Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam thực hiện

36 60 0
Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam thực hiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ĐỀ ÁN MÔN HỌC KIỂM TOÁN Tên đề tài: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM THỰC HIỆN Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Diệu Linh Mã sinh viên : 11172681 Lớp : Đề án môn học – Kiểm toán (219)_5 Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Thị Minh Hải MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH. 1.1. Khái niệm và vai trò của thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính 1.1.1. Khái niệm thủ tục phân tích 1.1.2. Vai trò của thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC 1.2. Các loại hình phân tích 1.2.1. Phân tích xu hướng 1.2.2. Phân tích tỷ suất (phân tích dọc) 1.2.3. Kiểm tra tính hợp lý 1.3. Vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính 1.3.1. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 1.3.2. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 1.3.3. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.1. Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính do Công ty Kiểm toán AASC thực hiện 2.1.1. Giới thiệu về công ty kiểm toán AASC 2.1.2. Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính ở Công ty XYZ do Công ty Kiểm toán AASC thực hiện 2.2. Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính do Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện 2.2.1. Giới thiệu về công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam 2.2.2. Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính ở Công ty ABC do Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM THỰC HIỆN 3.1. Nhận xét về thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính do các doanh nghiệp kiểm toán độc lập tại Việt Nam thực hiện 3.1.1. Ưu điểm 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.2. Kiến nghị hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính do các doanh nghiệp kiểm toán độc lập tại Việt Nam thực hiện KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC (nếu có) Từ viết tắt Chú giải AASC Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính BCKT Báo cáo kiểm toán NVL Nguyên vật liệu SXC Sản xuất chung KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên QLDN Quản lý doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TTPT Thủ tục phân tích TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn TSLĐ Tài sản lưu động ĐTNH Đầu tư ngắn hạn VNĐ Việt Nam Đồng DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 2.1 Giấy làm việc thu thập thông tin tài chính của khách hàng Biểu 2.2: Giấy làm việc So sánh và phân tích các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán năm 2016 và 2017 Biểu 2.3: Giấy làm việc So sánh số liệu của các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Biểu 2.4: Giấy làm việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản Biểu 2.5 Giấy làm việc xác định rủi ro chi tiết Biểu 2.6 Giấy làm việc ước lượng mức độ trọng yếu Biểu 2.7 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục Biểu 2.8 Bảng cân đối kế toán của công ty ABC Việt Nam Biểu 2.9 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ABC Việt Nam Biểu 2.10 Bảng tính các tỷ số tài chính của công ty ABC Việt Nam Biểu 2.11 Bảng cân đối kế toán ABC Việt Nam (đã điều chỉnh) LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường hội nhập và mở cửa, thực hiện chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu, thông tin tài chính của doanh nghiệp không chỉ phục vụ cho chức năng quản lý, kiểm tra, xét duyệt của các cơ quan Nhà nước mà còn đáp ứng nhu cầu quan tâm của nhiều đối tượng muốn khai thác và sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày một tốt hơn. Do vậy vấn đề minh bạch về tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi vậy mà kiểm toán ra đời như một nhu cầu tất yếu. Trước đây, nếu như kKiểm toán còn bị giới hạn bởi quan điểm truyền thống đó là kiểm tra kế toán thì nay đã phát triển thành một nghề nghiệp cung cấp các dịch vụ về kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính,… giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả quản lý nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung. Tuy nhiên một câu hỏi lớn đặt ra là liệu chất lượng của các công ty kiểm toán có đáp ứng được những yêu cầu đang ngày càng khắt khe của xu thế thị trường? Làm thế nào để nâng cao chất lượng kiểm toán? Như vậy việc xây dựng một quy trình kiểm toán có hiệu quả, cung cấp các bằng chứng có độ tin cậy cao nhưng vẫn đảm bảo với mức chi phí hợp lý là mối quan tâm hàng đầu của các công ty kiểm toán. Thủ tục phân tích với nhiều ưu điểm như ít tốn kém về mặt thời gian, chi phí thấp, giúp kiểm toán viên tránh sa vào các nghiệp vụ cụ thể mà vẫn cho hiệu quả cao. Thủ tục phân tích thường được áp dụng trong cả ba giai đoạn của quá trình kiểm toán nhằm thu thập được bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý chung của số liệu. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên sẽ “hình thành kết luận tổng thể” về các thông tin được trình bày trên BCTC, giảm thiểu rủi ro cho các công ty kiểm toán. Dựa vào những kiến thức đã học, thông qua tìm hiểu, nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn của cô giáo, em quyết định lựa chọn đề tài “Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam thực hiện” với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về loại hình thủ tục này. Nội dung đề tài gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính. Chương 2: Thực trạng áp dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính do các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam thực hiện. Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị về thực trạng vận dụng thủ tục phân tích do các công ty KTĐL thực hiện ở Việt Nam. Em xin gửi lời cảm ơn đến TS Bùi Thị Minh Hải đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành đề án này. Tuy nhiên do lượng kiến thức cũng như thời gian eo hẹp, em vẫn chưa tìm hiểu thật sự sâu sắc và cặn kẽ về thực trạng vận dụng loại hình thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính ở Việt Nam hiện nay, do đó bài làm của em chắc chắn còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH. 1.1. Khái niệm và vai trò của thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính 1.1.1. Khái niệm thủ tục phân tích Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA số 520 được ban hành kèm theo Thông tư 2142012TTBTC: “Thủ tục phân tích trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được hiểu là việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính. Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc điều tra khi cần thiết về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định là không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính”. Nói theo cách khác, thủ tục phân tích được hiểu là quá trình so sánh, đối chiếu và đánh giá mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau hoặc giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính để xác định tính hợp lý giữa chúng. Đồng thời xác định xu hướng biến động các chỉ tiêu kinh tế qua việc kết hợp giữa kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu loogic giữa các trị số bằng tiền của các các chỉ tiêu hay các bộ phận cấu thành chỉ tiêu. Việc so sánh, đối chiếu và đánh giá này nhằm phát hiện các mối quan hệ và các biến động bất thường, từ đó tìm hiểu và giải thích nguyên nhân của các biến động này. Như vậy, thủ tục phân tích chỉ sử dụng để đánh giá sự hợp lý chứ không sử dụng để đánh giá sự chính xác của các chỉ tiêu. Thủ tục phân tích không những không dừng lại ở việc tìm hiểu tình hình của khách hàng mà còn dùng để phát hiện ra những số liệu có khả năng bị sai lệch. 1.1.2. Vai trò của thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC Theo chuẩn mực kiểm toán Quốc tế ISA số 500 – Bằng chứng kiểm toán (Audit Evidence) đã nêu rõ: “Các thủ tục kiểm toán để kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán có thể bao gồm kiểm tra, quan sát, xác nhận, tính toán lại, thực hiện lại và các thủ tục phân tích.” Và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 500 cũng nhắc lại nhiều lần về việc KTV phải thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiểm toán để giúp kiểm toán viên hình thành kết luận tổng thể về báo cáo tài chính. Từ những nhận định trên có thể thấy Thủ tục phân tích có một vị trí đặc biệt quan trọng và được thể hiện ngày càng rõ nét hơn trong quá trình kiểm toán. Chúng ta có thể liệt kê một số lợi ích mà thủ tục phân tích mang lại cho KTV và công ty kiểm toán như sau: Thủ tục phân tích là công cụ hữu dụng giúp KTV nhận diện được những biến động bất thường đồng thời giúp dự đoán và khoanh vùng những khu vực có độ rủi ro cao. Từ đó hỗ trợ họ xác định được nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác. Thủ tục phân tích được đánh giá là một phương pháp kiểm toán hiện đại và hiệu quả bởi ưu thế vượt trội về thời gian và chi phí mà vẫn có thể cung cấp các bằng chứng có tính thuyết phục cao. Đồng thời giúp KTV có thể đánh giá được tổng thể mà không bị sa vào các thủ tục kiểm tra chi tiết cụ thể. Thủ tục phân tích được thực hiện như một thử nghiệm cơ bản nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán xuống mức có thể chấp nhận được, từ đó giảm bớt khối lượng công việc cần thực hiện Thủ tục phân tích để kiểm tra toàn bộ BCTC trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán 1.2. Các loại hình phân tích Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích, KTV có thể sử dụng các phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp yêu cầu phải sử dụng các kỹ thuật tiên tiến. Tùy theo đối tượng và yêu cầu của kiểm toán, các hướng phân tích có thể áp dụng khác nhau và hình thành ba loại hình phân tích chủ yếu: đánh giá tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất 1.2.1. Phân tích xu hướng Phân tích xu hướng hay còn được hiểu là phân tích ngang là quá trình phân tích những thay đổi của một số dư tài khoản cụ thể hoặc một loại nghiệp vụ theo thời gian thông qua việc so sánh thông tin tài chính kỳ này với thông tin tài chính kỳ trước hoặc giữa các tháng trong một kỳ nhằm phát hiện ra những biến động bất thường mà không có lý do rõ ràng. Từ đó KTV sẽ khoanh vùng những khoản mục cần quan tâm và tiến hành kiểm tra chi tiết. Tuy nhiên để việc phân tích trở nên đáng tin cậy hơn và đem lại hiệu quả cao hơn thì kiểm toán viên nên xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu trong khoảng thời gian là từ 3 kì trở lên  Ưu điểm: Phương pháp phân tích xu hướng nhìn chung khá đơn giản và dễ áp dụng. Kỹ thuật này có thể cho hiệu quả rõ rệt với những số dư hoặc loại hình nghiệp vụ có khả năng biến đổi lớn nhưng giá trị ghi sổ biến đổi rất ít hoặc không biến đổi  Nhược điểm: Trong ba loại hình phân tích được chấp nhận phổ biến thì phân tích xu hướng được cho là cung cấp dữ liệu có độ tin cậy thấp nhất vì kỹ thuật này chủ yếu dựa vào dữ liệu của các năm trước để dự đoán. Do vậy KTV có thể không phát hiện được các sai sót còn tồn tại trong phần hành được kiểm toán mặc dù sự biến động của chúng vẫn đúng theo một xu hướng nhất định. 1.2.2. Phân tích tỷ suất (phân tích dọc ) Phân tích tỷ suất là cách thức nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hay nhiều biếniễn động của các khoản mục trên BCTC thông qua việc tính toán các tỷ số dựa trên những dữ liệu thu thập được, sau đó đối chiếu các tỷ số của kì hiện tại với tỷ số của kì trước hoặc với tỷ số bình quân của ngành,… Kiểm toán viên thường sử dụng hai phương pháp phân tích tỷ suất là: Phân tích các tỷ suất tài chính và phân tích theo quy mô dựa trên số dư của các tài khoản trên BCTC. Thông thường khi phân tích tỷ suất cũng phải chú ý đến xu hướng của tỷ suất đó.  Ưu điểm: Phân tích tỷ suất rất có hiệu quả bởi nó phản ánh một cách khái quát mối quan hệ của rất nhiều khoản mục trên BCTC với nhau. Mặt khác, nó giúp KTV có được cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán thông qua việc so sánh các tỷ số với những doanh nghiệp có cùng quy mô trong điều kiện kinh tế hiện thời.  Nhược điểm: Sự khác biệt trong việc áp dụng các nguyên tắc, chế độ kế toán ở trong các doanh nghiệp hiện nay có thể khiến cho sự sánh giữa các tỷ suất này với nhau trở nên không còn hợp lý. Mặt khác, mỗi doanh nghiệp có thể có chất lượng hoạt động ở mức độ riêng, khác với các doanh nghiệp khác, ngoài ra tùy thuộc vào khoảng cách địa lý, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, hiệu quả sử dụng nguồn vốn hay đòn bẩy tài chính,.. mà các tỷ suất này có thể khác nhau giữa các đơn vị. 1.2.3. Kiểm tra tính hợp lý Phân tích dự báo hay đánh giá tính hợp lý là quá trình mà kiểm toán viên sẽ phải tính toán, sử dụng công thức dựa trên những dữ liệu sẵn có để đưa ra giá trị ước tính cho số liệu cần phân tích. Sau đó đối chiếu, so sánh với giá trị ghi sổ do đơn vị cung cấp để xem xét, đánh giá mức độ hợp lý của các số liệu. Kiểm tra tính hợp lý thường bao gồm những so sánh cơ bản như: • So sánh giữa số liệu thực tế với kế hoạch • So sánh giữa chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân ngành • So sánh giữa số liệu thực tế với số dự kiến của KTV  Ưu điểm: Kiểm tra tính hợp lý là sự kết hợp của cả hai loại dữ liệu là dữ liệu hoạt động và dữ liệu tài chính. Do vậy mức độ phức tạp và mức độ chính xác của kết quả phân tích cũng như độ tin cậy của bằng chứng thu thập được khi đánh giá tính hợp lý được xem là cao nhất, giúp KTV phát hiện được những sai lệch lớn trên báo cáo KQHĐKD của doanh nghiệp.  Nhược điểm: Kiểm tra tính hợp lý chỉ giúp KTV phát hiện được những chênh lệch hoặc bất thường lớn mang tính tổng quát nhất, chứ chưa thể tìm ra những sai phạm cụ thể. Không chỉ vậy, phương pháp dự báo này còn bộc lộ nhiều hạn chế khi thực hiện phân tích đối với các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. 1.3. Vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính 1.3.1. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Phương pháp phân tích được sử dụng trong giai đoạn lập kế hoạch chủ yếu được tiến hành đối với báo cáo tài chính, giúp kiểm toán viên tăng thêm sự hiểu biết của mình về ngành nghề kinh doanh cũng như lĩnh vực hoạt động của khách hàng đồng thời bước đầu xác định sự tồn tại của các giao dịch và sự kiện bất thường Việc phát hiện khả năng tồn tại các sai lệch trọng yếu thông qua kết quả đánh giá sơ bộ giúp kiểm toán viên không bị sa vào các nghiệp vụ cụ thể, từ đó giúp công ty kiểm toán tiết kiệm được chi phí kiểm toán, về nguồn nhân lực mà công ty phải phân bổ,… Ngoài ra kết quả ban đầu từ thủ tục phân tích được thực hiện trong giai đoạn này cũng giúp kiểm toán viên có được những định hướng đúng đắn trong việc xác định thời gian, nội dung và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác. Các thủ tục phân tích sơ bộ được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán gồm: • Thu thập thông tin tài chính và phi tài chính • Phân tích và so sánh thông tin (bao gồm: tính toán các tỷ suất về khả năng thanh toán và cấu trúc tài chính; so sánh số dư trên bảng cân đối; phân tích những thông tin phi tài chính;…) • Đánh giá kết quả so sánh ban đầu 1.3.2. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV sẽ xem xét mối quan hệ hợp lý giữa các số liệu, thông tin cần kiểm tra đảm bảo các biến động bất thường được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch được giải thích cụ thể Thí dụ, trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phát hiện thấy Doanh thu có biến động bất thường (giả sử Doanh thu cuối năm tăng trưởng 200% so với đầu năm). Khi đó, kiểm toán viên sẽ đi vào kiểm tra chi tiết bằng cách lấy số liệu về Doanh thu do KTV tự ước tính rồi so sánh với Doanh thu do kế toán ghi chép để xem liệu có sự chênh lệch hay không. Nếu sự khác biệt là không đáng kể thì sự tăng trưởng bất thường của Doanh thu mà KTV đã khoanh vùng ở giai đoạn LKH là tương đối hợp lý. Ngược lại, nếu chênh lệch vượt qua ngưỡng cho phép sai phạm của tài khoản này thì lúc này KTV sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ. 1.3.3. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Giai đoạn kết thúc kiểm toán hay còn gọi là giai đoạn soát xét tổng thể, là giai đoạn đánh giá tổng quát về các kết quả thu thập được. Tương tự như giai đoạn lập kế hoạch, KTV chủ yếu sử dụng phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất. Việc này nhằm đánh giá đồng bộ và xác thực các thông tin tài chính sau khi điều chỉnh theo kết quả kiểm toán. Nếu qua việc phân tích soát xét lại KTV phát hiện những điểm bất hợp lý thì KTV cần tìm rõ nguyên nhân và xác định các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm thu thập thêm bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề còn nghi vấn, đưa ra ý kiến và hình thành báo cáo thích hợp. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 đoạn 06 quy định: “Kiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiểm toán để giúp hình thành kết luận tổng thể về việc liệu báo cáo tài chính có nhất quán với hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán hay không” CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.1. Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính do Công ty Kiểm toán AASC thực hiện 2.1.1. Giới thiệu về công ty kiểm toán AASC Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC được thành lập ngày 13051991 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, là một trong những tổ chức hợp pháp đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán, Kế toán, Tư vấn Tài chính và Thuế,… 2.1.2. Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính ở Công ty XYZ do Công ty Kiểm toán AASC thực hiện a. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Bước một: thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính Đối với những khách hàng mới của công ty thì việc thu thập và phân tích các thông tin này rất quan trọng nhằm mục đích tìm hiểu rủi ro kinh doanh và những sai phạm có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh của khách hàng, bao gồm các thông tin: + Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; các chuẩn mực, chế độ kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp. + Các thông tin về môi trường kinh doanh: việc tỉm hiểu về môi trường kinh doanh của khách hàng cũng rất quan trọng, nó giúp KTV có cái nhìn khái quát về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị cũng như mối tương quan giữa đơn vị được kiểm toán với các doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường. Tuy nhiên vì công ty XYZ là khách hàng truyền thống hàng năm của Công ty, do vậy trong giai đoạn này, KTV không nhất thiết phải thu thập các thông tin về đặc điểm sản xuất, kinh doanh, hệ thống KSNB của khách hàng mà chỉ thu thập những thông tin như chính sách mới đang được khách hàng áp dụng. KTV xem thông tin trên hồ sơ chung và những thông tin mới thay đổi để từ đó đưa ra đánh giá sơ bộ về hoạt động kinh doanh của khách trong năm tài chính. Các thông tin cần thu thập trong giai đoạn này là các BCTC cho năm tài chính 2017, qua đó KTV xem xét những biến động bất thường, khoanh vùng rủi ro có thể xảy ra. Biểu 2.1 Giấy làm việc thu thập thông tin tài chính của khách hàng Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC Auditing Firm Company Limited Tên khách hàng: Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ XYZ Tham chiếu: Niên độ kế toán: 31122017 Người thực hiện: Khoản mục: Ngày thực hiện: Bước công việc: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP  Hình thức sở hữu vốn Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ XYZ là công ty CP thành lập tại Việt Nam và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 020300035 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố A cấp. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 25122011. Tổng số nhân viên của Công ty tại ngày 31122017 là 250 người.  Hoạt động chính Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là vận tải, kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất và xây lắp. Công ty hoạt động chủ yếu trên các ngành nghề: Kinh doanh vận tải, kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu; Vận tải hành khách bằng đường thủy và đường bộ; Kinh doanh kho bãi, nhà đất. KỲ KẾ TOÁN, ĐƠN VỊ TIỀN TỆ SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN  Kỳ kế toán năm: Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG:  Cơ sở lập BCTC: BCTC kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam  Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ  Áp dụng các Chuẩn mực kế toán mới :Trong năm nay, Công ty lần đầu tiên áp dụng các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (“VAS”), cụ thể như sau: VAS 17 Thuế thu nhập doanh nghiệp VAS 23 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm Việc áp dụng các chuẩn mực mới không ảnh hưởng trọng yếu đến các số liệu trình bày trong BCTC kỳ này và kỳ kế toán trước của Công ty.  Ước tính kế toán: Việc lập BCTC tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam yêu cầu Ban Giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về các công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tàng tại ngày lập BCTC cũng như các số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh thực tế có thể khác với các ước tính, giả định đặt ra. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG:  Tiền và các khoản tương đương tiền : Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.  Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là các loại chứng khoán được niêm yết trên Sàn chứng khoán Việt Nam có kỳ hạn dưới 12 tháng nhằm mục đích thu lãi.  Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí SXC,… để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân. Giá trị thuần được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh  TSCĐ hữu hình và hao mòn: TSCĐ hữu hình được trình bày theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính.  Ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hoá được xác định một cách đáng tin cậy và Công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua. Doanh thu hoạt động tài chính là thu nhập từ hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn  Thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện tổng giá trị của số thuế phải trả hiện tại và số thuế hoãn lại. Số thuế hiện tại phải trả được tính dựa trên thu nhập chịu thuế trong năm. Việc xác định thuế thu nhập của Công ty căn cứ vào các qui định hiện hành về thuế. Tuy nhiên, những qui định này thay đổi theo từng thời kỳ và việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền. Các loại thuế khác được áp dụng theo các luật thuế hiện hành tại Việt Nam. Người kiểm tra Ngày kiểm tra (Nguồn: File kiểm toán Công ty XYZ năm 2017) Bước hai và bước ba: So sánh thông tin, phân tích kết quả và xác định rủi ro kiểm toán. KTV sử dụng phân tích ngang để phân tích các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. KTV đưa ra sự so sánh và đánh giá như sau: Biểu 2.2: Giấy làm việc So sánh và phân tích các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán năm 2016 và 2017 Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC Auditing Firm Company Limited Tên khách hàng: Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ XYZ Tham chiếu: A1 Niên độ kế toán: 31122017 Người thực hiện: Khoản mục: Ngày thực hiện: Bước công việc: TÀI SẢN 31122017 01012017 Chênh lệch % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 50,387,293,880 37,484,884,756 12,902,409,124 34.42 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2,789,597,513 1,367,487,485 1,422,110,028 103.99 Tiền 2,789,597,513 1,367,487,485 1,422,110,028 103.99 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1,181,605,600 1,181,605,600 1. Đầu tư ngắn hạn 1,250,089,600 1,250,089,600 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (68,484,000) (68,484,000) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 12,579,448,041 8,936,608,956 3,642,839,085 40.76 1. Phải thu khách hàng 6,812,957,430 4,109,139,690 2,703,817,740 65.80 2. Trả trước cho người bán 4,332,010,050 3,852,000,000 480,010,050 12.46 3. Các khoản phải thu khác 1,477,181,561 1,018,170,266 459,011,295 45.08 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (42,701,000) (42,701,000) 0.00 IV. Hàng tồn kho 33,481,709,376 26,954,520,315 6,527,189,061 24.22 1. Hàng tồn kho 33,481,709,376 26,954,520,315 6,527,189,061 24.22 V. TSNH khác 354,933,350 226,268,000 128,665,350 56.86 1. TSNH khác 354,933,350 226,268,000 128,665,350 56.86 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 25,082,368,738 20,679,985,844 4,402,382,894 21.29 I. Các khoản phải thu dài hạn 42,701,000 65,919,459 (23,218,459) 35.22 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 23,218,459 (23,218,459) 100.00 2. Phải thu dài hạn khác 42,701,000 42,701,000 0.00 II. Tài sản cố định 22,135,736,151 20,027,444,670 3833989919 20.95 1. TSCĐ hữu hình 20,998,744,666 18,994,003,946 3,004,740,720 16.7 Nguyên giá 31,698,724,571 26,084,561,076 5614163495 21.52 Giá trị hao mòn luỹ kế (10,699,979,905) (7,090,557,130) (3,609,422,775) 50.90 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1,136,991,485 1,033,440,724 103,550,761 10.02 III. Đầu tư tài chính dài hạn 2,657,000,000 2,657,000,000 1. Đầu tư dài hạn khác 2,657,000,000 2,657,000,000 IV. TSDH khác 246,931,587 586,621,715 (339,690,128) 57.91 1. Chi phí trả trước dài hạn 239,431,587 586,621,715 (347,190,128) 59.18 2. TSDH khác 7,500,000 7,500,000 TỔNG TÀI SẢN 75,469,662,618 58,164,870,600 17,304,792,018 29.75 NGUỒN VỐN C. NỢ PHẢI TRẢ 45,157,071,092 33,145,979,692 12,011,091,400 36,24 I. Nợ ngắn hạn 42,553,675,327 31,549,329,132 11,004,346,195 34.88 1. Vay và nợ ngắn hạn 1,600,000,000 3,720,000,000 (2,120,000,000) 56.99 2. Phải trả người bán 3,553,732,366 4,199,244,203 (645,511,837) 15.37 3. Người mua trả tiền trước 19,627,884,806 13,722,294,285 5,905,590,521 43.04 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2,976,467,809 1,534,578,165 1,441,889,644 93.96 5. Phải trả người lao động 13,416,025,083 7,266,679,972 6,149,345,111 84.62 6. Các khoản phải trả, phải nộp khác 1,379,565,263 1,106,532,507 273,032,756 24.67 II. Nợ dài hạn 2,603,395,765 1,596,650,560 1,006,745,205 63.05 1. Vay và nợ dài hạn 2,254,460,000 1,300,000,000 1,590,000,000 73.42 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 348,935,765 296,650,560 52,285,205 17.63 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 30,312,591,526 25,018,890,908 5,293,700,618 21.16 I. Vốn chủ sở hữu 30,112,237,468 24,908,047,547 5,204,189,921 20.89 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 17,400,000,000 17,400,000,000 0.00 2. Thặng dư vốn cổ phần 804,502,460 804,502,460 0.00 3. Quỹ đầu tư phát triển 3,818,617,710 2,930,444,722 888,172,988 30.31 4. Quỹ dự phòng tài chính 587,575,598 422,457,467 165,118,131 39.09 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 7,501,541,700 3,350,642,898 4,150,898,802 123.88 II. Nguồn kinh phí 200,354,058 110,843,361 89,510,697 80.75 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 200,354,058 114,843,361 89,510,697 80.75 TỔNG NGUỒN VỐN 75,469,662,618 58,164,870,600 17,304,792,018 29.75 Người kiểm tra Ngày kiểm tra (Nguồn: File kiểm toán Công ty XYZ năm 2017) Biểu 2.3: Giấy làm việc So sánh số liệu của các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC Auditing Firm Company Limited Tên khách hàng: Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ XYZ Tham chiếu: Niên độ kế toán: 31122017 Người thực hiện: Khoản mục: Ngày thực hiện: Bước công việc: Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016 CL % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 100,608,786,494 70,159,544,280 30,449,242,214 43.4 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 100,608,786,494 70,159,544,280 30,449,242,214 43.4 4. Giá vốn hàng bán 86,214,130,729 61,203,752,616 25,010,378,113 40.86 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 14,394,655,765 8,955,791,664 5,438,864,101 60.73 6. Doanh thu hoạt động tài chính 30,397,831 21,362,635 9,035,196 42.29 7. Chi phí tài chính 1,055,032,040 847,960,167 207,071,873 24.42 Trong đó: Chi phí lãi vay 956,240,225 847,960,167 108,280,058 11.32 8. Chi phí bán hàng 1,313,529,547 1,423,108,935 (108,280,058) 12.77 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,592,399,286 1,195,136,060 397,263,226 33.24 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 10,464,092,723 5,510,949,137 4,953,143,586 89.88 11. Thu nhập khác 298,064,126 300,557,921 (2,493,795) 0.83 12. Chi phí khác 32,883,200 52,423,808 (19,540,608) 37.27 13. Lợi nhuận khác 265,180,926 248,134,113 (17,046,813) 6.87 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10,729,273,649 5,759,083,250 4,970,190,399 86.30 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 3,227,731,949 1,764,269,991 1,463,461,958 82.95 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 7,501,541,700 3,994,813,259 3,506,728,441 87.78 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 8,599 5,262 3,337 63.42 Người kiểm tra Ngày kiểm tra (Nguồn: File kiểm toán Công ty XYZ năm 2017) KTV sử dụng kỹ thuật phân tích dọc để phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản Biểu 2.4: Giấy làm việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC Auditing Firm Company Limited Tên khách hàng: Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ XYZ Tham chiếu: Niên độ kế toán: 31122017 Người thực hiện: Khoản mục: Ngày thực hiện: Bước công việc: STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 1 Cơ cấu tài sản % TSDHTổng tài sản 33,24 TSNHTổng tài sản 66,76 2 Cơ cấu nguồn vốn % Nợ phải trảTổng nguồn vốn 59,83 Nguồn vốn CSHTổng nguồn vốn 40,17 3 Khả năng thanh toán Lần Khả năng thanh toán nhanh 0,4 Khả năng thanh toán hiện hành 1,18 4 Tỷ suất lợi nhuận % Tỷ suất lợi nhuận sau thuếTổng tài sản 9,94 Tỷ suất lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần 7,46 Tỷ suất lợi nhuận sau thuếNguồn vốn CSH 24,75 Người kiểm tra Ngày kiểm tra (Nguồn: File kiểm toán Công ty XYZ năm 2017) Bước ba: Phân tích kết quả và đưa ra nhận xét Từ những phân tích sơ bộ, KTV đưa ra một số nhận xét trên giấy tờ làm việc như sau: • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: khoản đầu tư này tăng lên 100% so với năm 2016. Vì vậy kiểm toán thực hiện kiểm tra sao kê chi tiết TK giao dịch chứng khoán, đối chiếu số lượng chứng khoán Công ty đang nắm giữ với xác nhận lưu ký chứng khoán của Công ty chứng khoán tại thời điểm 31122017. Đối với dự phòng chứng khoán đầu tư ngắn hạn. Kiểm toán đối chiếu giá của các loại chứng khoán của Công ty mua tại thời điểm 31122017 trên sàn giao dịch chứng khoán với giá công ty tính lập dự phòng. • Khoản phải thu khách hàng tăng lên 2.703.817.740 tương ứng 65,8%, sự gia tăng khoản phải thu này tương ứng với sự tăng trưởng của doanh thu là 44,48% vì vậy việc tăng lên của khoản phải thu là hợp lý. • Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng lên 100 % là do trong năm Công ty tiến hành mua cổ phiếu của Công ty Cổ phần C với tỷ lệ cổ phần chiếm 12% vốn của Công ty đang được đầu tư. Kiểm toán đã tiến hành kiểm tra chứng từ mua cổ phiếu và sổ cổ đông của khách hàng. • Khả năng thanh toán nhanh chỉ đạt 0,4 đây là tỉ lệ quá thấp, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ. Trong tình huống xấu, doanh nghiệp có thể phải bán gấp sản phẩm hoặc tài sản để thanh toán. • Khả năng thanh toán hiện hành là 1,18 cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn song để đảm bảo khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh tốt thì doanh nghiệp nên nâng tỷ lệ này bằng 2. • Khoản vay và nợ ngắn hạn giảm 2.120.000.000 tương ứng 56,99% và khoản vay dài hạn tăng lên 1.590.000.000 tương ứng 73,42%. Điều này cho thấy doanh nghiệp chuyển đổi từ hình thức vay ngắn hạn sang vay dài hạn. Đồng thời TSCĐ tăng 20,95% , chủ yếu là đầu tư vào máy móc thiết bị và phương tiện vận tải. Như vậy doanh nghiệp đã vay dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Điều này khá hợp lý vì doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. • Khoản mục thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 1,441,889,644 so với đầu năm (tương ứng 93.96%). Đây là mức tăng đáng kể trong khi đó doanh thu tăng 43,4% và lợi nhuận tăng 87,78%. Do vậy khoản mục nảy có khả năng sảy ra sai sót cần kiểm tra chi tiết • Chi phí bán hàng giảm 108,280,058 trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 33,24% , có thể do doanh nghiệp hoạch toán nhầm sang chi phí quản lý doanh nghiêp, nhưng sau khi kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng khác, KTV tìm ra nguyên nhân do doanh nghiệp cắt giảm chi phí quảng cáo và chiết khấu thương mại cho khách hàng. Sau khi phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và đưa ra một số tỷ suất tài chính, KTV xác định rủi roto cụ thể cho từng TK. Biểu 2.5 Giấy làm việc xác định rủi ro chi tiết Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC Auditing Firm Company Limited Tên khách hàng: Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ XYZ Tham chiếu: Niên độ kế toán: 31122017 Người thực hiện: Khoản mục: Ngày thực hiện: Bước công việc: TT Rủi ro chi tiết được xác định Các TK bị ảnh hưởng 1 Phải trả người lao động có thể bị khai tăng Phải trả người lao động, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng 2 Thuế và các khoản phải nộp nước có thể bị khai tăng Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, lợi nhuận sau thuế. 3 Hạch toán nhầm chi phí bán hàng sang chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Người kiểm tra Ngày kiểm tra (Nguồn: File kiểm toán Công ty XYZ năm 2017) Qua xem xét thấy rằng khoản mục Thuế và các khoản phải nộp nhà nước có sai lệch lớn, có khả năng chứa đựng rủi ro, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết khoản mục này. b. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Công ty XYZ là khách hàng thường niên do vậy trong giai đoạn này KTV không cần tốn nhiều thời gian cho các thủ tục kiểm tra chi tiết. Dựa trên những hiểu biết vốn có, những số liệu cung cấp, sự giải trình của nhà quản lý, số dư của các TK trong tháng, KTV có thể phát hiện ra những chênh lệch bất thường. Bước 1: Xác định khoản mục sai sót cần kiểm tra: Qua phân tích sơ bộ trên thì KTV nhận thấy khoản mục Thuế và các khoản phải nộp nhà nước là TK chứa đựng những sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới BCTC. Bước 2: Xây dựng số ước tính của KTV Công ty đã tính riêng thuế TNDN của hoạt động kinh doanh bất động sản dựa trên doanh thu bán đất, giá vốn bán đất và các chi phí liên quan đến hoạt động bán đất. Gía vốn bán đất bao gồm các chi phí: chi phí mua đ ất, thuế đất, chi phí đo đạc, chi phí lãi vay, tiền lương. Tiền lương được phân bổ theo mức kế hoạch 150đ1000đ doanh thu. Theo số liệu Công ty XYZ tính thì số Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động kinh doanh bất động sản là 3.373.756.703 VNĐ. Nhưng theo số liệu được KTV tính sau khi trừ đi tiền lãi vay mà theo KTV là không phù hợp khi tính vào chi phí hoạt động bán đất thì số thuế phải nộp cho hoạt động kinh doanh đất là 3.380.972.480 VNĐ. Số tiền chênh lệch là 7.215.777 VNĐ. Bước 3: Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được Số chênh lệch có thể chấp nhận được sẽ được xây dựng tùy thuộc vào từng cuộc kiểm toán, từng TK cụ thể, theo từng loại hình doanh nghiệp, qui mô ngành nghề và theo xét đoán nghề nghiệp của KTV. Trên cơ sở những thông tin thu thập được và các tỷ lệ đã xác định, KTV tiến hành ước lượng mức độ trọng yếu đối với công ty XYZ như sau: Biểu 2.6 Giấy làm việc ước lượng mức độ trọng yếu Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC Auditing Firm Company Limited Tên khách hàng: Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ XYZ Tham chiếu: Niên độ kế toán: 31122017 Người thực hiện: Khoản mục: Ngày thực hiện: Bước công việc: TT Chỉ tiêu Số tiền Mức thấp nhất Mức cao nhất Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền 1 Lợi nhuận trước thuế 10,729,273,649 4% 429,170,946 8% 858,341,892 2 Doanh thu 100,608,786,494 0,4% 402,435,146 0,8% 804,870,292 3 TSLĐ và ĐTNH 50,387,293,880 1,5% 755,809,408 2% 1,007,745,878 4 Nợ ngắn hạn 42,553,675,327 1,5% 638,305,130 2% 851,073,507 5 Tổng tài sản 75,469,662,618 0,8% 603,757,301 1% 754,696,626 Như vậy ước lượng ban đầu về tính trọng yếu của công ty XYZ ở mức từ 603,757,301 đến 1,007,745,878. Do đó mức trọng yếu được lựa chọn đối với công ty XYZ là 817,422,711 Người kiểm tra Ngày kiểm tra Mức trọng yếu trên sẽ được phân bổ cho các khoản mục theo công thức: Mức trọng yếu phân bổ cho mỗi khoản mục = Mức trọng yếu đã ước lượng X Số dư khoản mục được phân bổ X Hệ số phân bổ tương ứng  (số dư khoản mục x hệ số phân bổ) Dựa vào công thức trên, ta xác định mức trọng yếu cho các khoản mục như sau: Biểu 2.7 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC Auditing Firm Company Limited Tên khách hàng: Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ XYZ Tham chiếu: Niên độ kế toán: 31122017 Người thực hiện: Khoản mục: Ngày thực hiện: Bước công việc: Khoản mục Hệ số Số tiền Mức trọng yếu ước lượng ban đầu Báo cáo thừa Báo cáo thiếu Tiền và các khoản tương đương tiền 1 2,789,597,513 7,765,665 7,765,665 Các khoản đầu tư tài chính 1 3,838,605,600 10,685,888 10,685,888 Các khoản phải thu thương mại 2 11,144,967,480 62,050,592 62,050,592 Các khoản phải thu nội bộ 1 Các khoản phải thu khác 3 1,519,882,561 12,693,120 12,693,120 Hàng tồn kho 3 33,481,709,376 279,618,566 279,618,566 Chi phí trả trước 1 239,431,587 666,528 666,528 Thuế GTGT được khấu trừ 1 Thuế và các khoản phải thu NN 1 Tài sản khác 2 362,433,350 2,017,879 2,017,879 TSCĐ 2 22,135,736,151 123,242,668 123,242,668 Bất động sản đầu tư 1 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 1 Vay nợ ngắn hạn 1 1,600,000,000 4,454,070 4,454,070 Vay nợ dài hạn 1 2,254,460,000 6,275,952 6,275,952 Phải trả thương mại 2 23,181,617,172 129,065,703 129,065,703 Thuế và các khoản phải nộp NN 1 2,976,467,809 8,285,873 8,285,873 Phải trả người lao động 2 13,416,025,083 74,694,906 74,694,906 Chi phí phải trả 1 Các khoản phải trả nội bộ 1 Các khoản phải trả khác 3 1,379,565,263 11,521,277 11,521,277 Dự phòng phải trả 1 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 1 Chênh lệch tỷ giá 1 Vốn chủ sở hữu (không bao gồm CLTG) 1 30,312,591,526 84,384,016 84,384,016 Ước lượng mức trọng yếu 817,422,711 817,422,711 Người kiểm tra Ngày kiểm tra Số tiền chênh lệch giữa ước tính của KTV và thực tế là: 8,285,873 < 8,285,873 (Mức độ trọng yếu phân bổ cho khoản mục Thuế và các khoản phải nộp nhà nước). Như vậy khoản mục Thuế và các khoản phải nộp nhà nước không có vấn đề trọng yếu phát sinh ảnh hưởng tới thông tin trên BCTC. c. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Vào giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV tiến hành đánh giá lần cuối các thông tin trình bày trên BCTC một cách tổng thể và phát hiện những sai phạm chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước khi tiến hành đưa ra ý kiến về sự trung thực, hợp lý, hợp pháp của các thông tin được trình bày trên BCTC của doanh nghiệp. Nguồn dữ liệu được sử dụng là Bảng cân đối kế toán và BCKQKD sau khi điều chỉnh. Tuy nhiên do khuôn khổ của đề án là có giới hạn nên em xin phép được lược bớt Giấy làm việc phân tích soát xét Bảng cân đối kế toán và Giấy làm việc phân tích soát xét BCKQKD Qua phân tích KTV thấy rằng những vấn đề phát hiện vào giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đều đã được giải thich hợp lý. Phân tích xoát xét ta có kết quả: Khoản mục tiền tăng lên 1.422.110.028 tương ứng 103,99% KHOẢN MỤC 12312017 112017 VND VND Tiền mặt 37,123,169 468,045,213 Tiền gửi ngân hàng 2,752,474,344 899,442,272 Tiền đang chuyển Cộng 2,789,597,513 1,367,487,485 Theo bảng trên ta thấy tiền tăng lên là do tiền gửi ngân hàng, trong khi đó tiền mặt giảm, điều này là khả quan vì tăng tiền gửi ngân hàng tạo ra sự an toàn cho doanh nghiệp đồng thời thể hiện sự minh bạch trong thanh toán. KTV đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết TK tiền mặt với Biên bản kiểm kê tiền mặt, sổ quỹ tiền mặt; Kiểm tra các phiếu thu, phiếu chi, các chứng từ tiền mặt đối chiếu với sổ quỹ, sổ chi tiết tiền mặt thì Khoản mục Tiền mặt không có vấn đề trọng yếu phát sinh. 2.2. Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính do Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện 2.2.1. Giới thiệu về công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam Deloitte Việt Nam có tiền thân là công ty kiểm toán Việt Nam VACO thành lập ngày 13 tháng 5 1991. Năm 1995 hai công ty này sáp nhập tạo thành VACO Deloitte. Sau đó tháng 5 năm 2007, VACO chuyển đổi thành công quyền sở hữu và từ đó VACO Deloitte chính thức hoạt động dưới cái tên Deloitte Việt Nam cho đến bây giờ 2.2.2. Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính ở Công ty ABC do Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện Một số thông tin về khách hàng: ABC Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập ngày 15082008 với số vốn đầu tư 10.000.000 USD. Chủ sỡ hữu là Công ty TNHH ABC International Pte.,Ltd được thành lập tại Singapore. Ngành nghề hoạt động chính: cung cấp các loại bánh kẹo chất lượng cao cho thị trường trong nước và nước ngoài. Báo cáo tài chính của Công ty được trình bày bằng Đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định kế toán khác tại Việt Nam. Năm tài chính của Công ty bắt đầu ngày 1 tháng 1 và kết thúc ngày 31 tháng 12 a. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán  Phương pháp tiến hành : Tại công ty kiểm toán Deloitte thì việc phân tích tổng thể ban đầu đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình phân tích. Thủ tục phân tích ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào hai phương pháp phân tích là phân tích xu hướng và phân tích tỷ số. Việc lựa chọn, tính toán phân tích tỷ số nào phụ thuộc đánh giá của kiểm toán viên với sự hỗ trợ của phần mềm AS2. Từ Báo cáo tài chính của khách hàng, kiểm toán viên sẽ nhập các số liệu cần thiết, phần mềm AS2 sẽ xuất ra Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và một số bảng tính các tỷ số quan trọng.  Minh họa về thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch của công ty ABC Việt Nam. Biểu 2.8 Bảng cân đối kế toán của công ty ABC Việt Nam ABC VIỆT NAM Năm hiện hành Năm trước Bảng cân đối kế toán 31122018 31122017 Chênh lệch % Chêch lệch số tiền Ghi chú Tiền mặt 13,101,939,696 6,687,765,782 96% 6,414,173,914 {a} Chứng khoán thương mại Các khoản phải thu 41,424,336,474 28,568,776,068 45% 12,855,560,406 {b} Tài sản có khả năng chuyển thành tiền nhanh 54,526,276,169 35,256,541,850 52.9% 18,644,917,220 Hàng tồn kho 43,107,883,190 37,177,940,267 16.0% 5,929,942,923 {c} Tài sản ngắn hạn khác 876,908,195 1,225,601,282 28.5% (348,693,087) {d} Tổng tài sản ngắn hạn 98,511,067,554 73,660,083,399 32.9% 24,226,167,056 Tài sản cố định hữu hình 71,267,962,852 63,803,278,054 12% 7,464,684,798 {e} Tài sản cố định vô hình 43,615,167 119,723,672 63.6% (76,108,505) {f} Tài sản dài hạn khác 3,557,179,815 1,814,527,738 96.0% 1,742,652,077 {g} Tổng tài sản 173,379,825,388 139,397,612,863 24.4% 33,982,212,525 Nợ phải trả ngắn hạn (48,039,104,815) (51,777,883,895) 7.2% 3,738,779,080 {h} Nợ phải trả dài hạn ( trừ thuế trả chậm ) Nợ phải trả dài hạn khác (32,627,694,050) (21,544,274,467) 51.4% (11,083,419,583) {i} Tổng nợ phải trả (80,666,798,865) (73,322,158,362) 10.0% (7,344,640,503) Cổ phần thường (27,552,191,404) (27,552,191,404) Lợi nhuận giữ lại (65,160,835,119) (38,523,263,097) 69.1% (26,637,572,022) Tổng vốn chủ sở hữu (92,713,026,523) (66,075,454,501) 40.3% (26,637,572,022) Tổng nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu (173,379,825,388) (139,397,612,863) 24.4% (33,982,212,525) Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, đối chiếu với số liệu cùng kỳ năm trước, ta nhận thấy: Tiền mặt tăng rất nhanh gần gấp đôi so với năm ngoái. Tiền mặt là khoản mục trọng yếu vì vậy kiểm toán viên cần chú ý về biến đổi này. Khoản phải thu tăng khoảng 12,8 tỷ tương đương 45%. Nguyên nhân có thể là do công ty mở rộng thị trường có thêm nhiều khách hàng mới, hoặc cũng có thể là công ty thay đổi chính sách bán chịu, do đó kiểm toán viên cần tìm hiểu kỹ khi kiểm toán các khoản phải thu. Hàng tồn kho cũng tăng mạnh xấp xỉ 6 tỷ đồng. Kiểm toán viên cần chú ý về các đặc tính của hàng tồn kho, chủng loại, đơn giá, chính sách bán hàng, dự phòng… Kiểm toán viên cũng cần chú ý về chính sách nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty. ABC VIỆT NAM Năm hiện hành Năm trước Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 31122018 31122017 Chênh lệch % Chêch lệch số tiền Ghi chú Doanh thu thuần 344,130,015,839 312,205,508,770 10.2% 31,924,507,069 {j} Giá vốn hàng bán (208,457,324,691) (178,769,250,111) 16.6% (29,688,074,580) {k} Lợi nhuận gộp 135,672,691,148 133,436,258,659 1.7% 2,236,432,489 Chi phí quản lý (24,638,607,016) (27,925,290,625) 11.8% 3,286,683,609 {l} Chi phí bán hàng (75,040,332,578) (72,827,447,439) 3.0% (2,212,885,139) {m} Chi phí hoạt động khác (1,806,483,044) (2,409,190,115) 25.0% 602,707,071 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 34,187,268,510 30,274,330,480 12.9% 3,912,938,030 Chi phí lãi vay Thu nhập trước thuế 34,187,268,510 30,274,330,480 12.9% 3,912,938,030 Thuế thu nhập (5,128,099,031) (5,222,737,078) Thu nhập sau thuế 29,059,169,479 25,051,593,402 16.0% 4,007,576,077 Biểu 2.9 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ABC Việt Nam Nhìn vào Bảng báo cáo lãi lỗ, KTV nhận thấy: Doanh thu tăng 10,2% tương đương 31,9 tỷ đồng, trong khi giá vốn hàng bán tăng 16,6% tương đương 29,7 tỷ. Kiểm toán viên cần phải chú ý khi kiểm toán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán, tìm hiểu tại sao tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lại cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu, có phải do giá mua nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhưng doanh nghiệp lại không tăng giá bán? Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 11,8% tương đương với 3,3 tỷ, trong khi chi phí bán hàng lại tăng tuy không nhiều. Kiểm toán viên cần tìm hiểu tại sao chi phí quản lý lại giảm và việc ghi nhận chi phí đó đã chính xác và đầy đủ hay chưa? Chi phí hoạt động khác của doanh nghiệp giảm 25% so với năm trước, tương đương với 0,6 tỷ đồng. Kiểm toán viên cần tìm hiểu kỹ xem tại sao lại có sự giảm nhiều đến như vậy, có phải là doanh nghiệp hạch toán sai tài khoản vào khoản mục chi phí khác hay không? Biểu 2.10 Bảng tính các tỷ số tài chính của công ty ABC Việt Nam ABC VIỆT NAM Năm hiện hành Năm trước 31122018 31122017 Tỷ số khả năng thanh toán Tỷ số KNTT ngắn hạn 2.0 1.4 Tỷ số KNTT nhanh 1.1 0.7 Tỷ số KNTT tức thời 0.3 0.1 Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận sau thuế Doanh thu (ROS) 8% 8% Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 20% 22% Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 37% 46% Tổng chi phí hoạt động Doanh thu 29% 33% Tỷ số đòn bẩy Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 87% 111% Tổng nợ phải trả Tổng tài sản 47% 53% Tỷ số hoạt động Vòng quay khoản phải thu 8.31 10.93 Vòng quay hàng tồn kho 4.84 4.81  Tỷ số thanh toán Qua xem xét các tỷ số thanh toán của công ty, KTV thấy rằng các tỷ số này của năm hiện hành đều tăng so với năm trước, cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty đã được cải thiện khá nhiều, do đó kiểm toán viên có thể đánh giá khả năng hoạt động liên tục của công ty là tốt.  Tỷ suất sinh lời KTV thấy rằng các tỷ số về khả năng sinh lời của doanh nghiệp đều giảm so với năm trước. Do đó, cần tiến hành điều tra trong giai đoạn thực hiện kiểm toán để tìm hiểu nguyên nhân đó. b. Giai đoạn thực hiện kiểm toán  Phương pháp tiến hành: Bước 1: Xác định số dư tài khoản, khoản mục và rủi ro tiềm tàng có liên quan và phát triển mô hình ước tính. Để thiết kế và thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên sẽ xác định số dư tài khoản và rủi ro tiềm tàng có liên quan. Sau khi xác định số dư tài khoản cần phải kiểm tra, kiển toán viên sẽ bắt đầu lập mô hình ước tính. Số liệu ước tính do kiểm toán viên tạo lập, dựa trên những thông tin độc lập, thông tin tài chính và phi tài chính mà kiểm toán viên thu thập. Các thông tin thu thập từ các nguồn càng độc lập thì việc ước tính càng đáng tin cậy và chính xác hơn. Bước 2: Xác định ngưỡng sai sót cho phép – Threshold Threshold là mức chênh lệch tối đa cho phép giữa ước tính của kiểm toán viên và số liệu sổ sách. Tùy theo mức độ đảm bảo, kiểm toán viên sẽ tính được mức độ sai lệch cho phép (Threshold). Bước 3: Xác định chênh lệch trọng yếu cần điều tra thêm Bất cứ chênh lệch vượt quá Threshold cần phải tiến hành điều tra thêm để giải thích sự khác biệt. Nếu phần khác biệt là khá nhỏ thì kiểm toán có thể kết luận không có sai sót trọng yếu. Để giải thích cho những chênh lệch, kiểm toán viên dựa vào tổng thể số liệu ghi chép chứ không phải chỉ dựa vào phần vượt quá Threshold. Bước 4: Đánh giá lại kết quả Sau khi đánh giá chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị ước tính, kiểm toán viên đánh giá lại kết quả trong quá trình kiểm toán nhằm kết luận KTV đã thực hiện tốt công việc đề ra hay chưa. Nếu mục tiêu kiểm toán đạt được, kiểm toán viên có thể xem thủ tục phân tích như là một bằng chứng kiểm toán.  Minh họa thủ tục phân tích áp dụng trong chương trình kiểm toán chi phí hoạt động. Dưới đây là ví dụ minh họa khi thực hiện kiểm toán khoản mục “Chi phí hoa hồng” trong Chi phí bán hàng Chi phí hoa hồng liên quan tới khoản hoa hồng trả cho nhân viên bán hàng. Khoản hoa hồng này được tính bằng cách lấy phầm trăm hoa hồng được hưởng nhân với doanh thu của từng mặt hàng cụ thể. Do đó, kiểm toán viên có thể xây dựng mô hình ước tính chi phí hoa hồng của mình Mã sản phẩm Doanh thu Hoa hồng % Hoa hồng được hưởng A B C = A x B 3Y5916 21,503,007,260 4% 860,120,290 6U8384 36,935,097,870 4% 1,477,403,915 9J37283 36,202,964,432 2% 724,059,289 10S3782 21,926,155,570 5% 1,096,307,778 7W6387 45,516,984,033 5% 2,275,849,202 9K6173 41,101,019,860 5% 2,055,050,993 4P5463 50,442,752,987 3% 1,513,282,590 6M5469 15,391,140,773 3% 461,734,223 8G9874 45,127,546,953 4% 1,805,101,878 2P6398 29,983,346,102 2% 599,666,922 Số của kiểm toán viên 12,868,577,080 Số trên sổ sách 12,006,453,212 Mức chênh lệch 862,123,868 Threshold 2,401,290,642 A Tính toán mức độ sai sót cho phép (Threshold) MP 11,761,631,971 Số dư tài khoản 12,006,453,212 Mức độ đảm bảo Bình thường Tra cứu trong bảng 2.1 (cột 2) Giá trị Threshold = 90% MP 10,585,468,774 Giá trị Threshold = 20% Số dư tài khoản 2,401,290,642 Lấy giá trị Threshold nhỏ nhất 2,401,290,642 A Kết luận : Sự chênh lệch giữa số ước tính của kiểm toán viên với số liệu trên sổ sách của khách hàng nhỏ hơn khá nhiều so với giá

Ngày đăng: 05/01/2021, 22:47

Mục lục

  • Biểu 2.1 Giấy làm việc thu thập thông tin tài chính của khách hàng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan