1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

44 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 59,92 KB

Nội dung

TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ NỘI I - CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ CÁC DẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Tổn thất điện năng được hiểu là lượng điện năng bị tiêu hao, thất thoát trong quá trình truyền tai và phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Để phục vụ cho công tác quản lý, người ta phân nhóm tổn thất điện năng thành nhiều loại theo những phương pháp khác nhau. 1.1. Căn cứ vào tính chất tổn thất Tổn thất điện năng được chia thành 2 loại: tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi kỹ thuật ( tổn thất thương mại ). • Tổn thất kỹ thuật: đây là loại tổn thất do các nguyên nhân kỹ thuật gây ra. Tổn thất kỹ thuật có các loại như: - Tổn thất của máy biến áp và bộ điều chỉnh . Tổn thất khi có tải ( tổn thất đồng) . Tổn thất khi không tải ( tổn thất sắt) - Tổn thất trên đường cao thế ( tổn thất vầng quang) - Tổn thất cách điện ( đặc biệt đối với cáp ngầm ) - Tổn thất do hạ thế - Tổn thất trên đường dây - Các tổn thất khác • Tổn thất phi kỹ thuật hay tổn thất thương mại do các nguyên nhân quản lý gây ra. Tổn thất thương mại gồm các loại như: - Tổn thất do hành động ăn cắp điện của khách hàng có công tơ . Dùng điện không qua công tơ . Sửa số liệu công tơ trực tiếp . Sửa số liệu công tơ gián tiếp - Tổn thất do khách hàng không dùng công tơ . Khách hàng tăng trái phép nhu cầu sử dụng ngoài hợp đồng . Khách hàng cho người khác dùng chung bất hợp pháp . Mức khoán điện không chính xác - Tổn thất do khách hàng móc nối bất hợp pháp . Móc thẳng từ lưới . Người tiêu dùng sử dụng điện trước khi được phép . Người tiêu dùng vẫn sử dụng điện khi hợp đồng hết hạn - Tổn thất do thiết bị đo đếm . Công tơ bị mất- chết- cháy . Công tơ chạy chậm . Công tơ lắp đặt không đúng - Tổn thất do nhân viên Điện lực làm sai quy trình . Ghi chỉ số ít đi . Không ghi chỉ số . Không ra hoá đơn 1.2 Căn cứ vào giai đoạn phát sinh tổn thất Tổn thất điện năng được phân loại ở từng khâu như sau: • Tổn thất trong quá trình sản xuất: đây là phần điện năng bị tiêu hao ngay tại nhà máy điện, do năng lượng điện sử dụng cho sự hoạt động của máy móc thiết bị, do không phát hết công suất máy phát… • Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện ở giai đoạn này ngoài tổn thất do tính tất yếu kỹ thuật gây ra, còn do các yếu tố khác như việc quản lý vận hành, các nghiệp vụ kinh doanh kém hiệu quả. - Tổn thất truyền tải do tính chất vật lý của dây dẫn trong quá trình truyền điện gồm: tổn thất đồng, tổn thất do cách điện kém, tổn thất vầng quang. - Tổn thất phân phối là tổn thất trong mạng phân phối gồm: phân phối sơ cấp, biến thế phân phối, phục vụ trạm, công tư, mất cắp… • Tổn thất trong quá trình tiêu thụ điện: mức độ tổn thất ở giai đoạn này tuỳ thuộc vào khả năng sử dụng, điều kiện phụ tải của khách hàng sử dụng điện. Đó chính là mức độ hợp lý khi sử dụng điện, mức độ vận hành công suất thiết bị, chất lượng kỹ thuật của các phụ tải… Tổn thất ở giai đoạn này không những chỉ gây ra thiệt hại cho người sử dụng mà còn làm cho tổn thất điện năng của ngành điện tăng lên. 1.3 Căn cứ vào phạm vi tổn thất Tổn thất điện năng có một số loại như: • Tổn thất của hệ thống điện: Là tổn thất xuất hiện trong quá trình đưa điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm các tổn thất do: phát điện, nâng hạ thế, phân phối và tổn thất mạng tiêu thụ. • Tổn thất biến thế: Là tổn thất do biến đổi hiệu điện thế ( nâng thế, hạ thế ) tại trạm phân phối. Tổn thất này được tính toán theo 2 loại trạm: trạm lưới và trạm phân phối. Ngoài ra còn có tổn thất truyền tải, tổn thất phân phối . 1.4 Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng Giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa rất to lớn không chỉ đối với ngành điện mà còn với toàn bộ nền kinh tế xã hội nói chung. Đứng trên quan điểm về hiệu quả kinh tế thì ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng được thể hiện ở những mặt sau: • Giảm tổn thất điện năng đồng thời chính là tăng sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho khách hàng, có nghĩa là lượng điện năng phải mua đầu nguồn sẽ giảm đi. Khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh điện năng sẽ tiết kiệm được một số chi phí đầu vào khá lớn. Nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. Còn đối với các nhà máy sản xuất điện, khả năng cung ứng điện cho các cơ sở khác sẽ tăng lên. Do đó, ngành điện sẽ giảm được chi phí cho xây dựng các mạng truyền tải và cung cấp, Nhà nước cũng giảm bớt được vốn đầu tư cho việc phải xây dựng các nhà máy điện mới. Tức là, nó đem lại lợi ích không những chỉ cho ngành điện mà còn cho nền kinh tế quốc gia. • Giảm tổn thất điện năng khi nhu cầu về điện không thay đổi sẽ giúp cho nhu cầu sản xuất điện năng giảm xuống, vì: Điện năng sản xuất = Điện năng tiêu thụ + Điện năng tổn thất Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngành điện tiết kiệm được vốn cố định, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên quốc gia: năng lượng dòng chảy của nước đối với các nhà máy thuỷ điện, năng lượng than đối với các nhà máy nhiệt điện. Khi mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên giảm xuống thì mức độ ô nhiễm môi trường do khai thác các nguồn tài nguyên cũng được giảm xuống. Đồng thời, các ảnh hưởng ngoại vi tiêu cực do hoạt động sản xuất của các nhà máy điện cũng giảm. • Giảm tổn thất điện năng bằng cách ngăn chặn các hoạt động vi phạm sử dụng điện sẽ góp phần làm giảm chi phí khắc phục những sự cố ( chạm chập đường dây, hỏng hệ thống đo đếm ) và giảm các tai nạn về điện do các hoạt động đó gây ra. Như vậy, việc giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với ngành điện nói riêng và với nền kinh tế quốc dân nói chung. II PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH TỔN THẤT Tổn thất điện năng đòi hỏi có một phương pháp và nguyên tắc phân tích riêng để phát hiện đúng nguồn gốc tổn thất, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp để giảm tổn thất điện năng. 1.2 Phương pháp tính tổn thất Tổn thất điện năng được biểu hiện dưới hai dạng số tuyệt đối và số tương đối. • Số tuyệt đối:điện năng tổn thất (Kwh) Công thức tính: ∆ Att = Ađn – Atp Trong đó: ∆ Att : điện năng tổn thất- đây là phần điện năng bị tiêu hao trong quá trình truyền tải và phân phối điện. Ađn : điện nhận đầu nguồn- là sản lượng điện mua vào. Atp : điện thương phẩm – là lượng điện bán cho các hộ sử dụng thông qua hệ thống lưới phân phối. ∆ Att, Ađn, Atp được tính theo đơn vị Kwh và có thể tính theo tháng, quý hoặc năm. Số tương đối0 : tỷ lệ tổn thất(%) Công thức tính : Ađn - Atp ∆ Att% = ------------------ * 100% Ađn ∆ Att% - Điện năng tổn thất tính theo tỷ lệ % so với điện đầu nguồn. 2.2. Nguyên tắc phân tích tổn thất Triển khai các hoạt động chống tổn thất điện năng, trong đó phân tích các dữ kiện tổn thất xảy ra trên hệ thống lưới điện là một bước quan trọng. Dựa trên các kết quả phân tích người ta sẽ đặt ra nhiệm vụ đối với hệ thống, tập trung sự chú ý cho việc củng cố các trang thiết bị và đầu tư phát triển trong việc hoàn thiện lưới điện hoặc trên các quan hệ tiêu thụ. Đường dây tải điện nối giữa nhà máy và nơi tiêu thụ là rất phức tạp vì dòng điện liên tục thay đổi và việc đo lường dòng điện bị hạn chế bởi các trang thiết bị trên hệ thống có quá nhiều loại khác nhau và việc qui định đọc đồng hồ đo cũng khác nhau. Vì vậy, việc phân tích tổn thất rất khó làm hoàn hảo và giả thích tổn thất là một việc cực kỳ phức tạp. Để phân tích tổn thất, cần chú ý các điểm sau đây: • Điểm gửi, điểm cung cấp, điểm nhận, điểm phân phối và điểm bán là các điểm có thể đo điện năng bằng Kwh. Sự chênh lệnh giữa các điểm đo tương ứng với tổn thất điện năng giữa chúng. • Xu hướng thay đổi của tỷ lệ tổn thất có thể xem xét trên hai yếu tố riêng biệt là tỷ lệ tổn thất kỹ thuật và tỷ lệ tổn thất thương mại. Tỷ lệ tổn thất kỹ thuật dựa trên tình trạng hoạt động của lưới điện còn tỷ lệ tổn thất thương maị dựa trên lượng điện năng tiêu thụ ( điện thương phẩm). • Tổn thất điện năng là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, tổn thất thương mại có quan hệ mật thiết với điểm mua và điểm bán điện. - Điểm mua điện đo đếm điện năng đầu nguồn được tính bằng sản lượng điện đo đếm được ở các công tơ tổng, đặt tại các trạm biến áp và các điểm ranh giới mua điện của Tổng công ty. - Điểm bán điện đo đếm điện năng thương phẩm. Điện năng thương phẩm có hai loại: . Thương phẩm bán tổng bao gồm tất cả điện năng đã bán qua công tơ đặt tại trạm biến áp, tính bằng Kwh. . Thương phẩm bán lẻ đến hộ sử dụng điện, bao gồm tất cả điện năng đã bán qua công tơ đặt tại hộ sử dụng điện. Khi tỷ lệ tổn thất càng cao thì lợi ích kinh tế của việc giảm tổn thất càng lớn. Khi tỷ lệ tổn thất thấp thì hiệu quả kinh tế của việc giảm tổn thất là không đáng kể. Vì lý do này, việc tăng cường đầu tư cho các thiết bị để giảm tổn thất là có giới hạn. Do vậy cũng cần phải tính toán xem lợi ích kinh tế do việc giảm tổn thất đem lại như thế nào thì có thể bù đắp được vốn đầu tư. Đối với Công ty Điện lực thành phố Nội hiện nay, khi tỷ lệ tổn thất còn gấp nhiều lần tổn thất kỹ thuật, tổn thất thương mại còn quá lớn thì thực hiện các biện pháp giảm tổn thất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác kinh doanh điện năng. III . CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA TỔN THẤT. Ở đây ta chỉ xét đến những nguyên nhân gây ra 2 loại tổn thất cơ bản là tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại. 4.1.Đối với tổn thất kỹ thuật Tổn thất kỹ thuật không thể loại trừ được hoàn toàn, nó do hai yếu tố kỹ thuật gây ra. Các nguyên nhân chính gây ra tổn thất kỹ thuật là: • Việc sử dụng nhiều cấp điện áp (220KV- 110 KV-35 KV-22KV-10KV-6KV) dẫn đến phải biến đổi điện áp qua nhiều máy biến áp trung gian, gây nên những tổn thất đáng kể trong lưới điện. • Đường dây quá dài, thiết bị nhỏ lại mang tải quá lớn, thậm chí quá tải dẫn đến tổn thất trên đường dây do dây dẫn phát nhiệt. Chất lượng thi công lắp đặt cải tạo chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt là những đường cáp cũ, thiết bị cũ, máy biến áp cũ qua sửa chữa, đại tu không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu, gây tổn thất lớn khi vận hành. • Lưới vận hành với hệ số công xuất (cos ϕ ) thấp,phần lớn chỉ đạt hệ số trung bình cos ϕ = 0,8, công suất tác dụng thấp, lượng điện năng tiêu hao vô ích lớn, làm tăng tổn thất điện năng. • Trị số điện áp vận hành thấp so với trị số điện áp định mức, đo đếm sẽ không chính xác, gây tổn thất khi khách hàng sử dụng thiết bị. Trên thực tế có thể nâng cao điện áp vận hành bằng việc điều chỉnh các đầu phân áp tại các nguồn, song công tác này chưa được thực hiện thường xuyên. • Mức chênh lệch phụ tải lớn (Pmax) và phụ tải nhỏ nhất (Pmin) trên đồ thị phụ tải ngày quá lớn, công suất sử dụng thấp hơn công suất nguồn phát, dẫn đến tổn thất điện năng do vận hành non tải. BIỂU ĐỒ NGUYÊN NHÂN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG DÂY DẪN BIẾN THẾ HỘ TIÊU THỤ 4.2.Đối với tổn thất thương mại K Ỹ THUẬT Cos φ thấp MBA cũ Cách điện kém Quá d ià Quá tải MBA Quá tải Non tải Nâng, hạ thế Nối nhiều TỔN THẤT ĐIỆN NĂN G S ửa số liệu Không ra HĐ Lắp đặt sai Câu móc Không ghi chữ Dùng quá định mức Chạy chậm Ghi ít đi Mức khoán thấp Hỏng nng Nhân viên l mà sai Thiết bị đo đếm điện đếm điện L Ấ Y C Ắ P Đ I Ệ N TH ƯƠNG MẠI Lượng điện tổn thất thương mại là lượng điện hao hụt trong quá trình phân phối sử dụng điện cho khách hàng, do nguyên nhân quản lý gây ra.Các nguyên nhân chính sau: • Một số trường hợp, khách hang chưa đủ điều kiện để lắp đặt công tơ, hoặc chỉ có nhu cầu dùng điện tạm thời trong một thời gian nhất định cũng có thể được cung cấp điện. Do không có thiết bị đo đếm cụ thể nên họ dùng điện lãng phí, vượt mức qui định gây tổn thất điện. • Hệ số công suất (cos ϕ ) được dùng để đánh giá hiệu quả của công suất tác dụng, bằng tỷ số giữa công suất có ích và công suất danh nghĩa. • Cơ sở để tính toán tiền điện là chỉ số công tơ. Nếu công tơ bị mất, chết, cháy không được thay thế kịp thời sẽ không đo đếm được lượng điện sử dụng của khách hàng. • Chất lượng và độ bền của công tơ đo đếm chưa đảm bảo. Nhiều công tơ đã được kiểm định, kẹp chì niêm phong nhưng khi vận hành trên lưới lại hoạt động không chính xác. Hoặc do công tơ sử dụng lâu ngày không được hiệu chỉnh lại nên chạy chậm, làm tăng tổn thất. • Quá trình kinh doanh điện năng phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm của những nhân viên quản lý trực tiếp khách hàng. Nếu như họ thông đồng với khách hàng ghi chữ không chính xác, bỏ sót công tơ không ghi hoặc tạm tính sản lượng sẽ dẫn đến tổn thất điện năng. • Một nguyên nhân quan trọng gây ra tổn thất điện năng thương mại là do hành vi ăn cắp điện của người sử dụng ngày càng tinh vi khó phát hiện. IV - TÌNH HÌNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 1999 TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC NỘI Thành phố Nội có vị trí quan trọng trong mạng lưới điện quốc gia. Hàng năm nội có nhu cầu rất lớn trong tiêu thụ điện. Trung bình mỗi năm có nhu cầu tiêu thụ từ 1,5 tỷ Kwh đến 1,6 tỷ Kwh và nhu cầu này tăng lên với tốc độ 15% một năm. Tổn thất điện năng là một chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả quản lý kinh doanh của Công ty Điện lực nội. Với một lượng điện nhận tương đối lớn như trên thì chỉ [...]... tổn thất tháng 4 là cao nhất và tháng 6 là thấp nhất Tuy nhiên tỷ lệ tổn thất tháng 4 và tháng 5 năm 1996 là cao hơn cả Sở dĩ như vậy là từ tháng 4/1995, cùng với Sở điện lực Nội được chuyển thành Công ty Điện lực Nội, cách tính tổn thất cũng có sự thay đổi Trứơc tháng 4/1995, Sở điện lực Nội, mua điện đầu nguồn của Công ty Điện lực 1 tại lưới 35, 10, 6KV Từ tháng 4/1995 Công ty Điện lực Hà. .. thànhtỷ lệ tổn thất cao hơn hẳn các điện lực nội thành Các điện lực nội thànhtỷ lệ tổn thất cao trên 10%, thậm chí có khi tới 22% như điện lực Đống Đa, còn các điện lực ngoại thànhtỷ lệ tổn thất chỉ từ 5% đến 9% Điều này chứng tỏ các quận nội thành là khu vực chính gây tổn thất điện năng Vì tuy diện tích nội thành chỉ chiếm 4,3% diện tích toàn thành phố nhưng lại là nơi tập chung dân cư đông... 7,11 7,11 6,38 (Điện lực Tây Hồ và Thanh Xuân tính chung tổn thất điện năng năm 1998,1999 với Ba Đình và Đống Đa) Tổn thất điện năng xảy ra khác nhau ở các khu vực khác nhau Nội có 4 điện lực quận nội thành ( từ 7/1997 là 6 điện lực) và 5 điện lực huyện ngoại thành, mỗi khu vực có đặc điểm sử dụng điện khác nhau Điện thương phẩm cho nội thành luôn chiếm tỷ trọng cao, còn điện cho ngoại thành chỉ chiếm... các điện lực ngoại thànhtỷ lệ tổn thất thấp hơn nhiều so với các điện lực nội thành Nhìn chung, các điện lực ngoại thànhtỷ lệ tổn thất khá đồng đều, chênh lệch ít và giảm dần qua các năm Đặc biệt, tỷ lệ tổn thất của điện lực Thanh Trì luôn giữ vị trí thấp nhất so với các điện lực khác Năm 1999 so với 1996, tỷ lệ tổn thất của điện lực Thanh Trì giảm 3,02%, giảm nhiều nhất trong các điện lực. .. độ khác nhau: • Tổn thất điện năng qua các năm • Tổn thất điện năng qua các quý trong năm • Tổn thất điện năng của các Điện lực • Sự biến động điện thương phẩm theo các thành phần phụ tải * Phân tích tổn thất điện năng theo năm Năm Chỉ tiêu - Điện đầu nguồn - Điện thương phẩm - Điện năng tổn thất - Tỷ lệ tổn thất - Mức tăng(+),giảm(-)đ iện năng tổn thất 1997 1998 1999 2000 1.834.444.776 1.993.193.972... ngoại thành Số lượng khách hàng mà các điện lực nội thành quản lý tương đối ít: nhiều nhất là điện lực Từ Liêm 10.278 khách hàng và ít nhất là điện lực Sóc Sơn 966 khách hàng Điện cung cấp cho khu vực ngoại thành chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp và ánh sáng sinh hoạt Phần lớn các phụ tải ngoại thành đều mua bán tổng Do đó mà tỷ lệ tổn thất là rất thấp Tóm lại: Tỷ lệ tổn thất của các nghành điện. .. các thành phần kinh tế khác nhau Với lượng dân cư lớn và luôn biến động, nhu cầu điện năng của các quận nội thành cũng luôn biến động và gây khó khăn trong công việc quản lý , cung cấp điện dẫn đến tỷ lệ tổn thất điện cao Tỷ trọng điện thương phẩm của nội thành lớn hơn của ngoại thành, tỷ lệ tổn thất lại cao hơn do vậy gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh bán điện của Công ty Trong các điện lực. .. thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể từng điện lực Nhưng qua đó cũng cho thấy cố gắng chung của toàn CBCNV Công ty điện lực Nội trong công tác kinh doanh điện năng, thực hiện giảm tổn thất điện năng V TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TỔN THẤT Việc giảm tổn thất điện năng liên quan đến cả lĩnh vực kỹ thuật cũng như lĩnh vực thương mại Giảm tổn thất điện năng trong thời gian ngắn với kết quả như... các điện lực, do vậy không có kết quả đo đếm điện năng chính xác Trong năm gần đây , Công ty điện lực có nhiều cố gắng trong công vịêc lắp đặt công tơ ranh giới, đo đếm riêng cho từng điện lực Nhờ đó mà nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh đối với từng điện lực, tính toán tổn thất điện năng cũng trở nên chính xác hơn Nhìn vào số liệu của bảng trên ta thấy: Các điện lực nội thànhtỷ lệ tổn thất cao... Công ty điện lực Nội vừa ổn định về tổ chức theo điều lệ hoạt động vừa triển khai thực hiện các nhiệm vụ Tổng Công ty điện lực Việt Nam giao Công ty đã xây dựng được quy trình kinh doanh điện năng mới, phù hợp với tình hình thực tế Tỷ lệ tổn thất điện năng năm 1997 đã giảm thấp hơn so với năm 1996 là 1,78% nhưng lượng điện tổn thất lại tăng cao hơn so với năm 1996 là 1,78% nhưng lượng điện tổn thất . TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI I - CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ CÁC DẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Tổn thất điện năng. với Sở điện lực Hà Nội được chuyển thành Công ty Điện lực Hà Nội, cách tính tổn thất cũng có sự thay đổi. Trứơc tháng 4/1995, Sở điện lực Hà Nội, mua điện

Ngày đăng: 05/11/2013, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Để nghiên cứu tình hình tổn thất điện năng một cách toàn diện, cần phải đi sâu phân tích tổn thất theo các góc độ khác nhau: - TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
nghi ên cứu tình hình tổn thất điện năng một cách toàn diện, cần phải đi sâu phân tích tổn thất theo các góc độ khác nhau: (Trang 11)
Nhìn vào số liệu của bảng trên ta thấy: - TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
h ìn vào số liệu của bảng trên ta thấy: (Trang 18)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, năm1996 và năm 1997, việc đầu tư chỉ đạt hiệu quả thấp. Tỷ lệ giữa số tiền tiết kiện được do giảm tổn thất điện năng và vốn đầu tư chỉ đạt 13,99%(năm 1997) và 10,93%(năm 1998) - TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
h ìn vào bảng trên ta thấy, năm1996 và năm 1997, việc đầu tư chỉ đạt hiệu quả thấp. Tỷ lệ giữa số tiền tiết kiện được do giảm tổn thất điện năng và vốn đầu tư chỉ đạt 13,99%(năm 1997) và 10,93%(năm 1998) (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w