1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đào tạo trực tuyến ở các trường đại học việt nam hiện nay

248 375 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 248
Dung lượng 5,55 MB

Nội dung

ĐTTT được áp dụng ở hầu hết các trườngđại học trên thế giới với nhiều mức độ khác nhau, từ việc ứng dụng máy tính hỗ trợcho đào tạo, tới việc sử dụng E-learning như một phần của quá trìn

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ PHƯỚC MINH

Hà Nội, 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi viết trong luận án này là do sự tìm hiểu vànghiên cứu của bản thân tôi Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tácgiả đều có trích dẫn nguồn gốc cụ thể Luận án này cho đến nay chưa được bảo vệtại bất kỳ một Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ nào ở trong nước cũng như ở nướcngoài, và cho đến nay chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì cam đoan ở trên

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2019

NCS Trần Thị Lan Thu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được Luận án này, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Phước Minh đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp những ýkiến quý báu cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, cán bộ Khoa Tâm lý Giáo dục – Họcviện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Xin chân thànhcảm ơn Vụ Giáo dục Đại học, tập thể Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý, giảng viên vàsinh viên của Trường Đại học Mở Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân HàNội, Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Đào tạo Trực tuyến củaTrường Đại học Mở Hà Nội đã hỗ trợ giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận ánnày

Với tất cả yêu thương dành cho gia đình

Xin chân thành cảm ơn!

NCS Trần Thị Lan Thu

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 7

1.1 Tình hình nghiên cứu về đào tạo trực tuyến 7

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý đào tạo trực tuyến trong các trường đại học 16

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 27

2.1 Đào tạo trực tuyến 27

2.2 Đào tạo trực tuyến tại trường đại học 38

2.3 Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học 41

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học 58

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM 64

3.1 Vài nét về đào tạo trực tuyến và đào tạo trực tuyến ở Việt Nam 64

3.2 Địa bàn khảo sát, tổ chức và phương pháp nghiên cứu 70

3.3 Thực trạng đào tạo trực tuyến trong các trường đại học 77

3.4 Thực trạng quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học 88

Chương 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM 112

4.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học Việt Nam 112

4.2 Giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học Việt Nam 113

4.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam 136

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Một số điểm khác biệt giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến

29 Bảng 2.2: Ma trận các chức năng quản lý và nội dung quản lý theo mô hình CIPO trong ĐTTT 56

Bảng 3.1: Tổng hợp một số thông tin của các trường 70

Bảng 3.2 Thang đánh giá thực trạng 76

Bảng 3.3: Qui mô sinh viên ĐTTT tại các trường khảo sát (tại thời điểm khảo sát) 77

Bảng 3.4: Mức độ đáp ứng của hạ tầng công nghệ ĐTTT đối với các hoạt động ĐTTT 78

Bảng 3.5: Đánh giá mức độ đáp ứng của học liệu đối với hoạt động ĐTTT 79

Bảng 3.6: Khả năng đáp ứng của đội ngũ giảng viên đối với ĐTTT 81

Bảng 3.7: Khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT 83

Bảng 3.8: Các hoạt động học tập của người học 85

Bảng 3.9: Các hoạt động giảng dạy từ phía nhà trường 86

Bảng 3.10: Mức độ thực hiện quá trình tổ chức dạy học trong ĐTTT 87

Bảng 3.11: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý tuyển sinh và tư vấn học 88

Bảng 3.12: Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT 90

Bảng 3.13: Mức độ thực hiện nội dung quản lý học liệu đào tạo trực tuyến 92

Bảng 3.14: Mức độ thực hiện nội dung quản lý đội ngũ giảng viên đào tạo trực tuyến 94

Bảng 3.15: Mức độ thực hiện nội dung quản lý đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT 96

Bảng 3.16: Mức độ thực hiện nội dung quản lý hệ thống các văn bản - qui định về tổ chức và hoạt động đào tạo trực tuyến tại trường đại học 98

Bảng 3.17: Mức độ thực hiện nội dung quản lý quá trình dạy-học 100

Bảng 3.18: Mức độ thực hiện nội dung quản lý kiểm tra-đánh giá 102

Bảng 3.19: Mức độ thực hiện nội dung quản lý đánh giá KQ đầu ra và tốt nghiệp .104

Bảng 3.20: Mức độ thực hiện của từng nội dung quản lý thông tin đầu ra 106

Bảng 3.21: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bối cảnh đến QLĐTTT 108

Trang 8

Bảng 3.22: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐTTT 109

Bảng 4.1: Đề xuất qui trình quản lý phát triển học liệu ĐTTT 119

Bảng 4.2: Đề xuất qui trình quản lý các hoạt động dạy-học 126

Bảng 4.3: Đề xuất danh mục các tài liệu cung cấp hỗ trợ sinh viên 131

Bảng 4.4: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 136

Bảng 4.5: Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực nghiệm giải pháp “Quản lý phát triển học liệu ĐTTT đa dạng, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ thuật” .142

Bảng 4.6: Đánh giá của người học đối với học liệu trước khi phát triển nâng cấp (Đơn vị tính: %) 144

Bảng 4.7: Đánh giá của người học đối với học liệu sau khi phát triển nâng cấp 145

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Cấu trúc của chương trình đào tạo hỗn hợp 31

Hình 2.2: Mô hình tổ chức ĐTTT dựa trên tác động của CNTT và truyền thông

32 Hình 2.3: Các hoạt động học tập của sinh viên 39

Hình 2.4: Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình 47

Hình 2.5: Mô hình quản lý đào tạo CIPP 47

Hình 2.6: Mô hình CIPO 48

Hình 2.7: Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý ĐTTT 49

Hình 3.1: Biểu đồ 10 quốc gia đứng đầu về t lệ tăng E-Learning tự học tính tới 2016 68

Hình 4.1: Đề xuất qui trình quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT 116

Hình 4.2: Chu trình quản lý phát triển học liệu ĐTTT 119

Hình 4.3: Đề xuất qui trình quản lý giảng viên 123

Hình 4.4: Đề xuất qui trình quản lý các hoạt động hỗ trợ sinh viên 128

Trang 10

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các trường đại học đào tạo từ xa và đào tạo trực tuyến 162

Phụ lục 2: các ngành đào tạo đang triển khai theo phương thức chính đào tạo trực tuyến tại các trường đại học 163

Phụ lục 3: Mẫu phiếu khảo sát (Dành cho cán bộ quản lý) 164

Phụ lục 4: Mẫu phiếu khảo sát (Dành cho giảng viên chương trình ĐTTT) 176

Phụ lục 5: Mẫu phiếu khảo sát (Dành cho sinh viên) 186

Phụ lục 6: Phiếu thăm dò ý kiến chuyên gia về các giải pháp 191

Phụ lục 7: Phiếu khảo sát ý kiến 193

Phụ lục 8: Qui trình xây dựng học liệu điện tử 195

Phụ lục 9: Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng học liệu điện tử 198

Phụ lục 10: Sản phẩm học liệu điện tử 199

Phụ lục 11: Phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của nhóm sinh viên đối với học liệu điện tử mới 200 Phụ lục 12: Dữ liệu thống kê phân tích

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp, cuộc cách mạng công nghiệp4.0 mà ở đó CNTT có sự chi phối và ảnh hưởng rất lớn Trong cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 này, với những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực: internet, mạng xãhội, dữ liệu khổng lồ, di động, trí tuệ nhân tạo,… đã tạo ra những thay đổi vô cùnglớn trong mọi hoạt động ở mọi lĩnh vực của con người Cùng với đó, hệ thống giáodục đã và đang bị tác động mạnh mẽ, toàn diện và có những thay đổi rất lớn.Việc ápdụng các công nghệ hiện đại vào quá trình đào tạo đã tạo cho người học nhiều cơhội hơn trên con đường chiếm lĩnh tri thức, tạo ra những sản phẩm tri thức có giá trịcao, phù hợp với sự phát triển chung của thế giới Đào tạo trực tuyến được biết đếnnhư một mô hình, một phương thức đào tạo hiện đại, đã không còn là khái niệm mới

mẻ đối với các nhà quản trị giáo dục và được coi là một cuộc cách mạng dạy và học,trở thành xu hướng tất yếu của thời đại ĐTTT được áp dụng ở hầu hết các trườngđại học trên thế giới với nhiều mức độ khác nhau, từ việc ứng dụng máy tính hỗ trợcho đào tạo, tới việc sử dụng E-learning như một phần của quá trình đào tạo haythậm chí là đào tạo hoàn toàn trực tuyến, không cần người học phải tới các lớp họctruyền thống.Thay vì người học và người dạy tới các lớp học truyền thống, ĐTTT đãgiúp cho việc trao đổi thông tin, truyền đạt tri thức, việc tổ chức lớp học linh hoạt ởmọi lúc, mọi nơi, sử dụng các thành tựu CNTT.Tuy nhiên, việc triển khai ĐTTT trênqui mô lớn, với nhu cầu học tập và chia sẻ kiến thức ngày càng tăng, sự linh hoạtthực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí đáp ứng tính cá nhân hóa người học rất cao,đòi hỏi hoạt động quản lý đào tạo trực tuyến phải đáp ứng được mục tiêu đào tạo,chất lượng đào tạo, nhất là đối với các chương trình đào tạo trực tuyến cấp bằng đạihọc

