NHỮNG Ý KIẾN ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC GIẢM TỔN THẤT

Một phần của tài liệu TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 39 - 44)

VI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM TỔN THẤT

B NHỮNG Ý KIẾN ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC GIẢM TỔN THẤT

2.1Chính sách về đầu tư :

Điện năng là một loại hàng hoá thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của toàn xã hội. Cho đến nay điện vẫn là sản phẩm độc quyền của Nhà nước, do Nhà nước trực tiếp nắm giữ và kiểm soát từ khâu sản xuất đến khâu phân phối. Do đó Nhà nước phải có sự đầu tư quan tâm thích đáng. Việc đầu tư của Nhà nước không những chỉ đầu tư cho công trình trọng điểm mà còn phải đầu tư cho công tác cải tạo lưới điện, hoàn thiện hạ thế những khu vực quá cũ nát.

Để thực hiện mục tiêu đưa điện về làng, bán điện đến từng hộ gia đình ở nông thôn, Nhà nước cần tạo điều kiện về chi phí cho Công ty qua việc triển khai phương án phụ thu tiền điện, hoặc có chính sách phụ giúp cho những hộ nông dân nghèo có điều kiện mua điện trực tiếp qua công tơ nghành điện.

Bên cạnh đầu tư trong nước, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện để phát triển hệ thống điện. Trong điều kiện vật tư, trang thiết bị hiện nay của nghành điện là rất chắp vá, không đồng bộ lại lạc hậu, rất cần có sự đầu tư, hỗ trợ và tham mưu của các nước tiên tiến. Hiện nay, hình thức chủ yếu của đầu tư nước ngoài là cho vay vốn. Ngoài ra, chúng ta rất cần những kinh nghiệm quý báu, những kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài. Do đó, Nhà nước cần tạo điều kiện để nghành điện có thể học hỏi, tiếp xúc với những kinh nghiệm, những kỹ thuật đó.

2.2. Chính sách về giá điện

Điện là sản phẩm độc quyền, giá bán điện do Nhà nước quy định. Nhà nước cần có chính sách về giá điện cho hợp lý để đảm bảo cân đối giữa chi phí sản xuất và nhu cầu sử dụng sao cho vừa bù đắp được chi phí sản xuất vừa khuyến khích người sử dụng tránh lãng phí điện năng, đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất của nghành .

Giá bán điện hiện nay có 3 hình thức chủ yếu: .Giá bán điện theo cấp điện áp

.Giá bán điện theo thời gian sử dụng trong ngày .Giá bán điện bậc thang cho tiêu dùng sinh hoạt

Giá bán điện theo cấp điện áp được áp dụng đối với tất cả các khách hàng mua điện. Trong khi đó giá bán điện quy định theo thời gia sử dụng trong ngày (3 giá) mới chỉ áp dụng đối với các hộ sử dụng điện vào mục đích sản xuất và kinh doanh có máy biến áp chuyên dùng từ 100KVA trở lên và các trạm bơm tưới tiêu. Mục đích của hình thức giá này là nhằm san bằng đồ thị phụ tải.Thực tế cho thấy, trong cơ cấu tiêu thụ điện của Hà Nội, thành phần ánh sáng sinh hoạt luôn chiếm tỷ trọng 50-60%. Do đó, hình thức giá theo thời gian cần phải được áp dụng đối với cả cho tiêu dùng sinh hoạt của các hộ gia đình.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà khách hàng luôn được giảm giá nếu mua hàng với số lượng lớn thì giá điện bậc thang lại gây ra một tâm lý không thoải mái đối với người tiêu dùng. Mục đích của hình thức giá bậc thang là nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm. Nếu áp dụng hình thức điện 3 giá, giá cao vào giờ cao điểm, giá thấp vào giờ thấp điểm, không những sẽ giúp san bằng biểu đồ phụ tải mà cũng có tác dụng làm cho khách hàng tiết kiệm sử dụng điện . Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần giảm thấp hơn nữa giá điện vào giờ thấp điểm. Đây sẽ là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động sản xuất vào thời gian này nhằm hạ giá thành sản phẩm. Điều đó rất có tác dụng cho ngành điện trong việc san bằng biểu đồ phụ tải, giảm tổn thất điện năng.

Như vậy, sử dụng giá điện chính là một biện pháp để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, giưã chính sách về giá và chính sách đầu tư có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hàng năm Công ty cần hàng trăm tỷ đồng để củng cố, duy trì sửa chữa thường xuyên

mạng lưới truyền tải và phân phối điện. Đó là chưa kể đến nhu cầu vốn để hoàn thiện và xây dựng cơ bản. Trong khi đó, vốn do Nhà nước cấp lại rất ít ỏi. Do đó, muốn đầu tư, nâng cấp lưới điện, Công ty phải vay vốn nước ngoài, dẫn đến phải tăng giá điện thì mới bù đắp được chi phi và trả nợ nước ngoài. Điều này có tác động trực tiếp đến toàn bộ hoạt động kinh tế quốc dân, Nhà nước cần có sự can thiệp hữu hiệu hơn vừa để trợ giúp cho ngành điện, vừa không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanh cho các ngành khác.

2.3 Chính sách về công nghệ

Công nghệ là “công cụ để giải quyết vấn đề”. Do đó, phát triển công nghệ, ứng dụng nó vào sản xuất thích ứng và từng bước hoàn thiện là điều kiện tiên quyết, cơ bản có ý nghĩa then chốt cho việc đạt được hiệu suất cao nhất của nguồn vốn vật chất và nguồn lực khác. Trong giai đoạn hiện nay với việc bùng nổ của khoa học công nghệ và sự chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia với nhau, nếu chúng ta không có những chính sách công nghệ hợp lý thì vấn đề tụt hậu là không tránh khỏi. Mặt khác, chính sách này không chặt chẽ dẫn đến việc chúng ta sẽ phải nhập những máy móc, thiết bị cũ chất lượng thấp. Đối với ngành điện, các thiết bị đòi hỏi phải có sự đồng bộ và chính xác cao. Do đó, cần phải có những nghiêm ngặt, những hiểu biết sâu sắc về vấn đề này.

2.4 Hoàn thiên cơ sở pháp lý cho việc chống lấy cắp điện

Nhà nước, các cơ quan luật pháp cần có những biện pháp cụ thể hơn ngăn chặn tệ nạn lấy cắp điện, nếu cần thiết thì qui định thành luật. Trên thực tế hiện nay, các

trường hợp vi phạm sử dụng điện thường bị sử phạt hành chính, ở mức độ bồi thường thiệt hại vật chất. Nhà nước cần sử lý nghiêm khắc các trường hợp lấy cắp điện điển hình ( lấy cắp một lượng điện lớn, tái phạm nhiều lần ) bằng luật pháp để làm gương giáo dục. Đồng thời, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận, lên án hành vi lấy cắp điện.

Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đòi hỏi như cầu về năng lượng cho nền kinh tế quốc dân sẽ tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, đảm bảo cho năng lượng đi trước một bứơc sẽ có ý nghĩa quyết định đối với tốc độ phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá trước mắt cũng như lâu dài.

KẾT LUẬN

Với mục đích rõ ràng đó là cũng cố và phát triển những kiến thức đã được trang bị ở trường thông qua việc tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nội . Làm quen và thâm nhập với các công việc thực tế thông qua việc đángh giá hiện trang về nhu cầu phụ tải điện và tình hinh cung cấp của Công ty Điện lực Hà Nội. Phân tích tình hình sử dụng điện năng từ đó đánh giá tình hình tổn thất điện năng của Công ty điện lực Hà Nội.Báo cáo thực tập này Em đã đi sâu vào phân tích thực tế sử dụng và tổn thất điện năng của Hà Nội thời kỳ 1997 - 2000. Một số công việc đã thực hiện của Công ty trong chương trình giảm tổn thất điện năng và nêu một số ý kiến về công tác quản lý điện năng của Hà Nội .

Sau gần hai tháng thực tập tìm hiểu về tình hinh hoạt động sản xuất và kinh doanh tại công ty Điện lực Hà Nội tuy là qúa ngắn ,song Em cũng đã hiểu phần nào về tinh hình sản xuất và kinh doanh diễn ra ngoài doanh nghiệp .Đây chính là cơ hội đầu tiên dành cho Em để Em có thể đối chiếu lại với những gì kiến thức Em đã học trong trường Đại học .Với yêu cầu của đề cương thực tập Em đã đi sâu vào tìm hiểu ,phân tích về tình hình tổn thất và kế hoạch giảm tổn thất tại Công ty Điện lực Hà Nội và manh dạn đưa ra một số kiến nghị về công tác giảm tổn thất . Bởi giảm tổn thất điện năng đồng thời chính là tăng sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho khách hàng, có nghĩa là lượng điện năng phải mua đầu nguồn sẽ giảm đi. Khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh điện năng sẽ tiết kiệm được một số đầu tư khá lớn. Nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. Còn đối với nhà máy sản xuất điện, khả năng cung ứng điện cho các cơ sở khác sẽ tăng lên. Do đó ngành điện sẽ giảm được chi phí cho xây dựng các mạng truyền tải và cung cấp, Nhà nước cũng giảm được vốn đầu tư cho việc phải xây dựng các nhà máy điện mới. Tức là, nó đem lại lợi ích không những chỉ cho ngành điện mà còn cho nền kinh tế quốc gia.

Đánh giá thực trạng và tìm ra các biện pháp khắc phục và tồn tại là một yêu cầu cấp bách hiện nay của ngành điện. Vấn đề tổn thất điện năng là một trong những vấn đề trọng tâm nhất hiện nay của ngành điện nói chung và của Công ty Điện lực Hà Nội nói riêng.

Do khả năng hiểu biết và thời gian có hạn nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiết sót. Vì vậy , rất mong sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo và cô giáo trong Khoa Kinh Tế và Quản lý đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn thực tập Thầy Trần Văn Bình ,cùng các Cô ,Chú trong Công ty Điện lực Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ Em hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w