Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
112,38 KB
Nội dung
THỰCTRẠNGNGHIỆPVỤHOÁNĐỔINGOẠIHỐIỞVIỆTNAM I . BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1. Đặc trưng thị trường tài chính thế giới Từ thập kỉ 70 đến nay , đây là giai đoạn phát triển vượt bậc của các trung tâm tài chính lớn trên thế giới cả về qui mô, số lượng , chất lượng loại hình dịch vụ cũng như mức độ liên kết giữa các thị trường . Trong đó có một số điểm đáng chú ý là : 1.1. Xu hướng toàn cầu hoá thị trường tài chính. Xu huớng quốc tế hoá thị trường tài chính phát triển từ sau chiến tranh thế giới II , khi nguồn vốn USD đổ từ Mĩ đi khắp nơi trên thế giới, còn các nhà đầu tư nước ngoài lại tập trung vào tín phiếu và trái phiếu kho bạc Mĩ . Thông qua thị trường vốn quốc tế, nhà kinh doanh dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn bổ sung từ nước ngoài khi việc tiếp cận khu vực vốn nội địa ngày càng khó khăn và phức tạp . Nhà đầu tư tài chính lựa chọn được cơ hội sinh lời cao hơn , đồng thời đa dạng hoá danh mục đầu tư , giảm thiểu rủi ro. Nguồn vốn có xu hướng chu chuyển từ quốc gia có ít cơ hội đầu tư và lợi nhuận thấp sang những quốc gia có nhiều cơ hội và tỉ suất lợi nhuận đem lại cao hơn. Đặc biệt trong những năm gần đây khu vực châu Á nổi lên như một khu vực có nhiều tiềm năng , tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu hút dòng vốn đầu tư từ nhiều nơi, tuy cuộc khủng hoảng tài chính năm 97 đã làm chững lại và có phần suy giảm song đây vẫn là khu vực đầy hứa hẹn đối với những nhà đầu tư quốc tế . Thị trường tài chính , đặc biệt là của các quốc gia phát triển ngày càng mở rộng và liên kết chặt chẽ hơn . Xu hướng tự do hoá và quốc tế hóa tài chính với các định chế riêng được khuyến khích phát triển. Các hoạt động cho vay, luân chuyển nguồn vốn giữa các khu vực , các quốc gia ngày càng rộng mở . Kết quả là các biến số kinh tế vĩ mô của các quốc gia phụ thuộc và chịu ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau hình thành mối quan hệ đa chiều , có tính chất tương tác . 1.2. Tỉ giá ngày càng biến động mạnh và khó kiểm soát. Dưới tác động của làn sóng khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin điện tử cũng như của qúa trình tự do hoá, nhiều biến đổi đã xảy ra trong lĩnh vực tài chính –tiền tệ trong những thập kỉ cuối thế kỉ XX. Những biến đổi đó đã tạo nền móng cho những xu hướng phát triển tiếp theo của lĩnh vực này trong 2 thập kỉ đầu của thế kỉ XXI . Thương mại quốc tế chiếm giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới , hoạt động thanh toán quốc tế phát triển làm cho thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoạihối nói riêng ngày càng sôi động kèm theo là sự biến động mạnh và vô lối của tỉ giá . Có nhiều nguyên nhân khác nhau như sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng vào năm 1972, chế độ tỉ giá cố định được thay bằng chế độ tỉ giá thả nổi vào năm 1973. Công nghệ thông tin phát triển làm tăng tốc độ chuyển tiền cũng như tốc độ truyền tin, đặc biệt là những thông tin kinh tế –chính trị như khan hiếm về dầu lửa , các cuộc xung đột .liên quan đến yếu tố tâm lí trong việc xác định tỉ giá dự tính. Những biến động đột ngột với biên độ cao của tỉ giá hối đoái vượt khỏi khả năng kiểm soát của NHTW các nước đã dẫn đến những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở một số nước trên thế giới và do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trường mà nhanh chóng lan ra phạm vi khu vực , hay thậm chí ảnh hưởng toàn cầu. Điển hình như cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan - ĐôngNam Á, Argentina và Brazil . Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi đang trở thành phổ biến ở các nước trên thế giới và ngày càng chiếm ưu thế. Hiện nay tỉ giá vẫn có nhiều biến động, lên xuống thất thường rất khó kiểm soát. Xu hướng thay đổi chế độ tỉ giá hối đoái ở các nước trong thời kì 1991-1999 Các nước Năm 1991 Năm 1999 Cố định cứng Cố định mềm Thả nổi Cố định cứng Cố định mềm Thả nổi Tất cả các nước 25 (16%) 98 (62%) 36 (23%) 45 (24%) 63 (4%) 77 (42%) Các nước công nghiệp phát triển và các nước có thị trường mới nổi 3 (5%) 36 (65%) 16 (29%) 14 (25%) 15 (27%) 26 (47%) Các nước có thị trường mới nổi 2 (6%) 21 (64%) 10 (30%) 3 (9%) 14 (42%) 16 (48%) Các nước khác 22 (21%) 62 (60%) 20 (19%) 31 (24%) 37 (48%) 51 (39%) Nguồn : IMF . Annual Report 2000 ; Stanley Fischer “ Exchange Rate Regimes” Is the Biporlar View Correct ”Finance & Development , June 2001 1.3. “ Đa cực hoá” các đồng tiền và thị trường tài chính - tiền tệ thế giới Trật tự hai cực trước đây bị phá vỡ , kinh tế thế giới phát triển không đồng đều giữa các quốc gia và các khu vực, làm xuất hiện trật tự kinh tế mới theo hướng đa cực . Đô la Mĩ giữ vai trò là đồng tiền chủ đạo trong hệ thống tài chính – tiền tệ quốc tế. Xét trên khía cạnh lí thuyết , đồng tiền đóng vai trò chủ đạo là đồng tiền đóng vai trò thước đo giá trị quốc tế, phương tiện thanh toán quốc tế và công cụ dự trữ quốc tế , nói cách khác , đó phải là đồng tiền của nước có tỉ trọng kinh tế và thương mại lớn nhất thế giới. Hiện nay đôla Mĩ vẫn là đồng tiền được mua buôn bán nhiều nhất trên các thị trường ngoạihối quốc tế . Trong khoảng thời gian từ 1989-2001, tỉ trọng của đô la Mĩ trong các giao dịch ngoạihối quốc tế luôn chiếm tới 82-90,4% . Tuy nhiên bên cạnh đồng USD, các đồng tiền khác như DEM , EUR, GBP, JPY cũng là những đồng tiền mạnh , ổn định và có mặt thường xuyên trong các giao dịch ngoạihối quốc tế, đấy là những đồng tiền có sức cạnh tranh với đồng USD, cho thấy xu thế đa cực hoá các đồng tiền ngày một rõ nét. Những thị trường tài chính sôi động nhất hiện nay là NewYork , Frankfurt , London, Zurich, Tokyo .Các khu vực tài chính quan trọng trong tương lai gồm Mĩ, EU , Nhật Bản , Trung quốc , ASEAN , Mĩ la tinh 1.4. Xu hướng thiết lập các đồng tiền chung trong khu vực Tự do hoá thương mại quốc tế, việc giảm hàng rào thuế quan, hạn ngạch , tạo sự thông thoáng, mở rộng hành lang mậu dịch , khiến cho các nước tiến đến gần nhau hơn trong xu hướng hội nhập chung . Đặc biệt là đối với một số quốc gia có vị trí địa lí gần nhau, có trình độ kinh tế xã hội tương tự nhau đã đi đến thành lập các khu vực tự do thương mại , không chỉ nhằm mục đích hỗ trợ cùng phát triển mà còn tạo sự đối trọng đối với các khu vực khác. Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do làm phát sinh một số vấn đề tài chính – tiền tệ quan trọng , như vai trò chủ đạo của một đồng tiền mạnh và ổn định trong khối , có khả năng cạnh tranh với các đồng tiền có vị thế trên thị trường ngoại hối, các đồng tiền chung lần lượt ra đời. Một số khu vực quan trọng là : * Thị trường chung EU với vai trò thanh toán của đồng DEM tính đến 01/01/1999 sau đó là đồng tiền chung EUR , với 11/15 nước thành viên sử dụng * Khu vực tự do thương mại NAFTA ( khối Bắc Mĩ ) * Khu vực tự do thương mại AFTA ( hiệp hội ASEAN ) , đang trong quá trình đàm phán tiến hành cho ra đời một đồng tiền chung của khối . 2 . Đặc trưng thị trường ngoạihốiViệtNam thời gian qua 2.1. Những biến động về tỉ giá và thay đổi trong cơ chế điều hành tỉ giá Kể từ sau đại hội đảng VI tháng 12/ 1986 , nước ta xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước , đánh dấu một bước ngoặt lớn , một sự chuyển mình trên nhiều phương diện . Lĩnh vực tài chính – tiền tệ và vấn đề tỉ giá hối đoái cũng được điều chỉnh căn bản , chế độ đa tỉ giá trước đó làm mất cân đối nghiêm trọng nền kinh tế đã bị xoá bỏ. Tiêu chí 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 Tỉ giá chính thức 80 368 3000 3900 - 8818 11200 10642 Tỉ giá tự do 425 127 5000 4100 - 9865 11215 10675 Chênh lệch (lần) 5,6 3,5 1,7 1,1 - 1,1 1,0 1,0 ( Nguồn : vụ quản lí ngoạihối , NHNN ) Tháng 3/ 1989 , chế độ trợ giá trong hoạt động ngoại thương bị loại bỏ. Hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ra đờinăm 1991, đến 1/ 10/1994 thì thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng . Tỉ giá chính thức, tính bằng USD, được ấn định căn cứ vào chỉ số lạm phát , lãi suất, cán cân thanh toán, có tham khảo tỉ giá tự do và giá vàng . Trên cơ sở đó, các NHTM xây dựng tỉ giá giao dịch liên ngân hàng hàng ngày với biên độ do NHNN qui định trong từng thời kì . Sau thời gian ổn định quá lâu 1993-1996 , tỉ giá chính thức ngày càng xa rời tỉ giá thực ( tăng khoảng 50% so với năm 1990 ) , đến tháng 7 năm 1997 khủng hoảng tài chính –tiền tệ Châu Á nổ ra. Đầu năm 1998 , NHNN phải đưa ra một loạt các biện pháp hành chính : ban hành Qui chế quản lí ngoại hối, nghiệpvụ mua bán ngoại tệ mới , qui định về trạng thái ngoại tệ và trạng thái tiền đồng ; tiến hành can thiệp trực tiếp trên thị trường : thay đổi biên đổi dao động và điều chỉnh tỉ giá chính thức nhằm thu hẹp khoảng cách giữa tỉ giá giao dịch của các NHTM với tỉ giá tự do. Điều chỉnh tỉ giá qua các năm Lần điều chỉnh 13/ 10/1997 16/02/1998 07/ 08/1998 26/02/1999 Tỉ giá 11.175 11.800 12.998 13.889 Biên độ (+/-%) 10,0 10,0 7,0 0,1 Mức lạm phát 14% 5,6% 10% 6,8% ( Nguồn : NHNN ) Cơ chế tỉ giá chính thức còn nặng về hành chính, chưa linh hoạt với biến động của thị trường tiền tệ , trong khi đó , nền kinh tế phát triển , các nhân tố thị trường phát huy tác dụng , các quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế mở rộng , đặc biệt là hợp tác quốc tế, đòihỏi có những chuyển biến thích hợp trong cơ chế điều hành tỉ giá và thống nhất giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá liên ngân hàng nhằm ổn định thị trường ngoại tệ và sau đó là ổn định nền kinh tế , điều hoà các mối quan hệ giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế . Ngày 25/ 02 /1999, NHNN ViệtNam chính thức công bố : Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN 7 về việc công bố tỉ giá hối đoái giữa đồng ViệtNam với các ngoại tệ, và Quyết định số 65 về việc qui định nguyên tắc xác định tỉ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ . Nói chính xác thì tỉ giá không còn là công cụ mà là mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ thông qua kênh giá tài sản. Cơ chế mới này linh hoạt ở chỗ : thứ nhất , nó phản ánh chính xác và linh hoạt giá trị thực tế sức mua đốingoại của VND ; thứ hai, Nhà nước có thể can thiệp thị trường ngoạihối chủ động hơn bằng các biện pháp kinh tế thay vì chỉ sử dụng các biện pháp hành chính như trước . Từ ngày 26 / 02/ 1999 NHNN công bố hàng ngày tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa VND/ USD . Căn cứ vào đó tổng giám đốc hoặc giám đốc các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỉ giá mua bán ngoại tệ theo nguyên tắc: đối với USD không được vượt quá 1% so với tỉ giá NHNN công bố ngày giao dịch gần nhất trước đó ; đối với các ngoại tệ khác do các TCTD tự xác định. Từ đầu năm 1999 , tỉ giá hối đoái tăng khá đều đặn , bám sát tỉ giá thực , thị trường ngoạihối tương đối ổn định. Trong thời gian qua ViệtNam đã áp dụng một loạt các biện pháp trong việc quản lí ngoạihối và điều hành tỉ giá, đã từng bước tạo cho tỉ giá được sống với đời sống thực của thị trường thông qua tỉ giá giao dịch bình quân của thị trường liên ngân hàng với một biên độ hạn hẹp cho trước. Đặc điểm của chính sách tỉ giá trong thời gian qua là sự vận động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đưa đến định hình một chế độ “ tỉ giá hối đoái cố định từng thời kì ”có điều chỉnh theo các sự kiện lớn về tài chính, tiền tệ của khu vực và thế giới. Tuy nhiên có thể nói ViệtNam đã điều hành chính sách tỉ giá khá thành công , tuy tình trạng “ sùng bái ngoại tệ ” và sự bất hợp lí trong cơ cấu lãi suất vay- gửi nội tệ và ngoại tệ vẫn còn . Nhưng về cơ bản các văn bản mới về quản lí ngoạihối ngày càng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế đốingoại và thông lệ quốc tế, góp phần làm cho VND dần trở thành đồng tiền ổn định , có uy tín hơn trên thị trường tài chính cũng như thị thương mại quốc tế . 2.2. Những biến động lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất Trong giai đoạn đầu thời kì đổi mới năm 1989, Nhà nước phải dùng ngân sách nhà nước bù lỗ cho các ngân hàng thực hiện cơ cấu lãi suất ấn định theo đối tượng, ngành nghề và kì hạn. Năm 1990 lãi suất trần tín dụng và sàn tiền gửi được áp dụng nhưng còn phân biệt theo kì hạn và loại hình khách hàng . Cơ chế lãi suất còn nhiều bất hợp lí : Lãi suất thấp hơn tỉ lệ lạm phát , lãi suất tiền gửi cao hơn cho vay, phân biệt giữa tổ chức kinh tế và cá nhân , khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, chênh lệch lãi suất cho vay ngắn hạn lớn hơn trung, dài hạn, tiền gửi thanh toán không được hưởng lãi. Giai đoạn 1992-1996 , Ngân sách Nhà Nước chấm dứt bù lỗ , ngân hàng được áp dụng cho vay theo lãi suất thoả thuận đối với khu vực ngoài quốc doanh . Từ năm 1993, nhà nước bỏ hẳn hình thức lãi suất theo ngành , chỉ qui định trần và sàn lãi suất theo kì hạn giao dịch. Năm 1993 thị trường nội tệ liên ngân hàng ra đời theo quyết định 136/QĐ-NH2 nhưng hoạt động yết ớt và kém hiệu quả , ban đầu có tổ chức các phiên giao dịch theo tuần và sau đó là theo ngày làm việc của ngân hàng . Hàng hoá chủ yếu là trái phiếu, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng có thể chuyển nhượng , song sau đó từ năm 1996 nền kinh tế có phần suy giảm , hấp thụ vốn kém , tình trạng dư thừa vốn khả dụng làm cho thị trường nội tệ liên ngân hàng hầu như không còn hoạt động. Từ 1/1/1996, NHNN chỉ qui định trần lãi suất cho vay ,và giới hạn chênh lệch lãi suất cho vay – tiền gửi bình quân tối đa là 0,35 %/ tháng , từ đó các ngân hàng thương mại tự qui định lãi suất cụ thể . Việc xoá bỏ qui định về chênh lệch lãi suất đầu năm 1998 và việc kiểm soát lãi suất tiết kiệm ngoại tệ năm 2000 , đã tạo cơ sở tự do hoá lãi suất . Trong năm 1999 và 2000 , giảm liên tục trần lãi suất cho vay , do những dấu hiệu giảm phát và tình hình mất cân đối cung - cầu tín dụng trong nền kinh tế, tuy nhiên không đạt được mục tiêu thống nhất chính sách lãi suất và kích cầu đầu tư. Ngày 2/ 8/2000, Thống đốc NHNN ban hành : Quyết định 241/2000/QĐ- NHNN1 công bố lãi suất cơ bản làm cơ sở ấn định lãi suất cho vay bằng VND. QĐ 243 công bố biên độ lãi suất USD , các ngoại tệ khác do tổng giám đốc hoặc giám đốc tổ chức tín dụng quyết định . Lãi suất cơ bản xác định trong từng thời kì , phụ thuộc chính sách tài chính –tiền tệ quốc gia, cung cầu vốn trong nền kinh tế và lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng . Lãi suất thị trường dần có chiều hướng tăng trở lại, các NHTM cũng giải quyết được vốn dư thừa bằng tín phiếu kho bạc, đầu tư ngân sách ; cầu tín dụng trong nền kinh tế đều tăng, đặc biệt trong hoạt động XNK .Từ tháng 6-2001 , Ngân hàng Nhà nước chính thứcthực hiện cơ chế tự do hoá lãi suất ngoại tệ , tiếp đến tháng 6-2002 thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận Đồng ViệtNam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Theo đó, các TCTD được quyền chủ động trong qui định cụ thể lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của mình trên cơ sở cung cầu vốn , quan hệ với khách hàng . Một loạt những thay đổi và biến động trong việc điều chỉnh lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ cùng với cơ chế điều hành linh hoạt cuả NHNN đã mở rộng quyền chủ động của các TCTD , tạo được liên hệ giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ, lãi suất USD trong nước và lãi suất USD trên thị trường quốc tế ( cụ thể là lãi suất SIBOR trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Singapore). Tuy vốn vào ra ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, chưa phù hợp nhu cầu nguồn vốn lớn, ổn định trung và dài hạn cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhưng nhìn chung ngân hàng nhà nước đã thành công trong việc từng bước giảm lãi suất cho vay, góp phần ổn định lạm phát , kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói cách khác với cơ chế điều hành lãi suất là công cụ gián tiếp theo xu hướng hội nhập khu vực và thế giới, đã tác động hình thành nên lãi suất bình quân, phản ánh tương đối sát cung – cầu vốn trong nền kinh tế. Song phải lưu ý, tuy tự do hoá lãi suất là xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường nhưng nó đòihỏi một thị trường tài chính với các trung gian tài chính , đặc biệt là các ngân hàng biết quản lí rủi ro và vốn khả dụng thông qua các công cụ tài chính. Thị trường tài chính ViệtNam còn rất mới mẻ và đang trong quá trình cải tổ , chưa quen với việc quản lí vốn khả dụng một cách tích cực . Do đó để phát huy hiệu quả của việc quản lí và điều hành lãi suất cần có sự phối hợp sử dụng tốt các công cụ khác của chính sách tiền tệ. Mặt khác NHNN cần tổng hợp và cập nhật đầy đủ các thông tin , kịp thời can thiệp , theo sát với những diễn biến của thị trường. 2.3. Sự ra đời và vai trò của thị trường liên ngân hàng * Mô hình trung tâm giao dịch ngoại tệ Trước năm 1991, ViệtNam chưa có thị trường ngoạihối chính thức, việc mua – bán ngoại tệ thực hiện tại một số ngân hàng uỷ quyền , duy trì chế độ đa tỉ giá với tỉ giá chính thức quá xa so với tỉ giá thị trường tự do . Năm 1991 là thời điểm căng thẳng giá vàng và giá USD . Trước tình hình đó, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định 17 NHQĐ kèm theo Qui chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giao dịch ngoại tệ , đánh dấu bước đầu việc hình thành thị trường ngoạihối có tổ chức ởViệtNam do NHNN quản lí và điều hành . Từ tháng 8 và tháng 11 –1991 hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đi vào hoạt động, thiết lập thị trường giữa NHTM và các đơn vị kinh tế, cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường , xác định tỉ giá USD / VND , tiến tới hình thành thị trường ngoạihốihoàn chỉnh ởViệtNam , đó là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thành viên tham gia gồm các NHTM , NH Đầu tư và phát triển được phép kinh doanh ngoại tệ , các đơn vị được phép kinh doanh XNK trực tiếp với nước ngoài ., NHNN có vai trò tổ chức và kiểm soát thị trường . Số lượng thành viên tăng đáng kể, phương thức mua bán là đấu giá, tỉ giá được thiết lập tại điểm cân bằng cung – cầu Bên cạnh mặt góp phần bình ổn tỉ giá và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong nước , trung tâm giao dịch ngoại tệ cũng bộc lộ những yếu kém : Phạm vi hẹp , đa phần chỉ bó gọn ở giao dịch trực tiếp giữa NHNN (Chi nhánh Hà Nội) và các doanh nghiệp . * Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (INTERBANK) Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ViệtNam (Interbank Foreign Exchange Market) được thành lập theo quyết định 203/ QĐ-NH9 và quyết định 203/ QĐ- NH13 về qui chế tổ chức và hoạt động của Interbank-là thị trường của các ngân hàng , nơi diễn ra hoạt động mua bán ngoại tệ giữa các NHTM với nhau hoặc giữa NHTM với NHNN, do NHNN tổ chức và điều hành . Ngày 01/10/1994 , thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chính thức đi vào hoạt động với 7 loại tiền tệ được mua bán chủ yếu : USD, DEM, GBP, FRF, JPY, HKD,VND. Các loại giao dịch ngoạihối được phép thực hiện trên thị trường gồm có : giao dịch giao ngay, kì hạn và hoánđổi (3/5 nghiệpvụ kinh doanh ngoạihối cơ bản , chưa có giao dịch tương lai và quyền chọn ). Doanh số tối thiểu cho mỗi giao dịch là 50.000 USD hoặc các loại tiền khác tương đương , tỉ giá áp dụng là tỉ giá mua và tỉ giá bán trên cơ sở tỉ giá [...]... tại ViệtNam Đây là những nhân tố có tác động và ảnh hưởng mạnh đến thị trường hối đoái nói chung và cụ thể hơn là đến các nghiệpvụ kinh doanh ngoạihối trong đó có nghiệpvụhoánđổi Tại ViệtNam , nghiệp vụhoánđổingoạihối chính thức ra đời từ khi NHNN ban hành qui chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ- NHNN7 ngày 10/ 01/1998 Theo đó, giao dịch hối đoái hoán đổi. .. đổingoại tệ thông qua các nghiệpvụ mua bán ngoại tệ kì hạn và hoánđổi là rất ít 2.3 NHTM thực hiện nghiệpvụhoánđổi với NHNN ViệtNam Việc ra đời qui chế về giao dịch hoánđổingoạihối là phù hợp với nhu cầu của các NHTM , một mặt cung ứng nghiệpvụhoánđổi cho khách hàng , mặt khác giúp các NHTM tự cân đối vốn cho chính mình , đặc biệt trong những thời kì ngân hàng thực sự thiếu vốn mà không... tệ ởViệtNam chưa phát triển nên thị trường ngoạihối của ta vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình Để có thể hoà nhập với thị trường quốc tế thì thị trường ngoạihối của ViệtNam cần phải được hoàn thiện hơn nữa cả chiều rộng và chiều sâu II SỰ CẦN THIẾT RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆPVỤHOÁNĐỔINGOẠIHỐIỞVIỆTNAM - CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LÍ CÓ LIÊN QUAN 1 Sự cần thiết ra đời và phát triển nghiệp. .. tình trạng dư thừa hay khan hiếm một loại tiền nào đó Tuy nhiên thông qua thực tế quan sát , có thể thấy giao dịch hoánđổiở hệ thống NHTM ViệtNam còn yếu ở nhiều khâu Trên các thị trường ngoạihối phát triển giao dịch hoánđổi đã xuất hiện từ rất lâu và đóng một vai trò quan trọng thì ở nước ta , giao dịch hoánđổi là khái niệm còn khá mới Việc vận dụng những lí thuyết nghiệpvụhối đoái hoán đổi. .. nghiệp vụhoánđổingoạihối tại ViệtNam Như ở trên đã đề cập , giao dịch hoán đổingoạihối là một trong những sản phẩm ngoạihối phái sinh biến đổi từ nghiệpvụ giao ngay nhằm khắc phục và phòng ngừa rủi ro tỉ giá Ra đời xuất phát từ nhu cầu của thị trường tài chính cũng như do sự mở rộng của hoạt động thương mại quốc tế khiến nảy sinh nhu cầu bảo đảm an toàn nguồn vốn có liên quan đến ngoại tệ... các bộ phận kinh doanh ngoại hối trong hệ thống Báo cáo đầy đủ thường xuyên về doanh số , trạng thái ngoại tệ cho NHNN Có đội ngũ cán bộ được đào tạo , thông thạo về nghiệpvụ giao dịch hoán đổingoạihối 2.2.3 Đồng tiền trong giao dịch hoánđổi Giao dịch hối đoái hoánđổi được phép tiến hành giữa ngoại tệ với đồng Việt Nam, ví dụ như : USD/VND, EUR/VND , hoặc giữa các ngoại tệ với nhau như... 2000 của Reuters , hệ thống giao dịch tiền đồng (VDS ) của Telerate III.THỰC TRẠNGNGHIỆPVỤHOÁNĐỔINGOẠIHỐI TẠI VIỆTNAM 1 Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM ViệtNam Trước năm 1991, Ngân hàng ngoại thương ViệtNam (Vietcombank) là ngân hàng duy nhất được nhà nước cho phép thực hiện các hoạt động kinh doanh đối ngoại, nhưng để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng theo cơ chế thị trường... dụng Thực tế cho thấy ở trong nước nghiệpvụhoánđổi không được sử dụng thường xuyên như một công cụ bảo hiểm rủi ro tỉ giá hay một công cụ kinh doanh kiếm lời đối với hệ thống NHTM , chỉ khi xảy ra những tình huống đặc biệt và cần thiết hoánđổingoạihối mới được xem đến như cứu cánh cuối cùng mà thôi 3 Đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện giao dịch hoánđổingoạihốiở các NHTM ViệtNam ... phẩm ngoạihối phái sinh là vô cùng có ý nghĩa Giao dịch hoánđổi là một trong những công cụ hữu hiệu ấy, tuy còn khá mới mẻ song giao dịch hoánđổi đã thể hiện vai trò và tính ưu việt của mình trong hoạt động phòng ngừa rủi ro Trên thị trường ngoạihối quốc tế tỉ trọng sử dụng giao dịch hoánđổihối đoái ngày một gia tăng , nhưng ởViệtNam việc tổ chức tiến hành giao dịch hoánđổingoạihối với khách... mang tính chuyên nghiệp cao Trong đó hoán đổingoạihối là một trong những giao dịch được sử dụng thường xuyên Ngay như ở Thái Lan, quốc gia với nền kinh tế có những đặc điểm tương đối giống với ViệtNam thì những công cụ ngoạihối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỉ giá như hối đoái hoánđổi cũng đã được vận dụng triệt để , phát huy hiệu quả to lớn, điều đáng chú ý là nghiệpvụhoánđổi không chỉ được . trong đó có nghiệp vụ hoán đổi . Tại Việt Nam , nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối chính thức ra đời từ khi NHNN ban hành qui chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm. NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM - CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LÍ CÓ LIÊN QUAN 1. Sự cần thiết ra đời và phát triển nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối tại Việt Nam. Như ở trên đã