1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo dục truyền thống địa phương

24 763 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 8,12 MB

Nội dung

ĐỘI TN TP HỒ CHÍ MINH LĐ TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ TÀI LIỆU GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG XÃ TAM THÁI VÀ HUYỆN PHÚ NINH I/ DI TÍCH CHỨNG TÍCH KHÁNH THỌ: Di tích chứng tích Khánh Thọ hiện ở tại thôn Khánh Thọ - xã Tam Thái – huyện Phú Ninh – Tỉnh Quảng Nam. Từ Thành Phố Tam Kỳ, đi theo đường Trần Cao Vân và đường 616 về hướng Tiên Phước khoảng 7km đến chùa Trân Bửu ( gần chợ Khánh Thọ), rẻ phải cây Sợp khoảng 100m là khu di tích chứng tích Khánh Thọ. II/ SỰ KIỆN LỊCH SỬ LIÊN QUAN ĐẾN DI TÍCH: Năm 1954, sau khi hiệp định Giơ – ne – vơ được ký kết, đế quốc Mỹ liền thay Pháp xé bỏ hiệp định, mưu chiếm lâu dài miền Nam Việt Nam. Đi đôi với việc truất phế Bảo Đại, chúng dựng lên chính quyền bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm, Mỹ - Ngụy ra sức đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng đòi thi hành Hiệp định và sát hại, phục thù người kháng chiến nhằm tạo uy thế và điều kiện hình thành bộ máy chính quyền cơ sở của chúng. Năm 1955 chúng chiếm đình Khánh Thọ Đông và khu rừng chùa làng Khánh Thọ thuộc xã Tam Thái rộng hơn 5 ha để làm cơ quan hành chính, làm nhà giam và nơi tra tấn, sát hại người kháng chiến. Tại đây bọn Mỹ - Ngụy đã chiếm trường lớp 4 làm cơ quan hành chính, Dõ ngói Khánh Xuân làm nhà giam Khu Tây, đình làng Khánh Thọ làm nơi tra tấn diết người, rừng chùa Khánh Thọ làm nơi chôn xác tù chính trị ở Khu Tây. Bộ máy chính quyền Khu Tây được thành lập từ những tên tay sai có thành tích diệt Cộng, có nợ máu với cách mạng, đa số Đảng viên Quốc dân đảng khét tiếng gian ác và một số tên giết thuê tại địa phương. Để hỗ trợ cho bọn Khu Tây gây án, Đại đội Bảo an, một trung đội diệt chính, dân vệ canh phòng, tuần tra và phối hợp với mạng lưới công an, chỉ điểm các xã trên địa bàn liên tục tổ chức khủng bố ráo riết người kháng chiến. Hằng ngày tại văn phòng khu, những mệnh lệnh được tống đạt đi khắp nơi, lùng ráp, vây bắt những người tham gia kháng chiến và có quan hệ với kháng chiến theo danh sách được xác lập. Đó là những cán bộ, đảng viên những người tham gia ký đòi hiệp thương tổng tuyển cử, những quần chúng trung kiên, những gia đình có người thân đi tập kết, đi kháng chiến, tham gia giúp đở, đóng góp cho kháng chiến. Thủ đoạn của chúng là ban ngày đi lùng ráp, bắt giam, dùng các hình thức tra tấn hết sức dã man, ban đêm giết chôn, với các thủ đoạn trên, trong vòng 4 năm ( từ 1955 đến 1958 ) toàn bộ hệ thống hầm hào, giếng nước của khu rừng chùa Khánh Thọ và khuôn viên vườn đình rộng trên 5 ha đã bị kẻ thù lấp kín xác tù chính trị. Minh chứng cho tội ác tày trời này thể hiện qua một số sự kiện: Mùa hè năm 1960, khi san ủi mặt bằng khu vực trường Tam Kỳ II tại rừng chùa làng Khánh Thọ để đóng chi khu quân sự, viên đại úy Lộc – chi khu trưởng ác ôn đã cho lính nhặt 251 sọ người chất thành đống và rưới xăng đốt phi tang. Ngày 14/12/2001 khi đào móng làm nhà Văn Hóa thôn tại nền đình Khánh Thọ Đông, đã phát hiện trong một hố nhỏ có đến 31 bộ hài cốt. Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Liên Đội trường THCS Phan Tây Hồ: 2010 -2011 Ngày 10/7/2002, thực hiện chủ trương tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của huyện và tỉnh, xã Đội Tam Thái đã tìm thấy 23 bộ hài cốt tại cây Cốc Quỳ - giếng nước gần văn phòng trường Tam Kỳ II. Tháng 6 năm 2005, khi đào 2 móng trụ xây trường Tiểu học, đã bắt gặp tại mỗi hố trụ một hài cốt nằm trong hầm trú ẩn thời kháng chiến chống Pháp. Như vậy chưa tính đến số hài cốt đã được nhân dân địa phương chỉ cho thân nhân bốc dời, khu vực giếng lạng Bà Kép chưa khai quật, đã có trên 300 sinh mạng đồng chí, đồng bào yêu nước đã bị kẻ thù sát hại chôn tập trung ở một số khu vực chính trên địa bàn Chứng tích Khánh Thọ. Và đó cũng chưa phải là con số cuối cùng vì còn nhiều vị trí chưa được khảo sát, thăm dò, khai quật. Tội ác của Mỹ - Ngụy gây ra ở Khánh Thọ đến nay đã qua nữa thế kỷ, lại bị sự tàn phá khốc liệt và kéo dài của 21 năm đánh Mỹ, toàn bộ đình chùa, Dỏ xóm, trường học, hầm hào, giếng nước đều bị san bằng không còn dấu tích. Để đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt của nhân dân, tại Thôn Khánh Thọ đã xây dựng một trường Tiểu học, một nhà mẫu giáo, một nhà Văn hóa thôn khá khang trang. Chùa làng cũ được mở rộng và nâng cấp khá nguy nga và đổi tên thành chùa Trân Bữu, đặc biệt hơn cả, để tưởng nhớ đến các anh hùng, liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã hy sinh do địch sát hại tại Khánh Thọ, UBND thị xã Tam Kỳ đã xây dựng nhà bia tưởng niệm ( gọi là Di tích chứng tích Khánh Thọ ) vào năm 2000 với tổng kinh phí là 232.386.000 đồng. Di tích Chứng tích Khánh Thọ là minh chứng cho lòng kiên trung đấu tranh một mất, một còn với kẻ thù ở giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ của cán bộ và nhân dân địa phương vì một Việt Nam độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời cũng là bằng chứng tố cáo tội ác tày trời của kẻ thù xâm lược và bọn tay sai bán nước, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Liên Đội trường THCS Phan Tây Hồ: 2010 -2011 ĐỊA ĐẠO HÒA BÌNH ( TÊN GỌI KHÁC : ĐỊA ĐẠO GÒ NÔNG ) I/ ĐỊA ĐẠO HÒA BÌNH: Địa đạo Hòa Bình ( hay còn gọi là địa đạo Gò Nông ) hiện ở tại Gò Nông, xóm Khánh Bình, Thôn Hòa Bình, xã Tam Thái – Huyện Phú Ninh – Tỉnh Quảng Nam. Địa đạo Hòa Bình là căn cứ của lực lượng du kích và bộ đội chủ lực hoạt động tại xã Kỳ Nghĩa ( nay là xã Tam Thái ), huyện Bắc Tam Kỳ ( nay là huyện Phú Ninh ) để đánh địch từ năm 1965 đến khi kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng thị xã Tam Kỳ vào ngày 24 / 3 / 1975. II/ THỜI ĐIỂM LỊCH SỬ : Giữa năm 1965, đế quốc Mỹ trực tiếp đưa quân ồ ạt vào chiến trường miền Nam Việt Nam và tiến hành cuộc chiến tranh với tên gọi là “ Chiến tranh cục bộ” đây là thời cơ cho các tổ chức phản động của chính quyền ngụy có chổ dựa vững chắc để tiến hành các cuộc phản công lấn chiếm vùng giải phóng trên quy mô ác liệt và tàn bạo hơn. Để giữ vững thành quả cách mạng, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, hầu hết các xã trên địa bàn huyện Bắc Tam Kỳ đều tiến hành xây dựng các công trình địa đạo với quy mô lớn và vừa để che dấu cán bộ hoạt động, giúp bộ đội trú quân tập kết hay làm nơi dưỡng thương cho thương binh trong những trận càn quét đánh lớn. Trên địa bàn xã Kỳ Nghĩa có các địa đạo được xây dựng với quy mô lớn là địa đạo Phước Thượng ( Nay thuộc xã Tam Đại và địa đạo Gò Nông hay còn gọi là địa đạo Hòa Bình ). Địa đạo Hòa Bình được đào từ năm 1965 do nhân dân 3 thôn Khánh Thuận – Khánh Yên – Khánh Bình và một bộ phận nhân dân thôn Khánh Thịnh của xã Kỳ Nghĩa phối hợp cùng lực lượng bộ đội địa phương của huyện Đội Bắc Tam Kỳ thực hiện tại một khu đồi có diện tích 20 ha có tên là đồi Gò Nông. Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Liên Đội trường THCS Phan Tây Hồ: 2010 -2011 Hệ thống địa đạo dưới lòng đất được kết nối với nhau bằng hệ thống chiến hào chằng chịt trên mặt đất. Dọc theo hàng chục kilômét chiến hào bao quanh khu rừng, ở bất cứ nơi đâu cũng có thể gặp những ụ lô cốt chiến đấu. Từ trong lòng địa đạo, du kích xuất hiện, men theo các chiến hào, dựa vào các ụ chiến đấu để tấn công địch. Khi địch phát hiện phản công, quân ta lại theo đường hầm trong lòng đất theo dòng suối Cái rúi lên núi an toàn. Tháng 7 năm 1968, trung đoàn 31, sư đoàn 2, Quân khu V về ém quân tại địa đạo Hòa Bình để lên phương án đánh xe tăng địch từ tỉnh lỵ Quảng Tín đi càn quét vùng giải phóng theo hướng Rừng Xanh lên thôn Khánh Bình, xã Kỳ Nghĩa. Trận đánh diễn ra trong một ngày liền, quân ta bám địa đạo, các giao thông hào, các ụ súng tại hầm chiến đấu nả vào đội hình giặc. Kết quả : Ta tiêu diệt và bắn cháy tại chổ 9 xe tăng, 1 trung đội bộ binh. Địa đạo Hòa Bình từng là nơi hoạt động của các đơn vị trực thuộc trung đoàn 31, tiểu đoàn 72, tiểu đoàn 74 của Tỉnh Đội Quang Nam và là nơi trú ẩn của du kích xã Kỳ Nghĩa và Du kích xã Kỳ lý. Địch nhiều lần thực hiện việc phá hủy đường hầm và địa đạo lợi hại này nhưng không thành công. Qua 10 năm chiến đấu kiên cường ( 1965 – 1975 ), quân và dân xã Kỳ Nghĩa đã làm nên trang sử vẽ vang của địa phương trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai. Từ địa đạo Hòa Bình nhiều đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương đã tập kết, chuẩn bị tiến vào giải phóng thị xã Tam Kỳ, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ tại tỉnh Quảng Nam vào lúc 10 giờ 30 ngày 24 tháng 3 năm 1975. Địa đạo Hòa Bình là công trình trí tuệ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh của lòng dân huyện Bắc Tam Kỳ và nỗ lực phi thường của quân và dân xã Kỳ Nghĩa. Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Liên Đội trường THCS Phan Tây Hồ: 2010 -2011 Địa đạo Hòa Bình ngày nay không còn được nguyên vẹn như xưa, phần lớn miệng hầm đã bị lấp do thời gian dài sau chiến tranh, do mưa gió, thiên tai, do nhu cầu sản xuất của nhân dân … Chiến tranh đã lùi xa nhưng vẫn còn đó một đường hầm huyền thoại, ngày ngày truyền lại niềm tin, ý chí cho thế hệ hôm nay và mai sau về sức mạnh nội lực của dân tộc Việt Nam. Hy vọng một ngày không xa địa đạo Hòa Bình sẽ được trùng tu, tôn tạo để phát huy giá trị một di tích lịch sử đánh dấu truyền thống đấu tranh anh dũng của quân và dân xã Tam Thái anh hùng. Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Liên Đội trường THCS Phan Tây Hồ: 2010 -2011 LÝ LỊCH DI TÍCH CĂN CỨ AO LẦY - KỲ THỊNH I. Về tên gọi di tích: Ao Lầy là một làng quê nằm trên cánh đồng trũng ở về phía Tây cách Phủ lỵ Tam Kỳ 5 km. Dưới thời thuộc Pháp, ở giữa làng có một ao làng rất lớn và lầy lội, xung quanh là ruộng lầy người xưa lấy đó đặt tên địa danh cho làng mình, gọi tắt là xứ “Ao Lầy” được ghi vào bản đồ địa chính. Trải qua các bước thăng trầm của lịch sử, từ địa danh Ao Lầy có lúc gọi tên Tam Cẩm…Trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, địa danh Ao Lầy trở nên nổi tiếng trong lịch sử địa phương từ một quê hương thanh bình trở thành mảnh đất kiên cường, là căn cứ cách mạng tạo nên nhiều chiến công rực rỡ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và hôm nay trở thành trung tâm chính trị- kinh tế-văn hóa của huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam. II. Vị trí, đường đi đến: Di tích lịch sử Căn cứ Ao Lầy – Kỳ Thịnh nằm về phía Tây tỉnh lỵ Quảng Nam, cách Trung tâm tỉnh khoản 5 km, tổng thể di tích dưới thời chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ bao gồm xã Kỳ Thịnh (Tam Vinh ngày nay), một phần các xã Tam Đàn, Tam An, Tam Phước, Tam Dân và Tam Thái. Về địa giới hành chính, dưới thời các chúa Nguyễn xứ Ao Lầy thuộc tổng Chiên Đàn, huyện Hà Đông. Năm 1906 (đời vua Thành Thái) thuộc phủ Tam Kỳ, năm 1920 ( thời thuộc Pháp), thuộc xã Tam Vinh tổng Vĩnh Quý. Sau năm 1946, theo quyết định của UBKCHC tỉnh QN-ĐN tiến hành hợp xã lần thứ nhất từ 157 xã cũ hợp thành 52 xã mới, Ao Lầy thuộc xã Thành Minh, huyện Tam Kỳ. Năm 1949, tiến hành hợp xã lần thứ 2 từ 52 xã thành 15 xã mới, Ao Lầy thuộc xã Tam Dân huyện Tam Kỳ. Sau 1954, Ao Lầy thuộc xã Kỳ Thịnh huyện Tam Kỳ. Năm 1962 Ao Lầy thuộc xã Kỳ Thịnh huyện Bắc Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Liên Đội trường THCS Phan Tây Hồ: 2010 -2011 Tam Kỳ. Sau năm 1975 thuộc xã Tam Dân thị xã Tam Kỳ. Năm 1984 thuộc xã Tam Vinh thị xã Tam Kỳ. Từ năm 2005 đến nay thuộc xã Tam Vinh huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam. Từ ngày 21 tháng 12 năm 2009 Ao Lầy thuộc thị trấn Phú Thịnh huyện Phú Ninh. III. Những sự kiện lịch sử diễn ra tại Ao Lầy-Kỳ Thịnh: Ao Lầy - Kỳ Thịnh vốn xưa là vùng đất nghèo, là vùng bán sơn địa, diện tích đất tự nhiên 473 ha, trong đó có 168 ha đất nông nghiệp, còn lại là gò đồi, sống suối chen lẫn, ruộng ít, đồi nhiều, kinh tế chủ yếu trồng sắn, thơm và làm thêm một số nghề truyền thống của địa phương như đan lát, mây tre vv…. Dân số Ao Lầy trong chống Pháp và chống Mỹ có khoảng 210 hộ trên 600 nhân khẩu được hình thành trên 10 xóm dân cư, đó là các xóm: Đồng Nghệ, Phái Giữa, Phái Hương, Phái Bắc, Phái Long, Phái Hội, Phái Đông, Tân Đông, Khánh Tân và Tứ Chánh. Đất đai của Ao Lầy không rộng, kinh tế chủ yếu chủ yếu làm nông nghiệp; địa hình tự nhiên có nhiều đồi trọc nhô lên, trong đó có núi Trà Gó (Chà Rô) là điểm cao hơn hết. Dưới chân đồi là một vùng thung lũng nhỏ hẹp, có nhiều đồng ruộng bao quanh, ôm chặt vào lòng các xóm dân cư đông đúc. Nơi đây từ năm 1948, bộ đội Hạ Lào chuyển về đóng quân học tập chính trị quân sự cùng bộ đội Việt Nam chiến đấu trên chiến trường Hạ Lào – Đông Bắc CamPuchia Vào những năm 1884-1885, dưới phong trào Nghĩa hội Cần vương Quảng Nam, Ao Lầy có quan Lãnh binh tên là Trần Đạt, với lòng yêu nước ông đứng ra chiêu mộ dân binh lập căn cứ chống lại quân Pháp. Căn cứ của ông thời bây giờ được bố trí trên một vùng đất nối dài từ chân núi Thị đến cuối làng Ao Lầy. Ông cho dân binh lấy đá đắp thành lũy dưới chân núi Thị kéo dài về phía Dương hố Bạch (gọi là chiến luỹ Đá Rồng- Truông Mua) và bố trí súng thần công tại đó để chống quân Pháp và lính Nam triều do Nguyễn Thân kéo vào căn cứ Nghĩa hội. Nhưng cuộc khởi nghĩa không thành, Lãnh binh Trần Đạt bị quân Pháp bắt đưa về Huế xử tử hình. Nhân dân trong vùng thương tiếc tài đức của ông cử một số người ra Huế nhận xác của ông đưa về quê chôn cất tại làng Ao Lầy. Trong thời chống Pháp, Ao Lầy có đình Tam Cẩm và Cốc ba cây trở thành kho thóc nuôi quân, nơi hội tụ lớp người trai trẻ trong làng xung phong đi tòng quân cứu nước, trong kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, Ao lầy có vị thế quan trọng tiếp giáp với các xã nằm ở trung tâm tiếp giáp với đô thị Tam Kỳ hình thành thế trận liên Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Liên Đội trường THCS Phan Tây Hồ: 2010 -2011 hoàn áp sát địch, tạo thành nhiều một mũi nhọn thọc sâu vào Tiểu khu quân sự Quảng Tín, chọc thủng được vành đai phòng thủ của Mỹ ở phía Tây thị xã Tam Kỳ. Nhờ địa thế vững chắc về mọi mặt, trong những năm 1946 đến 1954, Các cơ quan Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng và một số đơn vị bộ đội của Liên Khu V, bộ đội Hạ Lào đóng trú ở đây nhưng kẻ địch không bao giờ phát hiện được ta ở đó. 1. Giai đoạn 1946-1954. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ trên toàn quốc vào tháng 12 năm 1946, cách mạng nước ta bước vào giai đoạn mới, toàn quốc kháng chiến, toàn dân kháng chiến, nhiều đô thị và thành phố đưa dân tản cư về nông thôn, thực hiện trường kỳ kháng chiến, tiêu thổ kháng chiến. Trên địa bàn tỉnh lúc bấy giờ tạm thời có 2 vùng: vùng phía Bắc từ Bà Rén trở ra là vùng quân Pháp chiếm đóng. Vùng phía Nam tỉnh từ Bà Rén vào đến Núi Thành là vùng tự do của cách mạng nối dài với các tỉnh Nam Trung Bộ. Đội du kích xã Kỳ Thịnh được thành lập năm 1965 tại Ao Lầy – Kỳ Thịnh Cuối năm 1947, đầu năm 1948 một bộ phận của quân đội Liên khu V và bộ đội Hạ Lào về đóng quân tại đây làm nhiệm vụ quốc tế tại chiến trường Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia, sau đó là Trung đoàn chủ lực quân khu 108 đến xây dựng hậu cứ tại Ao Lầy, xây dựng Quân y viện II hay còn gọi Quân y viện Ao Lầy điều trị thương bệnh binh chuyển về từ các mặt trận Tây Nguyên, Hạ Lào, Bắc Quảng Nam, xây dựng kho quân lương, lập doanh trại huấn luyện bộ đội. Đến năm 1949, toàn bộ các cơ quan Đảng, Chính quyền, Đoàn thể của tỉnh QN - ĐN chuyển về đây lập căn cứ, cùng bộ đội của Khu lập nhiều cơ quan đóng tại Ao Lầy và một số thôn giáp ranh với xã Tam An, Tam Dân. Với phương châm không biết, không thấy, không nghe, bảo bí mật, nhân dân địa phương hết lòng phục vụ cách mạng phục vụ kháng chiến nên hầu hết các cơ quan của Tỉnh và của Khu và bộ đội Hạ Lào sử dụng nhà dân hơn 6 năm, kẻ địch không phát hiện, đảm bảo an toàn cho đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuối năm 1953, địch có vài lần do thám ném bom nhưng không phát hiện được mục tiêu nên không gây tổn thất cho nhân dân và cho các cơ quan của Tỉnh. Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Liên Đội trường THCS Phan Tây Hồ: 2010 -2011 Với sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng địa phương, nhân dân ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, bảo đảm vừa chống đói thắng lợi, vừa động viên đóng góp nghĩa vụ nuôi quân, hỗ trợ cho mặt trận Hạ Lào, lập quỹ tổng động viên để góp sức vào sự nghiệp chống Pháp thắng lợi, ở hậu phương ra sức đẩy mạnh các phong trào tòng quân, bảo mật, bố phòng chống địch, bảo vệ căn cứ. Về bố phòng, để đảm bảo bí mật và an toàn cho cách mạng, nhân dân Ao Lầy xây dựng một hệ thống địa đạo dài 1,5 km, sâu hơn 2,5 mét tại Gò Nông dân kéo dài đến suối Trà Thai để sơ tán cán bộ, bảo vệ thương bệnh binh khi bị địch đánh phá. Nhân dân phối hợp với du kích xã xây dựng nhiều hầm hào chiến đấu, hầm chông, cắm chông ở những bãi trống chống địch nhảy dù từ trên không và đổ bộ dưới mặt đất, xây dựng chòi canh vọng gác, dân quân du kích trực chiến hàng ngày treo bồ báo động báo cho dân và các cơ quan trong căn cứ khi có dấu hiệu địch đến đánh phá. Vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp phong trào cách mạng trong nông thôn phát triển mạnh nhất là dân công phục vụ hỏa tuyến, thanh niên tòng quân vào bộ đội ra mặt trận, các tổ chức quần chúng ở địa phương hết lòng chăm sóc, giúp đỡ bộ đội, cán bộ từ tiền tuyến trở lại hậu phương dưỡng sức, giúp đỡ các cơ quan của tỉnh, của khu hoàn thành nhiệm vụ trước khi chuyển quân tập kết ra Bắc vào cuối năm 1954. 2. Giai đoạn 1954-1965. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi với chiến dịch Điện biên Phủ chấn động địa cầu. Hiệp định Giơnevơ được thi hành nhằm chấm dứt chiến tranh lập lại hòa ở Đông Dương. Nhưng chưa đầy 2 tháng sau, Pháp cấu kết với Mỹ phá hoại Hiệp định tàn sát đồng bào ta đấu tranh cho hòa bình ở các nơi như chợ Được, Chiên Đàn, Cây Cốc và Vĩnh Trinh, An Lâu . Cuối tháng 8 năm 1954, quân đội Liên hiệp Pháp kéo quân vào chiếm đóng thị trấn Tam Kỳ. Sau đó chúng cho quân cùng với cảnh sát, thám báo kéo về vùng nông thôn truy lùng, khủng bố nhân dân để thiết lập bộ máy ngụy quyền. Tại khu Bắc, Quốc dân đảng phối hợp với cảnh sát lưu động quận Tam Kỳ về Ao Lầy mở nhiều đợt tố cộng, truy bắt cán bộ kháng chiến và đảng viên Cộng sản ở các xã chung quanh Kỳ Thịnh. Đến năm 1954, địch thiết lập xong bộ máy ngụy quyền của xã, Ao Lầy được ghép vào xã mới với tên gọi xã Kỳ Thịnh. Bộ máy của xã Kỳ Thịnh lúc này phần lớn do Quốc dân đảng nắm giữ, địch biết rõ các đối tượng gia đình có công với cách mạng trong kháng chiến chống Pháp vì nơi đây thời chống Pháp là căn cứ kháng chiến của Tỉnh, của Khu, nên là mục tiêu số 1 cần sưu tra, thanh lọc và tố cộng liên tục. Tháng 2 năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm công khai tuyên bố lấy tố cộng làm quốc sách hàng đầu, coi đó là chiến lược chủ yếu để quyết định thành bại của chế độ Diệm. Trong khoảng thời gian trên, tại Ao Lầy-Kỳ Thịnh, ngụy quyền quận Tam Kỳ phối hợp với bộ máy hành chính khu Bắc tung công an, mật vụ với Quốc dân đảng địa phương tổ chức nhiều cuộc lùng ráp vào nhà dân, xăm hầm bí mật để truy bắt cán bộ ta làm cho đời sống của người dân căng thẳng. Chúng lập nhà giam khu Bắc tại cốc ba cây để bắt người, tra tấn tại chỗ, giam giữ khai thác từ 10 ngày đến 1 tháng, rồi sau đó phân loại xử trị, có một số người bị chúng lén lút đem đi thủ tiêu bí mật, đại bộ phận còn lại bị đưa đi cầm tù dài hạn tại các nhà lao quận, tỉnh và đày đi Côn đảo. Qua 4 năm tố cộng, chúng đã bắt tra tấn giam giữ dài hạn và ngắn hạn dân làng Ao Lầy hơn 100 cơ sở. Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Liên Đội trường THCS Phan Tây Hồ: 2010 -2011 Ngày 27 tháng 9 năm 1954, để ủng hộ cuộc đấu tranh đòi Pháp thi hành Hiệp định Giơnevơ của nhân dân làng Chiên Đàn, nhân dân Ao Lầy-Kỳ Thịnh huy động trên 40 người tham gia kéo xuống Chiên Đàn tiếp ứng đấu tranh với địch suốt 1 ngày. Tháng 4 năm 1955, nhân dân tập hợp chữ ký lấy truyền đơn, biểu ngữ lên án tội ác của Mỹ-Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, có hơn 100 chữ ký phản đổi ghi vào văn bản kiến nghị, đòi thực hiện Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Tháng 10 năm 1955, Ngô Đình Diệm bày trò lừa bịp dân chủ, tổ chức trưng cầu dân ý bỏ phiếu lật đổ Bảo Đại đưa y lên làm Tổng thống, nhân dân Ao Lầy tổ chức đấu tranh hợp pháp với nhiều hình thức tẩy chay bầu cử. Gắn liền với các cuộc đấu tranh trên, nhân dân tổ chức phong trào bí mật giúp đỡ lương thực, thực phẩm và thuốc men, chăm sóc ốm đau, đồng bào ta còn đào công sự mật chuyển từ trong nhà ra đồi sắn, vườn thơm để nuôi dấu cán bộ hoạt động cách mạng. Tháng 5 năm 1959, thực hiện luật 10/59, Diệm cho máy chém đi khắp nơi để hăm dọa nhân dân, tố cộng và truy bắt cơ sở ta hàng loạt, chúng gọi "giết nhầm hơn bỏ sót” đầu năm 1961, ngụy quyền lập ấp chiến lược Ao Lầy để quản lý kiểm soát dân, bắt nhân dân nộp tre gai làm rào dậu, đào thông hào quanh ấp chiến lược để ngăn chặn cán bộ cách mạng liên lạc với cơ sở ta trong ấp. Xây dựng nhiều biện pháp để kiểm soát dân như lập ngũ gia liên báo, trại tập trung, lập điếm canh kiểm soát các ngã đường, tổ chức nhân dân tự vệ, thanh niên tân trang, phụ nữ vùng lên . trang bị gậy gộc, dây trói, đuốc và mõ báo động để bắt cộng sản. Thỉnh thoảng chúng tập hợp nhân dân đánh mõ truy lùng cộng sản đột nhập vào Ao Lầy lúc ban đêm. Đi song song với kế hoạch xây dựng ấp chiến lược, địch kiện toàn bộ máy kìm kẹp, ấp chiến lược Ao Lầy có 1 ấp trưởng và 1 ấp phó phụ trách an ninh, kèm theo bộ máy là 1 trung đội dân vệ xã được trạng bị súng để giữ ấp phòng ngừa cách mạng và quần chúng phá ấp. Phong trào cách mạng ở địa phương lúc này gặp nhiều khó khăn, một số cán bộ được cấp trên chuyển ra hậu cứ để bảo toàn lực lượng, còn lại hơn 20 cơ sở bám trụ bí mật tại địa phương duy trì mãi cho đến khi có Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 15 ra đời đưa cách mạng Miền Nam chuyển sang đấu tranh vũ trang. Tháng 9 năm 1962, lần đầu tiên tại Tam Kỳ lá cờ đỏ sao vàng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam xuất hiện giữa ban ngày tung bay trên đỉnh núi Dương Bút, nhân dân ta vô cùng phấn khởi, hy vọng cách mạng Miền Nam trưởng thành nhanh chóng để giải phóng quê hương. Ngụy quân, ngụy quyền ở Tam Kỳ hoang mang dao động điều động quân lên phá cờ. Ngọn cờ Dương Bút có tác dụng cổ vũ sức mạnh của cách mạng cổ vũ tinh thần của nhân dân đi theo Đảng kháng chiến cứu nước. Với huyện Bắc Tam Kỳ, đây cũng là điểm mốc lịch sử đầu tiên của địa phương chuyển giai đoạn cách mạng Miền Nam từ đấu tranh chính trị chuyển sang đấu tranh vũ trang để thống nhất nước nhà. Cuối mùa đông năm 1962, thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 15, Ban Thường vụ Huyện ủy Tam Kỳ giao nhiệm vụ cho đ/c Nguyễn Xuân Cúc tổ chức tổ vũ trang công tác của Huyện từ căn cứ Kỳ Trà về Ao Lầy-Kỳ Thịnh bắt liên lạc cơ sở, tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang, phát động quần chúng chuẩn bị cho cuộc đồng khởi phá ấp chiến lược Ao Lầy. Ngay sau đó, các cơ sở cách mạng tại Ao Lầy được nối lại giúp các đội vũ trang công tác của Huyện phát triển rộng khắp xã Kỳ Thịnh. Ban cán sự Đảng ra đời dưới sự chỉ đạo của đ/c Nguyễn Xuân Cúc và đội vũ trang công tác của Huyện. Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Liên Đội trường THCS Phan Tây Hồ: 2010 -2011 [...]... và nhân dân Ao Lầy-Kỳ Thịnh tiếp tục xây dựng hệ thống địa đạo Ao Lầy tại đồi Quân Y nhng với quy mô to lớn hơn nhiều so với hệ thống địa đạo tại Gò Nông Dân Tổng toàn tuyến địa đạo có hơn 17 ngách thông hơi với 3 miệng hầm, một miệng vào ở phía Đông Ao Lầy, Miệng ra ở phía Tây đồi ra đến suối La gà và một miệng cảnh giới ở phía Nam Ao Lầy Hệ thống địa đạo trong đờng hầm cao 1,8m rộng 1,2m, độ sâu... thực hiện ở các miệng hầm tiếp theo, lực lợng thanh niên đi đầu trọng nhiệm vụ đào địa đạo, phụ nữ lo cơm nớc và tham gia vận chuyển đất Quy mô địa đạo tại Gò Nông Dân hình thành gồm 15 miệng hầm kéo dài từ đầu gò (Hớng Đồng) đến suối La gà khoảng hơn 800 mét Bên cạnh đó thì hệ thống thông hào đợc đào khắp nơi quanh địa đạo lối lền với đồi Quân Y, nơi Quân Y viện Ao Lầy đang hoạt động Tính toàn tuyến... đây rất cứng bảo đảm không sạt lở Trong địa đạo cán bộ và nhân dân đào thêm một giếng nớc sử dụng sinh hoạt tại chỗ khi chiến sự ác liệt diện ra dài ngày, trong hầm có một khoảng trống lớn 4m2 đợc che chắn bằng ván sử dụng hội họp cho cán bộ, một hầm cứu thơng cho cán bộ và một hầm chứa lơng thực sử dụng trong nhiều ngày Hệ thống địa đạo Ao Lầy nối liền với địa đạo tại Gò Nông dân qua tuyến giao thông... giao thông hào, đặc biệt miệng ra đợc xây dựng dới lòng suối La gà, cán bộ ta muốn vào địa đạo phải lặn xuống nớc mới vào đợc bên trong địa đạo Theo lời ông Nguyễn Văn T, nguyên Huyện ủy viên-Chỉ huy trởng Huyện đội Bắc Tam Kỳ thì có lần ông bị địch đuổi rát tới suối, ông bèn nhảy xuống nớc nhanh chóng leo vào miệng địa đạo, quân Mỹ lùng sục khắp nơi tại khu vực này làm nớc đục ngầu tuy nhiên không phát... thng a o ti Gũ Nụng dõn v h thng a o Ao Ly: Nm 1947, nhõn dõn Ao Ly tin hnh o a o ti Gũ Nụng Dõn Để đảm bảo bí mật, những ngời tham gia đợc chia thành 4 khác nhau, mỗi t đảm nhận một miệng hầm Việc đào địa đạo gồm những dụng cụ thô sơ nh cuốc chim, cuốc vố, cuốc bàn, gánh, trạc thắp đèn cầy để lấy ánh sáng Mỗi miệng hầm một ngời đào thay phiên nhau đất chuyển lên đổ vào các gốc cây, bìa rừng, thời gian . ĐỘI TN TP HỒ CHÍ MINH LĐ TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ TÀI LIỆU GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG XÃ TAM THÁI VÀ HUYỆN PHÚ NINH I/ DI TÍCH CHỨNG TÍCH KHÁNH. giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Liên Đội trường THCS Phan Tây Hồ: 2010 -2011 ĐỊA

Ngày đăng: 29/10/2013, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w