1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính.DOC

33 1,4K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 160 KB

Nội dung

Hoàn thiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đang từng bước hội nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực màquan trọng và đi đầu là trong lĩnh vực kinh tế Các loại hinh doanh nghiệpđang ngày càng được đa dạng hoá và hoạt động ngày càng có hiệu quả.Không chỉ doanh nghiệp nhà nước mà hiện nay cả doanh nghiệp tư nhân,công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cũng đang tiến nhanh, tiếnmạnh để nhanh chóng, hoà mình vào với thị trường thế giới Hàng loạt sựkiện đã đánh dấu những bước phát triển trong quá trình hội nhập của ViệtNam

Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), thu hútđược ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài, các thương hiệu sản phẩm,hàng hoá đã được thế giới biết đến nhiều hơn, thị trường chứng khoán ViệtNam ngày càng sôi động, chứng khoán Việt Nam đã xuất hiện trên các sàngiao dịch chứng khoán thế giới Điều này đòi hỏi thị trường tài chính ViệtNam phải lành mạnh, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Namphải được phản ánh trung thực thông qua các báo cáo được phát hành Cùngvới sự phát triển của nền kinh tế hoạt động kiểm toán cũng không những lớnmạnh để thực hiện chức năng tư vân và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tàichính của doanh nghiệp, góp phần làm minh bạch thông tin tài chính, tạoniềm tin cho những người sử dụng thông tin tài chính Để đưa ra được ý kiếnxác đáng về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên,phải vận dụng các kỹ thuật để thu thập các bằng chứng kiểm toán thích hợp

và đầy đủ Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán có ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng, thời gian, chi phí của cuôc kiểm toán, do đó nó cũng ảnhhưởng tới tính hiệu quả của cuộc kiểm toán Thủ tục phân tích, trong kiểmtoán báo cáo tài chính là một kỹ thuật đơn giản, có hiệu quả cao, được sửdụng rất rộng rải trong các cuộc kiểm toán Với lý do đó, em đã lựa chọn đề

tài "Hoàn thiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Trang 2

Mặc dù em đã rất cố gắng song do hạn chế về thời gian và trình độ, bài

đề án chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót

Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy các cô, mìnhrất mong nhận được ý kiến nhận xét của các bạn để bài đề án ngày càng hoànthiện hơn

Để hoàn thành được bài đề án này em đã được sự chỉ bảo và giúp đỡtận tình của Cô Nguyễn Thị Hồng Thuý, Thạc sỹ, Phó trưởng bộ môn kiểmtoán

Em xin cảm ơn Cô rất nhiều!

Trang 3

I, Những vấn đề lý luận chung về kỹ thuật phân tích

1, Khái niêm thủ tục phân tích

- Theo SAS số 56, các thể thức phân tích có thể được định nghĩa nhưsau: " Phân tích là những quá trình đánh giá các thông tin tài chính được thểhiện qua một cuộc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu

có tình tài chính và không có tính tài chính, gồm cả những quá trình so sánhcác số tiền ghi trên sổ với những con số ước tính của kiểm toán viên"

Phân tích là sự phân chia thực sự hay bằng trí tưởng tượng một đốitượng nhận thức thành các yếu tố trái với tổng hợp Bằng việc phân chia nhưvậy, phân tích giúp chủ thể tìm hiểu được bản chất, cốt lõi, nguyên nhân củađối tượng nhận thức

Thủ tục phân tích là cách thức xem xét các mối quan hệ và các xuhướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp các kỹ thuậtkiểm toán đối với các trị số bằng tiền của các chỉ tiêu hoặc các bộ phận cấuthành chỉ tiêu

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520: "Thủ tục phân tích làviệc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ranhững xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn vớicác thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dựkiến"

Thủ tục phân tích vận dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính gồm 5bước: Lựa chọn loại hình phân tích phù hợp; Thu thập các dữ liệu tài chính vàcác nghiệp vụ, xây dựng mô hình để dự đoán; Dự đoán và so sánh dự đoáncủa kiểm toán viên với số liệu của đơn vị được kiểm toán; Sử dụng đánh giáchuyên môn để rút ra kết luận về bằng chứng kiểm toán thu thập được

- Ý nghĩa của việc phân tích

+ Phân tích báo cáo tài chính giúp những người cần thông tin đánh giá

Trang 4

chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầucủa họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Bên cạnh đó, các nhà quảntrị doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều khía cạnh khác như tạo công ăn việclàm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với chi phí thấp, đónggóp phúc lợi xã hội Một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được các mục tiêunày nếu kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ Đối với các chủ ngân hàng

và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm chủ yếu hướng vào khả năng trả

nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sảnkhác có thế chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với nợ ngắn hạn đểđược khả năng thnah toán tức thời của doanh nghiệp Ngoài ra, các chủ ngânhàng và các nhà cho vay tín dung cũng rất quan tâm đến số lượng vốn của chủ

sở hữu , bởi vì số vốn chủ sở hữu là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợpdoanh nghiệp gặp rủi ro Không mấy ai sẵn sàng cho vay nếu các thông tincho thấy người vay không đảm bảo chắc chắn rằng khoản vay đó sẽ đượcthanh toán khi đến han Người cho vay cũng quan tâm đến khả năng sinh lợicủa doanh nghiệp vì đó là cơ sở để hoàn trả vốn và lãi vay dài han, Đối vớicác nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ, họ phải quyết định xem

có cho phép khách hàng mua chịu hàng hóa, thanh toan toán chậm hay không.Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi

ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn Vì vậy, họcần có những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quảkinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp Đồng thời, cácnhà đầu tư cũng quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả củacông tác quản lý Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toan và hiệu quả chocác nhà đầu tư Bên cạnh đó, còn có những nhóm người khác quan tâm đếntình hình tài chính của doanh nghiệp Đó là các cơ quan tài chính, cơ quanthống kê, chủ quản, các nhà phân tích tài chính, người lao động Nhữngnhóm người này có nhu cầu thông tin về cơ bản giống như các chủ ngân hàng,

Trang 5

các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp bởi vì nó liên quan đến quyền lợi vàtrách nhiệm đến khách hiện tại và tương lai của họ.

+ Thực hiện thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên hạn chế tối đa cácthủ tục kiểm toán chi tiết, tiến hành kiểm toán không dàn trải mà tập trungvào các sai sót trọng yếu, làm rõ những nghi vấn, những dấu hiệu bất thường,làm giảm chi phí, thời gian kiểm toán, tăng hiệu quả làm việc và chất lượngkiểm toán

- Mục tiêu của thủ tục phân tích

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VAS 520, quy trình phân tíchđược sử dụng cho các mục đích sau:

+ Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của cácthủ tục kiểm toán khác

+ Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khiviệc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việcgiảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính

+ Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâusoat xét cuối cùng của cuộc kiểm toán

2 Tầm quan trọng của việc sử dụng các thể thức phân tích

Hội đồng chuẩn mực kiểm toán đã kết luận là các thể thứcphân tích có tầm quan trọng đến nỗi chúng được quy định chotất cả các cuộc kiểm toán Đối với một số mục tiêu kiểm toánnhất định hoặc các số dư tài khoản nhỏ, chỉ có các thể thứcphân tích thôi cũng đủ bằng chứng Tuy vậy, đối với hầu hếtcác trường hợp, việc có thêm các bằng chứng ngoài các thểthức phân tích cũng cần thiết để làm thoả mãn quy định bằngchứng có giá trị và đầy đủ

Trang 6

- Hiểu được công việc kinh doanh của khách hàng:

Kiểm toán viên xem xét kiến thức và kinh nghiệm thuthập được về công ty khách hàng trong những năm trước nhưmột điểm khởi đầu để lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán củanăm hiện hành Bằng cách tiến hành các thể thức phân tích

mà qua đó các thông tin chưa được kiểm toán ở các nămtrước, các biến động sẽ nổi rõ Những biến động này có thểđại diện cho những xu hướng quan trọng hoặc có các hiệntượng đặc biệt mà tất cả đều có ảnh hưởng đến việc lập kếhoạch kiểm toán

- Đánh giá khả năng công ty tiếp tục là một doanh nghiệphoạt động phát đạt Các thể thức phân tích thường có tácdụng như một dấu hiệu của việc công ty khách hàng đangđứng trước những khó khăn khắc nghiệt về mặt tài chính Khảnăng thiếu hụt về mặt tài chính phải được kiểm toán viên xemxét trong quá trình đánh giá các rủi ro liên hệ với kiểm toáncũng như liên hệ với giả định doanh nghiệp hoạt động phátđạt của ban quản trị khi soạn thảo các báo cáo tài chính Một

số thể thức phân tích nhất định có thể rất hữu ích cho việcxem xét này Những điều kiện đó không chỉ có ảnh hưởng đến

kế hoạch kiểm toán mà còn có thể chỉ rõ là có những nghi ngờđáng kể về khả năng công ty tiếp tục làm ăn phát đạt, điềunày sẽ được yêu cầu một báo cáo bổ sung

- Dấu hiệu của sự hiện diện các sai số khả dĩ trên báo cáotài chính

Những chênh lệch đáng kể ngoài dự kiến giữa số liệu tàichính chưa được kiểm toán ở năm hiện hành với số liệu khácđược dùng để so sánh thường được xem như là những dao

Trang 7

động bất thường Những dao động bất thường xảy ra khinhững chênh lệch đáng kể không được dự kiến nhưng lại tồntại hoặc khi những chênh lệch đáng kể có được dự kiến nhưnglại không xảy ra trong cả hai trường hợp, một trong những lý

do khả dĩ đối với một dao động bất thường là sự hiện diện củamột sai số về kế toán hoặc sai quy tắc Như vậy, nếu daođộng bất thường lớn, kiểm toán viên phải xác định lý do của

nó và coi như đó là nguyên nhân là một sự kiện kinh tế hợp lý

và đó không phải là một sai số hoặc sai quy tắc Chẳng hạn,khi so sánh tỷ lệ của mức dự phòng phải thu khó đòi với cáckhoản phải thu, với tỷ lệ đó của năm trước, giả sử tỷ lệ này đãgiảm đi trong khi cùng lúc đó hệ số quay vòng các khoản phảithu cũng giảm đi Tổng hợp hai mảng thông tin này sẽ chỉ rõkhả năng báo cáo dưới mức dự phòng Khía cạnh này của cácthể thức phân tích thường được gọi là sự quan tâm có địnhhướng vì nó dẫn đến các thể thức chi tiết hơn trong các lĩnhvực kiểm toán đặc thù mà ở đó có thể tìm thấy các sai sốhoặc sai quy tắc

- Giảm bớt các cuộc khảo sát chi tiết

Khi một thể thức phân tích không làm bật lên các daođộng bất thường thì có nghĩa là khả năng sai số hoặc sai quytắc trọng yếu rất nhỏ Trong trường hợp đó, thể thức phântích cấu thành bằng chứng thực sự để chứng minh cho sựtrình bày trung thực của các số dư tài khoản có liên quan vàviệc tiến hành khảo sát chi tiết tài khoản này có thể giảm bớttrong một số trường hợp khác một số thể thức kiểm toán nhấtđịnh có thể được loại trừ, quy mô mẫu có thể được giảm bớt

Trang 8

hoặc thời hạn của các thể thức có thể được kéo dài hơn kể từngày lập bảng cân đối tài sản.

Các thể thức, phân tích thường không tốn kém như cuộckhảo sát chi tiết Do đó, hầu hết kiểm toán viên thay thế cáckhảo sát chi tiết bằng các thể thức phân tích bất cứ khi nào

có thể làm được

Mức độ mà các thể thức phân tích có thể cung cấp bằngchứng hữu ích phụ thuộc vào tính toán tin cậy của chúng.Trong các tình huống đó, đối với một số mục đích kiểm toán

và trong một số trường hợp, chúng có thể là những thể thứchiệu quả nhất để vận dụng Những mục tiêu này có thể gồm

sự xếp loại đúng đắn của các nghiệp vụ kinh tế, tính đầy đủcủa việc ghi sổ nghiệp vụ kinh tế và tính chính xác của cácphán xét, ước tính của ban quản trị trong một số lĩnh vực nhấtđịnh như dự phòng khoản phải thu khó đòi Đối với các mụctiêu kiểm toán và ở trong những tình huống khác tốt nhất làxem các thể thức phân tích như sự quan tâm có định hướng

và không được dựa vào đó để thu thập bằng chứng chínhthức

3 Nội dung của kỹ thuật phân tích.

Phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mốiquan hệ để xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản.Các mối quan hệ bao gồm mối quan hệ giữa các thông tin tàichính với nhau và quan hệ giữa các thông tin tài chính và cácthông tin phi tài chính Do đó, kỹ thuật phân tích gồm 3 nộidung: dự toán, so sánh và đánh giá

- Dự toán: Là việc ước đoán về số dư tài khoản, giá trị củacác chỉ tiêu, tỷ suất hoặc xu hướng

Trang 9

- So sánh: Là việc đối chiếu số dự đoán với số liệu trênbáo cáo.

- Đánh giá: Là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn

và kỹ thuật khác (Phỏng vấn, quan sát) để phân tích và kếtluận về các chênh lệch khi so sánh

Phương pháp phân tích chủ yếu dựa vào quá trình so sánhcác mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau hoặcgiữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính Cụthể bao gồm những so sánh chủ yếu sau:

3.1 So sánh giữa các thông tin tài chính kỳ này với các thông tin tài chính kỳ trước.

Kiểm toán viên có thể so sánh các chỉ tiêu tài chính trênbáo cáo tài chính kỳ này với báo cáo tài chính các kỳ trước.Hoặc có thể so sánh giữa số dư hoặc số phát sinh của các tàikhoản cần xem xét giữa các kỳ Mục đích của việc so sánh đónhằm phát hiện những khoản mục, những chỉ tiêu hoặc tàikhoản có sự biến động không bình thường để tập trung thẩmtra, xem xét Thí dụ: Sự tăng đột ngột của chi phí sửa chữa tàisản cố định trong kỳ so với các kỳ trước đó, cần phải xem xétđiều tra những chi tiết sai sót nếu có và xác định nguyênnhân hoặc lượng hàng tồn kho tăng đáng kể so với những kỳtrước đó, thì kiểm toán viên cần xem xét đến tỷ số giữa vòngquay hàng tồn kho kỳ này với kỳ trước có sự biến động lớnhay không và nếu có thì tìm nguyên nhân

Việc so sánh chỉ có thể áp dụng đối với các thông tin cóthể so sánh được, tức là các chỉ tiêu hay khoản mục có cùngnội dung và phương pháp tính toán

Trang 10

3.2 So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán

Thông qua việc so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa số liệuthực tế với số liệu kế hoạch hoặc dự toán sẽ giúp cho kiểmtoán viên điều tra, phát hiện được những sai biệt lớn giữa sốliệu thực tế với số liệu kế hoạch hoặc dự toán Sẽ giúp chokiểm toán viên điều tra, phát hiên được những sai biệt lớngiữa số liệu thực tế và kế hoạch hoặc dự toán Từ đó có thểthấy những sai sót trong báo cáo tài chính hoặc những biếnđộng lớn về sản xuất, kinh doanh mà kiểm toán viên cần xemxét, thí dụ: có sự chênh lệch quá lớn giữa giá thành thực tế vàgiá thành kế hoạch, hoặc hàng tồn kho thực tế với định mứchàng tồn kho, giữa giá trị sản lượng thực tế và kế hoạch

3.3 So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với các chỉ tiêu bình quân trong ngành.

Thông thường, trong phạm vi nhất định thì các chỉ tiêucủa đơn vị và các chỉ tiêu bình quân của ngành có mối quan

hệ tương đồng với nhau (Như các chỉ tiêu: mức lợi nhuận, hệ

số vòng quay vốn, giá thành ) do vậy, kiểm toán viên có thể

so sánh các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân củangành, để phát hiện những sai biệt lớn, không bình thường,không hợp lý Từ đó sẽ tìm ra nhưng sai sót hoặc giúp cho kiểm toán viêntìm hiểu kỹ hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Khi so sánh giữa chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân của nhữngngành cần lưu ý đến nhân tố về quy mô cũng như tổ chức quản lý, phươngpháp hạch toán khác nhau giữa các đơn vị trong ngành

Tuy nhiên, khi so sánh cần kết hợp so sánh trong một khoảng thời giannhất định chứ không chỉ so sánh ở một thời điểm, để có những kết luận xácđáng hơn

Trang 11

Giả sử, so sánh giữa hệ số vòng quay vốn của doanh nghiệp với hệ sốvòng quay vốn bình quân của ngành, kiểm toán viên có kết quả.

Trang 12

Chỉ tiêu Doanh nghiệp19 x4 19 x 5Bình quân ngành19 x 4 19 x 5

Nếu chỉ nhìn vào hệ số vòng quay vốn của doanh nghiệp trong hai nămthì thấy rằng doanh nghiệp có vòng quay vốn tương đối ổn định và không cóbiểu hiện bất thường Song nếu so sánh với tỷ lệ bình quân của ngành thì tìnhhình sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng xấu đi và thấp hơn nhiều sovới tỷ lệ bình quân của ngành Trên cơ sở đó, kiểm toán viên sẽ tiếp tục thuthập bằng chứng để chứng minh cho điều dự toán trên

Hãng thông tấn DUN AND BRADSTREET, ROBERT MORRIS vànhiều nhà xuất bản khác trên thế giới cũng đang thu thập thông tin tài chínhcho hàng ngàn công ty và soạn thảo dữ kiện cho rất nhiều ngành kinh doanhkhác nhau Nhiều công ty kiểm toán mua các bản tin này để sử dụng như mộtcăn cứ của việc so sánh ngành trong các công cuộc kiểm toán của họ

Những lợi ích quan trọng nhất của quá trình so sánh ngành là nó như một

sự giúp đỡ để hiểu rõ công việc kinh doanh của khách hàng và thấy được dấuhiệu của khả năng phát triển hay thất bại về mặt tài chính của doanh nghiệp Nhược điểm chính khi sử dụng các tỷ số của ngành để kiểm toán là sựkhác nhau giữa bản chất của thông tin tài chính của khách hàng với bản chấtcủa các công ty được dùng để tính các kết quả của ngành Vì các dữ kiện củangành là các số bình quân chung nên các quá trình so sánh có thể không có ýnghĩa Thường thì mặt kinh doanh của khách hàng không giống như cácchuẩn mực của ngành Ngoài ra, các công ty khác nhau sử dụng các phươngpháp kế toán khác nhau và điều này ảnh hưởng đến tính so sánh được của dữkiện Nếu hầu hết các công ty trong ngành sử dụng phương pháp FIFO đểđánh giá hàng tồn kho và phương pháp khấu hao là phương pháp được sửdụng khấu hao bình quân trong khi đó công ty khách hàng được kiểm toán lại

sử dụng phương pháp LIFO và phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần,

Trang 13

các quá trình so sánh sẽ không còn ý nghĩa Điều này không có ý nghĩa là cácquá trình so sánh ngành không được thực hiện Đúng hơn, đó là một dấu hiệucủa nhu cầu thận trọng khi diễn giải các kết quả.

3.4 So sánh số hiệu của doanh nghiệp với các kết quả dự kiến của kiểm toán viên.

Hình thức so sánh dữ kiện của doanh nghiệp với các kết quả dự kiếnđược sử dụng khi kiểm toán viên tính các số dự kiến đó để so sánh với số thực

tế Theo hình thức này kiểm toán viên ước tính số dư của một tài khoản nào

đó bằng cách liên hệ nó với một hoặc một vài tài khoản khác trên bảng cânđối tài sản hoặc trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, hoặc bằng cách

dự toán dựa trên xu hướng lịch sử nào đó Ví dụ: Việc tính giá trị dự kiến dựatrên các mối quan hệ giữa các tài khoản là quá trình tính toán độc lập của phítổn trả tiền lãi trên các phiếu nợ dài hạn phải trả bằng cách nhân số dư cuối kỳhàng tháng trên các phiếu nợ phải trả với lãi suất bình quân hàng tháng Nếu

có sự khác biệt trọng yếu giữa số liệu ước tính với số liệu thực tế, thì cần điềutra, xem xét để xác định nguyên nhân cụ thể

3.5 Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.

Các thông tin phi tài chính là các dữ kiện kinh tế, kỹ thuật do các hệthống hạch toán cung cấp như số lượng nhân viên, số lượng phòng, giá phòng,hiệu suất phòng của một khách sạn, hoặc diện tích kho hàng của một doanhnghiệp Với số liệu này việc xác định tổng thu từ các phòng để so sánh vớidoanh thu ghi sổ tương đối dễ Hoặc xem xét, thẩm tra quỹ lương, mức lươngbình quân, kiểm toán viên sẽ xem xét mối quan hệ của nó với số lượng côngnhân của doanh nghiệp

Trang 14

4 Kỹ thuật phân tích được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán

có hiệu lực.

Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên sử dụngnhiều phương pháp khác nhau để thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu lựctheo cách phân chia này kỹ thuật phân tích gồm có 3 loại: Phân tích xu hướng,phân tích tỷ suất và kiểm tra tính hợp lý

4.1 Phân tích xu hướng ( Phân tích ngang)

Là sự phân tích những thay đổi theo thời gian của số dư tài khoản,nghiệp vụ phân tích xu hướng thường được kiểm toán viên sử dụng qua sosánh thông tin tài chính kỳ này với thông tin tài chính kỳ trước hay so sánhthông tin tài chính giữa các tháng trong kỳ hoặc so sánh số dư (Số phát sinhcủa các tài khoản cần xem xét giữa các kỳ, nhằm phát hiện những biến độngbất thường để qua đó kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết

Phân tích xu hướng được xem làm rất hữu dụng trong việc phân tích vềthu thập và chi phí Thực chất của phân tích xu hướng là so sánh số liệu thực

tế của khách hàng với số liệu của các chỉ tiêu này ở các kỳ trước hoặc giữacác kỳ với nhau, qua đó kiểm toán viên thấy được những biến động bấtthường và xác định những lĩnh vực cần quan tâm Kiểm toán viên có thể sosánh số dư của tài khoản tổng hợp, chi tiết của các số dư tổng hợp hoặc sosánh mối quan hệ tỷ lệ giữa các năm với nhau

Khi vận dụng phương pháp phân tích xu hướng trong kiểm toán báo cáotài chính, kiểm toán viên có nhiều cách tiếp cận: Phương pháp tiếp cận dựđoán và phương pháp tiếp cận nhân quả Phương pháp tiếp cận dự đoán làphương pháp so sánh số liệu hiện tại và xu hướng biến động của chúng quacác thời kỳ trước nhằm xem xét tính hợp lý Theo phương pháp này kiểm toánviên không phải đưa ra các con số ước tính cụ thể đối với số dư hoặc tổng sốphát sinh của phần hành đang được kiểm toán cũng như không phải giả định

có vấn đề tồn tại, nếu số tài khoản không có sai lệch so với xu hướng biếnđộng Phương pháp tiếp cận dự đoán nhìn chung là đơn giản và dễ áp dụng,

Trang 15

tuy nhiên kiểm toán viên sẽ không thể kiểm soát được hoàn toàn các sai sótcòn tồn tại trong phần hành đang được kiểm toán bởi vì không thể loại bỏ khảnăng xảy ra sai sót đối với phần hành đó ngay cả khi số dự hoặc tổng số phátsinh biến động theo đúng xu hướng.

Phương pháp tiếp cận nhân quả, tức là kiểm toán viên phải đưa ra mộtcon số ước đoán cụ thể bằng cách xem xét và phân tích nguyên nhân, các yếu

tố gây ra biến động và căn cứ vào đó đưa ra một con số dự kiến để so sánh với

số liệu thực tế Phương pháp tiếp cận này giúp kiểm toán viên kiểm soát tốthơn phần hành mà mình đang kiểm toán vì kiểm toán viên hiểu rõ mọinguyên nhân dẫn tới những biến động hợp lý của phần hành Những chênhlệch so với con số dự kiến của kiểm toán viên có thể được khẳng định là cókhả năng chứa đựng sai sót cao Tuy nhiên, chi phí vận dụng cho phươngpháp tiếp cận này cao hơn so với phương pháp tiếp cận dự đoán, vì thế kiểmtoán viên cần cân nhắc khi vận dụng các phương pháp tiếp cận phù hợp vớitừng phần hành và từng khách hàng

Phân tích xu hướng có thể được chia làm hai dạng:

- Phân tích xu hướng giản đơn: Là xác định con số ước tính dựa trên số

dư tài khoản kỳ trước

- Phân tích hồi quy: Là sử dụng phương pháp toán học trong phân tíchtài chính để biểu hiện và đánh giá mối quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêukinh tế

Tức là, kiểm toán viên sẽ xây dựng một mô hình hồi quy cho tài khoảncần kiểm tra dựa trên kết quả phân tích biến động qua nhiều năm và dựa trênbản chất của mỗi tài khoản

Như vậy phân tích hồi quy tương đối phức tạp, để phân tích đòi hỏi kiểmtoán viên phải có kinh nghiệm, trình độ cao hơn so với phân tích xu hướnggiản đơn

Trang 16

4.2 Phân tích tỷ suất (phân tích dọc)

Là cách thức so sánh các số dư tài khoản hoặc các loại hình nghiệp vụ.Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý về tình hình tài chính của mộtcông ty nào đó với công ty khác trong cùng một tập đoàn hay với ngành đó.Thông thường khi phân tích tỷ suất cũng phải xem xét xu hướng của tỷ suấtđó

Trong phân tích tỷ suất, kiểm toán viên quan tâm nhiều hơn tới mối quan

hệ vốn có giữa các chỉ tiêu tài chính Có hai loại phân tích tỷ suất là phân tích

tỷ suất theo chuỗi thời gian và phân tích tỷ suất theo ngành Phân tích tỷ suấttheo thời gian là việc so sánh các tỷ suất của đơn vị qua các thời kỳ, tìm hiểunguyên nhân biến động và đánh giá biến động của các tỷ suất đó theo thờigian Phân tích tỷ suất theo ngành là việc so sánh các tỷ suất giữa các đơn vịcùng ngành tại cùng một thời điểm hoặc cho cùng một thời kỳ Để phân tích

tỷ suất theo ngành đòi hỏi kiểm toán viên phải có hiểu biết, có các thông tinđầy đủ về ngành, việc phân tích tỷ suất theo ngành chỉ mang tính tương đốibởi vì các doanh nghiệp dù trong cùng một ngành nhưng lại có quy mô khácnhau, tốc độ phát triển khác nhau, uy tín khác nhau việc phân tích này chủyếu dùng để tham khảo riêng cho kiểm toán viên Kiểm toán viên có thể đánhgiá các tỷ suất theo các tỷ suất tài chính hoặc đánh giá theo quy mô

Phân tích tỷ suất tài chính là so sánh số dư tài khoản, của nghiệp vụ phátsinh trên báo cáo tài chính, phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó, từ đóđưa ra đánh giá về sự biến động tỷ suất giữa các năm hoặc các đơn vị cùngngành

Phân tích tỷ suất theo quy mô được thực hiện trên cơ sở số dư của các tàikhoản trên bảng khai tài chính được tính theo tỷ lệ phần trăm

Một số tỷ suất được kiểm toán viên áp dụng trong phân tích gồm:

- Nhóm chỉ tiêu về thanh toán:

Ngày đăng: 15/09/2012, 16:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kiểm toán tài chính - NXB: Đại học KTQD 2. EURO - TAPVIET - Sổ tay kiểm toán Khác
5. Kiểm toán- PTS. Vương Đình Huệ Khác
6. Kiểm toán lý thuyết và thực hành - John DUNN Khác
7. Kiểm toán auditing - ALVIN A, ARENS - JAMES. KLOEBBECKE 8. Kiểm toán - ĐH Kinh tế Khác
9. Những chuẩn mực và nguyên tắc kiểm toán quốc tế - Tài liệu dịch (VACO) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w