Thực trạng và giải pháp mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối ở các nhtm việt nam
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HOÁN
ĐỔI NGOẠI HỐI 1
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1
1 Khái niệm thị trường ngoại hối 1
2 Chức năng thị trường ngoại hối 2
3 Các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường ngoại hối 3
II NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI 5
1 Khái niệm và đặc điểm 5
2 Sự ra đời và vai trò nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối 6
3 Qui trình và mô hình giao dịch hoán đổi ngoại hối 8
4 Phương pháp xác định tỉ giá trong giao dịch hoán đổi ngoại hối 10
5 Chủ thể tham gia giao dịch hoán đổi ngoại hối 15
6 Ứng dụng của giao dịch hoán đổi ngoại hối 16
7 Những hạn chế của giao dịch hoán đổi ngoại hối 24
8 Thực trạng sử dụng giao dịch hoán đổi trên thế giới 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 31
I.BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH -TIỀN TỆ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 31
1 Đặc trưng thị trường tài chính trên thế giới 31
2 Đặc trưng thị trường ngoại hối Việt Nam thời gian qua 34
II SỰ CẦN THIẾT RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM - CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LÍ CÓ LIÊN QUAN 41
Trang 21 Sự cần thiết ra đời và phát triển nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối tại
Việt Nam 41
2 Các qui định pháp lí về nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối ở Việt Nam 44
III THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM 50
1 Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam 50
2 Thực trạng tiến hành nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối của các NHTM 52
3 Đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại hối ở các NHTM Việt Nam 62
4 Tồn tại và nguyên nhân 64
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI Ở CÁC NHTM VIỆT NAM 72
I.CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ MỚI 72
1 Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội 72
2 Trên phương diện kĩ thuật nghiệp vụ 77
II CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI TẠI VN 80
1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 80
2 Các giải pháp về phía Ngân hàng thương mại 85
KẾT LUẬNCÁC PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường ngoại hối Việt Nam tuy đã được hình thành song còn ở mức sơ khai
và chưa phát triển , những nhận thức và hiểu biết về lĩnh vực này còn nhiều hạnchế, không chỉ trong dân cư nói chung mà ngay cả đối với nhiều cán bộ ngânhàng nói riêng Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối còn nghèo nàn, đại đa số cácNH chỉ tiến hành nghiệp vụ giao ngay phục vụ khách hàng trong việc thanh toánvà kinh doanh tiền gửi trên thị trường quốc tế, chưa kinh doanh ngoại tệ kiếm lờimột cách thực sự và chưa chú trọng đến việc phòng ngừa rủi ro thông qua cáccông cụ ngoại hối phái sinh như hợp đồng kì hạn và hợp đồng hoán đổi Trongđiều kiện hiện nay của Việt Nam, kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực vừamang tính mới mẻ , vừa phức tạp, chứa đựng nhiều thách thức đối với cácNHTM Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh mang lại nhiều lợinhuận cho NH và kích thích thị trường ngoại hối lớn mạnh và sôi động hơn Trên thị trường ngoại hối quốc tế , các nghiệp vụ kinh doanh đã đạt đến mộttrình độ cao, ngoài giao dịch giao ngay còn bao gồm:
- Giao dịch kì hạn - Giao dịch tương lai - Giao dịch hoán đổi - Giao dịch quyền chọn.
Trong đó giao dịch hoán đổi được sử dụng như một công cụ chuyên nghiệptrong việc phòng ngừa rủi ro tỉ giá cũng như kinh doanh ngoại hối kiếm lời TạiViệt Nam, do thị trường ngoại hối chưa hoàn thiện và còn kém phát triển chonên các sản phẩm tài chính trên thị trường rất hạn chế và chật hẹp Các công cụngoại hối phái sinh như giao dịch hoán đổi tuy đã được sử dụng nhưng rất ít vàhiệu quả không cao, các NHTM chỉ sử dụng nó với tư cách là một biện phápmang tính tạm thời với NHNN khi quá thiếu vốn VND Mặc dù không thể phủnhận rằng, nghiệp vụ này mang lại rất nhiều lợi ích cho các chủ thể khác nhau
Trang 4trên thị trường ngoại hối , đặc biệt phù hợp trong điều kiện của Việt Nam hiệnnay khi mà các hoạt động kinh doanh XNK đang trên đà phát triển , các hoạtđộng đầu tư, tín dụng ngày một khởi sắc Việc sử dụng một công cụ phòng ngừarủi ro tỉ giá, bảo đảm an toàn vốn mặt khác có thể xử lí trạng thái luồng tiền , giatăng vốn ngắn hạn tạm thời mà không làm gia tăng những rủi ro kèm theo nhưhoán đổi ngoại hối là hết sức cần thiết Từ những lí do trên , em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hối đoái hoán đổitại các NHTM Việt Nam ” Đây là loại hình giao dịch ngoại hối đang phát triểnmạnh trên thế giới , chiếm ưu thế hơn so với các công cụ phòng ngừa rủi ro khácnhư tuơng lai và quyền chọn
Song tại Việt Nam , đây còn là một nghiệp vụ khá mới mẻ NHNN đã ra quyếtđịnh cho phép các NHTM, được phép tiến hành giao dịch hoán đổi với nhau vàvới khách hàng cũng như là tiến hành với NHNN Tuy nhiên thực tế quá trìnhtiến hành giao dịch còn nhiều yếu kém Do đó, trong khoá luận em xin đề cậpđến những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó , đồng thời cũng đưa ra một sốgiải pháp nhằm góp phần mở rộng phạm vi ứng dụng của nghiệp vụ này trên thịtrường ngoại hối Việt Nam Có thể nói đây sẽ là cái đà cho việc tiếp tục áp dụngcác nghiệp vụ ngoại hối phái sinh còn lại như : tương lai và quyền chọn, tiến tớivận dụng đủ 5 loại giao dịch cơ bản, nhằm tăng cường tính sôi động và hoànthiện cho thị trường ngoại hối Việt Nam
Nhân đây em xin cảm ơn khoa kinh tế ngoại thương đã tạo điều kiện cho emđược nghiên cứu đề tài và đặc biệt cảm ơn cô Lê Thị Thanh , nguời đã nhiệt tìnhhướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này /.
Trang 5CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRUỜNG NGOẠI HỐI
1 Khái niệm thị trường ngoại hối
1.1 Định nghĩa
Thương mại quốc tế đã được hình thành từ lâu và ngày càng phát triển, thựctế cho thấy thương mại quốc tế luôn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởngkinh tế , các nước có tốc độ phát triển kinh tế cao đều là các quốc gia có nềnngoại thương năng động Để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vựckinh tế đối ngoại, phải có sự tham gia của tiền tệ đóng vai trò thanh toán trongquan hệ trao đổi này.
Trên thế giới tồn tại nhiều đồng tiền khác nhau , mỗi đồng tiền có sức muavà khả năng thanh toán riêng tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế và chính trị củanước đó Tuy nhiên các đồng tiền này vẫn vận động nằm trong hệ thống tàichính thống nhất Ngày nay quá trình trao đổi hàng hoá không chỉ dừng lại ởphạm vi một quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới, tất yếu dẫn đến sự cần thiếtphải có hoạt động mua bán giữa các đồng tiền với nhau Trước hết là để phục vụcho việc thanh toán, chu chuyển tiền tệ giữa các pháp nhân và thể nhân ở cácnước, sau đó là các hoạt động du lịch , đầu tư quốc tế , quan hệ tín dụng quốc tế,dần hình thành nên thị trường kinh doanh trao đổi ngoại tệ Có thể nói thị trườngngoại hối là nơi trao đổi mua bán các đồng tiền khác nhau thông qua biến độnggiữa cung và cầu về ngoại tệ nhằm thoả mãn những nhu cầu của các chủ thể kinhtế Tại đây các cá nhân và pháp nhân tiến hành mua hoặc bán các ngoại tệ quangân hàng hoặc người môi giới Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hốicho phép chuyển đổi được sức mua tính bằng đồng tiền của nước này sang đồng
Trang 6tiền của nước khác Tóm lại thị trường ngoại hối được định nghĩa là nơi mà ởđó xảy ra việc mua bán , trao đổi ngoại hối , trong đó chủ yếu là trao đổi, muabán ngoại tệ và các phương tiện
thanh toán quốc tế
1.2.Đặc điểm của thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối không nhất thiết phải tập trung ở một vị trí địa lý hữuhình nhất định Đây cũng là thị trường mang tính toàn cầu với thời lượng giaodịch 24 giờ / 24 giờ, các nhóm thành viên tham gia thị trường duy trì quan hệliên tục với nhau thông qua điện thoại , mạng vi tính , telex và fax Thông tinđược truyền đi nhanh và hiệu quả , cho nên tuy các thành viên tham gia thịtrường ở rất xa nhau nhưng họ vẫn có cảm giác đang cùng hoạt động ở dưới mộtmái nhà chung , chính vì đặc tính này nên các tỉ giá được yết trên các thị trườngkhác nhau nhưng hầu như vẫn thống nhất và độ chênh lệch không đáng kể Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng (Interbank)với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại , các nhà môi giới ngoạihối và các ngân hàng trung ương Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm tới85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu.
Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị , kinh tế , xã hội nhất là với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển Những thị trườngngoại hối quan trọng nhất hiện nay bao gồm : Tokyo , Singapore, London ,Frankfurt và Newyork Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịchlà USD , chiếm 41,5% trong tổng số các đồng tiền tham gia (điều này cũng đồngnghĩa với có tới 83% các giao dịch trên thị trường ngoại hối là có sự có mặt củaUSD )
2 Chức năng của thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối được hình thành từ nhu cầu trao đổi mua bán các đồngtiền khác nhau phục vụ cho những mục đích thương mại , du lịch , đầu tư , tíndụng mang tính quốc tế Các hoạt động này càng phát triển thì thị trường ngoại
Trang 7hối càng trở nên quan trọng , nó làm cho các lĩnh vực của quan hệ kinh tế quốctế có thể diễn ra một cách thuận lợi hơn Nó là mạch lưu thông , luân chuyểntiền tệ , đẩy mạnh hoạt động thanh toán , thông qua đó làm gia tăng mậu dịchcũng như các lĩnh vực phi mậu dịch khác , khiến nền kinh tế toàn
cầu vận động nhịp nhàng trong một thể thống nhất.
Xét trên phạm vi một quốc gia thì thị trường ngoại hối có vai trò như thế nào ?Liệu nó có tác động và quan hệ gì với nền kinh tế quốc dân không? Trước hết cóthể thấy thị trường ngoại hối là một bộ phận của thị trường tài chính nói chung,thị trường tài chính dù ngắn hay dài hạn, đều mang tính mở và có vai trò quantrọng trong đời sống kinh tế – xã hội ở cả cấp quốc gia hay quốc tế Chúng tạo racác kênh và các công cụ huy động vốn cho đầu tư phát triển từ các nguồn trongvà ngoài nước, từ doanh nghiệp và trong dân ; cung cấp cho các nhà đầu tưnhững cơ hội và hình thức đầu tư đa dạng phù hợp, tăng tính thanh khoản củacác công cụ tài chính , giúp đánh giá xác thực giá trị nền kinh tế Có thấy trên thếgiới bất cứ một quốc gia nào có nền kinh tế mạnh đều có một thị trường tài chínhổn định , chặt chẽ và linh hoạt Nếu như thị trường tài chính – tiền tệ là mạchmáu của nền kinh tế , có ảnh hưởng to lớn đến các lĩnh vực kinh tế của một nướcthì thị trường ngoại hối đặc biệt có ý nghĩa đối với hoạt động kinh tế đối ngoại ,bao gồm thương mại, đầu tư, tín dụng thị trường ngoại hối phát triển nó sẽ bôitrơn cho các hoạt động khác, đặc biệt là thanh toán quốc tế , thúc đẩy ngoạithương , gắn kết kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới.
3 Các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường ngoại hối
Thị trường hối đoái có thể nói là thị trường sôi động nhất với nhiều loại hìnhgiao dịch trong đó bao gồm :
- Giao dịch ngoại hối giao ngay
- Giao dịch ngoại hối kì hạn - Giao dịch tiền tệ tương lai - Giao dịch quyền chọn tiền tệ
Trang 8- Giao dịch hoán đổi ngoại hối
* Nghiệp vụ mua bán giao ngay
Nghiệp vụ mua bán giao ngay là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việcchuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong hai ngày làmviệc kể từ khi thoả thuận hợp đồng mua bán Nghiệp vụ này được diễn ra trênthị trường giao ngay và thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay , tức là tỉ giá đượcxác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch Nghiệp vụ này nhằm đáp ứng nhucầu mua bán ngoại tệ giao ngay của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu , các nhàđầu tư và các ngân hàng thương mại
* Giao dịch có kì hạn
Giao dịch ngoại hối có kì hạn là những giao dịch ngoại hối có ngày giá trị xahơn ngày giá trị giao ngay Giao dịch kì hạn rất hiệu quả trong việc phòng ngừarủi ro tỉ giá đối với các công ty khi tham gia xuất nhập khẩu , vay nợ nước ngoàihay thực hiện đầu tư quốc tế Thị trường kì hạn còn là nơi hoạt động tích cựccủa các nhà đầu cơ để kiếm lời
* Giao dịch tiền tệ tương lai
Hợp đồng tương lai là một thoả thuận về việc mua bán một tài sản trongtương lai tại một mức giá cố định , giá cả được thoả thuận vào ngày hôm naynhưng việc giao nhận tài sản và thanh toán xảy ra sau này Đối với tiền tệ cũngvậy , nguyên tắc về giao dịch tương lai là không thay đổi Các hợp đồng tươnglai có thể được sử dụng vào các mục đích phòng ngừa rủi ro và các mục đích đầucơ.
* Giao dịch quyền chọn tiền tệ
Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là quyền , chứ không phải nghĩa vụ , mua hoặcbán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thoả thuậntrước, trong một thời gian nhất định
Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn bán và quyền chọn mua Trong đóhợp đồng quyền chọn mua tiền tệ là hợp đồng mà người mua hợp đồng có quyền
Trang 9mua một đồng tiền nhất định Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ là hợp đồngtrong đó người mua hợp đồng có quyền bán một đồng tiền nhất định Giao dịchquyền chọn là một trong những công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính doanhnghiệp thông qua việc hạn chế tác động bất lợi rủi ro tỉ giá
* Nghiệp vụ hoán đổi
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu , các doanh nghiệp thường quantâm và lo lắng về sự biến động của tỉ giá hối đoái Các DN NK lo tỉ giá tăng.Ngược lại, các DN xuất khẩu lo tỉ giá giảm Hoạt động kinh tế ngày càng pháttriển , xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập ngày càng tăng, hoạt động XNK , đầutư , tín dụng quốc tế ngày càng mở rộng khiến các doanh nghiệp quan tâm nhiềuhơn đến rủi ro tỉ giá Các công cụ giao dịch hối đoái sẽ giúp các DN XNK , cácnhà kinh doanh chứng khoán hạn chế sự biến động , phòng ngừa rủi ro tỉ giá.Cùng với nghiệp vụ giao dịch kì hạn (Forward), quyền chọn (Currency option ) ,tương lai (Future), giao dịch hoán đổi (Swap) được ra đời , là một trong nhữngcông cụ phòng ngừa rủi ro tài chính cho các chủ thể tham gia thị trường ngoạihối một cách có hiệu quả Rõ ràng là việc xuất hiện công cụ Swap, tạo ra choDN có cơ hội tốt hơn trong việc lựa chọn và quyết định , sử dụng công cụ bảohiểm tỉ giá, theo tình hình thực tế của thị trường.
II NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI1.Khái niệm và đặc điểm
1.1 Khái niệm
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là thoả thuận giữa ngân hàng với một chủ thểkhác về việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định , trong đóngày giá trị mua vào và bán ra là khác nhau.
1.2 Đặc điểm của giao dịch hoán đổi
* Giao dịch hoán đổi bao giờ cũng bao gồm song song hai vế , mua vào và bán
ra Trong đó việc mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được cam kết đồngthời và cùng có giá trị vào ngày kí kết hợp đồng hoán đổi
Trang 10* Số lượng mua vào và bán ra đối với đồng tiền đó là bằng nhau trong cả hai vế
của hợp đồng Trong một số trường hợp , nếu có thoả thuận đặc biệt , có thểkhác nhau do có thêm khoản lãi phát sinh trên khoản tiền gốc ban đầu
* Ngày giá trị của vế mua vào và bán ra là khác nhauGiao dịch hoán đổi có thể là :
+ Hoán đổi giao ngay - kì hạn : Gồm 1 giao dịch giao ngay và 1 giao dịch kìhạn , đây là loại giao dịch được sử dụng cực kì phổ biến
+ Hoán đổi kì hạn – kì hạn : Gồm 2 giao dịch kì hạn được kí kết đồng thời tạicùng một ngày nhưng có ngày giá trị khác nhau ( Forward-forward swap ) Trênthực tế loại này là sự kết hợp hai giao dịch hoán đổi giao ngay-kì hạn ngượcchiều ở vế giao ngay.
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là một sản phẩm ngoại hối phái sinh (foreignexchange derivatives ), là một công cụ hữu ích để xử lí trạng thái luồng tiền (tạora độ lệch về mặt thời gian đối với các luồng tiền ) mà không tạo ra trạng tháingoại hối ròng, tuy nhiên chỉ thực sự hiệu quả trong ngắn hạn ( dưới một năm ) ,khi tỉ giá kì hạn tính toán theo mức lãi suất hiện hành trên thị trường tương đốisát với tỉ giá giao ngay dự tính trong tương lai , hay thị trường ngoại hối và thịtrường tiền tệ liên kết hoàn hảo Còn trong dài hạn , khó có thể xác định chínhxác mức tỉ giá kì hạn , trao đổi định kì các khoản lãi sẽ an toàn hơn Do đó hoánđổi tiền tệ ra đời , có thể coi là một sản phẩm phái sinh của hoán đổi ngoại hối ,với thời hạn dài ( hàng năm ) và lãi được thanh toán định kì trong thời gian hiệulực hợp đồng Tuy nhiên hoán đổi ngoại hối diễn ra trên thị trường ngoại hối( Forex ) còn hoán đổi tiền tệ chéo là công cụ thị trường tiền tệ.
2 Sự ra đời và vai trò của nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối
Trong điều kiện môi trường kinh doanh biến động thường xuyên như hiện nayviệc bảo hiểm rủi ro tỉ giá và rủi ro ngoại hối có nhiều thay đổi Trước đây cáccông ty thường ở qui mô nhỏ và vừa , có cơ cấu kinh doanh đơn giản , áp dụng
Trang 11chiến lược quản lí rủi ro bị động thông qua các giao dịch giao ngay và kì hạn 1chiều với giá trị không lớn lắm và chỉ trên một số đồng tiền chính
Hoạt động thương mại quốc tế đang ngày một phát triển cả về chiều rộng vàchiều sâu , việc trao đổi giao thương , hợp tác không chỉ giới hạn trong biên giớimột quốc gia mà là ở phạm vi toàn cầu , các giao dịch kinh tế gia tăng về qui môvà giá trị, nhu cầu sử dụng ngoại tệ trở thành một nhu cầu phổ biến và đa dạngkhiến cho thị trường ngoại hối sôi động và trở thành một phần không thể thiếutrong đời sống kinh tế –tài chính quốc tế Bên cạnh các giao dịch giao ngay và kìhạn phục vụ cho thanh toán, đầu tư , tín dụng tăng nhanh về doanh số cũng nhưtỉ trọng, các loại hình kinh doanh ngoại hối mới cũng được ra đời Hiện nay cáccông ty, tập đoàn đa phần lớn mạnh về tài chính và linh hoạt trong cơ cấu tổchức , họ thường hướng tới việc giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí quản lí rủiro bằng chính sách quản lí rủi ro chủ động dựa trên các sản phẩm ngoại hối và lãisuất phái sinh , với các giao dịch giá trị lớn áp dụng cho nhiều đồng tiền khácnhau Hơn nữa, hiện nay do thị trường tài chính các quốc gia mở rộng, liên kếtchặt chẽ với nhau cũng như do tỉ giá hối đoái biến động phức tạp và khó dự đoán, các nhà đầu tư và kinh doanh thường xuyên phải đối mặt với rủi ro tỉ giá hơn,đòi hỏi phải có những công cụ phòng ngừa linh hoạt, hiệu quả và dễ sử dụng Xuất phát từ nhu cầu khách quan ấy, các sản phẩm ngoại hối phái sinh đã lầnlượt ra đời với vai trò to lớn trong việc phòng ngừa rủi ro tỉ giá , một mặt có thểđảm bảo an toàn về tài chính, mặt khác còn có thể thông qua các công cụ bảohiểm này tiến hành kinh doanh kiếm lời Các sản phẩm này đang dần chiếm ưuthế so với giao dịch giao ngay và kì hạn trong kinh doanh ngoại hối toàncầu.Trong đó giao dịch hoán đổi tăng nhanh nhất cả về doanh số và tỉ trọng nhờvào những ứng dụng và lợi ích rất thiết thực trong thực tế đối với các nhà đầu tưvà đi vay quốc tế , các nhà kinh doanh XNK và các ngân hàng Hoán đổi có ảnhhưởng lớn đến hoạt động tài trợ và phòng ngừa rủi ro Nó cho phép nguời sửdụng nghiệp vụ tham gia vào thị trường vốn mới và tận dụng những ưu thế của
Trang 12nó để gia tăng vốn mà không gia tăng rủi ro kèm theo Thông qua hoán đổi ngoạihối nguời ta có thể chuyển dịch rủi ro ở một thị trường hay một loại tiền tệ nàođó sang thị trường hay loại tiền tệ khác
Với các đặc tính riêng đó , giao dịch hoán đổi mang lại rất nhiều lợi ích khácnhau cho các chủ thể khác nhau :
* Đối với doanh nghiệp : Giảm chi phí , tuần hoàn trạng thái tiền tệ trong thanh
toán quốc tế, xử lí các luồng tiền đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn
* Đối với các tổ chức tín dụng : Cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm thu phí ,
là công cụ quản lí rủi ro , điều hoà nguồn vốn và kinh doanh thu lợi nhuận
* Đối với NHTW : Đây là công cụ điều tiết trên thị trường ngoại hối, thông qua
đó tác động đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng khác
* Đối với bản thân thị trường ngoại hối : Đây là nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
quan trọng , góp phần tăng tính thanh khoản và sự sôi động của thị trường
* Đối với nền kinh tế : Tăng cường các hoạt động thanh toán , thúc đẩy lưu thông
tiền tệ , góp phần phát triển kinh tế
Có thể thấy giao dịch hoán đổi được ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tế của thịtrường, phát huy những vai trò của nó , làm đa dạng và hoàn thiện hơn hệ thốngsản phẩm trên thị trường ngoại hối Thêm vào đó những ứng dụng tích cực củacông nghệ thông tin trong ngành ngân hàng , các chính sách và biện pháp đúngđắn trong việc nâng cao kĩ thuật tiến hành giao dịch cũng như nâng cao chấtlượng dịch vụ ở các NHTM đã khiến cho giao dịch hoán đổi phát triển với mộttốc độ nhanh và đang trở thành một công cụ ngoại hối phái sinh không thể thiếutrên thị trường ngoại hối quốc tế
3 Qui trình và mô hình giao dịch hoán đổi ngoại hối
Qui trình giao dịch hoán đổi là sự kết hợp giữa hai luồng trao đổi tiền tệ vàohai thời điểm thoả thuận trong hợp đồng với hai ngày giá trị riêng biệt
Ví dụ : Có các thông số thị trường như sau :
Tỉ giá giao ngay : S (VND/USD ) =14.510 –14.520
Trang 13Tỉ giá hoán đổi kì hạn 3 tháng: W3t ( VND/USD ) =150-180
Giả sử Vietcombank ký kết một hợp đồng hoán đổi kì hạn 3 tháng với khách
hàng A thoả thuận là NH sẽ mua giao ngay 10.000 USD và bán lại cho khách
hàng đó 10.000 USD sau 3 tháng Tỉ giá bán sẽ là Fo = Sb +Wo = 14.510+180= 14.690
Giao d ch được mô tả tóm tắt như sau (trạng thái ngoại hối không hề thayc mô t tóm t t nh sau (tr ng thái ngo i h i không h thayả tóm tắt như sau (trạng thái ngoại hối không hề thay ắt như sau (trạng thái ngoại hối không hề thay ư ạng thái ngoại hối không hề thay ạng thái ngoại hối không hề thay ối không hề thay ề thayi )
Nếu trong hợp đồng hoán đổi trên Vietcombank thoả thuận bán giao ngay50.000USD và mua lại 50.000 USD đó sau 3 tháng thì tỉ giá mua kì hạn sẽ là:
Fb = So+Wb = 14.520 +150 =14.670
Giao d ch được mô tả tóm tắt như sau (trạng thái ngoại hối không hề thayc mô t tóm t t nh sau (tr ng thái ngo i h i v n không hả tóm tắt như sau (trạng thái ngoại hối không hề thay ắt như sau (trạng thái ngoại hối không hề thay ư ạng thái ngoại hối không hề thay ạng thái ngoại hối không hề thay ối không hề thay ẫn không hề ề thaythay đổi )i )
Trang 14Thời điểmNghiệp vụ giao dịchTỉ giá ápdụng
Trạng thái luồng tiền
4 Phương pháp xác định tỉ giá trong giao dịch hoán đổi ngoại hối
4.1 Tỉ giá và xác định tỉ giá hoán đổi trong giao dịch hoán đổi ngoại hối
4.1.1 Tỉ giá :
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình Cácquan hệ thương mại , đầu tư , tài chính quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải tiếnhành hoạt động mua bán trao đổi tiền tệ với nhau để phục vụ cho hoạt độngthanh toán quốc tế Việc trao đổi này được tiến hành theo một tỉ lệ nhất định và
tỉ lệ này được gọi là tỉ giá Tỉ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị qua
một đồng tiền khác
ví dụ : 1 USD =15.000 VND
Điều đó có nghĩa giá của một đồng đô la Mỹ là 15.000 VND
a Tỉ giá hoán đổi (Swap Rates )
Khái niệm : Tỉ giá hoán đổi còn được gọi là điểm hoán đổi ( swap points ) hayđiểm kì hạn ( Forward points ) , tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng hoán đổi một
đồng tiền nhất định thông qua một giao dịch giao ngay và một giao dịch kì hạn
Trang 15Xét về bản chất : Tỉ giá hoán đổi không phải là một tỉ giá thông thường , tức nó
không phản ánh tỉ lệ giá trị giữa hai đồng tiền mà chỉ là chênh lệch giữa tỉ giágiao dịch kì hạn và tỉ giá giao dịch giao ngay Trong đó mức tỉ giá kì hạn được
xác đnh trên c s t l v giá tr kì h n gi a hai ề thayạng thái ngoại hối không hề thayữa hai đồng tiền theo tỉ giá giao ngay và chênhđồng tiền theo tỉ giá giao ngay và chênhng ti n theo t giá giao ngay v chênhề thayà chênhl ch hai lãi su t th trường hiện hành Tỉ giá hoán đổi do đó không có nghịch đảo.ng hi n h nh T giá hoán à chênhđổi )i do ó không có ngh ch đđả tóm tắt như sau (trạng thái ngoại hối không hề thayo.
