Xuất phát từ lý do đó, trong thị trường, việc trao đổi hàng hoá sức lao động không thể giống như các giao dịch với những hàng hóa thông thường khác mà cần thiết phải có một hình thức ph
Trang 2B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
^ H ( Ị i t i ị ễ n 'Jô Cù jl (^ h í
Để tài:
Hợp đồng lao động với vấn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
trong nền kinh tế thị trường
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
M ã số: 50515
LUẬN ÁN THẠC s ĩ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: Phó giáo s ư QííịUỊỊỈẾt 'Tỉôửit
Trường Đại hục Kinh tế quốc dân Hà nội
TRƯƠNG -BẠI í lũ
PHONG Đ C C
Hà nội, nãin 1.997
Trang 31.1.2 Một số vấn đề về thị trường lao động ở Việt nam 12
í 2 cẫ c hình thức tuyển dụng và thu hút lao động trong điều kiện nền 21 kinh tế thị trường
1.2.1 Tuyển đụng vào biên chế Nhà nưóc 23 1.2.2 Hình thức Hợp đồng lao động 35
Chương 2: Thực trạng áp dụng Hợp đồng lao động với vấn để bảo vệ 42
quyển và lợi ích hợp pháp cua người lao động trong quan hệ lao động
2.1 Vai trò điều tiết của pháp luật Hợp đồng lao động với lợi ì ) , các 42 bên trong quan hệ lao động
2.2 Pháp luật Hợp đồng lao động với sự đảm bảo quyền và lợi ích hợp 47 pháp của người lao động trong quan hệ lao động
2.2.1 Một số vấn đề chung về Hợp đổng lao động Ị 48 2.2.1.1 Phạm vi, đối tượng áp dụng Hợp đồng lao động 4 <4^? 2.2.1.2 Nguyên tắc giao kết Hợp đồng lao động 51 2 2.1.3 Nội dung của Hợp đồng lao động 56 2.2.1.4 Phân loại Hợp đồng lao động 66 , 2.2.2 Sự bảo vệ quyền và lợi ích người lao động trong quá trình giao 71
kết Hợp đồng lao động 2.2.3 Sự bảo vệ quyền và lợi ích người lao động khi thay đổi, tạm 81
hoãn Hợp đồng lao động 2.2.3.1 Thực hiện, thay dổi Hợp đồng lao động 81 2.2.3.2 Tạm hoãn Hợp đồng lao động 85 2.2.4 Sự bảo vệ quyền và lợi ích người lao động khi chấm đứt Hợp 88
đồng lao động 2.2.5 Giải quyết tranh chấp về Hợp đồng lao dộng 92 Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Hợp đồng lao 97
đọng
Trang 4LỜI IMÓI ĐẨU
Tính cấ p thiết và tình hình nghiên cứu để tàl
Sự thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng ở nước ta trong mấy năm qua đã tạo ra động lực cho sự vận động và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Tuy nhiên, kinh tế thị trường và thị trường lao động là những phạm trù rất mới đối với chúng 'ta cả về lý luận và thực tiễn.
Trong thị trường lao động, hàng hoá được trao đổi đó là sức lao động, đây
là một loại hàng hoá đặc biệt bởi nó gắn liền với cơ thể con người và có khả năng sáng tạo gía trị trong quá trình sử đụng Cũng chính vì vậy, quan hệ lao động trong thị trường là một loại quan hệ đặc biệt, Ĩ1Ó vừa là quan hệ kinh tế đồng thời
lại là quan hệ có tính xã hội và nhân văn sâu sắc bởi nó liên quan mật thiết đến
yếu tố con người; nó vừa là quan hệ thoả thuận vừa là quan hệ phụ thuộc; nó là quan hệ bình đẳng, song bởi khả năng nảy sinh giá trị khi sử dụng nên dễ dẫn đến
sự bất công và nhất là bóc lột trong quan hệ Để tham gia quan hộ, người lao động duy nhất chỉ có một thứ tài sản là sức lao động, còn giới chủ có sức mạnh rất lớn đó là tiềm lực kinh tế Chính vì thế, người lao động dễ ở trong vị thế bất lợi và thông thường người ta coi người lao động là kẻ yếu trong quan hệ Xuất phát từ lý do đó, trong thị trường, việc trao đổi hàng hoá sức lao động không thể giống như các giao dịch với những hàng hóa thông thường khác mà cần thiết phải
có một hình thức pháp lý vừa tạo ra sự lưu thông bình thường, thuận tiện vừa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là của người lao động trong quan hệ lao động Hình thức pháp lý đó chính là Hợp đồng lao động.
Trong hệ thống pháp luật lao động, Hợp đồng lao động là một chế định chiếm vị trí quan trọng bậc nhất do đó đây là nội dung sớm được qui định và giữ vai trò trung tâm trong quá trình xãy dựng, ban hành pháp luật lao động nhằm
Trang 5điều tiết các quan hệ lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường Những văn bản pháp luật kinh tế trong thời kỳ đầu của sự nghiệp đổi mói như Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 về chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN đối với xí nghiệp quốc doanh, Nghị định 27/HĐBT, Nghị định 28/HĐBT, Nghị định 29/HĐBT ngày 9/3/1988 về chính sách đối với kinh tế cá thể tư doanh, tập thể và gia đình đều có những qui định và coi Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý chủ yếu thu hút và sử dụng lao động trong điều kiện nền kinh tế đa thành phần Sau đó, trước sự phát triển của thị trường lao động, nhằm đáp ứng những đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội và trên cơ sở rút kinh nghiệm sau mấy năm thực hiện, ngày 30/8/1990, Pháp lệnh Hợp đồng lao động được ban hành Tính đến thời điểm đó, đây là văn bản pháp luật đầu tiên qui định tương đối chi tiết và đầy đủ nhằm điều chỉnh quan hệ Hợp đồng lao động Tiếp đó, ngày 23/6/1994, Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua và
có hiệu lực từ 1/1/1995 là sự đánh đấu cho bước phát triển không chỉ về số lượng
mà còn về chất lượng của pháp luật ỉao động nói chung và pháp luật về Hợp đồng lao động nói riêng.
Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian đáng kể thực hiện pháp luật Hợp đồng lao động nhằm điều chỉnh quan hệ lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận như góp phần quan trọng giải phóng các tiềm năng lao động, đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc cho công đân, mở rộng khả năng tìm kiếm việc làm và tuyển dụng lao động cho đơn vị sử dụng lao động, đảm bảo quyền và lợi ích các bên trong quan
hệ, góp phần giải quyết việc làm và một số các vấn đề xã hội thì pháp luật Hợp đồng lao động đã bộc lộ một số vấn đề chưa thật hợp lý, chưa đáp ứng được những yêu cầu có tính bản chất của quan hệ lao động trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: "IIọp đồng lao động vói vân đề đảm bảo
quyền và lọi ích hợp pháp của người lao dộng trong nền kinh tế thị tnídng" để viết
Trang 6ỉuận án với mong muốn góp phần vào quá trình nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật lao động nói chung và pháp luật Hợp đồng lao động nói riêng ở nước ta.
Mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu:
Hợp đồng lao động với tư cách là hình thức pháp lý để xác lập quan hệ lao động trong thị trường, cần khẳng định các qui định của pháp luật Hợp đồng lao động luôn được xây đựng trên cơ sở của nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hộ lao động trong sự dung hoà với lợi ích chung của
xã hội Tuy nhiên, trong bản luận văn này, chúng tôi chỉ đặt phạm vi nghiên cứu các quy định của pháp ỉuật Hợp đồng lao động với vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động.
Vì vậy, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung nhất về kinh tế thị trường, thị trường lao động và đặc điểm của thị trường lao động Việt nam, nghiên cứu tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động trên thị trường và các qui luật khách quan của thị trường sức lao động.
- Trên cơ sở đó, dưới góc độ thu hút, tuyển chọn và sử dụng lao động, luận văn nêu bật sự cần thiết phải đa dạng hoá các hình thức tuyển dụng lao động
và lý giải tại sao Hợp đồng lao động được coi là hình thức pháp lý tuyển dụng chủ yếu và phổ biến trong thị trường lao động.
- Nghiên cứu, xem xét, đánh giá vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong mối liên hệ tương quan mật thiết, hữu cơ với quyền và lợi ích của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
- Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng áp dụng, luận văn đưa ra một
số kiến nghị với hy vọng góp phần hoàn thiện pháp luật Hợp đồng lao động nhằm đáp ứng một cách hữu hiệu quá trình điều chỉnh quan hê lao động trong nền kinh
tế thị trường.
Trang 7Phương pháp nghiên cứu và nhũng đóng góp chính của luận án:
Về phương pháp nghiên cứu, chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế thị trường, thị trường lao động và một số các vấn đề kinh tế -
xã hội liên quan Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin được kết hợp với các phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích đồng thời các qui định của pháp luật như Hiến pháp, Luật Công đoàn, Bộ Luật Lao động được sử dụng với tư cách là cơ sở pháp lý từ đó làm sáng tỏ một cách khoa học và biện chứng những nội dung mà luận án nghiên cứu.
Những đóng góp chính của luận án:
- Trên cơ sở các qui định hiện hành của pháp luật Hợp đồng lao động, luận án đưa ra những nhận xét, bình luận, phân tích đồng thời thông qua những luận cứ khoa học pháp lý và điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể, luận án đưa ra những đề xuất nhằm bổ sung không chỉ về mặt kỹ thuật ỉập pháp mà trong một số trường hơp cả về mặt nội dụng với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật Hợp đồng lao động.
- Ngoài những kiến nghị nói trên, nhằm để có môi trường pháp lý lành mạnh, từ đó tạo lập quan hệ lao động một cách ổn định, bền vững, hài hoà và thật
sự bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp của người lao động, luận án còn đặt vấn đề hoàn thiện đổng bộ một số các hoạt động khác liên quan như tăng cường vai trò
và hiệu quả hoạt động của công tác công đoàn, tổ chức công tác cung cấp thông tin, dịch vụ trong thị trường lao động, nâng cao ý thức pháp luật
Kết cấ u của luộn án:
Ngoài lòi nói đầu, luận án được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Nền kinh tế thị trường và sự cần thiết đa dạng hoá các hình thức tuyển dụng lao động.
Trang 8— Chương 2: Thực trạng áp dụng Hợp đồng lao động đối với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động.
— Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng lao động.
Bản luận án được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình vủa Phó giáo sư Nguyên Hữu Viện - Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội Tôi xin chân thành cám ơn sự chỉ bảo và hướng dẫn của Phó giáo sư.
Trong một khoảng thòi gian nhất định với sự hạn chế về nguồn thông tin tham khảo từ tài liệu cũng như thực tiễn nên luận án không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo của các thẩy cô giáo và các bạn.
Hà nội, tháng 10 năm ỉ 997
Trang 9CH Ư Ơ N G I
NỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ C Ầ N THIẾT
ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
1.1 Kỉnh tế thị trường v à thị trưòng lao động ỏ Việt nam
ì 1.1 Kinh tế thị trưòng và thị trường lao động
Kinh tế thị trường ra đời và phát triển không phải là cái riêng có của một thể chế xã hội nào Nó đánh dấu bước phát triển ở giai đoạn cao trong hoạt động kinh tế của xã hội loài người.
Khởi nguyên của lịch sử, hình thức kinh tế chung đầu tiên của con người
đó là kinh tế tự nhiên Đây là hình thức kinh tế mà quan hệ sản xuất biểu hiện dưới dạng quan hệ trực tiếp giữa người với người chứ không thông qua khâu trung gian, trình độ phân công lao động xã hội thấp, còn mang nặng tính chất tự nhiên (theo giới và tuổi), qui mô sản xuất nhỏ, khép kín và lao động mang tính chất cá nhân Đây là loại hình kinh tế trong đó sản phẩm sản xuất ra không phải để trao đổi trên thị trường mà để thoả mãn những nhu cầu nội bộ, chủ yếu là nhu cầu cá nhân của người sản xuất.
Tuy nhiên, khi sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì dẫn đến
sự phân công lao động xã hội, sản xuất được chuyên môn hoá, năng suất lao động tăng lên, sản phẩm dư thừa, diễn ra quá trình trao đổi sản phẩm, do đó sản xuất hàng hoá ra đời Sự thay thế kinh tế tự nhiên bằng kinh tế hàng hoá là một quá trình lâu dài, phức tạp, song là sự tất yếu trong quá trình phát triển của sự phân công lao động và sản xuất của xã hội loài người.
Kinh tế hàng hoá ra đời, đối lập về mặt bản chất với nền kinh tế tự nhiên Nếu như nền kinh tế tự nhiên, như trên đă trình bày sản xuất chỉ nhằm thoả mãn những nhu cầu nội bộ, cá nhân thì nền sản xuất hàng hoá - đặc biệt trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, với địa vị thống trị của kinh tế hàng hoá thì toàn bộ hoạt động sản xuất trong xã hội chủ yếu là để kiếm lời thông qua quá trình trao đổi
Trang 10mua bán Và như vậy, sự xuất hiện của thị trường (không gian, địa điểm trao đổi, mua bán) như là một tất yếu không thể thiếu được của nền sản xuất hàng hóa Có thể nói thị trường là đứa con sinh đôi với nền sản xuất hàng hoá Tuy nhiên thị trường và kinh tế thị trường là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Thị trường, theo quan điểm của Adam Smith, đó là không gian trao đổi, tức là địa điểm, là nơi diễn ra sự chuyển nhượng, sự trao đổi, sự mua bán hàng hoá Thị trường là tập hợp nhũ cầu của người tiêu đùng về một loại hàng hoá nào
đó và đồng thời là nơi diễn ra việc mua bán bằng tiền tệ Thị trường là biểu hiện phương thức liên hệ chủ yếu giữa người sản xuất hàng hoá và người tiêu dùng, thị trường chỉ cho người sản xuất hàng hoá biết tình hình gì đang diễn ra trong sự vận động của nền kinh tế quốc dân Như vậy, thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của người tiêu dùng về mặt hàng nào? các quyết định của doanh nghiệp sản xuất cái gì? quyết định của người lao động về làm việc cho ai? bao lâu? đều được dung hoà và điều tiết bằng giá cả
và qui luật cung cầu của thị trường Do đó, thị trường đóng vai trò to lớn trong ?i việc điều chỉnh sản xuất, gắn sản xuất với tiêu dùng, liên kết các bộ phận của nền kinh tế thành một thể thống nhất Tuy nhiên, điều thực chất để hiểu được thị trường là ở chỗ: thị trường không phải chỉ đơn thuần là nơi trao đổi, di chuyển hàng hoá, địch vụ từ người sản xuất sang người tiêu dùng, mà sự trao đổi đó phải được tổ chức theo các qui luật của lưu thông hàng hoá và tiền tệ.
Kinh tế thị trường ra đời gắn liền với nền kinh tế hàng hoá Khi tất cả các quan hệ kinh tế giữa con người đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá - người bán cần tiền, người mua cần hàng, họ phải gặp nhau trên thị trường thì đó ỉà nền kinh
tế thị trường Như vậy, điều kiện để nền kinh tế thị trường ra đời là khi các quan
hệ kinh tế xã hội và các sản phẩm xã hội đều mang hình thái quan hệ hàng hoá - tiền tệ một cách phổ biến và chiếm địa vị thống trị Do đó, kinh tế thị trường chính là nền kinh tế mà mọi cái đều được tiền tệ hoá, các yếu tố sản xuất như vốn, tài sản, sức lao động, các sản phẩm và dịch vụ làm ra, chất xám đều có giá
cả và được hình thành do sự tác động của các qui luật khách quan trong nền kinh
tế thị trường Có nhiều qui luật kinh tế chi phối nền kinh tế thị trường, song trên
Trang 11thực tế có ba qui luật phổ biến và tác động lớn đến quan hệ kinh tế trên thị trường, đó là qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh Các qui luật này có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó qui luật giá trị giữ vai trò cơ bản Song qui luật giá trị muốn thể hiện yêu cầu của mình qua giá cả thị trường lại phải thông qua cơ chế vận đông của qui luật cung cầu Ngược lại, qui luật cung cầu muốn thể hiện yêu cầu của mình lại phải thông qua cơ chế của qui luật giá trị
là giá cả thị trường Do mối quan hê chằng chịt đó nên sự vận động của hai qui luật này rất phức tạp Qui luật cạnh tranh là sự tồn tại tất yếu trong nền kinh tế hàng hoá Qui luật này tồn tại do sự độc lập của các nhà kinh doanh trêu thị trường và do đó có sự độc lập về kinh tế, cạnh tranh về lợi ích kinh tế Chính vì vậy, qui luật giá trị là cơ sở của qui luật cạnh tranh Sự thống nhất của cung cầu từng loại hàng hoá, sự tách rời của giá trị khỏi giá cả thị trường là những cơ sở quan trọng nhất của các hoạt động cạnh tranh trên thị trường Thực tế đã chứng minh rằng, do sự tác động của các qui luật kinh tế cho nên trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá, dịch vụ phong phú về chủng loại, đảm bảo về chất lượng đáp ứng được mọi nhu cầu trên trị trường Mặt khác nó kích thích luôn đảm bảo cho *
sản xuất, kinh doanh với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đồng thời do có ị
cạnh tranh nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ luôn được doanh nghiệp chú ý p â y cũng chính là mặt mạnh, là ưu điểm của nền kinh tế thị trường Tuy vậy, kinh tế thị trường cũng có những mặt hạn chế của nó Xét về mặt bản chất, kinh tế thị trường chứa đựng nhiều mâu thuẫn, sự điều tiết trên thị trường mang tính tự phát rất cao Các chủ thể tham gia thị trường, hoạt động vì lợi ích riêng của mình cho nên trong kinh tế thị trường mâu thuẫn và xung đột thường xuyên xảy ra, xã hội phân hoá sâu sắc giữa người giàu, người nghèo, tệ nạn, tiêu cực xã hội gia tăng Tất cả những điều đó gây ra tình hình không bình thường trong quan hê kinh tế và trật tự xã hội Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể dẫn đến suy thoái, khủng hoảng và thậm chí phá huỷ cả một hệ thống kinh tế Chính vì vậy, khi thừa nhậnvà phát triển nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường kết hợp với sự quản lý Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Tư tưởng này đã được thể
Trang 12hiện trong các văn kiện của Đại hội Đảng VII và VIII Chúng ta chủ trương và quyết tâm: "Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với vai trò tăng cường quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng
xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái"1 Như vậy, có thể thấy Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế với
sự tham gia của đa thành phần kinh tế cùng bình đẳng trước pháp luật Nển kinh
tế hàng hoá phát ứiển trên cơ sở động lực của người sản xuất kinh doanh Gắn vấn đề kinh tế với vấn đề công bằng xã hội, với vấn đề bảo vệ môi trường, với giữ gìn bản sắc dân tộc Đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Bên cạnh sự chi phối của các qui luật kinh tế khách quan trong thị trường, các hoạt động kinh tế còn diễn ra dưới sự điều tiết của Nhà nước thông qua lực lượng kinh tế quốc doanh, hệ thống đường lối, chính sách mà chủ yếu là bằng pháp luật Thực hiện các chủ trương nói trên, cũng có nghĩa là thừa nhận trong xã hội tồn tại nhiều loại hình thị trường, tạo khả năng phát triển năng động cho các hoạt động kinh tế như thị trường hàng hoá, thị trường tài chính, thị trường sức lao động Có nhiều cách để phân loại thị trường, tuy nhiên dưới góc độ hoạt động sản xuất thì thị trường bao gồm hai loại: thị trường hàng hoá dịch vụ và thị trường các yếu tố sản xuất Trong thị trường các yếu tố sản xuất lại bao gồm thị trường sức lao động, thị trường vốn, công nghệ và thị trường tài nguyên Trong đó quan trọng nhất là thị trường sức lao động vì sức lao động liên kết các yếu tố như vốn, công nghệ, tài nguyên được coi là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh.
Thị trường lao động là một tất yếu của kinh tế thị trường Cái cần mua và bán ở đây là sức lao động, cái sản sinh ra công năng để sản xuất kinh doanh Thị trường sức lao động là mối quan hộ xã hội giữa người lao động cồ thể tìm được việc làm để có thu nhập và người sử dụng lao động có thể thuê được nhân công bằng cách trả công để tiến hành sản xuất - kinh doanh Như vậy, thị trường lao động là một không gian của sự trao đổi tiến tới thoả thuận giữa người sở hữu sức
1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thú VIII - Ntià xu ít bản Chính trị quốc gia (trang 72)
Trang 13lao động và người cần có sức lao động để sử dụng Kết quả của quá trình trao đổi, thoả thuận đó là tiền công được xác lập cùng với điều kiện, nghĩa vụ lao động cho một công việc cụ thể Đó chính là sự mua và bán sức lao động giữa hai chủ thể người lao động (người bán) và người sử dụng lao động (ngươi mua) Khác với thị trường hàng hoá thông thường: Một bên là sự trao đổi những sản phẩm của lao động làm ra còn một bên là sự trao đổi sức lao động của người lao động, mà những người lao động đó bị tách khỏi sở hữu về tư liệu sản xuất, chỉ còn cách đem bán chính khả năng ỉao động "công năng và trí năng" của mình để duy trì cuộc sống Đây cũng chính là điều kiện để ra đời thị trường sức lao động Nói một cách cụ thể hơn: Muốn có thị trường sức lao động thì sức lao động phải được coi là hàng hoá Khi phân tích quá trình phát triển sản xuất Tư bản chủ nghĩa, c Mác đã nêu ra hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá:
Một là, người có sức lao động phải có quyến sử dụng sức lao động, tức
phải là người tự do có quyền sở hữu năng lực lao động của mình, có quyền đem bán nó như một thứ hàng hoá.
Hai là, sức lao động muốn trở thành hàng hoá thì người lao động phải là
người bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất Do đó, để mưu sinh, người lao động buộc phải cung cấp và bán ngay chính sức lao động của mình.
Có thể nói, từ buổi bình minh của chủ nghĩa Tư bản đến cuối thế kỷ 19, việc phân tích của c Mác như vậy là hết sức thực tế và chặt chẽ Song khi nền kinh tế hàng hoá phát triển đến một giai đoạn cao hơn thì tình hình đã có nhiều thay đổi Không phải chỉ những người mất hết tư liệu sản xuất mới bán sức lao động của mình, hiện nay, phần đông những người lao động (kể cả những nước đang phát triển) do quá trình tích luỹ, ít nhiều đã có sở hữu một lượng tài sản nhất định Như vậy, không phải tất cả những người đi làm thuê đều phải là người vô sản mà có cả (thậm chí phần lớn) người hữu sản nhỏ Bởi vì, người lao động khi
là chủ sở hữu nhỏ, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, họ có 3 cách lựa chọn:
Trang 14- Thứ nhất: Tự mình là người sản xuất - kinh doanh Cách lựa chọn này có
khả năng mang lại hiộu quả cao, đổng thời tạo ra sự tự đo và một địa vị nhất định cho người lao động Tuy nhiên, tính rủi ro của sự lựa chọn này rất lớn Nó có thể làm cho người lao động mất hết, nếu như không biết kinh doanh Hơn nữa, hình thức kinh doanh với qui mô nhỏ, vụn vặt như vậy chỉ thích hợp và phát huy trong điều kiện nền kinh tế thị trường chưa ổn định.
- Thứ hai: Là người làm thuê, bán sức lao động Rõ ràng đối vói người có
sở hữu tài sản nhỏ mà không biết kinh doanh hoặc trong điều kiện sản xuất lớn, qui luật lợi ích không cho phép người lao động tiến hành sản xuất kinh doanh và
để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phần sở hữu ít ỏi của mình thì đây là cách lựa chọn phù hợp.
- Thứ ba: Vừa là người sở hữu tài sản có tham gia kinh doanh vừa là người
làm thuê Cách lựa chọn này giúp cho người lao động vừa trực tiếp tham gia quan
hệ lao động vừa có thể tham gia kinh doanh (chẳng hạn bằng cách mua cổ phiếu, tham gia công ty cổ phần )- Như vậy, họ duy trì được tài sản của mình, đồng thòi bổ sung thêm từ sự tích lũy của tiền công làm thuê và từ phần lợi nhuận có được qua khoản đầu tư mà họ không phải trực tiếp kinh doanh Với điều kiện phát biển của sản xuất lớn trong nền kinh tế thị trường thì cách lựa chọn thứ ba này tỏ
ra có ưu thế và được áp dụng phổ biến.
Như vậy, trong những điều kiện c Mác nêu ra ở thòi kỳ đầu của chủ nghĩa
Tư bản, thì ngày nay để sức lao động trở thành hàng hoá, điều kiện thứ hai phải xác định thêm là người lao động vì một lý do nào đó có nhu cầu (chứ không chỉ
là "buộc phải") bán sức lao động của mình Điều này được cắt nghĩa bởi tình trạng hữu sản hiện nay so với tình trạng vô sản của người lao động tại thòi điểm
c Mác đưa ra những quan điểm của mình về kinh t.ế thị trường nói chung và thị
trường sức lao động nói riêng.
ở nước ta, thừa nhận kinh tế thị trường, thừa nhận sức lao động là hàng hoá đánh dấu sự đổi mới tư duy theo chiều hướng tích cực của Đảng và Nhà nước
ta trong lĩnh vực kinh tế Sự đổi mới này không chỉ phản ánh trong chủ trương,
Trang 15đường lối mà còn được thể hiện trong tư duy pháp lý thông qua sự điều chỉnh của pháp luật trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, chúng ta thừa nhận, xây dựng
và phát triển nền kinh tế thị trường trong một bối cảnh và điều kiện đặc biệt đó là một nền kinh tế thị trường nhưng phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh Vì vậy, việc nghiên cứu vể kinh tế thị trường và đặc biột là hàng hoá sức lao động ở đây không chỉ có
ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt thực tiễn.
Trên thị trường lao động, hàng hoá chính là sức lao động Đây là một yếu
tố cơ bản của chi phí sản xuất, là một dạng công năng và trí năng của con người Tuy nhiên, hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt Tính đặc biệt của hàng hoá sức lao động thể hiện ở chỗ:
- Thứ nhất: Hàng hoá sức lao động luôn tồn tại gắn liền với cơ thể người
lao động (người bán) Chính vì vậy, đây là thứ hàng hoá mà người ta không thể nhìn thấy, cầm, nắm, cân, đong, đo, đếm được như những loại hàng hoá thông thường Hay nói cách khác, đây là thứ hàng hoá mà người ta không thể định tính hoặc định lượng nó được Cũng chính vì vậy, việc xác định giá trị đích thực của
nó (chi phí giáo dục, chi phí khôi phục sức lao động ) là rất khó khăn Tuy nhiên, cần chú ý, sức lao động nằm trong con người nhưng nó không đồng nhất với con người xét về nhiều mặt nhân cách, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, ý thức
và trên thị trường, khi người lao động tham gia quan hệ lao động thì cái họ mang trao đổi đó là sức lao động Thường họ bán sức lao động của mình trong một thời gian, có thể rất dài (hàng chục năm) nhưng không bao giờ người lao động bị bán bản thân mình một cách vĩnh viễn như kiểu quan hệ trong thời kỳ chiếm hữu nô
lệ trước đây (chủ nô bán nô lệ) Chính vì đặc điểm này, nên khi tham gia quan hệ lao động, pháp luật lưu ý các chủ thể - đặc biệt là người sử dụng lao động - phải lưu ý mặt nhân cách của hàng hoá sức lao động trong quá trình sử dụng.
- Thứ hai: Sức lao động là một loại hàng hoá mà khi sử dụng nó sáng tạo
ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của chính bản thân nó Đây là đặc điểm rất đặc trưng của hàng hoá sức lao động Giá trị hàng hoá sức lao động trên thị trường được biểu hiện thông qua tiền lương, khi người mua sử dụng sức lao động (kết
Trang 16hợp với các yếu tố khác được gọi là đầu vào của quá trình sản xuất), tạo ra được sản phẩm Sau khi bán sản phẩm, trừ đi các chi phí còn lại một khoản dư - đó là lợi nhuận Phần lợi nhuận này (hay giá trị sáng tạo thêm) rõ ràng là do sức lao động tạo ra bởi công cụ lao động và đối tượng lao động không thể tự liên kết, vận động Như vậy, sức lao động là yếu tố chi phí của quá trình sản xuất, đồng thời cũng là yếu tố mang lại lợi ích cho quá trình đó.
Ngoài những đặc điểm nói trên, cũng giống như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động đều có giá trị và giá trị sử dụng Trước hết, nói về giá trị sức lao động Người ta đo giá trị ấy bằng cái gì? Đo bằng thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sức lao động đó Để sản xuất sức lao động, trước hết phải tiêu dùng một lượng của cải vật chất nhất định nhằm sản sinh và nuôi dưỡng người lao động
mà cụ thể là chi phí để tạo ra năng lực lao động c Mác coi đây là chi phí để sản xuất ra sức lao động mới, chi phí duy trì vĩnh viễn sức lao động trên thị trường (tái sản xuất sức lao động) "Những người sở hữu sức lao động đều có thể chết đi Muốn luôn luôn có những người lao động trên thị trường như sự chuyển hoá không ngừng của tư bản, thì phải làm cho họ sống vĩnh viễn như mỗi cá nhân sống vĩnh viễn bằng cách sinh con đẻ cái"1 Trong quá trĩnh lao động, người lao động phải tiêu hao trí tuệ, sức lực Để duy trì, khôi phục sức lao động đã hao phí, người lao động phải được ăn uống, nghỉ ngoi hợp lý và như vậy phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt cần thiết.
Sức lao động ỉà năng lực hoạt động của con người, bao gồm cả thể lực và trí lực Vì vậy, sản xuất sức lao động không chỉ khôi phục ỉlại sức lao động đã hao phí về mặt thể lực mà cần tạo cho con người có khả năng hiểu biết nhất định cả
về văn hoá và chuyên môn c Mác viết: "Để cho sức la<0 động phát triển theo hướng nhất định phải có sự giáo dục nào đó, mà chính siự giáo dục này lại tốn một lượng hàng hoá ngang giá"2
Như vậy, giá trị sức lao động bao gồm:
1 Tu bản - CacMark - Quyển I NXB Sự thật Hà nội nam 1962 (trang 238)
2 Tư bản - CacMark - Quyển 1 NXB Sự thật Hà nội năm 1962 (trang 240)
Trang 171 Giá trị của những chi p h í đ ể nuôi dưỡng con người trước và sau tuổi
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện rõ trong quá trình người sử dụng lao động (người mua)- sử dụng sức lao động của người lao động (người bán).
Cũng như bất kỳ một thị trường nào, thị trường sức lao động cũng chịu sự tác động của các qui luật kinh tế khách quan trong đó có ba qui luật cơ bản: Qui luật giá trị, qui luật cung cầu và qui luật cạnh tranh Các qui luật này vận động và phát huy tác dụng trong những phạm vi khác nhau của thị trường song giữa chúng
có mối liên hệ mật thiết hữu cơ vói nhau.
Như chúng ta đã biết, tiền lương là giá cả sức lao động và nó được xác định trên cơ sở của giá trị sức lao động Tuy nhiên, tiền lương với tư cách là giá
cả sức lao động lại chịu sự chi phối rất lớn của qui luật cung cầu Nếu cung cầu bằng nhau thì tiền lương phản ánh tương đối đầy đủ giá trị của nó Song trong xã hội cung và cầu thường xuyên biến động, không phải bao giờ cũng cân bằng Chính sự mâu thuẫn giữa nhu cầu có việc làm và khả năng giải quyết việc làm là nguy cơ tiềm tàng, đe doạ thường xuyên về mối quan hê cung cẫu cho bất cứ một thị trường lao động nào, đặc biệt là những nước chưa phát triển Tỉ lê thất nghiệp
là biểu hiện rõ nét nhất của quan hê cung cầu Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, đại bộ phận các quan điểm đều cho rằng thất nghiệp là hiên tượng có tính
Trang 18tất yếu khách quan, người ta chỉ có thể hạn ;hế chứ không thể loại trừ được nó Như vậy, cũng có nghĩa rằng quan hệ cung (ầu trong thị trường lao động không bao giờ có thể cân bằng Và đương nhiên sụ thay đổi của quan hệ cung cầu lao
động ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương thực ế của người lao động Tại thòi điểm thoả thuận nếu cung lớn hơn cầu thì tiền lưcng thấp và ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu thì tiền lương được nâng cao, mặc dì trình độ, chuyên môn, chất lượng, hiệu quả của lao động vẫn như vậy Mặt khác, ở đây cũng cần lưu ý, sự cung cầu
về hàng hoá, sản phẩm của xã hội cũng là yíu tố ảnh hưởng nhất định đến tiền lương Khi nhu cầu về một loại dịch vụ, hàn£ hoá, sản phẩm của xã hội đột ngột tăng lên hay giảm đi cũng là một nhân tố đáng kể tác động đến sự tăng hay giảm tiền lương Tuy tiền lương chịu sự ảnh hưởng rất lớn của qui luật cung cầu nhưng đồng thời nó cũng có tác động ngược trở lại Nếu mức tiền lương cao thì số người
có nhu cầu lao động sẽ lớn, cung có thể hơn sầu; nếu mức tiền lương thấp thì số người đi làm việc ít đi và do đó nhu cầu sử dựig lao động tăng lên và cầu lớn hơn cung Như vậy, cung cầu và giá cả sức lao động (tiền lương) tác động qua lại lẫn nhau, điều tiết thị trường lao động.
