1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội

58 578 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 348,5 KB

Nội dung

Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội

Trang 1

MỤC LỤCMỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……….3

PHẦN I:VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI ……….6

1.1 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 6

1.2 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI………9

1.2.1 Nghiên cứu thị trường Mỹ……… 9

1.2.1.1 Môi trường kinh tế……… 10

1.2.1.2.Môi trường chính trị luật pháp………11

1.2.1.3 Môi trường văn hoá – xã hội……… 12

1.2.2.Những thuận lợi của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội trong việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ………13

1.2.2.1.Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ có nhiều chuyển biến tích cực 13

1.2.2.2.Nguồn nhân lực dồi dào, chi phí rẻ……… 17

PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI……….20

2.1.TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI… 20

2.1.1.Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội ……… 20

2.1.1.1.Quá trình hình thành của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội ……… 20

2.1.1.2.Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội …….20

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội ……… 24

2.1.2.1.Nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh……… 24

2.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội 25

Trang 2

2.1.3.Hình thức tổ chức bộ máy xuất nhập khẩu……….30

2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy Xuất nhập khẩu………30

2.1.3.2 Quá trình hoạt động xuất khẩu hàng hoá dệt may tại Tổng công ty cổ phần DệtMay Hà Nội ……… 40

2.2.THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI……….43

2.2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm………43

2.2.2.Tình hình thực hiện chiến lược Marketing Mix……… 46

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi hội nhập toàn cầu đang là xu thế phát triển chung trên toàn thế giới thìbất kì một quốc gia nào nếu không ngừng nỗ lực để hội nhập vào xu thế chung đó, tạora sức mạnh cạnh tranh cho quốc gia của mình đều sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị gạtra ngoài lề của sự phát triển Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Namnhận thức được những đòi hỏi cấp bách của tình hình chung và đang không ngừng cảicách, chuyển đổi trên nhiều lĩnh vực, trong đó không thể không kể đến Xuất NhậpKhẩu một lĩnh vực đóng vai trò rất quan trọng giúp Việt Nam mở rộng được các mốiquan hệ cũng như tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội hơn để xâm nhậpthị trường quốc tế.

Thời gian qua, hoạt động Xuất Nhập Khẩu của Việt Nam cũng đã được Đảng và Nhànước đặt nhiều sự quan tâm, nó được coi là hướng ưu tiên, là trọng điểm của kinh tếđối ngoại Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng đang ngày càng được mở rộng,từ những mặt hàng truyền thống từ lâu đã quen thuộc với bạn hàng quốc tế như dệtmay, đồ thủ công mỹ nghệ hay thuỷ hải sản…đến những mặt hàng có hàm lượng kĩthuật cao hơn như phần mềm điện tử Trong đó, mặt hàng dệt may đã, đang và sẽ tiếptục là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng bậc nhất của Việt Nam

Nhìn chung tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn đang diễn biếnkhá thuận lợi khi kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng, uy tín ngày càng cao và thịtrường ngày càng được mở rộng…Tuy nhiên bên cạnh đó những hạn chế còn tồn tạicủa hàng dệt may Việt Nam như chất lượng sản phẩm chưa ổn định, quy mô sản xuấtkhông lớn, vẫn chủ yếu là gia công xuất khẩu lại đang trở thành trở ngại lớn cho hoạtđộng mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt là đối vớimột thị trường khó tính như Mỹ

Mỹ, một thị trường lớn, đầy tiềm năng nhưng đồng thời cũng là thị trường có nhiềutrở ngại lớn do hệ thống Pháp luật phức tạp, do cạnh tranh gay gắt từ nhiều nhà cung

Trang 4

ứng trên thế giới và đặc biệt Mỹ ngày càng sử dụng triệt để chính sách bảo hộ sảnphẩm trong nước dưới các hình thức thuế chống bán phá giá, yêu cầu kí quỹ, quy địnhkhắt khe về chất lượng sản phẩm…Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các doanhnghiệp dệt may Việt Nam Vì thế để đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong lĩnh vực kinhdoanh xuất nhập khẩu hàng dệt may đòi hỏi Đảng và Nhà nước nói chung và các doanhnghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này nói riêng phải có công cụ quản lí kinh tế hữuhiệu hơn, đồng thời phải không ngừng tự hoàn thiện để bắt kịp với những thay đổi vàxu hướng mới của thời đại Và Marketing quốc tế là một công cụ hữu hiệu mà chúng tacần quan tâm và đánh giá đúng hiện trạng các hoạt động Marketing quốc tế đối vớihàng hoá dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ là vấn đề vô cùng cấp thiết Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, em đã có điềukiện tiếp xúc và tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, nhất là về lĩnhvực Marketing quốc tế Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài:

“ Tầm quan trọng của Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu sang thị trường Mỹ của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội.”

nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về các hoạt động Marketing quốc tế tại các công tykinh doanh xuất nhập khẩu cũng như tại Tổng công ty nói riêng, đồng thời khẳng địnhlại những kiến thức đã được học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng như thấyđược sự vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

Ngoài lời mở đầu, chuyên đề thực tập gồm ba phần như sau:

Phần I: Vai trò của hoạt động xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của Tổng công ty cổ

phần Dệt May Hà Nội ( Vinatex - Hanosimex ).

Phần II: Thực trạng ứng dụng Marketing quốc tế tại Tổng công ty cổ phần Dệt may

Hà Nội ( Vinatex - Hanosimex ).

Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Marketing quốc tế, góp phần đẩy mạnh

hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may tại Tổng công ty Dệt may Hà Nội ( Vinatex Hanosimex ).

Trang 5

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu của các thầy cô giáo, đặcbiệt là thầy giáo TS Vũ Huy Thông và toàn bộ các cô chú, anh chị trong phòng Xuấtnhập khẩu của Tổng công ty đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đềtốt nghiệp này.

Trang 6

PHẦN I

VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨUCỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI

-VINATEX

HANOSIMEX-1.1 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

1.1.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển theo nhịp độ phát triển chung của thế giớiđều không thể chỉ dựa vào hoạt động sản xuất trong nước mà cần phải có quan hệ, cótrao đổi lưu thông hàng hoá với các nước khác trên thế giới Đây là một đòi hỏi tất yếuđể nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia đó được đáp ứng tốt hơn, nhất là khi các điềukiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ở những quốc gia đó là khác nhau dẫn đến tìnhtrạng sản phẩm mà quốc gia này cần lại không thể sản xuất trong nước hoặc có thể sảnxuất trong nước nhưng giá thành cao do phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài.Trong lúc này ở một quốc gia khác, sản phẩm đó lại được sản xuất ra dễ dàng hơn docó nhiều điều kiện phù hợp Tại hoàn cảnh này hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra là tấtyếu và là cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thamgia trao đổi.

Với xu thế toàn cầu hoá, tăng cường tự do thương mại như hiện nay hoạt động xuấtkhẩu đang là hoạt động kinh tế cơ bản đối với mọi quốc gia trên thế giới Đơn giản làvì nó mang lại nhiều ưu thế cho quốc gia thực hiện nó như: tạo ra nguồn thu nhập chonền kinh tế nhất là nguồn thu ngoại tệ, hay tạo động lực cho hoạt động nâng cao nănglực cạnh tranh của mỗi quốc gia, hoặc giải quyết vấn đề lao động và trên hết là thúcđẩy mối quan hệ kinh tế, giao lưu hợp tác giữa nhiều quốc gia trên thế giới Tóm lại,hoạt động xuất khẩu không chỉ mang lại những hiệu qủa to lớn trực tiếp cho nền kinhtế mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động văn hoá xã hội mà mọi quốcgia đều quan tâm.

Trang 7

Và đối với Việt Nam những lợi thế đó còn góp phần quan trọng hơn trong việc pháttriển đất nước Từ một nước nông nghiệp lúa nước nghèo nàn lạc hậu, đến nay trải quahơn 20 năm phát triển Việt Nam đã được coi là điểm sáng về kinh tế của Châu Á vớitốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 8-9%/năm, trong đó hoạt động xuất khẩu đóng gópmột phần rất lớn Năm 2006, xuất khẩu đạt khoảng 39,5 tỷ USD tương đương mức kimngạch xuất khẩu đã chiếm đến hơn 60% GDP cả nước, tăng 24,5% so với năm 2005 Với tầm quan trọng này, đòi hỏi ngành thương mại phải làm tốt vai trò của mình.Trong đó, tập trung phát triển xuất khẩu với tốc độ cao, đây là động lực thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, tăng trưởng GDP, góp phần giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấukinh tế Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 đạt 18% trởlên Bên cạnh đó cần tập trung xuất khẩu các mặt hàng lớn, tạo ra quy mô xuất khẩulớn, giải quyết vấn đề việc làm, đồng thời phát triển các mặt hàng có tốc độ tăng trưởngnhanh, không hạn chế thị trường và phát triển các mặt hàng xuất khẩu mới, thị trườngmới có tiềm năng Nhưng cũng cần chú trọng đến việc phát triển thị trường trong nướcvà coi đây là yếu tố quyết định thành công của ngành thương mại trong quá trình hộinhập.

Nhưng trước hết chúng ta cần tiếp tục phát triển các mặt hàng xuất khẩu hiện có, đặcbiệt là sản phẩm dệt may, một mặt hàng từ lâu đã có chỗ đứng trong danh mục chọnlựa của khách hàng

Đối với Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội kim ngạch xuất khẩu hàng năm đềukhông ngừng tăng cao Năm 2005 trong số 1.430.168 triệu doanh thu trước thuế của cảTổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội kim ngạch xuất khẩu đạt

Trang 8

Năm 2005Năm 2006Năm 2007

)Tổng doanh

Kim ngạchxuất khẩu

Lợi nhuận7.7617.7611007.76112.500108.717.00017.000100

( Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư)Bảng 1.1.Các chỉ tiêu kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà NộiBảng 1.2 Kết quả kinh doanh xuất khẩu theo thị trường của Tổng công ty cổ phần Dệt

May Hà Nội

Kim ngạchxuất khẩu theo từng nước

Thực hiện tháng báo cáoLuỹ kế từ đầu năm đến hết thángbáo cáo

Ước tính tháng 1/2008

Trị giá (USD)Trị giá (FOB)Trị giá (USD)Trị giá (FOB)Trị giá(USD)

Trị giá(FOB)Tổng kim

ngạch xuấtkhẩu

Trang 9

-Tây Ba Nha

1.2 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAYHÀ NỘI

1.2.1.Nghiên cứu thị trường Mỹ

Mỹ là một trong những quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới xấp xỉ 9,4 triệu km²,dân số 296,5 triệu người (số liệu thống kê năm 2005), đứng thứ 4 thế giới về diện tíchvà dân số Nước Mỹ gồm 50 bang, trong đó có 48 bang kề nhau trên lục địa Bắc Mỹ,một bang Alasca nằm tách riêng ở phía Bắc Canada, bang Hawaii ở giữa Thái BìnhDương Phía Bắc và Nam giáp 2 nước Canada và Mehico, phía Đông và Tây giáp 2đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Mỹ là một nước đa chủng tộc Trong tổng số dân Mỹ có 84,1% là người da trắng,12,4% là người da đen và 3,5% là người da vàng và Indian bản địa Hiện có tới 75%

Trang 10

dân Mỹ sống ở thành thị Số dân sống bằng nông nghiệp chiếm 2,9%, công nghiệp26,9%, diạch vụ 70,2%.

Mỹ là nước có nguồc tài nguyên thiên nhiên khá phong phú Nhiều loại khoáng sảntồn tại với trữ lượng lớn Cho đến nay Mỹ vẫn là một trong những nước đứng đầu thếgiới về khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác than đã và dầu đây là yếu tố thuậnlợi cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ, nhất là trong thời kì đầu của giai đoạn côngnghiệp hoá.

Mỹ là một quốc gia trẻ Được phát triển và bắt đầu khai thác các đây khoảng 500năm, giành độc lập năm 1776 và cho tới tận năm 1864, thời điểm của cuộc nội chiến,Hoa Kì vẫn là quốc gia sản xuất và xuất khẩu nông sản là chủ yếu Sau năm 1864, HoaKì bắt đầu vươn lên trở thành một nước công nghiệp phát triển, đuổi kịp và vượt Anh,Pháp, Đức trỏ thành cường quốc số một thế giới về kinh tế đến tận ngày nay.

Nền kinh tế Mỹ là một nền kinh tế lớn, một thị trường đầy tiềm năng mà rất nhiềucác quốc gia bạn hàng muốn xâm nhập vào đây Nhưng muốn có thị phần tại thị trườngnay các doanh nghiệp cần phải vượt qua rất nhiều trở ngại từ môi trường văn hoá,chính trị, kinh tế…

1.2.1.1 Môi trường kinh tế

Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới GDP năm 2003 là 10.381 tỷ USD, năm2004 là11.750 tỷ USD( chiếm 32% GDP toàn thế giới) Từ thập kỷ 90 đến nay, Mỹluôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao Năm 2003, mức tăng trưởng của Mỹ là 3,1%,năm 2004 đạt 4,4%, năm 2005 dự tính ít nhất đạt 3% Thu nhập quốc dân bình quânvào loại cao nhất trên thế giới, khoảng trên 30.000USD/ năm Sức mua hàng năm đạtkhoảng 7.000 tỷ USD

Trang 11

Trong cơ cấu GDP năm 2004 của Mỹ, dịch vụ chiếm tỷ lệ khoảng 79%, công nghiệpkhoảng 20% và nông nghiệp là 1% Sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nướcvà hàng năm xuất khẩu khoảng 50 tỷ USD với lượng lao động chỉ chiếm 2% dân số Kim ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt 1.018,6 tỷ USD, năm 2004 là 795 tỷ USD, kimngạch nhập khẩu 1.507,9 tỷ USD Sản phẩm xuất khẩu chính của Mỹ là máy móc, thiếtbị, ô tô, linh kiện và vật liệu công nghiệp, hàng tiêu dùng, nông sản Các mặt hàngnhập khẩu chính gồm dầu thô và các sản phẩm dầu, máy móc, ôtô, hàng tiêu dùng, vậtliệu công nghiệp, thực phẩm và đồ uống.

1.2.1.2.Môi trường chính trị - luật pháp

Mỹ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị “tam quyền – phânlập” Hiến pháp quy định Quốc Hội thực thi quyền lập pháp, Tổng thống thực thi quyềnhành pháp và Toà án thực thi quyền tư pháp Mỗi cơ quan thực thi quyền lực một cáchđộc lập

Mỗi tiểu bang của Mỹ có một bộ máy chính quyền và hệ thống pháp luật riêng Hệthống pháp luật của các tiểu bang, về nguyên tắc không được trái với Hiến pháp củaliên bang.

Hệ thống luật pháp của Mỹ là hệ thống Thông luật, gồm hai ngành công pháp và tưpháp Công pháp được thể hiện dưới hình thức văn bản bao gồm Hiến pháp, Bộ luật,Đạo luật và các văn bản dưới luật Tư pháp chủ yếu tồn tại dưới hình thức án lệ Hệthống pháp luật của Mỹ rất phức tạp, đặc biệt là pháp luật điều chỉnh các hoạt độngxuất nhập khẩu.

Về cơ chế hoạch định và thực thi chính sách thương mại, Hiến pháp của Mỹ quy địnhQuốc hội có quyền quản lí ngoại thương và quyết định thuế nhập khẩu Tuy nhiên, trênthực tế quốc hội uỷ quyền cho các cơ quan hành pháp quản lí nhiều hoạt động tronglĩnh vực này.

Trang 12

1.2.1.3.Môi trường văn hoá – xã hội

Khác với các quốc gia Châu Âu, môi trường văn hoá của Mỹ rất phức tạp Mỹ là mộtquốc gia đa sắc tộc, văn hoá, tôn giáo Đây là quốc gia của những người nhập cư vớimọi màu da, tôn giáo, tín ngưỡng…Năm 2004, các tôn giáo tại Mỹ bao gồm: Tin lành(56%), Cơ đốc giáo La Mã (28%), Do thái (2%), các đạo khác (4%), không theo đạonào (10%).

Văn hoá Mỹ được đặc trưng bởi sự đề cao chủ nghĩa cá nhân Cá nhân thường tựquyết định hàng hoá mua sắm và tiêu dùng mà không cần tham khảo ý kiến của nhữngngười xung quanh.

Người dân Mỹ thích mua sắm và tiêu dùng với quan điểm là mua sắm và tiêu dùngcàng nhiều thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, kinh tế phát triển Vớimức thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất trên thế giới, mua sắm đã trởthành một nét văn hoá đặc trưng của người Mỹ.

Người dân Mỹ còn tin tưởng vào hệ thống đại lí bán lẻ bởi họ được đảm bảo về chấtlượng, giá cả, bảo hành và các điều kiện khác Họ rất có ấn tượng với sản phẩm mới,do đó, nếu họ có ấn tượng xấu về hàng hoá nào thì hàng hoá đó sẽ khó tiêu thụ nếuđược sự đảm bảo của các nhà phân phối có danh tiếng, hàng hoá sẽ dễ được chấp nhận Mỹ không có các tiêu chuẩn thẩm mỹ chung và đặc trưng mà các nhóm người dânkhác nhau vẫn sống theo chính bản sắc văn hoá và tôn giáo của mình Văn hoá, tôngiáo này dần dần hoà trộn và tác động qua lại lẫn nhau Điều này tạo ra sự khác biệttrong thói quen tiêu dùng của người dân Mỹ so với người dân Châu Âu Các nướcChâu Âu luôn đề cao chất lượng hàng hoá Người dân Mỹ cũng quan tâm đến chấtlượng nhưng họ lại đề cao sự đổi mới của hàng hoá và chú ý tới giá cả hơn Thời giansử dụng hàng hoá của người dân thường ngắn do thị hiếu của họ thường xuyên thayđổi Giá cả đóng vai trò quan trọng và hàng hoá từ một số nước đang phát triển có chấtlượng trung bình nhưng vẫn có thể tiêu thụ được nếu giá bán cạnh tranh Khi quyết

Trang 13

định mua hàng, người dân Mỹ cân nhắc các nét độc đáo, giá cả, chất lượng và sự tiệnlợi.

1.2.2.Những thuận lợi của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội trong việc xuấtkhẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ

1.2.2.1.Quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Việt nam và Mỹ có chuyển biến tích

*Giai đoạn trước khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam

Trước khi Mỹ dở bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, có thể thấy quan hệ thương mạigiữa Mỹ và Việt Nam hầu như không có gì đáng kể Thời kì trước năm 1975, Mỹ cóquan hệ với chính quyền Sài Gòn cũ Tuy nhiên, kim ngạch buôn bán không lớn, chủyếu là hàng nhập khẩu bằng vịên trợ của Mỹ Từ thàng 5/1964, áp dụng đạo luật buônbán với kẻ thù ( Jackson – Vanik), Mỹ thực thi lệnh cấm vận chống miền Bắc nước ta.Theo đạo luật này, Mỹ ngăn cấm tất cả các tổ chức, công ty và cá nhân Mỹ xuất khẩusang Việt Nam bất cứ sản phẩm, hàng hoá, kĩ thuật hay dịch vụ nào của Mỹ dù trựctiếp hay gián tiếp thông qua nước thứ ba Mọi giao dịch buôn bán, giúp xuất hoặc nhậpkhẩu, đứng ra làm môi giới cũng bị coi là xuất khẩu dịch vụ, vi phạm lệnh cấm vận.Sau khi Việt Nam thống nhất vào 30/04/1975, Mỹ đã mở rộng cấm vận đối với toàn bộlãnh thổ Việt Nam (15/05/1975) Đồng thời Mỹ áp dụng chế tài khống chế các nướcđồng minh và các tổ chức quốc tế nhằm ngăn cản, thao túng và phong toả các mối quanhệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới.

Có thể thấy, chính sách cấm vận của Mỹ với Việt Nam là cấm vận toàn diện baogồm: cấm mọi giao dịch thương mại, tài chính và đầu tư vào Việt Nam; phong toả tàisản; xếp Việt nam vào nhóm Z cùng với Cuba và Bắc Triều Tiên…đây là nhóm nướcbị hạn chế nhất trên cơ sở “Đạo luật kiểm soát xuất khẩu 1969”; khống chế các nướcđồng minh trong quan hệ với Việt Nam Vì thế trong suốt thời gian dài trước khi có

Trang 14

những cải thiện đi đến bãi bỏ cấm vận, hầu như hai nước không có quan hệ thương mạichính thức nào.

Mặc dù bị mỹ cấm vận, nhưng thông qua các con đường trực tiếp và gián tiếp ViệtNam vẫn có quan hệ kinh tế và viện trợ phát triển ở nhiều nước, nhiều tổ chức kinh tếvà phi chính phủ Ngay chính nhiều công ty của Mỹ qua con đường gián tiếp cũng đãcó hàng xuất khẩu vào nước ta Vào những năm cuối của thập kỉ 80, trị giá hàng xuấtkhẩu của Mỹ vào Việt Nam có dấu hiệ tăng mặc dù con số đó còn khá khiêm tốn Năm1987, hàng hoá của Mỹ nhập vào nước ta trị giá 23 triệu USD, năm 1988: 15 triệuUSD, năm 1989: 11 triệu USD( theo thống kê của Bộ Thương Mại Mỹ tháng 7/1994) Còn đối với xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, theo số liệu thống kê Việt Nam, thờikì 1986-1989 hầu như không đáng kể Bắt đầu từ năm 1990, Việt Nam đã xuất đượclượng hàng trị giá khoảng 5.000 USD, năm 1991 là 9.000 USD, năm 1992 là 11.000USD và tăng lên 58.000 USD vào năm 1993.

Cũng trong thời kì này, lệnh cấm vận của Mỹ vẫn không ngăn cản được quan hệthương mại của một số nước Châu Mỹ với Việt nam như Canada, Cuba…Giá trị kimngạch nhập khẩu từ các nước Châu trong cả thời kì 1986-1990 đạt 47,4 triệu USD,trong 3 năm 1991-1993 đã lên tới 65,2 triệu USD Trong khi đó, giá trị kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam sang các nước này vẫn không ngừng tăng; thời kì 1986-1990 đạt68,1 triệu USD và mặc dù mức tăng chưa ổn định, nhưng trong 3 năm từ 1991-1993giá trị xuất khẩu của ta vẫn đạt 73,2 triệu USD.

Bắt đầu từ tháng 4/1992, Mỹ thực hiện lộ trình tiến tới bỏ lệnh cấm vận Việt Nam,mở đầu bằng việc cho phép xuất khẩu sang Việt Nam những hàng hoá đáp ứng nhu cầuthiết yếu của con người, nới lỏng các hạn chế đối với các tổ chức phi chính phủ giúp đỡnhân đạo cho Việt Nam Tiếp đó Mỹ cho phép các công ty Mỹ mở văn phòng đại diện,tiến hành các cuộc thăm dò thị trường, khả năng ký kết hợp đồng để có thể thực hiệnsau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ.

Trang 15

Tháng 7/1993, Mỹ tuyên bố không can thiệp vào các tổ chức tài chính quốc tế, trongđó các tổ chức tài chính lớn như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB),Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) Tháng 9/1993 Mỹ ra quy định về cấp giấy phépbuôn bán với Việt Nma, sau đó cho phép các công ty Mỹ tham gia đấu thầu các côngtrình do các tổ chức quốc tế tài trợ Trong thời gian đó có nhiều phái đoàn gồm cácthương gia của các công ty lớn của Mỹ đã sang tìm hiểu thị trường Việt Nam, chuẩn bịxúc tiến hơn nữa hợp tác thương mại giữa hai nước Cụ thể, phái đoàn Hội đồngthương mại Việt - Mỹ gồm đại diện 22 công ty lớn của Mỹ vào Việt Nam từ ngày 8-12/02/1993; phái đoàn gồm 15 công ty hàng đầu của Mỹ đến Việt nam để thảo luận vềcác dự án đầu tư có thể thực hiện được khi lệnh cấm vận được bãi bỏ ( từ ngày 26-31/07/1993) Tháng 10/1993, quan hệ giữa nước ta và các tổ chức tài chính quốc tếđược nối lại và tháng 11/1993 Hội nghị các nhà tài trợ quốc tế ủng hộ Việt Nam đượctổ chức tại Pari ( Pháp), đại biểu của Mỹ đã tham dự với tư cách là quan sát viên.

*Giai đoạn sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ ( từ năm 1994)

Trong suốt thời gian dài, chính sách cấm vận của Mỹ đã cản trở rất lớn đến quan hệthương mại giữa hai nước Nó ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của cả Mỹ và Việt Nma.Hiển nhiên là trong mối quan hệ này, Việt Nam là thiệt hại hơn cả Số nước bị Mỹ cấmvận không nhiều, ngoài Việt Nam, còn có các nước như: Cuba, CHDCND triều Tiên,Irac…Những quốc gia bị Mỹ bao vây, cấm vận bị cô lập với thế giới bên ngoài và đềurơi vào tình trạng khó phát triển.

Như chúng ta thấy, vào đầu những năm 90, Việt Nam và Mỹ đều có những bước cảithiện rõ rệt trong chính sách của mình Chính sách của Mỹ từ cấm vận toàn diện vớiViệt Nam đã chuyển sang mới lỏng từng phần Còn phía Việt Nam, chính sách củaViệt Nam đã có sự đột bién từ “đóng cửa” sang “ mở cửa” Đặc biệt với Mỹ, Việt Nmađã tỏ rỏ thiện chí của mình bằng những hành động cụ thể, đáp ứng những đòi hỏi từphía Mỹ Và khi các điều kiện xúc tác đã biến đổi thuận lợi cho việc nối lại bình

Trang 16

thường hoá quan hệ giữa hai nước thì việc bãi bỏ cấm vận của Mỹ với Việt Nam là mộtđòi hỏi tất yếu, khách quan Điều này không chỉ phù hợp với mong mỏi của Việt Nmamà còn phù hợp với nguyện vọng của giới kinh doanh Mỹ nói riêng và đại đa số dânMỹ, nhất là khi xu thế toàn cầu hoá ngày càng trở nên rõ nét và phổ biến Trong xu thếnày, không nền kinh tế nào đứng ngoài các tiến trình tự do hoá về thương mại và đầutư Do đó, Việt Nam và Mỹ với tư cách là thực thể cấu thành nên thế giới này dĩ nhiênkhông thể đi ngược lại xu hướng chung của thế giới.

Năm 1994, sau khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấmvận chống Việt Nam, Chính phủ Mỹ đã có những xúc tiến và chuẩn bị về chính sách vàluật pháp để phát triển hợp tác thương mại với Việt Nam Tiếp đó, ngày 10/02/1994,Bộ trưởng thương mại Mỹ đã chuyển Việt Nam từ nhóm nước Z lên nhóm Y, nhóm ítcó hạn chế thương mại ( gồm Nga, các nước thuộc khối Vacava cũ, Anbani, Mông Cổ,Lào, Campuchia) Cơ quan tài sản nước ngoài của Mỹ (OFAC) cũng sửa đổi quy định,liên quan đến việc tiến hành giao dịch về tài chính và buôn bán bình thường với ViệtNam Ngày 2/2/1994 Bộ vận tải và Bộ thương mại Mỹ đã huỷ lệnh cấm tàu biển vàmáy bay Mỹ chuyển hàng hoá vào Việt Nam Đến ngày 27/4/1995, Mỹ cũng chínhthức cho phép tàu mang cờ Việt Nam vào cảng Mỹ, nhưng vẫn hạn chế là phải xinphép trước 7 ngày và thông báo tàu đến trước 3 ngày

Sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, Bộ thương mại Việt Nam cùng các cơ quan đạidiện Thương mại Mỹ (USTR) và Bộ thương mại Mỹ càng có nhiều cuộc tiếp xúc hơnvà đi đến thoả thuận cùng nhau giữ mối liên lạc thường xuyên hỗ trợ các doanh nghiệphai nước đẩy mạnh buôn bán xuất nhập khẩu và đầu tư.

Sau khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố công nhận ngoại giao và bình thường hoáquan hệ ngoại giao với Việt Nam (11/7/1995) Phía Việt Nam cũng có những tiếp xúccấp cao với các giới chức chính phủ Mỹ và nêu rõ quan điểm của mình về những vấnđề đặt ra trong quan hệ Việt - Mỹ Trong “ Hội nghị về bình thường hoá quan hệ Việt -

Trang 17

Mỹ” do Hội đồng thương mại Mỹ tổ chức, một trong những chủ đề lớn được thảo luậnnhiều nhất là xem xét khả năng Mỹ dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc (MFN)trong buôn bán Bộ thương mại Mỹ và Bộ thương mại Việt Nam đã chính thức đề cậpđến và cùng trao đổi về tiến tình đi đến bình thường hoá hoàn toàn quan hệ thương mạigiữa hai nước, thông qua việc bàn bạc thảo luận về một Hiệp định thương mại songphương giữa hai nước, các thể chế hỗ trợ xuất nhập khẩu và đầu tư như: hỗ trợ củaCông ty Đầu tư tư nhân Hải ngoại (OPIC), ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ ( Eximbank),công ty Tín dụng hàng Nông sản (CCC)…, cũng như vấn đề Việt Nam tham gia tổchức thương mại thế giới (WTO) Phòng Thương mại sứ quán Mỹ chính thức đi vàohoạt động tại Việt Nam ngày 2/4/1996 Tháng 6/1997, Chính phủ hai nước Việt Namvà Mỹ đã thoả thuận thiết lập quan hệ song phương về bản quyền tác giả Đây thực sựlà bước đi cần thiết của cả hai bên nhằm thúc đẩy tiến trình bình thường hoá quan hệkinh tế thương mại hai nước.

Thông qua những kết quả đạt được trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Mỹ ,đặc biệt là nhờ hợp tác tích cực của cả hai phía ở tầm vĩ mô và những nỗ lực cảu cácdoanh nghiệp hai nước, ngay từ khi lệnh cấm được bãi bỏ đến nay buôn bán thươngmại giữa hai nước đã có những bước tiến đáng kể.

1.2.2.2.Nguồn nhân lực dồi dào, chi phí rẻ

Hiện nay, Việt nam là nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 2 trongASEAN Dân số cả nước là 76.327.900 người ( tính đến 1/4/1999), trong đó số ngườitrong độ tuổi lao động là 43,8 triệu người Hàng năm có khoảng 1,5-1,7 triệu người bổsung vào lực lượng lao động Với lực lượng lao động dồi dào, nếu sử dụng một cáchhợp lí, triệt để và có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp dệtmay.

Việt Nam được đánh giá là nước có dân số đông và trẻ trong khu vực và trên thế giới.Lợi thế của nguồn nhân lực Việt Nam được thể hiện khá rõ qua trình độ văn hoá cao

Trang 18

của lực lượng lao động Hiện nay, gần 94% dân cư từ 15 tuổi trở lên biết chữ, tất cả cáctỉnh, thành phố trong cả nước đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiểu học.So với các nước trong khu vực, có tính đến sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội thìtỷ lệ biết chữ và số năm đi học của lực lượng lao động Việt Nam là khá cao.

Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập trong trình độ chuyên môn kĩ thuậtcủa lực lượng lao động Việt Nam Cụ thể là do cơ cấu giữa các loại lao động có trìnhđộ chuyên môn kĩ thuật cao đẳng và đại học tăng nhanh hơn nhiều so với lao động cótrình độ chuyên môn kĩ thuật viên và công nhân kĩ thuật dẫn đến tình trạng “ thừa thầy,thiếu thợ, thiếu công nhân có tay nghề cao” Lao động có kĩ năng đang bị thiếu, trongvòng 8 năm từ 1989-1997, lực lượng chuyên môn có kĩ thuậy chỉ tăng có 2% và tỷtrọng lực lượng lao động không có chuyên môn kĩ thuật vẫn chiếm gần 90% lực lượnglao động toàn xã hội.

Do đặc thù của công nghiệp dệt may là sử dụng nhiều lao động giản đơn, không đòihỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, do đó chúng ta có thể khẳng định cho dù cónhiều hạn chế, bất cập cần khắc phục Song nguồn nhân lực Việt Nam rõ ràng là lợi thếcơ bản và quan trọng trong phát triển công nghiệp dệt may trong thời gian tới Vấn đềđặt ra là cần có chính sách sử dụng nguồn nhân lực này một cách hợp lý và có hiệu quảsong song với việc tổ chức các hình thức giáo dục đào tạo nhằm nâng cao trình độchuyên môn, kĩ thuật cho lực lượng lao động.

Việt Nam là một trong những nước có giá nhân công thấp nhất Châu Á Đây có thểxem là một trong những nhân tố tạo nên lợi thế so sánh cơ bản của hàng dệt may ViệtNam

Bảng 1.3.Giá nhân công ngành dệt may của một số nước.

Trang 19

(Đơn vị tính: USD/ giờ)

PHẦN II

Trang 20

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TYCỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI

2.1.TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội

2.1.1.1.Quá trình hình thành của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội

Tổng công ty dệt may Hà Nội là một công ty thành viên lớn trực thuộc Tập đoàn dệtmay Việt Nam (Viet Nam Textile & Garment Group- VINATEX) Được chính thứcthành lập từ ngày 21/11/1984 với tiền thân là Nhà máy sợi Hà Nội nay đổi tên là Tổngcông ty Dệt may Hà Nội, và lấy tên giao dịch đối ngoại là :

Hanoi Textile-Garment Joint Stock Corporation

( viết tắt là: HANOSIMEX)

2.1.1.2.Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty cổ phần D ệt may Hà Nội

Từ khi đi vào hoạt động đến nay trải qua 24 năm, HANOSIMEX đã có 14 thànhviên Bao gồm 2 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệt và nhuộm, 1 nhà máy giặt và 8 nhà máymay mặc nằm trên khu đất rộng 24 ha với hơn 6000 công nhân và kĩ sư lành nghề.Nhưng để đạt được những thành công bước đầu này Tổng công ty đã phải trải qua rấtnhiều giai đoạn.

Giai đoạn 1: từ khi thành lập đến ngày 28/02/2000

Tổng công ty đã trải qua nhiều lần đổi tên như:

Vào ngày 30/04/1991: Nhà máy sợi Hà Nội được đổi tên thành Xí nghiệp Liênhợp Sợi - Dệt Kim Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là HANOSIMEX

Đến ngày 19/06/1995: Công ty đổi tên từ Xí nghiệp Liên hợp Sợi- Dệt Kim HàNội thành công ty Dệt Hà Nội.

Và vào ngày 28/02/2000: Một lần nữa công ty được đổi tên thành Công ty Dệtmay Hà Nội

Trang 21

Giai đoạn 2: từ năm 2000 đến năm 2005

Đây là giai đoạn tiếp tục phát triển không ngừng trong xu thế hội nhập kinh tếquốc tế, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp và mở rộng hoạt động kinh doanh.

HANOSIMEX là doanh nghiệp Nhà nước lớn hoạt động tại Hà Nội, doanh thutrong giai đoạn 2000-2003 tăng khoảng 20% Tuy nhiên mức tăng này không kéo theosư gia tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh bởi hiện tại, Công ty vẫn chỉhoà vốn Mặc dù sản lượng tăng, nhưng lợi nhuận thu về từ việc bán hàng lại giảm14% năm 2002 xuống còn 12% năm 2003 Tỷ suất vốn lưu động trên nguồn vốn kinhdoanh (các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho) vẫn còn cao và cần được cảithiện Chính vì vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho rằng, tiến hành chuyểnHANOSIMEX thành “Công ty mẹ - Công ty con” sẽ giúp Công ty hoạt động độc lậphơn theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời cũng là một cách để tách một phầnhoạt động chủ chốt (các bộ phận may mặc), là một bước quá độ tiến tới cổ phần hoá vànâng cao các cơ hội thu hút vốn từ bên ngoài…

Vì vậy theo Quyết định số 113/2003/QĐ-TTG ngày 09/06/2003 của Thủ tướngChính Phủ, Công ty Dệt may Hà Nội ( HANOSIMEX ) được phép xây dựng thí điểmtheo mô hình “ Công ty mẹ - Công ty con” trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam(VINATEX) Để trở thành công ty mẹ, HANOSIMEX sẽ tiến hành cổ phần hoá cácđơn vị trực thuộc cùng với việc mua lại hoặc tiếp nhận các doanh nghiệp Nhà nướckhác Với cách thức triển khai đạt tới quy mô của công ty mẹ, trong tương laiHANOSIMEX sẽ trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh chính trong chủ trương xâydựng nhóm ngành dệt kim của Tập đoàn kinh tế VINATEX.

Và phương án để hình thành nên công ty mẹ HANOSIMEX được dự kiến nhưsau: 4 đơn vị phụ thuộc là Nhà máy Kéo sợi Hà Nội, Nhà máy Dệt kim và nhuộm HàNội, Xí nghiệp May số 1,2,3 Hà Nội, hệ thống kho bãi Hà Nội sẽ được sáp nhập vào đểhình thành nên công ty mẹ HANOSIMEX Tiếp đến là thực hiện chuyển Công ty Kéosợi Vinh thành Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, trong đó HANOSIMEX sở

Trang 22

hữu 100% vốn đồng thời sáp nhập với Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan, một đơn vịthành viên VINATEX.

Đối với đơn vị phụ thuộc là Công ty Dệt Hà Đông và Nhà máy Dệt vải bò cũng sẽchuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do HANOSIMEX sở hữu100% vốn và di dời đến Khu công nghiệp Phố Nối vào năm 2005 Riêng đơn vị phụthuộc là Nhà máy May Đông Mỹ, Nhà máy May hàng thời trang và toàn vộ 10 cửahàng bán lẻ sẽ được chuyển thành công ty cổ phần, trong đó HANOSIMEX sở hữu51% vốn.

Các đơn vị phụ thuộc còn lại là bộ phận dịch vụ cơ khí và bộ phận sản xuất ốnggiấy sẽ hợp thành một công ty cổ phần, trong đó HANOSIMEX sở hữu 35% vốn Thờigian tiến hành được tính đến năm 2005.

Một vấn đề nổi cộm trong phương án sắp xếp giai đoạn này của HANOSIMEX làviệc sáp nhập Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan Qua đánh giá ban đầu, đây là mộtcông ty nhỏ làm ăn thua lỗ với vốn chủ sở hữu âm (ngay cả sau khi thực hiện chuyểnnợ thành vốn chủ sở hữu năm 2002) HANOSIMEX là khách hàng và nhà cung cấplớn nhất hiện nay của Công ty này để sáp nhập Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng để xuấtrằng, chỉ nên sáp nhập những tài sản và nguồn lực phục vụ sản xuất cũng như một sốcông nợ nhất định của Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan vào HANOSIMEX

Đến năm 2005, tuy vẫn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong cạnh tranh trênthị trường trong nước, khu vực và trên thế giới nhưng HANOSIMEX đã vượt lên vớinhững con số đầy ngoạn mục :

♦ Tổng doanh thu đạt : 1.430.168 triệu đồng tăng 30,3% so với năm trước ♦ Kim ngạch xuất khẩu đạt : 35,218 triệu USD, tăng hơn năm trước 34,7% ♦ Lợi nhuận đạt : 7.761 triệu đồng

♦ Nộp ngân sách Nhà nước : 6.805 triệu đồng

Giai đoạn 3: từ năm 2005 đến nay

Trang 23

Tập trung cho việc triển khai thực hiện mô hình “Công ty mẹ - Công ty con” vàthực hiện cổ phần hoá Tổng công ty cùng các công ty thành viên Cụ thể Tổng công tyđã tiến hành thực hiện những công việc sau:

Từ năm 2005, HANOSIMEX chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình“Công ty mẹ, công ty con”, và đã xây dựng định hướng phát triển đến năm 2010 vànhững năm tiếp theo với mục tiêu chủ yếu là đa dạng hoá sản phẩm mẫu mã đẹp, đạttiêu chuẩn chất lượng quốc tế, giá bán có khả năng cạnh tranh trên thị trường trongnước, khu vực và thế giới, tiếp tục giữ vững doanh nghiệp mạnh hàng đầu ở Việt Namvề lĩnh vực hàng dệt may Trên cơ sở đó, Công ty đã tổ chức sắp xếp lại sản xuất hợplý từ Công ty mẹ đến các Công ty con để khai thác đạt hiệu quả cao mọi nguồn lực hiệncó và đầu tư đồng bộ thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến cho tất cả các khâu kéo sợi,dệt nhuộm hoàn tất và may hoàn chỉnh sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩmtăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành hàng hoá để tăng nhanhnăng lực cạnh tranh, khi đất nước hội nhập một cách đầy đủ thị trường quốc tế

Nhưng một bước ngoặt lớn đối với Tổng công ty Dệt may Hà Nội là vào ngày11/01/2007 Bộ công nghiệp đã có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhànước từ Tổng công ty Dệt May Hà Nội thành Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội,với tên giao dịch đối ngoại là :

Hanoi textile- garment joint stock corporation

Tổng công ty tiếp tục tiến hành cổ phần hoá Công ty Dệt Hà Đông và Công tyMay Đông Mỹ, trong đó Công ty mẹ chiếm 51-49% tổng số vốn điều lệ.

Trang 24

Cùng với đó Tổng công ty đã tiếp nhận, củng cố xong và đang cổ phần hoáCông ty sản xuất, xuất nhập khẩu Hải Phòng; đồng thời mua 30% tổng số cổ phầnCông ty Dệt-May Huế

Thêm nữa Tổng công ty cũng đã tổ chức di dời các nhà máy dệt nhuộm hoàn tấtvải dệt kim ở nội thành Hà Nội về khu Công nghiệp dệt-may tại Phố Nối (Hưng Yên)đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật xử lý môi trường để đảm bảo phát triển ổn định bềnvững lâu dài Nhà máy này sẽ đảm bảo cung ứng đầy đủ kịp thời 2.300 tấn vải dệt kimchất lượng tốt cho 4 xí nghiệp chuyên may quần áo dệt kim phục vụ xuất khẩu là chủyếu, bao gồm May I, May 2, May Đông Mỹ và May thời trang với tổng năng lực trên6,5 triệu sản phẩm/năm.

Với hàng loạt hoạt động hiệu quả được thực hiện bài bản công ty đã đạt đượcnhững kết quả đáng kể :

♦ Tổng doanh thu đạt : 1.939.755 triệu đồng ♦ Lợi nhuận đạt : 17.000 triệu đồng

♦ Nộp ngân sách Nhà nước : 23.000 triệu đồng

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội

2.1.2.1.Nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh

Từ một đơn vị chủ yếu sản xuất mặt hàng sợi cung cấp cho thị trường, sau chặngđường đổi mới, đầu tư phát triển với tinh thần dám nghĩ, dám làm, đến nay, Tổng côngty Dệt - May Hà Nội đã tạo dựng được nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng, chất lượngcao đáp ứng tốt cho nhu cầu tiêu dùng ở cả trong nước và trên thế giới Những mặthàng mà Tổng công ty chuyên sản xuất- kinh doanh- xuất nhập khẩu bao gồm: Các loạinguyên liệu bông, sơ, sợi, vải dệt kim và sản phẩm may mặc dệt kim, vải denim và cácsản phẩm may dệt thoi; các loại khăn bông, nguyên phụ liệu, hoá chất (trừ những loạibị Nhà nước cấm kinh doanh), thuốc nhuộm, thiết bị, phụ tùng, động cơ, vật liệu, điệntử, nhựa, cao su, các mặt hàng tiêu dùng khác.

Trang 25

Cùng với đó, Tổng công ty còn tiến hành các hoạt động kinh doanh kho vận, vậntải, cho thuê văn phòng, nhà xưởng; kinh doanh cơ sở hạ tầng; kinh doanh nhà hàng,khách sạn; siêu thị; các dịch vụ vui chơi giải trí ( không bao gồm kinh doanh quán bar,phòng hát Karaoke, vũ trường).

Ngoài ra, HANOSIMEX còn cho hoạt động dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhânngành dệt may, dịch vụ khoa học, công nghệ, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị (chỉ hoạtđộng sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép); lắp đặt thiết bị côngnghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ ngành dệt may.

Không chỉ dừng lại ở đó, với lộ trình liên tục đầu tư mở rộng sản xuất mặt hàngmới gắn liền với việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ góp phần giúpTổng công ty vừa giữ được chữ tín với khách hàng, vừa không ngừng nâng cao khảnăng cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên tất cả các thị trường mà công ty đang hoạtđộng.

2.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội

Tổng công ty Dệt may Hà Nội được tổ chức theo mô hình “Công ty mẹ- Công tycon” với công ty mẹ là HANOSIMEX cùng các công ty con là: Nhà máy sợi, Các nhàmáy may dệt kim, Nhà máy may dệt thoi, Trung tâm dệt kim Phố Nối, Nhà máy dệt vảidenim, Trung tâm cơ khí- tự động hoá, Công ty cổ phần dệt Hà Đông, Công ty cổ phầnmay Đông Mỹ, Công ty dệt may Hoàng Thị Loan, Công ty cổ phần thương mại HảiPhòng HANOSIMEX, Siêu thị Vinatex Hà Đông Tất cả đều được tổ chức và quản lítheo đúng quy định của Nhà nước lại vừa đảm bảo phù hợp với phương thức hoạt độngcủa Tổng công ty

♦ Ban lãnh đạo

Tổng giám đốc

Điều hành mọi hoạt động của Tổng công ty

Phó tổng giám đốc- Điều hành sợi

Trang 26

Quản lí, điều hành công tác kĩ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vựcSợi, hoạt động lĩnh vực công nghệ thông tin.

Phó tổng giám đốc- Điều hành dệt nhuộm

Quản lí, điều hành công tác kĩ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vựcDệt nhuộm.

Phó tổng giám đốc- Điều hành may kiêm đại diện lãnh đạo phụ trách hệ thống quảnlí chất lượng

Quản lí, điều hành công tác kĩ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vựcMay và Trung tâm đào tạo công nhân may.

Thay mặt Tổng giám đốc điều hành việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản líchất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001:2000.

Phó tổng giám đốc- Điều hành công tác xuất nhập khẩu

Quản lí, điều hành các công việc liên quan đến lĩnh vực Xuất Nhập khẩu, côngtác Hợp tác quốc tế, công tác Mẫu thời trang, hệ thống Kho tàng.

Phó tổng giám đốc- Điều hành tiêu thụ nội địa

Quản lí, điều hành lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm Dệt may nội địa, hoạt động kinhdoanh Siêu thị Tổng hợp; Kiểm tra, đánh giá doanh nghiệp.

Phó tổng giám đốc- Điều hành quản trị nguồn nhân lực và hành chính kiêm đạidiện lãnh đạo phụ trách hệ thống trách nhiệm xã hội

Quản lí, điều hành lĩnh vực lao động tiền lương, chế độ, chính sách, bảo vệ quânsự, đời sống, hành chính.

Thay mặt Tổng giám đốc điều hành việc xây dựng và áp dụng hệ thống tráchnhiệm xã hội SA8000, WRAP.

♦ Các phòng ban

Trung tâm công nghệ thông tin

Trang 27

Giúp Tổng giám đốc thống nhất quản lí hoạt động, vận hành cơ sơ hạ tầng kĩthuật công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quảntrị hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty

Phòng quản trị hành chính

Văn thư lưu trữ, phục vụ, khánh tiết, quản lí đội xe con, công tác bảo vệ công sựvà phòng chống cháy nổ.

Phòng thương mại

Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp nói chung và hoạt động ở nội địa nói riêng.

Phòng kế hoạch thị trường

Lập các kế hoạch cho Tổng công ty trong thời gian ngắn, trung và dài hạn tuỳ

theo tình hình của doanh nghiệp trong những giai đoạn khác nhau.

Phòng xuất nhập khẩu

Tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc về công tác xuất nhập khẩu bao gồm:Tổ chức nghiên cứu đánh giá thị trường, bạn hàng để tìm kiếm, giao dịch với đối tácxuất khẩu và nhập khẩu Tổ chức đàm phán và làm các thủ tục ký kết hợp đồng xuấtnhập khẩu và triển khai cho các đơn vị liên quan thực hiện.

Phòng kế toán tài chính

Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác Kế toán tài chính của côngty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lí, đúng mục đích, đúng chế độ.

Phòng kĩ thuật đầu tư

Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tìm kiếm địa điểm và mức

độ đầu tư thích hợp với nguồn lực của doanh nghiệp

Phòng quản trị nhân lực

Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản trị nguồn nhân lực, hành chínhquản trị và an ninh an toàn của công ty bao gồm: Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương,

Trang 28

đào tạo nguồn nhân lực, chế độ chính sách đối với người lao động, cổ phần hoá doanhnghiệp.

Phòng đời sống

Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác quan tâm chăm sóc đến đời

sống của đội ngũ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

Trung tâm y tế

Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầuvà tổ chức khám sức khoẻ định kì cho người lao động, chịu sự chỉ đạo chuyên mônnghiệp vụ chủa Sở y tế Hà Nội và sự quản lí của ngành, của Trung tâm y tế Tổng côngty Dệt may Việt Nam.

Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm

Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác thí nghiệm và kiểm tra chất

lượng sản phẩm.

Tổng công ty Dệt may Hà Nội tổ chức bộ máy quản lí theo mô hình rực tuyếnchức năng gồm những phòng ban với những chức năng, chuyên ngành riêng biệt dướisự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo( gồm tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc).Mối quan hệ giữa các phòng ban trong Tổng công ty là mối quan hệ bình đẳng, hợp tácvà cùng giúp đỡ lẫn nhau dựa trên cơ sở là những chức năng, nhiệm vụ đã được giao đểcùng thực hiện tốt những nhiệm vụ chung của cả Tổng công ty.

Kiểu cơ cấu tổ chức này rất linh hoạt và mang lại hiệu quả cao, phù hợp với hoạtđộng kinh doanh đa dạng với quy mô lớn của Tổng công ty Nó vừa phát huy được tínhchủ động của từng bộ phận vừa mang tính thống nhất trong hoạt động của toàn bộTổng công ty.

Trang 29

Tổng giám đốc

Phó TGĐ - tiêuthụ nội địaPhó TGĐ - XNK

Phó TGĐ - MayPhó TGĐ - Dệt,

nhuộmPhó TGĐ - Sợi

Trung tâmCNTT

Phòng KTĐT

Nhà máysợi

Cty CP DệtMay HTL

Phòng Kỹthuật May

Trung tâmThương Mại

Nhà máy DệtDenimTrung tâmDệt kim PN

Trung tâmCơ khí TĐH

Cty CP DệtHà ĐôngHanosimex

Phó TGĐ - nhânsự

T.TâmTKế thời

trangT.Tâm TN &

KTCLSPN/m May 1N/m May 2N/m May 3

May ThờiTrangMay Hải

Phòng KH - VT

Cty CP TMHải PhòngHanosimex

Siêu thịVinatex HĐ

Phòng kinhdoanhChi nhánh

HCMCty CP May

Đông MỹHanosimex

Cty CPcoffeeIndochine

Phòng QT - HCT.Tâm Y

Tế Phòng Đời

Sống

Cty CPYên Mỹ

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI - Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội
1.2 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 9)
Bảng 2.2. Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng - Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội
Bảng 2.2. Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng (Trang 44)
Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua diến ra ổn định, ngoại trừ năm 1998 là năm khó khăn không chỉ đối với Tổng công ty cổ phần Dệt  May Hà Nội mà còn với cả toàn ngành dệt may Việt Nam mà nguyên nhan là do ảnh  hưởng n - Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội
h ìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua diến ra ổn định, ngoại trừ năm 1998 là năm khó khăn không chỉ đối với Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội mà còn với cả toàn ngành dệt may Việt Nam mà nguyên nhan là do ảnh hưởng n (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w