Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối ở các nhtm việt nam.doc (Trang 71 - 85)

II. SỰ CẦN THIẾT RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠ

4. Tồn tại và nguyên nhân

4.1. Thị trường ngoại hối chưa phát triển .

* Thị trường ngoại hối mới ra đời và còn ở mức sơ khai

Thị trường ngoại hối chính thức ở Việt Nam ra đời năm 1994, còn kém phát triển hơn nhiều so với khu vực và trên thế giới, qui mô nhỏ, hàng hoá và dịch vụ

tài chính nghèo nàn, đơn giản và tính chuyên nghiệp không cao, chưa liên kết chặt chẽ với các thị trường tiền tệ , thị trường mở. Bên cạnh đó thị trường tự do vẫn hoạt động mạnh ngoài sự quản lí của NHNN gây nên ảnh hưởng không nhỏ. * Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng còn ít và nhỏ

Đa số các NHTM và các tổ chức tín dụng ra đời muộn, số lượng ít, chủ yếu ở qui mô nhỏ hẹp. Tại Việt Nam hiện nay có 4 NHTMNN ( vốn pháp định 1.100 tỉ VND , riêng NH Nông nghiệp là 2.200 tỉ đồng) vài chục NHTMCP, 4 NH liên doanh (10 triệu $) , 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (15 triệu $) , 48 văn phòng đại diện...

* Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trên thị trường còn đơn điệu

Hiện nay Việt Nam mới chỉ áp dụng 3/5 các giao dịch ngoại hối cơ bản , trong đó giao dịch giao ngay chiếm tỉ trọng lớn (80% ) , giao dịch kì hạn và hoán đổi còn tương đối mới. Giao dịch quyền chọn cũng chỉ mới được đưa vào áp dụng thí điểm vào cuối tháng 2 năm 2003, các loại giao dịch này chủ yếu được thực hiện tại các hội sở và chi nhánh lớn , chưa phát triển trên diện rộng. Thị trường ngoại hối Việt Nam còn rất đơn điệu và mang tính chất chợ chiều .

4.2. Vai trò điều hành và can thiệp thị trường của NHNN còn hạn chế. 4.2.1. Cơ chế điều hành tỉ giá giao ngay còn chưa linh hoạt

Tỉ giá giao ngay USD/VND được xác định trên cơ sở tỉ giá giao dịch bình quân trên Interbank vào ngày giao dịch gần nhất trước đó do NHNN công bố với mức dao động trong biên độ dao động cho phép (hiện nay là 0,25%) . Giả sử mức tỉ giá giao dịch bình quân là 15.000 VND đổi 1 USD thì tỉ giá giao ngay các NHTMN được phép áp dụng trong khoảng 14.985-15.015 VND/USD. Biên độ nhỏ này nhằm mục đích hạn chế sự biến động mạnh của tỉ giá làm VND mất giá quá lớn so với USD . Tuy nhiên, biên độ quá nhỏ cũng làm hạn chế sự linh hoạt của các NHTM trong việc xác định tỉ giá kinh doanh thích hợp với cung –cầu

trên thị trường. Trong thực tế, để thu hút khách hàng và ứng phó với tình hình, một số NHTM đã: mua ngoại tệ từ khách hàng với tỉ giá giao ngay hiện hành và nhận tiền gửi VND với lãi suất cao, hoặc bán ngoại tệ cho khách hàng bằng khoản vay VND lãi suất cao.

Tỉ giá bình quân Interbank USD/VND không đổi trong ngày giao dịch, do thị trường ngoại hối Việt Nam chưa phát triển và tỉ giá chưa được thả nổi hoàn toàn. Tỉ giá chéo giữa VND và các ngoại tệ ( được xác định theo tỉ giá USD/ VND và tỉ giá giao ngay ngoại tệ / USD trên thị trường quốc tế ) được giữ nguyên trong từng ngày giao dịch, trong khi tỉ giá quốc tế biến động liên tục dẫn đến sự chênh lệch không theo sát trong hệ thống tỉ giá Việt Nam . Hơn nữa, tỉ giá giao ngay VND/ ngoại tệ khác do NHTM tự xác định nên các NHTM còn có thủ thuật mua USD giá cao cho khách hàng thông qua hai nghiệp vụ: mua USD và bán , ví dụ như EUR theo tỉ giá quốc tế sau đó mua EUR và bán VND cho khách hàng theo tỉ giá thoả thuận. Có thể thấy sự cứng nhắc trong điều hành tỉ giá giao ngay là một trong những nguyên nhân khiến cho giao dịch hoán đổi kém phát triển như hiện nay. Việc nới lỏng hơn nữa biên độ tỉ giá sẽ tạo một khoảng đủ rộng để các NHTM xoay trở , thích ứng với cung cầu của thị trường là vấn đề nên làm . Biên độ đó có thể là 1% thay vì 0,1 hay 0,25% vì điều kiện cần cho tự do hoá tỉ giá Đôla là biên độ cực rộng . Mặt khác NHNN cũng cần đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời những bất cập trong cơ chế tỉ giá giao ngay nhằm hoàn thiện và ổn định tỉ giá hối đoái, tạo điều kiện cho các loại hình giao dịch ngoại tệ phát triển .

4.2.2. Cơ chế điều hành tỉ giá kì hạn còn nhiều bất cập .

NHNN đã cho phép các NHTM thực hiện nghiệp vụ ngoại hối kì hạn và hoán đổi . Về lí thuyết thì tỉ giá kì hạn trong các giao dịch này phải được xác định trên cơ sở tỉ giá giao ngay và chênh lệch các mức lãi suất trên thị trường , tuy nhiên NHNNVN còn bổ sung thêm yếu tố dự báo về xu hướng biến động tỉ giá trong tương lai bằng một loạt các mức trần tỉ giá giao dịch kì hạn , làm cho

việc xác định tỉ giá kì hạn trở nên thiếu chính xác và không gắn liền với thị trường . Mức trần này quá thấp hay quá cao đều không hấp dẫn được khách hàng tham gia giao dịch .

Cách xác định tỉ giá kì hạn mà NHNN áp dụng trong nghiệp vụ hoán đổi Đô- Đồng càng không hợp lí, không căn cứ vào lãi suất hai đồng tiền mà hoàn toàn trên cơ sở tỉ lệ % gia tăng nhất định đối với tỉ giá giao ngay ở mức rất cao, dẫn đến việc các NHTM hầu như chỉ chấp nhận thực hiện nghiệp vụ này khi quá “ đói ” vốn VND.

4.2.3. Các qui định còn chưa đồng bộ và có nhiều thay đổi .

Việc chỉnh sửa, bổ sung các qui định còn chồng chéo lên nhau và mang tính thời điểm. Chẳng hạn, mức trần tỉ giá kì hạn sau khi được điều chỉnh sẽ lại vẫn bất hợp lí mỗi khi lãi suất thị trường USD hoặc VND có biến động.

4.2.4. Dự trữ ngoại hối còn quá thấp để NHNN có thể có những can thiệp rõ nét

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam quá mỏng, do đó NHNN không thể hoàn toàn

chủ động và linh hoạt trong việc điều tiết thị trường ngoại tệ, những can thiệp mang tính chất điều chỉnh tỉ giá hầu như không có. Nguồn dự trữ ngoại tệ hiện nay chủ yếu được sử dụng để cân đối cung-cầu ngoại tệ cho các lĩnh vực quan trọng như xăng dầu , hàng không , điện lực …và việc mua bán ngoại tệ còn diễn ra theo chỉ định . Mức dự trữ ngoại hối ở nước ta giai đoạn 1997-2000 chỉ tương đương với 9-10 tuần nhập khẩu , so với tiêu chuẩn tối thiểu là 3 tháng nhập khẩu thì vẫn còn là con số ít ỏi . Theo dự báo mới nhất của IMF, giai đoạn 2001-2006 dự trữ ngoại hối quốc gia của ta đạt từ 3,9 tỉ USD năm 2002 lên đến mức cao nhất 6,3 tỉ $ năm 2006 tương đương với 2,5 tháng nhập khẩu . Song nhìn chung, dự trữ ngoại hối của nước ta vẫn còn khá thấp.

4.2.5. Qui định của NHNN về trường hợp áp dụng giao dịch hoán đổi đối với các chủ thể là các doanh nghiệp kinh doanh XNK còn thiếu tính hợp lí .

Như ở trên đã đề cập , NHNN đến nay vẫn chưa cho phép các DN áp dụng giao dịch hoán đổi ngoại hối vào mục đích xử lí trạng thái luồng tiền , đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn , mặc dù đây là một trong những ứng dụng khá cơ bản và có ý nghĩa thực tiễn của loại hình giao dịch này . Qui định đã làm giảm tính hấp dẫn của giao dịch hoán đổi đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp XNK, nhóm khách hàng lớn đầy tiềm năng của các NHTM trong việc phát triển hoán đổi ngoại hối, phát huy hơn nữa sự gắn kết giữa ngành ngân hàng và các hoạt động sản xuất –kinh doanh thương mại nói chung . Việc NHNN không cho phép các doanh nghiệp XNK sử dụng hối đoái hoán đổi như một công cụ xử lí trạng thái luồng tiền , tạm thời đáp ứng nguồn vốn ngắn hạn là nhằm hạn chế tình trạng các DN lợi dụng hoán đổi ngoại tệ để chuyển vốn từ VND sang ngoại tệ, trong khi việc xin mua ngoại tệ từ ngân hàng còn nhiều rắc rối và khó khăn , các DN phải có giấy tờ chứng minh nhu cầu ngoại tệ hợp lí của mình , hơn nữa lượng ngoại tệ dự trữ ngoại hối của NH còn rất hạn hẹp . Hiện nay thị trường ngoại hối đã có nhiểu thay đổi, hoạt động thương mại quốc tế phát triển đã phần nào cải thiện dự trữ ngoại hối trong nền kinh tế , NHNN giảm tỉ lệ kết hối xuống còn 0%, thêm vào đó hàng năm lượng kiều hối chuyển về nước tương đối lớn , khiến cho tình trạng quá khan hiếm ngoại tệ không còn nữa .

Năm 1997 1999 2000 2001

Kiều hối(tr.USD) 400 1200 1757 2000

Do vậy, việc áp dụng những qui định cũ đã trở nên hết sức cứng nhắc và không còn phù hợp nữa . Nếu không thay đổi nó sẽ cản trở và kìm hãm sự phát triển của loại hình giao dịch này trong tương lai , đặc biệt đối với việc phát triển giao dịch ở nhóm khách hàng nòng cốt là các nhà kinh doanh XNK.

Nghiệp vụ Swap được ra trên thị trường ngoại hối Việt Nam là hết sức phù hợp với điều kiện thị trường tài chính nước ta . Song cho đến hiện nay giao dịch hoán đổi hầu như vẫn chưa phát triển . Đi tìm nguyên nhân cho vấn đề này có thể thấy ngay rằng một trong những hạn chế phải bàn đến đó là chi phí giao dịch. Chi phí giao dịch quá cao khiến cho hầu hết các chủ thể tham gia đều cảm thấy e ngại và phải cân nhắc . Xét cho đến cùng thì giao dịch hoán đổi cũng là một loại hình sản phẩm dịch vụ được cung cấp từ phía ngân hàng . Theo qui luật tất yếu , giá cao thì cầu giảm và người ta có xu hướng đi tìm sản phẩm thay thế –ở đây là giao dịch kì hạn –Tuy không ưu việt bằng hoán đổi trong vai trò phòng ngừa rủi ro tỉ giá, song giao dịch kì hạn cũng có những tác dụng bảo hiểm nhất định . Trong hai cơn sốt VND vừa qua , ICB là NHTM đầu tiên đã tạm giải cơn khát vốn VND bằng cách hoán đổi với NHNN 30 triệu USD để lấy khoảng 450 tỉ đồng VN trong thời hạn 3 tháng với mức phí 1,7%. Về phía ICB, do là NH kinh doanh nên luôn muốn một mức phí thấp hơn 1,7%. Tuy nhiên mức phí do NHNN quyết định thấp hay cao còn tuỳ thuộc vào mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN . Mục tiêu của NHNN là tạo sự lưu thông bình thường của VND nhưng tránh bị lợi dụng để đầu cơ ở một số NH . Song thực tế cho thấy , sự quá thận trọng của NHNN khiến mức phí hoán đổi ngoại tệ quá cao , nên có rất ít NH cổ phần tham gia dù các NH này đang thiếu vốn VND trầm trọng hơn các NH quốc doanh. Mức phí hoán đổi rất cao ở các kì hạn 7 ngày , 15 ngày và 30 ngày còn mức phí hoán đổi trong thời hạn 90 ngày là 1,7% , nhìn có vẻ hấp dẫn ( tức là chỉ có 0,56%/ tháng ) nhưng tính cho đủ thì các NHTM lại không có lời . Khi đưa USD cho NHNN , các NHTM không được trả lãi tiền gửi khoảng 0,3%/ tháng. Như vậy nếu cộng cả phí hoán đổi là 0,56% và con số lãi không được trả tính ra tổng chi phí mà NH bị mất lên đến gần 0,9% / tháng , trong khi đổi lấy được VND về để cho vay với lãi suất thấp hơn hoặc ngang ngửa với mức phí đã hoán đổi mà thôi. Có thể nói đứng về mặt kinh doanh thì các NHTM vẫn chấp nhận thiếu VND hơn là hoán đổi ngoại tệ . Do đó , phí hoán đổi là một cản trở

khiến giao dịch hoán đổi không được áp dụng thường xuyên như một công cụ chuyên dụng của thị trường ngoại hối trong việc phòng ngừa rủi ro cho nguồn vốn kinh doanh của khách hàng cũng như trong việc xử lí kịp thời tình huống khan hiếm nội tệ .

Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tốt hơn , thị trường bất động sản tăng giá mạnh thì nhu cầu tiền đồng tăng lên là điều dễ hiểu . Điều oái oăm hơn nữa là tổng vốn huy động vào hệ thống NH rất lớn nhưng kết cấu ngoại tệ trong tồng vốn này không phải nhỏ . Nhưng có nhiều ngoại tệ mà không sử dụng được dù lãi suất thấp chẳng qua là vì ám ảnh của một tỉ giá hết sức bấp bênh . Song dù sao qua đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của giao dịch hoán đổi trong việc điều hoà nguồn vốn ở các NHTM khi phát sinh việc thừa hay thiếu hụt nội tệ . Đồng thời yêu cầu NHNN cần mạnh dạn hơn, điều chỉnh hợp lí chi phí hoán đổi để hoán đổi ngoại tệ thực sự phát huy được vai trò của mình.

4.4. Năng lực kinh doanh ngoại hối của các NHTM còn nhiều hạn chế.

* Qui mô nguồn vốn kinh doanh và qui định về trạng thái ngoại hối .

Theo qui định của NHNN, các NHTM phải duy trì trạng thái ngoại hối tối đa 15% vốn tự có đối với mỗi loại ngoại tệ khi qui ra VND ( tổng số không quá 30%). Trong khi đó, vốn pháp định đối với NH Nông nghiệp là 2.200 tỉ đồng ~150 triệu $, giới hạn mỗi loại ngoại tệ là 22,5 triệu $, vốn tự có đối với các NHTMNN khác là 1.100 tỉ đồng ~75 triệu$, 15% là 11,25 triệu $, là quá nhỏ , do đó kìm hãm đáng kể các hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMNN . * Nhận thức và hiểu biết về rủi ro ngoại hối còn yếu kém

Các NHTM Việt Nam ngoài việc kinh doanh đối nội , chỉ mới quan tâm đến các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay, thanh toán XNK và kinh doanh tiền gửi ra nước ngoài, các giao dịch ngoại hối phái sinh kém phát triển và hiểu biết cũng như trình độ quản lí rủi ro tỉ giá trong hoạt động kinh doanh còn nhiều hạn chế cần được khắc phục .

* Hệ thống kế toán còn chưa khoa học và theo tiêu chuẩn quốc tế

Chế độ kế toán cũ còn nhiều bất cập trong việc phản ánh hiệu quả kinh doanh ngoại hối. Kết quả giao dịch hoán đổi khi phản ánh không chỉ nhìn vào chênh lệch tỉ giá mà còn phải tính đến yếu tố thu nhập và chi phí theo lãi suất thị trường của mỗi đồng tiền .

* Chiến lược kinh doanh và chính sách khách hàng .

Các hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối bao gồm thanh toán quốc tế , kinh doanh tiền gửi ngoại tệ và kinh doanh chuyển đổi ngoại tệ , trong đó , các NHTM Việt Nam chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ mua bán , nhận tiền gửi , cho vay và thanh toán ngoại tệ xuất phát từ nhu cầu khách hàng , chưa chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như chưa giới thiệu sử dụng các loại hình dịch vụ mới như kì hạn và hoán đổi .

* Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất phòng kinh doanh ngoại tệ còn yếu kém . Cơ cấu tổ chức còn nhiều điểm chưa hợp lí , phần lớn chưa tách biệt giữa nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và các nghiệp vụ kinh doanh khác thành các bộ phận riêng. Trang thiết bị và công nghệ ngân hàng còn nhiều lạc hậu, vừa hạn chế khả năng tiếp cận các thông tin thị trường một cách chủ động và thường xuyên, mặt khác không đủ điều kiện đáp ứng nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường quốc tế.

* Trình độ cán bộ ngân hàng .

Còn nhiều hạn chế cả về chuyên môn và ngoại ngữ . Đội ngũ nhân viên nhiều về số lượng nhưng chưa thực sự đảm bảo về chất lượng , đặc biệt cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối còn ít, chủ yếu là do kinh nghiệm chứ không được đào tạo cơ bản , cơ chế tuyển dụng cán bộ còn chưa hợp lí .

Tỉ lệ % ĐH và sau ĐH trong tổng số lao động ngành ngân hàng Hệ thống ngân hàng % Đại học và sau ĐH

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối ở các nhtm việt nam.doc (Trang 71 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w