1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa ứng xử của gia đình trẻ trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp phường Tân Mai, quận Hoàng Mai và thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm) FULL TEXT

229 629 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 229
Dung lượng 3,98 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 . Lý do khoa học Gia đình luôn là yếu tố quan trọng tạo nên những giá trị vô cùng to lớn của mỗi quốc gia. Gia đình có nét đẹp văn hóa là gia đình biết trân trọng những giá trị, chuẩn mực ứng xử do chính các thành viên trong gia đình sáng tạo, tiếp thu và gìn giữ. Văn hóa ứng xử trong gia đình không chỉ đem lại sức mạnh, động lực cho mỗi cá nhân vƣợt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, mà trƣớc hết nó chính là yếu tố quan trọng hình thành nên nhân cách mỗi con ngƣời. GĐT hiện nay chiếm số lƣợng lớn trong tổng số hộ gia đình ở Việt Nam. Loại gia đình này ngày nay đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nƣớc. Vì chủ nhân của những gia đình này luôn đƣợc coi là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, họ có sức khỏe, có nguồn nhiệt huyết, có điều kiện tiếp thu cái mới để xây dựng đất nƣớc. Hơn thế, việc giáo dục con cái trong GĐT đặc biệt quan trọng, vì GĐT là môi trƣờng đầu tiên đem lại cho con cái cách nhận biết mọi vật xung quanh, các giá trị và định hƣớng nhận thức sau này. Độ tuổi bắt đầu hình thành nhân cách (trẻ thơ) lại phụ thuộc rất nhiều vào sự dạy dỗ của các bậc làm cha làm mẹ. Mà tuổi làm cha, làm mẹ trong thời kỳ quan trọng này lại chủ yếu là tuổi trẻ. Vì tuổi kết hôn và có con đa số là lứa tuổi từ 22-35. Vậy nên có thể nói, chính GĐT góp phần rất lớn vào việc quyết định nhân cách, chất lƣợng con ngƣời thế hệ tƣơng lai. Thế hệ ấy có khỏe mạnh thực sự, có mang những giá trị văn hóa đẹp phụ thuộc rất nhiều vào những ông bố, bà mẹ trẻ hiện nay. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của gia đình và văn hóa gia đình trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vấn đề này đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập trong nhiều công trình, tài liệu. Các công trình này tập trung nghiên cứu theo các hƣớng nhƣ: Hƣớng nghiên cứu về những vấn đề gia đình nói chungbao gồm các khía cạnh nhƣ các giá trị, các chức năng, vai trò của gia đình và sự tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa đến gia đình; nghiên cứu văn hóa gia đình, ứng xử trong gia đình với các nội dung về nghi thức, nghi lễ, vấn đề gia giáo, gia phong trong gia đình, các kỹ năng nuôi dậy con, một số nghệ thuật ứng xử trong gia đình, nghệ thuật giữ gìn tổ ấm. Tuy nhiên nghiên cứu đến văn hóa ứng xử của GĐT trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội hiện nay vẫn chƣa có một công trình nào đề cập một cách toàn diện vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Hà Nội đã đƣợc mở rộng về mặt hành chính, ngày càng nhiều khu đô thị mọc lên, đô thị hóa nhanh tất yếu dẫn đến sự biến đổi văn hóa, đạo đức, lối sống của xã hội trong đó có gia đình trẻ. Vì vậy vấn đề gia đình, đặc biệt là ứng xử của GĐT trong quá trình đô thị hóa cần thiết phải đƣợc nghiên cứu. 1.2. Lý do thực tiễn Hiện nay Hà Nội đã có 12 quận trung tâm và nhiều khu đô thị trong đó không ít các khu đô thị mới đƣợc mọc lên. Xu thế đô thị hóa ở Hà Nội đang diễn ra nhanh chóng, nhiều khu vực nông thôn ngoại thành chuyển sang đô thị (phƣờng, quận) nội thành, nhiều làng, xã chuyển thành thị trấn, thị tứ ngoại thành. Tình trạng di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng nhiều để kiếm việc làm, học tập và công tác tại các cơ quan nhà nƣớc, các doanh nghiệp... Nhƣ đã trình bày ở trên, do điều kiện hình thành GĐT (tuổi kết hôn, việc làm, thu nhập, điều kiện nhà ở, việc sinh sản và nuôi dƣỡng con cái…) và do môi trƣờng văn hóa đô thị nên văn hóa ứng xử của các GĐT đang diễn ra rất phong phú và đa dạng, tích cực xen lẫn tiêu cực. Phân tích và giải thích các hiện tƣợng ấy trong văn hóa ứng xử của GĐT hiện nay để tìm đến các giải pháp phù hợp là một yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Văn hóa ứng xử của GĐT ở phƣờng Tân Mai, quận Hoàng Mai và thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội cũng đang nằm trong bối cảnh chung của văn hóa ứng xử của GĐT Hà Nội hiện nay. Bởi phƣờng Tân Mai và thị trấn Trâu Quỳ mới đƣợc chuyển đổi từ vùng nông thôn, làng, xã của quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm từ cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ này. Tất nhiên văn hóa ứng xử của GĐT ở hai địa bàn khảo sát trên vừa có những vấn đề chung của văn hóa ứng xử của GĐT ở Hà Nội vừa có những yếu tố đặc thù. Song nghiên cứu văn hóa ứng xử của GĐT ở đây có thể cho chúng ta những nhận thức chung, những câu trả lời chung của vấn đề thực tiễn về văn hóa ứng xử của GĐT Hà Nội đang đặt ra. Xuất phát từ những lý do trên, NCS lựa chọn vấn đề Văn hóa ứng xử của GĐT trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp phường Tân Mai, quận Hoàng Mai và thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm) làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành văn hóa học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Luận án nhận diện văn hóa ứng xử của GĐT ở Hà Nội hiện nay (qua nghiên cứu ở phƣờng Tân Mai và thị trấn Trâu Quỳ), phân tích những đặc trƣng và những biến đổi của nó dƣới sự tác động của quá trình đô thị hóa. - Bàn luận những vấn đề cần thiết nhằm hạn chế các tiêu cực trong ứng xử của GĐT dƣới sự tác động của quá trình đô thịhóa hiện nay, hƣớng đến mục tiêu xây dựng gia đình: no ấm, tiến bộ và hạnh phúc. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử trong gia đình và văn hóa ứng xử của GĐT. - Nhận diện văn hóa ứng xử của GĐT trong mối quan hệ vợ chồng, trong mối quan hệ cha mẹ-con cái, mối quan hệ với ông bà (cha mẹ) họ hàng ở hai địa bàn khảo sát. - Luận án luận bàn một số vấn đề đặt ra và đƣa ra một số khuyến nghị nhằm hạn chế các tiêu cực trong ứng xử của GĐT dƣới sự tác động của quá trình đô thị hóa ở Hà Nội hiện nay.

Trang 1

**********************

Trần Thị Thu Nhung

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIA ĐÌNH TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP PHƯỜNG TÂN MAI,

QUẬN HOÀNG MAI VÀ THỊ TRẤN TRÂU QUỲ,

HUYỆN GIA LÂM)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2016

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 6

MỞ ĐẦU 7

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ GIA ĐÌNH TRẺ Ở ĐỊA BÀN KHẢO SÁT 14

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 14

1.2 Cơ sở lý luận 23

1.3 Khái quát về gia đình trẻ ở hai địa bàn khảo sát tại Hà Nội trong quá trình đô thị hóa hiện nay 38

Tiểu kết 48

Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIA ĐÌNH TRẺ Ở PHƯỜNG TÂN MAI VÀ THỊ TRẤN TRÂU QUỲ 50

2.1 Văn hóa ứng xử trong quan hệ vợ chồng 50

2.2 Văn hóa ứng xử trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái 76

2.3 Văn hóa ứng xử trong quan hệ giữa gia đình trẻ với với ông bà, thân tộc (họ hàng) 86

Tiểu kết 98

Chương 3: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIA ĐÌNH TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN BÀN LUẬN 100

3.1 Các yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử của gia đình trẻ trong quá trình đô thị hóa hiện nay 100

3.2 Những vấn đề đặt ra và bàn luận 108

Tiểu kết 129

KẾT LUẬN 131

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 134

TÀI LIỆU THAM KHẢO 135

PHỤ LỤC 146

Trang 4

DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ

B2.1 Cách chi tiêu tài chính trong gia đình trẻ 56

B2.2 Người thực hiện các công việc nhà trong gia đình trẻ 60

B2.3 Người thực hiện các công việc nhà trong gia đình trẻ 62

B2.4 Quan điểm về quan hệ tình dục hiện nay của vợ/chồng trong gia đình trẻ 66

B2.5 Cách thức tổ chức bữa ăn của gia đình trẻ 68

B2.6 Ứng xử vợ chồng trong các ngày lễ, kỷ niệm 70

B2.7 Các hiện tượng xảy ra trong 1 năm qua, giữa vợ/chồng trẻ 72

B2.8 Nguyên nhân dẫn đến thái độ tiêu cực trong ứng xử vợ chồng trẻ 73

B2.9 Các cách thức để giải quyết mâu thuẫn của vợ/ chồng 74

B2.10 Thời gian cho việc chăm sóc, dạy dỗ con cái/ngày của cha mẹ 76

B2.11 Nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian chăm sóc dạy dỗ con cái 77

B2.12 Cách ứng xử với con trai và con gái trong gia đình 78

B2.13 Mức độ quan tâm của cha mẹ đến các hoạt động của con cái 79

B2.14 Tỷ lệ cho con học thêm của các gia đình trẻ 82

B2.15 Các hình thức khích lệ con khi đạt được thành tích trong học tập hoặc việc khác 84

B2.16 Ứng xử khi con trẻ phạm lỗi trong gia đình trẻ 85

B2.17 Thái độ của con cái đối với cha mẹ 86

B2.18 Cách thức trợ giúp tiền cho bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng/vợ 87

B2.19 Các cách quan tâm chăm sóc bố mẹ ngoài việc biếu tiền 88

B2.20 Cách thức giúp đỡ của bố mẹ dành cho gia đình trẻ 90

B2.21 Tỷ lệ mâu thuẫn với bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ/chồng của gia đình trẻ 91

B2.22 Cách giải quyết mâu thuẫn với bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng/vợ 91

B2.23 Ứng xử của ông bà (cha mẹ) với con, cháu 93

B2.24 Thái độ đối với anh chị em ruột 94

B2.25 Việc tổ chức cúng lễ tổ tiên nhân các dịp lễ tết trong năm 97

B2.26 Thành phần tham gia cỗ giỗ của gia đình trẻ 98

Trang 5

B3.1 Tương quan giữa nghề nghiệp với người thực hiện các công việc

trong gia đình của các gia đình trẻ hiện nay 108

B3.2 Tương quan giữa nghề nghiệp gia đình trẻ với người thực hiện các

công việc trong gia đình 109

B3.3 Tương quan giữa nghề nghiệp và mức độ quan tâm đến nhau trong các

dịp lễ của các cặp vợ/chồng 110

B3.4 Tương quan nghề nghiệp và các hoạt động cúng lễ diễn ra trong các

gia đình trẻ hiện nay 112

B3.5 Tương quan nghề nghiệp và người thực hiện việc cúng giỗ, lễ trong

các gia đình trẻ hiện nay 114

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

BĐ1.1 Thu ngân sách nhà nước của Hà Nội giai đoạn 2008-2013 39

BĐ2.1 Mức độ chia sẻ về công việc của vợ chồng 52

BĐ2.2 Ứng xử của vợ/chồng khi gặp khó khăn trong công việc 53

BĐ2.3 Khả năng đóng góp thu nhập riêng của vợ chồng vào kinh tế gia đình 54

BĐ2.4 Người quản lý ngân sách chung trong gia đình trẻ 55

BĐ2.5 Người đứng tên giấy tờ sở hữu, quyền sử dụng các tài sản trong gia đình trẻ 58

BĐ2.6 Vai trò của quan hệ tình dục đối với hạnh phúc gia đình trẻ 64

BĐ2.7 Vai trò của quan hệ tình dục đối với hạnh phúc gia đình 65

BĐ2.8 Đánh giá về tầm quan trọng của các tiêu chuẩn trường học cho con 80

BĐ2.9 Quan điểm của cha mẹ về việc học thêm của các con 81

BĐ2.10 Việc lập bàn thờ tổ tiên 95

BĐ2.11 Vị trí đặt bàn thờ trong nhà 96

BĐ2.12 Tỷ lệ làm giỗ tại nhà của gia đình trẻ 97

Trang 7

GĐT hiện nay chiếm số lượng lớn trong tổng số hộ gia đình ở Việt Nam Loại gia đình này ngày nay đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước Vì chủ nhân của những gia đình này luôn được coi là chủ nhân tương lai của đất nước, họ có sức khỏe, có nguồn nhiệt huyết, có điều kiện tiếp thu cái mới để xây dựng đất nước Hơn thế, việc giáo dục con cái trong GĐT đặc biệt quan trọng, vì GĐT là môi trường đầu tiên đem lại cho con cái cách nhận biết mọi vật xung quanh, các giá trị và định hướng nhận thức sau này Độ tuổi bắt đầu hình thành nhân cách (trẻ thơ) lại phụ thuộc rất nhiều vào sự dạy dỗ của các bậc làm cha làm mẹ Mà tuổi làm cha, làm mẹ trong thời kỳ quan trọng này lại chủ yếu là tuổi trẻ Vì tuổi kết hôn

và có con đa số là lứa tuổi từ 22-35 Vậy nên có thể nói, chính GĐT góp phần rất lớn vào việc quyết định nhân cách, chất lượng con người thế hệ tương lai Thế hệ ấy

có khỏe mạnh thực sự, có mang những giá trị văn hóa đẹp phụ thuộc rất nhiều vào những ông bố, bà mẹ trẻ hiện nay

Nhận thức được vai trò quan trọng của gia đình và văn hóa gia đình trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trong nhiều công trình, tài liệu Các công trình này tập trung nghiên cứu theo các hướng như: Hướng nghiên cứu về những vấn đề gia đình nói chungbao gồm các khía cạnh như các giá trị, các chức năng, vai trò của gia đình và sự tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa đến gia đình; nghiên cứu văn hóa gia đình, ứng xử trong gia đình với các nội dung về nghi thức, nghi lễ, vấn đề gia giáo, gia phong trong gia đình,

Trang 8

các kỹ năng nuôi dậy con, một số nghệ thuật ứng xử trong gia đình, nghệ thuật giữ gìn tổ ấm

Tuy nhiên nghiên cứu đến văn hóa ứng xử của GĐT trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội hiện nay vẫn chưa có một công trình nào đề cập một cách toàn diện vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn Hà Nội đã được mở rộng về mặt hành chính, ngày càng nhiều khu đô thị mọc lên, đô thị hóa nhanh tất yếu dẫn đến

sự biến đổi văn hóa, đạo đức, lối sống của xã hội trong đó có gia đình trẻ Vì vậy vấn đề gia đình, đặc biệt là ứng xử của GĐT trong quá trình đô thị hóa cần thiết phải được nghiên cứu

1.2 Lý do thực tiễn

Hiện nay Hà Nội đã có 12 quận trung tâm và nhiều khu đô thị trong đó không ít các khu đô thị mới được mọc lên Xu thế đô thị hóa ở Hà Nội đang diễn ra nhanh chóng, nhiều khu vực nông thôn ngoại thành chuyển sang đô thị (phường, quận) nội thành, nhiều làng, xã chuyển thành thị trấn, thị tứ ngoại thành Tình trạng

di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng nhiều để kiếm việc làm, học tập và công tác tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp

Như đã trình bày ở trên, do điều kiện hình thành GĐT (tuổi kết hôn, việc làm, thu nhập, điều kiện nhà ở, việc sinh sản và nuôi dưỡng con cái…) và do môi trường văn hóa đô thị nên văn hóa ứng xử của các GĐT đang diễn ra rất phong phú

và đa dạng, tích cực xen lẫn tiêu cực Phân tích và giải thích các hiện tượng ấy trong văn hóa ứng xử của GĐT hiện nay để tìm đến các giải pháp phù hợp là một yêu cầu thực tiễn đang đặt ra

Văn hóa ứng xử của GĐT ở phường Tân Mai, quận Hoàng Mai và thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội cũng đang nằm trong bối cảnh chung của văn hóa ứng xử của GĐT Hà Nội hiện nay Bởi phường Tân Mai và thị trấn Trâu Quỳ mới được chuyển đổi từ vùng nông thôn, làng, xã của quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm từ cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ này Tất nhiên văn hóa ứng xử của GĐT ở hai địa bàn khảo sát trên vừa có những vấn đề chung của văn hóa ứng xử của GĐT ở Hà Nội vừa có những yếu tố đặc thù Song nghiên cứu văn

Trang 9

hóa ứng xử của GĐT ở đây có thể cho chúng ta những nhận thức chung, những câu trả lời chung của vấn đề thực tiễn về văn hóa ứng xử của GĐT Hà Nội đang đặt ra

Xuất phát từ những lý do trên, NCS lựa chọn vấn đề Văn hóa ứng xử của

GĐT trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp phường Tân Mai, quận Hoàng Mai và thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm) làm đề

tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành văn hóa học của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Luận án nhận diện văn hóa ứng xử của GĐT ở Hà Nội hiện nay (qua nghiên cứu ở phường Tân Mai và thị trấn Trâu Quỳ), phân tích những đặc trưng và những biến đổi của nó dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa

- Bàn luận những vấn đề cần thiết nhằm hạn chế các tiêu cực trong ứng xử của GĐT dưới sự tác động của quá trình đô thịhóa hiện nay, hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình: no ấm, tiến bộ và hạnh phúc

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử trong gia đình và văn hóa ứng xử của GĐT

- Nhận diện văn hóa ứng xử của GĐT trong mối quan hệ vợ chồng, trong mối quan hệ cha mẹ-con cái, mối quan hệ với ông bà (cha mẹ) họ hàng ở hai địa bàn khảo sát

- Luận án luận bàn một số vấn đề đặt ra và đưa ra một số khuyến nghị nhằm hạn chế các tiêu cực trong ứng xử của GĐT dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa

ở Hà Nội hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa ứng xử của GĐT ở các phường, thị trấn đang trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội hiện nay (ứng xử trong ba mối quan hệ cơ bản: quan hệ vợ/chồng, quan hệ cha mẹ và con cái, quan hệ với bố mẹ (ông bà), họ hàng)

Trang 10

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: luận án giới hạn nghiên cứu ứng xử đối với các GĐT đã

ra ở riêng (không sống chung cùng bố mẹ) tập trung ở khu vực đang trong quá trình

đô thị hóa ở Hà Nội Luận án sẽ khái quát kết quả quan sát, điều tra, phỏng vấn nội dung văn hóa ứng xử trong GĐT ở 2 địa bàn: phường Tân Mai, quận Hoàng Mai và thị trấn Trâu Quỳ huyện Gia Lâm, Hà Nội Quá trình đô thị hóa ở một phường nội thành và một thị trấn ngoại thành Hà Nội có những điểm giống và khác nhau, vì vậy đây sẽ là 2 địa điểm khảo sát khách quan nhằm đánh giá về biểu hiện ứng xử của GĐT một cách xác thực nhất

- Phạm vi thời gian: luận án nghiên cứu văn hóa ứng xử của GĐT của hai địa

bàn trên ở Hà Nội kể từ sau năm 2005 đến nay Dấu mốc này đánh dấu việc kể từ ngày 1/4/2005, xã Trâu Quỳ trở thành thị trấn thuộc huyện Gia Lâm Việc trở thành thị trấn thuộc huyện ngoại thành Hà Nội đã tạo ra bước thay đổi mới cho riêng Trâu Quỳ Trong khi phường Tân Mai chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa sớm hơn

vì đây là phường thuộc một quận của Hà Nội từ trước đó

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

- Văn hóa ứng xử của GĐT ở đô thị tại Hà Nội hiện nay như thế nào và các nguyên nhân của hiện trạng ấy

- Văn hóa ứng xử của GĐT ở các phường, thị trấn đang đô thị hóa Hà Nội phải chăng là hệ quả tất yếu của những chuyển biến trong đời sống kinh tế, văn hóa,

xã hội và xu hướng hội nhập thế giới, của quá trình đô thị hóa hiện nay

- GĐT trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội cần khắc phục các hạn chế như thế nào để có được văn hóa ứng xử phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới hiện nay

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu liên/đa ngành Văn hóa học - bộ môn khoa học

nằm trên giao điểm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, hay nói cách khác

là một chuyên ngành không chuyên ngành Đó là phương pháp nghiên cứu liên ngành/hậu liên ngành Đối tượng nghiên cứu của luận án nằm trên ranh giới của nhiều lĩnh vực khoa học: gia đình học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, khoa

Trang 11

học về giới… Việc sử dụng phương pháp liên/đa ngành trong nghiên cứu đề tài là rất cần thiết Đây là phương pháp cho phép luận án sử dụng các khái niệm, các phạm trù, các phương pháp, các kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án Đó là các khoa học: tâm lý học, đô thị học, gia đình học, sử học, triết học, xã hội học, nhân học và khoa học về giới… Sử dụng phương pháp này, đề tài sẽ giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đa dạng, nhiều chiều của đối tượng nghiên cứu là văn hóa ứng xử trong gia đình trẻ

- Phương pháp điều tra xã hội học

+ Điều tra qua bảng hỏi với 300 phiếu tiến hành khảo sát ở 2 nơi đó là phường Tân Mai và thị trấn Trâu Quỳ, mỗi nơi thực hiện điều tra 150 phiếu tập trung ở các GĐT mà cả vợ và chồng dưới 35 tuổi ở riêng Trong các mẫu phiếu sẽ tập trung điều tra văn hóa ứng xử trong các GĐT đang làm ngành nghề: công nhân, nông dân, cán bộ công chức viên chức nhà nước, kinh doanh buôn bán tự do… Các thông tin trong mẫu phiếu điều tra được xây dựng dựa trên 3 nội dung chính tương ứng với ba mối quan hệ chính trong GĐT hiện nay: ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng, ứng xử trong mối quan hệ cha mẹ - con cái, ứng xử trong mối quan hệ với họ hàng

Ngoài ra, luận án còn kế thừa các số liệu điều tra của các công trình nghiên cứu đi trước liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án

+ Tiến hành phỏng vấn và phỏng vấn sâu: Đây không phải là công việc mang tính định lượng thuần túy mà còn bao hàm cả những công việc định tính như các kỹ thuật tâm lý, các kiến thức chuyên ngành và sự hiểu biết các khuôn mẫu hành vi của đối tượng khảo sát Cách làm này giúp cho chúng tôi trực tiếp nắm bắt, nhìn nhận thực tế từ nhận định của người được hỏi và tìm ra được những chỉ báo căn bản nhất của vấn đề nghiên cứu

Việc phỏng vấn sẽ tập trung vào một số đối tượng sau:

+ Phỏng vấn các nhà quản lý địa phương cụ thể ở đây là nơi cư trú như các cán bộ cấp phường nơi được điều tra, cán bộ tổ dân phố, cụm dân cư, các ban quản

lý khu chung cư… Họ sẽ cung cấp các thông tin cần thiết khách quan về các cách ứng xử trong gia đình của các GĐT, cho biết cách phối hợp của các tổ chức trong việc định hướng lối sống, xây dựng cách ứng xử đẹp trong gia đình

Trang 12

+ Phỏng vấn các thành viên của GĐT để thu nhận các quan điểm, các biểu hiện trong văn hóa ứng xử GĐT hiện nay

+ Phỏng vấn các đối tượng khác có liên quan đến GĐT như anh em, họ hàng, hàng xóm…

- Phương pháp đối chiếu và so sánh

So sánh các biểu hiện ứng xử của GĐT thuộc các ngành nghề khác nhau: giữa GĐT công nhân, nông dân, cán bộ công chức viên chức nhà nước, kinh doanh buôn bán tự do

So sánh giữa gia đình truyền thống và GĐT hiện nay

- Phương pháp phân tích và tổng hợp, xử lý thông tin

Luận án có kế thừa các nguồn tư liệu của các nhà nghiên cứu từ trước để làm

cơ sở trong việc giải quyết vấn đề nghiên cứu của luận án như các quan điểm về gia đình, văn hóa gia đình, ứng xử trong gia đình

Ngay cả các tư liệu về Hà Nội, đặc biệt các vấn đề về đô thị hóa ở Hà Nội hiện nay cũng được chúng tôi kế thừa và chọn lọc để lý giải nguyên nhân, tác động đến văn hóa ứng xử trong GĐT ở các phường, thị trấn đang đô thị hóa ở Hà Nội hiện nay

Tuy nhiên, để giải quyết tốt đối tượng nghiên cứu của luận án, việc kế thừa các nguồn tư liệu này sẽ phải thực hiện trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, và chọn lọc thông tin một cách hiệu quả

7 Những đóng góp mới của luận án

* Đóng góp về mặt khoa học

Luận án làm rõ các khái niệm văn hóa ứng xử trong gia đình và đặc trưng văn hóa ứng xử của GĐT dưới góc nhìn văn hóa học Phân tích các yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử của gia đình trẻ trong quá trình đô thị hóa hiện nay

* Đóng góp về mặt thực tiễn

- Khái quát về đời sống gia đình ở các phường đang đô thị hóa tại Hà Nội hiện nay, từ đó phân tích rõ các biến đổi văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ của GĐT ở các phường, thị trấn đang đô thị hóa tại Hà Nội

Trang 13

- Luận án đề xuất những giải pháp nhằm định hướng xây dựng văn hóa ứng xử GĐT theo hướng tích cực, vừa kế thừa các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại trên tinh thần hội nhập và phát triển

8 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu (7 tr), kết luận (3tr), phụ lục (82tr) và tài liệu tham khảo (8tr), luận án gồm 3 chương:

Chương 1 Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về gia đình trẻ

ở địa bàn khảo sát (36 trang)

Chương 2 Thực trạng văn hóa ứng xử của gia đình trẻ ở phường Tân Mai và thị trấn Trâu Quỳ (49tr)

Chương 3 Những yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử của GĐT trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội và các vấn đề cần bàn luận (30tr)

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT

VỀ GIA ĐÌNH TRẺ Ở ĐỊA BÀN KHẢO SÁT

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình

Trong lịch sử nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã ít nhiều bàn luận song nội dung chính là hướng đến những vấn

đề về gia đình nói chung Có thể nói Morgan là người đầu tiên nghiên cứu về gia đình trong đó tập trung nghiên cứu về các hình thức gia đình cũng là một chiều cạnh

của văn hóa gia đình Điều này được đề cập trong cuốn Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước của Ph.Ăngghen, ông đã dẫn ý kiến của Morgan

về bốn hình thức gia đình chính từng tồn tại trong lịch sử nhân loại, đó là: gia đình huyết tộc, gia đình Punanuan, gia đình đối ngẫu, gia đình một vợ một chồng [13] Theo Morgan, hình thức gia đình một vợ một chồng là đỉnh cao của sự biến đổi, phát triển gia đình trong lịch sử và hình thức này dựa trên những điều kiện kinh tế nhất định Tuy nhiên, quan điểm của Morgan và Ph.Ăngghen theo các nhà nghiên cứu hiện nay chưa hoàn toàn chính xác Nghiên cứu về gia đình, văn hóa gia đình dưới góc độ về giới có tác giả Randall Collin đã đề cập đến vấn đề giới và giải thích

vì sao có sự phân biệt giữa nam và nữ trong công trình nghiên cứu Sociology of marriage and the Family: Gender, Love and Property [115] Tác giả xem xét sự

khác biệt giữa nam và nữ và vị trí của họ trong sự phân tầng hai chiều: chiều giai cấp và chiều địa vị Ông cho rằng sự khác biệt giới bắt nguồn từ việc phụ nữ thường tham gia vào việc sản xuất và tiêu dùng văn hóa trong khi nam giới tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất vật chất và các quan hệ quyền lực của nó Ở châu Á,

trong một nghiên cứu của tác giả Junko Kuninobu với chủ đề Japan-Gender Roles

in Mating and Marriage (Nhật Bản-vai trò nam nữ trong hôn nhân và gia đình)

cũng đã đề cập đến tình trạng thay đổi trong các giá trị gia đình ở Nhật Bản hiện nay Nếu trước kia người phụ nữ Nhật chỉ đóng vai trò thứ yếu trong gia đình, đặc

Trang 15

biệt về kinh tế thì hiện nay, người phụ nữ đã tự chủ hơn trong kinh tế, người đàn ông trong gia đình không bắt buộc phải giữ vai trò trụ cột trong gia đình nữa, họ có thể tham gia giúp vợ trong việc nhà cửa, bếp núc [110] Điều này cũng đang biểu hiện rõ nét ở Việt Nam khi vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định Với cách

tiếp cận nữ quyền, tác giả Hardill Irene trong cuốn Gender, Migration and the Dual Career household đã nghiên cứu vấn đề giới có liên quan đến di cư quốc tế và công

việc kép trong gia đình Nghiên cứu này có sức thuyết phục khi tác giả lựa chọn các cặp vợ chồng trước đây đã từng sống và làm việc ở nhiều nơi khác nhau hiện đang sống ở Mỹ, Canada và Anh để nghiên cứu [111] Hai tác giả Artiss và Pavalko trong

công trình Explaning the decline in women’s household labour: individual change and cohort differences đã chỉ ra mối quan hệ bất bình đẳng giới là nguyên nhân sâu

xa của mô hình phân công lao động nội trợ truyền thống Công trình này nhấn mạnh yếu tố mối quan hệ quyền lực trong gia đình, nếu người nào trong gia đình có thu nhập cao hơn (họ có thể có quyền lực hơn) thì sẽ làm ít công việc nội trợ hơn [107]

Năm 2004, công trình nghiên cứu Family matters: the rose of parents in Singapore education (Vấn đề trong gia đình: vai trò của cha mẹ trong nền giáo dục Singapore)

của tác giả Lana Yiu Lan Khong cho rằng: Trước xu thế mở cửa hội nhập quốc tế, nhiều gia đình đang chịu sức ép của việc đào tạo con cái trở thành người có khả năng vượt trội, được đào tạo cơ bản để trở thành những người có thể vẫn đứng vững được trong xu thế cạnh tranh như hiện nay [112]

Với tư tưởng tự do hơn, một số học giả Mỹ đã đề cập đến vấn đề gia đình trên cơ sở hướng tới từng đối tượng trong gia đình để có những cách giải quyết cụ

thể Trong cuốn Changing Rhythms of American Family Life (Sự thay đổi trong gia

đình Mỹ), các tác giả Suzanne M.Bianchi, John P.Robinson, Melissa Milkie đã đề cập đến việc sử dụng quỹ thời gian trong gia đình của Mỹ, đặc biệt là sự cân bằng thời gian dành cho gia đình và công việc [116] Qua nghiên cứu, họ cho rằng những người phụ nữ làm việc tại cơ quan (không phải những phụ nữ chỉ ở nhà làm việc nội trợ) hiện nay phải làm việc với cường độ lớn hơn rất nhiều so với người đàn ông cũng làm việc như vậy và cũng lớn hơn rất nhiều so với những phụ nữ chuyên ở nhà

Trang 16

làm việc nội trợ Năm sau đó tác giả Paula England và Kathryl Edin trong cuốn

Unmarried couples with children (Những cặp tình nhân có con khi chưa kết hôn) đã

đề cập đến tình trạng các ông bố bà mẹ sinh con mà chưa kết hôn hoặc sinh con trong tình thế chưa sẵn sàng về tâm lý, điều kiện kinh tế và chưa có kỹ năng để chăm sóc đứa trẻ, điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của đứa trẻ sinh ra Điều này cho thấy mặc dù Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân, có xu hướng tiếp cận các giá trị mới rất nhanh, song các giá trị gia đình truyền thống vẫn luôn được các tác giả, giới nghiên cứu và các nhà quản lý xã hội coi trọng [114] Năm 2010, tác giả

Martine Segalen đã cho ra đời cuốn sách Sociologie de la famille đề cập đến những

biến đổi của quan hệ thân tộc, biến đổi của gia đình, các chức năng của gia đình và mối quan hệ giữa gia đình và vấn đề nhà nước Công trình nghiên cứu này cho thấy những cách nhìn phong phú về gia đình, ở Pháp và ở châu Âu dưới con mắt của một nhà xã hội học [113]

Bàn đến văn hóa gia đình ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ 17 đã có một số tác giả dành sự quan tâm dưới góc nhìn phong tục, phong hóa, đạo đức trong gia đình Những thập niên gần đây vấn đề gia đình và văn hóa gia đình nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước, của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học Sự xuất hiện của các cơ quan khoa học về gia đình và trẻ em, nhiều chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp viện nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình đã phần nào thể hiện sự quan tâm của xã hội dành cho gia đình nói chung và văn hóa gia đình nói riêng Những công trình nghiên cứu về văn hóa gia đình tiêu biểu có

Văn hóa gia đình và sự phát triển xã hội tác giả Lê Minh (chủ biên) [65] Các tác

giả trong công trình này đã bàn đến khái niệm, cơ cấu và chức năng của văn hóa gia

đình Tác giả Vũ Ngọc Khánh với cuốn Văn hóa gia đình Việt Nam [56] đã trình

bày quan niệm của mình về văn hóa gia đình và đặc trưng của văn hóa gia đình Việt Nam trong xã hội truyền thống Năm 2003 hai tác giả Lê Quý Đức và Vũ Thy Huệ

đã cho ra đời cuốn sách Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị [35] Trên cơ

sở kế thừa nhiều tư liệu đã có và nghiên cứu đến gia đình đô thị, các tác giả đã đề cập rất rõ đến tình hình gia đình và văn hóa gia đình ở đô thị vào thời điểm ấy Đặc

Trang 17

biệt cuốn sách đã khẳng định rõ ba vai trò của lớn của người phụ nữ trong xây dựng văn hóa gia đình ở đô thị: “Sẽ không thể có một gia đình bình đẳng, ấm no, kỷ cương, hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ đúng nghĩa của nó, nếu không có công sức đóng góp của người phụ nữ” [35, tr.179] Năm 2007, trong tạp chí Cộng sản số 9,

tác giả Mai Văn Hai với bài viết Gia đình, dòng họ-những giá trị cơ bản của văn hóa làng, xã Việt Nam đã đề cập chi tiết đến vai trò của dòng họ trong việc tạo dựng

nên sức mạnh của văn hóa gia đình [42] Tác giả cho rằng: “Về mặt văn hóa tinh thần, nhờ việc tạo ra niềm cộng cảm dựa trên huyết thống, dòng họ từ xa xưa đến nay vẫn là một chỗ dựa vững chắc đối với mỗi cá thể trong cộng đồng” Từ năm

2008 đến năm 2010, tác giả Trần Thu Hương rất quan tâm đến sự tác động của đô thị hóa đến các quan hệ và đời sống tâm lý gia đình Điều này được thể hiện ở việc

tác giả đã có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này Tiêu biểu có Tác động của quá trình đô thị hóa đến mối quan hệ của các thành viên trong gia đình [52] và Tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống tâm lý của các nhóm dân cư vùng ven

đô [53] Rõ ràng lúc này quá trình đô thị hóa đã tạo nên bước chuyển biến rõ nét về

đời sống gia đình Việt Nam Đây không chỉ là mối quan tâm riêng của học giả Trần Thu Hương mà còn là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khác Năm 2009, vấn đề văn hóa gia đình ở Hà Nội đã được tác giả Vũ Thị Huệ đề cập trong luận án

Tiến sỹ của mình Sự biến đổi văn hóa gia đình đô thị Hà Nội từ năm 1986 đến hiện nay Luận án đã làm rõ một số khái niệm liên quan đến văn hóa gia đình, khái niệm

đô thị, khái niệm biến đổi từ đó bằng các số liệu điều tra tác giả đã phân tích rất sâu năm biến đổi trong văn hóa gia đình ở đô thị Hà Nội so với những giai đoạn trước năm 1986 Tác giả nhận định “Sự biến đổi đó không có nghĩa là hoàn toàn khước từ văn hóa gia đình truyền thống mà là sự điều chỉnh, thích nghi với những hoàn cảnh

và điều kiện xã hội mới” [47, tr.126] Năm 2011, chứng kiến nhiều biến đổi về gia đình nói chung và văn hóa gia đình nói riêng, nhóm tác giả Trần Đức Ngôn, Bùi Xuân Đính, Nguyễn Việt Hương, Lê Thị Hiền đã cho ra đời công trình nghiên cứu

Văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại hiện nay Cuốn sách đề cập đến bốn nội

dung chính từ một số vấn đề lý luận chung về gia đình và văn hóa gia đình đến văn

Trang 18

hóa gia đình truyền thống ở Việt Nam, từ đó so sánh phân tích sự biến đổi của văn hóa gia đình truyền thống ở Việt Nam hiện nay Cuối cùng nhóm tác giả đã chỉ ra hướng xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại hiện nay Công trình nghiên cứu này có phạm vi rất rộng bao gồm cả gia đình ở Bắc bộ, Trung bộ, Tây Nguyên, Nam bộ Gần đây nhất, đầu năm 2015, tác giả Nguyễn Thị Nguyệt đã tiến hành nghiên cứu về văn hóa gia đình trong luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa

học Sự biến đổi văn hóa gia đình ở vùng tái định cư huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Tác giả tập trung nghiên cứu rất kỹ về sự biến đổi văn hóa gia đình tại một khu vực sau khi tái định cư với 4 nội dung cơ bản: biến đổi trong quan niệm hôn nhân gia đình, biến đổi trong ứng xử gia đình, biến đổi trong giáo dục gia đình và biến đổi trong nghi lễ, tôn giáo tín ngưỡng Tác giả nhận định: “Bên cạnh những giá trị mới tốt đẹp, củng cố VHGĐ hiện đại, đã xuất hiện những biểu hiện văn hóa làm lỏng lẻo các mối quan hệ gia đình Đó là nhận thức về tình dục, ứng xử của trẻ em, các hành

vi lệch chuẩn, sự ích kỷ trong lối sống… đã dẫn đến tình trạng ly hôn, bạo lực gia đình là những vấn đề gây nhức nhối đối với mỗi người dân nơi đây” [67]

Qua các công trình nghiên cứu trên đây về gia đình và văn hóa gia đình, chúng ta nhận thấy các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước cũng đã dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề này Theo diễn trình lịch sử, các công trình nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình vẫn được tiếp nối đến tận hôm nay Bởi lẽ văn hóa gia đình chính là tấm gương phản ánh rõ nét nhất về đời sống con người qua từng dấu mốc lịch sử Mọi sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội đều tác động ảnh hưởng đến vấn đề gia đình và văn hóa gia đình Và chính vì nó luôn biến động nên đây cũng chính là đề tài tưởng là không mới nhưng không bao giờ là cũ

1.1.2 Nghiên cứu về ứng xử trong gia đình và gia đình trẻ

1.1.2.1 Nghiên cứu về ứng xử trong gia đình nói chung

Ứng xử trong gia đình là biểu hiện quan trọng của văn hóa Ngay từ những năm cuối của thế kỷ 20 nhiều cuốn sách và bài viết đã bắt đầu đề cập đến ứng xử

trong gia đình Cuốn sách Ứng xử trong gia đình của nhiều tác giả xuất bản năm

1996 là một trong những cuốn sách đó Với 35 bài viết về các tình huống khác

Trang 19

nhau, các tác giả đã chỉ ra cho bạn đọc các cách ứng xử khôn khéo nhất, lịch sự và đáng khen nhất trong mọi mối quan hệ trong gia đình Từ cách nói năng, thể hiện thái độ của con dâu với mẹ chồng, đến cách đối đáp với con cái sao cho hợp lý [70]

Năm 1999, trong bài viết Ứng xử giữa cha mẹ và con cái, tác giả Lê Thị Bừng cho

rằng: Hầu hết cha mẹ của cả hai nhóm gia đình “êm ấm” và “không êm ấm” đều chọn cách ứng xử hay nhất, tế nhị, khéo léo nhất [10] Về nhận thức thì cha mẹ đã chọn cách ứng xử phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của con và phù hợp với chuẩn mực yêu cầu của xã hội Nhưng trong thực tế những gia đình được coi là “không êm ấm” lại có cách cư xử trái với nhận thức Trong bối cảnh hiện nay, những nhận định trong bài viết này vẫn thể hiện rất rõ trong thực tiễn Năm 2004, với cách tiếp cận riêng, tác giả Phạm Thanh Lan đã đề cập đến ứng xử trong gia đình qua những kinh

nghiệm thực tế bằng các lời khuyên bổ ích trong cuốn Ứng xử trong gia đình [57]

Hai nội dung chính được đề cập trong cuốn sách là ứng xử trong quan hệ vợ chồng

và dạy con Những bài học chủ yếu được đưa ra để bàn luận rất cụ thể, từ việc làm thế nào để được hưởng hạnh phúc gia đình trọn vẹn như: chuẩn bị trong ngày cưới,

4 điều các chàng cần học sau lễ cưới… Các nội dung bàn luận trong cuốn sách chủ yếu xoay quanh ứng xử của hai vợ chồng, chưa đề cập đến ứng xử trong các mối

quan hệ khác Trong cuốn Cách ứng xử, sắp xếp cuộc sống và quản lý kinh tế gia đình, tác giả Lý Hồng Đào, Đinh Thị Hòa cho rằng để có một gia đình hạnh phúc,

đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải biết cách ứng xử, sắp xếp các công việc, nhất là vấn đề kinh tế một cách khoa học Họ phải biết giải quyết tốt mối quan hệ

mẹ chồng nàng dâu, sắp xếp việc nhà một cách khoa học, quản lý kinh tế gia đình hiệu quả, thậm chí cũng cần phải biết tham gia thị trường chứng khoán nhằm đem

lại lợi ích kinh tế cho gia đình…[30] Năm 2005, cuốn sách Mái ấm gia đình-văn hóa ứng xử trong gia đình [66] của nhóm tác giả Lê Minh, Lê Thu Trang, Trần Thị

Thu Nam đã đề cập từ những vấn đề chung của gia đình đến các vấn đề cụ thể về cách ứng xử, các kỹ năng cần thiết trong ứng xử gia đình

Bước sang thế kỷ 21, đất nước có nhiều sự thay đổi, trong đó phải kể đến quá trình đô thị hóa tăng nhanh Đô thị hóa tác động đến mọi mặt của đời sống con

Trang 20

người, trong đó tác động đến đời sống gia đình Chính vì vậy có nhiều nhà nghiên cứu đã bàn đến câu chuyện sự tác động của nền kinh tế thị trường, của quá trình đô

thị hóa đến gia đình và ứng xử trong gia đình Trong bài viết “Một số biến đổi trong quan hệ ứng xử và sử dụng thời gian của người dân vùng chuyển đổi từ xã lên phường (Nghiên cứu trường hợp tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội)”

của tác giả Nguyễn Đình Tuấn năm 2007, chúng ta thấy rõ sự tác động ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự thay đổi trong quan hệ ứng xử [97] Có hai sự biến đổi chính được đề cập là biến đổi trong quan hệ ứng xử và biến đổi trong sử dụng quỹ thời gian rỗi Năm 2008 tác giả Nguyễn Thanh Tuấn đã đề cập đến những vấn

đề về ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng trong cuốn Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay [98] Tác giả cho rằng: “Việc điều tiết quá trình hình thành văn

hóa ứng xử mới là phức tạp và rất khó khăn, do đó đòi hỏi phải gắn liền với cuộc vận động các phong trào văn hóa, đặc biệt phải được lồng ghép vào các chủ trương,

kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở từng ngành, từng địa phương” Năm 2009,

trong cuốn Ứng xử của người dân vùng đồng bằng Sông Hồng trong gia đình, tác

giả Lê Thị Thanh Hương và nhiều tác giả khác đã cho thấy đặc điểm của ứng xử trong gia đình với hai mối quan hệ chính: ứng xử trong quan hệ vợ chồng và ứng xử trong mối quan hệ ông bà - con - cháu Bằng ba phương pháp chủ yếu là khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và quan sát cuộc sống thường ngày của người dân, các tác giả đã phát hiện những thay đổi của các biểu hiện ứng xử trong gia đình theo chiều thời gian từ truyền thống đến hiện đại [50] Tuy nhiên vì giới hạn nghiên cứu của công trình này nên ứng xử trong mối quan hệ anh em, họ tộc chưa được đề cập đến Năm 2014, tác giả Vũ Thị Phương đã dành sự quan tâm của mình về vấn đề ứng

xử trong gia đình khi làm Luận án tiến sỹ nhân học với đề tài Ứng xử trong gia đình người Việt vùng đồng bằng Sông Cửu Long (nghiên cứu trường hợp tại Sóc Trăng)

Luận án là công trình nghiên cứu công phu rất sâu về ứng xử trong gia đình người Việt trên một địa bàn tỉnh Bằng các phương pháp nghiên cứu định lượng khảo sát, điều tra và phỏng vấn sâu, luận án đã đề cập đến ứng xử trong ba mối quan hệ chính

là vợ chồng, cha mẹ với con cái, ông bà và con cháu Trong đó ứng xử của vợ chồng

Trang 21

trong gia đình được đề cập sâu nhất dựa trên những chức năng cơ bản của gia đình Tác giả nhận định:

Hiện nay, trong gia đình người Việt ở Sóc Trăng đã có sự thay đổi khá căn bản

về các vấn đề như: quan hệ giới trong phân công lao động gia đình ở cả nông thôn và thành thị; vai trò và trách nhiệm của người phụ nữ trong các công việc gia đình đã được người đàn ông chia sẻ; đánh giá về vai trò tình dục đối với đời sống vợ chồng

Sự thay đổi này không chỉ là sự thay đổi so với quan niệm truyền thống (gia đình theo

mô hình Nho giáo), mà hơn thế là sự thay đổi về hành vi ứng xử [78, tr.94]

1.1.2.2 Nghiên cứu về ứng xử trong gia đình trẻ

GĐT ở Việt Nam không phải là gia đình mới ở Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu về GĐT từ trước tới nay có rất ít công trình đề cập, mặc dù ngay từ những năm

90 của thế kỷ trước đã có những tác giả nhận ra vai trò của mô hình gia đình này

Năm 1990, trong bài viết “Một số suy nghĩ bước đầu về GĐT ở Việt Nam”,

tác giả Phan Thị Hương đã phần nào giúp chúng ta hình dung ra tên gọi của một kiểu gia đình đóng vai trò rất lớn vào việc tạo dựng hạnh phúc của con người và xã hội: GĐT Bằng việc trích dẫn các con số đáng lo ngại về tình hình gia đình lúc đó, tác giả đã khiến chúng ta không khỏi giật mình về tình hình khó khăn của vấn đề gia đình Tác giả cho rằng có 4 nguyên nhân chính gây nên khó khăn của GĐT và đã đưa ra được các kiến nghị cần thiết để phần nào khắc phục những khó khăn của GĐT [51] Dương Tự Đam là một trong số ít tác giả dành sự quan tâm cho đối

tượng gia đình đặc biệt này Trong cuốn GĐT và việc hình thành nhân cách thanh niên, tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận bao gồm các quan điểm về gia đình,

chức năng xã hội hóa và ảnh hưởng về giá trị gia đình trong các thành viên Tác giả cho thấy sự cần thiết của việc “bố mẹ trẻ gương mẫu, tổ chức xây dựng GĐT tốt và hòa thuận, thực hiện một gia đình dân chủ, bình đẳng có văn hóa, một gia đình cơ cấu nhỏ, hạnh phúc và thịnh vượng” [21] Có thể nói công trình nghiên cứu này tuy mới chỉ tập trung đến vấn đề giáo dục trong GĐT song đã mở ra một hướng nghiên cứu mới về một đối tượng gia đình rất cần được nghiên cứu, đó là GĐT

Trong các báo và tạp chí đã có nhiều bài viết liên quan đến GĐT như “Mô hình câu lạc bộ GĐT thực hiện kế hoạch hóa gia đình và nâng cao thu nhập” của

Trang 22

tác giả Hoa Quỳnh [84] Bài viết đã khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên trong việc định hướng xây dựng, thành lập được nhiều mô hình hay như Câu lạc bộ GĐT thực hiện KHHGĐ và nâng cao thu nhập, qua khảo sát các thành viên khi tham gia CLB này đều được nâng cao về nhận thức cũng như kỹ năng về

KHHGĐ và làm kinh tế giúp cải thiện điều kiện sống của các GĐT Bài viết “Mâu thuẫn, xung đột trong GĐT qua một cuộc khảo sát” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh,

Nguyễn Bích Hòa đã bàn đến một khía cạnh của GĐT ở Hà Nội Bằng các số liệu điều tra và phỏng vấn sâu, các tác giả đã cho thấy mức độ xung đột trong một số lĩnh vực: quản lý chi tiêu trong gia đình, quan hệ ứng xử giữa hai vợ chồng, việc nuôi dạy con cái và việc ứng xử với gia đình hai bên Họ cho rằng “xung đột trong các GĐT hiện nay ít mang tính bạo lực và không thường xuyên” [3,tr.20] Tuy nhiên bài viết cũng chưa thể nhận định được là liệu bạo lực trong GĐT có xu hướng giảm dần hay không

Khi nghiên cứu về gia đình, các nhà khoa học đều cho rằng GĐT hiện đang có rất nhiều thuận lợi cũng như phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức Bằng các

số liệu thu được từ khi nghiên cứu đề tài Đánh giá nhu cầu của các vợ chồng trẻ về xây dựng mô hình GĐT Việt Nam phát triển bền vững theo chuẩn mực “no ấm”,

“bình đẳng”, “tiến bộ”, “hạnh phúc” và “bền vững’’, do Viện nghiên cứu Thanh

niên thực hiện năm 2004, các tác giả cho rằng: Những vấn đề bức xúc, nổi cộm nhất của các GĐT hiện nay là vấn đề kinh tế (trong đó nổi cộm vấn đề về vốn, việc làm, cách thức làm ăn); vấn đề ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội; vấn đề quan hệ đạo đức trong gia đình; vấn đề về con cái Ba vấn đề trước mắt cần tập trung ưu tiên để giải quyết những bức xúc trong GĐT đó là phát triển kinh tế gia đình, chăm sóc giáo dục con cái và củng cố các mối quan hệ gia đình Đối với các GĐT, điều cần thiết nhất là phát triển kinh tế, kinh tế là chỗ dựa của gia đình, đảm bảo hạnh phúc cho gia đình

Năm 2006, trong cuốn Ứng xử vợ chồng trẻ, các tác giả của Viện nghiên cứu tâm lý

đã nghiên cứu về các kỹ năng, xử lý các tình huống cụ thể của các đôi vợ chồng trẻ trong gia đình Cuốn sách tập trung vào việc trang bị những kiến thức thực tiễn trong ứng xử từ đời sống thường ngày của các đôi vợ chồng trẻ sau khi kết hôn, ít đề cập đến những vấn đề mang tính lý thuyết [103]

Trang 23

Như vậy, nhìn nhận lại các công trình nghiên cứu về GĐT và ứng xử trong GĐT chúng ta nhận thấy hầu hết các cuốn sách viết về ứng xử trong gia đình và GĐT hiện nay lại tập trung vào việc đưa ra các tình huống khó xử và cách hóa giải các tình huống đó Trong khi đó quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, đặc biệt ở vùng ven đô đang đặt ra nhiều vấn đề đối với văn hóa ứng xử của gia đình trẻ cần thiết phải được nghiên cứu Liệu các khuôn mẫu ứng xử trong gia đình trẻ hiện nay đã hoàn toàn tích cực chưa? Có gì hạn chế trong các biểu hiện văn hóa ứng xử của các gia đình trẻ hiện nay không? Việc đưa

ra các giải pháp nhằm giúp các GĐT giải quyết khó khăn hay những vấn đề lý thuyết còn thiếu khi nghiên cứu về GĐT cũng chính là những vẫn đề còn bỏ ngỏ của các công trình nghiên cứu về GĐT hiện nay Làm thế nào để có những biện pháp thiết thực, hiệu quả tác động đến nhận thức, hành động của các thành viên trong GĐT, nhất là đôi vợ chồng trẻ trong quá trình đô thị hóa mạnh như Hà Nội hiện nay nhằm tạo dựng gia đình toàn diện trong tương lai là vấn đề cần thiết phải bàn luận tiếp

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Các khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Khái niệm gia đình, gia đình truyền thống, gia đình trẻ

*Khái niệm gia đình

Gia đình chính là một thiết chế xã hội - văn hóa đặc thù đã tồn tại trong xã hội loài người từ rất lâu Gia đình không bao giờ mất đi, nó có thể biến đổi theo thời gian, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố song vai trò của nó đối với sự phát triển của

Trang 24

đình là một cộng đồng người Cộng đồng đó bao gồm cả người đang sống, cả người

đã chết (tổ tiên) và cả những người sẽ được sinh ra Những người đang sống chỉ là một điểm nối, một mắt xích giữa những người đã chết và những người sẽ sinh ra

Họ có nhiệm vụ thờ cúng tổ tiên và nối tiếp tổ tiên (sinh con đẻ cái) Những mối quan hệ theo chiều dọc (quan hệ giữa các thế hệ) được coi trọng hơn quan hệ theo chiều ngang (quan hệ vợ-chồng) Nói cách khác, quan hệ cha mẹ-con cái (quan hệ thân tử) là thứ nhất, quan hệ vợ-chồng là thứ hai Trong đó quan hệ thứ nhất chi phối quan hệ thứ hai [101, tr.26]

Mỗi quốc gia dựa trên điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mình mà có những nhận thức về gia đình khác nhau Tuy nhiên, với đặc điểm nổi bật của văn hóa phương Đông, Việt Nam luôn chú ý đến các giá trị văn hóa truyền thống Vì vậy, quan niệm về gia đình của Việt Nam cũng hướng đến các giá trị mang tính truyền thống, ít thay đổi so với phương Tây Ở Việt Nam luôn có xu hướng phát triển mô hình gia đình với các tiêu chí cơ bản sau: đó là một nhóm người (từ 2 người trở lên), quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc nghĩa dưỡng, giới tính (nam, nữ), cùng chung sống, có ngân sách chung Các tiêu chí để nhận diện gia đình Việt Nam ở trên tương đối phù hợp với thực tế tồn tại của gia đình Việt Nam trong truyền thống cũng như hiện đại

Tuy nhiên, gia đình là một khái niệm mở, không có một loại gia đình đồng nhất, mỗi nền văn hoá có nhiều loại gia đình khác nhau Chính vì vậy, với ý đồ chọn lựa một loại hình gia đình “ít phức tạp”, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu dưới góc nhìn

văn hóa học, luận án đưa ra khái niệm gia đình như sau: Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống (nảy sinh từ quan hệ hôn nhân), gắn bó với nhau về tình cảm, chia sẻ kinh tế, trách nhiệm và quyền lợi, chịu sự ràng buộc bởi tính pháp lý được xã hội, nhà nước thừa nhận và bảo vệ

Các quan hệ đặc trưng của gia đình là:

- Quan hệ hôn nhân: là quan hệ giữa người đàn ông và người đàn bà dựa

trên nhu cầu tính giao, đó là sự ham muốn khác giới, được luật tục hay pháp luật

Trang 25

công nhận Quan hệ hôn nhân là quan hệ cơ bản của gia đình, tạo nên các mối quan hệ khác

- Quan hệ huyết thống: là quan hệ sinh học xã hội giữa cha mẹ và con cái

nảy sinh từ quan hệ hôn nhân, mối quan hệ này tạo nên sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau

- Quan hệ pháp lý và tình cảm: là các mối quan hệ được pháp luật thừa nhận,

công nhận tạo nên trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình Đó là các quyền lợi nghĩa vụ về vật chất và tinh thần

* Gia đình truyền thống

Trước khi nói đến khái niệm gia đình truyền thống chúng ta cần hiểu khái niệm truyền thống như sau: Truyền thống là quá trình chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác những yếu tố xã hội và văn hóa, những tư tưởng, chuẩn mực xã hội, phong tục, tập quán, nghi lễ… và được duy trì trong các tầng lớp xã hội và giai cấp trong một thời gian dài Truyền thống là cốt lõi, là bộ phận bền vững nhất của văn hóa tộc người [95, tr.630]

Trong quá trình phát triển, gia đình Việt Nam chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa của mỗi thời kỳ Cụm từ gia đình truyền thống đã được rất nhiều các học giả trong nước nhắc đến song việc xác định thế nào

là gia đình truyền thống Việt Nam lại có nhiều ý kiến khác nhau Cũng có thể cho rằng gia đình truyền thống gắn với loại hình gia đình trước năm 1945, gia đình gắn với xã hội nông thôn nông nghiệp thuần tuý, chịu sự tác động ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, của nho giáo Nhưng cũng có ý kiến cho rằng cho đến khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi toàn diện, sau năm 1986, gia đình truyền thống Việt Nam mới có bước thay đổi thực sự

Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, khái niệm gia đình truyền thống mà luận án sử dụng chính là gia đình truyền thống Việt Nam trước năm 1986 Đó là loại hình gia đình được hình thành từ nền văn hóa lúa nước, chịu sự chi phối đậm nét của văn hóa Việt Nam truyền thống: coi trọng người già, coi trọng tình nghĩa làng xóm, coi trọng quan hệ huyết thống dòng dõi và đề cao việc sinh con Gia đình

Trang 26

truyền thống gồm nhiều thế hệ cùng chung sống với ảnh hưởng của nho giáo nên tính tôn ti trật tự luôn được đề cao, liên kết với nhau bằng các chuỗi quan hệ huyết thống và thường đề cao tính “gia trưởng”

Kể từ sau năm 1986, nền kinh tế mở cửa, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ đô thị hóa cao đã tác động lớn đến gia đình truyền thống và tạo nên sự thay đổi lớn cả về quy mô, cấu trúc, chức năng và văn hóa gia đình trong đó có văn hóa ứng xử trong gia đình Luận án sẽ làm rõ những điểm khác biệt giữa ứng xử trong gia đình trẻ và gia đình truyền thống Việt Nam và luận giải vì sao có sự khác biệt, thay đổi này

* Khái niệm gia đình trẻ dùng trong luận án

Nói đến GĐT chúng ta có thể hiểu từ “trẻ” ở đây cũng có thể là gia đình mới được hình thành, là gia đình mà hai vợ chồng mới kết hôn, không phụ thuộc vào tuổi của vợ hoặc chồng Hoặc có thể hiểu GĐT là gia đình mới, hiện đại, khác với gia đình truyền thống trước đây Tuy nhiên khái niệm GĐT trong luận án đề cập là gia đình mới dựa trên độ tuổi của cả vợ và chồng đang còn trẻ Nói như tác giả Dương Tự Đam: “GĐT thuộc gia đình hạt nhân, có độ tuổi của chủ hộ gia đình dưới

35, chịu trách nhiệm đầy đủ trong hoạt động quản lý gia đình, tồn tại với tính cách

là hộ GĐT”[21,tr 43]

Khái niệm trẻ tuổi thường dùng để chỉ tầng lớp người ở độ tuổi thanh niên Theo luật Thanh niên: Thanh niên Việt Nam là công dân đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi Như vậy, đây cũng được coi là lực lượng trẻ của mỗi quốc gia Tuy nhiên từ 16 tuổi đến 18 tuổi gọi là thanh niên song vẫn chưa đủ quyền công dân, hơn thế, theo luật hôn nhân và gia đình, độ tuổi này chưa được pháp luật cho phép kết hôn Chính vì vậy, khi nói đến GĐT, cần giới hạn tuổi của vợ chồng không dưới

18 tuổi đối với nữ và không dưới 20 tuổi đối với nam

Cũng theo luật thanh niên, thanh niên không quá 30 tuổi, tuy nhiên khi nhắc đến khái niệm vợ chồng trẻ trong gia đình, chúng ta thấy ở độ tuổi 35 vẫn được coi

là còn trẻ, bởi sau khi kết hôn ở độ tuổi trung bình từ 23 tuổi đến 25 tuổi họ còn phải thực hiện nhiều chức năng, đặc biệt là chức năng sinh sản Xét ở góc độ xã hội, các nhà

Trang 27

quản lý trong các tổ chức, các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất… khi nói đến đội ngũ cán bộ trẻ họ thường lấy tuổi 35 làm mốc giới tương đối để xác định Danh hiệu GĐT tiêu biểu của Hà Nội cũng được lấy dấu mốc dưới 35 tuổi và gần đây khi tổ chức cuộc gặp mặt các nhà khoa học trẻ với Thủ tướng Chính phủ, chúng ta cũng xác định các nhà khoa học trẻ là các nhà khoa học dưới 35 tuổi v.v… Như vậy, mặc dù gọi thanh niên là dưới 30 tuổi song khái niệm “trẻ” ở đây do tình hình thực tế ở mỗi lĩnh vực, đối tượng nhất định, tuổi đời có thể xác định khác nhau GĐT ngoài các đặc điểm giống với gia đình nói chung còn mang một đặc điểm riêng đó là tuổi đời của những chủ nhân trong gia đình đều còn trẻ tuổi, chưa quá 35 tuổi

Từ những nhận định trên, chúng ta đi đến thống nhất khái niệm GĐT như

sau: GĐT được hiểu là những gia đình mà cả vợ và chồng đều chưa quá 35 tuổi, đã sinh con hoặc chưa (ở chung hoặc đã ra ở riêng) nhưng họ phải là hạt nhân/ chủ thể của gia đình, được quyết định mọi việc

1.2.1.2 Khái niệm văn hóa gia đình

Gia đình là đối tượng được cộng đồng xã hội nói chung và giới nghiên cứu nói riêng đặc biệt quan tâm Điều này bắt nguồn bởi vai trò to lớn của gia đình trong đời sống của mỗi cá nhân, của toàn xã hội.Vì vậy, gia đình được coi là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Nó được tiếp cận từ nhiều góc độ: triết học, kinh tế học, luật học, xã hội học, dân tộc học, đạo đức học, tâm lý học, sinh lý học… Gia đình cũng bao chứa nhiều khía cạnh đa dạng, phức tạp nên đòi hỏi sự nghiên cứu liên ngành

Ngoài các góc độ tiếp cận trên, gia đình còn được tiếp cận từ góc độ văn hoá Bởi xét cho cùng nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của gia đình

là văn hoá (chứ không phải ham muốn giới tính) Hơn nữa, trong các con đường riêng lẻ nghiên cứu gia đình, tiếp cận văn hoá là hướng đi mang tính bao quát nhất Bởi lẽ ở góc độ này, gia đình luôn được xem xét như một chỉnh thể toàn vẹn, một thực thể văn hóa

Có tác giả đồng nhất văn hoá gia đình với tất cả những biểu hiện của đời sống và sinh hoat gia đình Quan niệm này chưa thấy được các mối liên hệ của các

Trang 28

thành tố văn hoá gia đình như một chỉnh thể và những gì đang chi phối các thành tố này Bên cạnh đó nhiều người lại hiểu văn hóa gia đình không chỉ đơn giản là các yếu tố cấu thành nên văn hoá gia đình mà còn là tầng sâu tạo nên hạt nhân cơ bản của văn hoá đó chính là các chuẩn mực và các giá trị xã hội đang chi phối các phương thức kiếm sống cũng như các hành vi và cách ứng xử của các thành viên trong gia đình

Nói như vậy chúng ta thấy rằng cùng một hiện tượng nhưng đang có nhiều cách hiểu khác nhau Điều này xuất phát từ sự đa dạng trong cách hiểu về văn hoá Mỗi nhà nghiên cứu đều phân tích văn hoá gia đình theo cách nhìn nhận về văn hoá của mình Với mục đích nghiên cứu nhằm nắm rõ những đặc trưng văn hoá gia đình Việt Nam truyền thống và những biến đổi của văn hoá gia đình Việt Nam hiện nay,

từ đó có những lý giải liên quan đến văn hóa ứng xử trong gia đình, chúng tôi lựa

chọn khái niệm Văn hoá gia đình như sau:

Văn hoá gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù, điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình mang đặc trưng văn hóa của các cộng đồng, tộc người, dân tộc và khu vực khác nhau, được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội nhất định

Như vậy, có thể thấy rằng văn hóa gia đình là một hệ thống giá trị văn hóa được tích hợp từ các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại của một dân tộc, thể hiện nhận thức, thái độ, hành vi của các thành viên trong việc thực hiện các chức năng của gia đình và ứng xử trong các mối quan hệ cá nhân – gia đình – xã hội nhằm xây dựng gia đình bền vững

* Giá trị văn hóa gia đình

Khi nghiên cứu về hệ thống giá trị văn hóa gia đình, nhóm tác giả trong một

đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Bạo lực gia đình dưới góc độ tiếp cận văn hóa học đã xác định văn hóa gia đình bao gồm những nhóm giá trị văn hóa truyền thống

và hiện đại, bao gồm:

Trang 29

- Nhóm giá trị văn hóa tâm linh

- Nhóm giá trị tình cảm - đạo đức

- Nhóm giá trị xã hội - công dân

Nhóm giá trị văn hóa tâm linh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự gắn kết

các thành viên của gia đình trong một mối quan hệ dựa trên mối quan tâm về nguồn

gốc tổ tiên, giá trị của cuộc sống, sự thành đạt, hạnh phúc của mỗi con người và gia đình Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên là một giá trị văn hóa tâm linh của gia đình, đó

là “cái ý thức tiếp nối trong tâm linh người Việt Nam Một nước cũng như một nhà phải được trường tồn… được tồn tại là cái phúc của gia đình” Ở hầu hết các gia đình người Việt đều thờ cúng tổ tiên, thắp hương trong những ngày lễ tết, cúng giỗ… Văn hóa tâm linh của gia đình còn được thể hiện qua các tập tục lễ nghi trong tang ma, các

chu kỳ sống của con người (đầy tháng, thôi nôi, lên lão) Đó như là những điều kiện để các giá trị văn hóa tâm linh thấm sâu, chi phối nhận thức, thái độ và hành vi của các thành viên đối với sự ổn định của gia đình

Nhóm giá trị tình cảm - đạo đức là một giá trị văn hóa thuộc về bản chất văn

hóa của gia đình, đã được thể hiện sâu sắc, tinh tế trong gia đình truyền thống và hiện đại Việt Nam Gia đình được hình thành trên cơ sở tình yêu và mối quan hệ huyết thống, nên các giá trị tình yêu, sự chung thủy, nghĩa tình của mối quan hệ vợ chồng,

tình cảm gắn bó anh em, ông bà… là những giá trị cao quý mà tất cả các thành viên trong gia đình luôn luôn coi trọng

Nhóm giá trị xã hội - công dân là nhóm giá trị thể hiện mối quan hệ của cá nhân, gia đình với xã hội, là các giá trị văn hóa đảm bảo sự phát triển ổn định của cá nhân và gia đình với sự tác động của các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội…

Có thể nói, xây dựng văn hóa gia đình là điều kiện để các nhóm giá trị văn hóa gia đình lan tỏa, chi phối nhận thức, thái độ và hành vi của các thành viên gia đình xử lý các mối quan hệ trong và ngoài gia đình, hướng đến xây dựng gia đình hạnh phúc

Trang 30

1.2.1.3 Khái niệm văn hóa ứng xử trong gia đình

* Khái niệm ứng xử

Theo Watson J.-nhà nghiên cứu đại diện cho chủ nghĩa hành vi của Mỹ cho rằng: Ứng xử của cá nhân là quá trình tiếp nhận kích thích ngoại giới và phản ứng đáp lại kích thích đó của cơ thể Ông cho rằng mọi hành vi-ứng xử của con người cũng giống như loài vật Mọi tác nhân kích thích của ngoại giới: S-Stimulus tác động vào cơ thể đều cho ra một phản ứng trả lời: R-Responses Khi nghiên cứu ứng

xử của con người, chúng ta thường phải nghiên cứu những vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa S và R Tuy nhiên theo lý thuyết này, vai trò của ý thức không được Watson quan tâm, hành vi của con người còn mang tính thụ động Trong khi đó, nói đến ứng xử là nói đến cách sống, cách đối nhân xử thế, thái độ và hành vi của con người, của một nhóm xã hội nào đó đối với một vấn đề, một người hay một nhóm

xã hội khác Vì vậy ứng xử ở đây phải chứa đựng “ý thức” nhất định

Người ta thường đánh đồng giao tiếp, hành vi với ứng xử, tuy nhiên các khái niệm này là khác nhau “Ứng xử là thái độ, hành động, lời nói trong tình huống nhất định, và hành vi được xem như là những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra ngoài của một người trong hoàn cảnh cụ thể” [87, tr.720] Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể Con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cách nói năng, cử chỉ Ứng xử như thế nào phụ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả cao trong giao tiếp Ứng xử được thể hiện trong một tình huống giao tiếp cụ thể, song không phải mọi sự giao tiếp đều có sự ứng xử xảy ra

Như vậy, cho dù có nhiều cách hiểu khác nhau về ứng xử, chúng ta đều thấy

có một điểm chung: ứng xử chính là sự ứng phó, đối xử lại một kích thích, tác động nào đó của chủ thể

Trong trường hợp chủ thể là con người thì ứng xử này chịu sự chi phối bởi vai xã hội mà con người cụ thể đó đang đảm nhận khi tham gia vào các mối quan hệ

xã hội nhất định Theo các nhà nghiên cứu, điểm đáng lưu ý để cho rằng một người

Trang 31

nào đó có xuất hiện hành vi ứng xử hay không chính là vai xã hội và quan hệ xã hội Nếu hành động nào đó thể hiện được vai xã hội mà cá nhân đó tiếp nhận và được thực hiện trong một mối quan hệ nhất định thì hành động đó được coi là hành vi ứng xử Như vậy chưa hẳn khi tiếp nhận một kích thích nào đó con người mới có những phản ứng mà ở trình độ cao hơn, con người có nhận thức, tư duy nên có thể chủ động tạo ra những phản ứng, thực hiện những hành vi mà không cần phải có sự kích thích nào hoặc có thể không cần thiết phải có những hành động tức thời đáp trả NCS cho rằng đây chính là hướng tiếp cận về ứng xử phù hợp với nội dung nghiên cứu của luận án đó là vấn đề ứng xử trong gia đình Vì trong gia đình ứng xử rất quan trọng trong việc thể hiện được vai của mình trong từng mối quan hệ: quan

hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ và con cái, quan hệ với họ hàng, họ tộc anh em Với nhận định trên NCS lựa chọn khái niệm mà nhà nghiên cứu Triệu Quốc Vinh đã đưa

ra về ứng xử như sau: “Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có lựa chọn,

có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng-tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất” [105, tr.12]

*Các kiểu ứng xử

Hiện nay có nhiều cách phân chia ứng xử tùy theo quan điểm và hướng tiếp cận vấn đề của mỗi người Có nhiều căn cứ để phân chia các loại ứng xử Tất nhiên các cách phân chia này chỉ là tương đối Dựa vào yêu cầu đạo đức của xã hội: có ứng xử tốt, đúng mực và ứng xử xấu Dựa vào phong cách ứng xử: có ứng xử độc đoán, ứng xử tự do, ứng xử dân chủ Dựa vào kiểu hình thần kinh của khí chất: có ứng xử mạnh mẽ, ứng xử linh hoạt, ứng xử bình thản và ứng xử chậm…

Nhìn một cách tổng thể, để nhấn mạnh vai trò của ứng xử không chỉ đối với

cá nhân mà còn đối với sự phát triển của toàn xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta thấy phân chia ứng xử dựa vào các giá trị nhân văn là cần thiết Phân chia các kiểu ứng xử để chúng ta kiểm soát các hành vi của con người

Trang 32

một cách toàn diện và ý nghĩa hơn là chúng ta cần phải xây dựng những giá trị ứng

xử tốt đẹp không chỉ ở mỗi quốc gia mà trên toàn thế giới Theo cách phân chia này, chúng ta có những kiểu ứng xử sau:

- Nhóm các giá trị ứng xử đối với bản thân và đối với người khác: điều này được thể hiện trong việc giữ gìn sức khỏe, hình ảnh của bản thân, biết tôn trọng, chia sẻ với người khác, biết lắng nghe, giúp đỡ mọi người…

- Nhóm các giá trị ứng xử trong gia đình và đối với bạn bè: mỗi người phải biết làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình trong gia đình, biết quý trọng, kính trọng người trên, biết chia sẻ với bạn bè…

- Nhóm các giá trị ứng xử với xóm giềng và cộng đồng, với xã hội và quốc gia: sống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, chấp hành tốt pháp luật, làm tròn trách nhiệm của công dân…

- Nhóm các giá trị ứng xử đối với cộng đồng thế giới: mỗi người sinh ra đều

có một quê hương và đất nước của mình song đều phải tôn trọng văn hóa của các quốc gia khác, có tinh thần hợp tác cùng phát triển, có ý thức giữ gìn hòa bình, hạnh phúc của thế giới…

- Nhóm các giá trị ứng xử với tương lai: hiện nay không chỉ có Việt Nam mà rất nhiều quốc gia khác trên thế giới đang phải gánh chịu hậu quả của các việc khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề sức khỏe toàn cầu… Vì vậy, mỗi người dù ở quốc gia nào cũng cần hiểu biết rõ trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ, tạo dựng tương lai tốt đẹp cho các thế hệ sau không chỉ cho dân tộc mình mà cho toàn nhân loại

* Văn hóa ứng xử trong gia đình

Văn hóa ứng xử đã từ lâu được mọi người nhắc đến mỗi khi muốn đề cập đến những nét đẹp được thể hiện qua các hành vi, cử chỉ, thái độ của con người, nó thể hiện mức độ nhất định nào đó về nhận thức, tư duy của một cá nhân trong mối quan hệ con người với con người, với chính cá nhân mình và giữa con người với môi trường tự nhiên xung quanh

Khuôn mẫu ứng xử là những hành vi ứng xử được lặp đi, lặp lại trên nền cảnh của đời sống cộng đồng, được cộng đồng lựa chọn, thừa nhận và chấp nhận,

Trang 33

được đem vào vận thông trong đời sống cộng đồng Khi đó khuôn mẫu trở thành các khuôn thước quy định, hướng dẫn và đánh giá hành vi của cá nhân trong các quan hệ cộng đồng Khuôn mẫu trở thành thói quen được mọi thành viên cộng đồng làm theo, hướng đến như một giá trị cao quý, đó chính là văn hóa hứng xử

Văn hóa ứng xử trong gia đình là cách ứng xử mà các thành viên của gia đình học được và chọn lọc, thừa nhận, chấp nhận trong quá trình chung sống trở thành khuôn mẫu nền nếp, truyền thống, gia phong của gia đình Cách ứng xử ấy chi phối quan niệm và hành vi của các thành viên gia đình trong các quan hệ của họ với nhau

Văn hóa ứng xử trong GĐT cũng giống như văn hóa ứng xử trong gia đình nói chung, song có những nét đặc thù sau:

- Đang trong quá trình hình thành vì GĐT mới được tạo lập;

- Đang trong quá trình chọn lựa, xác lập;

- Dễ tiếp nhận các yếu tố mới, ngoại lai;

1.2.2 Quan niệm về đô thị và đô thị hóa

1.2.2.1 Quan niệm về đô thị

Các quốc gia khác nhau có cách hiểu đô thị theo quan điểm riêng của mình

Ở Việt Nam, theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, đô thị là “nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể có cả công nghiệp; là thành phố hoặc thị trấn” [96] Có định nghĩa giải thích đô thị khá chi tiết: “Đô thị là điểm dân

cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ,

có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và dân cư nội thị không dưới 4.000 người (đối với miền núi là 2.000 người), với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 60% Đô thị bao

Trang 34

gồm: thành phố, thị xã, thị trấn Trong đô thị có các khu vực mang những chức năng

khác nhau như khu trọng tâm, khu ở, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí…”[33,

tr.4] Theo định nghĩa vừa nêu, một trong những điều kiện của đô thị là phải có hạ tầng cơ sở đô thị thích hợp Hạ tầng đô thị bao gồm hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật Hạ tầng xã hội gồm: nhà ở, các công trình phục vụ, công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, thương nghiệp dịch vụ công cộng Hạ tầng kỹ thuật gồm:

hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng: điện, chất đốt, nhiệt sưởi ấm; hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước; hệ thống quản lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường Mạng lưới giao thông có mạng lưới thuộc hai hệ thống giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông đô thị, là bộ phận quan trọng bậc nhất trong hạ tầng kỹ thuật đô thị

1.2.2.2 Quan niệm về đô thị hóa

Có nhiều cách hiểu khác nhau về đô thị hóa Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam [95] đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội Theo Bách khoa toàn thư, đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian Nếu tính theo cách thứ nhất, chúng ta hay gọi là mức độ đô thị hóa, còn nếu theo cách tính thứ hai, chúng ta gọi đó là tốc độ đô thị hóa

Như vậy, nói đến đô thị hóa là đề cập đến quá trình hình thành và phát triển,

mở rộng các thành phố gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi nước Đó cũng là quá trình biến đổi các khu vực nông thôn thành đô thị, biến các vùng có mật độ dân cư thưa thớt thành các vùng có mật độ dân cư đông đúc, có hoạt động kinh tế-xã hội phong phú, dồi dào, có đời sống tinh thần và vật chất cao hơn các vùng lân cận Quá trình đô thị hóa cũng được hiểu là quá trình cải biến cơ cấu kinh tế của từng khu vực theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch

vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế Đô thị hóa không chỉ vì sản xuất, trong đó biến con người thành phương tiện sản xuất, mà quá trình

Trang 35

đô thị hóa phải vì con người, phải làm cho cuộc sống của con người hòa hợp về mặt quan hệ xã hội và quan hệ với thiên nhiên [59, tr.54]

Qua thực tiễn quá trình ĐTH ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam, chúng

ta thấy rằng quá trình ĐTH gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ làm thay đổi kinh tế, phân bố dân cư, tạo sự chuyển biến trong đời sống văn hóa của người dân

Có thể thấy ĐTH có những đặc điểm cơ bản sau:

- Sự dịch chuyển, tập trung dân cư thành từng vùng có mật độ cư trú cao

- Sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế-nghề nghiệp theo hướng giảm thiểu sản xuất nông nghiệp, vai trò của các ngành công nghiệp thương mại và dịch vụ ngày một tăng lên

- Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật được hiện đại hóa, các công trình công cộng phát triển để trở thành nền tảng của đời sống, lợi ích chung của số đông cư dân

- Sự hình thành, củng cố lối sống đô thị, văn hóa đô thị (nhu cầu văn giáo dục đa dạng, phong phú; phạm vi giao tiếp rộng với cường độ cao; việc sử dụng thời gian rỗi đa dạng tùy thuộc cá tính, tự do cá nhân; nghề nghiệp và không gian cư trú, làm việc có tính cơ động…[54]

hóa-ĐTH là nhân tố cơ bản (và cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa) làm biến đổi thành phần dân cư của các địa bàn diễn ra quá trình đô thị hóa và lối sống của

họ, văn hóa ứng xử xã hội của họ, trong đó có văn hóa ứng xử trong gia đình Lý giải điều này, các tác giả Từ điển bách khoa Việt Nam viết:

Đô thị hóa xuất hiện làm gia tăng sự phát triển giao thông với các vùng nông nghiệp xung quanh và các đô thị khác; phát triển văn hóa và phân công lao động theo lãnh thổ, tăng cường thành phần công nhân, trí thức, thương nhân, kỹ thuật viên ( ) Đô thị đặc trưng bằng quy mô, mật độ và tính không đồng nhất là nhân tố quyết định chủ yếu các loại hình hành vi ứng xử xã hội khác nhau [95, tr.1046]

1.2.3 Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài luận án

Để nghiên cứu đề tài luận án, NCS đã sử dụng các cơ sở lý thuyết sau: lý thuyết về văn hóa ứng xử, lý thuyết về đô thị hóa và các lý thuyết liên quan đến biến

Trang 36

đổi văn hóa Lý thuyết về văn hóa ứng xử và lý thuyết đô thị hóa đã được trình bày

ở phần các khái niệm cơ bản Ở đây, NCS xin được giới thuyết về các lý thuyết liên quan đến biến đổi văn hóa và sự vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu biến đổi văn hóa ứng xử trong gia đình tại hai địa bàn khảo sát ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa hiện nay

Biến đổi văn hóa là vấn đề mà nhiều ngành khoa học như văn hóa học, nhân học, xã hội học nghiên cứu

Hầu hết các nhà nghiên cứu khi đề cập đến biến đổi văn hóa đều cho rằng không có nền văn hóa nào đứng yên một chỗ và cũng không có một nền văn hóa nào không có sự thay đổi so với thời kỳ đầu của nó Ngay từ thế kỷ thứ XIX, E.B.Tylor và L.Morgan-các nhà khoa học khởi xướng thuyết tiến hóa luận) cho rằng: “Sự phát triển tiến bộ, tiến hóa của các nền văn hóa là xu hướng chính trong lịch sử loài người Xu hướng phát triển này là rất hiển nhiên, vì rằng có nhiều dữ kiện theo tính liên tục của nó có thể sắp xếp vào một trật tự xác định, mà không thể

làm ngược lại” [90, tr.36] Theo tác giả Ph.Ratxen (người Đức) trong cuốn Địa lý học nhân loại, Nhập môn dân tộc học đã có những kết luận về sự truyền bá các nền

văn hóa trong không gian, về sự hình thành và nguồn gốc của chúng Tác giả cho rằng nguồn gốc cơ bản của những biến đổi trong các nền văn hóa là ở những tiếp xúc qua lại giữa chúng Các đại biểu của xu hướng truyền bá cho rằng sự truyền bá, tiếp xúc, đụng chạm, hấp thụ, thiên di văn hóa là nội dung chủ yếu của quá trình lịch sử Khoảng những năm 20 đến những năm 50 của thế kỷ XX, một phương pháp tiếp cận văn hóa đã tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ảnh hưởng lớn đến nước Anh, đó là lý thuyết chức năng Theo quan điểm của hai nhà nghiên cứu Radcliffe Brown và Malinowski, một nền văn hóa thay đổi khi nó chịu những tác động bên ngoài Đến năm 1955 tác giả Julian Steward đã khởi xướng phương pháp tiếp cận biến đổi văn hóa trong nhân học văn hóa Bắc Mỹ về sinh thái văn hóa Theo tác giả, biến đổi có thể là sự kiện tình cờ do tiếp xúc giữa các nền văn hóa với nhau, hoặc có thể là một sản phẩm ngẫu nhiên của lịch sử Bằng những nghiên cứu của mình, Julian chứng minh rằng biến đổi văn hóa có thể được giải thích chủ yếu

Trang 37

xét về sự thích nghi tiến bộ của một nền văn hóa nào đó với môi trường của chúng Như vậy, có rất nhiều cách tiếp cận và giải thích về biến đổi văn hóa Ở đây chúng

ta cần thống nhất quan điểm về biến đổi văn hóa như trong cuốn từ điển Các khái niệm nhân học văn hóa đã chỉ rõ: Biến đổi văn hóa bao hàm những sự chia sẻ, những sự biến đổi tương đối lâu dài của những mô hình ứng xử và niềm tin văn hóa Nhìn ở khía cạnh lịch sử, xã hội nào cũng biểu lộ những sự biến đổi, cũng trộn lẫn những sự tiếp nối và biến đổi [90, tr.11]

Từ những nghiên cứu về biến đổi văn hóa nói chung có thể vận dụng vào nghiên cứu biến đổi văn hóa ứng xử của gia đình trẻ ở hai nơi khảo sát (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai và thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) trong quá trình đô thị hóa hiện nay Bởi lẽ văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử của GĐT nói riêng là một bộ phận của văn hóa (một nền văn hóa), chúng cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa tác động Chúng cũng đã

và đang biến đổi cùng với văn hóa nói chung trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa diễn ra ở nước ta Hơn thế, hai địa bàn khảo sát trên là hai địa bàn đã và đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh ở Hà Nội hiện nay Chính quá trình ĐTH gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã dẫn đến việc ra đời của quận Hoàng Mai trong đó có phường Tân Mai và chuyển xã Trâu Quỳ thành thị trấn Trâu Quỳ của huyện Gia Lâm từ 01/01/2004 theo Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính Phủ

Sau khi phường Tân Mai và thị trấn Trâu Quỳ trở thành đô thị thì văn hóa của cộng đồng cư dân ở đây biến đổi từ văn hóa mang tính nông dân, nông thôn, nông nghiệp của làng xã thành văn hóa thị dân, đô thị Văn hóa gia đình và văn hóa ứng xử của gia đình, đặc biệt là văn hóa ứng xử của GĐT cũng có sự biến đổi theo

xu thế thị dân, đô thị Sự biến đổi văn hóa của GĐT vừa là kết quả, vừa là biểu hiện

về biến đổi văn hóa của hai địa bàn trên, đó là vấn đề mà đề tài luận án nghiên cứu

Vận dụng lý thuyết biến đổi văn hóa để chỉ ra vai trò của các yếu tố tác động đến sự biến đổi văn hóa ứng xử trong GĐT như thế nào? Sự biểu hiện biến đổi các hành vi ứng xử trong các quan hệ của GĐT như thế nào? Những vấn đề gì đặt ra và

Trang 38

xu hướng biến đổi văn hóa ứng xử trong GĐT hiện nay ra sao? Tất cả các nội dung nghiên cứu đó đều có thể nhìn nhận từ lý thuyết biến đổi văn hóa mà các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã khái quát

1.3 Khái quát về gia đình trẻ ở hai địa bàn khảo sát tại Hà Nội trong quá trình đô thị hóa hiện nay

1.3.1 Khái lược về đô thị hóa ở Hà Nội hiện nay

1.3.1.1 Khái lược về Hà Nội

Hà Nội là thành phố loại 1, trực thuộc Trung ương Thủ đô Hà Nội kể từ sau Nghị quyết số 15/2008/QH, ngày 01/8/2008 đến nay gồm 30 đơn vị hành chính cấp huyện, quận và tương đương, 12 quận đó là: Ba Đình, Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hà Đông, Long Biên, Thanh Xuân, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam

Từ Liêm; 17 huyện: Chương Mỹ, Ba Vì, Đan Phượng, Đông Anh, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Gia Lâm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Trì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Thường Tín và một thị xã Sơn Tây Đến nay, thành phố có tổng diện tích 3.348,5km2[77, tr24] Hà Nội là 1 trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới Với diện tích này, Hà Nội trở thành thành phố lớn thứ 11 trên thế giới và là thủ đô lớn thứ hai trên thế giới, rộng hơn cả Pari, Matxcơva, London và chỉ đứng sau Tokyo

Về điều kiện dân số, Hà Nội có 6,452 triệu người (theo kết quả điều tra năm 2009) Số người nhập cư hàng năm vào Hà Nội khoảng từ 40.000-60.000 người, trong khi đó số người xuất cư khỏi Hà Nội chiếm 50% số nhập cư Điều này đã làm tăng tỷ lệ dân cư Hà Nội trong nhiều năm gần đây và tình trạng này sẽ vẫn còn tiếp tục tăng trong thời gian tới [59, tr.15] Theo dự tính, đến năm 2030, dân số của Hà Nội sẽ tăng lên hơn 10 triệu người

Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính từ năm 2008 đến nay, kinh tế Hà Nội tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của

cả nước Nguồn thu ngân sách của thành phố tăng Năm 2008 thu ngân sách đạt 72.407

tỷ đồng, sau năm năm, năm 2013 con số này đã tăng lên 138.373 tỷ đồng Tổng thu ngân sách nhà nước của thành phố giai đoạn 2008-2013 là 657.855 tỷ đồng

Trang 39

2008 2009 2010 2011 2012 2013 72.407 85.448 108.301 121.919 131.407 138.373

BĐ 1.1 Thu ngân sách nhà nước của Hà Nội giai đoạn 2008-2013

(Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội (2013), Niên giám thống kê 2012, Hà Nội)

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội đến năm

2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2016-2020 đạt khoảng 11-12%/năm và khoảng 9,5-10% /năm thời kỳ 2021-2030 GDP bình quân đầu người Hà Nội đến năm 2020 đạt khoảng 7.100-7.500 USD và phấn đấu tăng lên 16.000-17.000 USD vào năm 2030 Quy mô dân số Hà Nội đến năm 2020 khoảng 7,9-8 triệu dân và đến năm 2030 khoảng 9,2 triệu người

Để phát triển Hà Nội thành đô thị chiến lược của cả nước, định hướng chung của thành phố là xây dựng không gian đô thị Hà Nội theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh, các thị trấn và vùng nông thôn được kết nối với nhau chặt chẽ Đô thị trung tâm có khu nội đô lịch sử, khu nội đô mở rộng Đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4, về phía Bắc đến huyện Mê Linh và huyện Đông Anh, phía đông đến Long Biên và Gia Lâm Các khu đô thị vệ tinh sẽ được phát triển bao gồm đô thị Hòa Lạc, đô thị Xuân Mai, đô thị Phú Xuyên, Sóc Sơn, Sơn Tây

Như vậy với tầm nhìn chiến lược và định hướng trên, Hà Nội sẽ là trung tâm phát triển chiến lược của Việt Nam với hình ảnh về một đô thị phát triển về mọi mặt

Trang 40

1.3.1.2 Tình hình đô thị hóa ở Hà Nội

ĐTH đang diễn ra với tốc độ nhanh tại thủ đô Hà Nội Nhìn lại quá khứ, theo nhiều tác giả [54], quá trình ĐTH của Hà Nội được khái quát như sau:

Sau năm 1975, đất nước thống nhất mở ra một giai đoạn phát triển mới cho

Hà Nội Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 163/CP ngày 17/7/1976 về việc phê duyệt Quy hoạch Hà Nội đến năm 2000 Theo đó, dân số nội thành là 1,5 triệu người; ngoại thành trở thành vành đai xanh cung cấp thực phẩm, nơi bố trí các hoạt động văn hóa nghỉ ngơi, các công trình đầu mối giao thông và vành đai bảo vệ môi trường; các thành phố vệ tinh xung quanh Hà Nội làm chức năng công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ du lịch nghỉ mát bao gồm Xuân Mai-Sơn Tây; Vĩnh Yên-Tam Đảo-Bắc Ninh

Trên cơ sở định hướng trên, Hà Nội được mở rộng địa giới lần thứ hai Ngày 29/12/1978, tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa VI đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập 5 huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình và hai huyện Sóc Sơn, Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc vào thành phố Hà Nội Sau khi mở rộng, dân số Hà Nội lên đến gần 2,5 triệu người

Đặc điểm chung của đô thị hóa ở các xã thời kỳ này diễn ra từ từ Đại đa số người dân vẫn làm nghề nông, chưa có hiện tượng nhập cư vào nội thành nhiều

Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã tạo ra bước ngoặt lớn Nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho đời sống gia đình có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự xuất hiện của kinh tế hộ gia đình Chính sách phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh, việc nới lỏng kiểm soát về hộ khẩu khiến tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, dòng

di cư từ nông thôn ra đô thị ngày càng lớn Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ [83], định hướng quy hoạch đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã tạo điều kiện cho quá trình ĐTH ngày càng nhanh trên phạm vi toàn quốc nói chung và Hà Nội nói riêng Với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 8%, Chính phủ dự kiến đến năm 2020, GDP đầu người sẽ đạt 5.000USD, dân số đô thị trên số dân toàn quốc là 45 % và nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp

Ngày đăng: 07/11/2016, 10:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, (Tái bản), Nxb. Văn hóa- thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb. Văn hóa-thông tin
Năm: 2000
2. Nguyễn Thị Vân Anh, Lê Khanh (Chủ biên) (2000), Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình ở Hà Nội, Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam-Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam qua các năm, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình ở Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh, Lê Khanh (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2000
3. Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Bích Hòa (2004), “Mâu thuẫn, xung đột trong GĐT qua một cuộc khảo sát”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, Số 2, tr. 20-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mâu thuẫn, xung đột trong GĐT qua một cuộc khảo sát”, "Tạp chí Khoa học về phụ nữ
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Bích Hòa
Năm: 2004
5. Ban Chấp hành Đảng bộ phường Tân Mai (2014), Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Tân Mai, Nxb. Chính trị-hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Tân Mai
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Tân Mai
Nhà XB: Nxb. Chính trị-hành chính
Năm: 2014
6. Mai Huy Bích (1993), Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Mai Huy Bích
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 1993
7. Mai Huy Bích (2003), Xã hội học gia đình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học gia đình
Tác giả: Mai Huy Bích
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 2003
8. Trần Văn Bính (2000), “Toàn cầu hóa và vấn đề gia đình”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 3, tr. 26-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa và vấn đề gia đình"”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
Tác giả: Trần Văn Bính
Năm: 2000
9. Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên) (2001), Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay, Nxb.Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia
Năm: 2001
10. LêThị Bừng (1999), “Cách ứng xử giữa cha mẹ và con cái”, Tạp chí Tâm lý học, Số 4, tr. 28-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách ứng xử giữa cha mẹ và con cái”, "Tạp chí Tâm lý học
Tác giả: LêThị Bừng
Năm: 1999
11. Lê Thị Bừng (1998), Tâm lý học ứng xử, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học ứng xử
Tác giả: Lê Thị Bừng
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1998
12. C.Mác-Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác-Ph.Ănghen
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1995
13. C.Mác-Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác-Ph.Ănghen
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1995
14. Bùi Minh Châu (2002), Văn hóa gia đình, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa gia đình
Tác giả: Bùi Minh Châu
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin
Năm: 2002
15. Phạm Khắc Chương, Hoàng Anh (1999), “Người cao tuổi trong gia đình trẻ hiện nay”, Tạp chí Tâm lý học, Số 4, tr.17-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người cao tuổi trong gia đình trẻ hiện nay”, "Tạp chí Tâm lý học
Tác giả: Phạm Khắc Chương, Hoàng Anh
Năm: 1999
16. Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Hằng (2011), Văn hóa ứng xử trong gia đình, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ứng xử trong gia đình
Tác giả: Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Hằng
Nhà XB: Nxb. Thanh Niên
Năm: 2011
17. Cục Thống kê Hà Nội (2013), Niên giám thống kê 2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2012
Tác giả: Cục Thống kê Hà Nội
Năm: 2013
18. Vũ Hiếu Dân, Ngân Hà (2001), Văn hóa tâm lý gia đình, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm lý gia đình
Tác giả: Vũ Hiếu Dân, Ngân Hà
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
19. Phạm Tất Dong (Chủ biên) (2001), Vai trò của gia đình và cộng đồng với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của gia đình và cộng đồng với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Tác giả: Phạm Tất Dong (Chủ biên)
Năm: 2001
20. Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Thu Hà (1999), Từ điển văn hóa gia đình, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn hóa gia đình
Tác giả: Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Thu Hà
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin
Năm: 1999
21. Dương Tự Đam (1994), Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách thanh niên, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách thanh niên
Tác giả: Dương Tự Đam
Nhà XB: Nxb. Thanh Niên
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w