Thị trường lao động còn chịu sự chi phối của qui luật cạnh tranh Cạnh tranh là thuộc tính đồng thời cũng là động lực của thị trường Cạnh tranh trong thị trường được thực hiện bởi các chủ thể tham gia quan hệ có sự độc lập về kinh tế
và đối lập về lợi ích Sự cạnh tranh này trong nhiều trường hợp khồng lệ thuộc vào tương quan cung cầu Chẳng hạn, giữa những người bán (người lao động), khi cầu lớn hơn cung, họ vẫn cạnh tranh với nhau bởi ai cũng muốn được làm việc trong điều kiện lao động tốt hơn, tiền lương cao hơn Còn giữa những người mua (người sử dụng lao động), khi cung lớn hơn cầu, họ cũng có thể cạnh tranh với nhau để có được lực lượng lao động tốt nhât, rẻ nhất Song như ứên đã trình bày, cạnh tranh là động lực của thị trường, vì vậy, duy trì cạnh tranh là cần thiết để thúc đẩy sự vận động và phát triển của thị trường lao động Tuy nhiên, trong thực
tế, các chủ thể có xu hướng muốn được độc quyền và duy trì thế độc quyền của mình trong quan hệ trên thị trường Chính vì vậy, để duy trì và bảo đảm sự phát triển lành mạnh của thị trường Nhạ nước cần can thiệp, đưa ra các tiêu chí nhằm
Trang 19duy trì sự cạnh tranh trên thương trường Sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực này thể hiện thông qua các qui định pháp luật về cạnh tranh, luật chống độc quyền Trên thị trường lao động, theo quan điểm chung của nhiều nhà lý luận thì môi trường cạnh tranh lý tưởng là cung lớn hơn cầu một chút (tỉ lệ thất nghiệp
trong xã hội chiếm 2% -3%).
Song thị trường lao động là một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo bởi hàng hoá trao đổi ở đây ỉà sức lao động, nó luôn gắn liền với cơ thể người lao động, nó là thứ hàng hoá trừu tượng, người ta không thể mua bán nó giống như các loại hàng hoá khác (bày bán ở chợ) Hơn nữa, việc thuê mướn sức lao động thường trong một thời gian dài với giá cả (tiền lương) tương đối ổn định Vì vậy, giá cả sức lao động thường không có phản ứng nhạy bén, linh hoạt như các hàng hoá khác khi cung cầu biến động Mặt khác, những người mua (người sử dụng lao động) là những người có tiềm lực kinh tế và chi phối nhiều đến lợi ích của ngưòi bán (người lao động) trong tương lai, vì vậy, mối quan hệ của họ trong thị trường không phải bao giờ cũng thật sự là những quan hệ song phương Do đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến môi trường của sự cạnh tranh Nhưng thị trường sẽ bị biến dạng hoặc bị thủ tiêu nếu không có cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh Chính vì vậy, trách nhiệm của những nhà lập pháp là phải xây dựng được các tiêu chí, chuẩn mực, điều kiện cạnh tranh nhằm vừa đảm bảo quyền tự do của các chủ thể vừa duy trì sự cạnh tranh công bằng trên thị trường.
Tóm lại, thị trường lao động là toàn bộ những quan hệ kinh tế, pháp lý hình
thành trong lĩnh vực thuê mướn lao động Hàng hoá trao đổi trên thị trường lao động đó là một loại hàng hoá đặc biệt - Sức lao động Thuộc tính đặc biệt quan trọng nhất của hàng hoá sức lao động là khi sử dụng nó, với tư cách là hàng hoá thì ngay trong quá trình sử dụng - Sức lao động - tự nó đã làm nảy sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị chính bản thân nó Đây chính là động lực thúc đẩy các bên tham gia quan hệ và phần giá trị sáng tạo thêm này (cũng có nghĩa là năng suất lao động) nhiều hay ít là điều kiện để doanh nghiệp phát triển và nói rộng ra là cơ hội tăng trưởng nền kinh tế quốc dân Chính với ý nghĩa quan trọng này mà có lẽ không có một giao dịch nào trong thương trường lại được pháp luật qui định và
Trang 20bảo vệ chặt chẽ như việc mua bán và sử dụng hàng hoá sức lao động Thị trường lao động cũng giống như các thị trường khác, nó vận động và phát triển trên cơ sở
sự chi phối của các qui luật giá trị, qui luật cung cầu và qui luật cạnh tranh Các qui luật này có mối liên hệ mật thiết với nhau trong đó qui luật giá trị giữ vai ừò
cơ bản Ngoài ra, thị trường lao động với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế thị trường, nó còn ảnh hưởng và tác động qua lại với các thị trường khác như thị trường tài chính, thị trường công nghệ., và một số các môi trường liên quan như môi trường chính trị, môi trường văn hoá - xã hội và môi trường pháp luật.
1.1.2 Một Số vấn đế vể thị trưòng lao động ỏ Việt nam.
Nằm trong bối cảnh chung của sự hình thành và ra đời nền kinh tế thị trường, thị trường lao động ỏr nước ta mới chỉ xuất hiện và phát triển trong một vài năm gần đây Trước đó, như chúng ta đều biết, trong một thời gian dài, nước
ta duy trì nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp trên cơ sở nền tảng của chế
độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất với sự thống trị độc tôn của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể Khi đó, được làm việc trong khu vực Nhà nước là giấc
mơ ngự trị trong tâm tư, nguyện vọng của đại bộ phận người lao động, bởi đồng nghĩa với việc làm lúc đó là sự đảm bảo, bao cấp suốt đời về chế độ, quyền lợi cho người lao động Trong một điều kiện và cơ sở kinh tế như vậy, không thể có
sự tồn tại một cách hợp pháp của thị trường lao động.
Từ sau Đại hội VI, Đảng ta chủ trưcmg phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cũng có nghĩa rằng thừa nhận sự tổn tại và phát triển của kinh
tế thị trường Với nguyên tắc tự do kinh doanh đã được Hiến pháp 1992 qui định, lần đầu tiên quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc của người lao động, quyền chủ động tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động của người thuê mướn lao động được pháp luật ghi nhận và bảo hộ Bên cạnh (ỉó, do sắp xếp tổ chức lại lao động trong khu vực Nhà nước, do nhu cầu việc làm của người lao động, do nhu cầu về sức lao động cho các thành phần kinh tế khác , tất cả những yếu tố đó cùng với một môi trường pháp lý thuận lợi đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thị trường lao động.
Thị trường lao động Việt nam có những đặc điểm chính sau đây:
Trang 21• Mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cẩu lao động.
• Mang tính tự phát cao, bị phân tán và chia cắt.
• Các quan hệ lao động đang trong quá trình hình thành, phân hoá và biến đổi.
• M ang đặc điểm chung của kinh tê' thị trường nước ta - đó là tính
~ định hướng 'Xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng đặc điểm nói trên.
Đặc điểm thứ nhất: Thị trường lao động Việt nam mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu.
Quá trình hình thành nguồn lao động gắn với qui mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số Vì thế, cần làm rõ mối quan hệ giữa phát triển dân số, các nguồn lao động với cung về sức lao động Dân số nước ta đứng thứ 13 trên thế giới, tốc độ
tăng dân số tự nhiên là 2% l ở nước ta hiện nay vẫn là một trong những nước có tỉ
lệ tăng dân số vào loại cao Năm 1995, dân số nước ta là 74 triệu người Theo các chuyên gia dân số, ngay như nếu chúng ta đạt được mục tiêu mức sinh thay thế vào năm 2015 thì giữa thế kỷ 21 dân số nước ta sẽ ổn định ở mức 140 - 154 triệu ngưcd Nếu phấn đấu đạt mức sinh thay thế vào năm 2005, thì dân số sẽ ổn định ở mức 120 triệu người Còn vói tốc độ tăng dân số như hiện nay thì con số đó sẽ cao hơn nhiều Những phương án đó đặt chúng ta trước một sự lựa chọn quyết liệt bởi vấn đề dân số đang là vấn đề nóng bỏng và tạo sức ép về nhiều mặt không chỉ
là lao động và việc làm Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại hình dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 50%, trên độ tuổi lao động 13%, dưới độ tuổi lao động 37%2 Theo ước tính bình quân mỗi năm ở nưốc ta có khoảng hơn 1 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động Vì vậy, áp lực về việc làm rất lớn Hiện tại
số lao động chưa có việc làm ở nước ta nói chung, ở thành thị nói riêng và đặc biệt ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung rất lớn (riêng thành thị
khoảng l°ỉo ) Trong số người chưa có việc làm đó thì 80% thuộc lứa tuổi thanh
1 Kinh tế xã hội Việt nam - Thực trạng, xu thế và giải pháp - NXB thống kô 8/1996 (Trang 85 và 87)
2 Thị trường lao động, thực trạng và giảípháp - NXB Thống ke (Trang 66)
Trang 22niên, phần lớn họ là người chưa có nghề, thiếu vốn để tổ chức làm ăn, một số còn
lại là những người tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, là người bị
mất việc làm, là bộ đội xuất ngũ, lao động từ nước ngoài trở về, hồi hương (20
vạn người trở về chủ yếu là ở Liên Xô và Đông Âu trước đây, 7 vạn người di tản
hồi hương từ các trại tị nạn ) Nông thôn là nơi tập trung 80% dân số và 70% số dân làm nghề nông1 Tuy nhiên, cầu về lao động ở nông nghiệp nước ta còn rất yếu bởi việc áp dụng khoa học kỹ thuật, tốc độ phát triển, diện tích canh tác hạn chế Hiện nay, đất đai canh tác bình quân trên một lao đông ở nông thôn rất thấp (0,3ha/ 1 lao động) Nếu làm thuần nông sẽ dư thừa ít nhất 1/3 lao động, có nơi
dư thừa 1/2 lao động Nhiều xã ở vùng đồng bằng sông Hổng với 20 nhân khẩu trên 1 ha thì dù năng suất lúa đạt từ 10 đến 12 tấn/ha/năm giỏi lắm cũng chỉ đủ ăn sau khi trừ chi phí và thuế1 Nghèo đói và thiếu việc làm là nguyên nhân dẫn tói việc di cư của người nông dân nông thôn ra thành thị, không những làm dân số đô thị tăng nhanh (bình quân khoảng 4,3% năm)1 mà còn gia tăng sức ép về lao động.
Cung về lao động như vậy, còn cầu thì sao? Thị trường lao động nước ta thể hiện rất rõ nét tình trạng mất cân bằng và cơ cấu lạc hậu Trước hết, quan hệ cung cầu lao động của chúng ta vừa thừa lại vừa thiếu Theo thống kê, đại bộ phận những người không có việc làm ở nước ta là trình độ ỉao động giản đơn, nhưng số lao động kỹ thuật, thợ lành nghề, quản lý còn rất thiếu (hiện thị trường lao động nước ta có khoảng hơn 2 nghìn người nước ngoài vào làm việc với tư cách là các cố vấn, chuyên gia, cán bộ kỹ thuật do lao động Việt nam không đảm đựơng được) Như vậy, thị trường chúng ta lao động phổ thông "thừa tương đối", lao động chất lượng cao "thiếu tuyệt đối" (hiện nay, tính chung trong toàn quốc
có 87,7% số người thuộc lực lượng lao động không có trình độ chuyến môn kỹ
thuật, 9,9% có trình độ công nhân kỹ thuật và trung học, 24% có trình độ cao
đẳng, đại học và trên đại học)2 Khu vực kinh tế quốc doanh trước đây là "cái túi" chứa đựng, giải quyết phần lớn nhu cầu lao động của xã hội thì hiện nay, sau một
1 Kinh tế V iệt nam - thực trạng và giải pháp - NXB thống kẽ 8/1996 (Trang 88)
2 Thực trạng lao dộng, việc làm ở Việt nam 1996 - N X lỉ Thống kô 1997 (Trang 28)
Trang 23thời kỳ đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại, tinh giảm biên chế thì chỗ làm việc giảm rất mạnh Điều này là hợp lý và cần thiết, bởi doanh nghiệp quốc doanh cũng chỉ nên đảm nhiệm một số ngành then chốt trong nền kinh tế mà không nên và không cần
thiết phải có mặt ở mọi lĩnh vực Khu vực kinh tế tập thể cũng đang thu hẹp dần
vì hiệu quả thấp nên cũng chuyển hướng kinh doanh thành kinh tế cá thể hoặc liên kết với nhau (đặc biệt khu vực nông nghiệp cung rất lớn nhưng lại luôn trong tình trạng- thiếu việc làm, năng suất lao động thấp có nghĩa là cầu rất hạn chế) Như vậy, thực tế hiện nay, nơi có nhu cầu lao động nhiều nhất là khu vực kinh tế
tư bản tư nhân Hiện nay hơn 200 000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã giải quyết việc làm cho gần 5 triệu lao động (tuy nhiên nhược điểm là việc làm ở khu vực này thường bấp bênh không ổn định) Nhưng tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, khả năng giải quyết việc làm ở khu vực này là một tiềm năng rất lớn trong tương lai Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Nhà nước về môi trường pháp lý, đầu tư, thông tin, dịch vụ việc làm là rất cần thiết để thành phẩn kinh tế này có vị trí vững vàng trên thương trường, từ đó có khả năng tạo và giải quyết nhiều việc làm
ổn định, lâu dài cho người lao động.
