Chi phí tiến hành giao dịch hoán đổi ngoại hối còn quá cao.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM (Trang 42 - 44)

4. Tồn tại và nguyên nhân

4.3. Chi phí tiến hành giao dịch hoán đổi ngoại hối còn quá cao.

Nghiệp vụ Swap được ra trên thị trường ngoại hối Việt Nam là hết sức phù hợp với điều kiện thị trường tài chính nước ta . Song cho đến hiện nay giao dịch hoán đổi hầu như vẫn chưa phát triển . Đi tìm nguyên nhân cho vấn đề này có thể thấy ngay rằng một trong những hạn chế phải bàn đến đó là chi phí giao dịch. Chi phí giao dịch quá cao khiến cho hầu hết các chủ thể tham gia đều cảm thấy e ngại và phải cân nhắc . Xét cho đến cùng thì giao dịch hoán đổi cũng là một loại hình sản phẩm dịch vụ được cung cấp từ phía ngân hàng . Theo qui luật tất yếu , giá cao thì cầu giảm và người ta có xu hướng đi tìm sản phẩm thay thế –ở đây là giao dịch kì hạn –Tuy không ưu việt bằng hoán đổi trong vai trò phòng ngừa rủi ro tỉ giá, song giao dịch kì hạn cũng có những tác dụng bảo hiểm nhất định .

Trong hai cơn sốt VND vừa qua , ICB là NHTM đầu tiên đã tạm giải cơn khát vốn VND bằng cách hoán đổi với NHNN 30 triệu USD để lấy khoảng 450 tỉ đồng VN trong thời hạn 3 tháng với mức phí 1,7%. Về phía ICB, do là NH kinh doanh nên luôn muốn một mức phí thấp hơn 1,7%. Tuy nhiên mức phí do NHNN quyết định thấp hay cao còn tuỳ thuộc vào mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN . Mục tiêu của NHNN là tạo sự lưu thông bình thường của VND nhưng tránh bị lợi dụng để đầu cơ ở một số NH . Song thực tế cho thấy , sự quá thận trọng của NHNN khiến mức phí hoán đổi ngoại tệ quá cao , nên có rất ít NH cổ phần tham gia dù các NH này đang thiếu vốn VND trầm trọng hơn các NH quốc doanh. Mức phí hoán đổi rất cao ở các kì hạn 7 ngày , 15 ngày và 30 ngày còn mức phí hoán đổi trong thời hạn 90 ngày là 1,7% , nhìn có vẻ hấp dẫn ( tức là chỉ có 0,56%/

tháng ) nhưng tính cho đủ thì các NHTM lại không có lời . Khi đưa USD cho NHNN , các NHTM không được trả lãi tiền gửi khoảng 0,3%/ tháng. Như vậy nếu cộng cả phí hoán đổi là 0,56% và con số lãi không được trả tính ra tổng chi phí mà NH bị mất lên đến gần 0,9% / tháng , trong khi đổi lấy được VND về để cho vay với lãi suất thấp hơn hoặc ngang ngửa với mức phí đã hoán đổi mà thôi. Có thể nói đứng về mặt kinh doanh thì các NHTM vẫn chấp nhận thiếu VND hơn là hoán đổi ngoại tệ . Do đó , phí hoán đổi là một cản trở khiến giao dịch hoán đổi không được áp dụng thường xuyên như một công cụ chuyên dụng của thị trường ngoại hối trong việc phòng ngừa rủi ro cho nguồn vốn kinh doanh của khách hàng cũng như trong việc xử lí kịp thời tình huống khan hiếm nội tệ .

Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tốt hơn , thị trường bất động sản tăng giá mạnh thì nhu cầu tiền đồng tăng lên là điều dễ hiểu . Điều oái oăm hơn nữa là tổng vốn huy động vào hệ thống NH rất lớn nhưng kết cấu ngoại tệ trong tồng vốn này không phải nhỏ . Nhưng có nhiều ngoại tệ mà không sử dụng được dù lãi suất thấp chẳng qua là vì ám ảnh của một tỉ giá hết sức bấp bênh . Song dù sao qua đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của giao dịch hoán đổi trong việc điều hoà nguồn vốn ở các NHTM khi phát sinh việc thừa hay thiếu hụt nội tệ . Đồng thời yêu cầu NHNN cần mạnh dạn hơn, điều chỉnh hợp lí chi phí hoán đổi để hoán đổi ngoại tệ thực sự phát huy được vai trò của mình.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w