Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
841,5 KB
Nội dung
Sáng kiến kinh nghiệm 1 Sáng kiến kinh nghiệm Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Từ bao đời nay dân tộc ta có nhiều truyền thống tốt đẹp như “ Đền ơn đáp nghĩa”, “ Uống nước, nhớ nguồn” đã thấm sâu vào mỗi người dân Việt Nam. Qua truyền thống này chúng ta biết ơn những người đã ngã xuống, những người đã cống hiến xương máu, chiến đấu anh dũng bảo vệ hòa bình độc lập cho dân tộc ngày nay. Trong những năm gần đây vấn đề giáo dục đạo đức học sinh được đặt lên hàng đầu và luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Trong đó đặc biệt là việc giáo dục truyền thống “ Uống nước, nhớ nguồn” được đẩy mạnh hơn. Hiện nay, có rất nhiều đánh giá về sự xuống cấp của đạo đức học sinh nói chung cũng như thái độ thờ ơ của lớp trẻ với truyền thống của dân tộc. Có những điều này một phần là do mặt trái của sự phát triển của xã hội và sự bùng nổ thông tin cũng như sự mở cửa giao lưu văn hóa không còn bó hẹp trong phạm vi một đất nước mà đã được mở cửa giao lưu với bạn bè quốc tế. Trong thực tế như vậy, một số bộ phận lớp trẻ đã không chú trọng nhiều đến lịch sử của dân tộc, đến những hy sinh mất mát của những người đã ngã xuống cho độc lập ngày hôm nay của dân tộc ta. Nhiều năm qua, được phân công làm công tác Đội bản thân tôi luôn trăn trở phải làm sao để góp sức mình vào việc giáo dục đạo đức học sinh với truyền thống “ Uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc bằng những hoạt động cụ thể. Bên cạnh đó, đối tượng đội viên của tôi là người dân tộc thiểu số tôi muốn các em có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử bởi các em là nguồn cán bộ tương lai của huyện 2 Sáng kiến kinh nghiệm nhà. Bên cạnh đó với điều kiện thuận lợi học sinh trường tôi ăn ở, sinh hoạt tập trung tại trường và trường nằm trên vị trí gần với nghĩa trang liệt sỹ của huyện đó là lợi thế để tôi tổ chức hoạt động này cho các em. Ngay khi nghe tin trường được chuyển về vị trí mới ( địa điểm hiện nay) tôi đã ấp ủ trong lòng tổ chức hoạt động Thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ để giáo dục truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn” cho các em. Chính vì vậy, khi trường tôi được xây mới và ngay từ năm học đầu tiên đó tôi đã mạnh dạn đưa ra ý kiến trình lên Ban giám hiệu nhà trường và tổ chức “ Thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ” mỗi tháng một lần cho tất cả học sinh trong toàn trường vào buổi sinh hoạt Đội. Hoạt động đó đang ngày càng lớn mạnh, được quan tâm hơn và được coi đó là một trong những hoạt động chính trong chương trình năm học của Liên đội chúng tôi. Vì thế tôi đã chọn đề tài: Giáo dục truyền thống “ Uống nước, nhớ nguồn ” thông qua hoạt động Thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ để nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu trong 03 năm, bắt đầu từ tháng 09/ 2007 đến tháng 10/ 2010. 3 Sáng kiến kinh nghiệm Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. Đất nước ta đã trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, đặc biệt gần đây nhất là cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ vĩ đại của Cha ông ta. Qua cuộc đấu tranh này chúng ta đã dành được độc lập, tự do nhưng để có được điều đó thì cũng có rất nhiều những mất mát về máu thịt của nhiều người đã hy sinh vì Tổ quốc. Họ là niềm tự hào, là những người làm nên lịch sử vẻ vang cho đất nước mà chúng ta rất trân trọng. Để đền đáp những công ơn đó, xã hội đã có rất nhiều những hoạt động tri ân trong đó có chương trình hoạt động Đội. Trong những năm gần đây Chương trình công tác hoạt động Đội được đẩy mạnh và được chú trọng hơn. Đặc biệt việc nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục, lịch sử truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống và những giá trị tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam, tạo môi trường thuận lợi cho thiếu nhi phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, Đội viên tốt - Cháu ngoan Bác Hồ, góp phần thực hiện di chúc của Bác Hồ kính yêu càng được đẩy mạnh. Và với nhiều chương trình cụ thể, thiết thực trong chương trình hoạt động của Đội qua những năm học gần đây như: “ Nhớ nguồn”, “Bồi dưỡng tâm hồn, thắp sáng ước mơ ”, “ Măng non đất nước, tiếp bước cha anh ” hay “ Đội ta lớn lên cùng đất nước ”…. .đã chứng tỏ giáo dục truyền thống “ Uống nước, nhớ nguồn” ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Để tiếp tục thực hiện các cuộc vận động lớn của Đảng, của nghành giáo dục: Cuộc vận động “ Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, phong trào “ Xây dựng 4 Sáng kiến kinh nghiệm trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng như rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh vì thế tôi mạnh dạn đưa ra nghiên cứu đề tài “ Giáo dục truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” thông qua hoạt động Thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ” như là một kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh cũng như muốn đưa ra được ý nghĩa giáo dục đạo đức “ Uống nước, nhớ nguồn ” thông qua hoạt động này có tác dụng thế nào đối với học sinh. Đó chính là lí do chính mà tôi muốn giới thiệu, trao đổi cùng các anh chị đồng nghiệp. Chương II: CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong thời kỳ phát triển và đổi mới của đất nước ngày nay thì những giá trị đạo đức đó có phần bị xem nhẹ đặc biệt là trong lứa tuổi thanh thiếu nhi các em có những cái nhìn không sâu sắc lắm về lịch sử nên có một bộ phận không nhỏ tỏ ra thờ ơ trước truyền thống cách mạng. Điều này là do một phần các em bây giờ được sinh ra và lớn lên trong thời bình không được chứng kiến và được trải qua thực tế những khó khăn gian khổ của chiến tranh, không được thấm nhuần khí thế hào hùng “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của cha ông.…một mặt trong xu thế mở cửa và hội nhập đòi hỏi trí lực nhiều hơn nên nhiều bạn trẻ thờ ơ với lịch sử dân tộc. Mặt khác, hiện nay một số thế lực thù địch đang có nhiều âm mưu “diễn biến hòa bình” và “bạo loạn lật đổ”, họ đang tìm mọi cách lôi kéo một bộ phận thanh thiếu nhi đặc biệt là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ta để tuyên truyền. Bên cạnh đó, bản thân tôi thấy một thực tế hiện nay một số Liên đội có điều kiện tổ chức hoạt động này trong phong trào “ Uống nước, nhớ nguồn”, nhưng hoạt động thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang chưa được quan tâm đúng 5 Sáng kiến kinh nghiệm mực hoặc chưa đưa hoạt động Thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ vào trong nội dung giáo dục truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn nếu có thì khi đưa vào chương trình hoạt động của Liên đội mình hoạt động chưa hiệu quả, thậm chí nhiều Liên đội chưa đưa vào chương trình hành động giáo dục “Uống nước, nhớ nguồn” của mình. Đồng thời ở một số Liên đội có tổ chức nhưng chưa có sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nên chỉ tổ chức một cách riêng lẻ theo kiểu đó là hoạt động của Liên đội nên kết quả không cao và không duy trì được lâu. Trước thực trạng đó, chúng ta phải có trách nhiệm giáo dục lòng biết ơn và những giá trị nhân văn cao đẹp “ Uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc ta. Giáo dục các em hiểu và biết lịch sử, văn hoá cách mạng và truyền thống dân tộc của Đảng ta cần được quan tâm và bằng những hoạt động cụ thể. Vậy hoạt động cụ thể đó là hoạt động như thế nào để vừa thực tế vừa đi sâu vào tâm hồn các em nhất? Xuất phát từ ý nghĩa đó tôi đã mạnh dạn đề xuất lên Ban giám hiệu nhà trường tổ chức hoạt động Thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ cho Đội viên trong toàn Liên đội . Thông qua hoạt động thiết thực này nhằm giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước, con người và đồng bào, đặc biệt là biết ơn những người đã ngã xuống, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. song song với nó là tôi muốn mạnh dạn đưa ra mô hình này để có thể nhân rộng ra các Liên đội có điều kiện trên địa bàn toàn huyện có thể tổ chức hoạt động ý nghĩa này cho Liên đội mình. Qua đó một phần giáo dục lòng biết ơn “ Uống nước, nhớ nguồn” cũng như góp phần giữ gìn nơi an nghỉ của những anh hùng liệt sỹ luôn được sạch đẹp. 6 Sáng kiến kinh nghiệm Chương 3: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Như đã nói ở trên, ngay từ năm học 2008 – 2009 Trường PTDT Nội trú được chuyển về vị trí mới đó là điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện hoạt động “Thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ”. Từ thời gian đó đến nay hoạt động này được duy trì thường xuyên và được sự quan tâm của Ban giám hiệu cũng như các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hưởng ứng nhiệt tình. 1. Xây dựng kế hoạch năm. Trong từng năm học, dựa vào chủ điểm của từng tháng cũng như những ngày lễ lớn của đất nước mà Liên đội tổ chức thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang vào những thời điểm phù hợp và ý nghĩa như: Trước khai giảng năm học mới; kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; Tết nguyên đán; Dịp 26/3, 30/4…. Với vị trí thuận lợi và điều kiện 100% số lượng Đội viện ăn ở tập trung tại trường nên Liên đội tôi có điều kiện tổ chức Thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang tập trung cho toàn thể Liên đội. Nhờ đó khối lượng công việc được giải quyết nhiều hơn và tập trung có hiệu quả cũng như có khí thế hơn. 2. Chuẩn bị cho một buổi Thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang. Trước mỗi lần tổ chức như vậy tôi đã lên kế hoạch đầu tháng sau đó xin ý kiến của Ban giám hiệu và thời gian tổ chức hoạt động ( thường vào các buổi sinh hoạt Đội hoặc buổi lao động của nhà trường). Qua đó các tổ chức đoàn thể trong trường cùng phối hợp giúp đỡ đi cùng các em nhằm đảm bảo An toàn giao thông cũng như động viên các em hoàn thành nhiệm vụ. 2.1. Cách thức tiến hành 7 Sáng kiến kinh nghiệm Đầu tiên tôi tập hợp các em tại trường sau đó dặn dò các em những việc như: Đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường; kỷ luật và trật tự nơi địa điểm mình đến… sau đó tổ chức cho các em đi theo đội ngũ, mang theo Cờ hiệu để thể hiện sự nghiêm trang. Khi đến nghĩa trang tôi tổ chức lễ mặc niệm và dâng hương lên tượng đài cũng như thắp nhang ở tất cả các phần mộ liệt sỹ. Hoạt động này mang ý nghĩa linh thiêng và trang trọng để giáo dục các em kỹ năng sống khi tham gia các hoạt động tập thể cũng như đến một nơi trang trọng có ý nghĩa lịch sử như thế này. Sau khi được phân công vị trí và nghe dặn dò các em lần lượt theo vị trí lớp của mình tự giác quét dọn, nhổ cỏ và chăm sóc các bồn hoa, cây cảnh. Các vị trí được phân chia ngay từ đầu năm học, vì thế các Chi đội cũng như Phụ trách chi luôn biết được việc mình phải làm nên sau khi tập hợp các Chi đội nhanh chóng làm quen với công việc và thuần thục về những việc mình sẽ làm. Qua cách phân công vị trí theo cả năm học như vậy cũng giúp các em thi đua giữa các Chi đội làm nhanh và sạch sẽ hơn cũng như tôi quản lí chung dễ hơn so với tổ chức tập trung một cách chung chung sẽ dẫn đến hiệu quả công việc thấp. Với trách nhiệm hoàn thành việc được giao, các Chi đội luôn có ý thức tự giác cao, đồng thời các em thể hiện được sự trân trọng những người đã ngã xuống bằng các hành động cụ thể: thắp từng nén nhang trước mộ các liệt sỹ, quét dọn sạch hơn, nhổ từng cây cỏ nhỏ….một cách rất chăm chút và trân trọng. Mỗi lần tổ chức hoạt động luôn thu hút 100% Đội viên tham gia nhiệt tình, đều đặn và hiệu quả. Mặc dù khoảng cách từ trường đến nghĩa trang gần 2km nhưng các em vẫn đi bộ nhiệt tình và không có em nào vắng không có lý do. Điều đó cũng thể hiện sự tự giác và thái độ trân trọng, biết ơn hơn đối với các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống. Qua hoạt động này chúng tôi đã góp phần giáo 8 Sáng kiến kinh nghiệm dục cho các em hiểu biết về truyền thống cách mạng của địa phương, các tấm gương hy sinh vì Tổ quốc của các liệt sĩ ( trong đó có các liệt sĩ, các anh hùng là người dân tộc Jrai) nhằm giúp các em có ý thức sâu sắc hơn về truyền thống cách mạng của quê hương mình, cũng như có tinh thần cách mạng, bảo vệ quê hương đất nước nhất là trong tình hình các thế lực bên ngoài đang tìm mọi cách lôi kéo một bộ phận thanh thiếu nhi, trong đó có người dân tộc thiểu số, giúp các em không nghe theo lời xúi dục của kẻ xấu nhờ có hiểu biết sâu sắc về con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ ta đã lựa chọn là đúng đắn nhất. Sau mỗi lần tham gia hoạt động này, trong bản thân các em có nhiều thay đổi trong tâm lý và thái độ theo chiều hướng tích cực. Sau khi lao động dọn vệ sinh các em lại được tập hợp và nghe nhận xét đánh giá về buổi lao động. Đồng thời các em chuẩn bị đội hình, đội ngủ để trở về trường. Với mô hình này, khi tổ chức ở những Liên đội có điều kiện khác, các anh (chị ) Tổng phụ trách có thể dựa vào thực tế những điều kiện ở Liên đội mình mà áp dụng sáng tạo hơn. Ví dụ như ở những Liên đội có số lượng đội viên nhiều có thế tổ chức Thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang theo khối lớp (một lần/ mỗi khối lớp/ một năm) hoặc tổ chức trọng điểm ít nhất là một lần trong năm vào chủ điểm tháng 12: Kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. Trước khi tổ chức hoạt động này các Anh ( chị ) Tổng phụ trách nên khảo sát trước thực tế địa điểm để có sự phân chia công việc cho hợp lí phù hợp với các khối lớp để khi tiến hành sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Dù là tổ chức bao nhiêu lần trong một năm thì trước hết vẫn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu cũng như giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Qua đó sẽ nhận được sự đồng tình quan tâm và ủng hộ cũng như phối hợp duy trì hoạt động mang tính lâu dài. 9 Sáng kiến kinh nghiệm 2.2 Kết quả đạt được: Về số lượng tham gia: - Qua 3 năm thực hiện phong trào “ Uống nước, nhớ nguồn ” thông qua hoạt động Thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, số lượng học sinh tham gia mỗi đợt đầy đủ, cụ thể: TT Năm học Khối lớp Tổng số HS 6 7 8 9 1 2008 - 2009 40 50 35 25 150 2 2009 – 2010 38 35 46 31 150 3 2010 - 2011 39 34 33 44 150 Về chất lượng công việc: - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ nên trong những lần tham gia Thăm viếng nghĩa trang luôn có các giáo viên Phụ trách chi và nhiều Cán bộ, giáo viên cùng tham gia hướng dẫn các em đi lại, hướng dẫn cách chăm sóc nghĩa trang cũng như cùng trực tiếp tham gia lao động và nhắc nhở các em lao động nên hiệu quả công việc tăng rõ rệt và được đánh giá tốt. - Về phía các em học sinh: Phần lớn các em tự giác tham gia công việc với tinh thần được đóng góp một phần nhỏ sức lực của mình vào việc “ Đền ơn đáp nghĩa” nên các em rất nhiệt tình với công việc được giao. Mặt khác do được phân công công việc theo khu vực lớp nên các Chi đội thi đua nhau, vì thế nên thường công việc được hoàn thành sớm hơn trước thời hạn. Về tư tưởng, nhận thức: 10 . nghiên cứu đề tài “ Giáo dục truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” thông qua hoạt động Thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ” như là một kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh. đẩy mạnh và được chú trọng hơn. Đặc biệt việc nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục, lịch sử truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống và những giá trị tốt đẹp của con người và dân tộc Việt. đất nước ”…. .đã chứng tỏ giáo dục truyền thống “ Uống nước, nhớ nguồn” ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Để tiếp tục thực hiện các cuộc vận động lớn của Đảng, của nghành giáo dục: Cuộc vận động “