1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty TNHH B.Braun Việt Nam

51 703 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 263,66 KB

Nội dung

Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế mà các quốc gia trên thế giới đang hướng tới hiện nay, nó mở ra nhiều cơ hội lớn cho tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Toàn cầu hóa giúp cho thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy các nước mở cửa hội nhập, mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế.Kinh tế Việt Nam đã hội nhập với kinh tế thế giới và chịu những tác động tích cực cũng như những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới. Những tác động đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế trong đó có hoạt động thương mại quốc tế. Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương, hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.Xuất khẩu đóng góp quan trọng vào giá trị của GDP của Việt Nam, có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng.Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 12 năm 2012 (từ 1612 đến 3112) đạt 10,65 tỷ USD, tăng 13,1% so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 122012. Với kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 122012 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2012 lên gần 228,37 tỷ USD, tăng 12,1% so với kết quả thực hiện của năm 2011. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2013 đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 88,4 tỷ USD, tăng 22,4%.Cùng với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là một xu hướng chung của các doanh nghiệp. Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình.Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mặt ở thị trường nước ngoài; tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển; phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ phòng xuất nhập khẩu; đồng thời buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, tiết kiệm các nguồn lực.Hoạt động xuất khẩu có sự phức tạp đặc biệt, mang nhiều rủi ro, mỗi doanh nghiệp gặp phải đối mặt với những khó khăn khác nhau. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH B.Braun Việt Nam, em đã tập trung tìm hiểu hoạt động xuất khẩu sang Đức về hoạt động nghiên cứu thị trường, tiến hành ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng xuất khẩu, tổ chức vận chuyển, hoạt động thanh toán, giải quyết khiếu nại. Công ty đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Đức, sản phẩm đã bước đầu đạt được uy tín trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế, khá khiêm tốn so với các nước khác trong khu vực, và khoảng cách này còn xa hơn nếu không có giải pháp để mang lại những biến chuyển cơ bản, mang tính động lực cho hoạt động xuất khẩu. Từ thực tế trên, em chọn đề tài chuyên đề thực tập là:“ Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty TNHH B.Braun Việt Nam”.

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm MỤC LỤC Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 52B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm DANH MỤC BẢNG , BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Danh mục bảng Bảng 1.1. Ngành, nghề kinh doanh đăng ký của Công ty Bảng 1.2. Đội ngũ lao động của Công ty giai đoạn 2008-2012 phân theo giới tính Bảng 1.3. Đội ngũ lao động của Công ty giai đoạn 2008-2012 phân theo trình độ Bảng 1.4. Tổng vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008- 2012 Bảng 1.5. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty giai đoạn 2008- 2012 Bảng 1.6. Lợi nhuận trên tài sản (ROA) của Công ty giai đoạn 2008- 2012 Bảng 1.7. Doanh lợi doanh thu bán hàng của Công ty giai đoạn 2008- 2012 Bảng 1.8. Sản lượng các nhóm mặt hàng chủ yếu của Công ty giai đoạn 2008- 2012 Bảng 1.9. Phân phối sản phẩm tại các bệnh viện của Công ty năm 2012 Bảng 1.10. Kim ngạch và thị trường xuất khẩu dây truyền dịch sang thị trường nước ngoài của Công ty giai đoạn 2008- 2012 Bảng 1.11. Tổng doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2008-2012 Bảng 1.12. Nộp thuế của Công ty giai đoạn 2010-2012 Bảng 2.1. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty giai đoạn 2008-2012 Bảng 2.2. Các khách hàng lớn tại thị trường Đức của Công ty giai đoạn 2010-2012 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1.1. Cơ cấu lao động của Công ty theo giới tính năm 2012 Biểu đồ 1.2. Cơ cấu lao động của Công ty theo trình độ giai đoạn 2008- 2012 Biểu đồ 1.3. Thu nhập bình quân người lao động của Công ty giai đoạn 2008-2010 Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Sơ đồ 2.1. Các bước tiến hành giao dịch, đàm phán hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty Sơ đồ 2.2. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 2 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế mà các quốc gia trên thế giới đang hướng tới hiện nay, nó mở ra nhiều cơ hội lớn cho tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Toàn cầu hóa giúp cho thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy các nước mở cửa hội nhập, mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế. Kinh tế Việt Nam đã hội nhập với kinh tế thế giới và chịu những tác động tích cực cũng như những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới. Những tác động đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế trong đó có hoạt động thương mại quốc tế. Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương, hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Xuất khẩu đóng góp quan trọng vào giá trị của GDP của Việt Nam, có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 12 năm 2012 (từ 16/12 đến 31/12) đạt 10,65 tỷ USD, tăng 13,1% so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 12/2012. Với kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 12/2012 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2012 lên gần 228,37 tỷ USD, tăng 12,1% so với kết quả thực hiện của năm 2011. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2013 đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 88,4 tỷ USD, tăng 22,4%. Cùng với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là một xu hướng chung của các doanh nghiệp. Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mặt ở thị trường nước ngoài; tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển; phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ phòng xuất nhập khẩu; đồng thời buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, tiết kiệm các nguồn lực. Hoạt động xuất khẩu có sự phức tạp đặc biệt, mang nhiều rủi ro, mỗi doanh nghiệp gặp phải đối mặt với những khó khăn khác nhau. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH B.Braun Việt Nam, em đã tập trung tìm hiểu hoạt động xuất khẩu sang Đức về hoạt động nghiên cứu thị trường, tiến hành ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng xuất khẩu, tổ chức vận chuyển, hoạt động thanh toán, giải quyết khiếu nại. Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 3 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm Công ty đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Đức, sản phẩm đã bước đầu đạt được uy tín trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế, khá khiêm tốn so với các nước khác trong khu vực, và khoảng cách này còn xa hơn nếu không có giải pháp để mang lại những biến chuyển cơ bản, mang tính động lực cho hoạt động xuất khẩu. Từ thực tế trên, em chọn đề tài chuyên đề thực tập là: “ Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty TNHH B.Braun Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu Từ các tài liệu, báo cáo về kim ngạch xuất khẩu, doanh thu, lợi nhuận… từ năm 2008- 2012, cùng với quá trình tìm hiểu trực tiếp, dựa trên cở sở đó phân tích để nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu trước những nguy cơ và thách thức. Sau đó tiến hành tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đưa ra được các đề xuất, giải pháp hợp lý , hiệu quả đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu của Công ty B. Braun Việt Nam, trên cơ sở phân tích kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Phạm vi nghiên cứu: quá trình hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Đức trong những năm gần đây, chủ yếu là từ năm 2008- 2012 Phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu thứ cấp, phân tích, tính toán, tổng hợp Ngoài các phần mở đầu, phụ lục bảng biểu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu chính của chuyên đề được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH B. Braun Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty TNHH B.Braun Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty TNHH B. Braun Việt Nam Do những hạn chế về thời gian và trình độ trong nghiên cứu, chuyên đề của em vẫn còn tồn tại những hạn chế và sai sót, em kính mong nhận được sự nhận xét, đóng góp từ thầy,cô để em có thể hoàn thiện một cách tốt nhất. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Việt Lâm đã hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình, chi tiết trong từng bước làm đề tài, cùng các anh chị trong công ty B.Braun Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập làm việc, học hỏi, tìm hiểu về công ty… giúp em hoàn thành chuyên đề. Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 4 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH B. BRAUN VIỆT NAM 1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH B.BRAUN VIỆT NAM 1.1.1. Lịch sử ra đời của Công ty B.Braun Việt Nam - Tên công ty: CÔNG TY TNHH B. BRAUN VIỆT NAM - Tên giao dịch: B. BRAUN VIETNAM CO., LTD. - Tên viết tắt: B. BRAUN VIỆT NAM - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên - Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất các loại dịch truyền, dung dịch lọc thận, lọc máu và chất diệt khuẩn; sản xuất các thiết bị y tế bằng nhựa dùng trong truyền dịch và lọc máu, lọc thận - Địa chỉ trụ sở chính: Cụm Công nghiệp Thanh Oai, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội - Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 2&3, số 13+13 Bis, đường Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh - Văn phòng đại diện tại Huế: Số 15 Chu Văn An, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế - Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Số 326 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng - Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: S16 khu A, phố Mậu Thân, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ - Vốn điều lệ: 33.479.000 USD (ba mươi ba triệu, bốn trăm bảy mươi mốt ngàn đôla Mỹ) - Mã số thuế: 0100114064 - Điện thoại: (+84)435 110088 - Fax: (+84)435 110098 - E-mail: trang_kieu.nguyen@bbraun.com - Website: www.bbraun.com - Tổng Giám đốc/ Giám đốc: Ông Jonathan Panahon Catahan - Nhãn mác sản phẩm: B.Braun Công ty được thành lập vào ngày 22/3/1996, theo Giấy Chứng nhận đăng kí doanh nghiệp đồng thời là Giấy phép đầu tư số 1519/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp: số 01104000085 (chứng nhận lần đầu: ngày 01/02/2007 và chứng nhận lần thứ 12: ngày 31/8/2011). Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 5 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm 1.1.2. Các giai đoạn phát triển 1.1.2.1. Giai đoạn 1, năm 1992- 1995 Công ty B.Braun bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ đầu những năm 1990. Đầu tiên, Công ty tiến hành mở các văn phòng đại diện tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…, sau đó mở các đại lý bán các sản phẩm y tế mang nhãn hiệu của B.Braun. Văn phòng đại diện đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1992, tại tầng 2&3, số 13+13 Bis, đường Kỳ Đồng, phường 9, quận 3. Sau đó 1 năm, năm 1993, Công ty tiếp tục mở thêm văn phòng đại diện tại Hà Nội. Các văn phòng đại diện có chức năng liên lạc, tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường tại Việt Nam, xúc tiến và xây dựng các dự án hợp tác đầu tư của công ty mẹ tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy việc thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận về mua bán các sản phẩm và thiết bị y tế. Sau khi đã mở các văn phòng đại diện tại Việt Nam, Công ty bắt đầu mở hệ thống các đại lý. Đại lý đầu tiên được mở tại Đà Nẵng vào năm 1995, tại số 326 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng, bắt đầu cung cấp các sản phẩm y tế mang nhãn hiệu B.Braun tới các bệnh viện và cơ sở y tế. 1.1.2.2. Giai đoạn 2, năm 1995- 2006 Từ ngày 22/03/1996, Công ty bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm và trang thiết bị y tế tại số 170 đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội. Phía xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội mà đối tác chủ quản là Sở Y Tế Hà Nội đưa ra mặt bằng đất đai và một số máy móc trang thiết bị. Còn phía công ty B.Braun đầu tư về máy đóng chai và một số máy móc trong việc kiểm nghiệm. Công ty dược phẩm B. Braun Việt Nam được thành lập cùng thời điểm đó vào ngày 22/03/1996 là liên doanh với tập đoàn công nghiệp dược phẩm Sdn., Bhn., Malaysia (trụ sở chính của B.Braun tại Châu Á Thái Bình Dương) và Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội. Đến năm 1997, nhà máy sản xuất tại La Thành - Hà Nội được khánh thành . Công ty dược phẩm B. Braun trực tiếp đi vào hoạt động với một máy đóng chai với công xuất trên 3 triệu chai một năm. Hệ thống đại lý của B.Braun Việt Nam tiếp tục được mở rộng trên cả nước. Năm 1998, Công ty B.Braun mở đại lý tại Cần Thơ, năm 2004 mở đại lý ở Thừa Thiên Huế, sau đó năm 2006 mở thêm đại lý mới tại Cần Thơ và đại lý mới tại Đà Nẵng. Hệ thống đại lý của B.Braun Việt Nam đã có mặt tại cả ba miền Việt Nam. 1.1.2.3. Giai đoạn 3, từ năm 2007 đến nay Ngày 27/4/2007, Công ty bắt đầu được phê duyệt xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị y tế tại Thanh Oai - Hà Nội. Tại các cơ sở này, Công ty B.Braun quan hệ với các nhà nhập khẩu địa phương để cung cấp các sản phẩm của mình đến các bệnh viện lớn mà chủ yếu là dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch. Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 6 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm Nhà máy sản xuất thiết bị y tế tại Thanh Oai là nhà máy sản xuất thiết bị y tế lớn nhất Việt Nam và đến tháng 10/2011, nhà máy được chính thức đưa vào hoạt động, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm cho B.Braun Việt Nam. Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 7 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm 1.1.3. Ngành nghề kinh doanh Công ty đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp các ngành kinh doanh: Bảng 1.1. Ngành, nghề kinh doanh đăng ký của Công ty Stt Mã ngành Tên ngành 1 Sản xuất các loại dịch truyền, dung dịch lọc thận, lọc máu và chất diệt khuẩn; 2 Sản xuất các thiết bị y tế bằng nhựa dùng trong truyền dịch và lọc thận, lọc máu; 3 Sản xuất các bộ truyền tĩnh mạch, bộ thở ôxy, các bộ dây, dụng cụ dùng trong chạy thận và các phụ kiện; 4 Cho thuê các thiết bị lọc thận nhân tạo; 5 Thực hiện quyền nhập khẩu: trang thiết bị y tế,dụng cụ phẫu thuật, linh phụ kiện, dụng cụ tiêu hao, dược phẩm, thực phẩm dinh dưỡng và chế phẩm diệt khuẩn (thuộc mã HS 3808), chế phẩm tẩy rửa (thuộc mã HS 3402201900), chế phẩm dưỡng da (thuộc mã HS 3304999000); 6 Thực hiện quyền bán buôn, bán lẻ không gắn với thành lập cơ sở bán buôn, lẻ trang thiết bị y tế, dụng cụ phẫu thuật, linh phụ kiện, dụng cụ tiêu hao và thực phẩm dinh dưỡng , các chế phẩm diệt khuẩn (thuộc mã HS 3808), chế phẩm tẩy rửa (thuộc mã HS 3402201900), chế phẩm dưỡng da (thuộc mã HS 3304999000); (Nguồn: Giấy phép đầu tư số 1519/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp: số01104000085 ) Trên thực tế, lĩnh vực kinh doanh chia thành 4 phân ngành chính : - Hospital care: chuyên bán bơm tiêm điện, các loại dịch truyền và một số loại thuốc viên - Aseculap: chuyên bán dụng cụ phẫu thuật dùng cho phẫu thuật thông thường và phẫu thuật nội soi cho tất cả các phân ngành phẫu thuật - OPM: chuyên bán các máy móc theo dõi tình trạng sức khỏe - Avitum: chuyên bán máy chạy thận nhân tạo 1.2. ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH B.BRAUN VIỆT NAM TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức 1.2.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lí của công ty bao gồm nhiều bộ phận, giữa các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau, được phân thành các khâu, các cấp quản lí với những chức năng và quyền hạn nhất định nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh đề ra. Bộ máy tổ chức của công ty được thực hiện theo mô hình quản lí trực tuyến chức năng nên ban giám đốc của công ty có thể nắm được tình hình sản xuất kinh doanh một các kịp thời, tạo điều kiện giúp Tổng Giám đốc công ty thấy rõ được thực trạng của công ty. Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 8 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm Sơ đồ tổng quan cơ cấu tổ chức của công ty TNHH B.Braun Việt Nam: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Xưởng thuốc viên Xưởng dịch truyền Xưởng hóa chất Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng (Nguồn: Phòng nhân sự của Công ty TNHH B.Braun Việt Nam) 1.2.1.2. Đặc điểm và chức năng của từng phòng ban Nhằm tạo ra sự năng động trong sản xuất kinh doanh, công ty đã không ngừng tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban sao cho phù hợp với giai đoạn mới như sau: Phòng kinh doanh Là phòng có chức năng tham gia trực tiếp vào hoạt động bán hàng thông qua các kênh phân phối khác nhau để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hoạt động của phòng này kiêm luôn với hoạt động marketing để đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh doanh của công ty. Các nhân viên phòng kinh doanh phải chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Phòng kinh doanh thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường; chọn lựa sản phẩm chủ lực và xây dựng chiến lược phát triển, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại tới các bệnh viện, cơ sở y tế, tham gia hội thảo, hội chợ tìm kiếm đối tác, thực hiện liên doanh, liên kết mở rộng mạng lưới kinh doanh xuyên các tỉnh trong cả nước và phát triển đến nhiều nước trên thế giới. Phòng kinh doanh phải chủ động giao dịch, đàm phán, ký kết các đơn chào hàng, trao đổi thông tin với khách hàng trong quá trình giao dịch cho đến khi đi đến ký kết hợp đồng kinh doanh với công ty. Ngoài ra, phòng này còn chuyên soạn thảo các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức thực hiện đúng quy định các hợp đồng kinh doanh đã được ký kết. Phòng xuất nhập khẩu Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 9 Ban Giám đốc Phòng nhân sự Phòng kế toán Phòng xuất nhập khẩu Phòng kiểm nghiệm Phòng kinh doanh CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm Phòng có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu thị trường trong nước và quốc tế để xây dựng và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh xuất, nhập khẩu, kế hoạch chiến lược và kế hoạch có liên quan của công ty. Phòng nghiên cứu, đánh giá khả năng tiềm lực của các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Các nhân viên phòng xuất nhập khẩu liên tục khảo sát thị trường, cải tiến mẫu mã, giá cả hàng hóa, đảm bảo được giá cả tốt. Ngoài ra, phòng quản lý việc giao nhận, quản lý kho hàng và phân phối hàng tới các bệnh viện, các cơ sở y tế. Phòng quản lý chặt chẽ việc nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài về cho sản xuất cũng như xuất bán các mặt hàng của công ty ra nước ngoài. Vì thế, phòng cần phải thực hiện các công tác mở tờ khai, làm việc với văn phòng hải quan để hoàn thành công việc xuất, nhập từ nước ngoài. Thêm vào đó, phòng xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch sản xuất cho công ty theo từng tháng sao cho phù hợp với tiêu chuẩn, mục đích đề ra. Trưởng phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo kinh doanh xuất khẩu lên cấp trên, đồng thời tư vấn, và tham mưu cho ban giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam, pháp luật quốc tế về hoạt động kinh doanh của mặt hàng dịch truyền sang các nước trên thế giới. Phòng kế toán Là bộ phận có chức năng điều hành, giám sát các hoạt động tài chính trong công ty, lập các quỹ cho sản xuất, kinh doanh và thực hiện công tác hạch toán, thống kê, so sánh kế toán, xác định lỗ lãi cho từng thời kỳ kế toán chi phí đầu vào, và xác dịnh giá thành sản phẩm của công ty. Kế toán thực hiện các nghĩa vụ về tài chính đối với nhà nước như đóng thuế, lệ phí và thanh toán các khoản tiền liên quan đến hợp đồng của công ty như: trả phí ủy thác nhập khẩu, thanh toán các hóa đơn nhập nguyên liệu, thanh toán hóa đơn vận tải. Phòng nhân sự Có chức năng tuyển chọn, đào tạo các cán bộ quản lý và nguồn nhân lực cho công ty, ký kết hợp đồng lao động và các thỏa ước lao động tập thể, sắp xếp, sa thải lao động. Phòng nhân sự có nhiệm vụ chấm công cho toàn thể cán bộ công nhân viên công ty, đồng thời thanh toán tiền lương và tiền công lao động cho nhân viên, thực hiện và đảm bảo các quyền lợi về chế độ bảo hiểm, nghỉ phép, y tế và sức khỏe đối với người lao động. Phòng kiểm nghiệm Phòng kiểm nghiệm có vai trò đảm bảo chất lượng của các nguyên phụ liệu đầu vào cũng như thành phẩm đầu ra. Đây cũng là bộ phận nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm mới cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm. Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 10 [...]... bộ công nhân viên Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 24 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC CỦA CÔNG TY TNHH B BRAUN VIỆT NAM 2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC 2.1.1 Giá cả sản phẩm Giá cả là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất tới các hoạt động xuất khẩu của B.Braun Việt Nam. .. thị trường tại Đức của Công ty B.Braun Việt Nam vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu của Công ty, hoạt động nghiên cứu quá thụ động chỉ tập trung vào các công ty nhập khẩu quen thuộc do vậy việc mở rộng thị trường xuất khẩu tại Đức diễn ra rất chậm 2.2.2 Tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng Trên cơ sở đơn đặt hàng từ các công ty nhập khẩu ở Đức, để tiến tới các hoạt động giao dịch... Trần Việt Lâm (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty TNHH B.Braun Việt Nam) Đối tác lâu năm nhất của Công ty chính là Công ty B.Braun MelsungAG- German B Braun Việt Nam xuất khẩu sản phẩm dây truyền dịch sang công ty B.Braun Melsungen AG – German sau đó nhập nguyên phụ liệu từ chính công ty này về để sản xuất ra sản phẩm dây truyền dịch Phương pháp xuất khẩu đối lưu nhiều năm giữa B.Braun Việt Nam và B.Braun. .. nhóm hàng Thị trường xuất khẩu chủ yếu của B.Braun Việt Nam là thị trường châu Âu Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sang Châu Âu chiếm 71,73% tổng kim ngạch Và Đức là thị trường mạnh nhất thuộc Châu Âu, có sản lượng hàng hóa của B.Braun được tiêu thụ nhiều hơn so với các nước khác B Braun Việt Nam xuất hàng sang thị trường này với số lượng lớn, trung bình mỗi ngày 2 cotainer xuất đi từ kho của B.Braun Quan... khá cao, nhiều lô hàng của B.Braun Việt Nam đã bị trả về do không đạt yêu cầu Vài năm gần lại đây, Công ty đã xây dựng thêm được quan hệ với nhiều công ty và tạo được uy tín như với Công ty Dược phẩm Snofi GmbH, Công ty Dược phẩm Merck Aventis… 2.4 NHỮNG BIỆN PHÁP CÔNG TY ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC 2.4.1 Cải tiến công nghệ sản xuất Cải tiến công nghệ ngày nay được... hiệu B.Braun Việt Nam chưa thực sự được đánh giá cao, chỉ có một số dòng sản phẩm được các công ty nhập khẩu tại Đức chấp nhận như dịch truyền, dây truyền dịch, Chất lượng sản phẩm cũng là một nhân tố ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất khẩu của B.Braun sang Đức 2.1.3 Quy trình xuất khẩu Một quy trình xuất khẩu hoàn chỉnh giúp công ty tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nhân lực trong hoạt động xuất khẩu, ... mát, thiệt hại… Quy trình xuất khẩu cũng là nhân tố tác động không nhỏ tới thời gian thực hiện, địa điểm giao nhận hàng hóa như hợp đồng xuất khẩu yêu cầu giữa các công ty nhập khẩu tại Đức và B.Braun Việt Nam 2.1.4 Thị trường xuất khẩu Thị trường Châu Âu từ lâu đã được các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam đánh giá là thị trường "khó tính", trong đó có Đức Cộng hòa liên bang Đức là nước có nền kinh... sản phẩm xuất khẩu của Công ty. Nhưng hiện tại hoạt động tổ chức nghiên cứu thị trường của Công ty vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục nhanh chóng để nâng cao hiệu quả Các nhân viên chịu trách nhiệm về công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu sang thị trường Đức vẫn còn rất thụ động trong việc thu thập thông tin về các công ty, bệnh viện, tổ chức chăm sóc y tế cộng đồng có nhu cầu nhập khẩu các... trong những năm qua B Braun Việt Nam đã không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu của mình tại Đức một cách khá thuận lợi, đạt được một số thành tích, số lượng mặt hàng xuất khẩu, số lượng chủng loại tăng lên đáng kể, giúp kim ngạch xuất khẩu của B.Braun tăng đều Bảng 2.1 Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty giai đoạn 2010-2012 Tên mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 1.Dịch truyền (chai)... quy định hiện hành về vấn đề vệ sinh môi trường, chế độ bảo quản Công ty TNHH B Braun Việt Nam là công ty đầu tiên có nhà máy sản xuất dịch truyền tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc - GMP ( Good Manufactuing Practice) -của ASIAN do bộ Y tế Việt Nam cấp Đây có thể coi là một điểm mạnh trong hoạt động xuất khẩu dây truyền dịch sang thị trường Đức so với các doanh nghiệp trong nước . trạng hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty TNHH B. Braun Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty TNHH B. Braun Việt Nam Do. B. BRAUN VIỆT NAM 1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH B. BRAUN VIỆT NAM 1.1.1. Lịch sử ra đời của Công ty B. Braun Việt Nam - Tên công ty: CÔNG TY TNHH B. BRAUN VIỆT NAM - Tên. mang tính động lực cho hoạt động xuất khẩu. Từ thực tế trên, em chọn đề tài chuyên đề thực tập là: “ Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty TNHH B. Braun Việt Nam . Mục

Ngày đăng: 13/07/2015, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w