Trên đây là bức tranh không mấy sáng sủa về quan hệ cung cầu của thị trường lao động Việt nam Mặc dù nhiều chuyên gia chó rằng nước ta lực lượng lao động thông minh, cần cù, trẻ, số lượng trong độ tuổi lao động lớn là một thế mạnh song có lẽ hiện tại và kể cả một vài năm tới chúng ta nên nhìn nhận điều đó như một khó khăn phải giải quyết nhiều hơn là một lợi thế cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế.
Đ ể giải quyết một cách hữu hiệu và hạn chế sức ép quá lớn về cung cầu lao động để từ đó thị trường lao động có thể vận động và phát triển lành mạnh, rõ ràng ở đây vai trò của Nhà nước rất quan trọng Một cách tổng quát ỉà Nhà nước cần có sự tác động cả vào cung cầu và lao động, dần đần làm cho cung và cầu lao động đạt trạng thái cân bằng Để giảm sức ép của cung và tăng cầu về lao động
có mấy điểm cần chú ý:
— Thứ nhất: v ề lâu dài, cần có chính sách dân số hợp lý Có thể nói trong
mấy năm gần đây, với sự quan tâm và đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước,
Trang 24công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình của chúng ta đạt những kết quả rất đáng khích lệ Năm 1995, ngân sách Nhà nước chi cho công tác dân số được Quốc hội phê chuẩn là 245 tỉ đồng, gấp hơn 16 lần so với mức đầu tư năm 1991 (15 tỉ đồng) và gấp 9 lần mức đầu tư năm 1992 Nếu kể cả vốn việc trợ không hoàn lại
và vốn ODA thì mức đầu tư cho công tác dân số đã tăng từ mức 0,15ƯSD/người/năm năm 1990 lên xấp xỉ 0,6USD/người/năm là mức tối thiểu để đảm bảo thực hiện mục tiêu dân số Kết quả là trong 5 năm qua, đặc biệt trong năm 1993, tỉ lệ sinh giảm mạnh trên từng khu vực, địa phương cũng như toàn quốc (trung bình giảm gần 1%0 hàng năm)1 Tuy nhiên, chính sách dân số nhằm giảm cung lao động là một biên pháp lâu dài Bởi vì nếu có hiệu qụả ngay cũng phải sau khoảng 15 đến 20 năm mới phát huy tác dụng.
— Thứ hai: Biộn pháp hữu hiệu nhất và phát huy tác dụng nhanh chóng để
hạn chế sức ép của cung là tăng cầu lao động nhanh chóng và hợp lý.
Thực tế trong mấy năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều hưóng giải quyết việc làm có hiệu quả như khuyến khích đầu tư trong nươc, xuất khẩu lao động, hợp tác vay vốn nước ngoài, mở trung tâm dịch vụ việc làm, khuyến khích tự tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ gia đình Đặc biệt nguổn kinh phí của quỹ tạo việc làm từ nguồn ngân sách Nhà nước, các chương trình dự án trong và ngoài nước, tới nay đã có trên 2000 tỉ đồng mỗi năm tạo thêm 35 - 40 vạn chỗ làm việc mói Chương trình cho vay vốn từ quỹ quốc gia để giải quyết việc làm theo tinh thần Nghị quyết 120/HĐBT đã đạt kết quả đáng kổ Sau 4 năm thực hiện, đến 12/1995 có 27.503 dự án nhỏ được vay với số vốn 1099 tỉ, thu hút hơn 1059 lao động có việc làm mới, 30% vượt khỏi tình trạng thiếu việc làm Tổng hợp lại trong 5 năm qua chúng ta đã giải quyết được thêm gần 5 triệu người có việc làm
Tỉ lệ lao động không có việc làm ở thành thị đã giảm từ 9% - 10% (năm 1990 -
1991) xuống còn 6% - 7% (năm 1995)1 Rõ ràng, có thể nói việc ngân sách Nhà nước dành một phần cho xúc tiến việc làm, đạy nghề xã hội đã trở thành."cú kích vật chất" quan trọng thúc đẩy dân bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tạo thêm việc làm cũng có nghĩa là tăng đáng kể về lao động trong xã hội.
1 Kinh tế xã hội V iẹt nam, xu thế và giải pháp -NXB thống kê 8/1996 (Trang 85, 86 và 89)
Trang 25Mặt khác, để giảm cung vể lao động thì một vấn đề quan trọng là phải hạn chế, giảm tỉ lệ thất nghiệp Muốn vậy, một trong những biện pháp cần thiết là tạo được chỗ làm việc lâu dài, ổn định cho người lao động Rõ ràng để làm được điều này công tác dạy nghề, đào tạo, đào tạo lại, nãng cao tay nghề cho người lao động phải được quan tâm thoả đáng, bởi vì trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đầu tư khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ là thường xuyên, tất yếu với doanh nghiệp, do đó người lao động chỉ có việc làm ổn định nếu thường xuyên nâng cao chất lượng chuyên môn Hơn nữa, hoạt động đào tạo cũng gắn liền với năng suất, chất lượng, hiệu quả tức lợi ích của doanh nghiệp, của xã hội Chính vì vậy, công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động được pháp luật qui định như là một trách nhiệm của Nhà nước và của chính các bên trong quan hệ lao động Chương trình, mục tiêu kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 cũng xác định: "Nâng cao mặt bằng dân trí Đào tạo, bồi dưỡng nguổn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tăng tỉ lệ người lao động được đào tạo trong tổng số lao động lên 2 2 -2 5 % vào năm 2000"1
Cuối cùng, để giải quyết hợp lý mối quan hệ cung cầu lao động, Nhà nước cần có những qui định pháp luật, chế độ, chính sách hợp lý nhằm thu hút đầu tư
từ bên ngoài, tận dụng được mọi tiềm năng của toàn xã hội tham gia vào hoạt động kinh tế, tạo việc làm Cần kiện toàn các qui định về thông tin, môi giới, dịch
vụ việc làm, tạo môi trường pháp lý để các bên thiết lập quan hệ lao động một cách thuận tiện và nhanh chóng.
Đặc điểm thứ hai: Thị trường lao động Việt nam mang tính tự ph át cao,
bị phân tán và chia cắt.
Hiện nay, đo tác động của thị trường cùng với những qui định nhằm đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc của cóng dân nên sự di chuyển các dòng lao động trên thị trường lao động nước ta tương đối dễ dàng và thuận tiện Sự vận động này là cần thiết cho thị trường lao động và bước đầu đã tuân theo các qui luật của thị trường, góp phần điều chỉnh cung cầu từ nơi thừa đến nơi thiếu, làm giảm sức ép việc làm trong cả nước Tuy nhiên, ở nước ta, nhìn chung
1 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần iliứ 8 - NXB Chính trị quốc gia (trang 38)
Trang 26thị trường còn chưa thống nhất nên việc di chuyển lao động còn không bình thường, mang tính tự phát lớn và sự kiểm soát từ cơ quan quản lý Nhà nước còn rất hạn chế Chủ yếu các dòng di chuyển lao động là từ nông thôn ra thành thị, từ đồng bằng Bắc bộ vào khu vực Tây nguyên Sự di chuyển này như trên đã trình bày chủ yếu mang tính tự phát do đó đã gây áp lực rất lớn, không bình thường về lao động, việc làm cũng như các vấn đề xã hội khác cho thị trường Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiểu, song chủ yếu vẫn là do nhu cầu bức xúc về việc làm,
do sự hấp dẫn của vùng đất mới, sự phồn vinh của các đô thị Để thống nhất thị trường, tránh tình trạng phân tán và chia cắt, Nhà nước cần có các chính sách đầu
tư, kế hoạch di dân xây dựng vùng kinh tế mới, đồng thời cần có những qui định cần thiết của pháp luật lao động đảm bảo quyền lợi đồng thời ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của các bên, vừa tạo được sự ổn định lâu dài của quan hệ lao động, vừa có thể giúp người lao động di chuyển dễ dàng trong một thị trường lao động thống nhất.
Đặc điểm thứ ba: Thị trường lao động Việt nam với các quan hệ lao
động đang trong thời kỳ phân hoấ, chuyển đổi.
Trước đây, quan hệ lao động chỉ được thừa nhận trong khu vực kinh tế quốc doanh Tất cả các quan hệ lao độrig từ cơ quan Nhà nước đến doanh nghiệp đều được xác lập thông qua chế độ tuyển dụng vào biên chế Có nghĩa rằng, tất cả các quan hệ lao động đều được hành chính hoá và được Nhà nước bao cấp tuyệt đối như nhau Sau khi thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường, chúng ta tiến hành sắp xếp và tổ chức lại các quan hệ lao động trong xã hội Quyết định 217/ HĐBT ngày 14/11/1987 qui định tất cả các quan hệ lao động trong doanh nghiệp Nhà nước (trừ giám đốc, kế toán trưởng - sau này các vãn bản pháp luật khác bổ sung thêm ehức danh phó giám đốc) đều thiết lập quan hệ thông qua hình thức Hợp đồng lao động Quan hệ tuyển dụng vào biên chế chủ yếu chỉ áp dụng với công chức, viên chức Nhà nước Tuy nhiên, cho đến nay với sự hỗ trợ của các qui định pháp luật có hiệu lực cao hơn (Bộ luật Lao động ngày 23/Ộ4994) song trong nhiều doanh nghiệp Nhà nước vẫn không ít lao động chưa chuyển sang chế độ Hợp đồng lao động Đối với khu vực kinh tế tư nhân, quan hệ thuê mướn lao
Trang 27động thông qua Hợp đồng lao động cũng diễn biến rất phức tạp Rất nhiều doanh nghiệp không ký kết hoặc ký Hợp đồng lao động có tính chất đối phó Trong năm
1996, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tổ chức thanh tra tại một số tỉnh (Nam hà, Thái bình, Thừa Thiên - Huế) cho thấy trong 1343 doanh nghiệp có 110
936 người lao động mới có 32 306 (chiếm 29,1%) người ký kết Hợp đồng lao
động Nguyên nhân của tình trạng này có thể tóm tắt như sau: Thứ nhất, do sự chuyển đổi từ quan hệ lao động hành chính, bao cấp sang quan hệ lao động thuê mướn trong thị trường không thể tránh khỏi có sự hạn chế ừong nhận thức về bản chất đích thực của quan hệ hơp đổng vì thế không tránh khỏi có sự dè dặt và e ngại khi xác lập và thực hiện quan hê lao động theo hợp đồng, đặc biệt từ phía người lao động Thứ hai, do sự triển khai và áp dụng thiếu đồng bộ hệ thống pháp luật lao động (Bộ luật Lao động có hiệu lực từ 1/1/1995 song đến nay còn rất nhiều vấn đề chưa triển khai được vì thiếu văn bản hướng dẫn) Riêng với khu vực kinh tế tư nhân, chúng ta vừa buông lỏng quản lý lại vừa thiếu quan tâm, đặc biệt
là quyền lợi người lao động mặc dù được pháp luật qui định nhưng dường như lại
lệ thuộc rất lđn vào ý thức của người sử dụng lao động, khả năng tự bảo vệ từ phía người lao động và tổ chức đại diện của họ còn rất hạn chế Có thể nói, chúng
ta có thị trường lao động nhưng chưa có các chủ thể hoàn hảo xét cả về tư cách cũng như ý thức pháp luật Như vậy, sự phân hoá và chuyển đổi của quan hệ lao động trong thị trường lao động nước ta dường như ià tất yếu và nhiệm vụ của pháp luật lao động là phải thúc đẩy quá trình chuyển đổi này nhanh chóng, triệt
để hơn, sâu sắc và toàn diện hơn nhằm trả lại các giá trị đích thực cho các quan
hệ lao động trong điều kiên nền kinh tế thị trường.
Đặc điểm thứ tư: Thị trường lao động Việt nam mang đặc điểm chung
của kỉnh t ế thị trường nước ta - đỏ là tính định hường X ã hội chủ nghĩa.
á lYiỉi
Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường theovhướng Xã hội chủ nghĩa là
nhận thức mới của Đảng về con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ờ nước ta Đó
là chế độ kinh tế, trong đó mọi năng lực sản xuất được giải phóng, mọi tiềm năng của cá nhân, tập thể, cộng đồng dân tộc được khai thác nhằm phục vụ mục tiêu dân giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại đi liền với tự do, dân chủ, tiến bộ và công
Trang 28bằng xã hội Từ những thất bại phổ biến về mặt phát triển kinh tế ở hàng loạt nưóc lựa chọn mô hình kinh tế hiện vật, có thể rút ra kết luận: không phải chế độ kinh tế Xã hội chủ nghĩa thua kém chế độ kinh tế Tư bản chủ nghĩa mà là kinh tế hiện vật thua kém kinh tế hàng hoá Phủ định thị trường và quan hệ thị trường, Chủ nghĩa Xã hội trước đây đã trả giá đắt cho cuộc thử nghiệm của mình Tuy nhiên, phải nói chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa
là bước chuyển biến rất phức tạp, chưa hề có tiền lệ trong lịch sử Mấy năm qua, bên cạnh những thành tựu lớn của đổi mới, chúng ta đã thấm thìa những hậu quả tiêu cực mà kinh tế thị trường mang lại Chúng ta cũng gặp nhiều thiếu sót, sai lầm, lệch lạc trong các chính sách xã hội, thậm chí không những chúng ta không phát huy, không nhân lên mà còn đánh mất một số thành quả đã đạt được trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, trong chính sách đối với nhân dân, với đồng bào miền núi, với các gia đình có công với cách mạng.
Với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế thị trường, thị trường lao động cũng nằm trong lộ trình phát triển chung của nền kinh tế Thừa nhận phạm trù sức lao động là hàng hoá đã mở đường cho sự ra đòi của thị trường lao động, tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thức rằng hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt, nó luôn gắn liền với cơ thể, cuộc sống của người lao động Quá trình sử dụng sức lao động luôn liên quan chặt chẽ đến các vấn đề như danh dự, nhân phẩm, nhân cách của người lao động Chính vì vậy, với mục tiêu định hướng Xã hội chủ nghĩa, coi con người là trung tâm của sự phát triển, các qui định pháp luật luôn bảo vệ chặt chẽ quyền lợi của người lao động, đặc biệt ngăn cấm và xử lý nghiêm khắc các hành vi phân biệt đối xử, ngược đãi, xúc phạm người lao động, cưỡng bức lao động Chúng ta coi sự mua bán sức lao động là khách quan trong thị trường, song cũng khẳng định: "Thừa nhận sự tồn tại lãu dài của các hình thức thuê mướn lao động nhưng không để biến thành quan hệ thống trị, dẫn tới sự phân hoá xã hội thành hai thái cực đối lập"1
Tóm lại: Việc nghiên cứu về kinh tế thị trường nói chung và thị trường lao
động nói riêng không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà CÒI1 có ý nghĩa về thực
1 Văn kiẹn Đại iiội Đại biổu toàn quốc líìn thứ 8 - NXB chính trị quốc gia (trang 92)
Trang 29tiễn Bởi vì kinh tế thị trường là một loại mô hình kinh tế, là một thành tựu của xã hội loài người, song việc vận dụng chúng trong quá trình xây đựng và phát triển kinh tế ở các nước lại rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể Không có mô hình kinh tế thị trường dập khuôn cho mọi chế độ xã hội.
Thị trường lao động với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế thị trường chiếm vị trí quan trọng trong thị trường các yếu tố đầu vào của quá trình xản xuất kinh doanh Trên thị trường lao động, hàng hoá được trao đổi, mua bán đó là sức lao động Đây là một loại hàng hoá đặc biệt, sự đặc biệt ở đây không chỉ bởi phần giá trị thặng dư mà nó tạo ra khi sử dụng mà còn ở chỗ nó luôn gắn liền với cơ thể người lao động, với tư tưởng, tình cảm, tâm lý, nhân cách của con người Vì thế, người ta coi hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá có tính nhân văn cao nhất trong thị trường Do đó, các qui định của pháp luật lao động ngoài việc tạo
ra môi trường phát triển và vận động dễ dàng của hàng hoá sức lao động rõ ràng còn cần phải chú ý đến khía cạnh nhân văn của hàng hoá sức lao động Do đó trong thị trường, ít có giao dịch nào được qui định bởi một thủ tục chặt chẽ, đa dạng, phong phú như quan hệ lao động Đó chính là các hình thức tuyển dụng lao động.
1.2 C á c hình thức tuyển dụng v à thu hút lao động trong điều kiện
c ủ a nển kinh tế thị ỉrưòng
Sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trên cơ sở của nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật đã tạo cơ hội ngang nhau cho các chủ thể kinh tế khi tham gia kinh doanh Sự bình đẳng này được thể hiện qua quyền tự do kinh doanh, tự chủ sản xuất trong đó tự chủ trong lĩnh vực sử dụng lao động theo nhu cầu và sự tự nguyện của mỗi chủ thể Bất cứ một đơn vị, một tổ chức nào, đặc biệt là các chủ thể kinh doanh, để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu, lợi ích kinh tế trong hoạt động thì ngoài sự quan tâm đến các yếu tố như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn (đối với các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp) vốn đầu tư, công nghệ, tìm hiểu thị trường (đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh) thì một trong những vấn đề được coi là
Trang 30quan trọng bậc nhất và người ta luôn đặt sự quan tâm hàng đẩu với nó đó là hoạt động tuyển chọn và thu hút lao động Bởi vì, tất cả các yếu tố nói trôn chỉ có thể liên kết với nhau và phát huy tác dụng nếu như người có nhu cầu sử dụng lao động lựa chọn và tìm kiếm được những người lao động phù hợp Với kết quả của hoạt động này người ta xác lập nên các quan hệ lao động, tức tạo ra sự phối hợp tác, liên kết trong quá trình lao động nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng và phong phú của đời sống xã hội.
Hoạt động tuyển chọn và thu hút lao động với tư cách là một loại quan hệ
xã hội luôn tồn tại khách quan, nó phát sinh do nhu cầu tự nhiên của quá trình lao động Hiện tượng này phổ biến từ khi lao động công xưởng phát triển, tức khi tính chất xã hội hoá của lao động có những biểu hiện rõ nét Hoạt động tuyển dụng và thu hút lao động hàm chứa trong mình nó cả 3 yếu tố: Kinh tế - Pháp lý -
Xã hội.
V ề khía cạnh kinh tế, sức lao động được coi là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, tức một yếu tố được tính đến khi hạch toán Mặt khác, sức lao động tồn tại gắn liền vói cơ thể người lao động do đó quá trình sử dụng lao động luôn liên quan đến lý trí, nhận thức, tình cảm của người lao động Chính vì thế mục tiêu kinh tế của người sử dụng lao động chỉ đạt được nếu giữa họ với người lao động có được một tương quan lao động hài hoà, hợp lý trên cơ sở tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau không chỉ ở trong quá trình tuyển chọn mà đặc biệt ở quá trình
sử dụng lao động sau khi đã tuyển chọn.
V ề khía cạnh pháp lý, mặc dù tuyển chọn và sử dụng lao động là nhu cầu khách quan của xã hội song để tránh sự lạm dụng của các bên trọng quan hệ, tránh sự mâu thuẫn với lợi ích chung thì sự can thiệp của pháp luật vào quan hệ tuyển dụng lao động là cần thiết và tất yếu Do đó, dưới góc độ pháp lý, hành vi tuyển dụng lao động được coi là một hành vi pháp lý, hành vi này được thực hiện bởi các chủ thể có đủ năng lực vì đây là một hành vi có tính quyết định bởi kết quả của nó là tạo lập nên quan hệ pháp luật trong lĩnh vực tuyển chọn và sử dụng lao động.
Trang 31v ề khía cạnh xã hội, hoạt động tuyển chọn và thu hút lao động đáp ứng một nhu cầu rộng lớn của xã hội đó là việc làm và giải quyết việc làm v ề nguyên tắc nó tạo cho công dân mọi cơ hội như nhau trong việc lựa chọn và tìm kiếm việc làm Song do có sự cách biệt nhất định về khả năng, điều kiện, giới tính, tuổi tác, sự cống hiến cho xã hội nên trong quá trình tuyển chọn và sử dụng lao động, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường pháp luật có những ưu đãi nhất định với một số các nhóm đối tượng trong xã hội (thường gọi là đối tượng lao động đặc thù hoặc nhóm lao động dễ bị tổn thương) giúp họ dễ dàng hơn trong việc cạnh tranh tìm kiếm việc làm trên thị trường.
Sự thừa nhận và phát triển nển kinh tế đồng nghĩa với việc thừa nhận sự phong phú và đa dạng hoá các quan hệ xã hội Trong lĩnh vực lao động, nếu như trước đây nhu cầu sử dụng lao động chỉ được thừa nhận trong khu vực kinh tế quốc doanh với hình thức tuyển dụng vào biên chế thì hiện nay trong điều kiện nền kinh tế đa thành phần, rất cần thiết phải đa dạng hoá các hình thức tuyển dụng lao động vì chỉ như vậy mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động
đa dạng, phức tạp và phong phú với các cách thức và mục đích khác nhau của đời sống xã hội Hiên nay trong qui định pháp luật cũng như trong thực tế chúng
ta có một số hình thức tuyển đụng lao động sau đây:
1.2.1 Tuyển dụng v à o biên c h ế Nhà nước.
Tuyển dụng vào biên chế Nhà nước là hình thức tuyển dụng được áp dụng phổ biến ở nước ta Trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, tuyển dụng vào biên chế gần như là biện pháp duy nhất để huy động lao đọng nhằm đảm bảo nhu cầu lao động không chỉ cho cơ quan, xí nghiệp, công, nông, lâm trường của Nhà nước
mà còn giải quyết nhân sự cho các tổ chức chính trị - xã hội Văn bản pháp lý chủ yếu qui định để áp dụng chế độ tuyển dụng vào biên chế là Nghị định 24/CP ngày 13/3/1963 ban hành điều lệ tạm thời về tuyển dụng vồ cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước Ngoài ra có một số văn bản như Nghị định 195/CP ngày 31/12/1964 điều lệ tạm thời về kỷ luật lao động, một số thông tư hướng dẫn thực hiện các nghị định trên.
Chế độ tuyển dụng vào biên chế Nhà nước có một số đặc trưng cơ bản sau:
Trang 32— Tuyển dụng vào hiên c h ế N hà nước là một hình thức tuyển dụng lao động theo kê hoạch trực tiếp, mang nặng yếu tố mệnh lệnh hành chính.
— Người lao động sau khi tuyển dụng được sắp xếp vào những chức danh nhất định, được sử dụng lâu dài, Ổn định và được N hà nước bao cấp về quyền lợi,
c h ế độ.
Nội dung của chế độ tuyển dụng vào biên chế Nhà nước được qui định chặt chẽ từ những thủ tục tiếp nhận đến việc duy trì và chấm dứt quan hệ lao động Việc tuyển dụng phải tuân thủ các căn cứ tuyển dụng, chủ yếu bao gồm: chỉ tiêu tuyển dụng và nhu cầu lao động Ngoài ra các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về qui hoạch cán bộ cũng có ý nghĩa rất lớn, chi phối quá trình tuyển dụng lao động Như vậy, việc tuyển dụng vào biên chế được thực hiện trên cơ sở một kế hoạch vể nhân sự đã được cơ quan có thẩm quyền xác định trước cho đơn vị tuyển dụng Hoạt động tuyển dụng lao động được thực hiện bắt đầu từ việc tiếp nhận và nghiên cứu hổ sơ của người có nhu cầu làm việc Trên cơ
sở chỉ tiêu được phân bổ, qua ý kiến tham mưu của hội đồng tuyển dụng, người
có thẩm quyền ra quyết định tiếp nhận nhân viên mới ở đây cần chú ý người ra quyết định tuyển dụng không phải bao giờ cũng là người trực tiếp sử dụng lao động, mà phải là người có thẩm quyền theo qui định của pháp luật Chính vì vậy, quyết định tuyển dụng vào biên chế bao giờ cũng là một quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền Người lao động sau khi được tiếp nhận phải trải qua một thời gian tập sự nhất định để chứng tỏ khả năng của mình cũng như rèn luyện về phẩm chất của một nhân viên Quyết định công nhận hết tập sự của cấp có thẩm quyền là hành vi pháp lý cuối cùng công nhận đối tượng tuyển dụng được chính thức vào làm việc.
Sau khi tuyển dụng, người lao động được bố trí công việc theo những chức danh nhất định căn cứ vào tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, tính phức tạp của công việc Quan hệ ở đây mang tính mệnh lênh và phục tùng, vì thế cơ quan có thẩm quyền điều động, thuyên chuyển nhân viên dưới quyền khi cần thiết, sự thuyên chuyển này có thể trong phạm vi cơ quan hoặc có thể ra ngoài địa phương
sở tại Người lao động có nghĩa vụ tuân thủ sự điều động này mà không có quyền
Trang 33phản ứng Như vậy, quá trình thiết lập, thực hiện quan hệ tuyển dụng vào biên chế mang nặng yếu tố mệnh lênh hành chính Chính vì vậy, hiện nay quan hệ tuyển dụng vào biên chế Nhà nước do LuỊt Hành chính điều chỉnh.
Quan hệ tuyển dụng vào biên chế ]à một loại quan hệ ổn định và bền vững, thường người lao động chỉ bị loại khỏi quá trình lao động nếu họ vi phạm pháp
luật ở mức độ nghiêm trọng (đến mức bị buộc thôi việc hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự) Đồng thời quyền lợi, chế độ của người lao động được Nhà nước bao cấp tuyệt đối từ tiền lương, tiền thường, phúc lợi, bảo hiểm xã hội Chính đặc trưng này của chế độ tuyển dụng vào biên chế góp phần tạo ra một đội ngũ lao động ổn định, yên tâm làm việc và trau dổi kiến thức chuyên môn Tuy nhiên,
do chế độ làm việc "suốt đời", được bao cấp nên dễ tạo tâm lý ỷ lại, trì trệ và quan liêu trong quá trình công tác.
Như đã trình bày, hình thức tuyển dụng vào biên chế Nhà nước được áp dụng gần như là duy nhất trong thòi kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung Ở một khía cạnh nào đó, sự áp dụng này là cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn đất nước phải tập trung trí lực, vật lực cho cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước Tuy nhiên, sau khi đất nước được giải phóng, hai miền thống nhất, việc tiếp tục duy trì hình thức tuyển dụng này ngự trị như là độc nhất trong quá trình tuyển chọn và thu hút lao động đã gây ra những bất cập và mâu thuẫn lớn ứong việc sắp xếp lao động và giải quyết việc làm cho xã hội Bởi vì trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp, quan hệ lao động diễn ra chủ yếu giữa Nhà nước và người lao động (quan hệ trực tiếp) theo phương thức tuyển dụng suốt đời và được k ế hoạch hoá đến từng người lao động theo chỉ tiêu biên chế được duyệt Mặt khác, với chế
độ tiền lương bao cấp và do Nhà nước chi trả nên càng khuyến khích các cơ quan,
xí nghiệp quốc doanh tuyển dụng ổ ạt, không tính đến nhu cầu xản xuất, công tác Theo phương thức này, không có cơ sở để sa thải người lao động với ý nghĩa
về mặt "quan hệ lao động" theo đúng bản chất và nội dung kinh tế của nó Người lao động và người sử dụng lao động đều là chủ, chế độ giám đốc và thủ trưởng chỉ tồn-tại trên danh nghĩa Chính vì vậy, mà lực lượng công nhân, viên chức tăng lên không ngừng, kết quả là số lượng biên chế phình ra nhanh chóng (năm 1976
Trang 34lao động trong khu vực Nhà nước có 2.584.000 người, đến năm 1987 là 4.090.900 người1 ) nhưng chất lượng lại không đáp ứng được yêu cầu công tác.
Từ sau Đại hội Đảng VI, tiếp đến là các Đại hội lần thứ VII, VIII kiên trì với đường lối đổi mới đã được xác định cùng với sự thừa nhận và phát triển nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã tạo điều kiện, khả năng phát triển và thúc đẩy sự tham gia của mọi thành phần kinh tế vào các hoạt động kinh tế trong thị trường, chính vì vậy, nhu cầu sử dụng lao động của xã hội gia tăng nhanh chóng Do đó, hình thức tuyển dụng vào biên chế vốn đĩ trước đó đã hạn chế thì nay càng không có đủ khả năng bao quát hết được các nhu cầu lao động của xã hội, đặc biệt trong thị trường lao động Vì vậy,
sự cần thiết đa dạng hoá các hình thức tuyển dụng lao động nhằm phúc đáp đòi hỏi của xã hội là một tất yếu khách quan.
Tuy nhiên, hình thức tuyển dụng vào biên chế không vì thế mà mất tác dụng Nó đã, đang và sẽ còn tiếp tục được sử dụng với tư cách là một trong những hình thức tuyển chọn và thu hút lao động.
Hiện nay, theo qui định của một số văn bản pháp luật như Nghị định 169/CP ngày 25/5/1991 về công chức Nhà nước, nghị định 198/CP ngày 31/12/1994 hướng dẫn thực hiện một số các qui định về hợp đồng lao động của
Bộ Luật Lao động thì đối tượng tuyển dụng vào biên chế Nhà nước đã rõ ràng hơn.
Trước hết, chế độ tuyển dụng vào biên chế được áp dụng để tuyển dụng công chức Nhà nước Đây là đối tượng chủ yếu của chế độ tuyển dụng vào biên chế Về mặt bản chất, công chức Nhà nước cũng là những người lao động, họ đi làm trước hết vói mục đích để có thu nhập nuôi sống mình và gia đình Tuy nhiên, công chức có một tư cách và địa vị pháp lý đặc biệt, đó là khi làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp họ nhân danh công quyền Nói một cách khác, khi thực hiện quan hệ lao động ở một góc độ nào đó họ biểu hiện quyền lực Nhà nước ra bên ngoài Chính vì vậy, trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng thường áp dụng
1 Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý lao dộng, tiền lương trong nển kinh tế thị trường ở V iột nam - NXB chính trị quốc gia - 1995 (Irang 65)
Trang 35một chế độ tuyển dụng, sự đãi ngộ, đối xử đặc biệt với công chức Nhà nước Bởi
vì công dân sống trong bất cứ chế độ xã hội nào đều nghe nói đến quyền lực Nhà nước, nhưng đó là một khái niệm trừu tượng mà công dân không thể nhìn thấy, không thể xác định được hình thù của nó song công dân cảm nhận được quyền lực Nhà nước một phần lớn thông qua hoạt động của đội ngũ công chức, viên chức Nhà nước Do đó, chất lượng, chuyên môn, trình độ, hiệu quả hoạt động của công chức là "bộ mặt" của Nhà nước Sự trân trọng của công dân với quyền lực Nhà nước, niềm tin yêu của họ vói chính quyền có được hay không lệ thuộc rất nhiẻu vào sự công bằng, chính trực, vô tư và trong sáng của đội ngũ công chức Vói tính chất lao động đặc biệt Iíhư vậy, lao động công chức ở nước ta được hưởng rất nhiều các qui định ưu đãi của Nhà nước, đặc biệt là chế độ ưu đãi qua hiện vật Tuy nhiên, theo thông lệ các nước, sự đãi ngộ với công chức Nhà nước thường thể hiện qua tiền lương và một số khoản phúc lọi xã hội ở nước ta, hiện nay, chế độ quyền lọi của công chức cũng được xây dựng và phát triển theo hướng này Mặc dù hiện còn rất nhiều bất cập và bức xúc, song rõ ràng đây là một vấn đề cấp thiết phải nhanh chóng giải quyết, bởi thu nhập (tiền lương) không thoả đáng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tiêu cực và hạn chế hiệu quả hoạt động của công chức Nhà nước Mặt khác, bên cạnh đó không thể không tính đến các hoạt động của công tác cải cách hành chính quốc gia, tinh giảm bộ máy Nhà nước, tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của công chức nhằm đáp ứng những yêu cầu yà nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới - giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh.
Ngoài công chức Nhà nước, chế độ tuyển dụng vào biên chế còn được áp dụng để tuyển chọn người lao động vào làm việc trong các tổ chức chính trị - xã hội được Nhà nước quản lý biên chế, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước (xem TT79/LB ngày 27/12/1991).
