THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI

50 369 0
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU TIÊU THỤ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP NỘI 2.1. Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Haprosimex 2.1.1. Một số đặc điểm cơ bản về hoạt động nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty Haprosimex Hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại công ty Haprosimex có những đặc điểm sau: 2.1.1.1 Hàng hoá kinh doanh nhập khẩu Công ty nhập khẩu rất nhiều chủng loại sản phẩm hàng hoá nhưng chủ yếu là các mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu về cả số lượng lẫn chất lượng, bao gồm: + Một số loại lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng cao cấp. + Phương tiện vận tải, ôtô, xe máy, sắt thép, thiết bị phụ tùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất xây dựng các thiết bị, vật liệu dùng cho trang trí nội thất. + Phân bón dùng trong nông nghiệp. 2.1.1.2. Phương thức nhập khẩu hàng hoá Công ty sử dụng hai phương thức nhập khẩu hàng hoá là nhập khẩu trực tiếp nhập khẩu uỷ thác (hai phương thức này sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau) 2.1.1.3. Các hình thức thanh toán quốc tế được áp dụng tại công ty Công ty sử dụng ba phương thức thanh toán cho nhà cung cấp trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá, đó là thanh toán bằng thư tín dụng điện chuyển tiền trong đó phương thức thanh toán bằng thư tín dụng được sử dụng chủ yếu hơn. * Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C): Thư tín dụng là một cam kết thanh toán từ ngân hàng của bên nhập khẩu hàng hoá (bên mua) cho bên xuất khẩu hàng hoá (bên bán), đảm bảo khả năng thanh toán của bên nhập khẩu để tạo niềm tin cho bên xuất khẩu giao hàng, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi cho bên nhập khẩu. Trình tự thực hiện thư tín dụng như sau: 1. Sau khi ký kết hợp đồng thương mại, người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng. 2. Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng sẽ mở một L/C thông qua ngân hàng thông báo ở nước xuất khẩu để báo cho người xuất khẩu biết. Nếu người thụ hưởng chấp nhận hoặc yêu cầu sửa chữa thì báo cho ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo sẽ báo cho ngân hàng phát hành để phát hành hoặc chỉnh sửa. 3. Khi nhận được bản gốc thư tín dụng ngân hàng thông báo sẽ chuyển ngay cho người xuất khẩu. 4. Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng. 5. Sau khi giao hàng người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình đến ngân hàng thông báo để gửi đến ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán tiền. 6. Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với yêu cầu của L/C thì trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp ngân hàng sẽ từ chối thanh toán trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu. 7. Sau khi thanh toán tiền cho người xuât khẩu, ngân hàng phát hành yêu cầu người nhập khẩu thanh toán tiền chuyển chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền. 8. Người nhập khẩu kiểm tra L/C nếu thấy phù hợp thì trả tiền nhận chứng từ để đi nhận hàng. Thanh toán bằng thư tín dụng công ty sẽ mất thêm một khoản tiền mở L/C nhưng mọi vấn đề liên quan đến thanh toán sẽ do ngân hàng chịu trách nhiệm, do vậy sẽ hạn chế được rủi ro tài chính. * Thanh toán bằng điện chuyển tiền (T/T – Telegraphic transfer) Ký kết hợp đồng nhập khẩuXin giấy phép nhập khẩu Mở L/C Làm thủ tục hải quan Giao nhận kiểm tra hàng NK Tiến hành vận chuyển hàng hoá Thanh toán tiền hàng Lập phương án kinh doanh Thanh toán bằng điện chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó người nhập khẩu hàng hoá yêu cầu ngân hàng của mình chuyển tiền cho nhà cung cấp ở một địa điểm nhất định (thường là ngân hàng của bên cung cấp). Khi hợp đồng ngoại thương được ký kết, công ty viết đơn yêu cầu chuyển tiền bằng điện chuyển tiền gửi ngân hàng của mình kèm uỷ nhiệm chi. Sau đó ngân hàng của công ty chuyển tiền cho ngân hàng của bên cung cấp gửi Giấy báo nợ, Giấy báo đã thanh toán cho công ty. Thời điểm chuyển tiền có thể trước khi nhận hàng, sau khi nhận hàng hoặc khi nhận được chứng từ về hàng hoá đã chuyển đi. Phương thức này thường áp dụng với các nhà cung cấp mà công ty đã giao dịch nhiều lần, hai bên có sự tin tưởng lẫn nhau. 2.1.2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp tại Haprosimex 2.1.2.1. Đặc điểm của phương thức nhập khẩu trực tiếp Nhập khẩu trực tiếp là phương thức nhập khẩucông ty nhập khẩu là người trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng với nhà cung cấp nước ngoài, tổ chức quá trình mua hàng hoá đồng thời tự cân đối tài chính cho thương vụ đã ký kết. 2.1.2.2. Trình tự thủ tục nhập khẩu trực tiếp Quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty Haprosimex được khái quát bằng sơ đồ sau: Sơ đồ2.1: Quy trình nhập khẩu hàng hoá tại công ty Haprosimex B1: Lập phương án kinh doanh Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, phòng kinh doanh sẽ xem xét, nghiên cứu đơn đặt hàng, đồng thời tính toán lên phương án giá cho các mặt hàng đó. Tiếp đó phòng kinh doanh sẽ nghiên cứu thị trường lựa chon nhà cung cấp thích hợp. B2: Ký kết hợp đồng nhập khẩu Các phương án kinh doanh sau khi được lập xong sẽ được trình lên Ban giám đốc để phê duyệt. Dựa vào đó, công ty sẽ thoả thuận với bên cung cấp về các điều khoản cần thiết trong hợp đồng. Sau khi được sự nhất trí của hai bên, hợp đồng nhập khẩu sẽ được ký kết trong đó nêu rõ các điều khoản về giá cả, só lượng, chất lượng, phương thức thanh toán… B3: Xin giấy phép nhập khẩu Sau khi hợp đồng nhập khẩu được ký kết, công ty phải xin giấy phép nhập khẩu tại Tổng cục hải quan (với những mặt hàng phi mậu dịch) hoặc tại Bộ thương mại (với máy móc thiết bị nhập khẩu bằng nguồn vốn ngân sách). B4: Mở L/C Đối với các hợp đồng nhập khẩu thanh toán bằng thư tín dụng thì công ty tiến hành làm các thủ tục mở L/C tại ngân hàng đã chọn (thường là ngân hàng công thương Việt Nam). Để mở L/C phòng kinh doanh phải lập một bộ hồ sơ trong đó gồm: + Đơn xin mở L/C theo mẫu của ngân hàng + Bản sao công chứng của hợp đồng nhập khẩu + Giấy phép nhập khẩu + Giấy uỷ quyền của Giám đốc + Uỷ nhiệm chi để thanh toán phí mở L/C Căn cứ vào nội dung xin mở thư tín dụng, nếu đáp ứng yêu cầu, ngân hàng sẽ lập thư tín dụng chuyển bản gốc của thư tín dụng cho nhà cung cấp nước ngoài. Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng. Hiện tại, do có quan hệ lâu năm với ngân hàng do đó công ty không cần ký quỹ với ngân hàng. B5: Làm thủ tục hải quan Hàng hoá khi đi qua cửa khẩu để xuất khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu là: Khai báo hải quan, xuất trình hàng hoá thực hiện các quy định hải quan. B6: Giao nhận kiểm tra hàng hoá nhập khẩu Các cơ quan giao thông phải kiểm tra niêm phong, kẹp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải. Nếu phát hiện có tổn thất thì phải mời công ty giám định lập Biên bản giám định dưới tàu. Công ty trực tiếp cung cấp các chứng từ cần thiết để nhận hàng hoá, đồng thời kiểm tra hàng hoá có đúng theo hợp đồng hay không. Nếu phát hiện hàng thừa, thiếu hoặc sai quy định, công ty sẽ gửi Fax cho bên bán để hai bên cùng thoả thuận giải quyết. B7: Tiến hành vận chuyển hàng hoá Thông thường công ty sẽ chuyển thẳng cho khách hàng để tránh chi phí lưu kho bãi. Trong một số trường hợp khác công ty sẽ chuyển hàng về nhập kho thanh toán phí vận chuyển cho đơn vị chuyên chở. B8: Thanh toán tiền hàng Công ty thường áp dụng hình thức thanh toán ngay bằng thư tín dụng. Với phương thức này, khi nhà cung cấp đã chuyển hàng, ngân hàng nhận được bộ chứng từ thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, công ty thanh toán tiền cho ngân hàng nhận bộ chứng từ để đi nhận hàng. Với các nhà cung cấp có mối quan hệ lâu năm, khi tình hình tài chính chưa cho phép, công ty có thể nợ tiền nhà cung cấp một khoảng thời gian nhất định sau thời điểm giao nhận xong hàng nhập khẩu. 2.1.2.3. Chứng từ sử dụng Bộ chứng từ của hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Haprosimex gồm: + Hợp đồng nhập khẩu (Sales contract) + Hoá đơn thương mại (Comercial invoice) + Vận đơn (Bill of lading) + Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of insuarance) + Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality) + Giấy chứng nhận khối lượng (Certificate of quantity) + Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of origin) + Phiếu đóng gói (Packing list) + Phiếu nhập kho các chứng từ có liên quan khác như Giấy báo nợ, Giấy báo có, Giấy đề nghị chuyển trả tiền hàng (Trong trường hợp mở L/C),… 2.1.2.4. Phương pháp tính giá hàng nhập kho Công ty Haprosimex chủ yếu nhập khẩu hàng hoá theo giá CIF, đó là giá giao nhận hàng tại nước mua đã bao gồm cả phí bảo hiểm. Công ty không đưa chi phí mua hàng vào tài khoản 1562 mà đưa vào tài khoản 641. Với hình thức nhập khẩu trực tiếp công ty áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá thực tế của hàng nhập khẩu được tính như sau: Giá thực tế Giá mua Thuế nhập khẩu hàng nhập khẩu hàng nhập khẩu phải nộp Trong đó thuế nhập khẩu phải nộp được tính bằng: Thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng nhập khẩu x Đơn giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế nhập khẩu 2.1.2.5. Trình tự hạch toán Công ty sử dụng tỷ giá thực tế để hạch toán, do đó phần chênh lệch được hạch toán vào tài khoản 515 nếu lãi tỷ giá tài khoản 635 nếu lỗ tỷ giá. Nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá theo phương thức nhập khẩu trực tiếp tại Haprosimex được hạch toán theo sơ đồ sau: TK 1122 TK 331 TK 156, 632, 157 = + (2) (1) TK 515 TK 515 TK 635 TK 635 TK 111, 112 TK 3333 (3a) (3b) TK 641, 642 TK 33312 TK 133 (5) (4) TK 1331 (1) Hàng về tới nơi quy định, nhập kho, bán thẳng hoặc gửi bán (2) Thanh toán tiền hàng cho người bán (3a) Thuế nhập khẩu đã nộp tại cửa khẩu (3b) Thuế nhập khẩu, thuế GTGT phải nộp tính vào hàng nhập khẩu (4) Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ (5) Chi phí thu mua, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản hàng hoá phát sinh trong quá trình nhập khẩu Sơ đồ 2.2: Trình tự hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá theo phương thức nhập khẩu trực tiếp tại công ty Haprosimex Sau đây là một ví dụ về quá trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá theo phương thức nhập khẩu trực tiếp tại công ty Haprosimex: Ngày 1/8 công ty sản xuấtxuất nhập khẩu tổng hợp Nội nhận được đơn đặt hàng của công ty xây dựng nhà đô thị Nội về 60.000 kg mặt hàng thép. Công ty đã tiến hành tham khảo giá trên thị trường chọn được nhà cung cấp phù hợpcông ty Steel Aritex Tary Company để nhập khẩu mặt hàng trên. Ngày 5/8 công ty Haprosimex đã ký hợp đồng số 4532 với công ty Steel Aritex Tary Company về việc nhập khẩu mặt hàng thép ATC với những thông tin sau: Số lượng: 60.000 kg Đơn giá: 0,54 USD/kg Tổng số tiền phải trả: 32.400 USD Hình thức thanh toán: bằng L/C Hàng được nhập về cảng Hải Phòng dự kiến vào ngày 23/8/2008 Căn cứ vào hợp đồng nhập khẩu này, ngày 7/8/2008 kế toán công ty Haprosimex đến ngân hàng công thương Việt Nam làm thủ tục xin mở L/C. Công ty không phải ký quỹ tại ngân hàng. Tỷ giá thực tế tại ngày 7/8/2008 là 16940 VND/USD. Phí mở L/C tại ngân hàng Công thương bằng 0,12 % tổng số tiền phải thanh toán cho nhà cung cấp: Phí mở L/C: 32.400 USD x 0,12 % x 16940 = 658.627,2 VNĐ Thuế GTGT của phí mở L/C: 10% x 658.627,2 = 65.862,72 VNĐ Phí mở L/C được công ty thanh toán cho ngân hàng Công thương theo uỷ nhiệm chi số 203. Sau đó công ty sẽ nhận được Giấy báo nợ từ ngân hàng. Căn cứ vào Giấy báo nợ này, kế toán tiến hành ghi sổ như sau: Phí mở L/C được hạch toán vào chi phí bán hàng: Nợ TK 6417: 658.627,2 VNĐ Nợ TK 1331: 65.862,72 VNĐ Có TK 1121 – VIB: 724.489,92 Ngày 15/8/2008, ngân hàng nhận được bộ chứng từ xuất khẩu của nhà cung cấp. Ngân hàng kiểm tra, thấy phù hợp với L/C nên tiến hành thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp. Tỷ giá ngày 15/8 là 16920 VNĐ/USD. Do vậy số tiền mà ngân hàng chuyển cho nhà cung cấp có giá trị là: 32.400 x 16920 = 548.208.000 VNĐ Sau khi thanh toán, ngân hàng gửi Giấy báo nợ cho công ty. Khi đó kế toán định khoản như sau: Nợ TK 331 – SATC: 548.208.000 VNĐ Có TK 1122 – VIB: 548.208.000 VNĐ Ngày 23/8/2008 nhận được thông báo hàng về đến cảng, công ty cử nhân viên phòng kinh doanh xuống cảng làm thủ tục hải quan, kiểm tra biên bản kiểm nhận thấy đúng với hợp đồng thì sẽ nhận hàng. Tỷ giá ngày 23/8/2008 là 16 950 VNĐ/USD Trị giá lô hàng thực tế ngày 23/8/2008 là: 32.400 x 16.950 = 549.180.000 VNĐ Thuế nhập khẩu (5%) phải nộp là: 549.180.000 x 5% = 27.459.000 VNĐ Thuế GTGT (10%) của hàng nhập khẩu phải nộp là: (549.180.000 + 27.459.000) x 10% = 57.663.900 VNĐ Kế toán định khoản nghiệp vụ nhận hàng như sau: Nợ TK 156 – TATC: 549.180.000 VNĐ Có TK 331 – SATC: 548.208.000 VNĐ Có TK 515: 972.000 VNĐ Thuế nhập khẩu phải nộp: Nợ TK 156 – TATC: 27.459.000 VNĐ Có TK 3333: 27.459.000 VNĐ Số thuế GTGT được khấu trừ: Nợ TK 1331: 57.663.900 VNĐ Có TK 33312: 57.663.900 VNĐ Ngày 27/8/2008, nhận được giấy thông báo thuế, công ty tiến hành nộp thuế xuất khẩu bằng tiền tiền gửi ngân hàng: Nợ TK 3333: 27.459.000 VNĐ Có TK 1121: 27.459.000 VNĐ 2.1.2.6. Trình tự ghi sổ * Hạch toán chi tiết: Tại kho: Hàng ngày, căn cứ vào Phiếu nhập kho, thủ kho vào thẻ kho của loại mặt hàng tương ứng. Cuối quý, thủ kho tiến hành cộng nhậpxuất – tồn tính ra số tồn kho cuối kỳ trên thẻ kho, rồi gửi về phòng kế toán công ty để kế toán đối chiếu số liệu. Tại phòng kế toán công ty: Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán mở Thẻ kế toán chi tiết hàng hoá (mở tương ứng với thẻ kho, phản ánh đồng thời cả số lượng tính thành tiền của hàng hoá nhập kho). Cuối quý, kế toán tiến hành đối chiếu thẻ kế toán chi tiết hàng hoá với thẻ kho. Đồng thời, từ thẻ kế toán chi tiết hàng hóa kế toán lập Bảng tổng hợp nhậpxuất – tồn hàng hoá để đối chiếu với sổ cái TK 156. * Hạch toán tổng hợp: Kế toán tập hợp các chứng từ gốc của nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của những chứng từ này, sau đó tiến hành nhập số liệu vào máy tính. Phần mềm kế toán ACS sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ Nhật ký chung, sổ cái các TK 156, 331, 112, 641, 3333, 33312 sổ chi tiết các TK 156, 331, 112. Quá trình ghi sổ nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá được mô tả bằng sơ đồ sau: [...]... trưởng hàng Thủ kho Phòng kế toán Thủ trưởng Kế toán bán Kýduyệt Tìm kiếm kết hợp đồng Lập hoá đơn GTGT kho giao hàng Ghi sổ Lập phiếu xuất Sơ đồ 2.5: Quá trình bán hàng nhập khẩu 2.2.3 Kế toán giá vốn hàng hoá nhập khẩu * Phương thức xác định giá vốn hàng hoá nhập khẩu - Đối với trường hợp bán buôn trọn bộ lô hàng: Giá mua của lô Giá vốn = hàng phải thanh hàng bán toán cho nhà + Thuế nhập khẩu. .. như phần nhập khẩu hàng hoá) Căn cứ vào các số liệu trên Phiếu xuất kho, kế toán tiến hành nhập số liệu vào phần mềm kế toán ACS phân hệ nghiệp vụ Kế toán bán hàng công nợ phải thu” tiếp đó vào phần “Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho”, phần mềm kế toán ACS sẽ tự động kết chuyển số liệu vừa nhập vào sổ Sổ chi tiết TK 6322 SỔ CHI TIẾT GIÁ VỐN HÀNG BÁN Tài khoản 6322 - Giá vốn hàng nhập khẩu Từ... từng loại hàng hoá) * Sổ sách kế toán: Kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung Sổ cái TK 632 Kế toán chi tiết: Sổ chi tiết TK 6322 Ví dụ: Ngày 8/9/2008, căn cứ vào hợp đồng số 57590 ngày 15/8/2008 đã ký kết với công ty xây dựng đô thị Nội, công ty xuất hàng chuyển cho công ty xây dựng đô thị Nội mặt hàng thép với: Số lượng: 60.000 kg Đơn giá: 11.200 VNĐ Công ty xây dựng đô thị Nội đã thanh toán ngay... 2.13: Sổ chi tiết phải thu khách hàng 2.2 Kế toán tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu 2.2.1 Các phương thức tiêu thụ thanh toán tại công ty Haprosimex Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để tạo ra thu nhập thì công ty Haprosimex đã đa dạng áp dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ Hiện tại hàng hoá nhập khẩu của công ty được tiêu thụ theo hai hình thức bán buôn bán lẻ - Hình thức bán buôn:... 156 – TATC: 576.639.000 Tại phòng kế toán: Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán mở Thẻ kế toán chi tiết hàng hoá (mở tương ứng với thẻ kho, phản ánh đồng thời cả số lượng tính thành tiền của hàng hoá xuất kho) Cuối quý, kế toán tiến hành đối chiếu thẻ kế toán chi tiết hàng hoá với thẻ kho Đồng thời, từ thẻ kế toán chi tiết hàng hóa kế toán lập Bảng tổng hợp nhậpxuất – tồn hàng hoá để đối chiếu với... khách hàng có nhu cầu thì sẽ làm hợp đồng thương mại đến ngày giao hẹn thì công ty sẽ xuất hàng cho khách hàng Khách hàng công ty sẽ thoả thuận hình thức vận chuyển bên chịu chi phí trong hợp đồng Đến ngày giao hàng, căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, kế toán bán hàng sẽ viết hoá đơn giá trị gia tăng cho khách hàng fax lệnh xuất hàng xuống kho Nếu thoả thuận theo hình thức giao hàng tại công ty, ... của công ty cổ phần may 10 Ngay sau đó, công ty Haprosimex đã liên lạc với nhà cung cấp nước ngoài gửi thông tin về mặt hàng này cho công ty cổ phần may 10 được sự đồng ý của công ty cổ phần may 10 Ngày 8/7/2008 công ty Haprosimex đã ký hợp đồng nhập khẩu uỷ thác với công ty cổ phần May 10 HỢP ĐỒNG UỶ THÁC NHẬP KHẨU Số 45/UTNK/2008 Hôm nay, ngày 8/7/2008 tại văn phòng công ty sản xuấtxuất nhập. .. nhu cầu nhập khẩu nhưng không có khả năng nhập khẩu trực tiếp (chẳng hạn như không có giấy phép nhập khẩu) , hoặc các công ty khác biết đến uy tín của công ty Haprosimex đề nghị được giao uỷ thác nhập khẩu Sau khi có sự thoả thuận của hai bên, Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu được ký kết giữa bên giao uỷ thác nhập khẩu bên nhận uỷ thác nhập khẩu (công ty Haprosimex), trong đó quy định quyền nghĩa... 6.580.710.000 Biểu số 2.4: Bảng tổng hợp NhậpXuất – Tồn hàng hoá SL … 35.000 … 195.000 Tồn cuối kỳ TT … 322.365.000 … 1.773.350.000 Căn cứ vào số liệu ghi trên hoá đơn, kế toán tiến hành nhập số liệu vào phần mềm kế toán ACS phân hệ nghiệp vụ Kế toán mua hàng và công nợ phải trả” tiếp đó vào phần “Hoá đơn mua hàng kiêm phiếu nhâp kho” Phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển số liệu vào Sổ chi tiết TK 156... TK 156 - TATC * Hạch toán tổng hợp: Khi nhận được hoá đơn thương mại từ nhà cung cấp, căn cứ vào số liệu ghi trên hoá đơn, kế toán tiến hành nhập số liệu vào phần mềm kế toán ACS phân hệ nghiệp vụ Kế toán mua hàng và công nợ phải trả” tiếp đó vào phần “Hoá đơn mua hàng kiêm phiếu nhâp kho” Phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển số liệu vào Sổ chi tiết TK 156 (chi tiết cho loại hàng hoá) STEEL ARITEX . THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI 2.1. Kế toán nhập khẩu. hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá theo phương thức nhập khẩu trực tiếp tại công ty Haprosimex: Ngày 1/8 công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà

Ngày đăng: 30/10/2013, 19:20

Hình ảnh liên quan

Bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồnSổ cái các TK 156, 131, - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI

Bảng t.

ổng hợp Nhập – xuất – tồnSổ cái các TK 156, 131, Xem tại trang 11 của tài liệu.
toán chi tiết vật liệu mặt hàng thép ATC. Cuối quý, kế toán lập bảng Nhập – Xuất – Tồn hàng hoá để đối chiếu với sổ cái TK 156. - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI

to.

án chi tiết vật liệu mặt hàng thép ATC. Cuối quý, kế toán lập bảng Nhập – Xuất – Tồn hàng hoá để đối chiếu với sổ cái TK 156 Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan