THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ

37 314 0
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ. 2.1_ Đặc điểm nguyên vật liệu và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH Minh Trí. 2.1.1_Đặc điểm nguyên vật liệu.  Đặc điểm về chủng loại nguyên vật liệu. Như đã trình bày ở phần 1.1 công ty TNHH Minh Trí là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực hàng may mặc chủ yếu là may công nghiệp phục vụ cho việc xuất khẩu hàng may mặc. Các mặt hàng chính của công ty bao gồm các loại quần áo công sở, quần áo ngủ và quần áo thể thao…thực hiện theo yêu cầu của đơn đặt hàng của khách hàng. Do đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực hàng may mặc công nghiệp nên nguyên vật liệu của công ty là những loại nguyên vật liệu phục vụ cho lĩnh vực may mặc như vải, chỉ, kim hoặc là những loại giấy lót hay thùng các tông phục vụ cho đóng gói thành phẩm.  Đặc điểm về phân loại nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu của công ty là khá đa dạng bên cạnh những loại nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình may như các loại kim hay các loại chỉ thông dụng mà tùy theo từng đơn đặt hàng mà công ty sử dụng các loại nguyên vật liệu đặc biệt phù hợp theo yêu cầu của khách hàng ví dụ như tùy theo đơn đặt hàng mà sử dụng các loại vải hay các loại chỉ khác nhau. Danh mục nguyên vật liệu công ty sử dụng là rất nhiều tuy nhiên có thể phân ra thành các loại: Nguyên vật liệu chính: là các loại vải để may, tùy theo đơn đặt hàng mà dùng các loại khác nhau có thể kể ra một số loại như sau: loại vải 100% polyester, vải phin mộc, vải dệt kim hay vải TCHIBO, vải DRAP trắng vái Fabric hay vải KT mộc… Nguyên vật liệu phụ: kinh doanh trong lĩnh vực may mặc nên số lượng các loại nguyên vật liệu phụ sử dụng trong công ty là rất lớn, riêng mối loại lại có Sinh viên: Phùng Thu Thanh lớp: Kế toán 47C 11 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thể chia thành nhiều nhóm nhỏ. Nguyên vật liệu phụ thường xuyên sử dụng trong công ty có thể kể đến kim máy (có thể chia làm nhiều loại nhỏ như kim máy chần chun, kim máy chần, chần viền, kim máy bằng, kim máy thùa khuyết…)một loại nguyên vật liệu khác được dùng rất nhiều để tạo ra sản phẩm nhưng do giá trị nhỏ nên được đưa vào nguyên vật liệu phụ là chỉ may (bao gồm rất nhiều loại như chỉ tơ, chỉ polyester…), ngoài ra còn có các loại giấy chống ẩm, băng keo … và tùy theo từng đơn đặt hàng mà còn có các loại nguyên vật liệu phụ khác như các loại dây đai và dây rút cổ áo. Nhiên liệu: trong thành phần nguyên vật liệu của công ty còn có một số loại nhiên liệu như than dùng cho là và thêu, xăng dầu dùng cho vận chuyển… Bán thành phẩm: do tính chất quy trình công nghệ là các sản phẩm được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau do đó chính thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước lại trở thành nguyên vật liệu chính của giai đoạn sản xuất sau.  Đặc điểm về nguồn gốc nguyên vật liệu: Công ty kinh doanh theo hai hình thức kinh doanh xuất khẩu theo đơn đặt hàng( hàng FOB), và sản xuất gia công theo đơn đặt hàng, vì vậy nguyên vật liệu cũng theo hai hệ thống khác nhau. Đối với hàng FOB: công ty phải tự mua tất cả các loại nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Nguồn mua nguyên vật liệu có thể là trong nước hoặc mua từ nước ngoài tuy nhiên do sản xuất theo đơn hàng xuất khẩu nên công ty thường nhập khẩu nguyên vật liệu nhiều hơn, do nguyên vât liệu trong nước chưa đáp ứng được về chất lượng, mẫu mã hay quy cách cho sản phẩm của công ty. Đối với sản xuất gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài: nguyên vật liệu chủ yếu do bên khách hàng chuyển sang. Dựa theo hợp đồng đã ký kết khách hàng sẽ tiến hành chuyển sang các loại nguyên vật liệu phục vụ cho đơn hàng, công ty cũng có thể sẽ tiến hành thu mua một số nguyên liệu phụ. Sinh viên: Phùng Thu Thanh lớp: Kế toán 47C 22 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp  Đặc điểm về bảo quản và dự trữ nguyên vật liệu: Do đặc điểm là sản xuất theo đơn đặt hàng mà các loại nguyên vật liệu chính phụ được dùng khác nhau, hiếm khi các nguyên vật liệu chính giống nhau đối với các đơn đặt hàng ngay cả khi cùng một khách hàng nhưng mỗi lần đặt hàng quy cách và chất lượng sản phẩm cũng yêu cầu khác nhau nên các nguyên vật liệu dùng cũng có thể khác nhau. Do đó, chỉ khi có đơn đặt hàng doanh nghiệp mới thực hiện đặt mua nguyên vật liệu theo các định mức được tính trước bởi phòng kỹ thuật nên việc tồn kho nguyên vật liệu chỉ dùng chuyên cho đơn đặt hàng đã hoàn thành là hầu như không có, vì vậy chỉ có dự trữ theo đơn hàng. Các nguyên vật liệu tồn kho thường xuyên là các loại kim dùng cho các máy và các loại thùng, giấy chống ẩm hay giấy lót hay các nguyên vật liệu khác dùng cho các bộ phận quản lý. Cũng chính do điều này mà việc theo dõi nhập xuất nguyên vật liệu cho sản xuất là cực kỳ quan trọng sao cho đảm bảo đúng định mức đề ra Có thể thấy việc các nguyên vật liệu thay đổi theo đơn đặt hàng và việc tuân thủ nghiêm ngặt các định mức khiến cho công việc mua, nhập, xuất kho cho nguyên vật liệu cần được kiểm soát chặt chẽ đồng thời việc phụ trách mua hàng phải cực kỳ linh hoặt để tránh tình trạng bị động trước đơn đặt hàng của khách hàng. Bộ phận mua phải luôn cập nhập giá cũng như chất lượng các loại nguyên vật liệu. Do các nguyên vật liệu được mua theo định mức cũng như nguyên vật liệu được chuyển từ khách hàng sang do đó việc bảo quản các loại nguyên vật liệu là rất cần thiết để đảm báo được chất lượng giúp đảm bảo định mức đề ra và đảm bảo được chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Hiện nay công ty có hai kho chính tại Hà Nội là kho vải và kho nguyên vật liệu phụ để bảo quản nguyên vật liệu. 2.1.2_Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu: Từ những đặc điểm của nguyên vật liệu đã được trình bày ở phần trên nên nguyên vật liệu tại công ty yêu cầu phải được quản lý chặt chẽ về việc bảo quản hạch toán và xuất dùng sao cho đảm bảo được định mức đề ra, nguyên vật liệu Sinh viên: Phùng Thu Thanh lớp: Kế toán 47C 33 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đảm bảo được chất lượng phù hợp từ đó mới đảm bảo được tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm của đơn đặt hàng. Trên thực tế tại công ty quy trình kiểm soát nguyên vật liệu hiện nay khá chặt chẽ trong cả khâu mua và khâu xuất dùng nguyên vật liệu.  Quản lý khâu thu mua nguyên vật liệu: Việc mua nguyên vật liệu đầu vào do hai phòng đảm nhiệm bao gồm phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng quản lý đơn đặt hàng sẽ tiến hành.Việc thu mua nguyên vật liệu phải đảm bảo tìm được nhà cung cấp cho phù hợp về giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng. Dựa trên đơn đặt hàng, cũng như các chỉ dẫn do bên khách hàng chuyển sang, phòng quản lý đơn hàng sẽ tiến hành tìm nhà cung cấp cho phù hợp và đặt hàng với nhà cung cấp, khi đã đặt hàng khâu tiến hành thu mua sẽ do phòng kinh doanh đảm nhận, khi nguyên vật liệu được mua về thì phòng kế toán theo dõi và thực hiện thanh toán với nhà cung cấp, ngoài ra đối với những nhà cung cấp là công ty cung cấp quá trình theo dõi thanh toán còn có sự tham gia của phòng quản lý đơn hàng, toàn bộ quá trình mua hàng này phải được sự phê duyệt của giám đốc. Các nhà cung cấp của công ty chủ yếu là những nhà cung cấp quen do đó, chất lượng của sản phẩm và thời gian giao hàng thường được đảm bảo, phương thức thanh toán thường là thanh toán chậm.  Quản lý khâu bảo quản và xuất sử dụng: Khâu quản lý và xuất dùng nguyên vật liệu của công ty phải đảm bảo được bảo quản được số lượng và chất lượng nguyên vật liệu, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phải đảm bảo được định mức đề ra. Đối với việc kiểm soát nguyên vật liệu nhập xuất trong quá trình sử dụng trước đây có sự tham gia của hai phòng là phòng kế toán và kho. Tuy nhiên do hai nơi này vẫn chưa đủ năng lực quản lý nguyên vật liệu nên vào tháng 9 năm 2008 tại doanh nghiệp thành lập thêm phòng chuẩn bị sản xuất để kiểm soát nguyên vật liệu nhập xuất trong quá trình sử dụng. Do đó, hiện nay tại công ty có sự phối hợp của phòng kế toán, phòng chuẩn bị sản xuất và kho để kiểm soát nguyên vật liệu. Khi nguyên vật liệu mua về, người của Sinh viên: Phùng Thu Thanh lớp: Kế toán 47C 44 Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Thẻ kho Thẻ kế toán chi tiết vật liệu Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn Sổ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kho tiến hành kiểm tra rồi nhập kho, và quản lý lượng nhập xuất đồng thời phòng kế toán cũng theo dõi cả về giá trị nguyên vật liệu nhập xuất kho, phòng chuẩn bị cũng theo dõi toàn bộ quá trình thu mua và xuất dùng nguyên vật liệu sao cho đảm bảo định mức sản xuất do phòng kỹ thuật đề ra.  Hạch toán nguyên vật liệu: Hiện nay, tại kho và phòng chuẩn bị sản xuất sử dụng phần mềm quản lý kho dành cho hàng may mặc tên là SEWMAN – WAREHOUSE, còn trên phòng kế toán sử dụng phần mềm kế toán KTSYS – INFOBUS để hạch toán. Các công việc hạch toán và lên sổ sẽ do phần mềm tự động cập nhật, nhân viên kho và kế toán có nhiệm vụ cập nhật số liệu bước đầu vào máy cho chính xác. Do sự hỗ trợ của phần mềm nên để công việc hạch toán được cập nhật liên tục và đơn giản tại công ty áp dụng hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Có thể khái quát quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo sơ đồ 7 sau: Sơ đồ 7_ sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song. Ghi chú: Ghi chép hàng ngày. Ghi vào cuối quý hoặc cuối năm. Quan hệ đối ứng. Tại kho: thủ kho căn cứ vào nghiệp vụ nhập xuất nhập số liệu vào phiếu nhập xuất trên phần mềm để cập nhật lên sổ kho, sổ kho được mở riêng cho từng Sinh viên: Phùng Thu Thanh lớp: Kế toán 47C 55 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp loại nguyên vật liệu để theo dõi loại nguyên vật liệu đó trong suốt một năm, cuối kỳ thủ kho tiến hành in ra sổ kho và xin sự phê duyệt của cấp trên. Trên phòng kế toán: Kế toán cũng dựa trên chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu và hóa đơn để nhập dự liệu số lượng nguyên vật liệu nhập xuất và giá trị vào “phiếu nhập xuất trên phần mềm kế toán” để phần mềm tự động cập nhật lên “sổ chi tiết nguyên vật liệu”. Sổ chi tiết nguyên vật liệu được mở riêng cho từng loại nguyên vật liệu và theo dõi nguyên vật liệu trong suốt một năm tương ứng với thẻ kho. Cuối kỳ sẽ tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên sổ kế toán chi tiết vật liệu và thẻ kho tương ứng. Đồng thời số liệu trên sổ chi tiết nguyên vật liệu sẽ được tổng hợp vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu để có thể tiến hành đối chiếu với sổ cái nguyên vật liệu. Để có thể cập nhật liên tục số liệu và giá trị về nguyên vật liệu nên việc hạch toán nguyên vật liệu của công ty theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong chính sách của công ty có yêu cầu việc kiểm kê hàng tồn kho trong khoảng thời gian là 6 tháng tuy nhiên hiện nay tại công ty việc kiêm kê hàng tồn kho vẫn chưa thực hiện được đúng hạn như chính sách công ty đề ra, thực tế việc kiểm kê tại công ty thường chỉ mang tính hình thức do nhân viên kho tiến hành thường chỉ là về số lượng, do đó việc kiểm kê vẫn chưa đạt được hiệu quả như yêu cầu.  Tính giá nguyên vật liệu: Kế toán tiến hành tính giá nguyên vật liệu nhập kho và giá nguyên vật liệu xuất kho, việc tính giá nguyên vật liệu nhập kho giúp kế toán hạch toán chính xác giá trị tài sản nguyên vật liệu trong kho mà công ty nắm giữ, mặt khác sẽ tính được giá trị nguyên vật liệu xuất kho, việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho giúp công ty hạch toán đúng được giá trị nguyên vật liệu xuất kho, từ đó hạch toán chính xác được chi phí nguyên vật liệu.  Tính giá nguyên vật liệu mua về nhập kho: Sinh viên: Phùng Thu Thanh lớp: Kế toán 47C 66 Đơn giá nguyên vật liệu nhập kho= Giá trị nguyên vật liệu nhập kho Số lượng nguyên vật liệu nhập kho Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tại công ty kế toán sử dụng giá thực tế để tính giá nguyên vật liệu nhập kho. Do đó đối với nguyên thu mua trong nước thì giá nguyên vật liệu nhập kho là giá ghi trên hóa đơn không bao gồm thuế VAT với hóa đơn giá trị gia tăng là giá bao gồm thuế GTGT nếu doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ những doanh nghiệp không nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Công thức tính giá nguyên vật liệu nhập kho như sau: Trị giá nguyên vật liệu nhập kho Giá mua ghi trên hóa đơn Các khoản triết khấu thương mại và giảm giá hàng mua Còn đối với nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài thì giá nguyên vật liệu nhập kho còn bao gồm cả thuế nhập khẩu nếu có. Công thức tính như sau: Giá nguyên vật liệu nhập kho = Giá mua ghi trên hóa đơn + Thuế nhập khẩu ─ Các khoản triết khấu thương mại và giảm giá hàng mua Như vậy đơn giá nguyên vật liệu nhập kho: Từ các công thức trên có thể thấy kế toán không tiến hành tính chi phí vận chuyển vào giá trị nguyên vật liệu nhập kho. Hiện nay, thường nguyên vật liệu mua trong nước sẽ do bên khách hàng cung cấp chịu chi phí vận chuyển, tuy nhiên vẫn có nguyên vật liệu mua mà công ty vẫn chịu chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về nhập kho. Còn đối với nguyên vật liệu nhập khẩu thì công ty thường mua với giá FOB và công ty chịu chi phí vận chuyển nguyên vật liệu từ cảng về kho, tuy nhiên các chi phí vận chuyển này đều được tập hợp lại, cuối kỳ mới tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức doanh thu của đơn đặt hàng thực hiện được trong kỳ. Sinh viên: Phùng Thu Thanh lớp: Kế toán 47C = ─ 77 Đơn giá nguyên vật liệu trong kho sau mỗi lần nhập = Giá trị nguyên vật liệu trong kho + Giá trị nguyên vật liệu nhập kho Số lượng nguyên vật liệu trong khoSố lượng nguyên vật liệu nhập kho + Giá trị nguyên vật liệu xuất kho = Đơn giá nguyên vật liệu trong khoxSố lượng nguyên vật liệu xuất kho Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đối với nguyên vật liệu khách hàng cung cấp theo hợp đồng gia công: đối với các loại nguyên vật liệu này , kế toán sẽ không hạch toán nguyên vật liệu về giá mà chỉ theo dõi về số lượng nguyên vật liệu nhận được và nguyên vật liệu xuất dùng. Tuy nhiên, đối với nguyên vật liệu này, khách hàng chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển nguyên vật liệu tới cảng còn công ty chịu trách nhiệm vận chuyển nguyên vật liệu về nhập kho, thì toàn bộ chi phí vận chuyển này được hạch toán vào tài khoản 154_ chi phí xuất nhập khẩu và cuối kỳ cũng tiến hành phân bổ như chi phí vận chuyển ở trên.  Tính giá xuất kho nguyên vật liệu: Để tiến hành tính giá nguyên vật liệu xuất kho trước đây tại công ty sử dụng giá bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp này đơn giản trong công việc tính toán, nhưng nhược điểm của phương pháp tính giá này là công việc tính giá của công ty bị dồn vào cuối kỳ và giá không chính xác khi có nhiều biến động giá trên thị trường. Từ khi có sự trợ giúp của máy tính các công việc trở nên dễ dàng hơn, công ty chuyển tính giá nguyên vật xuất kho sang phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Phương pháp này đã giúp công ty phản ánh được đúng hơn giá trị thị trường của nguyên vật liệu khi có nhiều biến động về giá. Công thức tính giá nguyên vật liệu trong kho sau mỗi lần nhập như sau: Sinh viên: Phùng Thu Thanh lớp: Kế toán 47C 88 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ví dụ tính giá nguyên vật liệu xuất kho của chỉ AST 60/3 như sau: Tồn kho đầu ký là 380000 cuộn giá trị 9.841.555 đồng. và có các nghiệp vụ nhập kho như sau: Ngày 24/1 nhập kho 45 cuộn giá trị 1.262.385đ. Ngày 29/01 nhập kho 17 cuộn giá trị 476.901đ Ngày 26/03 nhập kho 46 cuộn giá trị là 1.290.438đ Ngày 16/04 nhập kho 120 cuộn giá trị 3.366.360đ. Ngày 18/04 nhập kho 21 cuộn giá trị 589.113đ. Ngày 26/05 nhập kho 185 cuộn giá trị 5.189.805đ. Ngày 04/06 tiến hành xuất kho 41 cuộn cho sản xuất đơn hàng Đơn giá xuất kho là: Giá trị nguyên vật liệu xuất kho = 27.047 x 41 = 1.108.927 đ. 2.2 _ Hạch toán thu mua và nhập kho nguyên vật liệu. 2.2.1_ Quy trình thu mua và nhập kho nguyên vật liệu. Như phần nguồn gốc đã trình bày nguyên vật liệu của công ty có thể do công ty tự mua hoặc do khách hàng chuyển sang, trong loại nguyên vật liệu tự mua thì cũng có thể là nguyên vật liệu thu mua trong nước hoặc cũng có thể là nguyên vật liệu mua nhập khẩu từ nước ngoài. Tùy từng nguồn gốc của nguyên vật liệu mà quy trình thu mua có những điểm khác nhau và sử dụng chứng từ có thể khác nhau.  Quy trình thu mua và nhập kho đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự tiến hành thu mua. Sinh viên: Phùng Thu Thanh lớp: Kế toán 47C 9.841.555 + 1.262.385 + 476.901+ 1.290.438 + 3.666.360 + 589.113 + 5.189.805 Đơn giá nguyên vật liệu xuất kho. = 380 + 45 + 17 + 46 + 120 + 21 + 185 = 27.047,00 đ 99 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Quy trình thu mua nguyên vật liệu loại này được bắt đầu ngay từ khi có đơn đặt hàng của khách hàng. Dựa vào bảng hướng dẫn sản phẩm, phòng đơn hàng tiến hành tìm nhà cung cấp cho phù hợp để chọn giá thích hợp, đồng thời phòng kỹ thuật tiến hành sản xuất thử để có thể biết được định mức sản xuất bao gồm định mức vật tư và định mức nhân công trực tiếp. “Mẫu bảng định mức vật tư” được trình bày trong biểu 1. Từ giá nguyên vật liệu, đơn giá nhân công và định mức sản xuất này, phòng kế toán tiến hành tính giá đơn hàng và phòng kinh doanh soạn thảo hợp đồng, khi sản phẩm thử được chấp nhận và hợp đồng được ký kết thì lúc này phòng đơn hàng tiến hành soạn thảo yêu cầu mua nguyên vật liệu gửi lên phòng kinh doanh và giám đốc tiến hành ký duyệt. “Mẫu phiếu đề nghị mua vật tư” được trình bày trong biểu 2. Khi được sự ký duyệt của giám đốc, phòng đơn hàng tiến hành đặt mua nguyên vật liệu với nhà cung cấp phù hợp trên cơ sở được tìm hiểu từ trước đó và phòng kinh doanh tiến hành thu mua nguyên vật liệu hoặc nguyên vật liệu sẽ do nhà cung cấp chuyển sang tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp. Số lượng đặt mua, quy cách nguyên vật liệu đặt mua cũng như chất lượng nguyên vật liệu đặt mua được dựa trên bảng định mức nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật tiến hành lập ra. Nguyên vật liệu của công ty có thể được đặt mua từ nhà cung cấp trong nước hoặc nhà cung cấp nước ngoài.  Đối với nguyên vật liệu được đặt mua từ trong nước: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu của công ty thường là những nhà cung cấp thường xuyên. Khi nhà cung cấp giao hàng cho công ty thì sẽ giao cho người phụ trách thu mua của công ty hóa đơn giá trị gia tăng, hoặc hóa đơn này cũng được gửi về phòng kế toán của công ty, từ đó phòng kế toán dựa trên hóa đơn và phiếu nhập kho do người của kho lập khi hàng về nhập kho để tiến hành hạch toán nghiệp vụ thu mua nguyên vật liệu. “Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng” do nhà cung cấp giao cho công ty được trình bày trong biểu 3 trang 30 ví dụ nghiệp vụ mua chỉ của công ty TNHH Đầu Tư TM và XNK Kim Long. Sinh viên: Phùng Thu Thanh lớp: Kế toán 47C 1010 [...]... toán 47C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Người lập sổ Phụ trách kho 22 Kế toán trưởng Giám đốc Trên phòng kế toán: Do nguyên vật liệu của công ty có hai nguồn là nguyên vật liệu công ty tự mua và nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp thì đối với loại nguyên vật liệu khách hàng cung cấp, kế toán không tiến hành theo dõi về mặt giá trị, do đó kế toán không tiến hành hạch toán đối với loại nguyên vật liệu. .. kho, sổ chi tiết nguyên vật liệu, nhật ký chung, sổ cái… Kế toán nguyên vật liệu Kiểm tra, ghi sổ và lưu trữ Sinh viên: Phùng Thu Thanh lớp: Kế toán 47C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 36 2.4_ Hạch toán vật liệu thừa thiếu sau kiểm kê: Do đặc điểm về nguyên vật liệu của công ty nên công việc kiểm kê thường khó thực hiện Tại công ty, hiện nay công việc kiểm kê chỉ mang tính hình thức, công ty chưa có quy... số liệu nhập, xuất nguyên phụ liệu trong kỳ sẽ được tổng hợp lại trên sổ tổng hợp nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu để tiến hành đối chiếu với số liệu trên sổ cái TK 152 trong quy trình hạch toán tổng hợp Quy trình hạch toán tổng hợp nghiệp vụ mua và nhập kho nguyên vật liệu: Song song với quy trình hạch toán chi tiết nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu, nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu được hạch toán. .. hành hạch toán đối với loại nguyên vật liệu này mà chỉ hạch toán đối với nguyên vật liệu do công ty tự mua về Đối với nguyên vật liệu do công ty tự thu mua thì chủ yếu do phòng quản lý đơn hàng phụ trách, kế toán sẽ theo dõi loại nguyên vật liệu này cùng trên phần mềm của kho chứ không hạch toán trên phần mềm kế toán Đối với nguyên vật liệu do công ty mua về, khi nhận được phiếu nhập kho do kho chuyển... cho kế toán tiến hành hạch toán nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất 2.3.2_ Hạch toán xuất nguyên vật liệu Sinh viên: Phùng Thu Thanh lớp: Kế toán 47C 32 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Quy trình hạch toán chi tiết xuất nguyên vật liệu được trình bày trong sơ đồ 1 trang 22 Quy trình hạch toán chi tiết của nghiệp vụ xuất kho cũng tương tự như quy trình hạch toán của nghiệp vụ nhập kho Tại kho:... quy trình xuất kho nguyên vật liệu qua bảng sau: Bảng 3 _ Quy trình xuất kho nguyên vật liệu Công đoạn 1 Người thực hiện Nơi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu 2 Phòng chuẩn bị sản xuất 3 Kho vải và nguyên phụ liệu 4 Công việc phải làm Phiếu đề nghị xuất kho nguyên vật liệu Xem xét và ký duyệt