1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội.

244 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 244
Dung lượng 704,57 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Từ lý luận và thực tế đã chứng minh: Giáo dục và Đào tạo có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước. Giáo dục - đào tạo là một động lực, là đòn bẩy, là mục tiêu của mọi sự phát triển. Trong xu thế toàn cầu hoá về chính trị và kinh tế, Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập với khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục - đào tạo Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước trong khu vực và thế giới. Từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”.Việc phát triển hợp lý quy mô đào tạo phải được thực hiện gắn chặt với yêu cầu phát triển KT- XH, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ CNH- HĐH, phát huy nội lực, chủ động hội nhập, phát triển bền vững và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo [2]. Quan điểm này xuất phát từ chức năng của giáo dục phục vụ xã hội và đào tạo nguồn nhân lực đắp ứng với nhu cầu phát triển xã hội. Để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những đòi hỏi cụ thể của các quá trình phát triển KT - XH hiện nay, việc đảm bảo chất lượng theo nhu cầu xã hội được coi là mục tiêu, một yêu cầu mang tính tất yếu của ngành giáo dục. Thực hiện mục tiêu này, một trong những phương hướng cơ bản mà các Nghị quyết của Đảng đã đề ra là: Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương pháp giáo dục - đào tạo theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hóa, xã hội hoá” nâng cao chất lượng dạy và học. Quản lý đào tạo ở các nhà trường là khâu then chốt đảm bảo sự thành công của phát triển giáo dục. Vì thông qua quản lý hoạt động đào tạo, việc thực hiện mục tiêu đào tạo, các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục-đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo … mới được triển khai có hiệu quả. Quản lý hoạt động đào tạo nhân lực thuộc các lĩnh vực khác nhau đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án đề cập. Tuy nhiên thực tế cho thấy cách tiếp cận trong nghiên cứu quản lý đào tạo ở các trường đại học nói chung và trong từng ngành nghề, lĩnh vực nói riêng ở các công trình nghiên cứu có khác nhau. Nhìn chung kết quả đạt được trong quản lý đào tạo ở các trường đại học đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Song bên cạnh đó quá trình quản lý hoạt động đào tạo ở các trường đại học nói chung, trước những biến đổi của nền kinh tế, chính trị - xã hội cần phải được đổi mới, tăng cường các biện pháp cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực hiện nay của xã hội. Việc nâng cao chất lượng trong phát triển nguồn nhân lực ngành CNTT luôn là một vấn đề cấp thiết. Đặc biệt trong bối cảnh chất lượng nhân lực cần đáp ứng phù hợp với nhu cầu phát triển thị trường hiện nay. Tuy nhiên, những năm gần đây, bài toán về phương thức và quản lý nhằm phát triển nguồn nhân lực này còn gặp nhiều bất cập trong mối quan hệ không đồng nhất giữa yêu cầu thị trường với thực tế triển khai phát triển. Trên thế giới hiện nay, việc phát triển nguồn nhân lực ngành CNTT, trong đó có ngành ATTT cũng đang phát triển theo xu thế hướng nhu cầu xã hội. Tại Việt Nam, thông tư 11/2015 Bộ TT-TT cũng đưa ra Chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, phát triển nguồn nhân lực thì Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vẫn chưa có một chương trình chuẩn nào được xây dựng chi tiết và cụ thể. Điều này dẫn đến mỗi cơ sở giáo dục tự phát triển các chương trình đào tạo (CTĐT) theo quan điểm chủ quan, cá nhân của từng trường đại học. Sự bất cập này khiến cho chất lượng đầu ra của khâu đào tạo nguồn nhân lực không được đảm bảo theo tham chiếu của chuẩn kỹ năng nhân lực. Việc thiết lập mối liên kết giữa các mô hình triển khai đào tạo nhân lực CNTT và ATTT gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa đồng bộ, thống nhất về mặt kiến thức cũng như cơ sở lý luận. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tội phạm an ninh mạng trở nên hiện hữu thì vấn đề bảo mật, an toàn mạng đã và đang đặt ra nhiều thử thách. Làm thế nào để bảo mật được hệ thống mạng, làm thế nào để tránh trường hợp phá hỏng mạng để đảm bảo mạng lưới thông tin thông suốt, giữ được an toàn quốc gia. Đây là những vấn đề có tính cấp bách đối với những người làm công tác an ninh thông tin để đảm bảo an ninh quốc gia. Đáp ứng được yêu cầu này cần phải nâng cao chất lượng đào tạo ngành An toàn thông tin tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Song song với sự phát triển của đào tạo ngành An toàn thông tin thì việc quản lý đào tạo được xác định là khâu quan trọng quyết định chất lượng đào tạo hiện nay của các nhà trường. Trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ở Việt Nam, nhu cầu xã hội về đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin ngày một tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Cử nhân ngành An toàn thông tin sẽ là lực lượng nòng cốt trong việc đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng cho nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, lực lượng cử nhân ngành An toàn thông tin tốt nghiệp các trường đại học hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội về mặt chất lượng. Trong điều kiện nguồn lực đầu tư ở các trường đại học Việt Nam cho đào tạo cử nhân ngành ATTT còn hạn chế, các trường đại học và học viện phải tìm cách đổi mới quản lý hoạt động đào tạo của mình để nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT là khâu quyết định để thực hiện các mục tiêu giáo dục và đào tạo đảm bảo chất lượng đào tạo ngành ATTT. Trong Báo cáo tổng kết tại Hội thảo quốc gia về đào tạo ngành ATTT đã nêu về chất lượng đào tạo chuyên ngành ATTT ở Việt Nam còn thấp, “chưa chú trọng xây dựng học liệu điện tử,… đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, giảng viên chuyên môn và phương pháp sư phạm đào tạo ATTT chưa được quan tâm đúng mức,…chưa xây dựng được Bộ tiêu chuẩn và hệ thống kiểm định chất lượng dành riêng cho đào tạo ATTT,… các trường không có cơ sở tự đánh giá những hoạt động của họ dẫn tới mỗi trường làm một kiểu, thiếu sự nhất quán, đồng bộ”. Trong thời gian qua, các trường đại học có đào tạo cử nhân ngành ATTT có chú ý mở rộng quy mô đào tạo, nhưng chất lượng đào tạo ngành ATTT và chất lượng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội còn nhiều hạn chế và bất cập, đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý hiệu quả để hướng hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội” nhằm nghiên cứu và tìm ra những giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học hiện nay theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các

Ngày đăng: 05/01/2021, 11:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w