1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ngữ cảnh 11

5 4,1K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 57,5 KB

Nội dung

Giáo án 11 – Cơ bản Đỗ Viết Cường Tiết theo PPCT: 40 NGỮ CẢNH Ngày soạn: 19.10.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11C 11E 11K Sĩ số: Điểm KT miệng: A. Mục tiêu bài học Qua bài học nhằm giúp HS: 1. Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 2. Biết nói và viết cho phù hợp với ngữ cảng giao tiếp, đông thời có năng lực lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói, câu văn trong mối quan hệ với ngữ cảnh. B. Phương tiện thực hiện Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1. C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Hoạt động dạy học 1. Ổn định 2. KTBC (không kt) 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: yêu cầu HS đọc ngữ liệu SGK -> tại sao đột nhiên nghe câu nói này ta lại không hiểu được? HS trả lơid Gv ghi bảng I. Khái niệm ngữ cảnh 1. Ngữ liệu a. Câu nói “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” là câu nói vu vơ vì không thể xác định được 1 Giáo án 11 – Cơ bản Đỗ Viết Cường GV: Tại sao câu nói ở mục I.2 lại được coi là câu xác định? HS trả lời Gv ghi bảng GV: đấy là toàn bộ ngữ cảnh mà câu nói được diễn ra và tồn tại -> em hiểu thế nào là Ngữ Cảnh HS trả lời GV chốt lại GV: Ngữ cảnh có những nhân tố nào? HS: 3 nhân tố: nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ và văn cảnh GV: Yêu cầu HS đọc II.1 -> thế nào là nhân vật giao tiếp? HS trả lời GV ghi bảng - Các nhân vật giao tiếp: ai nói, ai nghe, vị trí xã hội của người nói, người nghe, quan hệ giữa người nói và người nghe - Thời gian, không gian giao tiếp câu đó xuất hiện lúc nào, ở đâu - Đối tượng được nói đến: họ là ai? - Thời điểm của sự phủ định: “chưa ra” tính từ thời điểm b. Câu ở mục I.2 là câu xác định vì: - Nhân vật xác định: câu nói đó là của chị Tý, chị Tý nói câu đó với những người cùng cảnh như mình: Liên, bác Xẩm, bác Siêu… - Thời gian và không gian xác định: buổi tối nới phố huyện nhỏ - Đối tượng được nói đến xác định: Họ - mấy người phu gạo hay phu xe hoặc mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy Thức đi gọi chân tổ tôm… - Thời điểm của sự phủ định: tính từ buổi tối  Nhờ bối cảnh trên ta mới hiểu ý nghĩa câu nói của chị Tí. 2. Khái niệm - Ngữ cảnh chính là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời II. Các nhân tố ngữ cảnh 1. Nhân vật giao tiếp 2 Giáo án 11 – Cơ bản Đỗ Viết Cường GV thuyết giảng cụ thể GV: em hiểu thế nào là bối cảnh rộng? HS trả lời Gv ghi bảng GV: Vậy đối với văn bản văn học thì bối cảnh văn hoá là gì? HS phát biểu GV chốt lại GV: yêu cầu học sinh chứng minh (trên cơ sở tích hợp bài khái quát văn học Việt Nam) GV: thế nào là bối cảnh giao tiếp hẹp? HS trả lời Gv ghi bảng - Khái niệm: NVGT là người tham gia vào hoạt động giao tiếp – người nói (người viết) và người nghe (người đọc) + Nếu chỉ có một người nói và một người nghe: song thoại + Nếu có nhiều người tham gia và luân phiên vai nói – nghe cho nhau: hội thoại - Mỗi người nói và người nghe đều có một vai nhất định: vai dưới, vai trai, vai bình đẳng. Các vai này có hình thức quan hệ giao tiếp (gần gũi, khách sáo, nhiệt tình…) 2. Bối cảnh giao tiếp a. Bối cảnh rộng - Khái niệm: bao gồm toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế văn hoá, phong tục tập quán…của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ, tạo thành một môi trường ngôn ngữ, chi phối các nhân vật giao tiếp và cả quá trình sản sinh cũng như lĩnh hội lời nói. - Đối với văn bản văn học là hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, nó chi phối cả nọi dung và hình thức ngôn ngữ của tác phẩm b. Bối cảnh giao tiếp hẹp - Khái niệm: là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói, cùng với những sự việc hiện tượng xảy ra xung quanh - Vai trò: tạo nên những tình huống của từng câu nói 3 Giáo án 11 – Cơ bản Đỗ Viết Cường GV: đối với giao tiếp ngôn ngữ, tình huống luôn thay đổi. Từ đó quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, vị thế giao tiếp, tình cảm cảm xúc của mỗi người cũng tuỳ tình huống mà thay đổi, tất cả sự thay đổi ở tình huống đều chi phối nd + ht của câu nói. GV: hiện thực được nói tới ở đây bao gồm hiện thực nào? HS trả lơig Gv ghi bảng GV: Nêu khái niệm và vai trò của văn cảnh? HS trình bày gv ghi bảng GV: Trình bày vai trò của ngữ cảnh đối với quá trình sản sinh văn bản + quá trình lĩnh hội văn bản? HS trình bày Gv chốt lại c. Hiện thực được nói tới - Phân loại: + Hiện thực bên ngoài: các sự kiện, biến cố, các sự việc, hoạt động diễn ra trong thực tế đời sống + Hiện thực bên trong (tâm trạng) của nhân vật giao tiếp: vui, yêu, ghét, buồn . - Vai trò: làm nên thông tin miêu tả + thông tin bộc lộ 3. văn cảnh - Khái niệm: + Gồm tất cả các yêu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc đi sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó + Được xác định ở cả dạng nói và dạng viết, ở cả văn bản đơn thoại và đối thoại - Vai trò: vừa là cơ sở cho việc sử dụng vừa là cơ sở cho việc lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ. III. Vai trò của ngữ cảnh 1. Đối với quá trình sản sinh văn bản: là môi trường sản sinh ra lời nói, câu văn -> nó chi phối cả nội dung và hình thức của câu 2. Đối với quá trình lĩnh hội văn bản: là 4 Giáo án 11 – Cơ bản Đỗ Viết Cường GV: yêu cầu HS đọc bài tập và làm bài HS thực hiện cơ sở để dễ dàng giải mã các phát ngôn để hiểu được các thông tin miêu tả, thông tin bộc lộ => Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lới nói. IV. Luyện tập 1. bài tập 1 - Bối cảnh đất nước: thực dan Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, chỉ có lòng dân thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu tranh. - Bối cảnh câu văn: - Tin tức về kẻ thù đã có từ mười tháng rồi, nhưng chưa thây lệnh quan. - Trong khi chờ đợi, người nông dân cảm thấy chướng tai gai mắt trước những hành vi của kẻ thù. 2. Bài tập 2 - Hiện thực bên ngoài: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi. - Hiện thực bên trong: tâm trạng ngậm ngùi, chua xót của nhân vật trữ tình. 3. Bài tập 4 Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là cơ sở để xuất hiện những câu thơ trong bài: - Năm 1987: Chính quyền thực dân bắt các sĩ tử từ Hà Nội xuống thi tại các trường ở Nam Định. + Hai vợ chồng quan toàn quyền Đông Dương đến dự lễ xướng danh. 5. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại kiến thức cơ bản - Hoàn thành bài tập còn lại - Soạn bài: Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân 5 . khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 2. Biết nói và viết cho phù hợp với ngữ cảng. quan hệ với ngữ cảnh. B. Phương tiện thực hiện Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.

Ngày đăng: 30/10/2013, 22:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w