Chừng từ liên quan Phiếu đề nghị xuất kho nguyên vật liệu Phiếu đề nghị xuất kho nguyên vật liệu Phiếu xuất kho,... thực tế tại công ty, việc giám sát nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất do phòng chuẩn bị sản xuất tiến hành giám sát dựa trên định mức nguyên vật liệu được tính toán do phòng kỹ thuật ban hành Quy trình xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất bắt đầu từ yêu cầu xuất kho nguyên vật liệu của tổ sản xuất Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu tại tổ sản xuất sẽ làm phiếu yêu cầu xuất kho nguyên phụ liệu. .. 1.025,00 … 3.021,00 Kế toán trưởng Giám đốc Từ phiếu nhập kho trên mỗi loại phụ liệu sẽ được viết lên từng thẻ kho và sổ chi tiết nguyên vật liệu Biểu 10: trích mẫu sổ chi tiết nguyên vật liệu của công ty( loại chỉ AST 60/3) Sinh viên: Phùng Thu Thanh lớp: Kế toán 47C 25 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Biểu 11:trích mẫu sổ chi tiết thanh toán với người bán của công ty CÔNG TY TNHH MINH TRÍ Ngày tháng ghi... phiếu theo dõi chi tiết nguyên vật liệu, phiếu nhập kho, thẻ kho Kho vải và nguyên phụ liệu Kiểm nghiệm, nhập kho 5 Hóa đơn, phiếu vận chuyển, phiếu nhập kho, sổ chi tiết nguyên vật liệu Kế toán nguyên vật liệu Kiểm tra, ghi sổ và lưu trữ 2.3_ Hạch toán xuất vật liệu 2.3.1_ Quy trình xuất nguyên vật liệu Với đặc điểm như đã trình bày trong phần 1.2, việc mua nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất hoàn... kho nguyên vật liệu Công đoạn 1 Người thực hiện Phòng có nhu cầu sử dụng hoặc phòng đơn hàng 2 Giám đốc 3 Phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu 4 Công việc phải làm Phiếu đề nghị mua nguyên vật liệu Xem xét và ký duyệt Mua nguyên vật liệu, nhập kho Chừng từ liên quan Phiếu đề nghị mua nguyên vật liệu Phiếu đề nghị mua nguyên vật liệu Hóa đơn, phiếu vận chuyển hàng hóa Bảng mẫu, phiếu theo dõi chi tiết nguyên . đề thực tập tốt nghiệp THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ. 2.1_ Đặc điểm nguyên vật liệu và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu tại. tại công ty TNHH Minh Trí. 2.1.1_Đặc điểm nguyên vật liệu.  Đặc điểm về chủng loại nguyên vật liệu. Như đã trình bày ở phần 1.1 công ty TNHH Minh Trí

Ngày đăng: 30/10/2013, 17:20

Hình ảnh liên quan

Biểu 1:Trích mẫu bảng định mức vật tư cho mã hàng của công ty. - THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ

i.

ểu 1:Trích mẫu bảng định mức vật tư cho mã hàng của công ty Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình thức thanh toán: CK MST: 0100737679 - THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ

Hình th.

ức thanh toán: CK MST: 0100737679 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Tóm lại quy trình nhập kho nguyên vật liệu được trình bày trong bảng 2 sau: - THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ

m.

lại quy trình nhập kho nguyên vật liệu được trình bày trong bảng 2 sau: Xem tại trang 29 của tài liệu.
Do doanh nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ theo nhật ký chứng từ do đó trong quy trình hạch toán tổng hợp, khi có nghiệp vụ diễn ra kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung rồi từ nhật ký chung tiến hành hạch toán vào sổ cái - THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ

o.

doanh nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ theo nhật ký chứng từ do đó trong quy trình hạch toán tổng hợp, khi có nghiệp vụ diễn ra kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung rồi từ nhật ký chung tiến hành hạch toán vào sổ cái Xem tại trang 35 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan