1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán do các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam thực hiện

58 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 759 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN ĐỀ ÁN MÔN HỌC KIỂM TOÁN Đề tài: THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM THỰC HIỆN Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Thị Minh Hải Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hà Mã SV : 11171295 Lớp : Kiểm toán 59E Chuyên ngành : Kiểm toán HÀ NỘI, 2019 Đề tài: “THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM THỰC HIỆN” MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN 3 1.1 Khái niệm và vai trò của thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính 3 1.1.1 Khái niệm về thủ tục phân tích 3 1.1.2 Vai trò của thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính 4 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục phân tích 6 1.2 Các loại hình phân tích 7 1.2.1 Phân tích tỷ suất 7 1.2.2 Phân tích xu hướng 12 1.2.3 Kiểm tra tính hợp lý 14 1.3 Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 16 1.3.1 Mục tiêu của việc vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 16 1.3.2 Thủ tục phân tích vận dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM THỰC HIỆN 23 2.1 Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ở công ty kiểm toán KPMG Việt Nam. 23 2.1.1 Đôi nét thông tin về công ty kiểm toán KPMG Việt Nam 23 2.1.2 Phương pháp thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại công ty kiểm toán KPMG. 23 2.1.3 Ví dụ minh họa về thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch ở công ty kiểm toán KPMG Việt Nam tại khách thể công ty TNHH KH1 24 2.2. Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch ở công ty kiểm toán AISC 36 2.2.1 Đôi nét thông tin về công ty kiểm toán AISC 36 2.1.2 Phương pháp thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại công ty kiểm toán AISC 36 2.1.3 Ví dụ minh họa về thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch ở công ty kiểm toán AISC tại khách thể công ty cổ phần Đường Nước Trong 37 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM THỰC HIỆN 49 3.1. Nhận xét về thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính do các doanh nghiệp kiểm toán độc lập tại Việt Nam thực hiện 49 3.1.1. Ưu điểm 49 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân 50 3.2. Kiến nghị hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán do các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam thực hiện 51 KẾT LUẬN 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Cụm từ đầy đủ KTV Kiểm toán viên CMKT Chuẩn mực kiểm toán TSCĐ Tài sản cố định BCTC Báo cáo tài chính SXKD Sản xuất kinh doanh VCSH Vốn chủ sở hữu DN Doanh nghiệp BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCĐKT Bảng cân đối kế toán TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTĐB Tiêu thụ đặc biệt VAT Thuế giá trị gia tăng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tài liệu về lợi nhuận năm 2018 và năm 2019 của một công ty. 13 Bảng 2: Mối quan hệ giữa các loại kỹ thuật của thủ tục phân tích. 15 Bảng 3: Hướng dẫn chọn loại hình phân tích 15 Bảng 4: Bảng cân đối kế toán công ty KH1 tại thời điểm 31102012 25 Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty KH1 cho niên độ kết thúc ngày 31122012. 32 Bảng 6 : Phân tích biến động tổng hợp đối với BCĐKT qua 2 năm 2014 và 2015 38 Bảng 7: Phân tích biến động tổng hợp đới với BCKQKD qua 2 năm 20142015 44 LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ngày càng phát triển, đòi hỏi nền kinh tế ngày nay ngày càng trở nên thương mại hóa hơn. Để làm được điều đó thì đầu tiên là thông tin về tài chính cần phải trung thực, tin cậy được. Ngoài việc các người dùng thông tin tự kiểm tra chính xác lại thông tin tài chính mình tìm hiểu, hay trách nhiệm quản lý của nhà lãnh đạo tăng cường để giảm thiểu các sai sót, gian lận trong các thông tin tài chính thì còn có Báo cáo tài chính sẽ được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập đây là một giải pháp rất hiệu quả, giảm chi phí kiểm tra của người dùng thông tin, giúp giảm các sai phạm trong kế toán, tài chính để kiểm định tính trung thực và độ tin cậy cao của thông tin tài chính do những kiểm toán viên là những người có chuyên môn, kỹ năng,kinh nghiệm nghiệm nghề nghiệp và sự độc lập của kiểm toán viên độc lập. Hiện tại Việt Nam cũng đã thương mại hóa bằng việc ký các hiệp định thương mại như EVFTA(Hiệp định thương mại tự do Việt NamEU), FTA (Hiệp định thương mại tự do),… và cùng với đó là gia nhập các tổ chức WTO(Tổ chức Thương mại Thế giới),.. làm cho việc hội nhập nền kinh tế trở nên nhộn nhịpsâu rộng hơn, và trong đó cũng không thể không nói đếncó bao gồm cả lĩnh vực kiểm toán. Các công ty nước ngoài về kiểm toán cũng đến với đất nước ta, tạo nên sự cạnh tranh trong lĩnh vực này vì vậy các công ty kiểm toán độc lập không còn cách nào khác ngoài việc phải nâng cao chất lượng kiểm toán của mình để có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh. Ngoài chuyên môn của các KTV thì các công ty kiểm toán cũng phải xây dựng được chương trình kiểm toán phù hợp với khách hàng của mình, phải có các thủ tục kiểm toán phù hợp. Thủ tục phân tích vận dụng vào trong kiểm toán là một yếu tố rất cần thiết để đáp ứng được yêu cầu đó,do thủ tục phân tích là một trong những thủ tục thực hiện nhanh khoanh vùng được các dấu hiệu để phát hiện ra sai sót hoặc gian lận, giúp tiết kiệm thời gian đồng thời việc sử dụng thủ tục phân tích cũng dễ làm và tiết kiệm chi phí vì vậy nó là thủ tục mang lại hiệu quả để nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán. Từ khi được ngồi trên ghế nhà trường em đã rất yêu thích hứng thú về các phần liên quan đến phân tích như các môn Phân tích báo cáo tài chính, quản trị tài chính, kiểm toán căn bản, kiểm toán tài chính,… Vì vậy, em đã chọn đề tài “ Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán do các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam thực hiện” để làm đề án môn học kiểm toán của mình. Mong muốn với những kiến thức em đã được học và tài liệu em tìm hiểu được về kiểm toán sẽ giúp em hiểu được rõ thủ tục kiểm toán được vận dụng trong một công ty kiểm toán độc lập trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thực tế là như thế nào, tầm quan trọng và lợi ích của thủ tục phân tích trong lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn mang tính chất định hướng; chi phối chất lượng và hiệu quả chung của cuộc kiểm toán. Bố cục của bài Đề án thì gồm có 3 chương: Chương 1: Nói về kKhái quát lý luận chung về việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Chương 2: Sẽ nói đến thực trạng việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán do các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam thực hiện. Chương 3: Nêu lên những nhận xét và đề xuất kiến nghị vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán do các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Hoàn thành được đề án này tuy em đã cố gắng và nlỗ lực hết sức mình nhưng sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em mong sẽ nhận được được những lời nhận xét, góp ý để cho bài đề án của em sẽ hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn cô TS. Bùi Thị Minh Hải cô đã hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện được Đđề án môn học kiểm toán này. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN 1.1 Khái niệm và vai trò của thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính 1.1.1 Khái niệm về thủ tục phân tích Kiểm toán tài chính là việc xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực, hợp pháp và hợp lý của các báo cáo tài chính của một thực thể kinh tế do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở các chuẩn mực đã được xác định. Trong kiểm toán tài chính có nhiều thủ tục, kỹ thuật khác nhau để thu được bằng chứng kiểm toán hay nhận ra được dấu hiệu của các sai sót gian lận nhưng thủ tục phân tích vẫn là thủ tục mà được ưa chuộng sử dụng rộng rãi ở nhiều công ty kiểm toán trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán . Thủ tục phân tích giúp khoanh vùng các khoản mục bất thường. Thủ tục phân tích có thể thực hiện so sánh cơ bản từ các khoản mục đơn giản đến thủ tục phức tạp các mối quan hệ. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 được ban hành theo Thông tư 2142012TTBTC: “Thủ tục phân tích được hiểu là việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính. Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc điều tra, khi cần thiết, về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định là không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính”. Theo VSA 520 thì “Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với dự kiến”. Do vậy, thủ tục phân tích thực chất là việc so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính với nhau và quan hệ giữa các thông tin tài chính với những thông tin phi tài chính nhằm phát hiện mối quan hệ và biến động bất thường, từ đó tìm hiểu và giải thích nguyên nhân của những biến động trên. KTV phải đưa ra được các ước tính về sự hợp lý của các con số, tỷ lệ và đối chiếu so sánh chênh lệch. KTV cũng phải đưa ra được ác dự đoán về các số dư tài khoản, tỷ suất biến hoặc xu hướng biến động của các chỉ tiêu và kết hợp với kiến thức chuyên môn và các thủ tục kỹ thuật khác của để đưa ra các đánh giá. Do đó, thủ tục phân tích gồm 3 nội dung: dự đoán, so sánh và đánh giá. • Dự đoán: là việc ước đoán về số dư tài khoản, giá trị của các tỷ suất hoặc xu hướng… • So sánh: là việc đối chiếu số dư dự đoán trên với số liệu báo cáo. • Đánh giá: là việc sử dụng phương pháp chuyên môn và các kỹ thuật khác(phỏng vấn, quan sát) để phân tích và kết luận về các chênh lệch khi so sánh. 1.1.2 Vai trò của thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính Thủ tục phân tích được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của trong quá trình kiểm toán tài chính. Nó giúp tìm được các cơ sở dẫn liệu quan trọng để thu được bằng chứng kiểm toán, giúp KTV nhận biết được các dấu hiệu để KTV khoanh vùng rủi ro, phát hiện được các sai phạm, giảm thiểu thời gian chi phí và có cái nhìn tổng quan, chuẩn xác. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520, thủ tục phân tích sử dụng trong kiểm toán tài chính cho có các vai trò sau: • Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, phạm vi, lịch trình của thủ tục kiểm toán khác: Đối với những khoản mục phát hiện nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần tập trung kiểm tra chi tiết, tránh sa đà. Thể hiện ở giai đoạn lập kế hoạch thì giúp KTV có định hướng cho cuộc kiểm toán như nội dung, thời gian, phạm vi, lịch trình,… của các thủ tục cơ bản để lưu ý KTV đến các bộ phần cần đặc biệt kiểm tra. VD: khi phân tích KTV thấy năm nay hàng tồn kho của công ty khách hàng giảm rất nhiều so với năm trước, những doanh thu và giá vốn hàng bán, nợ phải thu không lại không tăng thì kiểm toán viên sẽ phải xem xét liệu có điều gì đó bất thường trong khoản mục hàng tồn kho cần phải sử dụng các kiểm tra chi tiết để kiểm tra không. • Thủ tục phân tích được thực hiện như là thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Thể hiện ở giai đoạn thực hiện kế hoạch thì thủ tục phân tích có tác dụng cực kỳ hữu hiệu trong việc thu thập được bằng chứng kiểm toán. Nó là một phần của thử nghiệm cơ bản giúp kiểm toán cung cấp được các bằng chứng về sự hợp lý về các khoản mục trên BCTC hoắc các thông tin tài chính riêng khác. KTV sẽ xác định sự phù hợp giữa số liệu KTV ước tính với số liệu thông tin mà khách hàng cung cấp, nếu có sự phù hợp cao thì sẽ giảm bớt được các kiểm tra chi tiết cần phải thực hiện. • Thủ tục phân tích được dùng để kiểm tra toàn bộ các báo cáo tài chính trong khâu soát xét lại tổng thể cuối cùng của cuộc kiểm toán, giai đoạn hoàn thành kiểm toán. Để đánh giá rằng liệu các bằng chứng đã thu thập được có đủ để kết luận cuộc kiểm toán hay là cần phải bổ sung các thủ tục khác để thu thập thêm các bằng chứng khác để kết luận về cuộc kiểm toán có rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận. 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục phân tích Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục phân tích như sau: Mức độ tin cậy của dữ liệu phân tích, độ tin cậy của dữ liệu ảnh hưởng nhiều bởi nguồn gốc của dữ liệu, hoàn cảnh thu thập dữ liệu và nội dung của dữ liệu đó. Dữ liệu có thể là số liệu thu thập được bên ngoài doanh nghiệp hoặc dữ liệu bên trong doanh nghiệp độ tin cậy cũng khác nhau. Các dữ liệu thu thập nhằm làm cơ sở để so sánh,đối chiếu và dự đoán với dữ liệu của khách hàng. Nếu như dữ liệu dùng để phân tích không có độ tin cậy được khi đó sau khi phân tích dữ liệu thì kết quả mà thủ tục phân tích sẽ không đạt được như mong đợi, mực độ rủi ro để sử dụng các kết quả của thủ tục phân tích cũng khá cao, làm cuộc kiểm toán sẽ đi chệch hướng. Mối quan hệ so sánh bản chất của các chỉ tiêu, nếu như giữa các chỉ tiêu đem so sánh những không có quan hệ gì, hoặc quan hệ của nó một cách rời rạc thì nó sẽ có thể là nhân tố gây nhiễu làm cho việc phân tích sẽ trở nên vô nghĩa tốn thời gian, chi phí. Mức độ trọng yếu trong khoản mục cần xem xét, xét thấy nếu khoản mục chứa đựng trọng yếu cao thì sẽ phải dùng đến cả thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết khoản mục, thủ tục phân tích sẽ định hướng cho việc mức độ sử dụng kiểm tra chi tiết. Còn nếu khoản mục không trọng yếu thì KTV cũng không được chỉ dùng mỗi thủ tục phân tích không mà không dùng đến việc kiểm tra chi tiết. Kiểm soát nội bộ của khách hàng: Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp hữu hiệu thì thủ tục phân tích sẽ giúp KTV kiểm tra mục tiêu cần đạt được, giảm thiểu chi phí và thời gian của cuộc kiểm toán. Nhưng nếu kiểm soát nội bộ của khách hàng kém thì việc chỉ áp dụng thủ tục phân tích với các khoản mục không trọng yếu thôi cũng chưa đầy rủi ro. Kiểm soát nội bộ kém sẽ làm thủ tục phân tích chỉ mang tính định hướng xem xét về tính hợp lý đối với tổng thể Mức độ phù hợp của việc vận dụng thủ tục phân đối với cơ sở dân liệu: thủ tục phân tích có thể hữu hiệu với sở sở dẫn liệu này và và kém hiệu quả hơn với các cơ sở dẫn liệu khác. Ví dụ: thủ tục phân tích thì có hiệu quả với cơ sở dẫn liệu “ tính đầy đủ” hơn cơ sở dẫn liệu “tính hiện hữu”. Vì vậy cần sử dụng khôn khéo thủ tục phân tích với cơ sở dẫn liệu phù hợp tránh sa đà, mất thời gian. Trình độ và kinh nghiệm của KTV: nó là yếu tố rất quan trọng không thể bỏ qua, trình độ và kinh nghiệm sẽ giúp cho KTV lựa chọn được từng hoạt động của cuộc kiểm toán sẽ dùng thủ tục phân tích mức độ bao nhiêu, thời gian như thế nào,… trình độ và kinh nghiệm của kiểm toán viên của kiểm toán viên sẽ giúp thủ tục trở nên hiệu quả hơn tránh những sai sót khi thực hiện các thủ tục phân tích hoặc dùng độ nhạy của mình để xác định các rủi ro có thể xảy ra.. Thời gian thực hiện thủ tục phân tích: không chỉ thực hiện thủ tục phân tích chỉ ở giai đoạn đầu của niên độ kiểm toán để nhận dạng ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hay phân tích rủi ro để thu được bằng chứng kiểm toán. Mà thủ tục phân tích phải được áp dụng trong toàn niêm độ của cuộc kiểm toán thì đánh giá mới có thể hoàn chỉnh, tổng quan nhất. Tính độc lập của thủ tục phân tích trong kiểm toán, thủ tục kiểm toán sẽ có hiệu quả hơn nếu như các thủ tục không lặp đi lặp lại có cùng chung mục đích hay các mục đích có hướng tương tự giống nhau. Việc áp dụng nhiều thủ tục kiểm toán trùng lặp sẽ có thể gây ra nhiều kết quả nhiễu làm KTV mất thời gian để giải thích các biến động chênh lệch đó. Nhiều bằng chứng kiểm toán thu thập được sẽ tốt nhưng nếu KTV có bằng chứng có chất lượng hơn về số lượng thì bằng chứng đó sẽ là một bằng chứng đáng tin cậy hơn. 1.2 Các loại hình phân tích Có nhiều cách để phân chia các loại thủ tục phân tích, dưới đây là cách phân chia kỹ thuật phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu lực gồm ba loại sau: phân tích tỷ suất, phân tích xu hướng và kiểm tra tính hợp lý. 1.2.1 Phân tích tỷ suất (phân tích dọc) “Phân tích tỷ suất là cách thức so sánh các số dư tài khoản hoặc các loại hình nghiệp vụ. Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý về tình hình tài chính của một công ty nào đó với công ty khác trong cùng tạp đoàn hay với ngành đó. Khi phân tích tỷ suất thì không thể nào không xem xét đến các tỷ suất đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách hàng để phát hiện được những biểu hiện của rủi ro tiềm tàng của khách hàng. . Khi phân tích tỷ suất thì thông thường cũng phải xem đến xu hướng của các tỷ suất đó”. Ví dụ: Doanh thu bán hàng và chi phí bán hàng có mối quan hệ tỷ lệ ở mức tương đối (Thường trong chi phí bán hàng có chi phí vận chuyển hàng hóa và chi phí này quan hệ tuyến tính với doanh thu bán hàng nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí bán hàng) thì khi chi phí bán hàng tăng, doanh thu bán hàng chỉ tăng theo thấp hơn và do đó tỷ số Chi phí bán hàngdoanh thu sẽ có xu hướng tăng. Ngược lại, nếu chi phí vận chuyển hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí bán hàng thì khi đó giữa chi phí bán hàng và doanh thu bán hàng có thể có mối quan hệ tuyến tính và do đó tỷ số Chi phí bán hàngDoanh thu phải là tương đối ổn định. Phân tích tỷ suất dựa trên mối quan hệ giữa các BCTC khác nhau có liên quan đến việc phân tích các tỷ suất có thể cung cấp thông tin có giá trị, vì vậy việc phân tích tỷ suất khá dễ dàng, phụ thuộc rất lớn vào độ tin vậy của các thông tin trên BCTC. Dựa vào kiến thức và kinh nghiệm về nghề nghiệp mà KTV có thể tính toán lựa chọn các tỷ suất phù hợp với cuộc kiểm toán. Dưới đây là các tỷ suất thường dùng trong kiểm toán: (1) Nhóm tỷ suất cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính, gồm: Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ) Tỷ số VCSH trên tổng tài sản (hệ số VCSH, hệ số tự tài trợ) Tỷ số Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu Tỷ số nguồn tài trị thường xuyên trên tổng nguồn vốn (hệ số tài trợ thường xuyên)  Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ) Hệ số này phản ánh tình trạng tài trợ các tài sản trong kinh doanh của DN bằng khoản khoản nợ. Nói cách khác, một đồng tài sản đem vào kinh doanh được tài trợ bằng bao nhiêu phần vay nợ. Hệ số này có trị số càng gần bằng một (= 1) chứng tỏ tài sản được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn đi vay mượn. Điều này sẽ khiến cho DN gặp khó khăn và giảm sự chủ động trong kinh doanh  Tỷ số VCSH trên tổng tài sản (hệ số VCSH, hệ số tự tài trợ) Hệ số này cho biết một đồng tổng tài sản dùng trong SXKD được tài trợ từ mấy phần VCSH. Chỉ tiêu này có trị số nếu càng lớn và gần bằng một (= 1) chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của DN càng tăng vì lúc đó những tài sản mà DN sử dụng được tài trợ hoàn toàn bằng VCSH và ngược lại.  Tỷ số Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu Tỷ số này cho biết trung bình ứng với một đồng vốn mà chủ sở hữu doanh nghiệp phải tự mình bỏ ra, doanh nghiệp phải đi vay mượn thêm bao nhiêu đồng vốn nữa thì mới đáp ứng đủ nhu cầu vốn kinh doanh. Tỷ số càng cao thì mức độ lệ thuộc về mặt tài chính vào bên ngoài càng cao, khả năng tự chủ về mặt tài chính càng thấp.  Tỷ số nguồn tài trị thường xuyên trên tổng nguồn vốn (hệ số tài trợ thường xuyên) Hệ số này cho biết so với tổng NV thì nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần. Hệ số này có trị số càng cao thì tính cân bằng tài chính càng tốt và ngược lại. (2) Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán, gồm: Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời (Tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn) Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh Tỷ suất khả năng thanh toán nợ dài hạn  Tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tỷ suất này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn mà DN đang nắm giữ có đủ trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không. Hệ số này có trị số càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán dồi dào của DN, góp phần ổn định tình hình tài chính cũng như hoạt động SXKD và ngược lại. Thông thường hệ số này phải có trị số từ một trở lên ( ≥ 1).  Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh Tỷ suất này cho biết khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn của DN bằng những tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản caodễ chuyển đổi thành tiền (đây là giá trị còn lại của TSNH sau khi đã loại trừ lượng HTK hay những TSNH có tính thanh khoản thấp nhất). Qua đó, cho biết khả năng của DN trong việc nhanh chóng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ suất này càng cao thì thể hiện khả năng thanh toán nhanh của DN càng tốt.  Tỷ suất khả năng thanh toán nợ dài hạn Tỷ suất này cho biết khi có một đồng nợ dài hạn đến hạn phải trả thì DN có thể đem bao nhiêu đồng tài sản dài hạn để trang trải. Chỉ tiêu có trị số càng lớn cho thấy khả năng thanh toán nợ dài hạn dồi dào và ngược lại (3) Nhóm tỷ suất phản ánh khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động gồm: Tỷ suất doanh lợi doanh thu(ROS) Tỷ suất sinh lợi tổng tài sản(ROA) Tỷ suất sinh lời VCSH (ROE) Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng  Tỷ suất doanh lợi doanh thu(ROS) Tỷ suất thể hiện trung bình cứ 100 đồng doanh thu tuần thì có bao nhiêu là lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này càng cao càng tốt.  Tỷ suất sinh lợi tổng tài sản(ROA) Tỷ suất này cho biết trung bình một đồng tài sản của DN tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất ngày càng cao càng tốt  Tỷ suất sinh lời VCSH (ROE) Tỷ suất cho biết cứ trung bình 1 đồng VCSH của doanh nghiệp tao ra được bao nhiêu thu nhập cho người chủ sở hữu. Tỷ suất ngày càng cao càng tốt. Tỷ suất này đăc biệt quan trọng đến việc đầu tư của chủ sở hữu.  Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, một đồng vốn mà DN đầu tư hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng chu chuyển. Số vòng quay càng cao chứng tỏ lượng hàng tồn kho tốc độ luân chuyển nhanh, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN và ngược lại.  Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng Tỷ suất này cho biết tốc độ các khoản phải thu khách hàng biến đổi đẻ thu hồi được thành tiền. Tỷ số này càng cao thì thời gian thu hồi được các khoản nợ này càng nhanh. 1.2.2 Phân tích xu hướng (phân tích ngang) “Phân tích xu hướng là phân tích những thay đổi theo thời gian của số dư tài khoản, nghiệp vụ. Phân tích xu hướng được các KTV sử dụng so sánh thông tin tài chính giữa các tháng trong kỳ hay giữa các thông tin tài chính kỳ trước với kỳ này, nhằm phát hiện ra các biến động bất thường để qua đó kiểm toán tập trung kiểm tra chi tiết tại đó.” Đánh giá một xu hướng bất thường nào đó đó cũng phải cân nhắc xem xét đến các yếu tố khác như: tính thời vụ, tính chu kỳ, các tác nhân ảnh hưởng bất thường,… Phân tích xu hướng thường được trình bày thông qua các bảng biểu, biểu đồ, đồ thị,… Ví dụ minh họa cho kỹ thuật vẽ đồ thị trong thủ tục phân tích xu hướng Bảng 1: Tài liệu về lợi nhuận năm 2018 và năm 2019 của một công ty. ĐVT: Tỷ đồng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2018 5 6.1 5.5 5 5.2 5.6 6 5.4 5.7 5.5 5.2 5.2 Năm 2019 5.1 5.5 5.6 5.4 5.5 6.2 6.5 5.2 5.4 6 6.2 6 Ta có được đồ thị sau Qua đồ thị thấy rằng lợi nhuận của năm 2019 có xu hướng tăng cao vào các tháng 2,7,9. Còn năm 2018 thì lợi nhuận có xu hướng tăng cao vào các tháng 6,7,11. Cần xem xét tại sao lại có sự chênh lệch biến động giữa các năm như vậy. 1.2.3 Kiểm tra tính hợp lý “Kiểm tra tính hợp lý thường được bao gồm những so sánh cơ bản như: so sánh giữa số liệu thực tế với số liệu dự đoán, số liệu kế hoạch,… Từ kết quả của việc so sánh đó, tiến hành điều tra các chênh lệch lớn bất thường giữa kế hoạch và thực tế giúp KTV phát hiện ra những sai sót trong BCTC hoặc các biến động trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.”  Kiểm tra tính hợp lý sẽ so sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị và các chỉ tiêu chung của ngành. Thường thì chỉ tiêu của đơn vị khách hàng sẽ có sự tương đồng với chỉ tiêu bình quân chung của ngành. Việc so sánh giữa chỉ tiêu của đơn vị và chỉ tiêu chung của ngành sẽ giúp cho KTV tìm ra được các sai lệch, từ đó hiểu biết rõ về hoạt động mà khách hàng kinh doanh.  Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Các thông tin phi tài chính như thị phần của DN, sự yêu thích của khách hàng đến DN, thời gian phục vụ sản phẩm, số lượng công nhân viên,… Chỉ các thông tin tài chính thôi chưa đủ, chúng ta cần phải quan tâm đến cả mối quan hệ của nó với các thông tin phi tài chính nữa, đôi khi mối quan hệ này sẽ giúp KTV có thể nhận diện khoanh vùng được các sai sót nhờ mối quan hệ hợp lý của chúng. Ví dụ: Số lương công nhân nhà máy tăng lên thì đồng nghĩa với việc khoản phải trả công nhân viên tăng lên. Nếu như KTV phát hiện ra số dư phải trả công nhân viên không tăng lên mà giảm đi thì có thể trong khoản mục đó đang chứa đựng các sai sót và rủi ro rất lớn.  So sánh số liệu của khách hàng và số liệu ước tính của KTV. Việc làm này giúp KTV nhận biết được các dấu hiệu hiệu của sự chênh lệch biến động giữa số liệu của khách hàng với số liệu mà KTV đã ước tính dự toán, KTV có thể thảo luận với khách hàng về tính hợp lý của các số liệu mà mình ước tính và mở rộng các kiểm tra chi tiết để nhận định được rủi ro của các sai sót này và đánh giá rủi ro này để kiểm tra một cách hợp lý. Ví dụ:KTV ước tính được các khoản chi phí khấu hao của tài sản. KTV sẽ so sánh với chi phí khấu hao của khách hàng cung cấp, liệu có chênh lệch gì không. KTV sẽ bàn bạc lại với khách hàng để xem xét việc chênh lệch của khoản mục này, ngoài ra KTC cũng đánh giá rủi ro sai sót trong khoản mục đó để có cá thử nghiệm kiểm tra phù hợp. Trong ba loại hình phân tích thì phân tích kiểm tra mức độ hợp lý mức độ tin cậy bằng chứng thu được thì kiểm tra tính hợp lý có độ tin cậy kết quả cao nhất. Phân tích xu hướng thì có được xem cung cấp dữ liệu có độ tin cậy thấp nhất vì kỹ thuật này sử dụng nhiều các số liệu của các trước đó như các năm trước, tháng trước, kỳ trước. Bảng 2: Mối quan hệ giữa các loại kỹ thuật của thủ tục phân tích. Bảng 3: Hướng dẫn chọn loại hình phân tích Đối tượng kiểm toán Loại hình phân tích Phân tích tỷ suất Phân tích xu hướng Kiểm tra tính hợp lý Khoản mục trong Bảng cân đối kế toán Hữu ích Hạn chế Hạn chế Chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh Rất hữu ích Hữu ích Rất hữu ích Từ trên, các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh sử dụng thủ tục phân tích hiệu quả hơn các các nghiệp vụ với các tài khoản trong Bảng cân đối kế toán. Các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh thường dễ dự đoán hơn do Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh thời kỳ, các tài khoản trong Bảng cân đối kế toán thường kết hợp nhiều loại nghiệp vụ phức tạp và phản án thời điểm. Các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán cũng có mối quan hệ liên quan hơn các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán vì các tài khoản này đôi khi còn có sự tác động của nhà quản lý. Nên khi sử dụng thủ tục phân tích thì nên chọn loại hình phân tích phù hợp. 1.3 Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 1.3.1 Mục tiêu của việc vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán “Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV phải thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán nhằm tìm ra được các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện khác quan trong cần cho cuộc kiểm toán.” Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 “Chuyên gia kiểm toán phải tiến hành các thủ tục phân tích khi lập kế hoạch và kiểm tra lại tính hợp lý của toàn bộ các BCTC”. Vậy nên sau khi thu thập thông tin cơ sở như tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng; nhận diện các bên liên quan;…và nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích dựa trên các thông tin thu thập được để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích giúp KTV thu thập thêm hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Điều này được nhận thấy qua những tài liệu mà KTV đã thu thập sẵn về khách hàng qua các cuộc kiểm toán trước đó. KTV sẽ sử dụng thủ tục phân tích để nhận dạng các biến động bất thường về số dư, các nghiệp vụ của năm nay so với năm trước, cần phải đặc biệt quan tâm đến các biến động này. Ví dụ: sự tăng lên đột ngột của số dư hàng tồn kho của năm nay so với năm trước thì cần quan tâm việc ghi nhận hàng tồn kho này cần quan tâm thật sự các khoản trong đó đều ghi nhận đúng đắn chưa. Nếu khách hàng là khách hàng mới, thì KTV cũng có thể sử dụng thủ tục phân tích để đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Dựa vào thủ tục phân tích cũng có thể giúp KTV xác định được vấn đề về khả năng hoạt động của khách hàng. Các thủ tục phân tích thường giúp nhận dạng ra các dấu hiệu của những khó về mặt tài chính mà khách hàng có thể xảy ra. Một vài thủ tục phân tích như phân tích tỷ lệ nợ dài hạntổng giá trị tài sản và tỷ lệ lợi nhuậntổng tài sản sẽ giúp cho KTV nhận biết được sự thiếu hụt về mặt tài chính của công ty khách hàng có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của công ty khách hàng. Thủ tục phân tích làm cho KTV xác định được mức độ của các thử nghiệm khác, nếu như thủ tục phân tích chỉ ra khoản mục trọng yếu thấp và không phát hiện ra các chênh lệch biến động bất thường thì KTV có thể giảm xuống các thử nghiệm khác như kiểm tra chi tiết khoản mục. Ngoài ra, sử dụng thủ tục phân tích cũng giúp thu thập hiểu biết về nội dung các BCTC về những biến đổi quan trọng trong hệ thống kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thông qua việc vận dụng thủ tục phân tích cũng thấy được các biến động bất thường chênh lệch giữa giữa số liệu chưa được kiểm toán với số liệu dùng để so sánh. Những chệnh lệch này KTV cần xem xét liệu những chênh lệch này có khả năng xảy ra do sai sót trong hệ thống kế toán hay chưa hiểu rõ về việc vận dụng các chuẩn mực, chế độ kế toán. KTV sẽ từ mạch suy nghĩ đó lý giải ra những điểm bất thường đó để tránh việc kiểm toán đi lan man, không tập trung, tốn thời gian. Như vậy, qua việc vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV có thể xác định nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán BCTC. Mức độ, phạm vi và thời gian thực hiện thủ tục phân tích thay đổi tùy thuộc vào quy mô và hoạt động kinh doanh của khách hàng. 1.3.2 Thủ tục phân tích vận dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thủ tục phân tích sơ bộ sẽ được thực hiện trong suốt giai đoạn nhằm giúp KTV hiểu biết hoạt động kinh doanh của khách hàng và các nghiệp vụ, sự kiện của cuộc kiểm toán năm vừa qua . Và cũng giúp KTV khoanh vùng được rủi ro liên quan đến các khoản mục của BCTC để KTV xác định nội dung, phạm vi và lịch trình của các thủ tục phân tích khác. Thủ tục phân tích sẽ được thực hiện sơ bộ theo 3 bước trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính của DN KTV phải thu thập đầy đủ thông tin dữ liệu về hoạt động kinh doanh của DN để phục vụ cho cuộc kiểm toán, ngoài các thông tin tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC thì KTV phải thu thập thêm cả các thông tin phi tài chính cũng có ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp. Các thông tin cần thu thập là: Các thông tin về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của DN: tình hình kinh doanh của nghiệp, ngành kinh doanh của DN, các nguyên tắc đặc thù trong ngành nghề kinh doanh, đặc thù của của tổ chức kinh doanh,… Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của DN: giấy phép thành lập và điều lệ của Công ty, các báo cáo thanh tra và kiểm tra của các năm trước, biên bản họp cổ đông, các hợp đồng và các cam kết quan trọng,… Các thông tin về kiểm soát nội bộ: các quy định, quy chế, cơ cấu tổ chức bộ máy của DN, các chính sách và thông lệ về nhân sự… Các chính sách tài chính của doanh nghiệp: chính sách về giá, chính sách về thuế, chính sách tín dụng, chính sách ưu đãi về bán hàng chiết khấu thanh toán hay chiết khấu thương mại,... Bước 2: Phân tích và so sánh thông tin thu thập được: KTV sẽ sẽ rà soát các số liệu trên BCTC và Bảng cân đối thử để phát hiện những bất thường. Tiếp đến KTV sẽ tiến hành tính toán các tỷ suất trong kỹ thuật phân tích tỷ suất để biết về cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động.  Tỷ suất về cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ) Tỷ số VCSH trên tổng tài sản (hệ số VCSH, hệ số tự tài trợ) Tỷ số Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu Tỷ số nguồn tài trị thường xuyên trên tổng nguồn vốn (hệ số tài trợ thường xuyên)  Tỷ suất về khả năng thanh toán: Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời (Tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn) Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh Tỷ suất khả năng thanh toán nợ dài hạn  Tỷ suất về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động Tỷ suất doanh lợi doanh thu(ROS) Tỷ suất sinh lợi tổng tài sản(ROA) Tỷ suất sinh lời VCSH (ROE) Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng Khi thực hiện kỹ thuật phân tích tỷ số ta cũng thực hiện kỹ thuật phân tích xu hướng để tìm ra các biến động bất thường. Tiếp sau KTV tiến hành việc so sánh các số dư tài khoản dựa vào tỷ suất đã tính ở trên.  So sánh dữ liệu của ngành với dữ liệu của công ty khách hàng Việc so sánh này sẽ giúp KTV có thể thấy được cái nhìn rõ hơn về việc hoạt động của doanh nghiệp so với tổng thể chung của toàn ngành. Việc so sánh này cũng sẽ gặp vài khó khăn vì địa điểm của doanh nghiệp hay phương pháp kế toán cũng có thể khác với cách thức tính của ngành, vì vậy KTV phải hiểu rõ ràng các yếu tố dẫn mà sai lệch phù hợp để có thể giảm việc quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự bất thường, tránh quá lan man.  So sánh dữ liệu của công ty khách hàng với dữ liệu tương tự của kỳ trước So sánh tỷ suất, số dư của năm nay với năm trước để phát hiện các dấu hiệu bất thường So sánh chi tiết số dư tổng hợp ứng với chi tiết số dư của năm trước. Giúp nhận biết được các thông tin nào cần phải tìm kiểm tra thêm.  So sánh dữ liệu của khách hàng với các ước tính dự đoán của KTV Sau khi phân tích xu hướng thì kiểm toán viên đưa ra ước tính về dự đoán xu hướng của một vài khoản mục. Giúp kiểm toán biết nhận biết được các sai lệch biến động bất thường so với ước tính của KTV, KTV sẽ khoanh vùng được các sai phạm để nhận biết được rủi ro của nó.  Phân tích dòng tiền của doanh nghiệp: giúp cho KTV hiểu được về triển vọng của DN, xác định giá trị của DN một cách hợp lý, và đánh giá khả năng tạo ra tiền của DN có ổn định, bền vững không. Đánh giá được DN có sử dụng nguồn tiền hợp lý, cân bằng thu chi đáp ứng được hoạt động kinh doanh của DN,….  Phân tích dựa vào các thước đo phi tài chính như: Mức độ thỏa mãn khách hàng Thị phần An toàn lao động Chất lượng sản phẩm Thời gian làm việc tạo ra sản phẩm Xác định cơ hội kinh doanh mới Sứ trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp Các chính sách về nhân sự …. Phụ thuộc vào đặc điểm của các ngành nghề mà sẽ lựa chọn các thước đo phân tích phi tài chính phù hợp. Sử dụng thước đo phụ thuộc vào sự sẵn có của cá dữ liệu đáng tin cậy và có hệ thống. Các thước đo tài chính rất đa dạng nó không bị giới hạn nhiều bởi các quy định như các thước đo thông tin tài chính. Vì vậy các thông tin phi tài chính là một trong những nguồn tài liệu hữu hiệu giúp KTV thu được bằng chứng đánh giá được rủi ro. Bước 3: Đánh giá kết quả ban đầu. Dựa vào phân tích tỷ suất, phân tích xu hướng và so sánh các thông tin tài chính kết hợp với các thông tin phi tài chính, KTV đánh giá các biên động trên BCTC xem có phù hợp với cả ước tính, dự đoán của mình dựa vào trình độ và kinh nghiệm của mình. Nếu biến động là trong yếu, thì KTV nên thảo luận với Ban giám đốc để có được sự giải thích về các biến động đó. KTV sẽ dựa vào độ tin cậy của thông tin được cung cấp sẽ hiểu rõ về bản chất của hoạt động của công ty để đánh giá được mức độ rủi ro hợp lý. Nếu sử dụng phân tích sơ bộ mà KTV vẫn chưa thỏa mãn được vấn đề cần giải tích về các biến động bất thương thì KTV có thể sử dụng thủ tục phân tích ở mức cao hơn để giúp có thể giải thích được các biến động mà KTV chưa chấp nhận được. Qua việc phân tích sơ bộ, giúp KTV khoanh vùng được các khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro để giai đoạn thực hiện kiểm toán tập trung vào các khoản mục bất thường đó. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.1 Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ở công ty kiểm toán KPMG Việt Nam. 2.1.1 Đôi nét thông tin về công ty kiểm toán KPMG Việt Nam KPMG là viết tắt của Klynveld Peat Marwick Goerdeler, Công ty KPMG là công ty thành lập năm 1987 sau đại hợp nhất giữa công ty KMG và Peat Marwick. KPMG có hơn 189000 nhân viên đang làm việc trên thế giới, mang lại giá trị cho trên 156 quốc gia. Là một công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp, luôn nằm trong Big 4 về những công ty kiểm toán có chất lượng cao. Công Ty TNHH KPMG Việt Nam là con của công ty KPMG trụ sở tại Việt Nam. Công ty hoạt động tại Việt Nam từ năm 1992 với hai văn phòng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1994 KPMG Việt Nam nhận được giấy phép đầu tư là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2015 công ty mở thêm một văn phòng tại Đà Nẵng, tính đến nay KPMG Việt Nam đã có số lượng nhân viên lớn đáng ngưỡng mộ là trên 1000 nhân viên. KPMG Việt Nam cung cấp đa dạng các dịch vụ như: dịch vụ kiểm toán, thuế, tư vấn tài chính và mua bán DN, dịch vụ về pháp lý như dịch vụ bản quyền; thâm nhập thị trường; tái cấu trúc và các dịch vụ khác liên quan đến MA,… 2.1.2 Phương pháp thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại công ty kiểm toán KPMG. KTV cần sử dụng linh hoạt các kỹ thuật của thủ tục phân tích như kỹ thuật phân tích tỷ số, kỹ thuật phân tích xu hướng. Áp dụng khéo léo các kỹ thuật của thủ tục phân tích sẽ giúp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng thủ tục phân tích. Cần thu thập các thông tin khác ngoài các dữ liệu tổng hợp, vì các dữ liệu tổng hợp sẽ có thể cho ra các kết quả phân tích cung cấp các thông sơ khai chung ban đầu về sai sót trọng yếu nên cần kết hợp giữa các dữ liệu tổng hợp với các thông tin khác đã thu thập được để xác định được rủi ro. KTV cần đánh giá được những sự phức tạp và quy mô về tình kinh doanh của DN để từ đó xác định được nội dung, lịch trình thời gian và mức độ khi thực hiện các thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch này có thể sử dụng kết quả phân tích của nhà quản trị của DN thực hiện việc quản lý với tình hình kinh doanh của DN. Nhưng, cần phải xem xét độ tin vậy và trung thực của các tài liệu được cung cấp cho mục đích kiểm toán. 2.1.3 Ví dụ minh họa về thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch ở công ty kiểm toán KPMG Việt Nam tại khách thể công ty TNHH KH1 KH1 là công ty TNHH thanh lập ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư 25 triệu USD, trong đó công ty ở Việt Nam đóng góp 30% và 70% là công ty mẹ đóng góp. Công ty chuyên kinh doanh về lắp ráp, sản xuất xe ô tô chở khách, xe tải và các phụ tùng thay thế bảo hành và cùng với đó là các dịch vụ sửa chữa xe và nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc về Việt Nam. BCTC của KH1 trình bày bằng USD, phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và ghi nhận trên hệ thống SAP. Năm tài chính của KH1 bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc ngày 31 tháng 12. Phân tích tổng thể BCTC Thu thập các dữ liệu của công ty KH1 cho việc phân tích gồm : BCĐKT: số dư tại ngày 31102012 so sánh với số dư tại thời điểm 31122011 BCKQKD: số liệu 12 tháng được suy ra từ số liệu 10 tháng đã hết thức vào ngày 31102012 so sánh với số liệu kết thúc vào ngày 31122011.  Phân tích BCĐKT Bảng 4: Bảng cân đối kế toán công ty KH1 tại thời điểm 31102012 Đvt: USD Chỉ tiêu Đầu năm (31.12.2011) (1) Cuối năm (31.10.2012) (2) Chênh lệch + (3) % (4) TÀI SẢN A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 72.587.236 73.779.171 1.191.935 2% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 473.554 7.363.003 6.889.449 1455% 1.Tiền 473.554 7.363.003 6.889.449 1455% II. Các khoản phải thu ngắn hạn 18.439.783 21.854.523 3.414.740 19% 1. Phải thu khách hàng 17.927.127 19.799.069 1.871.942 10% 2. Trả trước cho người bán 118.047 1.413.146 1.295.099 1097% 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 508.810 484.770 (24.040) 5% 4. Các khoản phải thu khác 21.379 293.118 271.739 1271% 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi() (135.580) (135.580) 0% III. Hàng tồn kho 53.448.450 44.131.150 (9.317.300) 17% 1. Hàng tồn kho 54.678.406 44.971.468 (9.706.938) 18% 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho () (1.229.956) (840.318) 389.638 32% IV. Tài sản ngắn hạn khác 225.449 430.495 205.046 91% 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 144.318 146.291 1.973 1% 4. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 1.488 1.488 100% 6. Tài sản ngắn hạn khác 81.131 282.716 201.585 248% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 19.509.645 16.425.457 (3.084.188) 16% I. Tài sản cố định 16.071.709 14.110.109 (1.961.600) 12% 1. Tài sản cố định hữu hình 12.357.054 11.042.004 (1.315.050) 11% Nguyên giá 29.764.181 30.037.359 273.178 1% Giá trị hao mòn luỹ kế () (17.407.12) (18.995.355) (1.588.228) 9% 3. Tài sản cố định vô hình 3.360.205 3.002.315 (357.890) 11% Nguyên giá 8.616.486 8.646.415 29.929 0% Giá trị hao mòn luỹ kế () (5.256.281) (5.644.100) (387.819) 7% 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 354.450 65.790 (288.660) 81% V. Tài sản dài hạn khác 3.437.936 2.315.348 (1.122.588) 33% 1. Chi phí trả trước dài hạn 2.050.064 1.326.544 (723.520) 35% 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 1.387.872 988.804 (399.068) 29% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 92.096.881 90.204.628 (1.892.253) 2% NGUỒN VỐN C. NỢ PHẢI TRẢ 39.647.824 32.345.044 (7.302.780) 18% I. Nợ ngắn hạn 39.007.269 31.765.547 (7.241.722) 19% 1. Vay và nợ ngắn hạn 5.091.908 5.091.908 100% 2. Phải trả người bán 945.294 1.200.441 255.147 27% 3. Người mua trả tiền trước 641.832 506.881 (134.951) 21% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 10.039.301 8.482.031 (1.557.270) 16% 5. Phải trả người lao động 37.521 25.791 (11.730) 31% 6. Chi phí phải trả 8.701.205 4.770.875 (3.930.330) 45% 7. Phải trả nội bộ 11.873.221 15.217.218 3.343.997 28% 8. Các khoản phải trả, phải nộpngắn hạn khác 11.131 55.932 44.801 402% 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 1.665.856 1.506.378 (159.478) 10% II. Nợ dài hạn 640.555 579.497 (61.058) 10% 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 640.555 579.497 (61.058) 10% D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 52.449.057 57.859.584 5.410.527 10% I. Vốn chủ sở hữu 52.449.057 57.859.584 5.410.527 10% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 92.096.881 90.204.628 (1.892.253) 2% Trên bảng trên thì các giá trị ở cột (3)=(2)(1 ) Còn ở cột (4)=(3)(1) Qua phân tích trên BCĐKT, KTV đưa ra các nhận xét ban đầu: Tiền và các khoản tương đương tiền Tiền tăng nhiều, tăng trên 6.8 triệu USD tương đương với tăng 1455% so với năm trước. Gồm số dư tại 31102012 của khoản tiền gửi có kỳ hạn nhỏ hơn 3 tháng (6,1 triệu USD), khoản này công ty lấy từ tiền vốn chuẩn bị cho dự án XY sẽ triển khai vào năm sau. Khoản phải thu khách hàng Khoản phải thu khách hàng tăng 10% (trên 1,8 triệu USD) vì năm nay DN đã cho kéo dài kỳ hạn tín dụng cho các đại lý kể từ tháng 102012. Năm nay các đại lý có thể thanh toán vào ngày 25 của 2 tháng kế tiếp, khi đó kỳ hạn tín dụng từ tối đa 55 ngày đã tăng lên 85 ngày. Sự mở rộng thời gian kỳ hạn tín dụng do điều kiện khó khăn của nền kinh tế cũng là một cách hỗ trợ để đẩy doanh thu DN tăng lên. Khoản trả trước cho nhà cung cấp Khoản trả trước cho nhà cung cấp biến động tăng rất mạnh , tăng 1097% ( gần 1,3 triệu USD) chủ yếu vì khoản trả trước cho các mặt hàng mua để phục vụ dự án XY Một dự án sơn xe bằng máy phun sơn tự động. Các khoản phải thu khác Số dư của khoản mục này tăng đột biến cực kỳ mạnh là 1271%( trên gần 270 nghìn USD) Các khoản dự phòng cho nợ phải thu khó đòi Không thay đổi từ năm ngoái đến năm nay. Các khoản nợ khó đòi này đã được DN dự tính được sẽ xóa bỏ vào cuối năm này. Hàng tồn kho Hàng tồn kho giảm 17% (hơn gần 9,3 triệu USD) nhưng do nguyên nhân chính là thành phẩm lại giảm đến 54% mặc dù nguyên vật liệu tăng 13 % và sản phẩm dở dang của DN tăng 37%. Lý do chủ yếu là chuẩn bị đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường vào cuối năm vì vậy DN đã nhập nhiều linh kiện hơn. Nhưng thành phẩm lại giảm từ 633 xe xuống chỉ còn 196 xe do DN giảm số lượng mặt hàng X đáng kể vì mặt hàng không còn ưa chuộng như năm ngoái. KTV nhận thấy rằng DN gần đây có sử dụng chi phí khấu hao như một cơ sở để lập dự phòng cho xe triển lãm, chạy thử dựa vào việc xem xét lập dự phòng cho thành phẩm(bao gồm xe trưng bày, xe chậm luân chuyển và chạy thử). Theo như giá bán niêm yết của những xe trưng bày được bán suốt năm, giá trị thuần có thể thực hiện được của những loại xe này thường thấp hơn giá bán niêm yết từ 1% đến 7%. KTV sẽ tiếp tục xem xét giá thị trường để lập dự phòng vào giai đoạn thực hiện kiểm toán. Với xe chậm luân chuyển, công ty cũng sử dụng chi phí khấu hao như một cơ sở để lập dự phòng nhưng dừng trích lập từ giữa năm nay bởi vì những suy đoán của nhà quản lý cho rằng giá bán của những chiếc xe này không thể thấp hơn được nữa. Dự phòng năm nay giảm so với năm ngoái vì đã giảm đáng kể lượng Hàng tồn kho trong khi chính sách của DN về lập dự phòng không có thay đổi. KTV cần quan tâm xem xét điều này ở giai đoạn thực hiện kiểm toán. Tài sản ngắn hạn khác Số dư khoản mục này cũng tăng mạnh, tăng 248%( trên gần 201 nghìn USD) Tài sản cố định TSCĐ hữu hình giảm 11%(hơn gần 1.3 triệu USD) do công ty có nhiều tài sản đã hết khấu hao trong năm và mặc dù cũng cí mua mới TSCĐ nhưng các tài sản mua mới này có giá trị nhỏ. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Số dư của khoản mục này giảm rất mạnh 81%( trên 288 nghìn USD) do số dư của tài khoản này vào đầu năm đã chuyển sang TSCĐ trong suốt năm 2012. Số dư cuối kỳ của tài khoản này là do dự án XY mới bắt đầu vào tháng 102012 Chi phí trả trước dài hạn Giám 35% ( trên 723 nghìn USD) nguyên nhân của việc phân bổ phí chuyển giao công nghệ và không có thêm công nghệ nào bổ sung ở trong năm. KTV cần chú ý đến suốt trong năm KH1 phân bổ theo phương pháp đường thẳng, nhưng đến cuối năm, KTV sẽ lượng hóa lại khoản phân bổ ở trên theo % sử dụng. Vay và nợ ngắn hạn Các khoản vay nợ ngắn hạn của KH1 với ngân hàng Z vào cuối năm ngoái đã được công ty trả đầy đủ vào những tháng đầu năm 2012. Cho đến cuối kỳ này, KH1 vẫn chưa có kế hoạch vay thêm tiền vì vậy mà số dư khoản mục này lại giảm 100% chính bằng số nợ của năm ngoái. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Giảm 16%( trên gần 1.5 triệu USD) chủ yếu là do thuế TNDN phải trả hiện tại được ghi nhận như chi phí phải trả và có sự giảm sút của thuế TTĐB vì sự giảm doanh thu của xe so với năm trước. KTV quan tâm đến việc năm trước công ty KH1 phải trả thuế nhập khẩu và TTĐB bổ sung từ việc xe nguyên chiếc nhập khẩu từ công ty mẹ về. Giá xe từ công ty mẹ chuyển giao cho công ty KH1 nhỏ hơn giá thị trường của xe nhập khẩu đó. Giá cố định mà công ty KH1 cung cấp cho KH, công ty được yêu thêm các chi phí về thuế nhập khẩu, VAT và TTĐB đầu vào cho KH. Trong năm nay KH1 khiếu nại cho trường hợp này. KTV phải theo dõi vụ việc này vào cuối năm để biết được diễn biến của vụ việc khiếu nại này, và nó có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kinh doanh của công ty KH1 như thế nào. Khoản phải trả người bán và phải trả nội bộ Khoản trả nhà cung cấp tăng lên 27%( trên gần 255 nghìn USD) và khoản phải trả nội bộ tăng mạnh 28%( trên 3.3 triệu USD) do phụ tùng của năm nay được mua nhiều hơn và thời gian kỳ hạn tín dụng của nhà cung cấp cho DN vẫn không thay đổi. Chi phí phải trả Trong chi phí phải trả thì có các chi phí quảng cáo, trợ cấp thôi việc, tiền thưởng, chi phí hoa hồng và các chi phí khác. Chi phí phải trả giảm gần 3,9 triệu USD với việc giảm gần 45% thì nguyên nhân chủ yếu là do việc ghi nhận các khoản chi phí của hoa hồng theo doanh thu và do việc giảm sút các khoản ghi nhận trước cho phí thương hiệu và chi phí hỗ trợ cho các đại lý trung thành, giảm so với năm ngoái vì công ty đã thanh toán các chi phí này trong năm năm nay. Thêm đó có còn có thêm yếu tố gây giảm các khoản phải trả do khoản phải trả cho tiền thưởng và lương chỉ là số liệu biểu hiện từ 10 tháng đầu năm 2012 và khoản mục này sẽ thường phát sinh nhiều vào những tháng cuối năm. Dự phòng phải trả ngắn hạn Giảm nhẹ 10%(giảm gần 159 nghìn USD) do việc bảo hành xe. Dưa vào khoản bảo hành mà năm trước lập cho 250 chiếc xe A; 280 chiếc xe B; 850 chiếc xe C và 1350 chiếc xe D, năm nay công ty sẽ lập dự phòng bảo hành cho các dòng xe A,B,C,D là 50USDxe. Sự giảm sút của tỷ lệ lập dự phòng cũng dẫn đến việc suy giảm của các khoản dự phòng.  Phân tích BCKQKD Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty KH1 cho niên độ kết thúc ngày 31122012. ĐVT: USD Chỉ tiêu Năm 2011 (1) Năm 2012 (2) Chênh lệch + (3) % (4) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 192.978.625 159.952.303 (1.035.861,4) 1% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 40.453.769 38.034.776 5.187.962,2 13% 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 152.524.856 121.917.527 (6.223.823,6) 4% 4. Giá vốn hàng bán 128.771.845 99.898.548 (8.893.587,4) 7% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 23.753.011 22.018.979 (2.669.763,8) 11% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.253.029 2.651.127 1.928.323,4 154% 7. Chi phí tài chính 3.693.102 2.295.762 (938.187,6) 25% 8. Chi phí bán hàng 10.500.846 7.632.992 (1.341.255,6) 13% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.259.103 3.242.876 (367.651,8) 9% 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.552.989 11.498.476 7.245.182,2 111% 11. Thu nhập khác 745.592 481.321 (172.894,8) 23% 12. Chi phí khác 750.480 667.521 55.433,2 7% 13. Lợi nhuận khác (4.888) 186.200 191.088 3909% 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 6.548.101 11.684.676 7.473.510,2 114% 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.348.137 3.489.123 1.838.810,6 78% 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0% 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 4.199.964 8.195.533 5.634.699,6 134% Các giá trị tại cột (2) là giá trị thời kỳ từ đầu năm 2012 đến hết tháng 102012 Trên bảng trên thì các giá trị ở cột (3)=(2)1210 (1) Còn ở cột (4)=(3)(1) Qua phân tích BCKQKD, KTV đã rút ra được các nhận xét ban đầu sau đây: Doanh thu và tỷ lệ lãi gộp Doanh thu giảm nhẹ 1% tương đương với trên 1 triệu USD do phần lớn bởi doanh số bán xe năm 2012 có sự sụt giảm. KTV hiểu rằng số liệu suy ta từ 10 tháng khó mà là cơ sở để so sánh với năm trước. Vì doanh số bán ra còn chịu tác động của doanh số theo mùa, mà mùa cao điểm của bán xe thường từ tháng 10 đến tháng 12. Khoản giảm trừ doanh thu bao g

Ngày đăng: 05/01/2021, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w