Swap rates / Swaps points = Forward points = Forward rates – Spot rate
b Cách xác định tỉ giá hoán đổi
Nếu kí hiệu : ( Đối với phương pháp yết tỉ giá trực tiếp )
SB - SO : Tỉ giá giao ngay mua vào – tỉ giá giao ngay bán ra ngoại tệ của thịtrường
FB - FO : Tỉ giá kì hạn mua vào – tỉ giá kì hạn bán ra đồng ngoại tệ củangân hàng
WB-WO : Tỉ giá hoán đổi mua vào – tỉ giá hoán đổi bán ra đồng ngoại tệcủa ngân hàng
RCB - RCO : Lãi suất tiền gửi – lãi suất cho vay của đồng ngoại tệ (%/năm)
RTB- RTO : Lãi suất tiền gửi – lãi suất cho vay của đồng nội tệ ( % /năm )
t : Thời hạn của hợp đồng giao dịch ( ngày ) dpy : Cơ sở tính lãi là số ngày trong năm
Giả sử dpyc = dpyt = 360 ( đối với hết các đồng tiền tiền ) thì ta có tỉ giá kì hạn giữa hai đồng tiền tại thời điểm đáo hạn hợp đồng là :
(công thức đầy đủ)Tỷ giá hoán đổi (t) = tỷ giá kỳ hạn (t) - Tỷ giá giao ngay
Do RC nhỏ , t/dpyC nhỏ nên (1 + RC t/dypC) ~ 1, và ta có :
Trang 16c Tỉ giá hoán đổi mua vào - bán ra ( Swap bid rates - Swap offer rates )
Tuỳ theo việc xác định tỉ giá hoán đổi mua vào hay bán ra mà trong công thứcsẽ áp dụng tỉ giá giao ngay mua vào hay bán ra và mức lãi suất huy động hay chovay đối với từng đồng tiền
* Thuật ngữ “ tỉ giá hoán đổi ” xuất phát từ tập quán của các nhà kinh doanhngoại hối chuyên nghiệp trên thị trường , đó là yết tỉ giá kì hạn dưới dạng tỉ giágiao ngay và tỉ giá hoán đổi Cho nên khi đọc tỉ giá hoán đổi cần phải lưu
ý đến những qui tắc của nó:
+ Tỉ giá hoán đổi phản ánh điểm kì hạn , do đó khi ta cộng hay trừ vào tỉgiá giao ngay để có được tỉ giá kì hạn thì ta phải chuyển tỉ giá hoán đổi thànhdạng chênh lệch tỉ giá Ví dụ S (USD/GBP ) = 2,4000 ; W3t (USD/GBP) =190-180
Khi đó phải chuyển tỉ giá hoán đổi thành dạng chênh lệch tỉ giá (0,0190 0.0180) trước khi tính tỉ giá kì hạn
+Trong tỉ giá hoán đổi, số đứng trước gọi là tỉ giá hoán đổi mua vào(swap bid rates) có liên hệ với tỉ giá kì hạn mua vào , số đứng sau gọi là tỉ giáhoán đổi bán ra (swap offer rates ) , có liên hệ với tỉ giá kì hạn bán ra
+ Tỉ giá mua vào thấp hơn tỉ giá bán ra (Wb < Wo) thì tỉ giá hoán đổiđược cộng vào tỉ giá giao ngay (lúc này điểm kì hạn là điểm kì hạn gia tăng ),khi Wb>Wo thì phải được trừ khỏi tỉ giá giao ngay (lúc này điểm kì hạn gọi làđiểm kì hạn khấu trừ )
+ Tỉ giá kì hạn hoán đổi thường được xác định dựa trên tỉ giá hoán đổi vàtỉ giá trung bình của tỉ giá giao ngay mua vào và bán ra
Trang 174.2 Xác định tỉ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi ngoại hối
Tỉ giá kì hạn hoán đổi thay đổi tuỳ thuộc vào việc tỉ giá giao ngay được ápdụng là tỉ giá nào? Bid, Offer, Mean hay một tỉ giá nào khác , song điều quantrọng và thú vị của loại hình giao dịch này là dù có áp dụng tỉ giá nào để tínhtoán tỉ giá kì hạn hoán đổi đi chăng nữa cũng đều không ảnh hưởng đến luồngtiền ròng trong giao dịch và có ảnh hưởng không đáng kể đến giá trị kinh tế củahợp đồng
Ví dụ : Vietcombank yết tỉ giá hoán đổi là Wt (USD / VND) = (Wb-Wo)
Giả sử Vietcombank thực hiện với khách hàng một hợp đồng hoán đổi muagiao ngay và bán kì hạn USD trong thời hạn t Tỉ giá giao ngay áp dụng cho cảvế mua vào và bán ra là tỉ gía S (USD/VND) Các luồng tiền đối với 1 USDnhư sau:
Giao dịchTỉ giá ápdụng
Luồng tiền vào ra
hạn, giá trị luồng tiền ròng chỉ phụ thuộc vào tỉ giá hoán đổi mua vào (Wb ) Tỉgiá hoán đổi mới có vai trò quyết định đến luồng tiền ròng trong giao dịchcũng như mức gia tăng hay khấu trừ của tỉ giá hoán đổi kì hạn
Trang 18Tỉ giá giao ngay ảnh hưởng đến giá trị VND của hợp đồng, do đó liên quan
đến nguồn vốn VND và thu nhập / chi phí lãi suất trong thời hạn hợp đồng , tuynhiên do tính trên một thời hạn ngắn , với chênh lệch rất nhỏ chỉ vài đồng ViệtNam/USD giữa các tỉ giá Bid- Offer- Mean nên có thể kết luận rằng tỉ giá giaongay áp dụng ảnh hưởng không đáng kể đến giá trị kinh tế của hợp đồng
Song trong thực tế , tỉ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi thường do ngânhàng yết giá đề nghị và thường là tỉ giá trung bình giữa tỉ giá giao ngay mua vàovà bán ra
4.3 Cách yết tỉ giá trong giao dịch hoán đổi ngoại hối
Đối với những giao dịch hoán đổi ngoại hối thông thường , bao gồm mộtgiao dịch giao ngay và một giao dịch kì hạn , có hai cách yết tỉ giá kì hạn là yếttheo kiểu Outright và yết theo kiểu Swap :
* Yết tỉ giá kì hạn theo kiểu Outright là cách yết trực tiếp tỉ giá tiến hành giao
dịch kì hạn mà không cần phải tính toán thêm
Tỉ giá kì hạn mua vào một chiều = tỉ giá giao ngay mua vào +/- Điểm kì hạnmua vào
( Outright forward bid rate =Spot bid rate +/- Forward bid points )
Tỉ giá kì hạn bán ra một chiều = tỉ gía giao ngay bán ra +/- Điểm kì hạn bánra
( Outright forward offer rate = Spot offer rate +/- Forward offer points )
* Yết tỉ giá kì hạn theo kiểu Swap là cách yết tỉ giá theo điểm Swap ( chính là
điểm kì hạn , là biến động tỉ giá giao ngay dự tính ) Để biết được tỉ giá vế kìhạn phải lấy tỉ giá giao ngay cộng thêm điểm kì hạn gia tăng hoặc trừ đi điểm kìhạn khấu trừ
Swap forward bid rate = Spot bid (offer ) rate +/- Swap bid rateSwap forward offer rate = Spot bid (offer ) rate +/- Swap offer rate
Ví dụ : Có các thông số thị trường như sau: S ( USD / VND ) = 15.000-15.010
Trang 19Rt =RVND = 7,5-8,0 %/ năm Rc= RUSD= 5,5-6,0%/ n măm
Yết tỉ giá kì hạn hoán đổi kiểu Outright
Tỉ giáGiao ngay1 tháng3 tháng6 thángUSD/VND 15.000-15.010 15.019-15.041 15.055-15.1031 15.019-15.193
Yết tỉ giá kì hạn hoán đổi kiểu Swap
Tỉ giáGiao ngay1 tháng3 tháng6 thángUSD/
* Một là , tỉ giá giao ngay áp dụng không ảnh hưởng đến luồng tiền ròng và giá
trị kinh tế của hợp đồng hoán đổi mà chính là do tỉ giá Swap ( điểm Swap ) Dođó , yết tỉ giá kiểu này giúp ngân hàng linh hoạt hơn trong việc lựa chọn mức tỉgiá giao ngay áp dụng trong giao dịch , có thể là tỉ giá Bid , Offer , tỉ giá trungbình (Mean) hay một tỉ giá giao ngay khác.
* Hai là , tỉ giá và lãi suất là hai yếu tố thả nổi và nhạy cảm trên thị trường , khi
biến động có thể tạo ra cơ hội kinh doanh kiếm lời cho ngân hàng , nhưng chỉtrong thời gian rất ngắn Tỉ giá Swap ít biến động hơn so với tỉ giá giao ngay dophụ thuộc chủ yếu vào chênh lệch lãi suất Yết tỉ giá kiểu Swap tách biệt giữa tỉgiá giao ngay và tỉ giá kì hạn , giúp ngân hàng nắm bắt cơ hội kinh doanh chínhxác và kịp thời hơn
* Ba là , cách yết tỉ giá kiểu Outright khi xác định tỉ giá kì hạn hoán đổi , nếu áp
dụng các tỉ giá giao ngay cho vế mua (spot bid ) và vế bán (spot offer ) khácnhau sẽ làm cho luồng tiền ròng khác với cách yết kiểu Swap.
Trang 20* Bốn là , yết tỉ giá kiểu Outright rất thuận tiện cho các giao dịch kì hạn một
chiều giữa các ngân hàng và khách hàng , còn trên thị trường liên ngân hàng ,các Dealer chuyên nghiệp sử dụng kết hợp một giao dịch giao ngay và một giaodịch hoán đổi bù trừ lẫn nhau ở vế giao ngay để có được giao dịch kì hạn mộtchiều, do đó họ yết tỉ giá theo kiểu Swap.
5 Chủ thể tham gia giao dịch hoán đổi ngoại hối
Tuỳ theo qui chế do NHTW của từng quốc gia ban hành mà các chủ thể
tham gia vào các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối nói chung và ngoại hối hoánđổi nói riêng là khác nhau Các chủ thể này được phân loại theo vai trò vị trítrên thị trường ngoại hối , thông thường là :
a Các tổ chức tín dụng
Nhóm này bao gồm chủ yếu các ngân hàng thương mại , ngoài ra có các côngty tài chính , các công ty bảo hiểm vừa giao dịch phục vụ khách hàng trên thịtrường OTC để thu phí , vừa giao dịch với nhau trên thị trường liên ngân hàngnhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản , hoặc quản lí rủi ro hay kinh doanh kiếm lời.
b Các tổ chức kinh tế
Đây là nhóm khách hàng quan trọng nhất đối với các ngân hàng , là các phápnhân kinh tế , đặc biệt là các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu , các công ty đaquốc gia , các nhà đầu tư quốc tế có các luồng thu chi liên quan đến ngoại tệ ,họ tham gia giao dịch hoán đổi với nhiều mục đích khác nhau
c Các nhà môi giới ngoại hối
Hoạt động theo cá nhân hoặc theo tổ chức , các nhà môi giới không thực hiệngiao dịch cho chính mình mà chỉ làm trung gian cung cấp dịch vụ cho kháchhàng nhằm thu phí và có vai trò làm tăng tính sôi động của thị trường.
d Các tổ chức khác và các cá nhân trong xã hội
Nhóm chủ thể này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận , do đó họ chỉ thamgia một số rất ít các giao dịch ngoại hối , chủ yếu là giao ngay nhằm đáp ứng nhu
Trang 21cầu về một đồng tiền nhất định , hoặc một số giao dịch kì hạn và hoán đổi nhằmxử lí trạng thái luồng tiền và đảm bảo an toàn nguồn vốn
e Ngân hàng Trung Ương
Ngân hàng Trung Ương các nước tham gia chủ yếu với vai trò tổ chức vàquản lí thị trường , cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh , can thiệp thị trường khicần thiết nhằm hạn chế những biến động đột ngột và bất lợi của tỉ giá , đồng thờicó thể thông qua thị trường ngoại hối điều tiết tạm thời lượng tiền cung ứng , gópphần vào mục tiêu ổn định của chính sách tiền tệ quốc gia.
6 Ứng dụng của giao dịch hoán đổi ngoại hối
Có thể thấy ứng dụng của giao dịch hoán đổi trong thực tế vô cùng phong phúvà đa dạng , tuỳ điều kiện cụ thể mà mỗi nhóm chủ thể trên tham gia giao dịchhoán đổi với một hoặc nhiều mục đích khác nhau nhưng đều dựa trên đặc trưngcủa loại hình giao dịch này , đó là tạo ra độ lệch về thời gian đối với các luồngtiền mà không hề làm thay đổi trạng thái ngoại hối , tức là tránh được rủi ro tỉgiá.
6.1 Tuần hoàn trạng thái luồng tiền trong thanh toán quốc tế
Đối với các nhà XNK , việc bỏ vốn ra bằng đồng tiền này và thu về đồng tiềnkhác nếu không cân đối sẽ tạo ra trạng thái ngoại hối ròng và phát sinh rủi ro nếutỉ giá tăng trong khi chuẩn bị phải thanh toán một hợp đồng nhập khẩu bằngngoại tệ và ngược lại , nếu tỉ giá giảm khi một hợp đồng xuất khẩu sắp đến hạn.Trong thực tế , họ sử dụng hợp đồng mua bán ngoại tệ kì hạn một chiều( Outright forward ), đến hạn cùng thời điểm giao hàng nhằm bảo hiểm cho cáckhoản thu chi trong kế hoạch Họ chỉ sử dụng giao dịch hoán đổi ngoại hối trongcác trường hợp :
Thứ nhất , trong hoạt động kinh doanh tổng hợp xuất – nhập khẩu , nếu có
luồng tiền vào và ra đối với cùng một đồng tiền vào các thời điểm khác nhau ,một hợp đồng hoán đổi ngoại hối kì hạn – kì hạn cũng tương đương với hai hợpđồng kì hạn riêng biệt ngược chiều và có giá trị bằng nhau.
Trang 22Thứ hai, không phải lúc nào việc giao hàng cũng đúng hẹn, đôi khi sớm hơn
hoặc muộn hơn thoả thuận , làm phát sinh rủi ro lãi suất Nghiệp vụ hoán đổingoại hối được sử dụng để tuần hoàn trạng thái tiền tệ trong khoảng thời gianchênh lệch đó.
* Kéo dài trạng thái tiền tệ
Ví dụ : Công ty Toyota Việt Nam đã kí với Vietcombank một hợp đồng kì hạn3 tháng mua JPY để bảo hiểm cho khoản linh kiện nhập khẩu dự tính từ Nhật.Tuy nhiên tàu chở hàng sẽ đến muộn một tháng , lúc này công ty phải xử lí rủi rolãi suất, đồng thời kéo dài trạng thái JPY thêm 1 tháng mà không sợ rủi ro tỉ giá Toyota có thể kí thêm một hợp đồng hoán đổi với VCB , trong đó công ty bán sốJPY cho VCB tại thời điểm hợp đồng kì hạn cũ đáo hạn và mua lại sau 1 thángđể thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu Các luồng tiền và trạng thái ngoại hối cóthể biểu diễn đơn giản như sau :
Trang 23Thời điểm
Giao dịch
Trạng tháiluồng tiền
Trạng tháingoại hối
Hợp đồng kì hạnđến hạn
Sau1 tháng Thực hiện mua kì hạn JPY
Nhìn vào bảng ta thấy , trạng thái ngoại hối và trạng thái luồng tiền sau 1tháng là giống như trạng thái đầu ngày hôm nay Nói khác đi chúng ta sử dụngnghiệp vụ hoán đổi để tuần hoàn trạng thái tiền tệ và trạng thái ngoại hối của cácđồng tiền Nếu trong trường hợp trên thay vì nhập khẩu công ty xuất khẩu mộtlô hàng và nhận được khoản thanh toán hàng xuất khẩu trước hạn công ty cũngcó thể áp dụng giao dịch hoán đổi ngoại hối tương tự
* Rút ngắn trạng thái tiền tệ
Các hợp đồng hoán đổi cũng được sử dụng để rút ngắn thời hạn các luồngtiền Nếu ở trên công ty Toyota xuất khẩu 1 lô hàng và kí hợp đồng bán kì hạnJPY 3 tháng với VCB nhằm bảo hiểm cho khoản thu xuất khẩu Theo dự tính ,còn 1 tháng nữa công ty mới đuợc thanh toán , nhưng hôm nay công ty đã nhậnđược khoản tiền hàng Do đó công ty muốn rút ngắn kì hạn hợp đồng kì hạnngay ngày hôm nay , nghĩa là xử lí sao cho không có bất cứ luồng tiền nào xảy ratại thời điểm sau 1 tháng, khi hợp đồng kì hạn đáo hạn Công ty liền tiến hành 1giao dịch swap ngay thời điểm ngày hôm nay , trong đó bán giao ngay JPY vàmua lại kì hạn 1 tháng lượng JPY đó Như vậy, thông qua nghiệp vụ hoán đổicác nhà kinh doanh xuất nhập khẩu có thể kéo dài hay rút ngắn trạng thái cáctiền tệ Do tỉ giá giao ngay ảnh hưởng không đáng kể tới giá trị kinh tế của hợp
Trang 24đồng hoán đổi nên ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuận áp dụng tỉ giágiao ngay trong hợp đồng kì hạn cũ cho hợp đồng hoán đổi , nhằm đơn giản hoácác khoản thanh toán , nhất là khi tỉ giá giao ngay trên thị trường có nhiều biếnđộng
* Bảo hiểm các khoản thu từ hoạt động đầu tư quốc tế
Nguyên tắc của nghiệp vụ này giống chiến lược bảo hiểm đầu tư bằng ngoại tệthông qua giao dịch kì hạn Khi thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối khônghoàn toàn đồng nhất , nhà đầu tư có thể tăng thu nhập khi chuyển đổi đồng tiềnđầu tư , và họ có thể áp dụng giao dịch hoán đổi ngoại hối thay cho một giaodịch mua giao ngay và một bán kì hạn đồng tiền đầu tư Nếu giá trị bán ra khôngbằng giá trị mua vào mà gồm cả khoản lãi thì gọi là giao dịch đầu tư hoán đổi(investment swap) Phương thức này nhiều khi có lợi do tránh được qui chế vàphí tín dụng.
Ví dụ : Tỉ giá giao ngay trên thị trường S ( USD/JPY) = 104,95-105,05 RJPY = 2,2-2,8%/năm
RUSD = 6,0-6,5%/năm
F3t (USD/JPY) = 104,40-104,70
Sau khi tính toán các mức tỉ giá giao ngay , kì hạn và chênh lệch lãi suất giữahai đồng tiền , nhà đầu tư quyết định đầu tư bằng đồng USD bằng khoản vốn gốcJPY Qui trình bảo hiểm khoản thu thông qua giao dịch hoán đổi mua giao ngay1 USD và bán kì hạn gốc cùng lãi của 1 USD đó sau 3 tháng như sau:
Trang 25Thời điểm Nghiệp vụ giao dịch Trạng thái luồng tiền Tỉ giá(lãi suất)
2 Vế mua giao ngay USD +1 - 105,05 105,05
Sau 3tháng
4 Thu về gốc +lãi USD +1,015
* Chuyển nhượng các khoản đầu tư quốc tế
Các nhà đầu tư luôn luôn muốn cân bằng giữa mức thu nhập và tính thanhkhoản của khoản đầu tư Giao dịch hoán đổi đôi khi còn tỏ ra rất hiệu quả trongkĩ thuật chuyển nhượng các khoản đầu tư quốc tế đối với trường hợp các khoảnđầu tư vào trái phiếu kho bạc , chấp phiếu ngân hàng hay thương phiếu
6.3 Ứng dụng trong các khoản vay quốc tế
Thị trường tiền tệ phát triển , đồng thời với nó là sự phong phú và đa dạngcủa các phương thức huy động vốn Việc đi vay bằng ngoại tệ ngày càng phổbiến , đặc biệt là những người có nguồn thu nhập ngoại tệ , như vậy sẽ giúp họthuận lợi hơn trong việc trả nợ Tuy nhiên cũng có những người do tính toánchênh lệch lãi suất và tỉ giá giữa hai đồng tiền , có nhu cầu vay vốn ngoại tệnhằm giảm chi phí vốn Để bảo hiểm khoản gốc và lãi ngoại tệ trong tương lai ,có thể tiến hành nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối : Bán giao ngay số gốc và mua kìhạn cả gốc lẫn lãi tính trên số ngoại tệ đó Nghiệp vụ này cũng tương tự chiếnlược bảo hiểm khoản vay bằng ngoại tệ thông qua giao dịch kì hạn.
Trang 266.4 Có thể sử dụng nghiệp vụ hoán đổi để kinh doanh ngoại hối kiếm lời
Ngoài việc thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại hối phục vụ khách hàng và quảnlí nguồn vốn , NHTM còn tiến hành nhiều kĩ thuật giao dịch thu lợi nhuận :
* Kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm ( Covered interest arbitrage )
Như ta đã biết trong giao dịch hoán đổi bao giờ cũng có một vế là giao dịch kìhạn, đây là cơ sở để cho các ngân hàng thương mại tiến hành kinh doanh chênhlệch lãi suất trên thị trường Nghĩa là , khi có sự phân đoạn giữa thị trường tiền tệvà thị trường ngoại hối , tỉ giá kì hạn được yết chưa kịp thay đổi để phản ảnhđúng sự thay đổi chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền
Ví d : Các thông s th trụ : Các thông số thị trường như sau: ối không hề thay ường hiện hành Tỉ giá hoán đổi do đó không có nghịch đảo.ng nh sau:ư
Tỉ giá giao ngay(USD/ CHF)
1,3340 1,3350 1,3340 1,3350
Tỉ giá spot trung bình 1,3345 1,3345 1,3345 1,3345Tỉ giá kì hạn hoán đổi 1,3198 1,3215 1,3176 1,3193
Tỉ giá swap không thay đổi ngay theo sự biến động của lãi suất USD, do đó tỉgiá hoán đổi yết trên thị trường không đồng nhất với tỉ giá hoán đổi cân bằng đãtạo ra cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm thông qua giao dịchhoán đổi mua giao ngay và bán kì h n USD ho c bán giao ngay v mua kì h nạng thái ngoại hối không hề thay ặc bán giao ngay và mua kì hạn à chênh ạng thái ngoại hối không hề thay
ng CHF.đồng tiền theo tỉ giá giao ngay và chênh
Ngày giátrị
(lãi suất)
2.Mua giao ngay USD - 1,3345 + 1 1,3345
Trang 274.Luồng tiền ròng 0 0Sau 3 tháng 5 Nhận USD gốc và lãi
6 Bán kì hạn USD gốc và lãi
+1,349495 - 1,0225 1,31987 Trả CHF gốc và lãi - 1,348679
8 Lãi thu được (CHF) + 0,000816 Vậy lãi thu được trên 1 USD là 0,000816 CHF
Nếu kinh doanh trên 1triệu USD thu được khoản lãi là 816 CHF
Tuy nhiên trên thực tế khi có sự thay đổi lãi suất của một đồng tiền , thị trườngsẽ nhanh chóng điều chỉnh thông số trở lại trạng thái cân bằng Do đó cơ hộikinh doanh chênh lệch lãi suất thường chỉ tồn tại trên lí thuyết , nếu có cũng chỉtồn tại trong một thời gian rất ngắn.
* Kết hợp đồng thời hai giao dịch hoán đổi ngược chiều nhau
Việc thực hiện cùng lúc hai giao dịch hoán đổi ngược chiều nhau mang lại lợinhuận cho NHTM mà không phải bỏ vốn , nhờ vào khoản chênh lệch giữa hailuồng tiền ròng trong hai giao dịch , vì trên thực tế có thể áp dụng tỉ giá giaongay bất kì, còn điểm swap mới là yếu tố quyết định đến luồng tiền ròng
Ví dụ : Thông số thị trường gồm có : S (USD / VND )= 14.550-14.560 W3t (USD /VND ) = 150- 180
Ngân hàng thực hiện đồng thời 1 nghiệp vụ mua giao ngay, bán kì hạn USD , 1nghiệp vụ bán giao ngay và mua kì hạn USD Kết quả trên 1 USD như sau :
Ngày giá trịGiao dịchTrạng thái luồng tiền
Trang 286 Trạng thái cuối ngày 0 + 30
Có thể thấy ngay rằng thực chất việc kinh doanh này là việc NHTM đứng ralàm trung gian kinh doanh ngoại tệ , mua rẻ bán đắt và ăn chênh lệch, vào thờiđiểm cuối hợp đồng thu được chênh lệch Bid- Offet của tỉ giá hoán đổi là 30điểm.
6.5 Nghiệp vụ hoán đổi với vai trò hoán đổi tuần hoàn trạng thái tiền tệ.
Với vai trò tạo thị trường , ngân hàng thực hiện rất nhiều hợp đồng giá trịkhác nhau với vô số đồng tiền vào những ngày giá trị khác nhau , đặt ngân hàngvào trạng thái trường với một số đồng tiền tại 1 số ngày nhất định và đoản vớinhững đồng tiền khác vào các ngày giá trị khác Giao dịch hoán đổi giúp ngânhàng tuần hoàn trạng thái ngoại tệ trường hoặc đoản , kéo dài vào một ngày giátrị trong tương lai, làm thay đổi trạng thái luồng tiền và phòng ngừa rủi ro lãisuất Việc tuần hoàn có thể được thực hiện hàng ngày hoặc hàng tuần từ thờiđiểm phát sinh giao dịch giao ngay đến khi đáo hạn hợp đồng kì hạn tương ứng ,bên cạnh đó , ngân hàng còn dễ dàng xử lí những giá trị nhỏ do chênh lệch giữacác hợp đồng.
6.6 Điều tiết nguồn vốn tiền tệ từ phía NHTW
Nghiệp vụ hoán đổi cũng được ngân hàng Trung Ương sử dụng như một côngcụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết tạm thời nguồn vốn tiền tệ trong nềnkinh tế mà không làm phát sinh trạng thái ngoại hối, thông qua thị trường ngoạitệ liên ngân hàng và đạt hiệu quả nhờ vào khả năng tạo giá của NHTW và tínhđịnh lượng của nghiệp vụ
Ví dụ : NHNN Việt Nam muốn tăng tính thanh khoản tạm thời của thị trườngtiền tệ thông qua thị trường ngoại hối do khả năng hấp thụ VND thông qua cáckênh đấu thầu tín phiếu kho bạc hoặc thị trường mở kém Trong trường hợpNHNN mua vào một lượng dự trữ USD trên thị trường ngoại hối giao ngay lạilàm thay đổi tương quan cung cầu USD và phát sinh hiệu ứng tăng tỉ giá không
Trang 29mong muốn NHNN có thể sử dụng giao dịch hoán đổi USD –VND với cácNHTM.
Giả sử NHNN tiến hành mua vào 80 triệu USD trong 90 ngày tại tỉ giá muavào là 14.950 nghĩa là đã cung ứng thêm :
14.950 x 80 triệu = 1.196.000 triệu VND ~ 1.200 tỉ VND
NHNN thỏa thuận áp dụng tỉ giá bán lại USD cho các NHTM theo mức giatăng là 1,5% (kì hạn 90 ngày ) đối với tỉ giá bán ra giao ngay của NHNNlà14.960.
Sau 90 ngày, NHNN lại thu hồi về lượng VND là
15.184 x 80 triệu = 1.214.720 triệu VND ~ 1.215 tỉ VND
7 Những hạn chế của giao dịch hoán đổi ngoại hối
Hoán đổi ngoại hối về bản chất là một nghiệp vụ ngoại hối phái sinh , và đượctiến hành giao dịch trên thị trường ngoại hối Tuy nhiên bên cạnh đó , còn có rấtnhiều nghiệp vụ hoán đổi khác đã ra đời , như hoán đổi tiền tệ , hoán đổi lãisuất , hoán đổi hàng hoá, hoán đổi chỉ số chứng khoán Chúng là các sản phẩmphái sinh về ngoại hối, lãi suất, hàng hoá hay chứng khoán nghĩa là mức giá cảcủa chúng biến động phụ thuộc vào tỉ giá , lãi suất , giá hàng hoá hay một số chỉsố khác Song ở đây khoá luận chỉ giới thiệu và đề cập sâu đến hoán đổi ngoạihối , một nghiệp vụ được sử dụng rộng rãi, có nhiều ứng dụng cũng như lợi íchđối với các chủ thể tham gia Tuy nhiên cũng giống như các nghiệp vụ khác,giao dịch hoán đổi cũng tồn tại những hạn chế nhất định.
Trang 307.1 Hạn chế về kĩ thuật nghiệp vụHạn chế về thời hạn giao dịch
Giao dịch hoán đổi ngoại hối chỉ được áp dụng với kì hạn ngắn ( dưới 1 năm ),khi tỉ giá kì hạn hoán đổi tính toán theo các mức lãi suất hiện hành trên thịtrường tương đối sát với tỉ giá giao ngay dự tính , hay thị trường ngoại hối và thịtrường tiền tệ liên kết hoàn hảo , thời hạn này càng ngắn thì rủi ro trong giaodịch càng giảm Nhưng nếu áp dụng trong dài hạn, tỉ giá giao ngay và lãi suấtthay đổi nhiều , tỉ giá kì hạn hoán đổi sai lệch lớn với tỉ giá giao ngay nên mứcđộ rủi ro về giá vào thời điểm hợp đồng đáo hạn rất cao Hơn nữa giao dịch hoánđổi chỉ làm thay đổi tạm thời trạng thái luồng tiền , muốn sử dụng giao dịch hoánđổi để thay đổi trạng thái ngoại hối bắt buộc phải kết hợp với một giao dịch giaongay hoặc kì hạn khác.
* Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng trong giao dịch hoán đổi ngoại hối là khi vế giao dịch kì hạn bịhuỷ bỏ không thực hiện , trạng thái luồng tiền không được xử lí , trạng thái ngoạihối ròng phát sinh, buộc ngân hàng phải nhanh chóng cân đối bằng một nghiệpvụ kì hạn một chiều hoặc giao ngay tương ứng Rủi ro lãi suất thì có thể xử líthông qua thị trường tiền tệ hoặc thị trường ngoại hối , nhưng rủi ro tín dụng chỉcó thể xử lí bằng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối mà thôi.
* Rủi ro về giá
Ngoài ra , trong giao dịch hoán đổi ngoại hối cũng còn tồn tại rủi ro về giá ,nghĩa là khả năng tỉ giá giao ngay trên thị trường vào thời điểm hợp đồng đáohạn không biến động đúng như dự tính , và chênh lệch với tỉ giá kì hạn hoán đổithoả thuận trong hợp đồng theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng Tuy nhiêntrên các thị trường tài chính phát triển , sự liên kết chặt chẽ giữa thị trường tiềntệ và thị trường ngoại hối , cùng với các hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi
Trang 31suất có bảo hiểm luôn đưa thị trường về trạng thái cân bằng và rủi ro này hầunhư không có.
8.Thực trạng sử dụng giao dịch hoán đổi ngoại hối trên thế giới
8.1 So sánh giao dịch hoán đổi ngoại hối với các công cụ quản lí rủi ro khác
Rủi ro ngoại hối và rủi ro lãi suất , gọi chung là rủi ro về giá (price risk ) ,những rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các chủ thểhoạt động trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ , đặc biệt là các ngân hàng thươngmại Thực tế, trên những thị trường ngoại hối phát triển, rất nhiều thế hệ sảnphẩm với mục đích phòng ngừa các rủi ro về tỉ giá đã ra đời , mỗi loại có ưuđiểm và hạn chế riêng đối với từng điều kiện thị trường cụ thể Tuy nhiên nghiệpvụ hoán đổi ngoại hối khi so sánh với một số công cụ khác nó có sự khác biệt cơbản :
* Giao dịch ngoại hối kì hạn và tương lai :
Giao dịch tương lai chính là giao dịch kì hạn tiêu chuẩn hoá với ưu điểm làcung cấp những hợp đồng giá trị nhỏ và chuyển nhượng được, hạn chế của nó làgiới hạn đối với một vài loại ngoại tệ mạnh và một số ngày giá trị nhất định Cảhai loại này chủ yếu trong ngắn hạn , còn trong dài hạn chênh lệch tỉ giá mua vào– bán ra có thể rất cao Giao dịch kì hạn cũng là một trong những nghiệp vụ bảohiểm được sử dụng nhiều trong thời gian trước, song so với hoán đổi giao dịch kìhạn lại khiến nảy sinh trạng thái ngoại hối ròng, dẫn đến việc phải xử lí và đôikhi gặp bất trắc khi tỉ giá biến động quá mạnh, giao dịch hoán đổi ngoại hối tuychưa được quen thuộc bằng nhưng cũng rất linh hoạt , và có xu hướng sử dụngngày một gia tăng, đặc biệt đối với các nhà kinh doanh XNK Đối với họ đây làcông cụ bảo toàn vốn cũng như bảo toàn khả năng thanh toán ngoại tệ khi hợpđồng đáo hạn mà không gặp phải rủi ro
* Giao dịch quyền chọn :
Giao dịch này có ưu thế là phòng ngừa được rủi ro , đồng thời không làm triệttiêu cơ hội tăng thu nhập hoặc giảm chi phí trong trường hợp các yếu tố tỉ giá ,
Trang 32lãi suất có xu hướng biến động có lợi Tuy nhiên nó chỉ thực sự có ý nghĩa khikhó dự đoán chính xác thị trường, khả năng biến động lên và xuống của tỉ giá lànhư nhau chứ không phải một chiều , hơn nữa phí giao dịch quyền chọn có thểrất cao nếu ngày giá trị ở càng xa và đồng tiền biến động càng mạnh
* Sử dụng thị trường tiền tệ
Phương pháp này phức tạp và kém hiệu quả hơn, mức chi phí thường cao hơn,trong một số trường hợp quy chế trên thị trường làm cho việc tiếp cận các khoảnvay hoặc đầu tư trở nên khó khăn, như qui định về hạn mức tín dụng tính theo tỉlệ % trên vốn tự có đối với một khách hàng, qui định về việc huy động vốn ngoạitệ Hơn nữa việc xử lí rủi ro trên thị trường tiền tệ làm tăng đồng thời cả quimô tài sản có và tài sản nợ , do đó làm giảm các hệ số hoạt động như ROA ,trong khi sử dụng nghiệp vụ hoán đổi vẫn đảm bảo chính xác các chỉ số này.
8.2 Mức độ sử dụng giao dịch hoán đổi trên thị trường ngoại hối quốc tế.
Các nghiệp vụ hoán đổi nhìn chung đều là những sản phẩm còn khá mới trênthị trường tài chính , như hoán đổi tiền tệ ra đời năm 1976, hoán đổi lãi suất năm1981.Tuy nhiên trong những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, do kếtquả của việc mở rộng và quốc tế hoá thị trường tài chính các nước , cùng với sựbiến đổi mạnh tỉ giá và lãi suất trên thị trường tài chính , cũng như của chỉ số giátrên thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán , đã tạo điều kiện cho loạihình giao dịch hoán đổi ra đời và phát triển mạnh Trên các thị trường tài chínhhoàn thiện, nghiệp vụ tài chính hoán đổi ngày càng thể hiện được vai trò củamình thông qua sự gia tăng mạnh mẽ cả về qui mô doanh số giao dịch cũng nhưtương quan tỉ trọng so với loại công cụ khác.
Các công cụ tài chính giao dịch trên thị trường OTC 1999 (BIS) (đ.v: tỉ USD
lãi suất
Quyềnchọn lãi
Hoán đổitiền tệ
Quyềnchọn tiền
số
Trang 33(Nguồn : Tạp chí Thị trường tài chính-Tiền tệ số 1/2002, tr.16)
Trên thị trường ngoại hối toàn cầu , giao dịch hoán đổi có tốc độ gia tăng rất
nhanh, ngoại trừ doanh số năm 2001 giảm do ảnh hưởng của vụ khủng bố ngày11/ 9 và do đồng EUR đưa vào sử dụng làm giảm đáng kể giao dịch ngoại hốitrong EU Các giao dịch giao ngay ngày càng nhường chỗ cho các công cụ pháisinh có vai trò bảo hiểm rủi ro như kì hạn và hoán đổi , trong đó giao dịch hoánđổi đang và sẽ vẫn chiếm vai trò chủ chốt ( >50% )
Doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối toàn cầu
( Doanh số trung bình vào tháng tư hàng năm )
Doanh số giao dịch
Tỉ trọng từng giao dịch (%)
Giao dịch giao ngay 53,73 48,05 41,51 38,12 31,98
Giao dịch hoán đổi 32,20 39,51 45,88 49,26 54,21
( Nguồn : Central bank survey of foreign exchange and derivatives market activity in arpril2001: Preliminary data- Bank for International Setilements , press Relese, 9/10/2001-Tạp chíNgân hàng số 1+2/2001 tr 118)
Qua bảng số liệu có thể thấy giao dịch hoán đổi đang ngày một chiếm ưu thếso với các loại hình giao dịch khác , đặc biệt là ở các nước phát triển Thứ nhấtdo thị trường ngoại hối ở những nước này rất hoàn thiện và hệ thống , có mốiliên kết chặt chẽ với thị trường tiền tệ và chứng khoán Các công cụ kinh doanhtrên thị trường đa dạng, được sử dụng một cách chuyên nghiệp với những giaodịch ngoại tệ có giá trị lớn Bên cạnh đó hoạt động của thị trường liên ngân hàng
Trang 34sôi nổi, hiệu quả và mang tính quốc tế, sự phát triển vượt bậc của công nghệthông tin ứng dụng trong ngành ngân hàng khiến cho các giao dịch diễn ra tốc độhơn , hiệu quả hơn , thông tin được truyền đi nhanh và chính xác khiến việc thuthập, phân tích và xử lí thông tin nhanh chóng đem đến các cơ hội kinh doanh ,kịp thích ứng và theo sát với những diễn biến của thị trường Thị trường ngoạihối trở thành một mạng lưới rộng khắp , các thành viên tham gia thị trường tuyđơn lẻ nhưng lại như đang hoạt động dưới một mái nhà chung Với thị trườngtài chính hoàn thiện như vậy , bất cứ một loại hình nghiệp vụ nào cũng được vậndụng một cách thích hợp và linh hoạt trong từng điều kiện khác nhau, đó là nềntảng cho các giao dịch ngoại hối phái sinh như hoán đổi phát triển Giao dịchhoán đổi ngoài tính năng bảo hiểm rủi ro tỉ giá ra nó còn là một công cụ kinhdoanh trong hệ thống ngân hàng thương mại , là công cụ tuần hoàn trạng tháitiền tệ khi trạng thái ngoại tệ trường hay đoản , đảm bảo an toàn cho nguồn vốnkinh doanh của chính mình Song có thể thấy đây không phải là nhân tố chínhkhiến cho giao dịch hoán đổi ngoại hối tăng nhanh cả về số lượng , doanh sốcũng như qui mô trên các thị trường tài chính phát triển Trong bất cứ nền kinhtế nào , hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế đều có quan hệ mật thiết và sống còn đến hoạt động kinh doanh củacác NHTM Mối quan hệ này mang tính đặc biệt, vừa là chủ thể vừa là khách thểtrong tất cả các giao dịch mang yếu tố tiền tệ, tín dụng và thanh toán , là mốiquan hệ tương hỗ và đòn bẩy của nhau, song song cùng tồn tại và phát triển Chính vì thế nhân tố khiến cho giao dịch hoán đổi ra đời và ngày càng mở rộngchính là môi trường kinh tế Ở các nước có nền kinh tế phát triển , hoạt độngthương mại, đầu tư , tín dụng diễn ra với một tốc độ cao, tạo điều kiện cho thịtrường tài chính tự hoàn thiện và thích nghi theo nó Các NHTM ngoài việc pháttriển các nghiệp vụ truyền thống còn phải nghiên cứu , tạo lập và mở rộng cácloại hình dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Như trongphần lí luận về sự ra đời và vai trò của nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối đã phân tích
Trang 35, đó là các sản phẩm ngoại hối phái sinh có hiệu quả cao trong phòng ngừa và xửlí rủi ro tỉ giá Đặc biệt trong điều kiện hiện nay thương mại quốc tế đã ở mộttrình độ cao và trên diện rộng , hơn một lúc nào hết nhu cầu sử dụng các công cụbảo hiểm trong quản lí tài chính và ngoại tệ lại nhiều đến như vậy, đặc biệt giaodịch hoán đổi, một công cụ tỏ ra có ưu việt và có nhiều ứng dụng khác nhau Đây là cơ sở cho các NHTM từng bước mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hoán đổingoại hối , đáp ứng nhu cầu của khách hàng , đưa hoán đổi trở thành một côngcụ không thể thiếu trên thị trường ngoại hối quốc tế như hiện nay
Trang 36CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠIHỐI Ở VIỆT NAM
I BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1 Đặc trưng thị trường tài chính thế giới
Từ thập kỉ 70 đến nay , đây là giai đoạn phát triển vượt bậc của các trung tâmtài chính lớn trên thế giới cả về qui mô, số lượng , chất lượng loại hình dịch vụcũng như mức độ liên kết giữa các thị trường Trong đó có một số điểm đángchú ý là :
1.1 Xu hướng toàn cầu hoá thị trường tài chính.
Xu huớng quốc tế hoá thị trường tài chính phát triển từ sau chiến tranh thếgiới II , khi nguồn vốn USD đổ từ Mĩ đi khắp nơi trên thế giới, còn các nhà đầutư nước ngoài lại tập trung vào tín phiếu và trái phiếu kho bạc Mĩ Thông qua thịtrường vốn quốc tế, nhà kinh doanh dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn bổ sung từnước ngoài khi việc tiếp cận khu vực vốn nội địa ngày càng khó khăn và phứctạp Nhà đầu tư tài chính lựa chọn được cơ hội sinh lời cao hơn , đồng thời đadạng hoá danh mục đầu tư , giảm thiểu rủi ro Nguồn vốn có xu hướng chuchuyển từ quốc gia có ít cơ hội đầu tư và lợi nhuận thấp sang những quốc gia cónhiều cơ hội và tỉ suất lợi nhuận đem lại cao hơn Đặc biệt trong những năm gầnđây khu vực châu Á nổi lên như một khu vực có nhiều tiềm năng , tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao, thu hút dòng vốn đầu tư từ nhiều nơi, tuy cuộc khủng hoảngtài chính năm 97 đã làm chững lại và có phần suy giảm song đây vẫn là khu vựcđầy hứa hẹn đối với những nhà đầu tư quốc tế
Thị trường tài chính , đặc biệt là của các quốc gia phát triển ngày càng mởrộng và liên kết chặt chẽ hơn Xu hướng tự do hoá và quốc tế hóa tài chính vớicác định chế riêng được khuyến khích phát triển Các hoạt động cho vay, luânchuyển nguồn vốn giữa các khu vực , các quốc gia ngày càng rộng mở Kết quả
Trang 37là các biến số kinh tế vĩ mô của các quốc gia phụ thuộc và chịu ảnh hưởng sâusắc lẫn nhau hình thành mối quan hệ đa chiều , có tính chất tương tác
1.2 Tỉ giá ngày càng biến động mạnh và khó kiểm soát.
Dưới tác động của làn sóng khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là công nghệthông tin điện tử cũng như của qúa trình tự do hoá, nhiều biến đổi đã xảy ratrong lĩnh vực tài chính –tiền tệ trong những thập kỉ cuối thế kỉ XX Những biếnđổi đó đã tạo nền móng cho những xu hướng phát triển tiếp theo của lĩnh vựcnày trong 2 thập kỉ đầu của thế kỉ XXI Thương mại quốc tế chiếm giữ vai tròquan trọng trong nền kinh tế thế giới , hoạt động thanh toán quốc tế phát triểnlàm cho thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng ngàycàng sôi động kèm theo là sự biến động mạnh và vô lối của tỉ giá Có nhiềunguyên nhân khác nhau như sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng vào năm 1972,chế độ tỉ giá cố định được thay bằng chế độ tỉ giá thả nổi vào năm 1973 Côngnghệ thông tin phát triển làm tăng tốc độ chuyển tiền cũng như tốc độ truyền tin,đặc biệt là những thông tin kinh tế –chính trị như khan hiếm về dầu lửa , cáccuộc xung đột liên quan đến yếu tố tâm lí trong việc xác định tỉ giá dự tính.Những biến động đột ngột với biên độ cao của tỉ giá hối đoái vượt khỏi khả năngkiểm soát của NHTW các nước đã dẫn đến những cuộc khủng hoảng tài chínhtiền tệ ở một số nước trên thế giới và do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thịtrường mà nhanh chóng lan ra phạm vi khu vực , hay thậm chí ảnh hưởng toàncầu Điển hình như cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan - ĐôngNam Á,Argentina và Brazil
Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi đang trở thành phổ biến ở các nước trên thế giớivà ngày càng chiếm ưu thế Hiện nay tỉ giá vẫn có nhiều biến động, lên xuốngthất thường rất khó kiểm soát.
Trang 38
Xu hướng thay đổi chế độ tỉ giá h i oái các nối không hề thay đước trong thời kì 1991-1999c trong th i kì 1991-1999ờng hiện hành Tỉ giá hoán đổi do đó không có nghịch đảo.
Các nước
Cố địnhcứng
Cố địnhmềm
Cố địnhcứng
Cố địnhmềm
Tất cả các nước 25(16%)
Các nước côngnghiệp phát triểnvà các nước có thị
trường mới nổi
Các nước có thịtrường mới nổi
Các nước khác 22(21%)
Nguồn : IMF Annual Report 2000 ; Stanley Fischer “ Exchange Rate Regimes” Is theBiporlar View Correct ”Finance & Development , June 2001
1.3 “ Đa cực hoá” các đồng tiền và thị trường tài chính - tiền tệ thế giới
Trật tự hai cực trước đây bị phá vỡ , kinh tế thế giới phát triển không đồngđều giữa các quốc gia và các khu vực, làm xuất hiện trật tự kinh tế mới theohướng đa cực Đô la Mĩ giữ vai trò là đồng tiền chủ đạo trong hệ thống tài chính– tiền tệ quốc tế Xét trên khía cạnh lí thuyết , đồng tiền đóng vai trò chủ đạo làđồng tiền đóng vai trò thước đo giá trị quốc tế, phương tiện thanh toán quốc tế vàcông cụ dự trữ quốc tế , nói cách khác , đó phải là đồng tiền của nước có tỉ trọngkinh tế và thương mại lớn nhất thế giới Hiện nay đôla Mĩ vẫn là đồng tiền đượcmua buôn bán nhiều nhất trên các thị trường ngoại hối quốc tế Trong khoảngthời gian từ 1989-2001, tỉ trọng của đô la Mĩ trong các giao dịch ngoại hối quốctế luôn chiếm tới 82-90,4% Tuy nhiên bên cạnh đồng USD, các đồng tiền khácnhư DEM , EUR, GBP, JPY cũng là những đồng tiền mạnh , ổn định và có mặt
Trang 39thường xuyên trong các giao dịch ngoại hối quốc tế, đấy là những đồng tiền cósức cạnh tranh với đồng USD, cho thấy xu thế đa cực hoá các đồng tiền ngàymột rõ nét Những thị trường tài chính sôi động nhất hiện nay là NewYork ,Frankfurt , London, Zurich, Tokyo Các khu vực tài chính quan trọng trongtương lai gồm Mĩ, EU , Nhật Bản , Trung quốc , ASEAN , Mĩ la tinh
1.4 Xu hướng thiết lập các đồng tiền chung trong khu vực
Tự do hoá thương mại quốc tế, việc giảm hàng rào thuế quan, hạn ngạch ,
tạo sự thông thoáng, mở rộng hành lang mậu dịch , khiến cho các nước tiến đếngần nhau hơn trong xu hướng hội nhập chung Đặc biệt là đối với một số quốcgia có vị trí địa lí gần nhau, có trình độ kinh tế xã hội tương tự nhau đã đi đếnthành lập các khu vực tự do thương mại , không chỉ nhằm mục đích hỗ trợ cùngphát triển mà còn tạo sự đối trọng đối với các khu vực khác Việc thành lập khuvực mậu dịch tự do làm phát sinh một số vấn đề tài chính – tiền tệ quan trọng ,như vai trò chủ đạo của một đồng tiền mạnh và ổn định trong khối , có khả năngcạnh tranh với các đồng tiền có vị thế trên thị trường ngoại hối, các đồng tiềnchung lần lượt ra đời Một số khu vực quan trọng là :
* Thị trường chung EU với vai trò thanh toán của đồng DEM tính đến01/01/1999 sau đó là đồng tiền chung EUR , với 11/15 nước thành viên sử dụng
* Khu vực tự do thương mại NAFTA ( khối Bắc Mĩ )
* Khu vực tự do thương mại AFTA ( hiệp hội ASEAN ) , đang trong quátrình đàm phán tiến hành cho ra đời một đồng tiền chung của khối
2 Đặc trưng thị trường ngoại hối Việt Nam thời gian qua
2.1 Những biến động về tỉ giá và thay đổi trong cơ chế điều hành tỉ giá
Kể từ sau đại hội đảng VI tháng 12/ 1986 , nước ta xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá
tập trung chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước , đánh dấu mộtbước ngoặt lớn , một sự chuyển mình trên nhiều phương diện Lĩnh vực tài chính –
Trang 40tiền tệ và vấn đề tỉ giá hối đoái cũng được điều chỉnh căn bản , chế độ đa tỉ giá trướcđó làm mất cân đối không hề thayi nghiêm tr ng n n kinh t ã b xoá b ọng nền kinh tế đã bị xoá bỏ.ề thayế đã bị xoá bỏ đỏ.
Tiêu chí1986 1987 1988 1989 1990 199119921993
Tỉ giá chính thức 80 368 3000 3900 - 8818 11200 10642Tỉ giá tự do 425 127 5000 4100 - 9865 11215 10675
( Nguồn : vụ quản lí ngoại hối , NHNN )
Tháng 3/ 1989 , chế độ trợ giá trong hoạt động ngoại thương bị loại bỏ Haitrung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ra đời năm1991, đến 1/ 10/1994 thì thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Tỉ giáchính thức, tính bằng USD, được ấn định căn cứ vào chỉ số lạm phát , lãi suất,cán cân thanh toán, có tham khảo tỉ giá tự do và giá vàng Trên cơ sở đó, cácNHTM xây dựng tỉ giá giao dịch liên ngân hàng hàng ngày với biên độ doNHNN qui định trong từng thời kì Sau thời gian ổn định quá lâu 1993-1996 , tỉgiá chính thức ngày càng xa rời tỉ giá thực ( tăng khoảng 50% so với năm1990 ) , đến tháng 7 năm 1997 khủng hoảng tài chính –tiền tệ Châu Á nổ ra Đầunăm 1998 , NHNN phải đưa ra một loạt các biện pháp hành chính : ban hành Quichế quản lí ngoại hối, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mới , qui định về trạng tháingoại tệ và trạng thái tiền đồng ; tiến hành can thiệp trực tiếp trên thị trường :thay đổi biên đổi dao động và điều chỉnh tỉ giá chính thức nhằm thu hẹp khoảngcách giữa tỉ giá giao dịch của các NHTM với tỉ giá tự do.
Điều chỉnh tỉ giá qua các năm