CÂU HỎI THI GIAO TIẾP ỨNG XỬ ĐIỀU DƯỠNG

12 761 2
CÂU HỎI THI GIAO TIẾP ỨNG XỬ ĐIỀU DƯỠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Câu 1: Tại khu khám bệnh, 1 Điều dưỡng đang cầm hồ sơ đi ký duyệt, trên đường đi ĐD này gặp 1 người đàn ông hỏi đường đến khoa nội trú để tìm người quen đang nằm viện. Vì quá vội ĐD này vừa đi vừa chỉ tay nói với người đàn ông hỏi đường rằng “ Ông đi theo hướng này rồi hỏi tiếp”. Nếu là bạn, bạn sẽ giải quyết tình huống này thế nào? Câu 2: Tại khoa nhi, Điều dưỡng viên đứng tại cửa buồng bệnh để phát thuốc viên cho bệnh nhi. Nhiều bà mẹ bế con đứng quanh cô ĐD, cô ĐD đọc tên từng cháu và phát thuốc cho mẹ các cháu. Một bà mẹ hỏi: Cho cháu uống thuốc này như thế nào? Cô ĐD nói “ sáng một nữa, chiều một nữa”. Nếu là bạn, bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Câu 3: Tại phòng tiếp đón khoa khám bệnh của bệnh viện, vào đầu giờ làm việc buổi sáng, có nhiều người chen lấn xếp hàng chờ phát số. Điều dưỡng Hoa đang phát số theo thứ tự y bạ mọi người đã xếp, có một bà mẹ bế con từ cuối hàng lên xin vào khám trước vì con chị đang bị sốt cao. Nếu là bạn, bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Câu 4: ĐD Hoa mang bơm tiêm có thuốc và kẹp bông gòn cồn, vào buồng bệnh để tiêm bắp cho một bệnh nhân. Chị chào hỏi bệnh nhân, nói tên thuốc tiêm, vừa tiêm vừa động viên giải thích cho bệnh nhân. Sau khi tiêm xong, chị chào bệnh nhân, rồi mang bơm tiêm về phòng để dung cụ và tháo kim tiêm cho vào hộp an toàn. Bạn hãy nhận xét tình huống trên? Câu 5: Khoa nội trú nhận được một lá đơn phản ánh của bệnh nhân về thái độ phục vụ của ĐD Hoa chưa tốt như : Hay la mắng, tính nết cọc cằn, ai cho tiền chị phục vụ tốt. Nếu là bạn, bạn giải quyết tình huống này thế nào? Câu 6: Có nhiều ý kiến cho rằng: “Đến bệnh viện trị bệnh phải có nhiều tiền thì mới được phục vụ tốt, còn không có tiền thì bị bỏ rơi hoặc là thiếu quan tâm”. Ý kiến trên có đúng không? Hảy giải thích và liên hệ bản thân? Câu 7: Tại khoa nội trú của BV: Cô Điều dưỡng cầm ống nghe và máy đo HA, mặc trang phục, đeo bảng tên, không đội nón và khẩu trang, bước vào phòng bệnh nói rằng “ Mọi người không biết nội quy BV hay sao mà đến 7g30 rồi thân nhân vẫn chưa chịu ra ngoài để BS khám bệnh, nói hoài mà không chịu nghe “ mọi người vội vàng bước ra ngoài. Cô ĐD tiến hành đo HA cho từng BN. Khi cô nhìn thấy một phụ nữ đang chăm sóc BN, liền nói: Chị này tôi nói có nghe không? Mọi người điều ra tai sao chị còn ở laị ? Thân nhân BN nói với giọng xin lỗi: dạ em biết nhưng má em mệt cần có người chăm sóc, mong cô thông cảm.Cô ĐD gắt gỏng: “ không cần đến chị đâu, bệnh nhân vào đây có người lo, khi nào tôi kêu chị mới được vào”. Bạn nhận xét tình huống trên thế nào? Nếu là bạn, bạn sẽ thực hiện giao tiếp với BN và thân nhân như thế nào theo tình huống trên? Câu 8: Tại buồng bệnh lúc 7g30 cô ĐD vào buồng bệnh và nói: “nè đồ đạc trên đầu giường, quần áo phơi trên cây giăng mùng, người nhà dọn dẹp dùm đi nha, đến giờ BS khám bệnh rồi”.Nói xong cô ĐD bỏ đi. Sau 5 phút cô quay lại với giọng nói bực mình: ” trời ơi, nói hoài sao không chụi nghe vậy”.Rồi đi đến giường giật phắc cái khăn, bộ quần áo đang phơi trên cây giăng mùng, rồi đến giường khác xếp ghế bố đẩy vào gầm giường, vẻ mặt hầm hầm và đi ra khỏi phòng. Bạn nhận xét tình huống trên và cho biết cách ứng xử của bạn về tình huống trên? Câu 9: Tại phòng bệnh: BS nói: Anh này không nên la hét ầm ĩ nữa, bệnh anh tôi cho thuốc rối, nằm im đi BN: Bác sỹ ơi tôi đau lắm, không thể xoay trở được. BS: vừa đi vừa nói: Tôi đã cho thuốc rồi, giờ anh ngủ đi mai tôi khám lại. Một giờ sau đó, cô ĐD đi thăm bệnh, thấy BN nằm rên, cô nhẹ nhàng hỏi: Anh đau ở đâu? BN: cô giúp tôi với, vết loét ở lưng sao mà đau quá Cô ĐD nhẹ nhàng nghiêng người bệnh nhân, thấy vết loét ở lưng thấm dịch ướt băng, có mùi hôi. Cô tiến hành rửa vết loét cho BN, dùng gối chêm lót để không bị đè cấn. Sau đó cô đi tìm người nhà để hướng dẫn cách xoay trở, vệ sinh, chăm sóc cho BN. Đêm đó BN ngủ rất ngon giấc, sáng hôm sau người nhà dúi tiền bồi dưỡng vào tay cô nhưng cô kiên quyết không nhận. Bạn hãy bình luận câu chuyện trên và liên hệ bản thân. Câu 10: Chị Lan mang thai có HIV (+), một buổi sáng chị đến khám thai định kỳ tại phòng khám trước khi sinh. Khi đến lược vào khám theo thức tự, Nữ hộ sinh nói với chị Lan: chờ để khám cho những thai phụ khác trước rồi khám cho chị sau cùng. Bạn giải thích tình huống này thế nào? Câu 11: Điều dưỡng Hoa được phân công chăm sóc cho BN giường số 1 và 2. Trong khi đang chuẩn bị chọc kim truyền dung dịch cho BN mình phụ trách, có một người nhà BN hốt hoảng chạy tới và nói:” chị ơi mẹ em ở buồng số 4 đang rất khó thở. Chị đến ngay giúp mẹ em với”. Nếu bạn là Điều dưỡng Hoa, bạn sẽ xử lý tình huống này thế nào? Câu 12: Tại khoa nội: buổi sánh BS vào xem hồ sơ BN giường số 15 nhập viện ngày hôm trước, nhưng các phiếu xét nghiệm chưa được thực hiện. BS hỏi điều dưỡng trực: Cô Lan sau sáng nay cô không lấy máu xét nghiệm cho BN giường số 15? ĐD Lan trả lời: sáng nay BN đã ăn rồi. BS: Tại sao hôm qua cô không dặn BN nhịn ăn để thử máu? ĐD Lan: Em nghỉ BS khám bệnh đã dặn rồi BS: Làm việc khoa học chứ đâu phải làm như cô nghỉ. Hồ sơ đã ghi rõ ràng tại cô không chịu đọc ĐD Lan có đọc nên sáng nay em mới đi lấy máu. Tại BS không dặn nên BN đã ăn sáng. BS: Lắc đầu không nói gì… Bạn suy nghỉ gì về câu chuyện trên. ĐD nên giao tiếp ứng xử như thế nào? Câu 13: Tại khoa khám bệnh lúc 16g không có nhiều bệnh nhân đến khám, cô ĐD đang ghi chép hồ sơ thì có 1 người phụ nữ bước đến nói rằng có người nhà bị liệt muốn xin làm thủ tục nhập viện. Cô ĐD hỏi bệnh nhân đâu? Đưa giấy tờ vào Người nhà trả lời đang ở ngoài xe Cô ĐD nói với người nhà là đi qua phòng số 3 lấy xe đẩy bệnh nhân vào đó khám luôn. Cô ĐD tiếp tục công việc của mình Bạn hãy nhận xét tình huống trên, nếu là bạn bạn sẽ giải quyết như thế nào? Câu 14: Tục ngữ có câu “ Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Bạn hãy nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trên, liên hệ bản thân trong công việc hàng ngày? Câu 15: Ở bệnh viện người ta thường chê trách về thái độ, tác phong đối xử với NB và gia đình họ hơn là nghe chê trách về tay nghề, kỹ thuật chuyên môn. Theo bạn chúng ta nên làm gì để tránh sự chê trách đó. Câu 16: Tại sao nói khi tiếp xúc với người bệnh nhân viên y tế phải tôn trọng người bệnh, niềm nở, phục vụ tận tình ? Bạn đã thực hiện việc này thế nào? Câu 17: Bạn đã vận dụng như thế nào việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh trong công việc hàng ngày? Câu 18: Để tạo mối thiện cảm giữa nhân viên và người nhà BN, bạn sẽ thể hiện cử chỉ, hành vi nào trong lần gặp đầu tiên. Câu 19: Tại phòng cấp cứu bệnh viện Nhi đồng, một người đàn bà trẻ với vẽ mặt hốt hoảng, lính quýnh ôm đứa trẻ chạy vội vào, sau người phụ nữ là một người đàn ông. Người phụ nữ bối rối đến nỗi làm ngã ghế và chồng sách trên bàn. Chị Điều dưỡng nhìn với vẽ mặt khó chụi và quát: “ Chị này, làm cái gì dữ vậy, làm rớt hết sổ sách của tôi rồi”. Người đàn ông có vẽ như là chồng người phụ nữ, giọng tức giận: “ Tại sao cô lại quát như vậy, con chúng tôi sốt làm kinh làm sao chúng tôi không lo lắng được, nếu có gì hư hại thì tôi thường cho cô “ Bạn hãy bình luận tình huống trên? Câu 20: Tại phòng sanh một bệnh viện C, phòng sanh không có ai, có một chị đang ngồi ăn cơm trong phòng bên cạnh. Thân nhân: Chị ơi, chị làm ơn qua xem giúp, vợ tôi đau bụng dữ quá, chắc là sắp sanh rồi. NHS: Cho BN lên giường nằm ăn xong tôi sẽ qua. TN : Chị thông cảm sang liền cho, bà đau lắm rồi. NHS: Cái ông này lạ chưa, từ sáng đến giờ liên tục 34 bà bầu đến sanh, tôi có được ăn miếng gì vào bụng đâu? Nếu tôi đói quá tôi cũng không giúp gì được. Bạn làm gì với tình huống trên ? Câu 21: Tình huống xãy ra tại phòng sanh dịch vụ ở một bệnh viện phụ sản. Một sản phụ đau bụng sanh yêu cầu được bác sĩ A đở đẻ và nằm phòng dịch vụ. Bác Sỹ A: (sau khi khám cho sản phụ xong), chị à khoảng một giờ nữa mới sanh, tôi có công việc phải đi sang khoa khác hội chẩn một tí, ở đây sẻ có các chị Nữ hộ sinh chăm sóc và theo dõi, chị cứ yên tâm. Bác sỹ vừa đi khỏi 30 phút, một chị Nữ hộ sinh lại khám cho sản phụ. NHS: Tôi khám lại cho chị nha Sản phụ: (tỏ vẽ hóng hách và trả lời): Bác sỹ vừa mới khám cho tôi xong và nói một giờ nữa mới sanh. Bác sỹ sẽ đỡ sanh cho tôi, cô khỏi bận tâm.Chị NHS không nói gì và quay ra bàn hồ sơ. Nhưng mọi chuyện xãy ra sớm hơn dự định, đầu em bé đã xuống và sắp sửa ra, Bác sỹ A đi hội chẩn chưa về. Sản phụ: Tôi nhất định phải chờ Bác sỹ A đỡ cho tôi. Lúc này NHS đã không can thiệp vào đỡ đẻ, mà nhờ một sinh viên mang găng tay vào xem sản phụ. Bạn hãy bình luận về tình huống trên. Câu 22: Tại một bệnh việnChiếc giường cứ nhảy cẩng lên mỗi khi gặp chướng ngại vật, hay thỉnh thoảng “rập “ xuống mỗi khi có vượt rảnh nước thoát ra từ các máy lạnh của phòng dịch vụ. Anh thanh niên đi theo sau không ngớt lo lắng: TN: Xin chị nhẹ tay dùm ba em… Người nữ Điều dưỡng mặc trang phục trắng tinh khôi vẫn không lộ rõ cảm xúc gì. Chiếc giường vẫn không thay đổi tốc độ và tiến thẳng như thách thức tất cả…Sau một thoáng bối rối, anh thanh niên móc từ túi áo ra cái gì đó…vội vã nhét vào túi áo người Điều dưỡng. TN: Xin chị giúp cho… Người Điều dưỡng thay đổi thái độ lên tiếng: “ Anh thông cảm cho, tại tụi tui hơi bận ” chiếc giường bệnh chợt khựng lại thật chậm và từ từ len lỏi vào khu cận lâm sàng. Bạn xử lý tình huống này ra sao, Nếu bạn nhận được thư phản ánh ? Câu 23: Chuyện xãy ra tại phòng cấp cứu một BV. Một BN được đưa vào phòng cấp cứu, mặt mũi, tóc tai rũ rượi, nôn thóc, nôn tháo. Người nhà đi kèm, rất lo lắng hỏi Bác sỹ sau khi NB được khám xong TN: Cả ngày nay cháu nó chưa ăn uống gì, em cho cháu uống trước thuốc cầm ói có sẳn này, rồi uống sữa được không Bác sỹ ? ĐD: Cô Điều dưỡng với nét mặt cau có, cao giọng. Bác sỹ chữa bệnh hay bà chữa bệnh? Còn vô đây phải tin tưởng ở đây chứ? Nói xong cô Điều dưỡng bỏ đi ra ngoài để lại một khoảng trống trong lòng thân nhân bệnh nhân. . Câu 24: Tại một bệnh viện thành phố, bệnh nhân A bị u đại tràng nghi K cần chụp X quang đường ruột cản quang để được chẩn đoán xác định. ĐD: Bệnh nhân A, đi đóng tiền nhanh lên để chụp X quang. BN: Tôi chưa có tiền, nhà lại ở tỉnh xa. ĐD: Vậy ở đây chúng tôi sẽ chuyển ông đi về tỉnh của ông để được giải quyết điều trị và được chế độ miển giảm của tỉnh. Bạn hãy bình luận tình huống trên ? Câu 25: Tại phòng cấp cứu một bệnh viện: BN: Bác sỹ ơi, Tôi đau quá ĐD: Hồ sơ chưa có sao vào đây nằm mà rên la? BN: Tôi đau quá nên chạy thẳng vào đây nhờ Bác sỹ khám gấp ĐD: Không được phải có hồ sơ BN: Tôi đi hết nổi rồi, đau lắm. ĐD: Đi nổi hay không cũng phải đi ra ngoài cho Bác sỹ khám và làm hồ sơ, tôi mới cho thuốc được Theo bạn, bạn giải quyết tình huống này như thế nào? Câu 26: Vào lúc 7g30 sáng tại cửa phòng giao ban BN: Cô ơi, làm ơn cho tôi gặp Bác sỹ N ĐD 1: Cô cau mặt, ông không thấy mọi người đang họp sao? BN: xin lỗi đã làm phiền cô Bệnh nhân gặp ĐD 2 đang ngoài buồng bệnh. Cô cho tôi xin gặp Bác sỹ N. ĐD 2: Bác sỹ N đi mổ rồi, vẽ mặt thông cảm, ông tìm Bác sỹ N có việc gì? BN: Chẳng dấu gì cô tôi bị sa ruột đã mổ nhưng sao bị lại nên đi khám, Bác sỹ có hẹn tôi hôm nay. ĐD 2: Chắc là ông ấy quên rồi, nên đã đi mổ, thôi ông về đi 8 giờ sáng mai vô đây chắc sẽ gặp được Bác sỹ. BN: Xin cám ơn cô. Bạn hãy bình luận tình huống trên. Câu 27: Trong bệnh viện có BS, ĐD, HL, nhân viên khác. Theo bạn đối tượng nào cần thực hiện tốt 12 điều y đức và quy tắc ứng xử do Bộ y tế quy định, hãy giải thích? Câu 28: Khi chăm cứu cho NB giường số 17 ĐD Lan nghe người bệnh phàm nàn về ĐD Hoa hôm qua chăm cứu BN đau quá và tháo kim còn để sót. BN khen ĐD Lan chăm không đau. Nếu bạn là ĐD Lan thì bạn xử lý thế nào? Câu 29: Tại phòng chụp X quang, BN đến nộp phiếu vào rổ và ngồi chờ gọi tên theo thứ tự. Bổng nhiên có một BN nam, tuổi trung niên đến đưa phiếu cho bạn, yêu cầu bạn làm ngay và nói là người quen của GĐ BV. Nếu là bạn, bạn xử lý tình huống này thế nào? CÂU 30 : Anh, chị hãy cho biết nội dung 8 chuẩn đạo đức của điều dưỡng viên ? (Ban hành kèm theo QĐ số 20QĐHĐD, ngày 10092012 của Chủ tịch Hội ĐDVN) Trả lời: 1. Bảo đảm an toàn cho người bệnh 2. Tôn trọng người bệnh và người nhà người bệnh 3. Thân thiện với người bệnh và người nhà người bệnh 4. Trung thực trong khi hành nghề 5. Duy trì và nâng cao năng lực hành nghề 6. Tự tôn nghề nghiệp 7. Đoàn kết với đồng nghiệp 8. Cam kết với công đồng và xã hội Câu 31: Trong 8 chuẩn đạo đức của điều dưỡng viên có nêu nội dung : “Thân thiện với người bệnh và người nhà người bệnh. Anh, chị hãy giải thích. Trả lời: Khi người điều dưỡng tiếp nhận bệnh phải có thái độ vui vẽ, cử chỉ và lời nói thân thiện với người bệnh để tạo sự gần gủi với người bệnh. Điều dưỡng phải giới thiệu tên và chào hỏi người bệnh, người nhà người bệnh một cách thân thiện Lắng nghe người bệnh và người nhà người bệnh, đáp lại bằng câu nói ân cần với cử chỉ lịch sự, khi chăm sóc phải kèm theo nụ cười thân thiện để giúp người bệnh giảm bớt nổi đau bệnh tật. Câu 32: Trong 8 chuẩn đạo đức của điều dưỡng viên có nêu nội dung : “Trung thực trong khi hành nghề”. Anh, chị hãy giải thích. Trả lời: Trung thực trong việc quản lý, sử dụng thuốc và vật tư tiêu hao cho người bệnh. Trung thực trong viện thực hiện các hoạt động chuyên môn chăm sóc người bệnh và thực hiện các chỉ định điều trị. Trung thực trong việc ghi các thông tin trong hồ sơ bệnh án của người bệnh. Câu 33: Khi có thân nhân người bệnh cầu được xem bệnh án để biết tình trạng bệnh của người nhà họ bạn xử trí thế nào? Câu 34: Bạn đang làm việc tại một khoa, bạn thấy rất hợp về chuyên môn và tình cảm, do yêu cầu công tác Bệnh viện điều bạn đi một khoa khác. Bạn phản ứng ra sau? Câu 35: Tại khoa khám bệnh có nhiều bệnh nhân ngồi đợi đến lượt khám.Có một bệnh nhân không nặng lắm nhưng cứ yêu cầu được khám bệnh trước, bạn xử trí thế nào? Câu 36: Trong khi cho bệnh nhân uống thuốc bạn phát hiện đã có sự nhầm lẫn thuốc từ người này qua người khác. Theo bạn thuốc nhầm lẫn đó không nghiêm trọng, bạn cần xử lý thế nào? Câu 37: Bạn hãy cho biết những đức tính cần thiết của một điều dưỡng? Trả lời: Có ý thức tổ chức kỷ luật.Thương yêu người bệnh, không phân biệt đối xử. Siêng năng cần mẫn, tận tụy trong công việc. Có tinh thần trách nhiệm. Có tính tự giác cao. Đoàn kết, tương trợ đồng nghiệp. Khiêm tốn hòa nhã và vui vẽ với mọi người. Câu 38: Bạn hãy cho biết chăm sóc người bệnh toàn diện là gì? Trả lời: Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo dõi, chăm sóc, điều trị của bác sĩ và điều dưỡng, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần,tình cảm, tâm lý xã hội và văn hóa của họ trong thời gian họ nằm điều trị tại bệnh viện .Người bệnh được xem là trung tâm của việc chăm sóc. Để đáp ứng những nhu cầu trên cho người bệnh gọi là chăm sóc toàn diện. Câu 39: Bạn hãy cho biết 3 chức năng chính của người điều dưỡng? Trả lời: Người Điều dưỡng trong chăm sóc Bn toàn diện ( lấy Bn làm trung tâm) được thể hiện ba chức năng chính: Chức năng độc lập (chủ động): Tự có trách nhiệm chăm sóc người bệnh Chức năng Phối hợp (hợp tác): Cộng tác, phụ giúp với thầy thuốc, KTV trong thực hiện các kỹ thuật y học, phản ánh các diễn biến của bệnh nhân cho thầy thuốc Chức năng phụ thuộc (thụ động): Thực hiện y lệnh điều trị Câu 40: Bạn hãy phân biệt thế nào là khử khuẩn, tiệt khuẩn? Trả lời: Khử khuẩn là pp tiêu diệt phần lớn vi sinh vật trên đồ vật hoặc cơ thể tới mức không nguy hiểm tới sức khỏe, quá trình khử khuẩn không diệt được hết hoàn toàn bào tử của vi khuẩn, khử khuẩn ở mức độ cao có thể diết được bào tử ở một số đồ vật Tiệt khuẩn là dùng nhiệt hoặc hóa chất tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật kể cả bào tử trên đồ vật Câu 41:Bạn hãy cho biết Điều dưỡng rữa tay khi nào? Trả lời: 5 thời điểm nhân viên y tế cần rửa tay: 1. Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân. 2.Trước khi làm thủ thuật vô trùng. 3. Sau khi phơi nhiễm với dịch tiết của bệnh nhân 4. Sau khi tếp xúc với bệnh nhân 5. Sau khi tiếp xúc với các vật dụng xung quanh bệnh nhân Câu 42 : Bạn hãy trình bày 6 bước của quy trình rửa tay thường quy ? mỗi bước bao nhiêu lần ? thời gian bao nhiêu ? Trả lời: Bước 1: Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong của ngón tay Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia Bước 5: Dùng bàn tay xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.Rửa sạch tay với vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay. Mỗi bước 5 lần, thời gian 30 giây. Câu 43: Bệnh nhân cần được cấp cứu nhưng không đúng chuyên khoa của bạn. Bạn xử lý như thế nào? Câu 44: AC hãy nêu những việc phải làm của công chức, viên chức y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thông tư 072014TTBYT ngày 25022014 của BYT về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế Trả lời: Những việc phải làm: Lịch sự, hòa nhã, văn minh khi giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện thông tin; Bảo đảm thông tin trao đổi đúng với nội dung công việc mà cơ quan, tổ chức, công dân cần hướng dẫn, trả lời; Tuyên truyền, hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm nội quy đơn vị, quy trình, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ; Giữ gìn bí mật thông tin liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật cơ quan, bí mật cá nhân theo quy định của pháp luật. Câu 45: AC hãy nêu những việc phải làm đối với người đến khám bệnh của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thông tư 072014TTBYT ngày 25022014 của BYT về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế Trả lời: Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh: Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết; Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên theo quy định; Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo và giải thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh biết; Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng chi trả của người bệnh; Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú; Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ định. Câu 46: AC hãy nêu những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thông tư 072014TTBYT ngày 25022014 của BYT về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế Trả lời: Những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú: Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn và giải thích nội quy, qui định của bệnh viện và của khoa; Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết những nhu cầu cần thiết của người bệnh; giải thích kịp thời những đề nghị, thắc mắc của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh; Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc; Giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn; có mặt kịp thời khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu; Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải thông báo, giải thích trước cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị theo quy định. Phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi phải hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật. Câu 47: AC hãy nêu những việc phải làm và không được làm đối với đồng nghiệp của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thông tư 072014TTBYT ngày 25022014 của BYT về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế Trả lời: Ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp 1. Những việc phải làm: Trung thực, chân thành, đoàn kết, có tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau; Tự phê bình và phê bình khách quan, nghiêm túc, thẳng thắn, mang tính xây dựng; Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao; Phát hiện công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện không nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức và phản ánh đến cấp có thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó. 2. Những việc không được làm: Né tránh, đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng nghiệp; Bè phái, chia rẽ nội bộ, cục bộ địa phương.

Ngày đăng: 30/01/2021, 14:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan