NHTM thực hiện nghiệp vụ hoán đổi với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM (Trang 30 - 35)

Việc ra đời qui chế về giao dịch hoán đổi ngoại hối là phù hợp với nhu cầu của các NHTM , một mặt cung ứng nghiệp vụ hoán đổi cho khách hàng , mặt khác giúp các NHTM tự cân đối vốn cho chính mình , đặc biệt trong những thời kì ngân hàng thực sự thiếu vốn mà không thể khai thác được trên thị trường tiền tệ .

Từ 24/12/1997, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 430 về việc thực hiện giao dịch hoán đổi đôla Mĩ và VND trong kì hạn 2 tuần , 1, 2, và 3 tháng giữa NHNN với các NHTM thành viên Interbank. Theo quyết định này NHNN mua ngoại tệ theo tỉ giá mua giao ngay của NHNN tại ngày kí hợp đồng , tỉ giá bán lại tính trên cơ sở tỉ giá bán giao ngay và chênh lệch lãi suất cho vay tái cấp vốn VND và lãi suất LIBOR USD cùng kì hạn , tuy nhiên nghiệp vụ này đã bị xoá bỏ vào tháng 5/1998 . Sau một thời gian , NHNN đã quyết định áp dụng lại với những thay đổi cho phù hợp với cơ chế điều hành tỉ giá và lãi suất mới , cụ thể là áp dụng tỉ giá giao dịch bình quân trên Interbank và mức lãi suất cơ bản .

Thực tế, các NHTM rất ít thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ với NHNN, chứng tỏ khả năng tự cân đối được vốn khả dụng. Tính từ 17/7/2001 chỉ có hai thời

kì các NHTM đồng loạt thiếu VND trầm trọng phải sử dụng đến nghiệp vụ hoán đổi .

Lần thứ nhất vào tháng 7/2001 . Trong 6 tháng đầu năm 2001, đặc biệt là quí II, thị trường ngoại hối biến động mạnh , tỉ giá USD/VND tăng nhanh 3-7 đồng /ngày (3-4%) trong 6 tháng , do đó tuy lãi suất ngoại tệ thấp hơn nhưng dân cư vấn chuyển đổi tiền gửi VND sang tiền gửi USD , các doanh nghiệp vay VND để mua USD nhằm phòng ngừa rủi ro. Theo NHNN, vốn huy động VND đến tháng 7/2001 chỉ tăng 6,6% so với cuối năm 2000, USD tăng 12,8%, trong khi nhu cầu vay USD giảm 6,7%, VND tăng 9,9%, dẫn đến việc các NHTM khan hiếm tiền đồng. Trong phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc (21/07/2001) chỉ có ngân hàng Công thương VN (VICB ) tham gia , trúng thầu 20 tỉ đồng lãi suất 5,5%/năm, nhưng đến phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ đợt 3 trúng thầu 150 tỉ đồng lãi suất 7.3%/ năm thì VICB cũng “đói” VND. VICB đã phải xin thực hiện nghiệp vụ hoán đổi (30 triệu USD) trong 90 ngày để thanh toán. Sau đó NHNN đã quyết định thực hiện nghiệp vụ hoán đổi cho NH Đầu tư và phát triển VN (30 triệu $ ) trong 90 ngày và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2 triệu $) trong 30 ngày . Tổng giá trị hoán đổi cho 3 NHTMNN là 80 triệu $, tương đương với 1.200 tỉ đồng Việt Nam , nhiều hơn cả lượng tiền cung ứng trong 6 tháng đầu năm với 400 tỉ thông qua nghiệp vụ thị trường mở , 480 tỉ thông qua việc NHNN mua tín phiếu kì hạn 1 năm cho các NHTMNN, và các hoạt động đẩy mạnh tái chiết khấu và tái cấp vốn cho các NHTMN .

Sau vụ khủng bố 11/09/ 2001, trong thời gian ngắn trên thị trường có hiện tượng rút tiền gửi USD chuyển lại sang VND hoặc vàng và các loại đầu tư khác như bất động sản …Một số NHTM trong những ngày từ 13-18/09/2001 lại thiếu tiền VND để mua ngoại tệ , tuy nhiên các NHTM vẫn hạn chế thực hiện nghiệp vụ hoán đổi với NHNN. Sau đó , các NH đều đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi VND cũng như

phát hành kì phiếu VND kì hạn 12 tháng với lãi suất tương đối cao, thị trường giao dịch hoán đổi Đô-Đồng giữa NHNN và các NHTM lại trở nên yên ắng .

Lần thứ hai là vào đầu tháng 2/2002, trước Tết âm lịch , nhu cầu tiền mặt trong nền kinh tế tăng vọt, tổng cộng trong toàn hệ thống NHTM thiếu khoảng 2.000 tỉ VND, phải nhờ tới nghiệp vụ tái chiết khấu giấy tờ có giá và nghiệp vụ thị trường mở nhưng NHNN mua vào rất hạn chế nên các NHTM phải xin thực hiện nghiệp vụ hoán đổi . Đáng chú ý là, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đã mạnh dạn xin thực hiện nghiệp vụ này tuy doanh số còn khiêm tốn . Cụ thể ngày 6/2 NHNN đã tiến hành hoán đổi 82 triệu USD , trong đó NH Công thương VN chiếm tới 40 triệu USD , NH ngoại thương VN và NH Nông nghiệp mỗi NH 20 triệu USD , còn 2 triệu USD là Chi nhánh NHTM Chinfon ( Đài Loan ). Vài ngày sau đó , cả NH Đầu tư-phát triển VN cũng phải tham gia , tổng số ngoại tệ trong nghiệp vụ hoán đổi của cả 4 NHTMNN lần này gấp đôi ngày 6/2, lên tới 161 triệu $. Cho đến tháng 4/2002 , một số chi nhánh NH nước ngoài khác cũng rơi vào tình trạng thiếu tổng cộng lên tới ít nhất là 1000 tỉ VND, trong khi các NH này phải chấp hành một số hạn chế về việc đi vay vốn và huy động tiền gửi nội tệ và phải phụ thuộc vào các đối tác là NHTMNN trên thị trường liên ngân hàng . Các chi nhánh NH nước ngoài ( Standart Chartered Bank, ABN Amro Bank)…phải tính đến sử dụng nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối với NHNN , với họ đây tuy là giải pháp hữu hiệu và nhanh chóng nhưng vẫn chỉ là biện pháp hỗ trợ cuối cùng.

Sau thời gian đầu thực hiện, các NHTM phàn nàn nhiều về thủ tục và mức giá áp dụng đối với nghiệp vụ hoán đổi , NHNN đã có những điều chỉnh hợp lí hơn. Đó là điều chỉnh giảm mức gia tăng tỉ giá kì hạn , mỗi kì hạn từ 0,2 đến 0,5 % ; ngày 11/10/2001, quyết định rút ngắn thời gian thực hiện nghiệp vụ có giá trị đến 20 triệu $ xuống còn 1 ngày làm việc, giảm 3 ngày sau khi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho rằng thủ tục xét duyệt và thời gian chuyển tiền kéo dài làm họ

chưa thể sử dụng nghiệp vụ hoán đổi . Ngày 1/12/2001 giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 15% xuống còn 10%, giúp các NHTM tăng vốn khả dụng bằng ngoại tệ . Tuy vậy tỉ giá kì hạn vẫn còn bị đánh giá là quá cao.

Ví dụ: Tỉ giá giao ngay cuả NHNN là S (USD/VND) = 14.990-15.000 Lãi suất cho vay VND 0,65%/ tháng ~ 7,8%/ năm

Lãi suất tiền gửi USD : 3,5%/ năm

Tỉ giá kì hạn hoán đổi bán ra 7 ngày 15 ngày 30 ngày 60 ngày 9 ngày

Theo công thức 15.013 15.027 15.054 15.107 15.160

Theo QĐ 894 (17/07/2001) 15.120 15.128 15.150 15.203 15.255 Theo QĐ 1033 (15/ 08/2001) 15.045 15.060 15.075 15.150 15.255

Với áp lực thiếu tiền mặt VND từ phía các NHTM , NHNN đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục như hạ thấp tỉ lệ dự trữ bắt buộc, hạ lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu, tiến hành các giao dịch thị trường mở , mua các giấy tờ có giá ngắn hạn do NHTM phát hành…và đặc biệt là cho phép các NHTM áp dụng nghiệp vụ hoán đổi Đô - Đồng để giải quyết tạm thời nhu cầu vốn VND cho khách hàng. Hầu hết các biện pháp này đều nhằm mục đích nới lỏng tiền tệ , và cho thấy ý định điều chỉnh tăng lãi suất VND và giảm lãi suất USD trên thị trường của NHNN. Hiện nay, hiện tượng nơi này thiếu vốn , nơi kia thừa vốn vẫn là điều có thực và đây là trách nhiệm điều hoà thị trường của NHNN. Trong những cơn khát VND vừa qua của các NHTM thì việc cho phép hoán đổi đồng USD ra tiền đồng dù sao cũng hé ra cánh cửa điều hoà vốn VND . Tuy nhiên , với quĩ dự trữ ngoại hối quá mỏng như hiện nay , việc vận dụng nghiệp vụ hoán đổi như một công cụ của chính sách tiền tệ vẫn còn nhiều khó khăn . Đứng từ phía NHNN, đây chưa thể được coi là một công cụ linh hoạt mà vẫn chỉ là một giải pháp mang tính tình thế khi các công cụ khác không phát huy được tác dụng . Thực tế cho thấy ở trong nước nghiệp vụ hoán đổi không được sử dụng thường xuyên như một công cụ bảo hiểm

rủi ro tỉ giá hay một công cụ kinh doanh kiếm lời đối với hệ thống NHTM , chỉ khi xảy ra những tình huống đặc biệt và cần thiết hoán đổi ngoại hối mới được xem đến như cứu cánh cuối cùng mà thôi...

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w