Quá trình đô thị hóa ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến năm 2015

195 12 0
Quá trình đô thị hóa ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tính cấp thiết của đề tài Dƣới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển nhanh của kinh tế công - thƣơng nghiệp, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội, ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Đô thị hóa là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển mạnh các ngành công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, du lịch, thu hẹp dần tỷ trọng nông nghiệp, đáp ứng mục tiêu CNH, HĐH do Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đề ra trong giai đoạn 2000-2020, qua đó góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, xã hội và từng bƣớc nâng cao đời sống nhân dân. Quận Tân Phú nằm ở phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh, đƣợc thành lập từ năm 2003 trên cơ sở tách ra từ quận Tân Bình. Nằm ở vị trí cửa ngõ và là một quận tƣơng đối lớn, nên sự phát triển của quận Tân Phú gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh là địa phƣơng có tốc độ phát triển kinh tế xã hội và quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhất cả nƣớc. Chịu tác động bởi quá trình đô thị hóa, cùng với chủ trƣơng mở rộng, phát triển nội thị của Thành phố Hồ Chí Minh, quá trình đô thị hóa ở quận Tân Phú đã diễn ra nhanh chóng và đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Nghiên cứu đô thị hoá của quận Tân Phú để thấy rõ bƣớc khởi đầu của việc quy hoạch và xây dựng đô thị của một quận mới - quận nội thành và nội dung xây dựng đối với một đô thị ở thời điểm hiện tại của Việt Nam. Cũng giống nhƣ sự phát triển chung của nhiều đô thị khác trong cả nƣớc, quá trình đô thị hóa ở quận Tân Phú đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần đƣợc quan tâm giải quyết. Bên cạnh những mặt tích cực, đô thị hóa ở quận Tân Phú cũng có bất cập và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ: Lao động và việc làm, nhất là việc làm cho ngƣời nông dân không còn đất để sản xuất nông nghiệp; áp lực tăng nhanh của dân số đối với các vấn đề xã hội; tác động của đô thị hóa đến môi trƣờng sinh thái. Bên cạnh đó, một đô thị hiện đại cần có một hệ thống hạ tầng tốt, việc này không chỉ thúc đẩy đô thị phát triển về cấu trúc đô thị mà các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân cũng phải đƣợc nâng cao, văn minh, hiện đại hơn. Phƣơng thức phát triển hạ tầng hợp lý có vai trò quyết định tới sự phát triển bền vững của đô thị chứ không chỉ nhìn nhận trên giải pháp thiết kế hay quy hoạch. Đây chính là khâu còn thiếu và yếu trong các chính sách quản lý phát triển đô thị, định hƣớng thiết kế, quy hoạch. Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở quận Tân Phú cần có cái nhìn cụ thể và khách quan, xem xét quá trình đô thị hóa diễn ra nhƣ thế nào, những nhân tố khách quan, chủ quan tác động, chi phối ra làm sao. Trên cơ sở đó rút ra những thành công và hạn chế để tham khảo góp phần vào công cuộc phát triển đô thị bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Tân Phú nói riêng trong các thời kỳ tiếp theo. Nghiên cứu về đô thị hóa đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà quản lý và nhiều nhà nghiên cứu ở những chuyên ngành khác nhau. Cũng đã có những nghiên cứu chuyên sâu và các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành theo từng lĩnh vực về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam. Nhƣng đến nay vẫn chƣa có một nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, có hệ thống về quá trình đô thị hóa quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, việc nghiên cứu quá trình đô thị hóa của quận Tân Phú nhằm hiểu rõ hơn về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình đô thị hóa và rút ra những kinh nghiệm cần thiết, góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn giúp cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chủ trƣơng, chính sách về đô thị hóa và cung cấp những kinh nghiệm bổ ích cho các địa phƣơng khác. Do đó kết quả nghiên cứu đề tài là cần thiết và có ý nghĩa khoa học. Trên những ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn nghiên cứu về “Quá trình đô thị hoá ở Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến năm 2015” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử.

Ngày đăng: 16/01/2021, 22:21