4 Các biện pháp tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 34 - 39)

VI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM TỔN THẤT

1. 4 Các biện pháp tổ chức quản lý

Tổ chức quản lý là biện pháp gián tiếp trong tiến trình thực hiện các biện pháp giảm tổn thất nhưng cũng không kém phần quan trọng. Công ty cần phải thực hiện nhiều công việc như:

Khẩn trương tổ chức lại các đơn vị theo hướng các doanh nghiệp trực thuộc để tạo quyền chủ động hơn cho các điện lực trong quản lý lưới điện và làm các dịch vụ về điện cho khách hàng. Các điện lực sẽ được chuyển thành các xí nghiệp kinh doanh bán điện và thực hiện hạch toán độc lập.

Tiếp tục củng cố, xây dựng đội ngũ CBCNV làm công tác kinh doạnh bán điện có ý thức trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. Tổ chức tập huấn quy trình kinh doanh cho CBCNV theo hệ thống quy trình kinh doanh bán điện do Công ty ban hành.

Tăng cường giáo dục CBCNV kết hợp với công tác kiểm tra trách nhiệm trong quản lý. Xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực với khách hàng. Nâng cao ý thức kỷ luật lao động, ý thức tiết kiệm điện.

Tổ chức phong trào phát động thi đua CBCNV nghi chữ, quản lý công tơ giỏi… Khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị có thành tích trong công tác kinh doanh bán điện .

Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề công tác kinh doanh bán điện mà đặc biệt là các biện pháp theo dõi, quản lý khách hàng và kiểm tra đo đếm đầu nguồn nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.

Công ty cần đẩy mạnh các biện pháp về nghiệp vụ kinh doanh về nhiều mặt như:

Tăng cường công tác quản lý đo đếm (TI,TU, công tơ), về số lượng và chất lượng, có kế hoạch kiểm tra định kỳ hệ thống đo đếm P, P9, đối chiếu công suất sử dụng và các thông số thiết bị để kịp thời thay thế, điều chỉnh cho phù hợp. Đối chiếu thực tế với sổ sách đang quản lý, các trường hợp nghi ngờ phải kiểm định lại thiết bị đo đếm và ký lại hợp đồng mua bán điện nếu cần.

Hoàn thiện hệ thống đo đếm đầu nguồn và ranh giới giữa các điện lực. Quản lý ghi chữ chính xác các đầu nguồn, đảm bảo đúng sản lượng điện mua của Tổng Công ty hàng tháng để tính toán tổn thất điện năng được chính xác.

Thống nhất phiên ghi chữ công tơ thương phẩm trong toàn Công ty, tránh tình trạng mỗi điện lực tự đặt ra một phiên ghi chữ riêng,và nhất thiết phải có sự đồng bộ với phiên ghi chữ công tơ đo nguồn. Thực hiện nghiêm túc việc ghi chữ đủ sản lượng, đúng công tơ, đúng chỉ số, đúng ngày quy định theo phiên.

Thực hiện việc đảo người ghi chữ trong các tổ quản lý điện phường nhằm tăng cường công tác quản lý khách hàng, chống các hiện tượng tiêu cực của nhân viên ghi chữ.

Phải có sự theo dõi chặt chẽ tổn thất của các trạm đã hoàn thiện hạ thế nhằm phát huy tối đa hiệu quả giảm tổn thất điện năng, tránh tình trạng trạm đã hoàn thiện rồi mà tổn thất vẫn không gỉm hoặc giảm không đáng kể.

Hiện nay, hàng tháng, Công ty vẫn giao chỉ tiêu tổn thất cho các Điện lực. Hình thức này tuy có gắn trách nhiệm quản lý nhưng chưa tạo động lực mạnh mẽ trong kinh doanh bán điện, quản lý sử dụng điện, nhiều trường hợp còn phát sinh tiêu cực. Công ty cần nghiên cứu mô hình bán điện đầu nguồn, giao sản lượng điện năng ngay tại đầu nguồn (phía cao thế hay hạ thế) cho từng khu vực. Nếu đưa

phương pháp này vào thực hiện một cách đồng bộ và triệt để thì nhất định tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty sẽ giảm một cách đáng kể.

1.6 Công tác kiểm tra sử dụng điện

Hệ thống lưới điện của Công ty trải rộng trên địa bàn toàn thành phố, đi vào từng ngõ xóm, đến từng nhà dân. Khách mua điện của Công ty cũng thuộc nhiều thành phần khác nhau. Do đó công tác kiểm tra sử dụng điện là một khâu cần thiết, tất yếu trong kinh doanh điện năng. Hơn nữa, công tác này đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục mới duy trì được kết quả như mong muốn. Hiện nay, các điện lực đều có một đội kiểm tra điện, trực tiếp phối hợp với Công an quận, huyện thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra chống lấy cắp điện, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về điện. Hình thức này mang tính khách quan và rất có tác dụng vì đội kiểm tra của điện lực, trực tiếp phối hợp với Công an quận, huyện thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra chống lấy cắp điện, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về điện. Hình thức này mang tính khách quan và rất có tác dụng vì đội kiểm tra của điện lực thì nắm vững địa bàn quản lý, nắm vững đặc điểm khách hàng lại có sự trợ giúp của người đại diện cho Pháp luật nên đã góp phần hạn chế được hiện tượng ăn cắp điện. Tuy nhiên xét về lâu dài cũng rất cần sự tham gia của tổ điện phường vào công tác kiểm tra sử dụng điện, vì họ là những người trực tiếp quản lý khách hàng. Công ty cần nghiên cứu chế độ thưởng phạt thích đáng đối với tổ điện phường trong công tác quản lý khách hàng cả về mạt sử dụng điện. Thưởng trong trường hợp qua số lần kiểm tra mà không có khách hàng nào vi phạm và phạt nghiêm khắc theo tỷ lệ phát hiện khách hàng vi phạm sử dụng điện. Có như vậy, trách nhiệm quản lý khách hàng sẽ được nâng cao hơn.

Cuối cùng, vấn đề quan trọng nhất vẫn là cần phải tuyên truyền giáo dục ý thức sử dụng điện trong nhân dân. Thực tế cho thấy trong khách hàng sử dụng điện hiện

nay, hiện tượng ăn cắp điện còn nhiều, chưa tự giác trong việc bảo vệ thiết bị điện. Ngành điện cần thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo , vô tuyến để tuyên truyền giáo dục trong nhân dân nhằm nâng cao ý thức, nâng cao trình độ dân trí và nếp sống văn minh của các hộ tiêu dùng điện. Như vậy,sẽ không còn hiện tượng ăn cắp điện dưới mọi hình thức và tỷ lệ tổn thất sẽ được giảm xuống mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w