1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

50 825 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 489,25 KB

Nội dung

Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Trang 1

đại học tháI nguyên trường đại học nông lâm

Chuyên đề tốt nghiệp đại học

Trang 2

Mục lục

Phần 1 đặt vấn đề 1

1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề 7

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8

2.1.1.2 Lịch sử hình thành khuyến nông ở Việt Nam 10

2.1.2 Khái niệm, nội dung và vai trò của khuyến nông đối với phát triển nông thôn Việt Nam 11

2.1.2.1 Định nghĩa khuyến nông 11

2.1.2.2 Nội dung của khuyến nông 13

2.1.2.3 Vai trò của khuyến nông 14

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khuyến nông 16

2.2 Tình hình thực tiễn về hệ thống khuyến nông ở Việt Nam 17

2.2.1 Hệ thống khuyến nông ở Việt Nam 17

2.2.2 Một số công trình nghiên cứu về hệ thống khuyến nông ở Việt Nam 19

2.2.3 Hệ thống khuyến nông Thái Nguyên 21

2.2.4 Một số kết quả đạt được trong công tác khuyến nông tỉnh Thái Nguyên 23

Phần 3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 28

3.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian: 28

3.2 Nội dung nghiên cứu: 28

3.3 Phương pháp nghiên cứu: 28

Phần 4 Kết quả và thảo luận 30

Trang 3

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hoạt động sản xuất nông nghiệp tại

huyện Đại Từ 30

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 30

4.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội 31

4.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Đại Từ 31

4.2 Khái quát về hệ thống khuyến nông huyện Đại Từ 33

4.2.1 Hệ thống khuyến nông Đại Từ 33

4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ 35

4.2.3 Kết quả nghiên cứu về trình độ và năng lực của cán bộ KN Trạm KN Đại Từ .36

4.3 Thực trạng hoạt động của cán bộ 248 tại huyện Đại Từ 37

4.3.1 Chuyên môn đào tạo của cán bộ 248 của huyện Đại Từ 38

4.3.2 Đánh giá của nông dân về cán bộ 248 39

4.3.3 Những vấn đề bất cập về việc sử dụng cán bộ 248 tại huyện Đại Từ 42

4.4 Phân tích mặt mạnh, yếu, cơ hội thách thức trong công tác khuyến nông cơ sở của cán bộ 248 hiện tại của huyện Đại Từ 44

4.5 Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ 248 và phát triển hệ thống khuyến nông cơ sở tại huyện Đại từ 45

Phần 5 kết luận và khuyến nghị 48

5.1 Kết luận 48

5.2 Khuyến nghị 49

Trang 5

Lời nói đầuLời nói đầu

Với phương châm “học đi đôi hành, “lý thuyết bắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội“ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hàng năm đã tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tốt nghiệp Đây là cơ hội quý báu để các sinh viên tiếp cận và làm quen với công việc sẽ làm sau khi ra trường Được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn Từ đó, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân

Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Khuyến nông & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề tốt

nghiệp : “Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông của cán bộ 248 trong

hoạt động khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ“ Đây cũng là lấn đầu tiên

thực hiện một chuyên đề Vì vậy chuyên đề còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý và phê bình từ qúy thầy cô giáo, các bạn sinh viên để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa KN & PTNT Đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo TS Đinh Ngọc Lan giảng viên khoa KN & PTNT, là người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề

Tôi xin được bày tỏ tấm lòng biết ơn đến ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Trạm khuyến nông huyện Đại Từ, cán bộ 248 và bà con nông dân 3 xã Hùng Sơn, Khôi Kỳ và Hà Thượng của huyện Đại Từ đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2008

Sinh viên

Nguyễn Thị Hà Giang

Trang 6

Danh mục bảng

Trang

Bảng 2.1: Kết quả công tác đưa giống đậu tương mới vào sản xuất (2003 –

2005) với sự tham gia của HTKN tỉnh Thái Nguyên

Bảng 2.2: Kết quả chương trình trồng cây nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2003 – 2005) với sự tham gia của hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên

Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính của huyện 27

Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi của huyện Đại Từ qua 3 năm (2005 – 2007 ) 27

Bảng 4.3: Số lượng các tổ chức KN cấp cơ sở trên địa bàn huyện Đại Từ 30

Bảng 4.4 Số lượng và trình độ đào tạo của cán bộ KN huyện Đại Từ giai đoạn 2005 - 2007 31

Bảng 4.5 Trình độ chuyên môn của cán bộ KN huyện Đại Từ giai đoạn 2005 – 2007 32

Bảng 4.6 Chuyên môn đào tạo của cán bộ 248 huyện Đại Từ 33

Bảng 4.7 Đánh giá của nông dân về kỹ năng làm việc của cán bộ 248 34

Bảng 4.8 Đánh giá của nông dân về các buổi tập huấn của cán bộ 248 35

Bảng 4.9 : Đánh giá của nông dân về mức độ nhiệt tình của cán bộ 248 36

Bảng 4.10: Đánh giá của nông dân về năng lựccán bộ 248 36

Bảng 4.11 Đánh giá của cán bộ 248 về chế độ lương và phụ cấp 38

Trang 7

Phần 1 đặt vấn đề

1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề

Khuyến nông Thái Nguyên đã thành lập được 17 năm dưới sự hỗ trợ của CIDSE và SNV Hệ thống khuyến nông Thái Nguyên là một trong những hệ thống mạnh nhất ở miền bắc Việt Nam Kết quả nổi bật nhất của hoạt động khuyến nông tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua là hình thành được hệ thống khuyến nông từ tỉnh xuống đến cấp cơ sở, với nhiều hình thức hoạt động linh hoạt và mang tính hiệu quả cao Đặc biệt, phải nói đến đội ngũ cán bộ 248 làm công tác khuyến nông tại các xã dựa trên kết luận số 248-KL/ TU ngày 08/06/2002 của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên Tỉnh ký hợp đồng lao động với các kỹ sư kinh tế, kỹ sư nông nghiệp và các kỹ sư kỹ thuật rồi cử họ xuống các xã, phường làm công tác khuyến nông Mỗi xã nhận từ 1-2 kỹ sư trên nguyên tắc “xã sử dụng, huyện quản lý, tỉnh trả lương” theo ngân sách của xã Trên thực tế, tại một số địa bàn cán bộ khuyến nông 248 đóng vai trò quan trọng trong công tác khuyến nông cơ sở, họ là cầu nối giữa nông dân và khuyến nông cấp trên Họ là người đưa đến cho người nông dân những kỹ thuật mới, giống cây trồng, vật nuôi mới, phương pháp mớià ngoài ra, họ còn trực tiếp tham ra tổ chức, giám sát, đánh giá các ô trình diễn, thử nghiệm tại cơ sở Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể nào về chức năng, nhiệm vụ cụ thể của cán bộ 248 và cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu đánh giá về phương thức và hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông

Huyện Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.890 ha: Trong đó đất nông nghiệp chiếm 26,87%; đất lâm nghiệp chiếm 45,13%; đất chưa sử dụng chiếm 17,35%; còn lại là đất phi nông nghiệp chiếm 10,65% Huyện Đại Từ hiện có 29 xã và 2 thị trấn với tổng dân số toàn huyện trên 16.000 người Mật độ dân số bình quân trên 227 người/km2 Có 8 dân tộc chung sống, chủ yếu là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu phân bố khá đồng đều trên toàn địa bàn huyện

Trang 8

Hiện nay, hệ thống khuyến n«ng của huyện §¹i Tõ gồm cã trạm khuyến n«ng huyện và hệ thống khuyến n«ng cấp x·, th«n bản Trong đã, khuyến n«ng cơ sở với lực lượng chủ chốt là c¸n bộ 248 đang chiếm một vị trÝ quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến với người n«ng d©n và c¸c hoạt động khuyến n«ng kh¸c V× vậy, được sự ph©n c«ng của khoa KN & PTNT - trường §ại học N«ng L©m Th¸i Nguyªn, chóng t«i tiến hành thực hiện chuyªn đề thực tập tốt nghiệp:

“иnh gi¸ hiệu quả hoạt động của c¸n bộ 248 trong c«ng t¸c khuyến

n«ng cơ sơ tại huyện Đại Từ”

1.2 Mục tiªu nghiªn cứu Môc tiªu chung

иnh gi¸ được hiệu quả hoạt động của c¸n bộ 248 trong c«ng t¸c khuyến n«ng cơ sở của huyện và t×m ra c¸c giải ph¸p hữu hiệu nhằm n©ng cao hiệu quả hoạt động của c«ng t¸c khuyến n«ng cấp cơ sở

• T×m ra giải ph¸p n©ng cao năng lực cho c¸n bộ 248 và ph¸t triển hệ

thống khuyến n«ng cơ sở tại huyện Đại Từ

Trang 9

Năm 1843 ở Mỹ đã phát triển đào tạo khuyến nông và đến năm 1907 ở Mỹ đã có 42 trường trên 39 bang có đào tạo khuyến nông và có bộ môn, khoa khuyến nông

ở châu á, ngay sau khi hội nghị đầu tiên về khuyến nông khu vực Châu á được tổ chức tại Malila (Philippin) năm1955 phong trào khuyến nông đã có bước phát triển mạnh mẽ, tổ chức khuyến nông trong các nước khu vực đã được hình thành

- Tại Trung Quốc, đã có khoa khuyến nông ở trường Đại học Kim Lăng từ năm 1933 Trung Quốc rất coi trọng xây dựng mô hình trình diễn, đưa cán bộ đi thực tế ở cơ sở Tới nay họ có ủy ban khuyến nông Quốc gia – Cục phổ cập kỹ thuật nông nghiệp; ở cấp tỉnh có cục khuyến nông; dưới tỉnh có khuyến nông phân khu; cấp cơ sở là khuyến nông thôn xã Hoạt động của sản xuất nông nghiệp đã có những bước đột phá trong sản xuất lúa lai, nuôi trồng thủy sản, thú y và chế biến nông sản

- Tại Thái Lan, tuy mãi đến 20/10/1967 chính phủ Thái Lan mới có quyết định thành lập tổ chức khuyến nông, nhưng hoạt động khuyến nông ở Thái Lan rất mạnh, có mạng lưới cán bộ khuyến nông đến tận làng xã ở Bộ Nông nghiệp thủy sản có cục khuyến nông.Trong cục có các phòng hành chính, tổ chức, tài chính, kế hoạch, phòng cây lương thực, kinh doanh dịch vụ cây nông nghiệp, phòng giống, phòng thông tin đào tạo, phòng phát triển nông thôn Ngoài ra khuyến nông ở Thái Lan còn có 6 trung tâm vùng (Chiềng Mai, Kinkhen, Rachabun, Chainat, Rayon, Songkla) ở tỉnh có trung tâm khuyến nông, cấp huyện có trạm khuyến nông

- Tại ấn Độ, công tác khuyến nông được đặc biệt coi trọng ở vùng nông dân nghèo, những vùng còn ít phát triển Người ta gắn khuyến nông vào các

Trang 10

chương trình quốc gia về giống lúa, ngô, đậu có những trung tâm vùng như trung tâm Anandniketan Ashsam ở bang Gugiasat suốt hơn 30 năm qua đã tập trung hơn 3 triệu nông dân nghèo của mấy bộ tộc định canh và định cư

- Tại Hoa Kỳ, theo luật Smit-lever năm 1944, toàn liên bang có một cơ quan khuyến nông quản lý đạo luật của liên bang và làm việc chỉ đạo rất phong phú, đa dạng như: làm vườn gia đình, thị trường, phát triển kinh tế gia đình, chương trình thanh niênà Trong dịch vụ khuyến nông các chuyên gia ngành của khuyến nông thường là thành viên của các sở, viện, các chuyên gia này vừa làm nghiên cứu vừa giảng dạy ở các trường vừa có thể làm khuyến nông

Qua việc tìm hiểu về một số nét của khuyến nông trên một vài quốc gia cho thấy, hầu hết các quốc gia đều rất coi trọng công tác khuyến nông, tổ chức khuyến nông có qui củ và chặt chẽ

2.1.1.2 Lịch sử hình thành khuyến nông ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển khuyến nông trên thế giới, khuyến nông Việt Nam cũng được hình thành và phát triển tương đối sớm

Các vua Hùng cách đây 2000 năm đã trực tiếp dậy dân làm nông nghiệp: gieo hạt, cấy lúa, mở các cuộc thi để các hoàng tử, công chúa có cơ hội trổ tài, chế biến các món ăn bằng nông sản tại chỗ Công chúa Thiều Hoa là người đầu tiên dạy dân chăn tằm dệt lụa

ở thời Tiền Lê đã có những chính sách phát triển nông nghiệp để động viên nông dân tích cực tham gia sản xuất Triều vua Lê Thái Tông (1492) mỗi xã có một xã trưởng phụ trách nông nghiệp và đê điều, đặc biệt là lần đầu tiên

sử dụng từ “khuyến nông” trong bộ luật Hồng Đức

Dưới chế độ Sài Gòn cũ (1960), thành lập Nha khuyến nông chuyên lo phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn

Từ sau Cách mạng tháng 8/1945 – 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới nông nghiệp, Người kêu gọi quốc dân “tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa! đó là những việc cấp bách của chúng ta lúc này” (Tài liệu tập huấn phương pháp KN, 2007) [2]

Từ năm 1958 – 1975: Nông nghiệp miền Bắc Việt Nam phát triển trong sự tác động trực tiếp của mô hình Hợp tác xã nông nghiệp Từ tổ đổi công (1956) đến hợp tác xã bậc thấp (1960); hợp tác xã cấp cao (1968); hợp tác xã toàn xã (1974)

Trang 11

Thời kỳ 1976 – 1988: Nông nghiệp Việt Nam được thống nhất thành một mối, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp: Ngày 13/01/1981 chỉ thị 100 CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã” Tháng 12 năm 1986 Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới trong lãnh đạo và quản lý kinh tế Và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI (05/05/1988) về “đổi mới quản lý trong nông nghiệp” ra đời nhằm giải phóng sản xuất trong nông thôn đến từng hộ nông dân, khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủà(Tài liệu tập huấn phương pháp KN, 2007) [2]

Khuyến nông Việt Nam chính thức được hình thành và đi vào hoạt động kể từ khi có Nghị định 13/CP của Chính phủ ban hành ngày 02/03/1993 về công tác khuyến nông HTKN được hình thành từ Trung ương đến địa phương Công tác khuyến nông còn rất mới mẻ nhưng đã thu được nhiều thành tựu, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo được mối liên kết xã hội hóa khuyến nông rộng rãi

Ngày 26/04/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông – khuyến ngư Đây là những văn bản pháp quy quan trọng đối với công tác KN nói chung và tổ chức khuyến nông nói riêng

2.1.2 Khái niệm, nội dung và vai trò của khuyến nông đối với phát triển nông thôn Việt Nam

2.1.2.1 Định nghĩa khuyến nông

Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác, vì khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục đích rộng rãi, do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nông, nhưng từ những sự hiểu biết khác nhau đó, chúng ta cũng có thể đưa ra những điểm chung nhất về khuyến nông, sau đây là một số quan niệm, khái niệm về khuyến nông:

Theo chữ Hán, “khuyến” có nghĩa là khuyên người ta cố gắng sức trong

công việc, còn “khuyến nông” nghĩa là khuyên mở mang phát triển trong nông nghiệp

Thuật ngữ “Extension” có nghĩa “mở mang, triển khai” được sử dụng đầu

tiên ở nước Anh năm 1866, sau đó được mở rộng tới các Hội giáo dục khác ở

Trang 12

Anh và các nước khác Khi ghép với từ “Agriculture” thành “Agriculture Extension” thì dịch là “khuyến nông”

Theo B.E Swanson và J.B Claar: “Khuyến nông là phương pháp động,

nhận thông tin có lợi tới người dân và giúp họ thu được những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm cần thiết nhằm sử dụng một cách hiệu quả thông tin hoặc kỹ thuật này”

Theo A.W Van den Ban và H.S Hawkins: “Khuyến nông, khuyến lâm là

một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn”

Theo Thomas, G Floes: “Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả

các công việc có liên quan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó có người già và người trẻ học bằng cách thực hành” (Tài liệu tập huấn phương pháp KN, 2007) [2]

Theo Tổ chức lương thực thế giới FAO: “Khuyến nông là cách đào tạo

rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được các chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có khả năng giải quyết những vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nâng cao trình độ dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới” (Bài giảng Khuyến nông, 2004) [5]

Qua nhiều định nghĩa trên ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu theo hai nghĩa:

những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn, khuyến nông là ngoài việc hướng dẫn cho nông dân tiến bộ kỹ thuật mới, còn phải giúp họ liên kết với nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ Nhà nước, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội như thế nào cho ngày càng tốt hơn

chính thức mà đối tượng của nó là người nông dân Tiến trình này đem đến cho nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ tự giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ Khuyến nông là sử

Trang 13

dụng các cơ quan nông lâm ngư, các trung tâm khoa học nông lâm ngư để phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ có thể áp dụng nhằm thu được nhiều sản phẩm hơn (Bài giảng Khuyến nông, 2004[5])

2.1.2.2 Nội dung của khuyến nông

Theo Nghị định 56/2005/NĐ-CP ra đời ngày 26/04/2005 khuyến nông Việt Nam hiện có các nội dung sau:

* Thông tin tuyên truyền

- Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông nghiệp, thủy sản

- Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác

* Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong nông nghiệp, thuỷ sản

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông, khuyến ngư

- Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập, trong và ngoài nước

* Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ

- Xây dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất

- Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản - Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện rộng

* Tư vấn và dịch vụ

- Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: đất đai, thủy sản, thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh về phát triển nông nghiệp, thủy sản

- Dịch vụ trong các lĩnh vực: pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả đầu tư, tín dụng, xây dựng dự án, cung ứng vật tư kỹ thuật, thiết bị và các

Trang 14

hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp, thủy sản theo quy định của pháp luật

- Tư vấn, hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, phù hợp với quy hoạch phát triển nông thôn theo vùng lãnh thổ và địa phương

- Tư vấn, hỗ trợ, phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm, thủy sản, nghề muối

- Tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn

- Tư vấn, hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

* Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư

- Tham gia các hoạt động về khuyến nông, khuyến ngư trong các chương trình hợp tác quốc tế

- Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ngư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế

2.1.2.3 Vai trò của khuyến nông

* Vai trò của công tác khuyến nông

- Khuyến nông có vai trò trong sự nghiệp phát triển nông thôn

Nước ta có trên 76% dân số sống ở các vùng nông thôn, với 70% lao động xã hội để sản xuất ra những nông sản thiết yếu cung cấp cho toàn bộ xã hội như lương thực, thực phẩmà và sản xuất nông nghiệp chiếm 37%-40% giá trị sản phẩm xã hội Vì vậy, vai trò của công tác khuyến nông là rất cần thiết, giúp cho nền nông nghiệp của nước ta phát triển mạnh, nâng cao đời sống của nông dân

- Vai trò của khuyến nông trong quá trình từ nghiên cứu đến phát triển nông nghiệp

Nhà nghiên cứu.Viện

nghiên cứu Trường Đại

học

Nông dân Khuyến

nông

Trang 15

- Vai trò của khuyến nông đối với Nhà nước

Khuyến nông, khuyến lâm là một trong những tổ chức giúp Nhà nước thực hiện các chính sách chiến lược và phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn và nông dân Trực tiếp hay góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu nguyên vọng của người dân đến cơ quan Nhà nước Trên cơ sở đó, Nhà nước hoạch định, cải tiến đề ra được các chính sách phù hợp (Bài giảng Khuyến nông, 2004) [5]

* Vai trò của cán bộ khuyến nông

Khi nói đến vai trò của KN ta phải kể đến vai trò của cán bộ khuyến nông Công tác khuyến nông có đạt được hiệu quả cao hay không là phụ thuộc rất lớn vào người cán bộ khuyến nông Vì người cán bộ khuyến nông chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, giúp nông dân hiểu được và dám quyết định về một vấn đề cụ thể (như: gieo trồng một loại giống mới, áp dụng một cách làm ăn mớià) Khi nông dân đã quyết định, người cán bộ khuyến nông phải chuyển giao kiến thức để nông dân áp dụng thành công cách làm ăn mới đó Như vậy, vai trò của cán bộ khuyến nông là đem kiến thức đến cho dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó Người cán bộ khuyến nông được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ, được trang bị đầy đủ các thông tin và kiến thức kỹ thuật để giúp đỡ nông dân Tuy nhiên, khi làm nhiệm vụ khuyến nông, người cán bộ khuyến nông phải dựa vào đường lối, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước về phát triển nông thôn

Theo quan điểm khuyến nông mới, thì người cán bộ khuyến nông thường ít bị ràng buộc bởi những chỉ tiêu kế hoạch cụ thể của từng chương trình khuyến nông (bao nhiêu hộ trồng, nuôi, đạt năng suất bao nhiêuà) Điều quan trọng hơn là từ các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình khuyến nông thì người cán bộ khuyến nông phải chủ động, nỗ lực cố gắng động viên, tổ chức người dân tham gia tích cực vào hoạt động khuyến nông Muốn vậy, người cán bộ khuyến nông phải thường xuyên hỗ trợ và động viên nông dân phát triển những tiềm năng, và sáng kiến của họ để chủ động giải quyết những vấn đề trong cuộc sống

Trang 16

Mỗi cán bộ khuyến nông có những vai trò quan trọng sau đối với nông dân:

1 Người đào tạo 5 Người cố vấn 9 Người cung cấp 2 Người tổ chức 6 Người bạn 10 Người thông tin 3 Người lãnh đạo 7 Người tạo điều kiện 11 Người hành động 4 Người quản lý 8 Người môi giới 12 Người trọng tài

Điều này, cho chúng ta thấy vai trò rất đa dạng của người cán bộ khuyến nông trong sự nghiệp phát triển nông thôn Vì thế, người cán bộ khuyến nông phải hiểu được tầm quan trọng của mình và luôn sẵn sàng đánh giá các tình huống, phân tích các vấn đề để nhập vai một cách đúng đắn và linh hoạt

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khuyến nông

Trong bất kỳ lĩnh vực nào khi tiến hành tổ chức hoạt động đều ít nhiều chịu sự chi phối của một hay nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả Trong hoạt động khuyến nông, thường thì các chương trình, dự án khuyến nông đưa ra tổ chức thực hiện chịu sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng là:

- Người cán bộ khuyến nông: Đây là nguyên nhân mang tính chủ quan

thường thì trình độ của cán bộ khuyến nông có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc Trình độ của cán bộ khuyến nông cao, nhiệt tình trong công việc thì sẽ rất thuận lợi trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phương thức làm ăn mới cho người nông dân Ngược lại, trình độ hạn chế sẽ dẫn đến kết quả làm việc không cao

- Trình độ của người sản xuất: Cũng giống như cán bộ khuyến nông,

trình độ của người sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công việc, nếu trình độ của người sản xuất cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận các tiến bộ mà khuyến nông mang lại, họ cũng nhanh nhậy hơn trước những cái mới, từ đó có những điều chỉnh thích ứng với điều kiện sản xuất mới

- Phong tục tập quán của vùng: Đây là yếu tố mang tính truyền thống ở

các địa phương, nếu một chương trình dự án khuyến nông triển khai không phù hợp với phong tục tập quán và điều kiện sản xuất của địa phương rất dễ thất bại Vì vậy, trước khi tiến hành triển khai các chương trình, dự án khuyến nông cần phải nghiên cứu xem xét kỹ phong tục tập quán và điều kiện sản xuất ở địa phương Từ đó có những lựa chọn nội dung các chương trình phù hợp rồi mới tiến hành tổ chức thực hiện

Trang 17

- Chất lượng đầu vào của các chương trình khuyến nông: Chất lượng

đầu vào của chương trình khuyến nông đặc biệt là giống phải đảm bảo chất lượng Khi nhập các yếu tố đầu vào cần được kiểm tra kỹ trước khi đem sản xuất, tránh nhập các giống kém chất lượng hoặc bị hỏng sẽ gây hiệu quả kém cho các chương trình, làm mất lòng tin của người nông dân

- Thời tiết và khí hậu: Đây là nguyên nhân mang tính khách quan, các

hoạt động sản xuất nông nghiệp đều chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết khí hậu Do đó, các chương trình, dự án khuyến nông có đạt kết quả cao hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu tốt hay xấu

- Nguồn vốn cho hoạt động khuyến nông: Vốn là nhân tố rất quan trọng

cần thiết cho sản xuất Để thực hiện các hoạt động khuyến nông vốn là rất cần thiết Đặc biệt đối với người nông dân họ thường gặp khó khăn về vốn nên không có điều kiện đưa các tiến bộ kỹ thuật mới do khuyến nông mang tới

- Các chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến khuyến

nông: Đây là nguyên nhân ở tầm vĩ mô, ngoài các chính sách về khuyến nông thì các chính sách khác có liên quan như: chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế cũng có những tác động ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông

2.2 Tình hình thực tiễn về hệ thống khuyến nông ở Việt Nam 2.2.1 Hệ thống khuyến nông ở Việt Nam

Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam đã chính thức ra đời vào năm 1993, ngay sau khi có Quyết định 13/CP được ban hành Trải qua 15 năm hoạt động, hệ thống khuyến nông đã được hình thành, củng cố và hoạt động thông suốt từ Trung ương đến địa phương

* Tổ chức khuyến nông Trung ương

Cục khuyến nông, khuyến lâm ra đời vào năm 1993 vừa làm nhiệm vụ quản lý nông nghiệp về trồng trọt, chăn nuôi vừa triển khai các hoạt động khuyến nông Bộ NN & PTNT đã thấy được sự bất cập khi trên cùng một đơn vị vừa tiến hành song song nhiệm vụ quản lý nông nghiệp và dịch vụ công (khuyến nông) Và hầu như nhiệm vụ quản lý nông nghiệp bị lu mờ trước các hoạt động dịch vụ công về khuyến nông Chính vì vậy, ngày 18/07/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/CP cho phép tách bạch khuyến nông,

Trang 18

khuyến lâm thành hai đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Hiện nay, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ NN & PTNT với một số chức năng nhiệm vụ chính: hoạch định chính sách và kế hoạch khuyến nông, khuyến ngư; hướng dẫn về tổ chức và phương pháp; chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông; tư vấn về chính sách pháp luật; tổ chức sản xuất thị trường; xây dựng chương trình, giáo trình hướng dẫn tập huấn kỹ thuật và nghiệp vụ cho cán bộ, khuyến nông viên và nông dân; thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến nông

( Nguồn : http ://www.khuyennongvn.gov.vn.)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trung tâm khuyến nông Quốc gia

Sở NN - PTNT tỉnh, thành phố

Trung tâm khuyến nông, Thành phố

UBND huyện, quận

Trạm khuyến nông huyện

UBND xã, phường Khuyến nông cơ sở

thể

Doanh nghiệp

Hộ nông dân

Trang 19

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức khuyến nông Việt Nam * Hệ thống khuyến nông cấp tỉnh

Theo Nghị định 13/CP thì mỗi tỉnh thành lập một trung tâm khuyến nông trực thuộc Sở NN & PTNT Mỗi trung tâm có từ 3 – 5 phòng chức năng, biên chế từ 15 – 20 người tùy từng tỉnh Hiện nay có 64 tỉnh thành trên cả nước đã thành lập Trung tâm Khuyến nông tỉnh với tổng số 1.431 cán bộ viên chức khuyến nông

* Hệ thống khuyến nông cấp huyện

Hiện nay, 520/637 huyện trên cả nước có trạm khuyến nông huyện (chiếm 82%) trực thuộc TTKN tỉnh hay UBND huyện với tổng số 2.813 người Phụ cấp trách nhiệm cho các trạm trưởng hay phó trạm trưởng tương đương như trưởng hay phó trưởng phòng của Trung tâm Khuyến nông tỉnh

* Hệ thống khuyến nông cấp xã

Tùy theo điều kiện từng địa phương có thể thành lập các cụm khuyến nông, mỗi cụm khuyến nông bao bồm từ 3 – 4 xã gần kề nhau Trong một cụm có thể bố trí 3 - 4 cán bộ khuyến nông (biên chế của trạm KN, có chuyên môn khác nhau: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp à) để có thể giải quyết những vấn đề chuyên môn trong địa phương, trong địa bàn họ phụ trách.ở một số tỉnh như Hà Giang, Yên báiàđã có cán bộ khuyến nông xã phụ trách về nông nghiệp

Hiện nay 10.500 xã có nhân viên khuyến nông (chiếm 70%) với tổng số 15.246 người

2.2.2 Một số công trình nghiên cứu về hệ thống khuyến nông ở Việt Nam

Đánh giá và phân tích hệ thống khuyến nông nhằm đưa ra những điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài ngành về hệ thống khuyến nông Bộ NN & PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở ban ngành và TTKN các tỉnh đều có những đề án đánh giá hiệu quả, tổ chức lại và hoàn thiện hệ thống khuyến nông:

* Tổ chức CIDSE từ năm 1991 đã hợp tác và hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên thực hiện dự án nâng cao năng lực và củng cố HTKN từ tỉnh cho đến cấp xã, và thôn bản nhằm đáp ứng tốt hơn các dịch vụ KN đến với nông dân

Trang 20

* Trung tâm Khuyến nông Phú Yên: Xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến

nông viên cơ sở: Trung tâm khuyến nông đã xây dựng đội ngũ khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) cho 09 huyện, thành phố trong tỉnh Số khuyến nông viên (KNV) được hợp đồng là 189 người, bình quân mỗi xã sẽ có 02 KNV, ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa Với đội ngũ KNVCS như vậy, về cơ bản tỉnh Phú Yên bước đầu đã hình thành nên hệ thống tổ chức khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở Ông Võ Minh Thức – Giám đốc Sở NN & PTNT cho biết: Việc hình thành nên đội ngũ khuyến nông viên cấp cơ sở sẽ giúp cho việc thực hiện nhân rộng các mô hình khuyến nông tại địa phương (Nhật Minh,

2008)

* Khuyến nông cơ sở giúp nông dân xóa nghèo, l“m gi“u hiệu quả:

Tỉnh Vĩnh Phúc chỉ còn 13% số hộ nghèo (theo tiêu chí mới) và không còn hộ đói; hiện số hộ sản xuất giỏi ở cả 3 cấp của tỉnh có gần 50.000 hộ Toàn tỉnh có trên 940 trang trại và chủ hộ sản xuất lớn với bình quân mức thu nhập 100 triệu đồng/năm trở lên và có gần 11.000 hộ cho bình quân thu nhập từ 45 đến 50 triệu đồng/năm trở lên Đạt được kết quả này là có sự đóng góp rất quan trọng của hệ thống khuyến nông cơ sở Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 450 khuyến nông viên ở 150/152 xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp Khuyến nông viên trực tiếp tham gia cùng cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện để xây dựng các mô hình, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân Vĩnh Phúc đã thành công lớn trong Zebu hóa đàn bò với gần 60% tổng đàn bò được lai tạo Như vậy, đã mang lại hiệu quả tốt trong chăn nuôi Từ chương trình nạc hóa đàn lợn, mô hình nuôi lợn tập trung sạch bệnh, nuôi lợn lai, nuôi lợn choai siêu nạc xuất khẩu, nhờ vậy đã đưa đàn lợn của tỉnh hiện nay lên 550.000 con, trong đó số lợn lai chiếm trên 70% tổng đàn , nhờ vậy đã đem lại hiệu quả khá cho nông dân Cán bộ khuyến nông cơ sở tại các địa phương còn trực tiếp "cầm tay, chỉ việc" cho trên 40.000 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm Cán bộ khuyến nông cơ sở tại các địa phương trong tỉnh cũng là hạt nhân của 100 câu lạc bộ khuyến nông để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả (TTXVN, 17/05/2008)

* TTKN Cà Mau: “Hiệu quả từ đề án xây dựng mạng lưới cán bộ kỹ thuật sản xuất cơ sở: Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện đề án, nhìn chung vai trò nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật sản xuất cơ sở (khuyến nông viên) đã tham

Trang 21

mưu kịp thời và có hiệu quả cho UBND các xã về lĩnh vực chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ở địa phương, thực hiện tốt việc triển khai các chương trình, dự án khuyến nông trên địa bàn Tư vấn, hướng dẫn giải quyết những khó khăn trong sản xuất cho nhân dân Mạng lưới cán bộ này đã phối hợp với các đơn vị trong ngành tham gia tích cực trong các chương trình phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi: phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanhà Từ năm 2007 đến nay, TTKN Cà Mau đã xét tuyển 3 đợt và bố trí được 33 cán bộ KN về công tác ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh Đây là những cán bộ KN viên mới ra trường trình độ chuyên môn còn thấp và một số cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận với các thông tin tiến bộ kỹ thuật gặp nhiều hạn chế Nên việc tham mưu cho UBND xã trong công tác chỉ đạo sản xuất địa phương đạt hiệu quả chưa cao Khắc phục những khó khăn nêu trên, hàng năm TTKN Cà Mau đã phối hợp với các Viện, trường tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ

trang bị kiến thức cho cán bộ khuyến nông viên và nông dân tỉnh nhà.(Thúy Hiền, 29/04/2008)

2.2.3 Hệ thống khuyến nông Thái Nguyên

Khuyến nông Thái Nguyên được thành lập theo Nghị định 13/CP Với sự giúp đỡ của các tổ chức CIDSE, SNV khuyến nông Thái Nguyên đã đào tạo được đội ngũ một cán bộ khuyến nông có nhiều kinh nghiệm Và đặc biệt là đã hình thành được hệ thống từ tỉnh xuống cơ sở với nhiều hình thức hoạt động và có hiệu quả cao

Mạng lưới khuyến nông ở tỉnh Thái Nguyên năm 2008 được thể hiện như sau: * ở cấp tỉnh

Trung tâm khuyến nông trực thuộc sở NN & PTNT nhưng vẫn chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của TTKNQG

Trung tâm khuyến nông tỉnh có 14 cán bộ, nhiệm vụ chính là quản lý các chương trình khuyến nông tỉnh/quốc gia Trung tâm tỉnh có các chức năng, nhiệm vụ sau:

Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông

Tổ chức huấn luyện, đào tạo khuyến nông, tập huấn về KHKT và kiến thức quản lý cho cán bộ khuyến nông, nông dân và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện

Trang 22

Cung cấp thông tin thị trường, giá cả nông, lâm, thuỷ sản cho nông dân Tổng kết, đáng giá các chương trình, dự án khuyến nông hàng năm Hợp tác và quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước thu hút các nguồn viện trợ, đầu tư quản lý và sử dụng có hiệu quả để không ngừng phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn

Thực hiện các nhiệm vụ do sở NN&PTNT giao

Trung tâm khuyến nông tỉnh là một đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài khoản riêng Trung tâm khuyến nông tỉnh gồm một giám đốc, hai phó giám đốc (một phụ trách khuyến nông và một phụ trách khuyến lâm), còn lại là các chuyên viên thuộc các phòng ban khác nhau để đảm nhận các chức năng như: kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thú y, kỹ thuật lâm sinh, kinh tế nông nghiệp, thông tin truyền thông, thủy lợi v.v

* ở cấp huyện

Trạm khuyến nông huyện, thành thị, được thành lập khi có Nghị định 13/CP của chính phủ về thành lập hệ thống khuyến nông trên toàn quốc Nhưng do cơ chế và chính sách hoạt động của trạm khuyến nông chưa rõ ràng về quản lý Nhà nước và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên trong những năm trước đây còn nhiều bất cập Cho đến năm 2004, UBND tỉnh mới ban hành quyết định số 1570/QĐ-UB ngày 06/07/2004 về việc thành lập các trạm khuyến nông huyện tách khỏi phòng Nông nghiệp huyện Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động khuyến nông ở các trạm khuyến nông thực sự mới đi vào nề nếp Toàn tỉnh có 9 trạm huyện Tổng số cán bộ khuyến nông huyện là 114 người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó 88 cán bộ tốt nghiệp các trường đại học chuyên nghiệp, 16 người tốt nghiệp trung học kỹ thuật Thông thường mỗi trạm khuyến nông có 1 trạm trưởng, 1 trạm phó và 1 kế toán viên, và một số cán bộ khuyến nông Số lượng cán bộ khuyến nông nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng các xã, thị trấn trong huyện Mỗi cán bộ huyện phụ trách 2 – 3 xã

Nhiệm vụ của các trạm khuyến nông huyện là: - Phát triển nông nghiệp

- Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

- Thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện

- Thực hiện các mô hình do TTKNQG, các tổ chức của tỉnh cấp kinh phí

Trang 23

* ở cấp xã

Sau hơn 15 năm hoạt động khuyến nông Thái Nguyên không có mạng lưới cán bộ khuyến nông xã Gần đây tỉnh đã ký hợp đồng lao động với các kỹ sư nông nghiệp và kỹ sư kinh tế rồi cử họ xuống xã (Kết luận số 248 – KL/TƯ, ngày 08/06/2002 của Đảng bộ tỉnh) Tổng số có hơn 200 kỹ sư được tuyển dụng Đây là một cơ hội để đào tạo và sử dụng các cán bộ 248 này như cán bộ khuyến nông xã

* ở cấp thôn bản

Tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa phát triển mạng lưới khuyến nông ở cấp thôn bản, ngoại trừ 72 làng khuyến nông tự quản và một số câu lạc bộ khuyên nông, nhóm sở thích do các tổ chức CIDSE và SNV thành lập ở một số nơi Nhưng hiện nay, số lượng các làng khuyến nông tự quản, các câu lạc bộ, nhóm sở thích đã giảm đi nhiều Nguyên nhân chủ yếu là thiếu hụt về mặt ngân sách của nhà nước, trong khi đó người dân không thể tự đóng góp kinh phí cho các hoạt động khuyến nông

Như vậy, trước mắt cơ cấu tổ chức của hệ thống khuyến nông cần được cải tổ ở cấp tỉnh, huyện và cơ sở Từ đó, tạo ra cơ hội hợp tác lớn cho tỉnh Thái Nguyên với một số tổ chức phát triển như SNV và tăng cường mạng lưới khuyến nông Đặc biệt là chuyển giao và phổ biến những phương pháp khuyến nông tới xã và thôn bản

2.2.4 Một số kết quả đạt được trong công tác khuyến nông tỉnh Thái Nguyên

v Trong lĩnh vực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

Trong những năm qua, hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các chương trình khuyến nông, đặc biệt là những chương trình khuyến nông trọng điểm như: Chương trình lúa lai cho vùng sâu, vùng xa; Chương trình cải tạo đàn bò vàng; Chương trình chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc; Chương trình trồng cây nhân dânà Thực chất các chương trình khuyến nông là những chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Nhờ các chương trình khuyến nông mà tiến bộ kỹ thuật đã qua nghiên cứu, thử nghiệm được mở rộng và đem lại hiệu quả cao Để những tiến bộ kỹ thuật đến được với người dân, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò to lớn của hệ thống khuyến nông

Trang 24

* Chương trình lúa lai cho vùng sâu, vùng xa

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích trồng lúa lai, nhưng những năm gần đây diện tích lúa lai được bà con nông dân đưa vào còn quá ít mới chỉ đạt 1/3 diện tích cây lúa của toàn tỉnh về lương thực

Năm 2002 được sự giúp đỡ của trung tâm Khuyến nông Quốc gia và trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, trạm khuyến nông tại 3 huyện: Đại Từ, Đồng Hỷ và Võ Nhai đã triển khai tích cực mô hình đưa lúa lai vào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đã được khẳng định bằng những kết quả to lớn Đã đưa được một số giống lúa lai trồng ở một số địa phương như: Bồi tạp sơn thanh, Nhị ưu, Việt lai 20, bước đầu đã làm cho năng suất lúa tăng lên đáng kể so với giống địa phương, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân nơi đây Qua đó, phần nào thấy được vai trò của đội ngũ cán bộ khuyến nông trong tỉnh là rất lớn

* Chương trình tăng vụ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp

Cùng với việc đưa giống lúa mới vào sản xuất, hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã tích cực trong việc đưa các loại cây trồng như: Đỗ tương, khoai tây, rau màuà vào trồng xen vụ với cây lương thực nhằm mục đích tăng thu nhập cho người nông dân

Trong những năm trở lại đây, do nhiều nguyên nhân mà diện tích cây màu bị giảm mạnh nhưng sản lượng chúng giảm không đáng kể Có được kết quả này là nhờ hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã tích cực trong việc tăng vụ và đưa các giống năng suất cao vào sản xuất, đặc biệt là cây đậu tương Kết quả này được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1: Kết quả công tác đưa giống đậu tương mới vào sản xuất (2003 à 2005) với sự tham gia của HTKN tỉnh Thái Nguyên

Năm Chỉ tiêu ĐVT

Nguồn: Số liệu điều tra tại tỉnh Thái Nguyên năm 2008

Trang 25

* Chương tr×nh cải tạo đ“n bß v“ng

Với sự đồng ý của cấp trªn, hệ thống khuyến n«ng tỉnh Th¸i Nguyªn đ· tham gia tÝch cực vào việc vận động, hướng dẫn bà con n«ng d©n trong việc thay đổi giống vật nu«i Nhờ vậy, chương tr×nh cải tạo đàn bß vàng đ· đạt được kết quả to lớn Hầu hết tại những địa phương cã dù ¸n, đàn bß đ· được Sind hãa V× vậy tầm vãc, sản lượng và chất lượng bß được cải thiện

* Chương tr×nh chăn nu«i lợn sinh sản hướng nạc

Được sự gióp đỡ của trung t©m khuyến n«ng tỉnh Th¸i Nguyªn, trạm khuyến n«ng TP Th¸i Nguyªn và trạm khuyến n«ng huyện Phó B×nh đ· tham gia tÝch cực vào chương tr×nh này N«ng d©n tham gia chương tr×nh này được cấp, hỗ trợ giống và thức ăn Sau đã, họ được c¸n bộ khuyến n«ng tập huấn về kỹ thuật chăm sãc, phßng trừ bệnh Được sự quan t©m tận t×nh của c¸n bộ khuyến n«ng cơ sở nªn bà con n«ng d©n rất phấn khởi, tÝch cực tham gia Sau một thời gian triển khai, thấy râ được hiệu quả của chương tr×nh, nhiều hộ đ· đề nghị được tiếp tục hỗ trợ để mở rộng sản xuất tạo thành vïng chăn nu«i hàng hãa tập trung Đ©y là sự động viªn, khÝch lệ lớn đối với những người làm c«ng t¸c khuyến n«ng tỉnh Th¸i Nguyªn

* Chương tr×nh trồng c©y nh©n d©n

Trong nhiều năm qua tỉnh Th¸i Nguyªn đ· rất chó trọng đến c«ng t¸c trồng rừng, nhưng c¸c dự ¸n chủ yếu là trồng rừng tập trung, rừng phßng hộ Tại vườn, rừng của c¸c cơ quan, gia đ×nh cßn rất nhiều diện tÝch cã thể trồng c©y xanh nhưng chưa được ph¸t huy Nhận thấy râ điều đã, Trung t©m Khuyến n«ng Th¸i Nguyªn đ· x©y dựng dự ¸n trồng c©y nh©n d©n nhằm mục tiªu huy động mọi người d©n và c¸c tổ chức x· hội cïng tham gia trồng rừng tận dụng đất đai Để thực hiện dự ¸n này, trung t©m khuyến n«ng tỉnh đ· giao nhiệm vụ cho hệ thống khuyến n«ng cơ sở tại c¸c địa phương phối hợp cïng thực hiện

Kết quả chương tr×nh trồng c©y nh©n d©n qua c¸c năm ngày một tăng lªn Điều đã càng chứng tỏ sự đóng đắn về đường lối và ghi nhận vai trß to lớn của hệ thống khuyến n«ng tỉnh Th¸i Nguyªn trong c¸c chương tr×nh khuyến n«ng, khuyến l©m

Ngày đăng: 01/11/2012, 12:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Duy Hoan, Đ inh Ngọc Lan, D−ơng Văn Sơn và NNK. 2007. T“i liệu tập huấn ph−ơng pháp khuyến nông.Việt Nam: NXB Nông nghiệp. 159 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: T“i liệu tập huấn ph−ơng pháp khuyến nông
Nhà XB: NXB Nông nghiệp. 159 tr
4. Nguyễn Viết Khoa, 2007- Khái quát hệ thống khuyến nông Thái Nguyên. Kiến nghị tăng c−ờng hệ thống Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát hệ thống khuyến nông Thái Nguyên
6. Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên, SNV, Khuyến nông Thái Nguyên với sự tham gia của ng−ời nông dân, Nhà xuất Nông Nghiệp Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến nông Thái Nguyên với sự tham gia của ng−ời nông dân
1. Đại từ, 2002 - Quy hoạch phát triển kinh tế huyện Đại Từ Khác
5. Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thọ , 2004 - B“i giảng Khuyến nông Khác
7. Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên - Báo cáo hoạt động khuyến nông 2006, 2006 Khác
8. Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên - Báo cáo hoạt động khuyến nông 2007, 2007 Khác
9. Trạm KN Đại Từ – Báo cáo kết quả công tác KN, 2005, 2005 Khác
10. Trạm KN Đại Từ – Báo cáo kết quả công tác KN, 2006, 2006 Khác
11. Trạm KN Đại Từ – Báo cáo kết quả công tác KN, 2007, 2007 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng các từ, các cụm từ viết tắt - Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Bảng c ác từ, các cụm từ viết tắt (Trang 4)
Bảng 2.2: Kết quả chương tr×nh trồng c©y nh©n d©n tỉnh Th¸i Nguyªn ( 2003 à 2005) v ới sự tham gia của hệ thống khuyến n«ng tỉ nh Th¸i Nguyªn  - Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.2 Kết quả chương tr×nh trồng c©y nh©n d©n tỉnh Th¸i Nguyªn ( 2003 à 2005) v ới sự tham gia của hệ thống khuyến n«ng tỉ nh Th¸i Nguyªn (Trang 26)
Bảng 2.2: Kết quả chương trình trồng cây nhân dân tỉnh Thái Nguyên  ( 2003 à 2005) với sự tham gia của hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.2 Kết quả chương trình trồng cây nhân dân tỉnh Thái Nguyên ( 2003 à 2005) với sự tham gia của hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên (Trang 26)
Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi của huyện Đại Từ qua 3 năm   ( 2005 à 2007 ) - Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.2 Tình hình chăn nuôi của huyện Đại Từ qua 3 năm ( 2005 à 2007 ) (Trang 32)
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản l−ợng các cây trồng chính của huyện - Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, sản l−ợng các cây trồng chính của huyện (Trang 32)
Bảng 4.3: Số l−ợng các tổ chức KN cấp cơ sở trên địa bàn huyện  Đại Từ  Loại hình tổ chức  Đơn vị  N¨m - Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.3 Số l−ợng các tổ chức KN cấp cơ sở trên địa bàn huyện Đại Từ Loại hình tổ chức Đơn vị N¨m (Trang 34)
Bảng 4.5. Trình độ chuyên môn của cán bộ KN huyện Đại Từ   giai đoạn    2005 à 2007 - Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.5. Trình độ chuyên môn của cán bộ KN huyện Đại Từ giai đoạn 2005 à 2007 (Trang 37)
Bảng 4.6. Chuyên môn đào tạo của cán bộ 248 huyện Đại Từ  Chuyên môn  Số l−ợng (ng−ời)  Tỷ lệ % - Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.6. Chuyên môn đào tạo của cán bộ 248 huyện Đại Từ Chuyên môn Số l−ợng (ng−ời) Tỷ lệ % (Trang 38)
Bảng 4.7. Đánh giá của nông dân về kỹ năng làm việc của cán bộ 248 - Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.7. Đánh giá của nông dân về kỹ năng làm việc của cán bộ 248 (Trang 39)
Bảng 4.8. Đánh giá của nông dân về các buổi tập huấn của cán bộ 248 - Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.8. Đánh giá của nông dân về các buổi tập huấn của cán bộ 248 (Trang 40)
Bảng 4.9: Đánh giá của nông dân về mức độ nhiệt tình của cán bộ 248 - Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.9 Đánh giá của nông dân về mức độ nhiệt tình của cán bộ 248 (Trang 41)
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ 248 về chế độ lương và phụ cấp. - Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ 248 về chế độ lương và phụ cấp (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w