra học kỳ II 90 PHẦN HÌNH HỌC HỌC KỲ I Tên bài dạy Tiết Mục đích – yêu cầu Ch ương I: §1 Khái niệm về khối đa diện 1 2 KT: Hình dung được thế nào là một khối đa diện. KN: Ta có thể phân chia một đa diện thành các đa diện đơn giản hơn. §2 Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện. 3 4 5 6 KT: Qua bài học, học sinh hiểu được phép đối xứng qua mặt phẳng trong không gian cùng với tính chất cơ bản của nó. Sự bằng nhau của 2 hình trong không gian là do có một phép dời hình biến hình này thành hình kia. KN: Dựng được ảnh của một hình qua phép đối xứng qua mặt phẳng. Xác định mặt phẳng đối xứng của một hình. §3 Phép vị tự và sự đồng dạng của các khối đa diện. Các khối đa diện đều. 7 8 KT: Phép vị tự trong không gian.Hai hình đồng dạng,khối đa diện đều và sự đồng dạng của các khối đa diện đều KN: HS hiểu được định nghĩa phép vị tự .Hai hình đồng dạng,khối đa diện đều và sự đồng dạng của các khối đa diện đều. §4Thể tích của khối đa diện 9 10 11 KT: Làm cho hs hiểu được khái niệm thể tích của khối đa diện,các công thức tính thể tích của một số khối đa diện đơn giản. KN: Vận dụng được kiến thức để tính thể tích của các khối đa diện phức tạp hơn và giải một số bài toán hình học. Ôn tập chương I 12 13 KT: Hệ thống toàn bộ kiến thức trong chương I( khái niệm hình đa diện, khối đa diện, khối đa diện bằng nhau, phép biến hình trong không gian,….)- Ôn lại các công thức và các phương pháp đã học. KN: - Phân chia khối đa diện - Tính thể tích các khối đa diện Kiểm tra 1 tiết 14 Thể tích và tính chất khối đa diện Ch ương II : §1 Mặt cầu 15+16 17+18 KT: -Học sinh hiểu được các khái niệm mặt cầu,mp kính, đường tròn lớn,mp tiếp xúc với mặt cầu,tiếp tuyến của mặt cầu. Biết công thức tính diện tích mặt cầu. KN: Rèn luyện kỹ năng tìm tâm , bán kính và tính diện tích mặt cầu. §2 Khái niệm về mặt tròn xoay. 19 20 KT: Hiểu được định nghĩa trục của một đường tròn.Hiểu được định nghĩa mặt tròn xoay. Hiểu được các hình đang học trong chương này đều là các hình tròn xoay. KN: Có hình dung trực quan về các mặt tròn xoay và hình tròn xoay, qua đó nhận ra được những đồ vật trong thực tế có dạng tròn xoay như: các đồ gốm chế tạo bằng bàn xoay, các sản phẩm chế tạo bằng máy tiện. §3 Mặt trụ 21 22 KT: Nắm vững định nghĩa về mặt trụ, hình trụ, khối trụ. Nắm được công thức tính d.tích xung quanh của hình trụ, th.tích khối trụ. KN: Biết cách vẽ hình, xác định thiết diện. Biết cách tính diện tích xung quanh của hình trụ, thể tích của khối trụ. § Mặt nón 23 24 KT: Hiểu và phân biệt được các khái niệm mặt nón, hình nón, khối nón và các yếu tố của chúng.Hiểu được các khái niệm và công thức về diện tích và thể tích hình nón. KN: Nắm vững và biến đổi được công thức tính diện tích xung quanh, công thức tính thể tích hình nón để áp dụng vào giải bài tập. Ôn tập chương 25 KT: Hệ thống các kiến thức cơ bản về mặt cầu và các mặt tròn xoay . Phân biệt được các khái niệm về mặt và khối nón, trụ, cầu và các yếu tố liên quan.Nắm vững các công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của khối nón, khối trụ, công thức tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu. KN: Xác định tâm, bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp. Phương pháp chứng minh 1 điểm thuộc mặt cầu, vị trí tương đối mặt cầu với đt, mp. Vận dụng được các công thức vào việc tính diện tích xung quanh và thể tích của các khối : nón, trụ, cầu. Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, tính toán cho học sinh. Kiểm tra học kỳ 1 26 HỌC KỲ II Tên bài dạy Tiết Mục đích – yêu cầu §1 Hệ tọa độ trong không gian 27 28 29 30 31 KT: Biết các khái niệm hệ toạ độ trong không gian, toạ độ của một vectơ, toạ độ của điểm, biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ, khoảng cách giữa hai điểm. Biết khái niệm và một số ứng dụng của tích có hướng. KN: Tính được toạ độ của tổng, hiệu hai vectơ, tích của một vectơ với một số, tích vô hướng của hai vectơ. Tính được tích có hướng của hai vectơ. Tính được diện tích hình bình hành và thể tích khối hộp bẳng cách dùng tích có hướng. Tính được khoảng cách giữa hai điểm có toạ độ cho trước. Viết được phương trình mặt cầu. §2 Phương trình mặt phẳng 32 33 34 35 KT: Học sinh nắm được : - Khái niệm vtpt của mặt phẳng, phương trình mặt phẳng. - Cách viết phương trình mặt phẳng. - Phương trình mặt phẳng trong các trường hợp đặc biệt - Các vị trí tương đối của hai mặt phẳng - Công thức khoảng cách từ 1 điểm tới 1 mặt phẳng KN: Học sinh xác định đượcvtpt của mặt phẳng.Viết được phương trình mặt phẳng qua điểm cho trước và có vtpt cho trước Viết được phương trình mặt phẳng trong các trường hợp khác. Nhớ và vận dụng được công thức tính khoảng cách từ 1 điểm đến 1 mặt phẳng và áp dụng vào các bài toán khác Kiểm tra 1 tiết 36 Đánh giá việc học tập của học sinh ở hai nội dung: hệ tọa độ Đề-các trong không gian và phương trình mặt phẳng. §3 Phương trình đường thẳng 37 38 39 40 41 42 43 KT: Học sinh nắm được: - Các khái niệm về phương trình tham số , phương trình chính tắc của đường thẳng. - Phương pháp xét vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian . - Công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một mp, đt , khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau . KN: Học sinh lập được phương trình tham số, phương trình chính tắc của đường thẳng thoả mãn một số điều kiện cho trước. Xét được vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian . Tính được khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng , khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau . Ôn tập chương 44 45 KT: Củng cố kiến thức về toạ độ điểm, vtơ ,các phép toán; Phương trình mặt cầu , phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng và các bài toán có liên quan. Hệ thống các kiến thức đã học trong chương. KN: Biết tính toạ độ điểm và vectơ trong không gian. Lập đươc phương trình mặt cầu , phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng Tính được diện tích,thể tích, khoảng cách Ôn tập cuối năm 46 47 48 49 Hệ thống các kiến thức trong chương trình; khắc sâu các kiến thức quan trọng. Kiểm tra học kỳ II 50 . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CAO BẰNG TRƯỜNG THPT BẢN NGÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN TOÁN LỚP 11-12 ( CƠ BẢN) NĂM HỌC : 2010 - 2011 Giáo viên :Ngô Kiều. dạng của các khối đa diện. Các khối đa diện đều. 7 8 KT: Phép vị tự trong không gian.Hai hình đồng dạng ,khối đa diện đều và sự đồng dạng của các khối đa diện

Ngày đăng: 06/11/2013, 21:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

KT: Khái niệm tích phân, diện tích hình thang cong, tính chất của tích phân,  - kế hoạch giảng day môn toán khối 12-chuẩn
h ái niệm tích phân, diện tích hình thang cong, tính chất của tích phân, (Trang 4)
tính diện tích hình phẳng 60 61 - kế hoạch giảng day môn toán khối 12-chuẩn
t ính diện tích hình phẳng 60 61 (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w