1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên

89 2,8K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 3,87 MB

Nội dung

Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THU QUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ F1 (TRỐNG MÔNG X MÁI AI CẬP) VÀ

F1(TRỐNG MÔNG X MÁI LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI BÁN CHĂN THẢ TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THANH VÂN

THÁI NGUYÊN - 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THU QUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ F1 (TRỐNG MÔNG X MÁI AI

CẬP) VÀ F1(TRỐNG MÔNG X MÁI LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI BÁN CHĂN THẢ TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Trang 3

Nhằm khai thác và khơi dậy các tính trạng tốt, có ích trong chăn nuôi, song song với việc nhập và nuôi thích nghi các giống gà ngoại, biện pháp lai kinh tế giữa các dòng, giống gà ngoại với các dòng, giống gà trong nước cũng được đặc biệt chú trọng Trong các giống gà nội, gà Mông là giống gà có nhiều đặc tính quý như: da đen, xương đen, thịt đen có thể làm vị thuốc chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ, không những thế giống gà này còn nổi tiếng bởi lượng mỡ ít, thịt dai chắc thơm ngon phù hợp với sở thích ẩm thực của người Việt Nam, tuy nhiên đây là giống gà có ý nghĩa kinh tế không lớn lắm bởi năng suất sinh sản thấp, nếu để tự nhiên thì gà Mông khó phát triển thành sản phẩm hàng hoá

Để kết hợp những ưu điểm của các giống gà trên tạo ra sản phẩm hàng hoá gà da đen, thịt đen, xương đen có năng suất và chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đối với người chăn nuôi khu vực trung du, miền núi, chúng tôi tiến hành nghiên

Trang 4

cứu đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên”

2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá đặc điểm ngoại hình của hai ổ hợp lai F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập)

- Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của hai tổ hợp lai F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập)

- Kết quả của đề tài cung cấp số liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo - Thăm dò thị hiếu người tiêu dùng để có cơ sở nhân rộng gà lai nuôi ở nông hộ các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc

Trang 5

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Cơ sở khoa học của lai kinh tế

Lai kinh tế là phương thức lai giữa hai cá thể thuộc hai dòng hoặc hai giống khác nhau, con lai F1 không sử dụng làm giống mà để khai thác sản phẩm thịt, trứng, sữa, lông, da lai kinh tế còn gọi là lai công nghiệp vì chỉ sử dụng F1 làm sản phẩm, nên sản phẩm có thể sản xuất nhanh, hàng loạt, có chất lượng trong một đơn vị thời gian tương đối ngắn (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995 [38] ) Người ta tiến hành lai kinh tế là để sử dụng ưu thế lai làm tăng nhanh mức độ trung bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng thuần, nhất là đối với các tính trạng khối lượng, tăng trọng, tăng các chiều đo Con lai có thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố, mẹ hoặc cũng có thể phối hợp được những đặc tính của hai giống đó, có trường hợp con lai vẫn giữ nguyên tính bảo thủ của một trong hai giống

Năng suất vật nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là bản chất di truyền và ngoại cảnh Do vậy trong chăn nuôi có hai hướng chủ yếu để nâng cao năng suất vật nuôi là cải tiến bản chất di truyền của vật nuôi và cải tiến phương pháp chăn nuôi

Bên cạnh việc chọn lọc, nhân giống thuần chủng, lai tạo là phương pháp cải tiến di truyền có hiệu quả cao và nhanh Nhận thức điều này, từ lâu con người đã chú trọng công tác lai tạo Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995 [38] kể từ những giống vật nuôi đầu tiên được tạo ra từ cuối thế kỷ XVIII, các giống mới đều được hình thành bằng con đường lai tạo và những giống gốc ban đầu ít nhiều có pha máu giữa các giống khác nhau Cho đến nay việc tạo ra sản phẩm như thịt, sữa, trứng, lông phần lớn đều được thông qua lai tạo và việc lai tạo cũng đã có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sản phẩm Các giống, dòng càng thuần bao nhiêu thì con lai càng có ưu thế lai cao bấy nhiêu (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995 [ 38 ])

Trang 6

Trong lịch sử nghiên cứu về lai tạo, Đacuyn là người đầu tiên nêu lên lợi ích của việc lai tạo, ông đã kết luận rằng lai là có lợi, tự giao là có hại đối với động vật

Trong quá trình nghiên cứu di truyền, Mendel đã đưa ra một nguyên tắc hoàn toàn mới để nghiên cứu đó là phương pháp lai, liên quan đến việc nghiên cứu đặc điểm di truyền của những tính trạng và đặc tính riêng rẽ

Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1975 [36] cho rằng lai tạo nhằm mục đích lay động tính bảo thủ sẵn có trong từng cá thể, từng dòng, từng giống, phát huy những bản chất di truyền tốt của con lai tạo nên các tổ hợp lai mới có năng suất cao hơn, hiệu quả chăn nuôi tốt hơn

Lai tạo còn nhằm sử dụng hiện tượng sinh học quan trọng đó là ưu thế lai, làm cho sức sống của con vật, sức miễn dịch đối với bệnh tật và các tính trạng kinh tế được nâng cao, đồng thời thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các tổ hợp lai, ưu thế lai làm căn cứ cho việc chọn lọc giống gia súc (Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân, 1994 [29])

Từ những nguyên lý trên các nhà khoa học kết luận: để tăng năng suất vật nuôi, trong công tác giống hiện nay chính là nhờ quá trình lai tạo Tuỳ theo mục đích lai tạo mà các nhà tạo giống có thể áp dụng các phương pháp lai khác nhau như: Lai kinh tế, lai pha máu, lai cải tiến, lai gây thành, lai xa trong đó lai kinh tế được áp dụng rộng rãi nhất Khi nghiên cứu phương pháp lai kinh tế, người ta thường quan tâm đến khả năng phối hợp, bởi vì nếu khả năng phối hợp tốt sẽ tạo ra ưu thế lai cao

Nguyễn Ân và cộng sự, 1983 [1] khi nghiên cứu về lai kinh tế đã đưa ra kết luận: để lai kinh tế có hiệu quả thì phải tiến hành chọn lọc tốt các dòng thuần chủng làm cho các cá thể dị hợp tử sẽ giảm đi và các cá thể đồng hợp tử tăng lên

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới như Wassen (1928), Kawahara (1960), Kushner (1954,1958), Fomla (1964) cho rằng khi chọn đúng cặp bố mẹ cho giao phối thì con lai có sức sống cao ở thời kỳ phôi và hậu phôi, sản lượng trứng tăng và chi phí thức ăn giảm (Nguyễn Ân và cộng sự, 1983)[1]

Trang 7

Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [37] cho rằng trong thực tế chăn nuôi không phải bất cứ giống nào, dòng nào cho lai cũng cho kết quả tốt, tức là khi chọn phối các cặp bố mẹ phải có khả năng phối hợp khả năng phối hợp phụ thuộc vào mức độ chọn lọc các giống gốc, nếu các giống gốc có áp lực chọn lọc cao, có tiến bộ di truyền lớn thì khi cho lai với nhau có khả năng phối hợp cao

Giống gia súc, gia cầm là một quần thể lớn Trong giống lại bao gồm nhiều dòng, mỗi dòng lại có đặc điểm chung của giống, nhưng lại có những đặc điểm di truyền riêng biệt Sự khác biệt mỗi dòng về kiểu gen chính là yếu tố quyết định ưu thế lai

Trong công tác giống gia cầm hiện nay, thay thế cho phương pháp lai giữa các giống như trước đây phương pháp lai giữa các dòng là phổ biến Người ta lai các dòng gà khác biệt về kiểu gen, nhưng lại có khả năng kết hợp được trong cùng một cơ thể Vì vậy, mà phải chọn các dòng gà có khả năng kết hợp tốt

Trong công tác nhân giống thuần chủng, công tác chọn giống rất chặt chẽ, đàn giống được chọn ra từ những cá thể có năng suất cao hơn hẳn năng suất bình quân toàn đàn, nhưng không phải tất cả các cá thể có năng suất cao đều có chất lượng di truyền tốt Vì thế, muốn nâng cao năng suất chất lượng thì người ta phải thực hiện phương pháp lai tạo Nhưng muốn đạt hiệu quả cao trong lai tạo thì chọn giống phải đi theo một hướng nhất định là chọn lọc có định hướng, nếu không thì sự phối hợp giữa các dòng sẽ dẫn đến kết quả năng suất và chất lượng con lai không đạt như mong muốn Do đó, muốn gia cầm lai có năng suất cao thì không thể cho giao phối một cách ngẫu nhiên mà phải cho giao phối giữa các dòng đã được qui định, những dòng này đã được kiểm tra chất lượng, năng suất theo một phương pháp chọn giống nhất định và được thực hiện nghiêm ngặt trong những cơ sở giống

Theo Hoàng Kim Loan, 1973 [23] gia cầm lai không những thể hiện được chất lượng tổng hợp của các dòng thuần mà còn đạt hiệu quả của ưu thế lai từ 5-20% Có thể nói đây là sự ưu đãi của thiên nhiên mà con người có thể sử dụng tốt, nếu nắm được quy luật của phương pháp này và biết cách tổ chức sản xuất, sử dụng các gia cầm lai giữa các dòng là một trong những vấn đề quan trọng nhất

Trang 8

Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1975 [36] thì trên thế giới, phương pháp lai kinh tế được sử dụng rất nhiều, có những nước 80% sản phẩm thịt là do lai kinh tế Ở Việt Nam đã nghiên cứu công thức lai giữa các tổ hợp lai như: gà Tam Hoàng với gà Ri, gà Hồ, gà Mía với gà Tam Hoàng, gà Kabir với gà Ri, gà Rhode với gà Ri thường con lai F1 có khả năng cho thịt trứng cao hơn trung bình gà bố mẹ

Trong công tác giống gia cầm, khi lai kinh tế người ta có thể dùng phương pháp lai đơn hoặc lai kép, nhưng đôi khi cũng sử dụng phương pháp lai ngược

- Lai đơn:

Là phương pháp lai giữa con đực và con cái thuộc hai dòng, giống khác nhau để sản suất ra con lai F1, tất cả con lai F1 đều được sử dụng để nuôi thương phẩm và không dùng để làm giống Trong công tác giống gia cầm lai đơn thường được sử dụng khi lai giữa các giống gà địa phương với các giống gà ngoại nhập cao sản thường được sử dụng nhiều trong sản suất gà kiêm dụng trứng thịt nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao của gà địa phương và khả năng sinh trưởng nhanh, sức đẻ cao, ấp nở tốt của gà cao sản nhập nội

- Lai kép:

Đây là phương pháp lai kinh tế phức tạp Trước tiên cho lai giữa hai dòng hoặc hai giống A và B để tạo đời 1: FAB, lai giữa hai dòng hoặc hai giống C và D để tạo con đời 1: FCD Sau đó cho lai con lai FAB với con lai FCD để được con lai đời 2: FABCD Tất cả con lai đời 2 đều sử dụng nuôi thương phẩm và không dùng để làm giống Phương pháp này được sử dụng phổ biến để tạo gà thương phẩm chuyên trứng, chuyên thịt, chẳng hạn đối với gà hướng trứng lai 4 dòng như Goldline 54, Hisex, ISA Brown, Lohmann Brown với gà hướng thịt như BE88, Avian, Abor Acres, Lohmann meat Theo kết luận của nhiều nhà khoa học thì lai 4 dòng là tốt nhất đối với gà hướng trứng và gà hướng thịt Ngoài việc tạo ưu thế lai với con lai thương phẩm, còn có hiện tượng các gen liên kết với giới tính để phân biệt gà trống và gà mái từ lúc 1 ngày tuổi thông qua màu lông hoặc tốc độ mọc lông cánh

- Lai kinh tế ngược:

Trang 9

Là phương pháp cho con đực và con cái thuộc hai giống khác nhau giao phối với nhau để tạo con lai F1, sau đó dùng con lai F1 giao phối trở lại với một trong hai giống xuất phát để tạo con lai F2 Tất cả con lai F2 đều được sử dụng nuôi thương phẩm và không dùng để làm giống Khi muốn củng cố, phát huy những đặc tính tốt của một giống nào đó thì người ta thường lai ngược, vì con lai đời 2 mang 3/4 máu của giống đó

1.1.2 Cơ sở khoa học của ưu thế lai

1.1.2.1 Lược sử và khái niệm về ưu thế lai

Hiện tượng ưu thế lai đã được biết và vận dụng từ lâu Điểu hình là việc tạo con La, kết quả lai khác loài giữa con ngựa cái (Equus Caballus) và lừa đực (Equus asinus) Con La nổi tiếng về sức khoẻ, sức dẻo dai và khả năng chịu nóng (Horn.P 1978 [81]), (Trần Đình Miên, 1994 [35]) Tuy nhiên việc nghiên cứu các hiện tượng trên một cách có hệ thống mới bắt đầu từ hơn 200 năm nay

Trong công tác giống, bên cạnh việc chọn lọc và nhân giống thuần chủng qua nhiều đời để cải tiến bản chất di truyền của vật nuôi, thì thông qua con đường lai tạo sẽ đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn hơn Ngày nay việc tạo ra các loại sản phẩm phần lớn đều được thông qua lai tạo và việc lai tạo đã ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm (Trần Đình Miên, 1994 [35])

Sự lai tạo được sử dụng rất nhiều trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằm khai thác thế mạnh của con lai Bởi vì ưu thế lai cho sản phẩm cao nên nó đuợc áp dụng nhiều trong chăn nuôi gà công nghiệp, gà bán công nghiệp ở các nước đang phát triển Chính là lai giữa các giống khác nhau đã giúp cho việc quyết định chiến lược thích hợp về công tác giống

Bouwman G.W, 2000 [74] cho rằng lợi ích to lớn của lai giống là xuất hiện sức mạnh ở con lai còn gọi là ưu thế lai Con lai thường có sức chịu bệnh tật khoẻ hơn, sức sản xuất sản phẩm tốt hơn, khả năng thụ tinh cũng được nâng cao Mặc dù vậy, ưu thế lai không thể đoán trước Sự khác biệt giữa hai giống càng lớn thì ưu thế lai càng lớn Ưu thế lai chỉ có thể xẩy ra ở một công thức lai nào đó, vì thế phải

Trang 10

tiến hành nhiều công thức lai khác nhau, ưu thế lai không di truyền, nếu tiếp tục cho giao phối đời con lai với nhau thì kết quả sẽ là mất ưu thế lai và mất sự đồng đều Trong công thức lai tạo, người ta còn quan tâm rất nhiều đến khả năng phối hợp, đó là cách chọn những con giống gốc lai phù hợp với nhau nhằm tạo nên những tổ hợp gen mới, bao gồm các tính trạng vốn có ở giống gốc nhưng ở mức độ cao hơn theo mục đích (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [37]) Con lai F1 vượt hơn bố mẹ về sức sống, sự sinh trưởng, phát triển, khả năng sản xuất, sức chống chịu cũng như khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995 [38])

1.1.2.2 Bản chất của ưu thế lai

Trong chăn nuôi, để nâng cao năng suất có rất nhiều con đường khác nhau,

trong đó việc cải tiến bản chất di truyền luôn luôn được các nhà khoa học quan tâm

Thuật ngữ “ưu thế lai” được nhà khoa học người Mỹ G.H.Shull đề cập đến từ năm 1914, sau đó vấn đề ưu thế lai được sử dụng khá rộng rãi ở động vật và thực vật

Tìm hiểu về bản chất của ưu thế lai có rất nhiều giả thuyết khác nhau Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995 [38] có ba thuyết chính để giải thích hiện tượng ưu thế lai: Thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết gia tăng tác động của các gen không cùng lô cút

- Thuyết trội:

Theo thuyết này trong điều kiện chọn lọc lâu dài, các gen trội phần lớn là các gen có lợi và lấn át sự hoạt động của các gen lặn, do đó qua tạp giao có thể đem các gen trội của hai bên bố mẹ tổ hợp lại ở đời lai, làm cho đời lai có giá trị hơn bố mẹ (AA = Aa > aa)

Theo Davenport (1908), Keeble và Pelow (1910), Jones (1917) (Kushner.K.F, 1969 [20] ): nhờ tác dụng lâu dài của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo gen trội thường là gen có ích, được biểu hiện ra kiểu hình sinh vật Biểu hiện kiểu hình của con lai là do các gen qui định, các gen này chính là sự tổ hợp các gen của bố mẹ Các gen trội có thể biểu hiện thành kiểu hình, có thể ức chế các gen lặn

Trang 11

tương ứng tạo ra tác dụng lẫn nhau làm tăng các đặc điểm trội lên, các gen lặn bao giờ cũng bị che lấp, còn gen trội khi lai sẽ có tác động mạnh hơn nên biểu hiện ra kiểu hình có năng suất cao hơn

Các tính trạng số lượng như khả năng sinh trưởng, khả năng sinh sản được nhiều gen điều khiển nên rất hiếm các gen đồng hợp tử Thế hệ con được tạo ra do lai giữa 2 cá thể sẽ được biểu hiện do tất cả các gen trội trong đó (một nửa thuộc gen trội đồng hợp tử của bố và một nửa gen trội của mẹ)

Khi cha mẹ xa nhau trong quan hệ huyết thống (khác dòng, khác giống) thì xác xuất để mỗi cặp cha mẹ truyền cho con những gen trội khác nhau càng tăng lên, từ đó dẫn đến ưu thế lai càng tăng

Những giải thích của thuyết trội vẫn chưa thoả đáng đối với một số hiện tượng khác như: bên cạnh các gen trội có lợi vẫn có những gen trội có hại, hay một hiện tượng thực tế là khi tạp giao giữa các cá thể dị hợp tử với nhau để có con lai 4 dòng thì chúng lại có ưu thế lai cao hơn khi lai giữa 2 dòng

- Thuyết siêu trội:

Thuyết này cho rằng sự tác động của các alen dị hợp tử Aa lớn hơn tác động của các alen đồng hợp tử AA và aa (Aa>AA>aa)

Theo Kushner.K.F, 1969 [20] từ năm 1904 đã có quan niệm cho rằng: cơ sở của ưu thế lai chính ngay ở tính dị hợp tử theo nhiều yếu tố di truyền

Nhiều nhà khoa học cho rằng, sở dĩ có hiện tượng siêu trội là do hiệu ứng sinh lý của các gen khác nhau, những tác động lẫn nhau và các sản phẩm phản ứng của chúng tốt hơn so với tác động độc lập do các tổ hợp gen thuần sinh ra Trong quá trình sinh hoá, trình tự khác nhau của các phản ứng vật chất khác nhau đã tạo ra các vật chất khác nhau Do đó, phản ứng sinh hoá ở con lai sẽ mạnh hơn ở con thuần, tất cả sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể lai, tăng cường sức sống cho cơ thể lai

Trang 12

Tuy vậy, theo thuyết này ưu thế lai được tạo nên do tác động của alen dị hợp tử cho nên không thể cố định được, nếu thuần hoá ưu thế lai sẽ giảm vì ưu thế lai không có khả năng di truyền

Kết hợp cả hai giả thuyết trên có quan điểm cho rằng sự thay đổi về trạng thái hoạt động sinh hoá của hệ thống enzim trong cơ thể sống đã tạo ra ưu thế lai, đó là tính dị hợp tử của cơ thể mới

- Thuyết gia tăng tác động tương hỗ của các gen không cùng lô cút:

Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, 1998 [48] nêu thuyết gia tăng tác động tương hỗ Thuyết này cho rằng sự tác động tương hỗ của các gen không cùng lô cút (tác động át gen) cũng tăng lên

Ví dụ: Đồng hợp tử AA và BB chỉ có một tác động tương hỗ giữa A và B Nhưng trong dị hợp tử AA’ và BB’ có 6 loại tác động tương hỗ: A-B, A’-B’, A-B’, A’-B, A-A’, B-B’ (trong đó A-A’ và B-B’ là tác động tương hỗ giữa các gen cùng alen, còn 4 loại tác động tương hỗ khác là tác động tương hỗ giữa các gen không cùng alen) Ngoài ra còn có tác động tương hỗ cấp 2 như: A-A’-B’, A-A’-B và tác động tương hỗ cấp 3 như: A-A’-B’-B, A-B’-B-A’

Ưu thế lai biểu hiện ở các mức độ khác nhau ở các tính trạng khác nhau: các tính trạng số lượng thường được thể hiện, các tính trạng chất lượng ít được thể hiện Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì hiệu quả chọn lọc thuần chủng thấp, còn hiệu quả lai tạo lại cao, các tính trạng có hệ số di truyền cao thường có ưu thế lai thấp Ưu thế lai còn phụ thuộc vào khả năng phối hợp của các cặp bố mẹ Khi nghiên cứu về khả năng phối hợp Lebedev.M.N., 1972 [21] cho rằng: muốn đạt ưu thế lai siêu trội thì phải cho giao phối giữa các dòng gà xuất phát khác nhau về kiểu gen nhưng lại phải có khả năng phối hợp với nhau tốt

Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [37] cho biết mức độ biểu hiện của ưu thế lai cao hay thấp còn phụ thuộc vào sự tương quan âm hay dương giữa môi trường và kiểu di truyền

Trang 13

Khi nghiên cứu về ưu thế lai, nhiều nhà khoa học cho rằng ngoài quan niệm khả năng kết hợp chung còn có khả năng kết hợp đặc biệt, khả năng này có được là do đặc tính của dòng bố mẹ được chọn đã có từ trước

Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, 1998 [48] cho rằng ưu thế lai là phần chênh lệch hơn hoặc kém của đời lai so với trung bình bố mẹ, mức độ biểu thị biểu hiện của ưu thế lai được xác định theo công thức:

1.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai, trong đó có các yếu tố chủ yếu sau: Nguồn gốc di truyền của bố mẹ:

Bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa thì ưu thế lai càng cao Điều này giải thích tại sao khi lai giữa các dòng của các giống khác nhau lại có ưu thế lai cao hơn khi lai giữa các dòng trong cùng một giống

Tính trạng nghiên cứu:

Các tính trạng có hệ số di truyền càng thấp thì ưu thế lai càng cao, ngược lại các tính trạng có hệ số di truyền càng cao thì ưu thế lai càng thấp Các tính trạng số lượng thường được biểu hiện còn các tính trạng chất lượng ít được biểu hiện hơn

Công thức giao phối:

Ưu thế lai còn phụ thuộc vào việc chọn con vật nào làm bố, con vật nào làm mẹ Trong chăn nuôi gia cầm, để nâng cao năng suất thì ngoài việc dựa trên cơ sở về khả năng sản suất của giống người ta còn đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn dòng mái có sức đẻ cao, tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ ấp nở cao, thành thục sớm, khả

Trang 14

năng vỗ béo cao; chọn dòng trống có khối lượng cơ thể lớn, sinh trưởng nhanh , tiêu tốn thức ăn thấp

Môi trường:

Mức độ biểu hiện của ưu thế lai chịu ảnh hưởng rõ rệt của môi trường sống Theo Bavlow.R., 1981 [73] ở những thay đổi mức độ ưu thế lai thường xảy ra ở những trường hợp có liên quan đến địa điểm nuôi, mức độ dinh dưỡng, vị trí địa lý

Hull P và cộng sự, 1963 [82] cho rằng ưu thế lai bị ảnh hưởng bởi chế độ chăm sóc, chuồng trại, nhiệt độ môi trường Mặt khác còn chịu ảnh hưởng của các mùa vụ ấp nở trong năm

Tuổi:

Theo Aggrwal.C.K và cộng sự, 1979 [71]; Horn.P và cộng sự, 1978 [81] Ưu thế lai của một số tính trạng chịu ảnh hưởng của tuổi trong giai đoạn đầu và ảnh hưởng bởi chu kỳ đẻ Trong giai đoạn sinh trưởng đầu của gà thịt, ưu thế lai đối với thể trạng tăng từ 0 (mới nở) lên 2-10% (lúc giết thịt 6-10 tuần tuổi), ưu thế lai với sức sống từ 0-6%, năng suất trứng/mái từ 2-10%, tăng đáng kể ở chu kỳ 2 so với chu kỳ đầu

Tính thích nghi của gia cầm đối với điều kiện ngoại cảnh:

Tính thích nghi của gia cầm chính là sự phản ứng của cơ thể đối với các kích thích trong cơ thể và ngoài môi trường Khả năng thích nghi của con vật là yếu tố rất quan trọng giúp cho con vật sinh tồn và phát triển trong điều kiện sống mới Di truyền và điều kiện ngoại cảnh là hai yếu tố có tác động cơ bản quyết định năng suất vật nuôi, có nghĩa là kiểu gen qui định một giá trị nào đó của cơ thể và môi trường gây ra sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác Con giống tốt được nuôi trong điều kiện phù hợp sẽ phát huy tối đa tiềm năng di truyền, nhưng nếu điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến năng suất của con giống Ngược lại không có con giống tốt thì yếu tố ngoại cảnh cũng không thể nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi

Trang 15

Tính thích nghi của gia cầm có liên quan đến sự thay đổi di truyền, sinh lý, tính thích nghi bao gồm:

+ Thích nghi về di truyền: Liên quan đến chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo Tính thích nghi di truyền đề cập đến các đặc tính di truyền, các đặc tính này giúp cho quần thể động vật sinh tồn trong một môi trường nhất định, nó liên quan đến sự tiến hoá qua nhiều thế hệ hay là sự biến đổi để có đặc tính di truyền riêng biệt

+ Thích nghi về sinh lý: Liên quan đến sự thay đổi của từng cá thể Tính thích nghi sinh lý liên quan đến đặc điểm về sinh lý học, giải phẫu học và đặc điểm của con vật, giúp cho con vật củng cố sức khoẻ và nâng cao sức sống

Thích nghi bao gồm cả khả năng phát triển và sự điều chỉnh mối quan hệ của bản thân đối với sinh vật khác và môi trường xung quanh Con vật có khả năng thích nghi tốt thì sẽ có khả năng tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ bị đào thải

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, khi mới nhập về môi trường mới, việc quan tâm đầu tiên là tính thích nghi của con vật, giống có khả năng thích nghi tốt mới có thể nhân giống và phát triển rộng rãi được

1.1.3 Khả năng sinh trưởng

1.1.3.1 Khái niệm sinh trưởng

Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hoá phức tạp duy trì từ khi phôi được hình thành cho đến khi con vật đã trưởng thành Để có được số đo chính xác về sinh trưởng ở từng thời kỳ không phải dễ dàng (Chambers.J.R, 1988 [75] )

Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [37] cho biết: theo Driesch.H, 1990 thì sự tăng thể khối của cơ thể là do các tế bào trong cơ thể tăng về số lượng và kích thước Theo tài liệu của Chambers.J.R, 1988 [75] thì Mozan (1997) định nghĩa sinh trưởng là tổng hợp sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da Ganer (1992) cho rằng sinh trưởng trước hết là kết quả của phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [37])

Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ

Trang 16

cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền Sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần dần các chất, chủ yếu là protein nên tốc độ và khối lượng tích luỹ các chất phụ thuộc vào tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [37])

Đứng về khía cạnh sinh học các nhà khoa học cho rằng sự sinh trưởng được xem như là sự tổng hợp protein, nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu tăng trưởng Tuy nhiên tăng trưởng không đồng nghĩa với tăng khối lượng, sự tăng trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, số lượng và các chiều của các tế bào mô cơ

Sự sinh trưởng của con vật được tính từ khi trứng thụ tinh cho đến khi đã trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành

Theo Johanson.L, 1972 [19] thì cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật Nhìn từ khía cạnh giải phẫu sinh lý thì sự sinh trưởng của các mô cơ diễn ra theo trình tự như sau:

Hệ thống tiêu hoá, nội tiết hệ thống xương Hệ thống cơ bắp Mỡ

Thực tế nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt cho thấy trong giai đoạn đầu của sự sinh trưởng thức ăn dinh dưỡng được dùng tối đa cho sự phát triển của xương, mô cơ, một phần rất ít dùng lưu giữ cho cấu tạo của mỡ Đến giai đoạn cuối của sự sinh trưởng nguồn dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ thống cơ xương nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày con vật càng tích luỹ dinh dưỡng để cấu tạo mỡ

Trong các tổ chức cấu tạo của cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm nhiều nhất: 42-45% khối lượng cơ thể Khối lượng cơ con trống luôn lớn hơn khối lượng cơ con mái (không phụ thuộc vào lứa tuổi và loại gia cầm) Giai đoạn 70 ngày tuổi khối lượng tất cả các cơ của gà trống đạt 530g, của gà mái đạt 467g (Ngô Giản Luyện, 1994 [30] )

Trang 17

Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sinh sản và tế bào phát triển Tất cả các đặc tính của gia súc, gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức sản suất đều được hoàn chỉnh dần trong suốt quá trình sinh trưởng Các đặc tính này tuy là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ, nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trường

Khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị tính là kg/con hoặc g/con Để xác định khối lượng cơ thể ở các khoảng thời gian khác nhau người ta còn biểu thị khối lượng thông qua đồ thị sinh trưởng

Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh trưởng một cách đúng đắn nhất, song lại không chỉ ra được sự khác nhau về tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi

Khi nghiên cứu về sinh trưởng người ta thường sử dụng một cách đơn giản và cụ thể một số chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trưởng của gia cầm:

- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N.2.39,1977 [54]) sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần

Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng Parabol Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn

- Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (T.C.V.N.2.40, 1977 [55] ) Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol Gà còn non có sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi

- Đường cong sinh trưởng: biểu thị sinh trưởng của gia súc, gia cầm nói chung

Theo tài liệu của Chamber.J.R, 1988 [75] đường cong sinh trưởng của gà thịt có 4 đặc điểm chính gồm 4 pha:

+ Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc nhanh sau khi nở

+ Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có sinh trưởng cao nhất + Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn

Trang 18

+ Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành

Đồ thị sinh trưởng tích luỹ biểu thị một cách đơn giản nhất về đường cong sinh trưởng

Đường cong sinh trưởng không những được sử dụng để chỉ rõ về khối lượng mà còn làm rõ về mặt chất lượng, sự sai khác giữa các dòng, giống, giới tính

Trần Long, 1994 [24] khi nghiên cứu đường cong sinh trưởng của các dòng V1, V3, V5 trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy các dòng đều phát triển theo đúng qui luật sinh học Đường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau: sinh trưởng cao ở 7-8 tuần tuổi đối với gà trống và 6-7 tuần tuổi đối với gà mái

1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như giống, giới tính, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng và các điều kiện chăn nuôi, sức khoẻ

* Ảnh hưởng của dòng giống:

Theo tài liệu tổng hợp của Chambers.J.R, 1988 [75] có rất nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà, có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ

Nguyễn Thị Thuý Mỵ, 1997 [39] khi nghiên cứu 3 giống gà AA, Avian và BE88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy khối lượng cơ thể của 3 giống khác nhau ở 49 ngày tuổi lần lượt là: 2501,09g, 2423,28g và 2305,14g

Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự, 1994 [18] thì sự sai khác về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng từ 13-38%

Trang 19

* Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông:

Tính biệt cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới khối lượng cơ thể: gà trống nặng cân hơn gà mái từ 24-32% Những sai khác này cũng được biểu hiện về cường độ sinh trưởng, được qui định không phải do hormon sinh học mà do các gen liên kết với giới tính Sự sai khác về mặt sinh trưởng còn thể hiện rõ hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm (Chambers.J.R, 1988 [75] )

North.M.O, 1990 [83] kết luận: lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn; ở 2 tuần tuổi là 5%, 3 tuần tuổi >11%, 5 tuần tuổi >17%, 6 tuần tuổi > 20%, 7 tuần tuổi > 23%, 8 tuần tuổi > 27 % Theo tài liệu tổng hợp của Kushner.K.F, 1969 [20] thì tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ với sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn gà mọc lông chậm

* Độ tuổi và mức độ dinh dưỡng:

Sinh trưởng là tổng số của sự phát triển các phần cơ thể như thịt, xương, da Tỷ lệ sinh trưởng của các phần này khác nhau ở độ tuổi và phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng (Chambers.J.R, 1988, [75])

Trần công Xuân, 1995 [66] cho biết cùng tổ hợp lai broiler Ross - 208 và Ross - 208 V3 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lượng và 3 mức Protein cho khối lượng ở 8 tuần tuổi khác nhau rõ rệt

* Ảnh hưởng của môi trường chăm sóc nuôi dưỡng:

Khả năng sinh trưởng của gia cầm bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố môi trường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, chăm sóc quản lý chu đáo sẽ có tác dụng tăng khả năng sinh trưởng nâng cao năng suất chăn nuôi

* Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường:

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn gà con Với gà con nhiệt độ ngày thứ nhất cầm đảm bảo 32-340

C; ngày thứ 2-7 là 300C; tuần thứ hai là 260C; tuần thứ 3 là 220C; tuần thứ 4 là 200

C Theo Lê Hồng Mận và cộng sự, 1993 [32] thì nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi với gà sau 3

Trang 20

tuần tuổi là 18-200C Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler Do vậy, tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì tiêu thụ thức ăn cũng khác nhau Theo Herbert.G.J và cộng sự, 1983 [78] thì khi nhiệt độ chuồng nuôi với gà sau 3 tuần tuổi thay đổi 10C tiêu thụ năng lượng của gà mái biến đổi tương đương 2 Kcal ME Nhu cầu về năng lượng và các vật chất dinh dưỡng khác cũng bị thay đổi theo môi trường Trong điều kiện khí hậu nước ta thì gà broiler nuôi vụ hè cần phải tăng mức ME và CP cao hơn vụ xuân 10-15% theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1993 [26]

Thông thường, khi nhiệt độ môi trường cao, khả năng thu nhận thức ăn của gia cầm giảm, chính vì vậy chăn nuôi gia cầm trong điều kiện khí hậu của nước ta phải tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ từng giai đoạn mà điều chỉnh thức ăn và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp

* Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng:

Ẩm độ là một trong những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của gia cầm Khi ẩm độ trong chuồng tăng sẽ dẫn dến tiểu khí hậu chuồng nuôi bị thay đổi, chất độn chuồng dễ ẩm ướt, nấm mốc phát triển, NH3 sinh ra nhiều làm ảnh hưởng bất lợi đối với vật nuôi Các yếu tố này làm tổn thương hệ hô hấp của gà, tăng khả năng nhiễm cầu trùng, mẫn cảm với bệnh Newcastle và các bệnh đường ruột khác, làm giảm khả năng sinh trưởng của gà

Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, thông thoáng chuồng nuôi đóng vai trò quan trọng, nó giúp cho việc giảm ẩm độ chuồng nuôi, tăng cường lượng khí O2, thải khí CO2, qua đó hạn chế các bệnh tật

* Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng:

Gà rất nhạy cảm với ánh sáng, mỗi giai đoạn gà cần chế độ chiếu sáng khác nhau Theo khuyến cáo của hãng Arbor Acres Farms Inc, 1993 [70]:

Trang 21

+ Với gà broiler giết thịt sớm 38-42 ngày thì thời gian chiếu sáng là: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng 20 lux, từ ngày thứ 4 đến kết thúc thì thời gian chiếu sáng 23/24 giờ

+ Với gà broiler nuôi dài ngày (giết thịt ở 42, 49, 56 ngày tuổi) thì chế độ chiếu sáng như sau: ngày thứ 1: 24/24h; ngày thứ 2: 20/24h; ngày thứ 3 đến ngày thứ 15: 12/24h; ngày thứ 19-22: 14/24h; ngày thứ 23-24: 18/24h; ngày thứ 25 đến kết thúc thì thời gian chiếu sáng: 24/24h Cường độ chiếu sáng 3 ngày đầu là 20 lux, từ ngày thứ 4 đến kết thúc giảm dần còn 5 lux

* Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt:

Mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức nuôi đều có qui định mật độ nuôi nhất định (phương thức chăn thả tự do, bán nuôi nhốt, nuôi nhốt trên đệm lót dày, nuôi nhốt có sân chơi yêu cầu mật độ lần lượt: 0,1; 0,3; 0,35; 0,2m2

/con ), nếu nuôi quá thưa thì lãng phí diện tích, song nếu nuôi quá dày thì ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của gà Bởi lẽ, khi mật độ nuôi cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng NH3, CO2, các loại vi sinh vật phát triển làm cho gà dễ nhiễm bệnh, độ đồng đều kém, tỷ lệ loại thải cao ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng

Nguyễn Hữu Cường và Bùi Đức Lũng, 1996 [6] làm thí nghiệm trên gà broiler BE11, V35, AV35 từ 1-49 ngày tuổi với sự khác nhau về mật độ nuôi nhốt, kết quả thí nghiệm cho thấy: với gà BE11, V35 nuôi nhốt ở vụ hè và vụ đông có:

+ Tỷ lệ nuôi sống lô I mật độ 8 con/m2

cho kết quả cao nhất đạt 97,5%, thấp nhất ở lô II có mật độ 14 con/m2

Trang 22

1.1.4 Khả năng chuyển hoá thức ăn

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt được 1 kg thịt Đối với gà broiler tiêu tốn thức ăn chủ yếu dùng cho việc tăng khối lượng Nếu tăng khối lượng càng nhanh chứng tỏ cơ thể đồng hoá, dị hoá tốt hơn, khả năng trao đổi chất cao, do vậy hiệu quả sử dụng thức ăn cao dẫn đến tiêu tốn thức ăn thấp

Tiêu tốn thức ăn chính là hiệu xuất giữa thức ăn/ kg tăng khối lượng, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao Bởi vì chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành sản phẩm

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, môi trường, thức ăn.v.v ngoài ra còn phụ thuộc vào độ tuổi Nếu con vật còn non thì chỉ tiêu này thấp, càng về sau lượng thức ăn tiêu tốn/kg tăng khối lượng càng cao

Bùi Đức Lũng, 1992 [25] cho biết gà lai V135 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở các độ tuổi như sau: 4 tuần là 1,91; 5 tuần là 1,98; 6 tuần là 2,01; 7 tuần là 2,13; 8 tuần là 2,26kg

Theo Phan Sỹ Điệt, 1990 [9] khi nuôi gà broiler Ross-208 ở 6 tuần tuổi với các mức năng lượng khác nhau cho tiêu tốn thức ăn 1,88-2,2 kg Gà broiler nuôi chung trống mái giai đoạn 42 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 2174g, tiêu tốn thức ăn 1,76 kg; 49 ngày tuổi tiêu tốn 1,89 kg thức ăn/kg tăng khối lượng

Tiêu tốn thức ăn là chỉ tiêu hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà Do vậy, sinh trưởng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp luôn là mục tiêu của nhiều công trình nghiên cứu về lai tạo giống gia cầm

1.1.5 Khả năng cho thịt

Khả năng cho thịt của gà broiler chính là khả năng tạo nên khối lượng hệ cơ ở độ tuổi giết thịt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Khả năng cho thịt của gà broiler được tính trên 2 góc độ là năng suất thịt và chất lượng thịt

1.1.5.1 Năng suất thịt

Trang 23

Năng suất thịt có thể biểu thị bằng tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ các phần nạc, mỡ, da Thông thường ở gà broiler tính tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng

Năng suất thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: giống, dòng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tính biệt, vệ sinh thú y và phương thức chăn nuôi

Ngô Giản Luyện [30] khi nghiên cứu 3 dòng gà Hybro HV85, mổ khảo sát ở 42 ngày tuổi đã kết luận tỷ lệ thân thịt con trống V1>V5>V3 (P<0,05), con mái V1>V5>V3 (P<0,001) Trong cùng một dòng, tỷ lệ thân thịt con trống lớn hơn con mái từ 1-2%

Chambers.J.R, 1988 [75] cho rằng giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền về năng suất thịt xẻ hay năng suất các phần như thịt đùi, thịt ngực, cánh, chân hay phần thịt ăn được

Phạm Hiền Lương, 1997[28] khi nghiên cứu một số tính năng sản xuất của gà Tam Hoàng đều cho kết quả tỷ lệ thịt ngực của con mái cao hơn con trống

Nghiên cứu của Cầm Ngọc Liên, 1997 [22] cho kết quả tỷ lệ thịt đùi của gà trống cao hơn gà mái còn tỷ lệ thịt ngực của gà mái cao hơn gà trống

Năng suất thịt còn liên quan chặt chẽ đến khối lượng sống Theo Ricard.F.H và Rouvier, 1967 [84] thì mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng thịt xẻ rất cao, thường là 0,9 Còn tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng mỡ bụng thấp hơn, thường từ 0,2-0,5

Nguyễn Thị Hải, 1999 [11] khi nghiên cứu năng suất thịt gà Kabir đã chỉ ra rằng tỷ lệ thịt ngực gà mái cao hơn gà trống, nhưng tỷ lệ thịt đùi gà trống lại cao hơn gà mái

Trần Công Xuân, 1995 [66] nuôi 9 lô thí nghiệm với 3 mức năng lượng và protein, kết quả mổ khảo sát ở 8 tuần tuổi gà broiler Ross -208 tỷ lệ thân thịt đạt cao: 72,96-74,59%; thịt đùi: 20,51-22,05%; thịt ngực: 21,74-23,18%

1.1.5.2 Thành phần hoá học của thịt

Chất lượng thịt được phản ánh thông qua thành phần hoá học của thịt Thành phần hoá học của thịt gia súc bao gồm: protein, lipit, đường, vitamin, men, khoáng

Trang 24

và nước So với thịt gia súc, thịt gia cầm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn do đó độ đồng hoá cũng cao hơn.

Thành phần hoá học của thịt có sự khác nhau giữa các dòng, các giống, lứa tuổi con lai có sự vượt trội về hàm lượng vật chất khô và protein so với dòng thuần, trong cùng một giống, gà trưởng thành có tỷ lệ phần ăn được, tỷ lệ mỡ và trị số calo cao hơn so với gà broiler, nhưng tỷ lệ protein thì ngược lại (Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc, 1998 [15] )

1.1.6 Sức sống và khả năng kháng bệnh

Hiện nay, ngoài các yếu tố như dinh dưỡng, giống, kỹ thuật thì vấn đề nhiễm bệnh của đàn gia cầm là yếu tố cơ bản dẫn đến thất bại trong chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi ở nông hộ

Gia cầm rất mẫn cảm với bệnh tật, khi mắc bệnh thường lây lan nhanh và dẫn đến tỷ lệ chết cao, dễ kế phát các bệnh khác Đặc biệt bệnh truyền nhiễm làm tiêu tốn tiền mua vác-xin, tiêm phòng và các biện pháp thú y khác (Gavora.J.S, 1990 [80])

Trong cơ thể gia cầm có một hệ thống đáp ứng miễn dịch hoàn hảo, khi kháng nguyên vào cơ thể, cơ thể sẽ thông qua hệ thống đáp ứng miễn dịch sinh ra những cơ chế để tiêu diệt kháng nguyên

Có 2 cơ chế chính đó là đáp ứng miễn dịch dịch thể do tế bào Limpho B đảm nhiệm và đáp ứng miễn dịch tế bào có sự tham gia của tế bào LimphoT Nếu cơ thể gia cầm khoẻ mạnh thì khả năng đáp ứng miễn dịch cao có nghĩa là sức sống và khả năng kháng bệnh tốt, đây là yếu tố quan trọng giúp cho chăn nuôi đạt hiệu quả cao

Theo tài liệu của Ngô Giản Luyện, 1994 [30] mối liên quan của chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu đối với sự sống và năng suất được Kotris và cộng sự tại viện thú y Matxcova (1988) khi nghiên cứu xác định số lượng bạch cầu trong máu gà Hybro cho thấy: những mái có số lượng bạch cầu cao ở độ tuổi 60 và 110 ngày thì tương ứng với sức sống và sản lượng trứng cao

Trang 25

Thông thường người ta xác định tỷ lệ nuôi sống theo các giai đoạn nuôi dưỡng khác nhau, gà con từ 0-56 ngày hoặc 63 ngày; gà dò từ 57 hoặc 64 ngày đến 119 ngày; gà hậu bị từ 120 đến 161 ngày và gà đẻ từ 162 đến 252 ngày hoặc hết 448 ngày

Theo Gavora.J.S, 1990 [80]) khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm cho biết: sức sống được thể hiện ở thể chất và được xác định trước hết bởi khả năng có tính di truyền ở cơ thể động vật chống lại những ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh

Trong công tác lai tạo, khi dùng những dòng, giống có sức sống cao thì con lai sẽ thừa hưởng có tính chất trội khả năng này, nghiên cứu về vấn đề đó Fairfull, 1990 [79] cho biết: ưu thế lai về sức sống là rất cao, dao động từ 9-24% Sức sống cao còn phụ thuộc vào yếu tố mầm bệnh hoặc các dạng vi sinh vật gây bệnh khác.v.v

Robertson.A và Lerner.I.M, 1949 [85] khẳng định: Hệ số di truyền về tỷ lệ nuôi sống và sức kháng bệnh phụ thuộc vào dòng giống và giới tính, ngoài ra còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố môi trường Một trong những biện pháp nâng cao sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm đó là sử dụng rộng rãi gia cầm lai

Theo Horn P, 1978 [81] cho rằng con lai giữa 3 dòng gà Plymouth có ưu thế lai so với dòng thuần về tỷ lệ nuôi sống

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

1.2.1.1 Nghiên cứu lai tạo

Trong những năm gần đây ở nước ta công tác nghiên cứu và sản xuất giống gia cầm đã bắt đầu có những kết quả đáng khích lệ so với trước những năm 1970, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về thịt, trứng trong nước và xuất khẩu.

Hiện nay nước ta còn khoảng 2 triệu hộ dân nghèo chiếm 20% tổng số hộ ở nông thôn Như vậy, để đáp ứng nhu cầu trên và tạo việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo là những vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học nói chung, các nhà nghiên

Trang 26

cứu chăn nuôi gia cầm nói riêng Công tác nghiên cứu về giống và lai tạo là những vấn đề được các nhà khoa học của nước ta chú ý từ lâu.

Tạ An Bình, Nguyễn Hoài Tao, 1969 [2] đã nghiên cứu các công thức lai kinh tế: gà Mía x Ri; gà chọi x Ri; Đối chứng Với Ri x Ri, kết quả cho thấy cả 2 công thức lai con lai có khối lượng cơ thể, hiệu quả chuyển hóa thức ăn đều tốt hơn so với gà Ri thuần.

Tạ An Bình, 1973 [3] tiếp tục nghiên cứu các công thức lai: Plymouth x Ri; Cornish x Ri, cho thấy khối lượng cơ thể con lai trong các công thức trên ở giai đoạn 60, 90, 120 ngày tuổi đều ngiêng về phía bố và có ưu thế lai cao hơn so với gà Ri thuần.

Từ năm 1975-1985, Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài Tao, 1985 [52] đã nghiên cứu công thức lai: Rhode Island x Ri Hải Dương cho ra con lai Rhoderi, qua 4 thế hệ chọn lọc có năng suất trứng cao hơn gà Ri và gà Rhode Island, tốc độ phát triển của con lai vượt hẳn so với con thuần trong điều kiện nuôi dưỡng trung bình.

Trần Đình Miên, 1981 [34] khi nghiên cứu ưu thế lai giữa gà địa phương với gà nhập nội trong công thức lai trên kết luận gà lai Rhoderi có năng suất trứng cao hơn gà Ri 27%, thấp hơn gà Rhode Island 27,8%

Lê Hồng Mận, Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thanh Sơn, 1989 [32] nghiên cứu lai giữa các dòng trong bộ giống gà Plymouth Rock để tạo con lai thương phẩm cho thịt cao sản đã đưa ra kết luận: Khối lượng cơ thể con lai ở 56 ngày tuổi đạt từ 1482g-1610g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ 2,463-2,561kg Cũng các tác giả trên tiến hành lai tạo giữa gà Leghorn và gà Goldline với gà Rhoderi cho thấy khối lượng cơ thể của con lai không có ưu thế lai so với gà Rhoderi, song năng suất trứng lại cao hơn với ưu thế lai 12-15%

Bùi Quang Tiến, 1987 [50] nghiên cứu lai tạo gà nuôi lấy thịt từ các dòng Plymouth Rock và gà Rhoderi (TĐ9 x Rhoderi), (TĐ8 x Rhoderi) cho biết: các con lai có khả năng tăng khối lượng cao, ở 56 ngày tuổi con lai TĐ9-Rhoderi đạt 1221g (trống) và 1164g (mái), còn con lai TĐ8-Rhoderi đạt 1136g (trống) và 950g (mái)

Trang 27

Trần Công Xuân, 1994 [65] cũng nghiên cứu tổ hợp lai gà Leghorn và gà Goldline với gà Rhoderi đã cho kết quả tương tự

Lê Hồng Mận, Đoàn Xuân Trúc, Trần Long, 1992 [33] nghiên cứu công thức lai 3 máu giống gà thịt HV85: V115, V135 và V153 kết luận: Ưu thế lai thể hiện ở một số tính trạng như tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ gà loại I cao nhất ở con lai V135 (79,28%) và thấp nhất ở con lai V153 (69,09%), nhưng so với bố mẹ thì cả 3 công thức đều cao hơn và cho ưu thế lai rõ rệt

1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu về gà thả vườn

Trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta, đến năm 2010 gà chăn thả truyền thống vẫn chiếm 60-65% Điều đó chứng tỏ rằng chăn nuôi gà thả vườn vẫn được chú trọng

Theo Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc, 1998 [15]: Các giống gà trong nước hoặc nhập từ nước ngoài có thể sống và cho sản phẩm trong điều kiện môi trường chăn nuôi tự nhiên và chăn thả ở vườn, đồi, ruộng lúa màu vừa thu hoạch để gà kiếm ăn là chủ yếu gọi chung là gà thả vườn

Hiện nay 75-80% chăn nuôi gà ở nước ta là sử dụng các giống ở địa phương Chăn nuôi gà chăn thả với các giống truyền thống địa phương cũng không ngừng phát triển và hiệu quả ngày càng tăng bởi các giống địa phương đã được đầu tư để bảo tồn quĩ gen nhằm chọn lọc để nâng cao năng suất

Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân và cộng sự, 1999 [63] đã nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Ri cho kết quả đến 17 tuần tuổi gà trống đạt 1569,03g, gà mái đạt 1082,67g; tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 113 ngày; giai đoạn 19-32 tuần tuổi tiêu tốn 3,06kg thức ăn/10 quả trứng

Cũng các tác giả trên đã nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Đông Tảo cho biết: tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị cao (98,33-99,17%); lúc 22 tuần tuổi gà trống nặng 2530,26g, gà mái nặng 1989,37g; giai đoạn 23-58 tuần tiêu tốn 4,14kg thức ăn/10 quả trứng

Nghiên cứu về xu hướng gà thả vườn, Đặng Thị Hạnh, 1999 [13] nhận xét: vài ba năm trở lại đây chăn nuôi giống gà địa phương và cả một số giống gà thả

Trang 28

vườn mới được lai tạo hay nhập nội, phát triển khá mạnh vì cho hiệu quả kinh tế cao Nhiều hộ nông dân giàu lên nhờ chăn nuôi gà Trong những năm tới, gà vườn tiếp tục khẳng định chỗ đứng của mình trong nền nông nghiệp bền vững

Những năm gần đây, nhiều giống gà thả vườn lông màu, dễ nuôi, khả năng cho thịt cao, khả năng sinh sản tốt, thịt thơm ngon đã được nhập vào nước ta và được người chăn nuôi ưa chuộng như gà Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir, Sasso đồng thời cũng được các nhà khoa học chăn nuôi quan tâm nghiên cứu Theo Phạm Thị Hiền Lương, 1997 [28] khi nghiên cứu về gà Tam Hoàng với phương thức chăn nuôi bán thâm canh tại các nông hộ cho biết: tỷ lệ nuôi sống đạt 95-96% Từ tuần 3-15 tỷ lệ nuôi sống đạt 100%; khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi đạt 760g, 15 tuần tuổi đạt 1617g; thịt gà rắn chắc, thơm ngon đậm đà phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; màu sắc lông, da, chân được người Việt Nam ưa chuộng; gà thích hợp với mọi phương thức chăn nuôi đặc biệt là nuôi bán chăn thả ở nông hộ

*Nghiên cứu về gà Lương Phượng

Theo Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc, 1998 [15]: Gà Hoa Lương Phượng hay Lương Phượng hoa, thường gọi tắt là gà Lương Phượng xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng Đây là giống gà thịt lông màu do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, Tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập của nước ngoài

Gà Lương Phượng đã được giám định kỹ thuật của Uỷ ban khoa học thành phố Nam Ninh Gà Lương Phượng có dáng bề ngoài gần giống gà Ri của ta Lông màu vàng tuyền, vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa Mào, yếm mào, mặt và tích tai màu đỏ Gà trống có mào đơn, ngực nở, lưng thẳng, lông đuôi vươn cong, chân cao vừa phải Gà mái đầu nhỏ, thân hình chắc chắn, chân thấp Da gà Lương Phượng màu vàng, thịt mịn, thơm ngon Gà trống trưởng thành có khối lượng cơ thể 2700g, gà mái; 2100g Gà bắt đầu đẻ vào lúc 24 tuần tuổi, sau một chu kỳ khai thác trứng (66 tuần tuổi) đạt 177 trứng, sản xuất 130 gà con 1 ngày tuổi Gà thịt nuôi đến 65 ngày tuổi đạt 1500 - 1600g; tiêu tốn thức ăn: 2,4-2,6kg/ 1 kg tăng khối lượng; tỷ lệ nuôi sống đạt trên 95%

Trang 29

Cũng theo các tác giả trên, gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt (kiểu công nghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt, vừa thả) hoặc nuôi thả ở vườn, ngoài đồng, trên đồi

Kể từ khi được nhập vào nước ta gà Lương Phượng đã được chú ý, quan tâm nghiên cứu:

Theo Trần Long, 1994 [24] so với gà Ri thì khối lượng gà Lương Phượng cao hơn 81,8%; còn theo Trần Công Xuân, 1995 [66] so với gà Tam Hoàng khối lượng gà Lương Phượng cao hơn 34,9%

Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Huy Đạt, Trần Long, 1998 [44] khi nghiên cứu về gà Lương Phượng cho biết: gà có tỷ lệ nuôi sống đạt 90- 95% và ít mắc các bệnh như gà công nghiệp, nuôi tập trung sử dụng thức ăn tốt, sau 90 ngày gà trống đạt 2700g, gà mái đạt 2000g, chi phí 2,5 - 2,6kg thức ăn/1kg tăng khối lượng Nuôi chăn thả 100-120 ngày bình quân khối lượng gà đạt 2100-2300g

Theo Nguyễn Đức Côi và cộng sự, 2001 [5] cho biết: gà Lương Phượng nuôi tại trại thí nghiệm An Khánh lúc 12 tuần tuổi đạt khối lượng 2800,7g ở con trống và 1900,5g ở con mái, tỷ lệ nuôi sống đạt 96 - 98,5%, tỷ lệ thân thịt là 72,28% ở con trống, 71,91% ở con mái

Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Lương Phượng Hoa Trung Quốc tác giả Trần Công Xuân, 2001 [67] cho biết: gà thương phẩm có khả năng cho thịt cao, khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi đạt từ 1788,4g đến 1822,65g; tiêu tốn 2,64-2,68kg thức ăn/1kg tăng trọng khối lượng chỉ số sản xuất ở 8-10 tuần tuổi từ 96,81-108,04; thành phần hoá học thịt tương đương với thịt gà nội, tỷ lệ nuôi sống hai phương thức gà thương phẩm cao: 98%

Nguyễn Đức Côi và cộng sự, 2001 [5] khi nghiên cứu về tổ hợp lai giữa gà Mía và gà Lương Phượng đã kết luận: con lai giữa gà Mía và gà Lương Phượng (ML và LM) ở 12 tuần tuổi đạt trung bình 1633,55g (1821,97g ở con trống, 1407,45g ở con mái) ở công thức lai trống Mía x mái Lương Phượng và trung bình 1439,44g (1770g ở

Trang 30

con trống, 1245,19g ở con mái) ở công thức lai trống Lương Phượng x mái Mía, tỷ lệ nuôi sống là 94-98,3% ở gà lai ML và 89-97,54% ở gà lai LM, tỷ lệ thân thịt của gà lai ML đạt 60,37- 65,31% và của gà lai LM là 61,42-61,87%

Nghiên cứu khả năng cho thịt của con lai giữa gà Kabir với gà Lương Phượng Hoa: Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga, 2001 [67] cho biết: nuôi thịt đến 12 tuần tuổi gà Kb-LP, LP-Kb có tỷ lệ nuôi sống cao đạt 95-96%, phù hợp với điều kiện nuôi thâm canh và bán thâm canh; khối lượng cơ thể gà K-LP: 2350g, gà LP-K: 2380g cao hơn gà lương Phượng 7-8% (gà Lương Phượng: 2195g) Ưu thế lai so với trung bình bố mẹ tăng cao hơn 3,27-4,6% Gà K-LP, LP-K có tỷ lệ thân thịt 72,3-72,4%, tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực: 41,2-41,3% Tỷ lệ Protein thịt đùi: 20,53-20,68%, thịt ngực: 23,85-23,87%

* Vài nét về giống gà Ai Cập

Tháng 4 năm 1997 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi đã tiếp nhận giống gà Ai Cập Đây là giống gà kiêm dụng trứng thịt, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi bán chăn thả Gà Ai Cập có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn, khả năng bay nhảy tốt, chân cao màu chì có hai hàng vảy, tiết diện hình nêm là gà kiêm dụng trứng thịt Da trắng, lông đen trắng, mào đơn đỏ tươi, có khả năng tìm kiếm thức ăn tốt

Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thu Hiền, 2004 [53] cho biết gà Ai Cập có sức sống tốt, tỷ lệ nuôi sống cao, giai đoạn gà con (0-9 tuần tuổi) đạt 98,06%, giai đoạn gà dò, hậu bị (10-21 tuần tuổi) đạt 97,03% giai đoạn sinh trưởng đạt 90-91% Gà có khả năng sinh trưởng tốt, khối lượng cơ thể lúc 9 tuần tuổi trùng bình gà trống đạt 779,27g/con, gà mái đạt 998,96g/con Khối lượng lúc 19 tuần tuổi trùng bình gà trống đạt 1767,73g/con, gà mái đạt 1348,10g/con

Gà Ai Cập có khả năng sinh sản tốt, tuổi đẻ đầu là là 150 ngày tuổi (5 tháng tuổi) năng suất trứng 190-220 quả/mái/năm đẻ Tỷ lệ trứng có phôi trung bình đạt 93,6%, tỷ lệ nở trên tổng trứng ấp đạt 86,55%

Trang 31

Tiêu tốn thức ăn/gà: giai đoạn 0-9 tuần tuổi là 1,8-2,0 kg, giai đoạn 10-21 tuần tuổi là 5,5-6,2kg, trong một năm đẻ 25-38kg

* Vài nét về giống gà Mông

Gà Mông hay còn được gọi là gà Mèo Đây là giống gà địa phương được nuôi dưỡng lâu đời trong các hộ gia đình người Mông và các dân tộc khác ở vùng cao như: Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái…

Đặc điểm của gà Mông là có tầm vóc lớn, thiên về hướng thịt Con trống có thân dài, ngực sâu, rộng, lông đuôi dài cong, lông có hai màu chủ yếu là nâu thẫm và lông vằn Gà Mái có nhiều màu lông: vằn, xám vàng, nâu đất, màu đen… Gà có mào đơn hoặc nào nụ Màu chân và da không đồng nhất có thể là chân chì hoặc trắng xám da đen hoặc trắng Khối lượng trung bình khi trưởng thành gà trống đạt trên 4kg/con, con mái có thể đạt trên 3kg/con Gà Mông thành thục muộn sản lượng trứng đạt 48,3 quả/năm, khối lượng trứng 50,3g/quả Gà Mông có khả năng thích nghi và sức sống cao, tính ấp bóng dai và nuôi con khéo

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Trụ, 2000 [56] cho biết gà Mông có khối lượng lúc mới nở: 34,5-35,52g/con Lúc 12 tuần tuổi con trống đạt 1,5-1,7kg mái đạt 1,2-1,5kg/con Gà Mông thành thục sinh dục muộn, tuổi đẻ quả

trứng đầu là 197,3 ngày, gà trống đạp mái lúc 210 ngày

Từ những kết luận trên các nhà nghiên cứu đã đề nghị chọn lọc gà Mông làm con trống cho lai với các giống gà nhập nội lông màu tạo các giống gà thả vườn phục vụ chăn nuôi nông hộ

Tóm lại, cả một quá trình nghiên cứu từ năm 1969 đến nay đã đem lại những kết quả đáng khích lệ góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng ở nước ta phát triển Đồng thời các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rằng hướng lai tạo giữa gà địa phương với gà nhập nội là đúng đắn

Trang 32

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Gần một thế kỷ qua ngành chăn nuôi gia cầm được cả thế giới quan tâm và phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng Có thể nói, không có ngành chăn nuôi nào lại đạt tốc độ phát triển cao như ngành chăn nuôi gia cầm, trong đó các thành tựu khoa học và công nghệ đã giữ vai trò quyết định Trước hết phải kể đến các thành tựu về công tác giống đối với gia cầm, đối tượng vật nuôi đã và đang được áp dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất các tiến bộ của di truyền trong công tác chọn lọc, lai tạo giống mới và sử dụng ưu thế lai để tạo ra các tổ hợp lai tối ưu đối với các giống gia cầm chuyên thịt, chuyên trứng cao sản cũng như để cải tạo các giống địa phương Nếu như ở thập niên 60-70 chỉ là các tổ hợp lai giữa 2 giống, 2 dòng hoặc ở thập niên 70-80 là các tổ hợp lai giữa 3 dòng thì ở những năm 80 trở lại đây, các con lai giữa 4, 6, 8 dòng với ưu thế lai và năng suất cao nhất đã dược sử dụng rộng rãi trong sản xuất

Trong công tác giống kể từ những vật nuôi đầu tiên được tạo ra từ cuối thế kỷ thứ XVIII đều được hình thành từ phương thức lai tạo và những giống gốc ban đầu ít nhiều có pha máu nhiều dòng, giống khác nhau.Đối với gà lấy thịt thông thường người ta dùng con lai từ 2, 3 hoặc 4 dòng

Dinu.M và Tureu.D, 1965 [77], Dickenson.G.E, 1973 [76] cho biết gà lai hướng thịt có tốc độ mọc lông nhanh và khả năng cho thịt cao hơn so với dòng thuần

Năm 1967, Trạm nghiên cứu thực nghiệm Bajsogala (thuộc nước cộng hoà Litva) đã tạo gà lai Starbro - 4 (MNOP broiler) từ 4 dòng: 2 dòng Cornick M, N và 2 dòng Plymouth O, P

Theo Horn.P, 1978 [81] con lai giữa 3 dòng gà Plymouth có ưu thế lai so với dòng thuần về tỷ lệ nuôi sống

Chambers.J.R và Lin, 1988 [75] cho biết sự chuyển hoá thức ăn ở gà lai hướng thịt nuôi vỗ béo cũng có ưu thế lai tương đối cao, từ 7-16% khi tính toán ở một độ tuổi nhất định

Trang 33

Fairfull.R.W, 1990 [79] cho biết ưu thế lai về sức sống rất cao, dao động 24% và không phải con lai nào cũng thể hiện ưu thế lai Đối với gà lai thịt tăng khối lượng nhanh là điều quan trọng Ở gà lai hướng thịt, ưu thế lai về thể trọng bằng 0 ở 1 tuần tuổi, nhưng tăng dần từ 2-10% ở 8-10 tuần tuổi, ưu thế lai rất quan trọng khi nuôi gà broiler vỗ béo đến ngày giết thịt vào khoảng 42 hoặc dưới 42 ngày

9-Avorinde.K.L, 1991 [72] đã kết luận con lai giữa gà nhập nội và gà Sao của Nigeria có hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn gà địa phương 20,4-24,2%, song thấp hơn gà nhập nội

Trang 34

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu

- Tại một số nông hộ xã Quyết Thắng - Thành Phố Thái Nguyên

- Phân tích thành phần hoá học thịt gà thí nghiệm tại Phòng thí nghiệm trung tâm Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

2.2 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 2.2.1 Nội dung nghiên cứu :

- Đặc điểm ngoại hình

- Khả năng sản xuất thịt của gà :

+ F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) + F1 (trống Mông x mái Ai Cập)

+ Gà Mông thuần, gà Lương Phượng thuần, gà Ai Cập thuần

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu:

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều về các yếu tố như: Tính biệt, thức ăn, quy trình nuôi dưỡng, chỉ khác nhau về yếu tố giống Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần, kết quả thí nghiệm là trung bình của 3 lần nhắc lại Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ 2.1

Trang 35

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lô TN

Loại gà

(yếu tố thí nghiệm) F1 (M x AC) F1 (M x LP) Mông thuần Ai Cập thuần

Lương Phượng thuần

Phương thức nuôi Bán nuôi nhốt (buổi tối nhốt chuồng, ban ngày thả vườn)

Thức ăn

Trang 36

Bảng 2.2 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm

(Theo số liệu ghi trên vỏ bao)

Giá trị dinh dưỡng

Giai đoạn 1 (1-14 ngày) (Proconco 28 A)

Giai đoạn 2 (15-28 ngày) (Dabaco – D56)

Giai đoạn 3 (29-84 ngày) Dabaco – D57)

3 Lasota (lần 1) Nhỏ mũi 1 giọt/con 3 Gumboro (lần 1) Cho uống 4 giọt/con

10 Gumboro (lần 2) Cho uống 4 giọt/con 25 Gumboro (lần 3) Pha nước uống 28 Lasota (lần 2) Nhỏ mũi 1 giọt/con 45 Newcastle hệ I Tiêm dưới da

* Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện thí nghiệm

- Từ mới nở đến 30 ngày tuổi: nuôi nhốt trong chuồng trên nền có đệm lót - Từ 30-70 ngày tuổi ban ngày nuôi trong chuồng + thả vườn, ban đêm nhốt trong chuồng

- Mật độ chuồng nuôi: 8 con/ m2

- Đệm lót: dùng trấu, độ dầy đệm lót trải lần đầu dày 8-10 cm

Trang 37

- Nhiệt độ: các lô thí nghiệm đều có hệ thống cung cấp nhiệt vào những thời gian nhiệt độ xuống thấp, đảm bảo nhiệt độ 1-10 ngày tuổi dưới chụp sưởi 30-330

C - Máng ăn, máng uống: Giai đoạn 1-10 ngày tuổi sử dụng khay ăn: khay ăn quy chuẩn 60 x 70 x 3cm dùng cho 100 gà và cho uống bằng máng uống gallon (50 con/máng) Giai đoạn 14 ngày trở đi thay bằng máng ăn treo tròn với : 2cm/gà và từ 28 ngày cho uống bằng máng uống gà với 2cm/gà

- Chế độ dinh dưỡng: Thức ăn sử dụng của hãng Proconco và Dabaco

* Thuốc phòng bệnh và tăng sức đề kháng

- Từ 1-5 ngày đầu: Pha nước uống (tính cho 1 lít)

+ Glucoza: 50 g; + Colivinavet: 1,5 g; + B.Complex: 0,5 g - Phòng bệnh Cầu trùng bằng Cossistop – ESB3 (theo chỉ dẫn)

Phòng các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hoá bằng: Colivinavet, Anti CRD - Dùng vitamin A, D, E, B.Complex vào các ngày sử dụng vác-xin và kháng sinh

* Các chỉ tiêu theo dõi:

- Đặc điểm ngoại hình - Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Tổng số gà cuối kỳ (con)

x 100 Tổng số gà đầu kỳ (con)

Trang 38

P2 : Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát sau (gam)

t : Thời gian giữa 2 lần khảo sát (ngày)

+ Sinh trưởng tương đối: Được tính theo công thức TCVN-2-40-77 [55]

R =

P2 - P1

x 100 (P2 + P1)/2

Trong đó: R : Sinh trưởng tương đối (%)

P1 : Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát trước (gam) P2 : Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát sau (gam)

- Hiệu quả sử dụng thức ăn

+ Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng

Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL (kg) =

Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg)

Tổng KL sống tăng trong kỳ (kg)

+ Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1 Kg tăng khối lượng

Tiêu tốn ME/kg tăng KL (Kcal) =

Mức ME/kgTĂ x Tổng TĂ tiêu thụ (kg)

Trang 39

Tiêu tốn thức ăn (kg)/ kg tăng khối lượng x 10

- Khả năng cho thịt

Tỷ lệ thịt xẻ (%) =

Khối lượng thịt xẻ (g)

x 100

Khối lượng sống (g)

Trong đó: Khối lượng thịt xẻ là khối lượng gà sau khi cắt tiết, vặt lông, bỏ đầu, chân và các phần phụ khác như ruột, khí quản, cơ quan sinh dục , giữ lại gan, tim và dạ dày cơ bỏ chất chứa cộng lớp sừng

Khối lượng sống là khối lượng gà nhịn đói sau 12 giờ (chỉ cho uống nước).

Tỷ lệ thịt đùi/xẻ (%) =

Khối lượng thịt đùi trái (g) x 2

x 100 Khối lượng thịt xẻ (g)

Tỷ lệ thịt ngực/xẻ (%) =

Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2

x 100 Khối lượng thịt xẻ (g)

Tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi (%) =

Khối lượng cơ ngực + khối lượng cơ đùi (g)

x 100 Khối lượng thịt xẻ (g)

Tỷ lệ mỡ bụng/xẻ (%) =

Khối lượng mỡ bụng (g)

x 100 Khối lượng thịt xẻ (g)

- Chất lượng thịt:Tính tỷ lệ vật chất khô, protein, lipit, khoáng thep phương pháp

phân tích thông thường tại phòng thí nghiệm

- Sơ bộ tính giá chi phí trực tiếp (đ/kg)

Chi phí trực tiếp = Tổng chi phí trực tiếp (đồng)

Trang 40

Từ kết quả thu được về khối lượng của gà qua các tuần tuổi, chúng tôi có thể tính được tăng khối lượng tuyệt đối và tăng khối lượng tương đối của gà thí nghiệm

- Khả năng cho thịt

Sau mỗi lần kết thúc thí nghiệm chọn 3 gà trống và 3 gà mái ở mỗi lô, có khối lượng bằng hoặc tương đương với khối lượng trung bình của lô để tiến hành mổ khảo sát theo phương pháp mổ khảo sát của Bùi Quang Tiến, 1993 [51]

- Chất lượng thịt

Lấy mẫu thịt đùi và thịt ngực của gà ở các lô để phân tích thành phần hoá học của thịt với các chỉ tiêu về: Tỷ lệ vật chất khô, protein, lipit, khoáng tổng số

Ngày đăng: 01/11/2012, 17:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ (1983), Di truyền học động vật, Nhà xuất bản nông nghiệp, tr.86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học động vật
Tác giả: Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 1983
2. Tạ An Bình, Nguyễn Hoài Tao (1969), “Lai kinh tế một số giống gà trong nước”, Kết quả nghiên cứu KH và KT, 1969-1979, Nhà xuất bản nông nghiệp 1979, tr.199-200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lai kinh tế một số giống gà trong nước”, "Kết quả nghiên cứu KH và KT
Tác giả: Tạ An Bình, Nguyễn Hoài Tao
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp 1979
Năm: 1969
3. Tạ An Bình (1973), “Những kết quả bước đầu lai kinh tế gà”, Tạp chí khoa học và KTNN, tr.598 - 603 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kết quả bước đầu lai kinh tế gà”," Tạp chí khoa học và KTNN
Tác giả: Tạ An Bình
Năm: 1973
4. Nguyễn Thị Thanh Bình (1998), Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của gà Ri, Luận văn thạc sỹ khoa học NN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của gà Ri
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình
Năm: 1998
5. Nguyễn Đức Côi, Nguyễn Quang Minh và cộng tác viên (2001), “Khảo sát năng suất của một số tổ hợp lai giữa gà Mía và gà Lương Phượng và con lai (M x LP) x KB”; Báo cáo khoa học, Viện Chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát năng suất của một số tổ hợp lai giữa gà Mía và gà Lương Phượng và con lai (M x LP) x KB”
Tác giả: Nguyễn Đức Côi, Nguyễn Quang Minh và cộng tác viên
Năm: 2001
6. Nguyễn Hữu Cường, Bùi Đức Lũng (1996), “Yêu cầu mật độ nuôi gà Bloiler tối ƣu trên nền đệm lót qua 2 mùa ở miền Bắc Việt Nam”. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm - Liên hiệp các xí nghiệp gia cầm Việt Nam, 1986-1996, Nhà xuất bản nông nghiệp, tr.275 - 280 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yêu cầu mật độ nuôi gà Bloiler tối ƣu trên nền đệm lót qua 2 mùa ở miền Bắc Việt Nam”. T"uyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm - Liên hiệp các xí nghiệp gia cầm Việt Nam, 1986-1996
Tác giả: Nguyễn Hữu Cường, Bùi Đức Lũng
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 1996
7. Nguyễn Văn Đại (2000), Khảo sát đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của con lai F1- MK nuôi nhốt và bán nuôi nhốt tại Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của con lai F1- MK nuôi nhốt và bán nuôi nhốt tại Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Văn Đại
Năm: 2000
8. Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng và cộng tác viên (2001), “Nghiên cứu lai giữa gà Lương Phượng với gà Ri nhằm chọn tạo ra giống gà thả vườn phục vụ chăn nuôi nông hộ”, Báo cáo khoa học, Viện Chăn nuôi, tr.106-120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lai giữa gà Lương Phượng với gà Ri nhằm chọn tạo ra giống gà thả vườn phục vụ chăn nuôi nông hộ”," Báo cáo khoa học, Viện Chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng và cộng tác viên
Năm: 2001
9. Phan Sỹ Điệt (1990), “Một số nghiên cứu KHKT gia cầm tại Pháp”, Tạp chí thông tin gia cầm số 2, tr1-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nghiên cứu KHKT gia cầm tại Pháp”
Tác giả: Phan Sỹ Điệt
Năm: 1990
10. Hutt.F.B (1987), Di truyền học động vật (người dịch Phan Cự Nhân), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, trang 348 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học động vật
Tác giả: Hutt.F.B
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Năm: 1987
11. Nguyễn Thị Hải (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm tính năng sản xuất của gà lông màu Kabir, Luận văn thạc sỹ KHNN, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tr.32-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm tính năng sản xuất của gà lông màu Kabir
Tác giả: Nguyễn Thị Hải
Năm: 1999
12. Lê Thanh Hải, Nguyễn Hữu Tỉnh, Lê Hồng Dung (1995), Một số biện pháp kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn, Nhà xuất bản nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, tr.22-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn
Tác giả: Lê Thanh Hải, Nguyễn Hữu Tỉnh, Lê Hồng Dung
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp TP Hồ Chí Minh
Năm: 1995
13. Đặng Thị Hạnh (1999), “Nuôi gà thả vườn với dân nghèo Nam Bộ”, Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam , tr.122-123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi gà thả vườn với dân nghèo Nam Bộ”, "Chuyên san chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Đặng Thị Hạnh
Năm: 1999
14. Ngôn Thị Hoán (2006), “ Nghiên cứu đặc tính sinh học và khả năng cho thịt của tổ hợp lai gà (M x AC) và (M x R) nuôi bán chăn thả tại thái Nguyên”Báo cáo khoa học , trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc tính sinh học và khả năng cho thịt của tổ hợp lai gà (M x AC) và (M x R) nuôi bán chăn thả tại thái Nguyên”"Báo cáo khoa học
Tác giả: Ngôn Thị Hoán
Năm: 2006
15. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1998), Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi), Nhà xuất bản nông nghiệp, tr.196-201 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 1998
16. Lương Thị Hồng (2007), “ Nghiên cứu khả năng cho thịt của tổ hợp lai giữa gà trống H”Mông x gà mái Ai Cập”. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi-số 8 tháng 10 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng cho thịt của tổ hợp lai giữa gà trống H”Mông x gà mái Ai Cập”
Tác giả: Lương Thị Hồng
Năm: 2007
17. Nguyễn Đức Hƣng (1981) , Nghiên cứu các tổ hợp lai giữa gà nhập nội với gà Ri. Luận án Tiến sĩ. Đại học Nông nghiệp II, trang 281- 283 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các tổ hợp lai giữa gà nhập nội với gà Ri
18. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai (1994), Chăn nuôi gia cầm, Nhà xuất bản nông nghiệp, tr.104-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 1994
19. Johanson .L. (1972), Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật, tập 1, 2 Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Hoàn, Trần Đình Long dịch, Nhà xuất bản KHKT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật
Tác giả: Johanson .L
Nhà XB: Nhà xuất bản KHKT
Năm: 1972
20. K.F.Kushner (1969), Những cơ sở di truyền học của việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi, Những cơ sở di truyền chọn giống động vật, Nguyễn Ân, Trần Cừ dịch, Nhà xuất bản Maxcova Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở di truyền học của việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi, Những cơ sở di truyền chọn giống động vật
Tác giả: K.F.Kushner
Nhà XB: Nhà xuất bản Maxcova
Năm: 1969

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ F1 (TRỐNG MÔNG X MÁI AI  - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
1 (TRỐNG MÔNG X MÁI AI (Trang 2)
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm (Trang 35)
Bảng 2.1:  Sơ đồ bố trí thí nghiệm  Lô TN - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lô TN (Trang 35)
Bảng 2.2. Giá trị dinh dƣỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 2.2. Giá trị dinh dƣỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (Trang 36)
Bảng 2.3. Lịch sử dụng vác-xin - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 2.3. Lịch sử dụng vác-xin (Trang 36)
Bảng 2.2. Giá trị dinh dƣỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 2.2. Giá trị dinh dƣỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (Trang 36)
Bảng 2.3. Lịch sử dụng vác-xin - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 2.3. Lịch sử dụng vác-xin (Trang 36)
3.1. Đặc điểm ngoại hình của con lai F1 - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
3.1. Đặc điểm ngoại hình của con lai F1 (Trang 42)
Bảng 3.1: Phân ly màu lông gà thí nghiệm (n = 3 đàn) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.1 Phân ly màu lông gà thí nghiệm (n = 3 đàn) (Trang 42)
Bảng 3.2: Màu da của con lai (n =3 đàn) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.2 Màu da của con lai (n =3 đàn) (Trang 45)
3.1.2. Màu da kết hợp với màu lông - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
3.1.2. Màu da kết hợp với màu lông (Trang 45)
Bảng 3.2: Màu da của con lai (n =3 đàn) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.2 Màu da của con lai (n =3 đàn) (Trang 45)
Bảng 3.3: Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (%) (n =3 đàn) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.3 Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (%) (n =3 đàn) (Trang 48)
Bảng 3.3: Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (%) (n = 3 đàn) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.3 Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (%) (n = 3 đàn) (Trang 48)
Bảng 3.4: Sinh trƣởng tích luỹ của gà thí nghiệm (g) (n =3 đàn) (tính chung trống mái) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.4 Sinh trƣởng tích luỹ của gà thí nghiệm (g) (n =3 đàn) (tính chung trống mái) (Trang 50)
Qua kết quả bảng 3.5 cho thấy ở một số giai đoạn sinh trƣởng tuyệt đối ở gà thí  nghiệm  tăng  giảm  không  theo  quy  luật,  theo  chúng  tôi  có  rất  nhiều  nguyên  nhân dẫn đến điều này  nhƣ yếu tố streess về thay đổi môi trƣờng sống, thức ăn và  sử d - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
ua kết quả bảng 3.5 cho thấy ở một số giai đoạn sinh trƣởng tuyệt đối ở gà thí nghiệm tăng giảm không theo quy luật, theo chúng tôi có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này nhƣ yếu tố streess về thay đổi môi trƣờng sống, thức ăn và sử d (Trang 53)
Bảng 3.5: Sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) (n = 3) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.5 Sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) (n = 3) (Trang 54)
Bảng 3.5: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) (n = 3 ) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.5 Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) (n = 3 ) (Trang 54)
Bảng 3.6: Sinh trƣởng tƣơng đối của gà thí nghiệm (%) (n =3 đàn) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.6 Sinh trƣởng tƣơng đối của gà thí nghiệm (%) (n =3 đàn) (Trang 56)
Bảng 3.6: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) (n = 3 đàn) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.6 Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) (n = 3 đàn) (Trang 56)
Bảng 3.7: Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm (n = 3) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.7 Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm (n = 3) (Trang 58)
Bảng 3.7: Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm (n = 3) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.7 Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm (n = 3) (Trang 58)
Bảng 3.8: Tiêu tốn thức ăn cộng dồn của gà thí nghiệm (Kg) (n = 3) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.8 Tiêu tốn thức ăn cộng dồn của gà thí nghiệm (Kg) (n = 3) (Trang 60)
Bảng 3.8: Tiêu tốn thức ăn cộng dồn của gà thí nghiệm (Kg) (n = 3) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.8 Tiêu tốn thức ăn cộng dồn của gà thí nghiệm (Kg) (n = 3) (Trang 60)
Bảng 3.9: Tiêu tốn Protein/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (gam) (n = 3) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.9 Tiêu tốn Protein/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (gam) (n = 3) (Trang 63)
Bảng 3.9: Tiêu tốn Protein/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (gam) (n = 3) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.9 Tiêu tốn Protein/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (gam) (n = 3) (Trang 63)
Bảng 3.10: Tiêu tốn năng lƣợng/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (Kcal) (n = 3) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.10 Tiêu tốn năng lƣợng/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (Kcal) (n = 3) (Trang 64)
Bảng 3.10: Tiêu tốn năng lƣợng/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (Kcal) (n = 3) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.10 Tiêu tốn năng lƣợng/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (Kcal) (n = 3) (Trang 64)
Bảng 3.11: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (n = 3 đàn)       Lô  TN - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.11 Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (n = 3 đàn) Lô TN (Trang 65)
Bảng 3.12: Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm (%) (n = 9) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.12 Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm (%) (n = 9) (Trang 68)
Bảng 3.12: Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm (%) (n = 9) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.12 Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm (%) (n = 9) (Trang 68)
Bảng 3.13: Thành phần hoá học cơ ngực và cơ đùi của gà thí nghiệm lúc 84 ngày tuổi (%) (n = 9) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.13 Thành phần hoá học cơ ngực và cơ đùi của gà thí nghiệm lúc 84 ngày tuổi (%) (n = 9) (Trang 70)
Bảng 3.13: Thành phần hoá học cơ ngực và cơ đùi của gà thí nghiệm lúc 84 ngày tuổi (%) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.13 Thành phần hoá học cơ ngực và cơ đùi của gà thí nghiệm lúc 84 ngày tuổi (%) (Trang 70)
Bảng 3.14: Sơ bộ hoạch toán kinh tế (đ/kg tăng khối lƣợng) (n =3 đàn) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.14 Sơ bộ hoạch toán kinh tế (đ/kg tăng khối lƣợng) (n =3 đàn) (Trang 73)
Bảng 3.14: Sơ bộ hoạch toán kinh tế (đ/kg tăng khối lƣợng) (n = 3 đàn) - Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Bảng 3.14 Sơ bộ hoạch toán kinh tế (đ/kg tăng khối lƣợng) (n = 3 đàn) (Trang 73)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w