PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

40 77 0
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1 Phân tích hoạt động Marketing của công ty 2.1.1 Đặc điểm hàng hoá dịch vụ của công ty Sự ra đời của nền kinh tế thị trường kéo theo đó là sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tế và từ đây diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các thành phần để tồn tại và phát triển. Trước tình hình đó công ty đã gặp phải không ít khó khăn khi thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, cũng như chính sách pháp luật thương mại luôn thay đổi, đặc biệt là sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút. Ngày nay yêu cầu lựa chọn hàng hoá, dịch vụ ngày càng cao hơn. Do đó để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng và thúc đẩy hơn nữa việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, tạo lập một chỗ đứng vững vàng trên thị trường thì đồi hỏi công ty phải xây dựng được mối quan hệ Marketing cho phù hợp trong kinh doanh trên cơ sở phát huy toàn bộ nội lực của công ty. Đứng trước những khó khăn như vậy công ty ngày càng phải đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh của mình. Ban đầu doanh nghiệp chỉ kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ là bán các loại dầu của hãng dầu ESSO, kinh doanh cho thuê kho, vận tải hàng hoá. Nay công ty đã mở rộng mặt hàng hơn như là cho thuê kho thì nhận làm đại lí bán sản phẩm cho họ luôn. Hay là dịch vụ vận tải hàng hoá thì mở rộng thêm các dịch vụ như là nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, đóng gói hàng hoá. Mặt hàng kinh doanh, dịch vụ của công ty có đặc điểm là phải quan hệ rộng, tiếp xúc nhiều với người nước ngoài, liên quan nhiều đến xuất nhập khẩu . Yêu cầu nhân viên công ty phải trình độ tiếng Anh tốt, sử dụng máy vi tính thành thạo, nắm vững nghiệp vụ xuất nhập khẩu. BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH MỘT SỐ HÀNG HOÁ DỊCH VỤ BÁN RA CỦA CÔNG TY Đơn vị : 1 000 000 đồng Hàng hoá dịch vụ Năm 2000 Năm 2001 Doanh thu Doanh thu - KD dịch vụ -KD vận tải -Doanh thu nhập uỷ thác -Doanh thu vận tải và giao nhận -KD dầu ESSO 2.055 286 6 594 11.720 1.669 266 3 1.789 11.756 Tổng cộng 14.661 15.483 2.1.2 Thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của công ty Thị trường là nhân tố quyết định đến các loại hàng hoá, dịch vụ mà công ty bán ra , nó quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng công ty ngày càng chú trọng hơn đến việc mở rộng thị trường nhằm nâng cao thị phần, tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty hoạt động trong một thị trường rộng lớn không thể phục vụ và đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng trong thị trường. Để hoạt động có hiệu quả, công ty đã nhận dạng những khách hàng hấp dẫn nhất mà công ty có thể đáp ứng một cách có hiệu quả và có lợi nhuận cao nhất. Công ty đã phân đoạn thị trường ra những đoạn thị trường mục tiêu và tập trung nỗ lực cao nhất cho thị trường mục tiêu. Thị trường trọng điểm của công ty là thị trường ở khu vực nội thành Hà Nội, các đối tác làm ăn từ lâu rồi. Ngoài ra còn ở một số quận huyện ngoại thành như : Huyện Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm. Trên cơ sở số liệu thu được công ty đã tiến hành phân đoạn thị trường trọng điểm thành các đoạn thị trường nhỏ khác nhau. Để từ đó đưa ra các chính sách về sản phẩm, giá cả, khuyếch trương cho phù hợp. Đối với các khách hàng giao dịch thường xuyên thì công ty đã có các chính sách giảm giá và chiết khấu thích hợp nhằm khuyến khích các bạn hàng làm ăn lâu dài. Bên cạnh đó công ty cũng bố trí các lực lượng bán hàng gồm cả người lẫn phương tiện vận chuyển để có thể đáp ứng cung cấp cho khách hàng mọi lúc mọi nơi. 2.1.3 Giá cả, phương pháp định giá và mức giá hiện tại của một số mặt hàng của công ty Đối với công ty Kho vận và dịch vụ thương mại thì chính sách giá cả mà công ty đang áp dụng là định giá theo chi phí bỏ ra cộng với lợi nhuận dự kiến được mô tả qua công thức sau : Giá bán = Giá mua + Tổng các chi phí + Lợi nhuận dự kiến Nhưng trong khoảng thời gian gần đây thì kỹ thuật định giá của công ty được định giá một cách linh hoạt hơn, công ty định giá dựa trên nhiều căn cứ. Các cắn cứ định giá giúp công ty tiến hành định giá bao gồm : - Định giá căn cứ theo tình hình thị trường : Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một tất yếu cung và cầu thị trường sẽ quyết định giá cả hàng hoá, dịch vụ. Công ty cũng tuân theo quy luật thị trường, công ty quản lí và kiểm soát giá cả dựa trên nhu cầu thị trường. Công ty có thể định giá tăng khi nhu cầu trên thị trường tăng. Ví dụ như dịp giáp tết hàng hóa trên thị trường vận chuyển tăng công ty có thể nâng giá dịch vụ mà công ty cung cấp. - Định giá có sự phân biệt : Công ty thay đổi giá căn bản, đối với những khách hàng tiềm năng lớn có quan hệ làm ăn lâu dài. Công ty giảm giá bán, chiết khấu phần trăm, cho trả chậm. Mục tiêu, chính sách của công ty là giữ vững thị phần đã có và tiếp tục mở rộng tìm kiếm các đối tác làm ăn lâu dài, ổn định. GIÁ BÁN THỰC TẾ CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY ĐV : Đồng Hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Giá bán ESSO 4T POWER 0,7 ESSO 4T POWER 0,8 ESSO 4T POWER 1 ESSO 4T MORTORCYCLE OIL 0,7 ESSO 4T MORTORCYCLE OIL0,8 ESSO 4T MORTORCYCLE OIL 1 ESSO 2T MORTORCYCLE OIL 1 Lít Lít Lít Lít Lít Lít Lít 23.000 24.000 25.500 21.000 22.000 23.500 23.000 2.1.4 Hệ thống phân phối sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của công ty Qua khảo sát thực tế, quá trình phân phối sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của công ty Kho vận và dịch vụ thương mại gồm các yếu tố sau : - Nhà cung cấp ( nhà cung cấp dịch vụ, nhà nhập khẩu, nhà sản xuất ). - Nhà trung gian ( Đại lí, các cửa hàng bán lẻ ). - Kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển. - Dịch vụ mua bán, thông tin thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân phối sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Công ty đã tiến hành thành lập thiết kế các kênh phân phối. Việc xác định các kênh phân phối có ý nghĩa rất quan trọng. Một kênh phân phối hợp lí sẽ giúp cho công ty tiết kiệm rất nhiều chi phí giá trị kênh, vận động hàng hoá thông suốt và liên tục, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường. Cho đến nay công ty đã sử dụng các loại kênh phân phối được mô tả theo sơ đồ sau : Kênh 1 Kênh2 Công ty đã sử dụng 2 loại kênh phân phối. Trong 2 loại kênh phân phối kênh thứ nhất là kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối thứ 2 là kênh gián tiếp mà trung gian là các cửa hàng bán lẻ. Kênh phân phối càng dài qua nhiều khâu trung gian thì phát sinh chi phí càng lớn làm cho giá bán hàng hoá, dịch vụ của công ty tăng lên. Như vậy chọn kênh phân phối hợp lí sẽ làm giảm tối thiểu chi phí kinh doanh luôn là nhiệm vụ quan trọng đối với các cán bộ, nhân viên phòng kinh doanh của công ty. Tuy nhiên việc lựa chọn kênh phân phối còn phụ thuộc vào doanh số hàng hoá, lợi nhuận mà công ty thu lại. Marketing - Mix ( Marrketing hỗn hợp ) là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của Marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nếu sự sắp xếp, phối hợp này tốt thì sự làm ăn của doanh nghiệp sẽ thành đạt và phát triển. Trong quá trình kinh doanh công ty đã nhận thức được vấn đề, bước đầu công ty đã có những sự thay đổi trong tổ chức các hoạt Công ty kho vận v dà ịch vụ thương mại KHÁCH HÀNG Cửa h ng bán là ẻ động giao tiếp, khuyếch trương. Công ty đã lựa chọn ba công cụ chủ yếu để thực hiện giao tiếp khuyếch trương : quảng cáo, chào bán trực tiếp, xúc tiến bán hàng. + Quảng cáo : công ty thực hiện quảng cáo trên báo chí, tại các cửa hàng, thông qua các cộng tác viên, bạn hàng của công ty. Thông qua các hoạt động quảng cáo đã thu hút được sự chú ý của nhiều khách hàng. Vì thế doanh thu của công ty đã tăng lên. + Chào bán trực tiếp : công ty cũng đã thu được một số kết quả tốt đẹp. Công ty đã thiết lập được một hệ thống cửa hàng bán dầu ESSO ở khắp mọi nơi trong thành phố Hà Nội và các vùng ven thành phố Hà Nội. + Xúc tiến bán hàng : công ty đã thực hiện chính sách giảm giá và chiết khấu. Ngoài ra công ty còn khuyến mại sản phẩm, quà tặng vào các ngày lễ lớn và có các dịch vụ đi kèm như là chở hàng đến tận nơi, bố trí nhân viên kĩ thuật đến tư vấn thêm Mặc dù những năm gần đây công ty đã chú trọng đến vấn đề Marketing song nội dung và hình thức còn đơn điệu nghèo nàn chưa phong phú nguyên nhân là do chi phí cho hoạt động này còn hạn hẹp, chưa có cán bộ chuyên sâu trong công tác này. Công việc này thường do cán bộ phòng kinh doanh đảm nhận. 2.1.5 Đối thủ cạnh tranh của công ty Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng rất quan trọng, hiểu rõ và nắm vững được đối thủ cạnh tranh về những thế mạnh, mặt hạn chế là rất quan trọng. Có vậy doanh nghiệp mới đề ra được các biện pháp, chính sách phù hợp với điều kiện thị trường, cũng như điều kiện của doanh nghiệp nhằm tăng thêm khả năng cạnh tranh, tăng thêm thị phần của mình trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh của công ty là các hãng dầu khác như là Castrol, Sell, PB . Đối thủ cạnh tranh của công ty có lợi thế là vào thị trường Việt Nam trước, có lợi thế về giá cả nhưng Esso lại có lợi thế về mặt chất lượng. Hình thức Marketing của các đối thủ cạnh tranh là quảng cáo, thiết lập hệ thống cửa hàng chào bán hàng trực tiếp, xúc tiến bán hàng bằng cách khuyến mại trong các dịp lễ lớn. 2.1.6 Đánh giá nhận xét tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của công ty Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá để thúc đẩy quá trình này công ty đã sử dụng hình thức Marketing không phân biệt. Do loại hình này tiết kiệm được chi phí, chi phí cho hoạt động này không tốn kém nhưng hiệu quả thu được lại không cao. Đối với công ty Kho vận và dịch vụ thương mại, em thấy hệ thống marketing chưa được chú trọng, chưa được quan tâm đúng mức, chi phí cho hoạt động này còn chưa cao, chưa có cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực thị trường, lĩnh vực Marketing. Hoạt động Marketing còn do phòng kinh doanh đảm nhiệm chưa có phòng Marketing riêng biệt. Công tác nghiên cứu thị trường để phát triển kinh doanh chưa được tiến hành một cách có hệ thống mà công ty chỉ quan tâm đến việc bám chắc thị trường trọng điểm để mở rộng quy mô kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi công ty phải năng động hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường, công tác Marketing. 2.2 Phân tích tình hình lao động, tiền lương 2.2.1 Cơ cấu lao động của công ty BẢNG TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM LAO ĐỘNG QUA MỘT SỐ NĂM CHỈ TIÊU NĂM 1999 NĂM 2000 NĂM 2001 Tổng số lao động - Số lao động tăng trong năm - Số lao động giảm trong năm Trong đó : + Hưu trí + Thôi việc + Chuyển công tác - Số lao động tại thời điểm 31/12 1542 12 6 3 1 2 1548 1548 14 25 12 4 9 1537 1537 10 7 2 1 4 1540 BẢNG PHÂN LOẠI CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY ( Tại thời điểm 31/12) ST T Cơ cấu lao động Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch STĐ % STĐ % STĐ % 1. Theo giới tính - Nam - Nữ 978 570 63,2 36,8 975 562 63,4 36,6 -3 -8 2. Theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Đại học - Trung cấp - Sơ cấp - Công nhân 113 62 21 1341 7,3 4 1,4 87,3 118 69 21 1332 7,7 4,5 1,4 86,4 5 7 0 -11 2.2.2 Phương pháp xác định mức thời gian lao độngdoanh nghiệp thương mại trực thuộc Bộ thương mại, nên chế độ làm việc của công ty cũng tuân theo chế độ qui định chung. Hiện nay công ty áp dụng chế độ làm việc 40 giờ trong một tuần, ca làm việc của các cán bộ nhân viên phòng ban là 8 giờ/ngày và 22 ngày/ tháng. Thời gian làm việc trong ngày : - Buổi sáng từ 7h30' đến 11h30' - Buổi chiều từ 13h đến 16h30' Riêng các xí nghiệp, cửa hàng trực thuộc công ty do trực tiếp tham gia vào sản xuất, kinh doanh thì phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng được chu đáo tại các xí nghiệp, cửa hàng còn tổ chức làm việc ngoài giờ, làm ca đêm. Để khuyến khích cán bộ, nhân viên tham gia tích cực. Công ty đã có nhiều quy chế như phụ cấp bồi dưỡng thoả đáng. Tuy nhiên việc sử dụng thời gian lao động của công ty còn chưa được tốt, thời gian được sử dụng hiệu quả chưa nhiều. Việc sử dụng thời gian chưa hiệu quả còn xảy ra nhiều nhất là các đơn vị trực thuộc. Hiện tượng bỏ giờ làm việc trong giờ hành chính để làm việc riêng còn nhiều. Trong những năm gần đây công ty đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm bớt thời gian làm việc chưa hiệu quả. Nâng cao thời gian làm việc hiệu quả, chấn chỉnh hiện tượng bỏ giờ, làm việc riêng trong giờ hành chính, bố trí lại lao động hợp lí nhằm giảm bớt thời gian lao động nhàn rỗi, lãng phí thời gian làm việc để nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn công ty. 2.2.3 Tuyển dụng và đào tạo lao động Ngày nay chính người lao động quyết định sự thành bại hay phát triển của các công ty bởi họ là những người nghiên cứu, chế tạo, quản lí sản phẩm hàng hoá dịch vụ với chất lượng cao và cũng chính người lao động có vai trò khác là lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ. Do vậy việc tuyển dụng và đào tạo lao động đã trở thành nhiệm vụ chiến lược của công ty. Tuyển dụng là quá trình thu hút, lựa chọn và quyết định nhận một cá nhân nào đó vào một vị trí. Đối với công ty kinh doanh Kho vận và dịch vụ thương mại trên cơ sở những nhu cầu cần thiết về nhân lực. Công ty tiến hành tuyển dụng lao động. Việc tuyển dụng lao động của công ty luôn đòi hỏi những người tham gia những vấn đề sau : + Có trình độ chuyên môn cần thiết, thích hợp với vị trí cần tuyển để có thể làm việc có chất lượng cao. + Có kỷ luật đạo đức tốt và biết gắn bó với công ty. + Có sức khoẻ và có khả năng làm việc lâu dài. + Có đạo đức, phẩm chất cá nhân tốt. Số lao động mà công ty tuyển dụng thêm như sau : [...]... bán sản phẩm nâng cao hơn nữa kết quả kinh doanh của công ty Để tiến hành hoạt động kinh doanh công ty phải đưa vào sử dụng các nguồn lực khác nhau : nhân công, dịch vụ mua ngoài, thiết bị công cụ, mặt bằng Biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực đã được sử dụng trong sản xuất kinh doanh trong kì được hiểu là chi phí sản xuất kinh doanh Là công ty thương mại, địa bàn hoạt động rộng, mặt hàng kinh doanh. .. của sản xuất kinh doanh toàn công ty Khi xác định quỹ lương kế hoạch cho toàn công ty và tính toán các chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch sản xuất kinh doanh phải thực hiện trên cơ sở căn cứ vào thông báo sau Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của bộ lao động và thương binh xã hội hướng dẫn lao động kế hoạch được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp toàn công ty và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. .. sổ sách từ sổ sách kế toán và trình bày vào các biểu mẫu báo cáo tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Nhờ có các báo cáo tài chính, có thể tiến hành phân tích, đánh giá một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của đơn vị, từ đó có thể đề ra phương hướng, biện pháp thiết thực để cải thiện... khoán sản phẩm luỹ tiến áp dụng cho bộ phận bán dầu ESSO : L = Đg * Q0 + Đg * K * ( Q! + Q0 ) Q0 : Mức khởi điểm tính lương theo đơn giá Đg Q1 : Sản lượng thực tế K : Hệ số tăng đơn giá 2.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định là nguồn đóng góp quan trọng vào kết quả kinh doanh của công ty Tài sản cố định của công ty bao gồm : + Tài sản cố định hữu hình : là những tài sản mang... là điện, điện thoại , trong kinh doanh vận tải quốc tế làm việc trực tiếp với các đại lí nước ngoài chứ không qua các đại lí ở Việt nam như trước nữa 2.5.3 Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty 2.5.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản Năm 2000 tổng tài sản của công ty là 20797215472 d Năm 2001 tổng tài sản của công ty là 32435309914 đ Qua số liệu ta thấy : tổng số tài sản cuối năm tăng so với đầu... Giá trị hao mòn LK 18804 Tỷ trọng% 20576 Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá 0 0 0 0 33 33 - Giá trị hao mòn LK 33 33 4135 4658 Do thị trường kinh doanh có nhiều biến động phức tạp nên quá trình kinh doanh hàng hoá của công ty cũng có sự thay đổi đáng kể, để thích ứng với sự biến động này tài sản cố định của công ty cũng có sự thay đổi đáng kể Việc phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ sẽ làm cho nhà... tiền này của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền lương và phụ cấp có tính chất lương được nhà nước qui định mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên chức trong năm theo số lượng và chất lượng của họ Tổng quỹ lương hay còn gọi là quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho ngưòi lao động làm việc phục vụ cho quá trình sản xuấtkinh doanh của công... : + Cơ quan chủ quản (Bộ thương mại) + Cục thuế Hà Nội + Cục quản lý tài chính doanh nghiệp + Chi cục tài chính Hà Nội + Cục thống kê Hà Nội 2.5.2 Phân tích kết quả kinh doanh Ngày nay thị trường kinh doanh luôn biến động và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và đặc biệt là giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới Do tác động giá cả thị trườngvà nhiều chính sách của nhà nước Trong những năm đầu của... bán của công ty Phân bổ các loại chi phí của công ty : + Phân bổ chi phí quản lí doanh nghiệp Toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình quản lí ở các phòng ban trong công ty thì được tập hợp vào chi phí quản lí doanh nghiệp Việc phân bổ chi phí quản lí doanh nghiệp cho từng mặt hàng theo công thức sau : Doanh số mặt hàng i Chi phí QLDN cho mặt hàng i = Tổng doanh số bán + Phân bổ chi phí... 2001 hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty không có gì thay đổi mấy so với năm 2000 2.4 Phân tích chi phí và tính giá thành 2.4.1 Phân loại chi phí của công ty Để đáp ứng nhu cầu quản lí nói chung, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty nói riêng phù hợp với từng loại chi phí, công ty đã tiến hành phân loại chi phí kinh doanh theo những tiêu chí thích hợp vừa đáp ứng được yêu cầu quản lí vừa đáp ứng . PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1 Phân tích hoạt động Marketing của công ty 2.1.1 Đặc điểm. dụng trong sản xuất kinh doanh trong kì được hiểu là chi phí sản xuất kinh doanh. Là công ty thương mại, địa bàn hoạt động rộng, mặt hàng kinh doanh đa dạng.

Ngày đăng: 30/10/2013, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan