1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện

43 34 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 209,71 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ĐỀ ÁN MÔN HỌC KIỂM TOÁN Đề tài: ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM THỰC HIỆN Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Mai Lớp: Kiểm toán 59E MSV: 11173000 Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Minh Hải Hà Nội, năm 2020 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ AR Audit Risk BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban giám đốc BQT Ban quản trị BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh CR Control Risk CP NVL Chi phí nguyên vật liệu CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp CP SXC Chi phí sản xuất chung DR Detection Risk FIFO First in, first out HTK Hàng tồn kho IR Inherent Risk KT Kiểm toán KKTX Kê khai thường xuyên KPMG Klynveld Peat Marwick Goerdeler KTV Kiểm toán viên KSNB Kiểm soát nội bộ GVHB Giá vốn hàng bán VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam TSCĐ Tài sản cố định DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Bảng 1.1 Mô hình định tính rủi ro kiểm toán……………………………………......7 Bảng 2.2 Bảng phân tích biến động một số chỉ tiêu trên BCTC của công ty TNHH X…………………………………………………………………………………....24 Bảng 2.3 Bảng phân tích biến động một số chỉ số tài chính thông dụng…………..27 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty AS………………………………………..14 Sơ đồ 2.4 Chu trình liên quan đến HTK, giá thành và giá vốn sản phẩm của công ty X……………………………………………………………………………………31 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương I: Lý luận chung về đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch Kiểm toán báo cáo tài chính do doanh nghiệp kiểm toán độc lập thực hiện 2 1. Khái quát về rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính 3 1.1 Định nghĩa rủi ro kiểm toán 3 1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro kiểm toán 3 1.3 Các loại rủi ro kiểm toán 4 1.4 Mô hình rủi ro kiểm toán 6 2. Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC 7 2.1 Khái niệm đánh giá rủi ro kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 7 2.2 Ý nghĩa của việc đánh giá rủi ro kiểm toán 8 2.3 Quy trình đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC theo VSA 315 8 2. Đánh giá rủi ro phát hiện 12 Chương II: Thực trạng việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán AS thực hiện…………………….13 1. Một số thông tin sơ lược về công ty TNHH Kiểm toán AS 13 1.1 Lịch sử hình thành 13 1.2 Chiến lược kinh doanh 13 1.3 Cơ cấu tổ chức 13 1.4 Các dịch vụ cung cấp 15 2. Khái quát về quy trình kiểm toán tại AS 15 2.1 Chuẩn bị kiểm toán 15 2.2 Thực hiện kiểm toán 16 2.3 Hoàn thành kiểm toán 16 3. Quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AS 17 3.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán 17 3.2 Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu theo VSA 315 18 3.3 Minh họa thực tế quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán AS tại công ty TNHH X 19 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT 35 1. Những mặt tích cực 35 2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân 36 3. Hoàn thiện vận dụng quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC công ty TNHH Kiểm toán AS thực hiện” 36 KẾT LUẬN 38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 LỜI MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Phật pháp đã có câu “Khi người đời quá đỗi lo lắng cho tương lai đến nỗi không có thời gian hưởng thụ hiện tại, kết quả họ không thể sống trong hiện tại mà cũng chẳng sống trong tương lai”. Trong cuộc sống đời thường cũng vậy mà trong kinh doanh cũng vậy, rủi ro tồn tại ở khắp mọi nơi, không ai có thể chắc chắn trong tương lai sẽ xảy ra các biến cố gì. Vì vậy, thay vì cứ ngồi lo lắng vô ích cho tương lai, con người nên làm tốt những gì đang diễn ra ở hiện tại, góp phần làm giảm những điều không may có thể xảy ra. Đánh giá rủi ro trước khi tiến hành cuộc kiểm toán là một việc cần thiết và quan trọng đối với kiểm toán viên, bởi việc này giúp kiểm toán viên sắp xếp điều chỉnh công việc để hạ thấp mức độ rủi ro, nâng cao tính trung thực và hợp lí của báo cáo tài chính trên các khía cạnh trọng yếu, từ đó việc ra quyết định của những người sử quan tâm và sử dụng báo cáo tài chính sẽ hiệu quả hơn. Hơn nữa, đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán sẽ chi phối toàn bộ cuộc kiểm toán, việc lựa chọn hướng đi ban đầu đúng đắn thì con đường sau này cũng sẽ bớt gian nan và cực khổ hơn . Một ví dụ thực tế liên quan đến mức độ quan trọng của việc đánh giá rủi ro kiểm toán đó là vào năm 2017, một trong các hãng kiểm toán lớn trên thế giới là KPMG cũng đã dính vào vụ bê bối khi quy trình đánh giá rủi ro tại công ty dầu khí tên là Miller Energy Resources được cho là chưa được thực hiện đầy đủ, gây ra việc một số tài sản của công ty dầu khí được định giá cao hơn giá thực tế gần 100 lần, khiến cho một công ty khi không lại trở thành một công ty được niêm yết trên “Sở Giao dịch Chứng khoán New York”. Kết quả, KPMG đã phải chịu mức phạt hơn 6,2 triệu USD do những thiếu sót và sai phạm mà công ty gây ra. Thông qua quá trình học tập và tham khảo các tài liệu sách báo, tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập tại Việt Nam thực hiện bởi sự cần thiết và tính thực tiễn của vấn đề. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Củng cố và mở rộng kiến thức cá nhân cả trên lí thuyết và thực tế áp dụng quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại các công ty kiểm toán Việt Nam. Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán giai đoạn trước kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam. khái quát hóa cơ sở lý luận… đánh giá thực trạng… đề xuất các kiến nghị vận dụng quy trình đánh giá rủi ro… Kết cấu của đề tài nghiên cứu Đề án gồm ba chương: Chương 1I: Lý luận chung về đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch Kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện Chương 2II: Thực trạng việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam thực hiện – nghiên cứu điển hình tại công ty TNHH Kiểm toán AS thực hiện Chương 3III: Đánh giá và các đề xuất …. Chương I: Lý luận chung về đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch Kiểm toán báo cáo tài chính do doanh nghiệp kiểm toán độc lập thực hiện 1. Khái quát về rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.1 Định nghĩa rủi ro kiểm toán Theo VSA số 400, “Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu” VSA 400, mục 07 Những sai sót trọng yếu ở đây được hiểu là những sai sót mà theo đó nếu được làm cơ sở để ra quyết định có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người sử dụng thông tin. Tuy nhiên, kiểm toán viên với những hạn chế nhất định không thể loại bỏ khả năng BCTC đã được kiểm toán vẫn còn tồn tại những sai sót trọng yếu, ngay cả khi việc lập kế hoạch kiểm toán được cho là chu toàn hay không. 1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro kiểm toán Kiểm toán là cả một quá trình đòi hỏi kiểm toán viên phải đưa ra những xét đoán chuyên môn của mình về các vấn đề dựa trên các bằng chứng đã thu thập được. Những xét đoán này, một phần phải dựa trên nền tảng cơ sở khoa học nhưng một phần cũng phải dựa trên trực giác của kiểm toán viên. Vì vậy, không hề có khái niệm “chắc chắn” khi kiểm toán viên phát hành ý kiến kiểm toán. Sự không chắc chắn này là do: Kiểm toán viên được công ty khách hàng thuê kiểm toán trong giới hạn thời gian và giá phí nhất định nên họ không thể tiến hành một cuộc kiểm toán toàn diện mà bắt buộc phải chọn mẫu để kiểm toán. Việc chọn mẫu là ngẫu nhiên trên cơ sở tính trọng yếu tuy nhiên xác suất để lọt những vấn đề sai phạm hoàn toàn có thể xảy ra. Về bản chất, KTV chỉ có thể dựa trên những tài liệu, bằng chứng kiểm toán mà đơn vị được kiểm toán đồng ý cung cấp. Họ không phải là những người đại diện cho pháp luật đi thanh tra mà có quyền tra hỏi, hay khám xét. Chính vì thế nếu Ban giám đốc công ty cố tình giấu giếm hay có những vụ việc gian lận xảy ra thì việc tiếp cận thông tin của KTV vô cùng hạn chế. Phụ thuộc vào tình trạng tài chính và đặc thù riêng của từng công ty mà một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính như các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi mang tính chất ước tính và dự đoán của người lập BCTC, không phải hoàn toàn chính xác. 1.3 Các loại rủi ro kiểm toán 1.3.1 Rủi ro tiềm tàng Theo VSA số 400: “Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.” VSA 400, mục 04 Rủi ro tiềm tàng là một loại rủi ro cố hữu đã tồn tại trước khi cuộc kiểm toán diễn ra và hoàn toàn độc lập không chịu chi phối bởi bất kỳ hoạt động kiểm toán nào. Vì thế, kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng mà không thể kiểm soát cũng như thay đổi được mức độ của rủi ro tiềm tàng. Một vài nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng như: Bản chất ngành nghề kinh doanh của khách thể kiểm toán: mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những đặc điểm riêng nên công tác kiểm toán phải điều chỉnh phù hợp đối với từng công ty. Ví dụ, khi kiểm toán một ngân hàng thương mại, các giao dịch một ngày rất lớn nên khó có thể xác định được lượng tiền hiện có của ngân hàng, vì thế rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền cao hơn đối với các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác. Mức độ liêm chính của BGĐ: ngoài những trường hợp BGĐ cố tình gian lận để trục lợi cho cá nhân thì đôi khi một số sức ép từ phía ngoài cũng khiến cho BGĐ phải thực hiện các hành vi gian lận như: cố ý ghi tăng doanh thu, hay không trích lập dự phòng nhằm ổn định mức lợi nhuận thuần, tránh việc công ty bị phá sản… Lịch sử kiểm toán đối với khách hàng: đối với các khách hàng mới, kiểm toán viên chưa có nhiều thông tin nên rủi ro tiềm tàng có thể được đánh giá cao hơn so với những khách hàng lâu năm. Sự bất thường của các nghiệp vụ: những nghiệp vụ không hay xảy ra tại đơn vị sẽ tiềm ẩn mức rủi ro cao hơn là những nghiệp vụ phát sinh thường xuyên Các khoản mục không thể ước lượng một cách chính xác như các khoản dự phòng hay các tài khoản với số tiền lớn đều có thể được đánh giá với mức rủi ro tiềm tàng cao. 1.3.2 Rủi ro kiểm soát Theo VSA số 400: “Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.” VSA 400, mục 05 Hệ thống kiểm soát nội bộ chính là các quy định cùng các chế tài xử lý mà ban lãnh đạo đơn vị tạo ra và thực hiện nhằm tạo ra một tập thể có quy củ, nề nếp, phát triển đáp ứng mọi quy định của pháp luật cũng như kế hoạch chiến lược của công ty. Tuy nhiên, cũng giống với tất cả các tổ chức lớn nhỏ khác, hệ thống kiểm soát nội bộ cũng có những mặt hạn chế nhất định nên không thể có sự đảm bảo tất cả những sự việc lớn bé trong công ty đều nằm trong tầm kiểm soát. Những hạn chế này có thể là: Thứ nhất, cũng giống như KTV khi tiến hành thu thập bằng chứng kiểm toán, các thủ tục kiểm soát cũng bị giới hạn bởi mức chi phí nhất định. Không thể để chi chí bỏ ra để xây dựng hệ thống KSNB lớn hơn lợi ích mà nó mang lại. Thứ hai, kế hoạch mà đơn vị xây dựng cho các hoạt động kiểm soát chỉ hướng tới những nghiệp vụ thường xuyên của công ty. Lúc này, những nghiệp vụ phát sinh bất thường sẽ khó kiểm soát hơn và rủi ro kiểm soát ở mức cao. Thứ ba, sự gian lận theo hệ thống khi các nhân viên âm thầm cấu kết với nhau có thể sẽ phá vỡ hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty. Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ: Môi trường kiểm soát: môi trường kiểm soát bao gồm môi trường bên trong doanh nghiệp và môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Môi trường trong doanh nghiệp bao gồm tư tưởng chủ đạo của toán doanh nghiệp, các giá trị đạo đức và phong cách điều hành của nhà quản trị. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như pháp luật, chính sách phát triển của đất nước, các bên cho vay,… cũng là các yếu tố chi phối đến hoạt động của doanh nghiệp. Đánh giá rủi ro: hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty cũng tiến hành việc nhận định các rủi ro mà công ty có thể gặp phải để từ đó có những phương án giải quyết kịp thời. Hệ thống thông tin và truyền thông: mức độ nhạy bén của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc tiếp nhận, xử lý hay phản hồi với thông tin bao gồm hệ thống thông tin kế toán hay sự liên lạc, kết nối giữa các cấp lãnh đạo hoặc giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên. Hoạt động kiểm soát: các hoạt động mà hệ thống kiểm soát nội bộ xây dựng và thực hiện nhằm kiểm soát các nghiệp vụ, các giao dịch và chu trình kinh doanh vẫn diễn ra hàng ngày, đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ, đúng kế hoạch và có hiệu quả. Giám sát: các hoạt động giám sát giống như một sự đảm bảo rằng hệ thống kiểm soát nội bộ có tiến hành theo đúng như kế hoạch và yêu cầu hay không. KTV phải tìm hiểu các bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ để có thể đánh giá rủi ro kiểm soát. 1.3.3. Rủi ro phát hiện Theo VSA số 400, “Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được.” VSA 400, mục 06 Khác với rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng tồn tại khách quan độc lập, kiểm toán viên có thể tác động và kiểm soát được rủi ro phát hiện trong một giới hạn nào đó bằng cách tăng hoặc giảm các thử nghiệm cơ bản. Rủi ro tiềm tàng phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của kiểm toán viên trong việc “bới lông tìm vết”, tuy nhiên cả khi KTV có trình độ chuyên môn cao hay giàu kinh nghiệm cỡ nào cũng không thể đưa mức rủi ro phát hiện xuống 0% do sự hạn chế bởi mặt thời gian, chi phí, cũng như bản chất của việc chọn mẫu… 1.4 Mô hình rủi ro kiểm toán Mô hình 1: Mô hình định lượng rủi ro kiểm toán AR = IRCRDR Hoặc DR = AR(IRCR) Trong đó AR: Rủi ro kiểm toán IR: Rủi ro tiềm tàng CR: Rủi ro kiểm soát DR: Rủi ro phát hiện Mô hình rủi ro kiểm toán cho thấy mối quan hệ giữa các thành phần của rủi ro kiểm toán. Trong đó rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tác động qua lại lẫn nhau nên kiểm toán viên nên kết hợp đánh giá hai loại rủi ro này cùng một lúc. Do khi hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu thì kiểm toán viên sẽ tăng các thử nghiệm kiểm soát và giảm các thử nghiệm cơ bản, dẫn tới rủi ro phát hiện ra các sai lệch của kiểm toán viên tăng lên. Và do KTV không thể tác động đến rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát nên muốn điều chỉnh rủi ro kiểm toán về mức có thể chấp nhận được như mục tiêu ban đầu thì kiểm toán viên chỉ có thể tác động đến rủi ro phát hiện. Mô hình 2: Bảng 1.1 Mô hình định tính rủi ro kiểm toán Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng Cao Thấp nhất Thấp Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao Cao nhất Mô hình biểu thị đánh giá các loại rủi ro của KTV ở các mức độ khác nhau, cụ thể: Rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng có 3 mức độ là cao, trung bình và thấp Rủi ro phát hiện có 5 mức độ: cao nhất, cao, trung bình, thấp, thấp nhất Từ việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV đưa ra đánh giá về rủi ro phát hiện nhằm tạo ra rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được. Rủi ro phát hiện với hai loại rủi ro còn lại có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức cao thì rủi ro phát hiện sẽ ở mức thấp và ngược lại. Việc sử dụng cả hai mô hình kiểm toán nói trên giúp cho quá trình lập kế hoạch kiểm toán được cụ thể và từ đó kiểm toán viên cũng nắm bắt được vấn đề và các việc cần phải làm tuy nhiên việc đánh giá này mang tính cá nhân và chưa được thực sự khách quan nên chỉ để tham khảo chứ không được đưa ra để đánh giá kết quả của cuộc kiểm toán. 2. Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC 2.1 Khái niệm đánh giá rủi ro kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 Theo VSA số 400 “Đánh giá rủi ro kiểm toán là việc kiểm toán viên và công ty kiểm toán xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp, bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro kiểm toán được xác định trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán.” VSA 400, mục 08 2.2 Ý nghĩa của việc đánh giá rủi ro kiểm toán Kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm toán ở hai giai đoạn của cuộc kiểm toán là lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Ở giai đoạn lập kế hoạch, sau khi xem xét các yếu tố cho thấy công ty kiểm toán có đủ khả năng chấp nhận và ký kết hợp đồng kiểm toán, thông qua mức trọng yếu được thiết lập trên toàn bộ Báo cáo tài chính và trên từng khoản mục, kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro có thể xảy ra bằng chính xét đoán chuyên môn của mình từ đó phục vụ cho việc tổ chức nhân sự, quy định các mốc thời gian và các nghiệp vụ cần thiết. Việc đánh giá rủi ro ở bước lập kế hoạch kiểm toán là vô cùng quan trọng vì nó có thể chi phối chất lượng toàn bộ cuộc kiểm toán. Ở giai đoạn thực hiện kiểm toán: mức rủi ro ban đầu đã được lập là cơ sở điều chỉnh cho công tác kiểm toán đi đúng hướng, đúng mục đích, không bị sa đà vào những phần ngoài trọng tâm. Ngoài ra, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên có thể thu thập được thêm nhiều thông tin chi tiết hơn giúp cho việc đánh giá rủi ro hợp lí hơn từ đó thiết kế các thủ tục kiểm toán tương ứng. Đánh giá rủi ro kiểm toán là một công việc bắt buộc phải làm trong mỗi cuộc kiểm toán nên ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán, các ước tính rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện sẽ hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và là cơ sở để đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán. 2.3 Quy trình đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC theo VSA 315 2.3.1 Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan Theo VSA 315, “Kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu.” VSA 315, mục 05 Các thủ tục đánh giá rủi ro bao gồm : Thứ nhất, phỏng vấn BGĐ và các thành viên trong công ty để thu thập thông tin làm căn cứ cho KTV đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do cố ý hay vô ý. Thứ hai, thực hiện các thủ tục phân tích: thủ tục phân tích được thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ quá trình kiểm toán, việc này giúp kiểm toán viên có thể liên kết các sự việc, vấn đề để nhận thấy những điều bất hợp lý, những rủi ro còn tồn tại. Thứ ba, quan sát và điều tra: giúp kiểm toán viên có cái nhìn bao quát các hoạt động của công ty Các hoạt động liên quan bao gồm: Ngay trước giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, khi quyết định ký hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên đã phải thực hiện một số thủ tục nhằm thu thập thông tin để đánh giá rủi ro chấp nhận kiểm toán. Những thông tin này cần được KTV xem xét lại trong khi đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. KTV cũng cần phải xem xét lại các thông tin thu thập được trong khi cung cấp các dịch vụ khác ngoài kiểm toán (nếu có) với công ty, các thông tin này rất có thể hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. KTV phải xem xét đến những biến động diễn ra trong năm vừa qua khiến một số thông tin từ các cuộc kiểm toán trước đã không còn phù hợp và cần phải đính chính lại các thông tin này. Các cuộc họp, thảo luận giữa các thành viên chủ chốt trong cuộc kiểm toán nhằm tổng hợp các ý kiến cũng như đưa ra một đánh giá chung về sự phù hợp trong việc lập và trình bày BCTC của đơn vị đối với quy định cũng như tình hình hoạt động của đơn vị. Từ đó đánh giá khả năng xảy ra rủi ro có sai sót trọng yếu. 2.3.2 Những hiểu biết mà KTV cần thu thập về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ Những hiểu biết về đơn vị và môi trường của đơn vị: Ngành nghề kinh doanh của đơn vị cùng những yêu cầu và quy định của pháp luật Đặc điểm của đơn vị: + Lĩnh vực hoạt động + Cơ cấu bộ máy tổ chức, ban lãnh đạo và loại hình công ty + Cơ cấu nguồn vốn + Các hình thức đầu tư của đơn vị ở hiện tại hoặc dự kiến trong tương lai KTV cần hiểu về chính sách kế toán và sự đồng nhất sử dụng qua các kỳ kinh doanh. Chiến lược để hướng tới mục tiêu của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có thể xảy ra. Các thức đánh giá và đo lường kết quả hoạt động của công ty Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị: Theo VSA số 315, “Kiểm toán viên phải tìm hiểu các thông tin về kiểm soát nội bộ của đơn vị có liên quan đến cuộc kiểm toán. Mặc dù hầu hết các kiểm soát liên quan tới cuộc kiểm toán thường liên quan tới báo cáo tài chính nhưng không phải tất cả các kiểm soát liên quan tới báo cáo tài chính đều liên quan đến cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định kiểm soát nào, riêng lẻ hay kết hợp với kiểm soát khác, có liên quan tới cuộc kiểm toán” VSA 315, mục 12 Để có thể đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV cần phải thực hiện các nghiệp vụ nhằm thu thập thông tin, bằng chứng về sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp như: Môi trường kiểm soát: KTV phải đánh giá rằng Ban giám đốc của công ty có thực hiện và đề cao văn hóa doanh nghiệp hay không, có thường xuyên củng cố các giá trị đạo đức cho các nhân viên hay không và môi trường kiểm soát có tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hay mang lại tác dụng trái chiều. Đánh giá rủi ro: KTV cần tìm hiểu quy trình đánh giá rủi ro của khách thể kiểm toán để thấy được những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ. Chẳng hạn có những rủi ro mà KTV nhận thấy là có tồn tại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính trung thực hợp lí của BCTC xét trên khía trọng trọng yếu tuy nhiên hệ thống KSNB lại không xét đến. Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị bao gồm: Xác định và đánh giá khả năng xảy ra các rủi ro liên quan tới lập và trình bày BCTC, từ đó có những biện pháp nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt các nguy cơ dẫn đến rủi ro. Trường hợp doanh nghiệp không có quy trình đánh giá rủi ro kinh doanh một cách cụ thể, rõ ràng, KTV cần phỏng vấn trao đổi với BGĐ của đơn vị về việc liệu khi không có quy trình đánh giá rủi ro kinh doanh như vậy thì công ty làm cách nào để nhận diện rủi ro, phòng ngừa hay xử lý các rủi ro đó, và những điều này liệu có khiến cho rủi ro kiểm soát của công ty ở mức cao hay không. Hệ thống thông tin và truyền thông: KTV cần nắm bắt thông tin về cách thức thu thập và hệ thống truyền dẫn thông tin trong doanh nghiệp từ các quá trình ghi chép các giao dịch, ghi sổ kế toán đến việc lập BCTC cùng sự liên lạc giữa các cấp lãnh đạo trong việc lập BCTC. Hoạt động kiểm soát: Theo VSA số 315, “Kiểm toán viên phải tìm hiểu những hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán mà theo xét đoán của kiểm toán viên là cần thiết để có thể đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và thiết kế các thủ tục kiểm toán tiếp theo đối với rủi ro đã đánh giá. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, kiểm toán viên không bắt buộc phải tìm hiểu hết toàn bộ các hoạt động kiểm soát liên quan đến từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minh trên báo cáo tài chính hoặc tới từng cơ sở dẫn liệu có liên quan” VSA 315, mục 20 Giám sát: kiểm toán viên xem xét các hoạt động giám sát, theo dõi đối với hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo rằng hệ thống kiểm soát nội bộ không được tự ý sao nhãng công việc, những thiếu sót trong hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ có được tính đến và sửa chữa kịp thời hay không, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của kiểm soát nội bộ. 2.3.3 Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu Các thông tin đã thu thập được qua quá trình tìm hiểu và phân tích bên trên sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. Theo VSA số 315, “Để làm cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo, kiểm toán viên phải xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở các cấp độ sau: (a) Cấp độ báo cáo tài chính (b) Cấp độ cơ sở dẫn liệu của các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh” VSA 315, mục 25 Sau khi đã nhận diện được các rủi ro gây ra các ảnh hưởng đáng kể ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu, kiểm toán viên cần tìm hiểu một số vấn đề như: Có phải là các hành vi gian lận gây ra các rủi ro đó không Có phải do các yếu tố môi trường bên ngoài như nền kinh tế, các chính sách kế toán,… thay đổi dẫn tới rủi ro hay không Có phải do việc thực hiện các giao dịch quan trọng với các bên liên quan làm nảy sinh rủi ro hay không Rủi ro xảy ra có phải do công ty xem nhẹ việc đánh giá và định lượng thông tin tài chính như các thông tin mang nhiều tính chất ước tính. Có phải do những nghiệp vụ lớn và bất thường không thuộc lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Một số những rủi ro do xảy ra sai sót trong việc ghi chép và xử lí thông tin quan trọng và có tính chu kỳ một các tự động, ít thậm chí là không có một sự can thiệp thủ công nào thường rất khó để đưa ra các ý kiến đánh giá nếu chỉ dựa vào các thủ tục cơ bản. Lúc này kiểm toán viên cần phải dựa vào các hoạt động kiểm soát của công ty đối với các nghiệp vụ này. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên có điều kiện đi sau vào các chu trình nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp, thu thập thêm được nhiều bằng chứng từ đó có thể nhận diện rõ hơn các rủi ro và thiết lập các thủ tục kiểm toán kịp thời và phù hợp. 2. Đánh giá rủi ro phát hiện Rủi ro phát hiện là loại rủi ro được xác định cuối cùng sau khi kiểm toán viên đã thực hiện xong việc xác định và đánh giá các loại rủi ro khác. Dựa vào hai mô hình định tính và định lượng rủi ro kiểm toán mà KTV đưa ra đánh giá đối với rủi ro phát hiện. Qua đó, điều chỉnh các thủ tục kiểm toán để giảm mức rủi ro tổng thể cuộc kiểm toán về mức có thể chấp nhận được. Chương II: Thực trạng việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán AS thực hiện 1. Một số thông tin sơ lược về công ty TNHH Kiểm toán AS 1 .1 Lịch sử hình thành Công ty TNHH Kiểm toán AS thành lập vào ngày 17052000 và là một trong các công ty kiểm toán độc lập uy tín và có thâm niên lâu đời tại Việt Nam. Địa chỉ của công ty: 63A Võ Văn Tần, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh Số điện thoại: Điện thoại: +84 (028) 39301277 – 78 1.2 Chiến lược kinh doanh Với mục tiêu hướng đến chất lượng để nâng cao danh tiếng và trọn niềm tin của khách hàng, công ty TNHH AS có những chiến lược kinh doanh phù hợp như: Công ty luôn cập nhật các sự kiện kinh tế nổi bật xảy ra trong và ngoài nước, các bộ luật và chính sách mới ban hành nhằm có những phương án thích nghi tương ứng. Coi sự hài lòng của khách hàng là trên hết, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và luôn bảo vệ quyền lợi hợp pháp và tôn trọng bí mật kinh doanh của khách hàng Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, những nhân viên với trình độ cao, chính trực, khách quan, thân thiện, hòa đồng, đoàn kết và luôn cố gắng hết sức để hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Công ty không ngại đổ mới, sẵn sàng lắng nghe ý kiến đối tác hay các tổ chức doanh nghiệp nhà nước để hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. 1.3 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty AS Ban giám đốc: Ban giám đốc của công ty bao gồm Giám đốc và Phó giám đốc có trách nhiệm quản lý và điều hành các phòng ban. Trong đó, Giám đốc phụ trách việc thiết kế các chiến lược hoạt động của công ty và là người đại diện pháp luật của công ty khi tham gia ký duyệt Báo cáo tài chính. Phòng hành chính – kế toán Phòng hành chính – kế toán, đứng đầu là kế toán trưởng và chịu sự chi phối bởi ban giám đốc. Nhiệm vụ của phòng hành chính – kế toán là xem xét tài liệu sổ sách, sát sao với tình hình kinh doanh của công ty, phân tích xu hướng biến động trong doanh thu, chi phí, số dư tài sản, nguồn vốn cũng như theo dõi và chỉ đạo công tác kế toán của công ty. Bộ phận nghiệp vụ Hai phòng nghiệp vụ thuộc bộ phận nghiệp vụ với quy mô từ 10 đến 20 nhân viên mỗi phòng và có trách nhiệm thực hiện các công việc của công ty bao gồm các công việc thực hiện trực tiếp với khách hàng. Phòng kinh doanh Lên kế hoạch gặp gỡ và ký kết các hợp đồng đối với khách hàng. 1.4 Các dịch vụ cung cấp Dịch vụ kế toán – thống kê: + Hướng dẫn khách hàng thiết lập hệ thống kế toán + Hướng dẫn cách thức ghi chép sổ sách kế toán + Hướng dẫn lập hồ sơ hoàn thuế, quyết toán thuế, ưu đãi thuế. + Xây dựng hệ thống Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế từ hệ thống BCTC đã được khách hàng lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. + Phân tích các thông tin kế toán Dịch vụ kiểm toán: + Kiểm toán BCTC tùy theo mục đích khác nhau như: công bố báo cáo tài chính như theo luật định, giúp doanh nghiệp trong việc giải thể, hợp nhất, mua bán chuyển nhượng doanh nghiệp… Dịch vụ thuế: + Cập nhật kịp thời các quy định thuế mới ban hành + Giúp khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế và hỗ trợ quyết toán thuế + Chỉ ra các vấn đề sai sót trong quá trình áp dụng thuế tại doanh nghiệp + Đánh giá các rủi ro về thuế và giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống thuế thích hợp Dịch vụ định giá Hoạt động định giá khách quan giúp công ty trong việc khẳng định năng lực, thu hút các nguồn vốn đầu tư… 2. Khái quát về quy trình kiểm toán tại AS 2.1 Chuẩn bị kiểm toán Bắt đầu bằng việc khách hàng yêu cầu được cung cấp dịch vụ kiểm toán, phòng kinh doanh sẽ là bộ phận tiếp nhận và phân tích lời đề nghị này. Sau khi thực hiện các thủ tục nhằm thu thập thông tin để đánh giá công ty có đủ khả năng chấp nhận khách hàng, phòng kinh doanh sẽ lập và gửi thư báo giá tới khách hàng. Nếu được khách hàng đồng ý, lúc này, phòng kinh doanh tiếp tục soạn thảo hợp đồng kiểm toán cho Ban giám đốc công ty kiểm toán thông qua và ký duyệt. Sau đó, Ban giám đốc sẽ chỉ đạo một nhóm kiểm toán sẽ đảm nhiệm công việc mới này. Nhóm kiểm toán nhanh chóng lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc tìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng như ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình phát triển của công ty năm vừa qua cũng như báo cáo kiểm toán năm trước, hệ thống KSNB của công ty… từ đó đánh giá mức trọng yếu và độ rủi ro cho cuộc kiểm toán. 2.2 Thực hiện kiểm toán Thông qua việc đánh giá được mức trọng yếu và rủi ro, KTV chính của nhóm kiểm toán phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người với từng khoản mục và có nhiệm vụ theo dõi sát sao, đốc thúc mọi thành viên thực hiện công việc nghiêm túc và đầy đủ. Mọi khúc mắc trong quá trình kiểm toán của nhóm kiểm toán sẽ được tổng hợp qua nhóm trưởng và yêu cầu phía khách hàng giải thích. Công việc kiểm toán diễn ra tại văn phòng của khách hàng trong khoảng thời gian đã quy định trong hợp đồng. 2.3 Hoàn thành kiểm toán Giai đoạn hoàn thành cuộc kiểm toán là giai đoạn để KTV hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. KTV chính soát xét lại toàn bộ tài liệu liên quan đến cuộc kểm toán bao gồm tất cả các điều chỉnh cần thiết trong việc ghi nhận bút toán Dự thảo báo cáo kiểm toán được KTV chính lập và chuyển cùng hồ sơ kiểm toán cho trưởng phòng nghiệp vụ. Bước rà soát cuối cùng là của Ban giám đốc, đánh giá và đưa ra ý kiến đối với toàn bộ công việc kiểm toán của nhóm. Dự thảo báo cáo kiểm toán được gửi cho khách hàng. Công ty TNHH Kiểm toán AS sẽ phát hành ý kiến kiểm toán nếu không còn bất cứ sự bất đồng nào giữa công ty và khách hàng. 3. Quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AS 3.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Tại AS, việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán được coi trọng do nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như hình tượng của công ty khi chẳng may có tranh chấp, kiện tụng xảy ra. Mỗi năm, phòng kinh doanh của công ty AS đều gửi thư giới thiệu tới các khách hàng mới mà công ty có khả năng phục vụ. Trong thư trình bày rõ thông tin về các dịch vụ mà công ty cung cấp và quyền lợi của khách hàng được hưởng tương ứng. Một số công ty chủ động liên lạc với AS yêu cầu được công ty tiến hành kiểm toán do có thể được giới thiệu hoặc tìm hiểu trên thị trường. Sau đó, các thủ tục thu thập thông tin sơ bộ về khách hàng sẽ được tiến hành thông qua cuộc gặp mặt giữa trưởng phòng kinh doanh, Ban giám đốc công ty AS và ban lãnh đạo công ty khách hàng. Các thông tin sơ bộ này là cơ sở cho việc đánh giá rủi ro kiểm toán. KTV đặc biệt xem xét đến các công ty khách hàng có đặc điểm như: Công ty khách hàng đang xướng vào những vụ tranh chấp và có những dầu hiệu của sự gian lận, vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Gánh nặngtình hình tài chính của công ty lớn hay khả năng hoạt động liên tục của công ty bất ổn Những cán bộ chủ chốt, ban lãnh đạo của công ty thường xuyên thay đổi nhân sự Công ty không hình thành hệ thống KSNB hoặc có hệ thống KSNB không hữu hiệu Là công ty đại chúng hoặc công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Công ty có Ban Giám đốc không liêm chính, trung thực Các công ty có đặc điểm trên là các công ty có nguy cơ được đánh giá rủi ro kiểm toán ở mức cao. Trong trường hợp rủi ro đạt ở mức có thể chấp nhận được thì bên phía công ty AS sẽ lập hợp đồng kiểm toán và ký sau khi cả 2 bên đã đồng ý về các điều khoản của hợp đồng. Đối với các khách hàng cũ của AS, thông tin sơ bộ về khách hàng đã được tìm hiểu từ năm kiểm toán trước và được lưu tại hồ sơ kiểm toán. Tuy nhiên, AS luôn tìm hiểu những biến động trong năm vừa qua của khách hàng để quyết định có duy trì khách hàng cũ hay không. Những biến động này có thể là: Thay đổi nhân sự cấp cao Thay đổi loại hình doanh nghiệp hay lĩnh vực kinh doanh Năm vừa qua doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nặng … 3.2 Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu theo VSA 315 3.2.1 Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh AS thực hiện các thủ tục kiểm toán (phỏng vấn Ban giám đốc, kế toán trưởng hoặc trực tiếp xem xét tài liệu..) nhằm thu thập các thông tin về khách thể kiểm toán và môi trường hoạt động kinh doanh, bao gồm: Ngành nghề kinh doanh: các đặc điểm của ngành nghề kinh doanh và những biến động trong những năm vừa qua, thị phần của công ty trong toàn bộ ngành nghề cũng như mức độ cạnh tranh, tầm ảnh hưởng và tinh thần hữu nghị của công ty trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và trong thị trường ngành nói riêng…. Đặc điểm đội ngũ lãnh đạo và các nhân viên chủ chốt của công ty Các thông tin về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động kinh doanh sẽ giúp KTV nhận diện và đánh giá được các yếu tố có khả năng tiềm ẩn gây ra sai sót trọng yếu trên cấp độ BCTC. 3.2.2 Tìm hiểu chu trình kinh doanh và chính sách kế toán Tìm hiểu về chu trình kinh doanh để thấy được cách thức doanh nghiệp vận hành hàng ngày, giúp cho việc nhận định các sai sót, rủi ro được thuận lợi và dễ dàng hơn. Ngoài ra, KTV của AS cần tìm hiểu về chính sách kế toán mà công ty đang áp dụng xem có phù hợp với các quyết định mới nhất không hay có sự điều chỉnh nào về chính sách kế toán trong năm tài chính vừa qua hay không. 3.2.3 Phân tích sơ bộ BCTC Để có thể đưa ra đánh giá rủi ro tiềm tàng trên từng khoản mục, ngoài việc tìm hiểu chu trình kinh doanh và các chính sách kế toán, KTV phải thực hiện thủ tục phân tích đối với hệ thống BCTC của công ty và một số chỉ tiêu tài chính trong kỳ: Đối với BCĐKT và BCKQKD: Dựa vào mức trọng yếu được thiết lập cho từng khoản mục, kiểm toán viên của AS tập trung phân tích vào sự biến động của các khoản mục có số dư lớn và mang tính chất định tính (các khoản dự phòng). Trường hợp có khoản mục biến động lớn, KTV kết hợp bổ sung phỏng vấn nhân viên tại công ty khách hàng để tìm hiểu lí do cũng như khoanh vùng rủi ro. Chỉ tiêu tài chính: các nhóm hệ số đánh giá tình hình hoạt động của công ty bao gồm: + Hệ số thanh toán + Hệ số nợ + Khả năng sinh lời + Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trên, nhận thấy xu hướng biến động bất thường, KTV sẽ lần theo sự bất thường ấy để phát hiện ra các rủi ro, đồng thời thiết lập các thủ tục kiểm toán để đánh giá các rủi ro ấy. 3.2.4 Đánh giá hệ thống KSNB KTV tại AS thực hiện đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trên hai phạm vi là toàn doanh nghiệp và các chu trình kinh doanh. Những điểm yếu của hệ thống KSNB là nguyên nhân dẫn đến rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu. Thông qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB, kiểm toán viên có thể mường tượng ra tính phức tạp cũng như khối lượng công việc cần phải làm. Ngoài việc xem xét đánh giá các thành phần của hệ thống KSNB, KTV nhận diện các yếu tố có khả năng xảy ra gian lận: Bất kể mức độ ảnh hưởng của sai phạm gây ra lớn cỡ nào, chỉ cần là hành vi gian lận thì đều được coi là rủi ro có sai sót trọng yếu. Trong trường hợp này, KTV có thể sử dụng tam giác gian lận bao gồm 3 yếu tố tác động đến khả năng xảy ra gian lận là: cơ hội, áp lực và sự hợp lí hóa. Kết hợp giữa việc phỏng vấn đội ngũ nhân viên và sắp xếp buổi gặp gỡ để phỏng vấn Ban Giám đốc của đơn vị, các tài liệu liên quan đều được xem xét kỹ càng, KTV sẽ đưa ra kết luận có hay không tồn tại các yếu tố có khả năng dẫn đến rủi ro do gian lận. Nếu có thì sự ảnh hưởng của nó đến toàn bộ BCTC cũng như các khoản mục, số dư tài khoản nào . 3.2.5 Đánh giá rủi ro phát hiện AS sử dụng mô hình định tính để đánh giá rủi ro phát hiện. 3.3 Minh họa thực tế quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán AS tại công ty TNHH X 3.3.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng Thông tin sơ bộ về khách hàng X Thông qua quá trình tìm hiểu, KTV tại AS đã tổng hợp lại một số thông tin như sau: Công ty TNHH X thành lập năm 2002 và bắt đầu được kiểm toán BCTC vào năm 2003. Từ năm 2003 đến năm 2014 đều là công ty TNHH Kiểm toán AS cung cấp dịch vụ kiểm toán với mục đích hợp lí hóa các khoản thuế của doanh nghiệp, vì thế công ty TNHH X được coi là khách hàng thâm niên của công ty TNHH Kiểm toán AS. Người thường xuyên liên lạc về các vấn đề liên quan tới cuộc kiểm toán tại công ty X là Ông Nguyễn Văn A. Ngành nghề kinh doanh của công ty X là sản xuất và chế biến thủy hải sản Công ty X áp dụng VAS và chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam trong việc lập và trình bày BCTC. Công ty AS áp dụng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) để ra quyết định và phát hành ý kiến kiểm toán. Xem xét về cuộc kiểm toán năm 2014: Do đã được phục vụ một cách tận tụy trong nhiều năm liền nên năm 2014, công ty TNHH X vẫn gọi điện cho công ty AS mong muốn được kiểm toán BCTC. Cuộc kiểm toán kết thúc vào ngày 1022015 với doanh thu thu được từ việc cung cấp dịch vụ kiểm toán cho công ty X không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu năm 2014 của AS, đồng thời nghĩa vụ trả phí kiểm toán không bị quá hạn quá lâu. Trong quá trình kiểm toán, không hề nảy sinh các tranh chấp nào giữa hai bên. Báo cáo kiểm toán năm 2014 là ý kiến chấp nhận toàn phần. Xem xét các sự kiện xảy ra trong năm 2015: + Về phía công ty kiểm toán: Nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng sẵn sàng tham gia cuộc kiểm toán Tính độc lập được đảm bảo do: Hai bên không có bất cứ tranh chấp nào trong những năm gần đây. Công ty kiểm toán luôn luân chuyển các nhóm trưởng để đảm bảo sẽ không có trường hợp để một người phụ trách kiểm toán 3 năm liên tiếp tại 1 công ty. Các thành viên trong nhóm kiểm toán và các thành viên BGĐ của công ty AS không có mỗi quan hệ về mặt tình cảm huyết thống hoặc kinh tế nào với phía khách hàng. + Về phía khách hàng Ban Giám đốc: không có dấu hiệu cho thấy Ban Giám đốc công ty X gian lận, không trung thực hay vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tình hình hoạt động của khách hàng: không có các yếu tố ảnh hưởng đến tính liên tục của công ty. Trong năm, công ty cũng không vướng vào một vụ tranh chấp nào. Các nghiệp vụ diễn ra trong năm: trong năm 2015, công ty X có phát sinh một số nghiệp vụ quan trọng với các bên liên quan tuy nhiên những nghiệp vụ này không phải là nghiệp vụ bất thường và không quá phức tạp đến nỗi không thể giải quyết. Hệ thống KSNB được thành lập và chưa có bằng chứng nào cho thấy hệ thống này hoạt động yếu kém dẫn tới nhiều sai sót nghiêm trọng trên BCTC. Phí kiểm toán chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong “doanh thu của công ty AS” và trong “thu nhập của thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán”. Đồng thời, không có bằng chứng nào cho thấy khách hàng có những khoản nợ phí kiểm toán và phí cung cấp dịch vụ quá hạn lâu dài. Điều này cho thấy công ty X thực hiện tốt nghĩa vụ thanh toán chi phí kiểm toán. Dựa vào những thông tin đã thu thập được ở trên, công ty TNHH Kiểm toán AS đồng ý lời đề nghị kiểm toán trong năm 2015 tại công ty TNHH X và đánh giá rủi ro ở mức trung bình. 3.3.2 Đánh giá rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu theo VSA 315 3.3.2.1 Thông tin về khách hàng và môi trường kinh doanh Kết hợp với những thông tin đã thu thập được từ bước đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, trong giai đoạn này, kiểm toán viên đi sâu vào những thông tin cụ thể, đặc biệt là đối với những thay đổi trong năm vừa qua. Ngành nghề kinh doanh của đơn vị: chế biến thủy hải sản +Năm 2015 là một năm khó khăn đối với ngành chế biến thủy hải sản nước ta do tình trạng thiếu thốn nguyên liệu vẫn còn tiếp diễn. Nguyên nhân là do sản lượng thủy hải sản tăng nhưng chủ yếu là do sản lượng các loại thủy hải sản có giá trị không cao tăng, trong khi những loại thủy hải sản chính và có giá trị cao như tôm và cá tra thì lại sụt giảm. Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của căn bệnh “tôm chết sớm” bắt nguồn từ Trung Quốc vào năm 2009. Sự sàng lọc không hiệu quả tôm giống đã khiến sản lượng tôm sú tại Việt Nam, Thái Lan,... và cả các nước thuộc liên minh Châu Âu cũng như Nam Mỹ sụt giảm trầm trọng. Sự tăng giảm giá cả cá tra là một chướng ngại rất lớn đối với những người nuôi, vì vậy, người dân không muốn phải chịu mức rủi ro nuôi trồng quá lớn nên đã lần lượt từ bỏ việc nuôi cá tra, khiến cho sản lượng loại cá này giảm sút. +Ngoài những khó khăn tại thời điểm hiện tại là thiếu nguồn nguyên liệu, ngành chế biến thủy hải sản vẫn chịu những rủi ro tiềm tàng như các đợt thiên tai, bão lũ, lốc xoáy, tràn dầu,… thường xuyên xảy ra tại nước ta gây nên tổn thất rất lớn. Quy trình sản xuất: Công ty X mua nguyên vật liệu từ thị trường trong nước hoặc quốc tế, qua sơ chế, loại bỏ các chất độc hại, thêm một số chất phụ gia rồi ủ lạnh và đóng gói. Các vấn đề về pháp lý: Công ty TNHH X được đầu tư 100% vốn nước ngoài và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh X cấp giấy phép đầu tư số 987QĐUBND. Đánh giá kết quả hoạt động: + Trước mỗi kỳ hoạt động kinh doanh, công ty TNHH X đều thực hiện việc đánh giá, dự báo và đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được trong kỳ để làm căn cứ đánh kết quả và hiệu quả làm việc. + Mức lương trả cho nhân viên của công ty X đã được ghi rõ trong hợp đồng lao động, đảm bảo tính hợp lý theo đúng năng lực của nhân viên và tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Căn cứ vào sự nỗ lực, cố gắng và thành quả của nhân viên mà mỗi năm, công ty X đều có những khoản thưởng nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. 3.3.2.2 Chính sách kế toán được công ty TNHH X áp dụng Công ty TNHH X áp dụng VAS ban hành theo quyết định số 152006QĐ – BTC ngày 2032006 và thông tư số 2442009TTBTC ngày 31122009. Cụ thể: + Công ty bắt đầu niên độ kế toán vào ngày 11 hàng năm và kết thúc vào ngày 3112 của năm đó. + BCTC được trình bày dưới đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ đều được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch. + Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có thời gian đáo hạn nhỏ hơn 3 tháng, đầu tư tài chính có tính thanh khoản cao. + HTK: phương pháp hạch toán HTK là KKTX. Công ty cộng các loại chi phí bao gồm CP NVL, CP NCTT và CP SXC tạo nên giá thành sản phẩm. Giá vốn thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp FIFO. Khoản trích lập dự phòng giảm giá HTK được công ty thực hiện khi giá trị thuần của hàng hóa nhỏ hơn giá vốn, trong đó giá trị thuần được tính bằng giá bán ước tính trừ chi phí bán hàng. + Các khoản phải thu: công ty vẫn thường xuyên xem xét, phân loại và đánh giá thời hạn các khoản phải thu để làm căn cứ trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Khoản mục khoản phải thu được thể hiện trên BCTC là khoản phải thu ban đầu trừ đi khoản trích lập dự phòng. + TSCĐ hữu hình: công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng. + Chi phí trả trước dài hạn: Tiền thuê được phân bổ đều trong vòng 50 năm. + Doanh thu bán hàng được ghi nhận trên BCKQKD theo đúng nguyên tắc là khi quyền sở hữu và rủi ro đã được chuyển giao hầu hết cho khách hàng. Doanh thu tài chính áp dụng phương pháp lãi suất thực tế + Thuế thu nhập doanh nghiệp: khi kết thúc một năm tài chính của công ty, căn cứ vào khoản thu nhập chịu thuế cùng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp được quy định theo luật định sẽ tính ra được số thuế thu nhập hiện hành mà doanh nghiệp phải nộp thêm trong năm nay ngoài số thuế thu nhập chưa hoàn thành trong niên độ kế toán trước và được thể hiện trên khoản mục “chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” trên BCKQKD.  Đánh giá của KTV: KTV cho rằng công ty tồn tại rủi ro tiềm ẩn trong việc trích lập các khoản dự phòng (dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho) và ghi nhận doanh thu do các vấn đề xoay quanh việc thiếu nguyên liệu đầu vào: + Nguồn cung nguyên liệu giảm sút làm giá cả leo thang, công ty TNHH X gặp khó khăn trong việc xác định giá bán sản phẩm do chi phí NVL đầu vào ngày càng tăng dẫn tới giá vốn thành phẩm vượt trên giá trị thuần. Hơn nữa, giống như bao công ty thực phẩm khác đều phải chịu một rủi ro hàng quá hạn sử dụng nhưng chưa tiêu thụ được, lúc này, 100% chi phí bỏ ra đều không thu hồi được, gây nên một gánh nặng đối với lợi nhuận của công ty. Vì thế, việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mang tính chất định tính có thể chứa đựng nhiều rủi ro. + Thiếu nguyên liệu đầu vào khiến cho công ty không thể hoàn thành số lượng các đơn hàng đã được đặt từ trước gây mất uy tín với bên đối tác cũng như doanh nghiệp phải bồi thường theo như các điều khoản trong hợp đồng. Điều này gây áp lực lớn đến hình ảnh công ty và kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, lãnh đạo cấp cao của công ty dễ ghi tăng doanh thu để ổn định mức lợi nhuận cuối kỳ. + Các yếu tố cạnh tranh giảm là một lợi thế đối với công ty X khi thị trường thủy hải sản gặp nhiều biến động. Tuy nhiên, việc này rất có thể gây ra rủi ro lớn khi công ty nhân cơ hội mở rộng bạn hàng, đối tác, doanh thu tăng cao đồng thời các khoản nợ phải thu cũng tăng theo. Việc trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi do đó mà tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các thủ tục kiểm toán: + Xem xét tài liệu về việc phân bổ các khoản chi phí trong việc xác định giá thành sản phẩm và giá vốn thành phẩm + Phỏng vấn Ban giám đốc về cơ chế trích lập các khoản dự phòng và đối chiếu với giấy tờ tài liệu +Xem xét hóa đơn, chứng từ về việc mua và bán hàng hóa, có thể gửi thư xác nhận tới bên đã mua hàng của công ty X để xác minh về tính trung thực hợp lí của khoản mục doanh thu 3.3.2.2 Thủ tục phân tích BCTC Các chỉ tiêu trên BCTC Các biến động tăng giảm bất thường của các khoản mục trên BCTC tiềm ẩn rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu. Vì thế, KTV đã tìm lại BCTC của công ty đã công bố năm trước cùng với BCTC mà khách hàng cung cấp cho việc kiểm toán năm nay để tiện cho việc đối chiếu, so sánh và phân tích. Các khoản mục cần lưu ý được trình bày dưới bảng sau: Bảng 2.2 Bảng phân tích biến động một số chỉ tiêu trên BCTC của công ty TNHH X (đơn vị: VND) Chỉ tiêu trên BCĐKT 31122015 (Chưa KT) 31122014 (Đã KT) Biến động + % 1. Tiền 6.674.995.511 7.408.405.722 (733.410.211) 10% 2. Các khoản tương đương tiền 21.404.484.009 (21.404.484.009) 100% 3. Đầu tư ngắn hạn 5.898.745.122 5.898.745.122 100% 4. Phải thu khách hàng (ngắn hạn) 27.559.864.478 19.254.998.996 8.304.865.482 43% 5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (ngắn hạn) 6. Trả trước cho người bán (ngắn hạn) 139.750.000 40.060.500 99.689.500 249% 7. Hàng tồn kho 6.028.738.034 5.878.000.402 150.737.632 3% 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 9. Tài sản cố định hữu hình 8.068.502.397 8.921.831.281 (853.328.884) 10% 10. Phải trả người bán (ngắn hạn) 23.542.477.841 19.082.987.183 4.459.490.658 23% 11. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 457.520.296 3.977.369.138 (3.519.848.842) 88% 12. Phải trả người lao động 460.235.505 749.390.950 (289.155.445) 39% 13. Lợi nhuận chưa phân phối 5.724.356.867 21.143.234.875 (15.418.878.008) 73% Chỉ tiêu trên BCKQKD Năm 2015 (Chưa KT) Năm 2014 (Đã KT) Biến động + % DT BH và CCDV 79.120.833.223 70.041.801.641 9.079.031.582 13% 14. Thu nhập khác 24.940.796 1.990.632 22.950.164 1153% 15. Chi phí khác 113.505.605 16.224.557 97.281.048 600% Thông qua bảng phân tích biến động một số chỉ tiêu cần lưu ý trên BCTC như trên, KTV đã rút ra các kết luận và đánh giá như sau: + Khoản mục tiền vốn là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất nên các công ty thường hay dựa vào đặc điểm này để khai khống lượng tiền thực có của công ty. Cuối năm 2015, lượng tiền giảm 10% so với đầu năm 2015 có thể do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Hơn nữa khoản mục phải thu khách hàng cũng tăng lên cho thấy lượng tiền thu được từ việc bán hàng giảm. Vì thế cần xem xét các nghiệp vụ của công ty liên quan đến việc nhập nguyên vật liệu cũng như việc đánh giá hạn mức nợ đối với khách hàng của công ty X. Hơn nữa giá nguyên vật liệu tăng có thể còn làm cho giá trị hàng tồn kho cuối năm tăng 150.737.632 VNĐ so với đầu năm và các khoản phải trả người bán tăng. Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện lúc này là đối chiếu chứng từ: phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng kết hợp gửi thư xác nhận và quan sát việc kiểm kê hàng tồn kho. + Các khoản tương đương tiền trị giá hơn 21 tỷ VNĐ đã được doanh nghiệp xóa sổ trong vòng 1 năm cùng với các khoản đầu tư ngắn hạn tăng hơn 5 tỷ VNĐ (100%) so với đầu năm chứng tỏ công ty X có thể đã thu hồi các khoản tiền gửi có kỳ hạn để đầu tư tài chính. Lúc này, KTV cần xem xét và tìm hiểu rõ hơn về các khoản đầu tư cũng như các khoản đầu tư ngắn hạn +Việc tài sản cố định hữu hình tăng, kết hợp với khoản thu nhập khác, chi phí khác tăng theo cho thấy trong năm 2015, công ty có th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

ĐỀ ÁN MÔN HỌC KIỂM TOÁN

Đề tài:

ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP

KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM

TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM THỰC HIỆN

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Mai Lớp: Kiểm toán 59E

MSV: 11173000 Giáo viên hướng dẫn: TS Bùi Thị Minh Hải

Hà Nội, năm 2020

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang 3

Bảng 1.1 Mô hình định tính rủi ro kiểm toán……… 7Bảng 2.2 Bảng phân tích biến động một số chỉ tiêu trên BCTC của công ty TNHH X……… 24Bảng 2.3 Bảng phân tích biến động một số chỉ số tài chính thông dụng………… 27

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty AS……… 14

Sơ đồ 2.4 Chu trình liên quan đến HTK, giá thành và giá vốn sản phẩm của công ty X………31

MỤC LỤC

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do lựa chọn đề tài

Phật pháp đã có câu “Khi người đời quá đỗi lo lắng cho tương lai đến nỗikhông có thời gian hưởng thụ hiện tại, kết quả họ không thể sống trong hiện tại màcũng chẳng sống trong tương lai” Trong cuộc sống đời thường cũng vậy mà trongkinh doanh cũng vậy, rủi ro tồn tại ở khắp mọi nơi, không ai có thể chắc chắn trongtương lai sẽ xảy ra các biến cố gì Vì vậy, thay vì cứ ngồi lo lắng vô ích cho tương lai,con người nên làm tốt những gì đang diễn ra ở hiện tại, góp phần làm giảm nhữngđiều không may có thể xảy ra Đánh giá rủi ro trước khi tiến hành cuộc kiểm toán làmột việc cần thiết và quan trọng đối với kiểm toán viên, bởi việc này giúp kiểm toánviên sắp xếp điều chỉnh công việc để hạ thấp mức độ rủi ro, nâng cao tính trung thực

và hợp lí của báo cáo tài chính trên các khía cạnh trọng yếu, từ đó việc ra quyết địnhcủa những người sử quan tâm và sử dụng báo cáo tài chính sẽ hiệu quả hơn Hơn nữa,đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán sẽ chi phối toàn bộ cuộc kiểm toán,việc lựa chọn hướng đi ban đầu đúng đắn thì con đường sau này cũng sẽ bớt gian nan

và cực khổ hơn

Một ví dụ thực tế liên quan đến mức độ quan trọng của việc đánh giá rủi rokiểm toán đó là vào năm 2017, một trong các hãng kiểm toán lớn trên thế giới làKPMG cũng đã dính vào vụ bê bối khi quy trình đánh giá rủi ro tại công ty dầu khí tên

là Miller Energy Resources được cho là chưa được thực hiện đầy đủ, gây ra việc một

số tài sản của công ty dầu khí được định giá cao hơn giá thực tế gần 100 lần, khiếncho một công ty khi không lại trở thành một công ty được niêm yết trên “Sở Giao dịchChứng khoán New York” Kết quả, KPMG đã phải chịu mức phạt hơn 6,2 triệu USD

do những thiếu sót và sai phạm mà công ty gây ra

Thông qua quá trình học tập và tham khảo các tài liệu sách báo, tôi quyết địnhchọn đề tài “Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC

do kiểm toán độc lập tại Việt Nam thực hiện bởi sự cần thiết và tính thực tiễn của vấnđề

Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Củng cố và mở rộng kiến thức cá nhân cả trên lí thuyết và thực tế áp dụng quy trìnhđánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại các công ty kiểm toán ViệtNam

Trang 6

- Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán giai đoạn trước kiểm toán tại cáccông ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam - khái quát hóa cơ sở lý luận…

- đánh giá thực trạng…

- đề xuất các kiến nghị vận dụng quy trình đánh giá rủi ro…

Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Chương 3III: Đánh giá và các đề xuất …

Trang 7

Chương I: Lý luận chung về đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch Kiểm toán báo cáo tài chính

do doanh nghiệp kiểm toán độc lập thực hiện

1 Khái quát về rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.1 Định nghĩa rủi ro kiểm toán

Theo VSA số 400, “Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà kiểm toán viên và công ty kiểm toánđưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có nhữngsai sót trọng yếu” [VSA 400, mục 07]

Những sai sót trọng yếu ở đây được hiểu là những sai sót mà theo đó nếu được làm cơ

sở để ra quyết định có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người sửdụng thông tin Tuy nhiên, kiểm toán viên với những hạn chế nhất định không thể loại

bỏ khả năng BCTC đã được kiểm toán vẫn còn tồn tại những sai sót trọng yếu, ngay

cả khi việc lập kế hoạch kiểm toán được cho là chu toàn hay không

1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro kiểm toán

Kiểm toán là cả một quá trình đòi hỏi kiểm toán viên phải đưa ra những xét đoánchuyên môn của mình về các vấn đề dựa trên các bằng chứng đã thu thập được.Những xét đoán này, một phần phải dựa trên nền tảng cơ sở khoa học nhưng một phầncũng phải dựa trên trực giác của kiểm toán viên Vì vậy, không hề có khái niệm “chắcchắn” khi kiểm toán viên phát hành ý kiến kiểm toán Sự không chắc chắn này là do:

- Kiểm toán viên được công ty khách hàng thuê kiểm toán trong giới hạn thời gian vàgiá phí nhất định nên họ không thể tiến hành một cuộc kiểm toán toàn diện mà bắtbuộc phải chọn mẫu để kiểm toán Việc chọn mẫu là ngẫu nhiên trên cơ sở tính trọngyếu tuy nhiên xác suất để lọt những vấn đề sai phạm hoàn toàn có thể xảy ra

- Về bản chất, KTV chỉ có thể dựa trên những tài liệu, bằng chứng kiểm toán mà đơn

vị được kiểm toán đồng ý cung cấp Họ không phải là những người đại diện cho phápluật đi thanh tra mà có quyền tra hỏi, hay khám xét Chính vì thế nếu Ban giám đốccông ty cố tình giấu giếm hay có những vụ việc gian lận xảy ra thì việc tiếp cận thôngtin của KTV vô cùng hạn chế

Trang 8

- Phụ thuộc vào tình trạng tài chính và đặc thù riêng của từng công ty mà một số chỉtiêu trên báo cáo tài chính như các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thukhó đòi mang tính chất ước tính và dự đoán của người lập BCTC, không phải hoàntoàn chính xác

1.3 Các loại rủi ro kiểm toán

1.3.1 Rủi ro tiềm tàng

Theo VSA số 400: “Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp

vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng

rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.” [VSA 400, mục04]

Rủi ro tiềm tàng là một loại rủi ro cố hữu đã tồn tại trước khi cuộc kiểm toán diễn ra

và hoàn toàn độc lập không chịu chi phối bởi bất kỳ hoạt động kiểm toán nào Vì thế,kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng mà không thể kiểm soátcũng như thay đổi được mức độ của rủi ro tiềm tàng

Một vài nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng như:

- Bản chất ngành nghề kinh doanh của khách thể kiểm toán: mỗi ngành nghề kinhdoanh đều có những đặc điểm riêng nên công tác kiểm toán phải điều chỉnh phù hợpđối với từng công ty Ví dụ, khi kiểm toán một ngân hàng thương mại, các giao dịchmột ngày rất lớn nên khó có thể xác định được lượng tiền hiện có của ngân hàng, vìthế rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền cao hơn đối với các công ty hoạt độngtrong các lĩnh vực khác

- Mức độ liêm chính của BGĐ: ngoài những trường hợp BGĐ cố tình gian lận để trụclợi cho cá nhân thì đôi khi một số sức ép từ phía ngoài cũng khiến cho BGĐ phải thựchiện các hành vi gian lận như: cố ý ghi tăng doanh thu, hay không trích lập dự phòngnhằm ổn định mức lợi nhuận thuần, tránh việc công ty bị phá sản…

- Lịch sử kiểm toán đối với khách hàng: đối với các khách hàng mới, kiểm toán viênchưa có nhiều thông tin nên rủi ro tiềm tàng có thể được đánh giá cao hơn so vớinhững khách hàng lâu năm

- Sự bất thường của các nghiệp vụ: những nghiệp vụ không hay xảy ra tại đơn vị sẽtiềm ẩn mức rủi ro cao hơn là những nghiệp vụ phát sinh thường xuyên

- Các khoản mục không thể ước lượng một cách chính xác như các khoản dự phònghay các tài khoản với số tiền lớn đều có thể được đánh giá với mức rủi ro tiềm tàngcao

Trang 9

1.3.2 Rủi ro kiểm soát

Theo VSA số 400: “Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từngnghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà

hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không pháthiện và sửa chữa kịp thời.” [VSA 400, mục 05]

Hệ thống kiểm soát nội bộ chính là các quy định cùng các chế tài xử lý mà ban lãnhđạo đơn vị tạo ra và thực hiện nhằm tạo ra một tập thể có quy củ, nề nếp, phát triểnđáp ứng mọi quy định của pháp luật cũng như kế hoạch chiến lược của công ty Tuynhiên, cũng giống với tất cả các tổ chức lớn nhỏ khác, hệ thống kiểm soát nội bộ cũng

có những mặt hạn chế nhất định nên không thể có sự đảm bảo tất cả những sự việc lớn

bé trong công ty đều nằm trong tầm kiểm soát Những hạn chế này có thể là:

Thứ nhất, cũng giống như KTV khi tiến hành thu thập bằng chứng kiểm toán, các thủtục kiểm soát cũng bị giới hạn bởi mức chi phí nhất định Không thể để chi chí bỏ ra

để xây dựng hệ thống KSNB lớn hơn lợi ích mà nó mang lại

Thứ hai, kế hoạch mà đơn vị xây dựng cho các hoạt động kiểm soát chỉ hướng tớinhững nghiệp vụ thường xuyên của công ty Lúc này, những nghiệp vụ phát sinh bấtthường sẽ khó kiểm soát hơn và rủi ro kiểm soát ở mức cao

Thứ ba, sự gian lận theo hệ thống khi các nhân viên âm thầm cấu kết với nhau có thể

sẽ phá vỡ hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty

Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ:

- Môi trường kiểm soát: môi trường kiểm soát bao gồm môi trường bên trong doanhnghiệp và môi trường bên ngoài doanh nghiệp Môi trường trong doanh nghiệp baogồm tư tưởng chủ đạo của toán doanh nghiệp, các giá trị đạo đức và phong cách điềuhành của nhà quản trị Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như pháp luật, chínhsách phát triển của đất nước, các bên cho vay,… cũng là các yếu tố chi phối đến hoạtđộng của doanh nghiệp

- Đánh giá rủi ro: hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty cũng tiến hành việc nhận địnhcác rủi ro mà công ty có thể gặp phải để từ đó có những phương án giải quyết kịp thời

- Hệ thống thông tin và truyền thông: mức độ nhạy bén của hệ thống kiểm soát nội bộtrong việc tiếp nhận, xử lý hay phản hồi với thông tin bao gồm hệ thống thông tin kếtoán hay sự liên lạc, kết nối giữa các cấp lãnh đạo hoặc giữa các cấp lãnh đạo và nhânviên

Trang 10

- Hoạt động kiểm soát: các hoạt động mà hệ thống kiểm soát nội bộ xây dựng và thựchiện nhằm kiểm soát các nghiệp vụ, các giao dịch và chu trình kinh doanh vẫn diễn rahàng ngày, đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ, đúng kế hoạch và có hiệuquả.

- Giám sát: các hoạt động giám sát giống như một sự đảm bảo rằng hệ thống kiểm soátnội bộ có tiến hành theo đúng như kế hoạch và yêu cầu hay không

KTV phải tìm hiểu các bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ để có thể đánh giá rủi

ro kiểm soát

1.3.3 Rủi ro phát hiện

Theo VSA số 400, “Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từngnghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp màtrong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiệnđược.” [VSA 400, mục 06]

Khác với rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng tồn tại khách quan độc lập, kiểm toánviên có thể tác động và kiểm soát được rủi ro phát hiện trong một giới hạn nào đóbằng cách tăng hoặc giảm các thử nghiệm cơ bản Rủi ro tiềm tàng phụ thuộc rất lớnvào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của kiểm toán viên trong việc “bới lông tìmvết”, tuy nhiên cả khi KTV có trình độ chuyên môn cao hay giàu kinh nghiệm cỡ nàocũng không thể đưa mức rủi ro phát hiện xuống 0% do sự hạn chế bởi mặt thời gian,chi phí, cũng như bản chất của việc chọn mẫu…

1.4 Mô hình rủi ro kiểm toán

Mô hình 1: Mô hình định lượng rủi ro kiểm toán

AR = IR*CR*DR

Hoặc DR =

Trong đó

AR: Rủi ro kiểm toán

IR: Rủi ro tiềm tàng

CR: Rủi ro kiểm soát

DR: Rủi ro phát hiện

Mô hình rủi ro kiểm toán cho thấy mối quan hệ giữa các thành phần của rủi ro kiểmtoán Trong đó rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tác động qua lại lẫn nhau nên kiểm

Trang 11

toán viên nên kết hợp đánh giá hai loại rủi ro này cùng một lúc Do khi hệ thống kiểmsoát nội bộ hoạt động hữu hiệu thì kiểm toán viên sẽ tăng các thử nghiệm kiểm soát vàgiảm các thử nghiệm cơ bản, dẫn tới rủi ro phát hiện ra các sai lệch của kiểm toán viêntăng lên Và do KTV không thể tác động đến rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát nênmuốn điều chỉnh rủi ro kiểm toán về mức có thể chấp nhận được như mục tiêu banđầu thì kiểm toán viên chỉ có thể tác động đến rủi ro phát hiện.

Mô hình 2:

Bảng 1.1 Mô hình định tính rủi ro kiểm toán

Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát

Mô hình biểu thị đánh giá các loại rủi ro của KTV ở các mức độ khác nhau, cụ thể:

- Rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng có 3 mức độ là cao, trung bình và thấp

- Rủi ro phát hiện có 5 mức độ: cao nhất, cao, trung bình, thấp, thấp nhất

Từ việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV đưa ra đánh giá về rủi rophát hiện nhằm tạo ra rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được Rủi ro phát hiện với hailoại rủi ro còn lại có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau Nếu rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát ở mức cao thì rủi ro phát hiện sẽ ở mức thấp và ngược lại

Việc sử dụng cả hai mô hình kiểm toán nói trên giúp cho quá trình lập kế hoạch kiểmtoán được cụ thể và từ đó kiểm toán viên cũng nắm bắt được vấn đề và các việc cầnphải làm tuy nhiên việc đánh giá này mang tính cá nhân và chưa được thực sự kháchquan nên chỉ để tham khảo chứ không được đưa ra để đánh giá kết quả của cuộc kiểmtoán

2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC

Trang 12

2.1 Khái niệm đánh giá rủi ro kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số

400

Theo VSA số 400 “Đánh giá rủi ro kiểm toán là việc kiểm toán viên và công ty kiểmtoán xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp, bao gồm đánhgiá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện Rủi ro kiểm toán được xácđịnh trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán.” [VSA 400, mục 08]

2.2 Ý nghĩa của việc đánh giá rủi ro kiểm toán

Kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm toán ở hai giai đoạn của cuộc kiểm toán là lập kếhoạch và thực hiện kiểm toán

Ở giai đoạn lập kế hoạch, sau khi xem xét các yếu tố cho thấy công ty kiểm toán có đủkhả năng chấp nhận và ký kết hợp đồng kiểm toán, thông qua mức trọng yếu đượcthiết lập trên toàn bộ Báo cáo tài chính và trên từng khoản mục, kiểm toán viên đánhgiá mức rủi ro có thể xảy ra bằng chính xét đoán chuyên môn của mình từ đó phục vụcho việc tổ chức nhân sự, quy định các mốc thời gian và các nghiệp vụ cần thiết Việcđánh giá rủi ro ở bước lập kế hoạch kiểm toán là vô cùng quan trọng vì nó có thể chiphối chất lượng toàn bộ cuộc kiểm toán

Ở giai đoạn thực hiện kiểm toán: mức rủi ro ban đầu đã được lập là cơ sở điều chỉnhcho công tác kiểm toán đi đúng hướng, đúng mục đích, không bị sa đà vào nhữngphần ngoài trọng tâm Ngoài ra, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên

có thể thu thập được thêm nhiều thông tin chi tiết hơn giúp cho việc đánh giá rủi rohợp lí hơn từ đó thiết kế các thủ tục kiểm toán tương ứng

Đánh giá rủi ro kiểm toán là một công việc bắt buộc phải làm trong mỗi cuộc kiểmtoán nên ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán, các ước tính rủi ro kiểm toán trong giaiđoạn lập kế hoạch và thực hiện sẽ hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và là cơ sở để đánh giáchất lượng cuộc kiểm toán

2.3 Quy trình đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC theo VSA 315

2.3.1 Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan

Theo VSA 315, “Kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro để có cơ sở xácđịnh và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sởdẫn liệu.” [VSA 315, mục 05]

Các thủ tục đánh giá rủi ro bao gồm:

Trang 13

Thứ nhất, phỏng vấn BGĐ và các thành viên trong công ty để thu thập thông tin làmcăn cứ cho KTV đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do cố ý hay vô ý

Thứ hai, thực hiện các thủ tục phân tích: thủ tục phân tích được thực hiện xuyên suốttrong toàn bộ quá trình kiểm toán, việc này giúp kiểm toán viên có thể liên kết các sựviệc, vấn đề để nhận thấy những điều bất hợp lý, những rủi ro còn tồn tại

Thứ ba, quan sát và điều tra: giúp kiểm toán viên có cái nhìn bao quát các hoạt độngcủa công ty

Các hoạt động liên quan bao gồm:

- Ngay trước giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, khi quyết định ký hợp đồng kiểm toán,kiểm toán viên đã phải thực hiện một số thủ tục nhằm thu thập thông tin để đánh giárủi ro chấp nhận kiểm toán Những thông tin này cần được KTV xem xét lại trong khiđánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu

- KTV cũng cần phải xem xét lại các thông tin thu thập được trong khi cung cấp cácdịch vụ khác ngoài kiểm toán (nếu có) với công ty, các thông tin này rất có thể hỗ trợcho việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu

- KTV phải xem xét đến những biến động diễn ra trong năm vừa qua khiến một sốthông tin từ các cuộc kiểm toán trước đã không còn phù hợp và cần phải đính chính lạicác thông tin này

- Các cuộc họp, thảo luận giữa các thành viên chủ chốt trong cuộc kiểm toán nhằmtổng hợp các ý kiến cũng như đưa ra một đánh giá chung về sự phù hợp trong việc lập

và trình bày BCTC của đơn vị đối với quy định cũng như tình hình hoạt động của đơn

vị Từ đó đánh giá khả năng xảy ra rủi ro có sai sót trọng yếu

2.3.2 Những hiểu biết mà KTV cần thu thập về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ

* Những hiểu biết về đơn vị và môi trường của đơn vị:

- Ngành nghề kinh doanh của đơn vị cùng những yêu cầu và quy định của pháp luật

- Đặc điểm của đơn vị:

+ Lĩnh vực hoạt động

+ Cơ cấu bộ máy tổ chức, ban lãnh đạo và loại hình công ty

+ Cơ cấu nguồn vốn

+ Các hình thức đầu tư của đơn vị ở hiện tại hoặc dự kiến trong tương lai

Trang 14

- KTV cần hiểu về chính sách kế toán và sự đồng nhất sử dụng qua các kỳ kinh doanh.

- Chiến lược để hướng tới mục tiêu của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có thể xảyra

- Các thức đánh giá và đo lường kết quả hoạt động của công ty

*Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị:

Theo VSA số 315, “Kiểm toán viên phải tìm hiểu các thông tin về kiểm soát nội bộcủa đơn vị có liên quan đến cuộc kiểm toán Mặc dù hầu hết các kiểm soát liên quantới cuộc kiểm toán thường liên quan tới báo cáo tài chính nhưng không phải tất cả cáckiểm soát liên quan tới báo cáo tài chính đều liên quan đến cuộc kiểm toán Kiểm toánviên phải sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định kiểm soát nào, riêng lẻ hay kếthợp với kiểm soát khác, có liên quan tới cuộc kiểm toán” [VSA 315, mục 12]

Để có thể đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV cần phải thực hiện các nghiệp vụ nhằm thuthập thông tin, bằng chứng về sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanhnghiệp như:

Môi trường kiểm soát: KTV phải đánh giá rằng Ban giám đốc của công ty cóthực hiện và đề cao văn hóa doanh nghiệp hay không, có thường xuyên củng cố cácgiá trị đạo đức cho các nhân viên hay không và môi trường kiểm soát có tạo động lựccho nhân viên làm việc tốt hay mang lại tác dụng trái chiều

Đánh giá rủi ro: KTV cần tìm hiểu quy trình đánh giá rủi ro của khách thể kiểmtoán để thấy được những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ Chẳng hạn có nhữngrủi ro mà KTV nhận thấy là có tồn tại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính trung thựchợp lí của BCTC xét trên khía trọng trọng yếu tuy nhiên hệ thống KSNB lại không xétđến Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị bao gồm: Xác định và đánh giá khả năng xảy

ra các rủi ro liên quan tới lập và trình bày BCTC, từ đó có những biện pháp nhằmngăn chặn hoặc giảm bớt các nguy cơ dẫn đến rủi ro Trường hợp doanh nghiệp không

có quy trình đánh giá rủi ro kinh doanh một cách cụ thể, rõ ràng, KTV cần phỏng vấntrao đổi với BGĐ của đơn vị về việc liệu khi không có quy trình đánh giá rủi ro kinhdoanh như vậy thì công ty làm cách nào để nhận diện rủi ro, phòng ngừa hay xử lý cácrủi ro đó, và những điều này liệu có khiến cho rủi ro kiểm soát của công ty ở mức caohay không

Hệ thống thông tin và truyền thông: KTV cần nắm bắt thông tin về cách thứcthu thập và hệ thống truyền dẫn thông tin trong doanh nghiệp từ các quá trình ghi chép

Trang 15

các giao dịch, ghi sổ kế toán đến việc lập BCTC cùng sự liên lạc giữa các cấp lãnhđạo trong việc lập BCTC

Hoạt động kiểm soát: Theo VSA số 315, “Kiểm toán viên phải tìm hiểu nhữnghoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán mà theo xét đoán của kiểm toánviên là cần thiết để có thể đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu

và thiết kế các thủ tục kiểm toán tiếp theo đối với rủi ro đã đánh giá Đối với mỗi cuộckiểm toán, kiểm toán viên không bắt buộc phải tìm hiểu hết toàn bộ các hoạt độngkiểm soát liên quan đến từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minhtrên báo cáo tài chính hoặc tới từng cơ sở dẫn liệu có liên quan” [VSA 315, mục 20]

Giám sát: kiểm toán viên xem xét các hoạt động giám sát, theo dõi đối với hệthống kiểm soát nội bộ để đảm bảo rằng hệ thống kiểm soát nội bộ không được tự ýsao nhãng công việc, những thiếu sót trong hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ

có được tính đến và sửa chữa kịp thời hay không, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa kiểm soát nội bộ

2.3.3 Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu

Các thông tin đã thu thập được qua quá trình tìm hiểu và phân tích bên trên sẽ giúpkiểm toán viên đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu

Theo VSA số 315,

“Để làm cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo, kiểmtoán viên phải xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở các cấp độ sau:

(a) Cấp độ báo cáo tài chính

(b) Cấp độ cơ sở dẫn liệu của các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyếtminh” [VSA 315, mục 25]

Sau khi đã nhận diện được các rủi ro gây ra các ảnh hưởng đáng kể ở cấp độ BCTC vàcấp độ cơ sở dẫn liệu, kiểm toán viên cần tìm hiểu một số vấn đề như:

- Có phải là các hành vi gian lận gây ra các rủi ro đó không

- Có phải do các yếu tố môi trường bên ngoài như nền kinh tế, các chính sách kế toán,

… thay đổi dẫn tới rủi ro hay không

- Có phải do việc thực hiện các giao dịch quan trọng với các bên liên quan làm nảysinh rủi ro hay không

- Rủi ro xảy ra có phải do công ty xem nhẹ việc đánh giá và định lượng thông tin tàichính như các thông tin mang nhiều tính chất ước tính

Trang 16

- Có phải do những nghiệp vụ lớn và bất thường không thuộc lĩnh vực hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp hay không

Một số những rủi ro do xảy ra sai sót trong việc ghi chép và xử lí thông tin quan trọng

và có tính chu kỳ một các tự động, ít thậm chí là không có một sự can thiệp thủ côngnào thường rất khó để đưa ra các ý kiến đánh giá nếu chỉ dựa vào các thủ tục cơ bản.Lúc này kiểm toán viên cần phải dựa vào các hoạt động kiểm soát của công ty đối vớicác nghiệp vụ này

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên có điều kiện đi sau vào các chutrình nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp, thu thập thêm được nhiều bằng chứng

từ đó có thể nhận diện rõ hơn các rủi ro và thiết lập các thủ tục kiểm toán kịp thời vàphù hợp

2 Đánh giá rủi ro phát hiện

Rủi ro phát hiện là loại rủi ro được xác định cuối cùng sau khi kiểm toán viên đã thựchiện xong việc xác định và đánh giá các loại rủi ro khác Dựa vào hai mô hình địnhtính và định lượng rủi ro kiểm toán mà KTV đưa ra đánh giá đối với rủi ro phát hiện.Qua đó, điều chỉnh các thủ tục kiểm toán để giảm mức rủi ro tổng thể cuộc kiểm toán

về mức có thể chấp nhận được

Trang 17

Chương II: Thực trạng việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC do công ty

TNHH Kiểm toán AS thực hiện

1 Một số thông tin sơ lược về công ty TNHH Kiểm toán AS

1.1 Lịch sử hình thành

Công ty TNHH Kiểm toán AS thành lập vào ngày 17/05/2000 và là một trong cáccông ty kiểm toán độc lập uy tín và có thâm niên lâu đời tại Việt Nam

Địa chỉ của công ty: 63A Võ Văn Tần, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh

Số điện thoại: Điện thoại: +84 (028) 39301277 – 78

1.2 Chiến lược kinh doanh

Với mục tiêu hướng đến chất lượng để nâng cao danh tiếng và trọn niềm tin của kháchhàng, công ty TNHH AS có những chiến lược kinh doanh phù hợp như:

- Công ty luôn cập nhật các sự kiện kinh tế nổi bật xảy ra trong và ngoài nước, các bộluật và chính sách mới ban hành nhằm có những phương án thích nghi tương ứng

- Coi sự hài lòng của khách hàng là trên hết, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu

và luôn bảo vệ quyền lợi hợp pháp và tôn trọng bí mật kinh doanh của khách hàng

- Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, những nhân viên với trình độ cao,chính trực, khách quan, thân thiện, hòa đồng, đoàn kết và luôn cố gắng hết sức đểhướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp

- Công ty không ngại đổ mới, sẵn sàng lắng nghe ý kiến đối tác hay các tổ chức doanhnghiệp nhà nước để hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ

Trang 18

1.3 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty AS

Ban giám đốc:

Ban giám đốc của công ty bao gồm Giám đốc và Phó giám đốc có trách nhiệm quản lý

và điều hành các phòng ban Trong đó, Giám đốc phụ trách việc thiết kế các chiến

lược hoạt động của công ty và là người đại diện pháp luật của công ty khi tham gia ký

duyệt Báo cáo tài chính

Phòng hành chính – kế toán

Phòng hành chính – kế toán, đứng đầu là kế toán trưởng và chịu sự chi phối bởi ban

giám đốc Nhiệm vụ của phòng hành chính – kế toán là xem xét tài liệu sổ sách, sát

sao với tình hình kinh doanh của công ty, phân tích xu hướng biến động trong doanh

thu, chi phí, số dư tài sản, nguồn vốn cũng như theo dõi và chỉ đạo công tác kế toán

của công ty

Bộ phận nghiệp vụ

Hai phòng nghiệp vụ thuộc bộ phận nghiệp vụ với quy mô từ 10 đến 20 nhân viên mỗi

phòng và có trách nhiệm thực hiện các công việc của công ty bao gồm các công việc

thực hiện trực tiếp với khách hàng

Phòng kinh doanh

Ban giám đốc

Phòng kinh doanh Phòng hành chính

- kế toán

Bộ phận nghiệp

vụ

Bộ phận nghiệp vụ 1 Bộ phận nghiệp vụ 2

Trang 19

Lên kế hoạch gặp gỡ và ký kết các hợp đồng đối với khách hàng

1.4 Các dịch vụ cung cấp

- Dịch vụ kế toán – thống kê:

+ Hướng dẫn khách hàng thiết lập hệ thống kế toán

+ Hướng dẫn cách thức ghi chép sổ sách kế toán

+ Hướng dẫn lập hồ sơ hoàn thuế, quyết toán thuế, ưu đãi thuế

+ Xây dựng hệ thống Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế từ hệ thốngBCTC đã được khách hàng lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

+ Phân tích các thông tin kế toán

- Dịch vụ kiểm toán:

+ Kiểm toán BCTC tùy theo mục đích khác nhau như: công bố báo cáo tài chính nhưtheo luật định, giúp doanh nghiệp trong việc giải thể, hợp nhất, mua bán chuyểnnhượng doanh nghiệp…

- Dịch vụ thuế:

+ Cập nhật kịp thời các quy định thuế mới ban hành

+ Giúp khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế và hỗ trợ quyết toán thuế+ Chỉ ra các vấn đề sai sót trong quá trình áp dụng thuế tại doanh nghiệp

+ Đánh giá các rủi ro về thuế và giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống thuế thíchhợp

- Dịch vụ định giá

Hoạt động định giá khách quan giúp công ty trong việc khẳng định năng lực, thu hútcác nguồn vốn đầu tư…

2 Khái quát về quy trình kiểm toán tại AS

2.1 Chuẩn bị kiểm toán

Bắt đầu bằng việc khách hàng yêu cầu được cung cấp dịch vụ kiểm toán, phòng kinhdoanh sẽ là bộ phận tiếp nhận và phân tích lời đề nghị này Sau khi thực hiện các thủtục nhằm thu thập thông tin để đánh giá công ty có đủ khả năng chấp nhận kháchhàng, phòng kinh doanh sẽ lập và gửi thư báo giá tới khách hàng Nếu được kháchhàng đồng ý, lúc này, phòng kinh doanh tiếp tục soạn thảo hợp đồng kiểm toán cho

Trang 20

Ban giám đốc công ty kiểm toán thông qua và ký duyệt Sau đó, Ban giám đốc sẽ chỉđạo một nhóm kiểm toán sẽ đảm nhiệm công việc mới này

Nhóm kiểm toán nhanh chóng lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc tìm hiểu thông tin

sơ bộ về khách hàng như ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình phát triển củacông ty năm vừa qua cũng như báo cáo kiểm toán năm trước, hệ thống KSNB củacông ty… từ đó đánh giá mức trọng yếu và độ rủi ro cho cuộc kiểm toán

2.2 Thực hiện kiểm toán

Thông qua việc đánh giá được mức trọng yếu và rủi ro, KTV chính của nhóm kiểmtoán phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người với từng khoản mục và có nhiệm vụtheo dõi sát sao, đốc thúc mọi thành viên thực hiện công việc nghiêm túc và đầy đủ.Mọi khúc mắc trong quá trình kiểm toán của nhóm kiểm toán sẽ được tổng hợp quanhóm trưởng và yêu cầu phía khách hàng giải thích

Công việc kiểm toán diễn ra tại văn phòng của khách hàng trong khoảng thời gian đãquy định trong hợp đồng

2.3 Hoàn thành kiểm toán

Giai đoạn hoàn thành cuộc kiểm toán là giai đoạn để KTV hoàn thiện hồ sơ kiểm toán

và phát hành báo cáo kiểm toán

- KTV chính soát xét lại toàn bộ tài liệu liên quan đến cuộc kểm toán bao gồm tất cảcác điều chỉnh cần thiết trong việc ghi nhận bút toán

- Dự thảo báo cáo kiểm toán được KTV chính lập và chuyển cùng hồ sơ kiểm toáncho trưởng phòng nghiệp vụ

- Bước rà soát cuối cùng là của Ban giám đốc, đánh giá và đưa ra ý kiến đối với toàn

bộ công việc kiểm toán của nhóm

- Dự thảo báo cáo kiểm toán được gửi cho khách hàng Công ty TNHH Kiểm toán AS

sẽ phát hành ý kiến kiểm toán nếu không còn bất cứ sự bất đồng nào giữa công ty vàkhách hàng

3 Quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AS

3.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Tại AS, việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán được coi trọng do nó ảnhhưởng trực tiếp đến uy tín cũng như hình tượng của công ty khi chẳng may có tranhchấp, kiện tụng xảy ra

Trang 21

Mỗi năm, phòng kinh doanh của công ty AS đều gửi thư giới thiệu tới các khách hàngmới mà công ty có khả năng phục vụ Trong thư trình bày rõ thông tin về các dịch vụ

mà công ty cung cấp và quyền lợi của khách hàng được hưởng tương ứng Một sốcông ty chủ động liên lạc với AS yêu cầu được công ty tiến hành kiểm toán do có thểđược giới thiệu hoặc tìm hiểu trên thị trường

Sau đó, các thủ tục thu thập thông tin sơ bộ về khách hàng sẽ được tiến hành thôngqua cuộc gặp mặt giữa trưởng phòng kinh doanh, Ban giám đốc công ty AS và banlãnh đạo công ty khách hàng Các thông tin sơ bộ này là cơ sở cho việc đánh giá rủi

ro kiểm toán KTV đặc biệt xem xét đến các công ty khách hàng có đặc điểm như:

- Công ty khách hàng đang xướng vào những vụ tranh chấp và có những dầu hiệu của

sự gian lận, vi phạm pháp luật nghiêm trọng

- Gánh nặngtình hình tài chính của công ty lớn hay khả năng hoạt động liên tục củacông ty bất ổn

- Những cán bộ chủ chốt, ban lãnh đạo của công ty thường xuyên thay đổi nhân sự

- Công ty không hình thành hệ thống KSNB hoặc có hệ thống KSNB không hữu hiệu

- Là công ty đại chúng hoặc công ty niêm yết trên sàn chứng khoán

- Công ty có Ban Giám đốc không liêm chính, trung thực

Các công ty có đặc điểm trên là các công ty có nguy cơ được đánh giá rủi ro kiểm toán

ở mức cao Trong trường hợp rủi ro đạt ở mức có thể chấp nhận được thì bên phíacông ty AS sẽ lập hợp đồng kiểm toán và ký sau khi cả 2 bên đã đồng ý về các điềukhoản của hợp đồng

Đối với các khách hàng cũ của AS, thông tin sơ bộ về khách hàng đã được tìm hiểu từnăm kiểm toán trước và được lưu tại hồ sơ kiểm toán Tuy nhiên, AS luôn tìm hiểunhững biến động trong năm vừa qua của khách hàng để quyết định có duy trì kháchhàng cũ hay không Những biến động này có thể là:

- Thay đổi nhân sự cấp cao

- Thay đổi loại hình doanh nghiệp hay lĩnh vực kinh doanh

- Năm vừa qua doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nặng

3.2 Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu theo VSA 315

3.2.1 Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh

Ngày đăng: 05/01/2021, 22:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w