Trước hết, với các đối tượng thuộc tổ chức chính trị và tổ chức chính trị xã hội Hệ thống các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội ỏf nước ta được tổ
Trang 36chức thống nhất bao gồm Đảng Cộng sản Việt nam, Mặt trận Tổ quốc Việt nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ Việt nam Tư cách và địa vị pháp lý của các tổ chức này đã được văn bản pháp lý cao nhất (Hiến pháp 1992) của nước ta ghi nhận Xét về mặt bản chất, các tổ chức chính trị
và tổ chức chính trị - xã hội ra đời trên cơ sở sự lự nguyên của các thành viên, nó hoạt động trên cơ sở nhân danh tổ chức mình nhằm thoả mãn các nhu cầu có tính nội bộ Do đó hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, nói chung kinh phí hoạt động của các tổ chức xã hội trong đó kể cả chi phí liên quan đến đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạt động của tổ chức xã hội đều phải do các tổ chức đó tự trang trải thông qua sự đóng góp của các thành viên và các nguồn thu nhập khác chứ không bao giờ từ ngân sách Nhà Iiước Tuy nhiên, hệ thống các IIƯỚC Xã hội chủ nghĩa trước đây và nước ta nói riêng, các tổ chức xã hội nói trên ngoài tính chất
xã hội nó còn là tổ chức chính trị được đặt trong một cơ cấu hệ thống tổ chức chính trị - xã hội thống nhất được pháp luật ghi nhận và chính với khía cạnh chính trị này, nó tạo ra vị thế đặc biệt cho các tổ chức nói trên trong sinh hoạt đời sống chính trị - xã hội Vì vậy, hoạt động của các tổ chức này được Nhà nước bao cấp tương đối toàn diện về kinh phí Điều này được cất nghĩa bởi những lý do sau đây:
— Thứ nhất, các tổ chức chính trị - xã hội ỏf nước ta hoạt động không chỉ
nhân danh tổ chức mình hay chỉ vì những nhu cầu nội bộ mà bởi vị trí đặc biệt trong tiến trình xây dựng và phát triển của đất nước, hoạt động của các tổ chức này còn nhằm tuyên truyền, vận động, giám sát việc thực hiện các đường lối, chủ trương của Nhà nước Thực tế, các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định, xây dựng cũng như thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương cũng như trong phạm vi toàn quốc Có thể
nói, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội có mối quan hệ rất gần gũi và mật thiết với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.
— Thứ hai, Với cơ chế tổ chức chính trị nhất nguyên, cơ cấu hệ thống tổ
chức chính trị - xã hội của Nhà nước ta được hình thành theo chiều dọc mà trên
Trang 37hết là Đảng Cộng sản Việt nam, đây là Đảng cầm quyền và là tổ chức chi phối về đường lối chính trị, tư tưởng đối với hoạt động của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội khác Rõ ràng để đảm bảo cơ chế một Đảng lãnh đạo trong điều kiện có sự hiện diện nhiều tổ chức xã hội thì việc chi phối về mặt kinh tế thông qua đó giám sát về mặt chính trị trong hoạt động của các tổ chức xã hội từ Đảng cầm quyền là một trong những cơ sở quan trọng cho sự tổn tại của cơ chế này nhằm hạn chế sự
đa nguyên về chính trị.
Tóm lại, xét về mặt nguyên tắc, cũng như lịch sử của vấn đề thì hiện nay
và trong tương lai, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta nói chung và lĩnh vực tuyển dụng lao động nói riêng ít nhiều vẫn được Nhà nước bao cấp về kinh phí Tuy nhiên, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường quan điểm nói trên được xem xét và áp dụng với sự đổi mới rất lớn về mặt nội dung và phạm
vi Nếu như trước đây tất cả những người lao động làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội đều thông qua chế độ tuyển dụng vào biên chế Nhà nước đảm bảo toàn bộ quyền lợi và chế độ thì hiện nay đối tượng làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội thiết lập quan hệ thông qua hình thức tuyển dụng vào biên chế rất hạn chế, cụ thể chỉ bao gồm những người làm nhiệm vụ chuyên trách trong các tổ chức chính trị - xã hội (kể cả ở các doanh nghiệp và số lượng bao giờ cũng được khống chế trong một phạm vi nhất địmh mà ngôn ngữ tuyển dụng lao động gọi là chỉ tiêu biên chế) Như vậy, bên cạnh công chức, viên chức Nhà nưóc thì chế độ
tuyển dụng vào biên chế ở nước ta còn được áp dụng cho một số đối tượng thuộc
tổ chức chính trị - xã hội Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, mặc dù cơ sở phát sinh quan hệ lao động đều là hình thức tuyển dụng vào biên chế nhưng những người thuộc tổ chức chính trị - xẫ hội trong trường hợp này chỉ nên coi họ
có tư cách pháp lý như là công chức, song không phải là công chức Nhà nước Cái được coi "như là công chức" của họ thể hiên ở sự đảm bảo của Nhà nước về quyền lợi, chế độ đối vói họ trong quá trình làm việc giống như công chức (tiền lương, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội ) song không thể coi họ là công chức Nhà nước bởi lẽ công chức làm việc nhằm thực hiện chức năng nhiệm
vụ Nhà nước, quá trình thực hiện công việc của họ gián tiếp hoặc trực tiếp liên
Trang 38quan đến công quyền còn những đối tượng thuộc tổ chức chính trị - xã hội về mặt bản chất họ làm việc nhân danh tổ chức mình Nói cách khác, mặc dù cùng hình thức pháp lý phát sinh quan hệ lao động, song địa vị pháp lý của những đối tượng này khi thực hiện quan hệ lao động là khác nhau: Một bên nhân danh công quyền, một bên nhân danh các nhu cầu có tính nội bộ của tổ chức mình Quan điểm trên cho phép chúng ta dung hoà được các yêu cầu về mặt khoa học quản lý hành chính, lao động với những yêu cầu có tính lịch sử và thực tiễn ở nước ta, từ
đó lý giải được vì sao khác với nhiều quốc gia, ở nước ta, hình thức tuyển dụng vào biên chế không chỉ áp dụng với công chức, viên chức Nhà nước mà còn áp dụng với một số đối tượng thuộc tổ chức chính trị - xã hội.
Ngoài ra, như trên đã trình bày, chế độ tuyển dụng vào biên chế còn được
áp dụng với các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc, K ế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước Như vậy, khác với các doanh nghiệp nói chung là mọi đối tượng tham gia quan hệ lao động đều có thể hình thành quan hệ thông qua chế độ hợp đồng lao động thì riêtig với doanh nghiệp Nhà nước ba chức danh Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng phải là người của Nhà nước, được Nhà nước bổ nhiệm giữ các trọng trách đó Sở đĩ cơ chế bổ nhiệm này được áp dụng bởi những yêu cầu sau đây: Thứ nhất, khi tham gia kinh doanh, doanh nghiệp Nhà nước sử dụng một số lượng tài sản nhất định thuộc sở hữu Nhà nước, v ề nguyên tắc, khối tài sản này cũng chịu rủi ro (thua lỗ, phá sản) như bất cứ một loại tài sản nào khác trong thương trường, song Nhà nước với tư cách chủ sở hữu thay mặt xã hội
có trách nhiệm bảo toàn khối tài sản đó Chính vì vậy, khi kinh doanh để duy trì
và phát triển khối tài sản của Nhà nước, đặc biệt trong điều kiện uền kinh tế thị trường, rõ ràng Nhà nước cần phải có những người của mình có đủ năng lực, phẩm chất, chuyên môn, nghiệp vụ tham gia lãnh đạo doanh nghiệp Thứ hai, chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật trong đó kinh tế quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo Đây là mô hình kinh tế thị trường rất tnới, chưa có tiền lệ (rong lịch sử, vì vậy tính Xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường chỉ mói là lý thuyết, thể hiện qua chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà
Trang 39nước ta Do đó ở khía cạnh này, trọng trách của doanh nghiệp Nhà nước là rất lớn, nó cần thiết phải tạo ra được diện mạo của một doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, tức nó phải là các doanh nghiệp mẫu mực không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thông qua tốc độ tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả mà còn gương mẫu trong việc thực hiện pháp luật, thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Nhà nước, với xã hội (thông qua nghĩa
vụ thuế, bảo vệ môi trường, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội ) với việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động.
Như vậy, vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa là rất quan trọng và nặng nể Trọng trách của nó không chỉ thuần tuý về mặt kinh tế - xã hội mà nó còn là sự kiểm nghiệm thực tế cho sự tồn tại và phát triển bền vững của một mô hình kinh
tế - đó là nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Đây cũng chính là những cơ sở lý luận cho việc duy trì chế độ bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, hiện nay cũng có quan điểm cho rằng, đối với doanh nghiệp Nhà nước, nên chăng chúng ta cũng áp dụng cơ chế thuê Giám đốc như bất cứ một doanh nghiệp nào khác trong thị trường Quan điểm này xuất phát từ hai lý
-— Thứ nhất: Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển kinh tế theo mô hình
kinh tế thị trường mặc dù chúng ta đạt được rất nhiều thành tựu lớn lao song riêng với các doanh nghiệp Nhà nước tuy có nhiều ưu thế nhưng tốc độ phát triển còn chậm, tình trạng trì trệ và thua lỗ còn phổ biến (nhất là các doanh nghiệp Nhà nước ở địa phương) đặc biệt tình trạng để thất thoát tài sản của doanh nghiệp Nhà nước dưới dạng này, dạng khác là rất trầm trọng Các vụ án hình sự lớn về kinh tế trong thời gian gần đây có thể nói chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp Nhà nước Như vậy, kỳ vọng, niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân với doanh nghiệp Nhà nước là rất lớn khi chúng ta quyết định phát triển nền kinh tế theo mô hình kinh
tế thị trường, song rất tiếc sự đáp ứng từ các doanh nghiệp thực tế mấy năm qua còn rất hạn chế Tất nhiên, có nhiều lý do khác nhau, nhưng phải chăng có
Trang 40nguyên nhân từ vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm giám đốc mà cơ chế trách nhiệm, sự ràng buộc - đặc biệt với tài sản của doanh nghiệp Nhà nước ở đây còn lỏng lẻo, chưa rõ ràng và thiếu chặt chẽ.
— Thứ h ai: Xuất phát từ một trong những yêu cầu của nền thị trường thị
trường, đó là vấn đề cạnh tranh Hiện nay, với cơ chế bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo trong doanh nghiệp Nhà nước làm cho các chức vụ này thường có tính
ổn định lâu dài với thời hạn đảm đương chức vụ không hạn chế, trong khi tất cả những đối tượng lao động khác của doanh nghiệp thực hiện quan hệ lao động theo ch ế độ hơp đổng lao động nên thực tế các chức vụ này với họ rất xa vời nếu không muốn nói là không tưởng do đó hạn chế phần nào sự phấn đấu, học tập, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất để vươn lên của người lao động Như vậy, với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm hiện hành của doanh nghiệp Nhà nước ít nhiều làm mờ nhạt đi sự cạnh tranh theo nghĩa tuyệt đối của nó trong quan hệ lao động của doanh nghiệp.
Với những lý do cơ bản trên đây mà có ý kiến cho rằng cần phải nghiên cứu, xem xét lại cơ ch ế bổ nhiệm giám đốc trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, hiện tại vẫn nên tiếp tục áp dụng chế độ _bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước bởi lẽ tuy chúng ta có một số năm tiếp cận và thực hiện nền kinh tế thị trường song thực tế
ta chưa có một nền kinh tế thị trường thuần thục, các quan hệ xã hội đang trong thời kỳ vận động, chuyển đổi và rõ ràng không phải một sớm, một chiều chúng ta
có được ý thức pháp luật, có được hành vi xử sự phù hợp của các chủ thể trước những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường đích thực Do đó sự có mặt
và giữ vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm quá độ này rất quan trọng- Hơn nữa, thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường chúng ta biết trước và phải chấp nhận những mặt trái của nó đó là sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội gia tăng nhưng với quan điểm xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh nên sự phát triển kinh tế của chúng ta được đặt trong mối tương quan với giải quyết các vấn đề xã hội, tức nhằm hạn chế và khắc phục những mặt