Ở Việt Nam hiện nay, ĐTTT mới trong giai đoạn phát triển, chưa có bộ tiêuchuẩn đảm bảo chất lượng riêng đối với các trường đại học tổ chức đào tạo theophương thức trực tuyến Các trường đại học ứng dụng ĐTTT chủ yếu dựa trên khảnăng ứng dụng CNTT, nguồn lực của mỗi trường ở mức độ khác nhau và còn nhữnghạn chế nhất định, chưa có sự đầu tư của Nhà nước, trong khi việc triển khai ĐTTT

Trang 12

đòi hỏi sự đầu tư lớn có bài bản về hạ tầng công nghệ, nội dung đào tạo, nguồn nhânlực, về xây dựng qui trình tổ chức thực hiện Trong Báo cáo tổng kết tại Hội thảo

Trang 13

quốc gia về giáo dục từ xa đã nêu về chất lượng đào tạo từ xa ở Việt Nam còn thấp,

“chưa chú trọng xây dựng học liệu điện tử,… đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật,giảng viên chuyên môn và phương pháp sư phạm ĐTTX chưa được quan tâm đúngmức,…chưa xây dựng được Bộ tiêu chuẩn và hệ thống kiểm định chất lượng dànhriêng cho ĐTTX,… các trường không có cơ sở tự đánh giá những hoạt động của họdẫn tới mỗi trường làm một kiểu, thiếu sự nhất quán, đồng bộ…” Phát biểu tại Hộithảo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh cần phát triển tiếp tục, ứngdụng CNTT để phát triển qui mô song hành với chất lượng đào tạo

Như vậy, trong xu thế phát triển của giáo dục mở và từ xa, xu thế phát triểncủa CNTT và ĐTTT trên thế giới và ở Việt Nam, trong điều kiện nguồn lực đầu tư ởcác trường đại học cho ĐTTT ở Việt Nam còn hạn chế, để đáp ứng các mục tiêu đặt

ra từ các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển, ứng dụngCNTT, đổi mới giáo dục đại học đáp ứng được nhu cầu học tập thường xuyên, họcsuốt đời của mọi tầng lớp trong xã hội,nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực,thì quản lý ĐTTT là khâu quyết định để thực hiện các mục tiêu giáo dục và đào tạođảm bảo chất lượng ĐTTT Đồng thời, thực trạng ĐTTT được rất nhiều trường đạihọc quan tâm, nhưng chất lượng ĐTTT và chất lượng quản lý ĐTTT còn nhiều vấn

đề đặt ra, các trường đại học Việt Nam cần thiết có những giải pháp quản lý đối với

hoạt động ĐTTT Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học ở Việt Nam” nhằm nghiên cứu và tìm ra những giải

pháp quản lý ĐTTT ở các trường đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận, chỉ ra thực trạng quản lý ĐTTT tạicác trường đại học Việt Nam theo tiếp cận CIPO, từ đó đề xuất các giải pháp quản lýĐTTT tại các trường đại học Việt Nam hiện nay theo tiếp cận CIPO góp phần nângcao hiệu quả đào tạo trực tuyến tại các trường đại học hiện nay

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

1) Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý ĐTTT tại cáctrường đại học

2) Xây dựng cơ sở lý luận của quản lý ĐTTT tại các trường đại học

3) Phân tích, đánh giá và chỉ ra thực trạng quản lý ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này

Trang 14

4) Đề xuất giải pháp và khảo nghiệm, thử nghiệm một giải pháp quản lýĐTTT tại các trường đại học Việt Nam.

3 Đối tượng, khách thể, phạm vi, giả thuyết nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu:

Quản lý hoạt động ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam hiện nay

Có nhiều chủ thể tham gia quản lý đào tạo trực tuyến tại trường đại học Tuynhiên, luận án xác định chủ thể chính quản lý hoạt động này là hiệu trưởng cáctrường đại học, các chủ thể khác là chủ thể phối hợp

Số liệu thứ cấp được tác giả tiến hành thu thập giai đoạn 2015-2017 Số liệu

sơ cấp được tác giả phỏng vấn phát phiếu khảo sát các cán bộ và nhân viên đang làmviệc tại các trường đại học của Việt Nam triển khai ĐTTT cấp bằng đại học hệ từ xa

Số liệu thứ cấp dự kiến thu thập từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017

-Giả thuyết khoa học:

Hiện nay, ĐTTT đang dần được nhiều trường đại học triển khai đào tạo thaythế hoặc kết hợp với đào tạo từ xa cấp văn bằng đại học Tuy nhiên, ĐTTT đang tồntại những hạn chế về các điều kiện triển khai ĐTTT như hạ tầng công nghệ đào tạo,nội dung học liệu ĐTTT, đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm

vụ đào tạo trực tuyến; quản lý quá trình dạy - học chưa hiệu quả, sự tương tác giảngviên - sinh viên - sinh viên còn hạn chế; các thông tin đầu ra chưa được triển khai sửdụng để phục vụ tốt cho quá trình tổ chức đào tạo và quản lý; khả năng thích ứngchưa cao với tác động của bối cảnh mới Nếu phân tích và làm rõ bản chất đào tạotrực tuyến và quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học theo tiếp cận CIPO từ

đó đề xuất được các giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến tại các phương đại học hiệnnay có căn cứ khoa học, có tính đồng bộ và khả thi tạo ra sự đổi mới trong quản lýđầu vào, quá trình, đầu ra và bối cảnh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đào tạotrực tuyến tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay

Trang 15

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Để thực hiện nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng các phương pháp luận vàphương pháp nghiên cứu sau:

4.1 Phương pháp luận

Để triển khai nghiên cứu quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học, luận

án sử dụng các cách tiếp cận sau đây:

- Tiếp cận hệ thống:

Trong luận án sẽ nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa các vấn đề nghiêncứu một cách hệ thống của đào tạo trực tuyến và quản lý đào tạo trực tuyến tạitrường đại học Trong đó, các vấn đề của đào tạo trực tuyến như hạ tầng công nghệđào tạo, nội dung học liệu ĐTTT, đội ngũ giảng viên ; các thông tin đầu ra và cácvấn đề của quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học ở nước ta hiện nay gắnliền với yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và gắn với cuộc cáchmạng công nghệ 4.0 Tất cả các vấn đề này cần phải được nghiên cứu một cách hệthống trên cơ sở phân tích các cấu phần và mối quan hệ biện chứng giữa chúng

- Tiếp cận CIPO kết hợp với chức năng quản lý: Đào tạo trực tuyến tại

trường đại học là một quá trình diễn ra liên tục dưới sự tác động của các yếu tố đầuvào, các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh Để quản lý đượchoạt động đào tạo trực tuyến tại trường đại học cần phải quản lý các yếu tố đầu vào,các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh thông qua việc thựchiện tốt các chức năng của quản lý giáo dục (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểmtra, đánh giá) sẽ đảm bảo đào tạo trực tuyến tại các trường đại học đạt được mụcđích đã đặt ra

- Tiếp cận thực tiễn: Trong luận án, việc nghiên cứu quản lý đào tạo trực

tuyến tại các trường đại học hiện nay cần phải được nghiên cứu, đánh giá trong thựctiễn Căn cứ vào mức độ thực hiện hoạt động đào tạo trực tuyến và quản lý hoạtđộng đào tạo trực tuyến tại các trường đại học hiện nay trong thực tiễn như thế nàomới có cơ sở xác thực để đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động này hiệu quả vàphù hợp với thực tiễn

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

Trang 16

- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

5 Đóng góp mới của luận án

5.1 Về lý luận:

Trong xu thế của thế giới về phát triển đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, nhucầu học tập suốt đời, trong khi qui mô đào tạo từ xa tại các trường đại học ở ViệtNam giảm sút trong những năm gần đây, ĐTTT là phương thức đào tạo ứng dụngCNTT và truyền thông đã được nhiều trường đại học bắt đầu áp dụng hỗ trợ và thaythế cho hệ đào tạo từ xa Luận án đã xác định được cơ sở lý luận của ĐTTT, quản lýĐTTT dựa trên mô hình CIPO (bối cảnh - đầu vào - quá trình - đầu ra), những vấn

đề lí luận này góp phần bổ sung vào lí luận về quản lý đào tạo trực tuyến của khoahọc quản lý giáo dục

5.2 Về thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án đã chỉ ra thực trạng ĐTTT và quản

lý ĐTTTở các trường đại học Việt Nam khi triển khai đào tạo trình độ đại học cấpbằng hệ từ xa còn một số hạn chế, bất cập.Đề xuất được 07 giải pháp có tính cầnthiết và tính khả thi cao để quản lý ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam, thực hiệnyêu cầu đổi mới giáo dục đại học và nâng cao chất lượng đào tạo từ xa Đã chỉ ra 02giải pháp có sự tác động nhiều nhất đến người học, đó là: 1) Quản lý phát triển họcliệu ĐTTT đa dạng, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ thuật, 2) Quản lý hoạtđộng hỗ trợ sinh viên và xây dựng hệ thống các tài liệu hỗ trợ cung cấp cho sinhviên

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của CNTT là điềukiện thuận lợi và có sự ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động giáo dục-đào tạo cũngnhư việc quản lý các hoạt động này thông qua việc ứng dụng CNTT trong đào tạo,hình thành phương thức đào tạo trực tuyến, trở thành xu thế đào tạo trong thời kỳmới Tại nhiều trường đại học ở Việt Nam có triển khai đào tạo từ xa, ĐTTT đã dầnchiếm ưu thế, không chỉ hỗ trợ cho đào tạo từ xa mà còn được áp dụng thay thế, triển

Trang 17

khai ngày càng rộng rãi Tuy vậy,thực trạng ĐTTT được rất nhiều trường đại họcquan tâm, nhưng chất

Trang 18

lượng ĐTTT và chất lượng quản lý ĐTTT còn nhiều vấn đề đặt ra.Vì vậy, nghiêncứu về quản lý ĐTTT tại các trường đại học ở Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thựctiễn góp phần nâng cao chất lượng ĐTTT, chất lượng quản lý ĐTTT nói riêng và chấtlượng giáo dục đào tạo nói chung ở các trường đại học Việt Nam hiện nay.

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án gồm 04 chương và cácphụ lục:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về đào tạo trực tuyến và quản lý

Trang 19

Chương 2: Cơ sở lý luận về đào tạo trực tuyến và quản lý ĐTTT

Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về quản lý ĐTTT tại các trường đạihọc ở Việt Nam

Chương 4: Giải pháp quản lý ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam hiện nay

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

TRỰC TUYẾN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1 Tình hình nghiên cứu về đào tạo trực tuyến

1.1.1 Trên thế giới

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, đến nay ĐTTT đã trở thành xuthế tất yếu của thời đại ĐTTT mang nhiều ưu điểm, lợi ích vượt trội trong hoạt độnggiảng dạy bởi nó giúp người dạy và người học đạt được những kỹ năng cần thiết chocông việc ở thế k XXI Vì vậy, nhiều học giả và các tổ chức đã quan tâm nghiêncứu cũng như tiến hành triển khai ĐTTT trên các giác độ, phạm vi khác nhau

- Về phương pháp luận và nội hàm cho ĐTTT:

ĐTTT được coi là chính thức khởi nguồn từ năm 1963 Belawati và Baggaley(2010) đã nêu ra nguyên lý “giáo dục phải được mở cho tất cả mọi người”, nhấnmạnh sự linh hoạt và mềm dẻo của hệ thống giáo dục - đào tạo trực tuyến, giảmthiểu các rào cản xuất phát từ tuổi tác, vị trí địa lý, thời gian và tình trạng tài chính[53] Sự phát triển của ĐTTT được chi phối bởi triết lý giáo dục rằng việc sử dụngtài liệu dạy học được tiêu chuẩn hóa và chuẩn bị trước nhằm giúp đạt được lợi íchkinh tế do quy mô đem lại Điều này nhấn mạnh tính tự chủ của người học Khi hệthống học liệu đa phương tiện được chuẩn bị sẵn thì người học có thể chủ động quátrình học tập cho phù hợp với thời gian và điều kiện tài chính của mình [85]

Để xác định nội hàm ĐTTT, nhiều quan điểm đã đưa ra các nhận định dướicác góc nhìn khác nhau Resta và Patru (2010) cho rằng ĐTTT là hình thức học tậpbằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nội dung học tập vàđược thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học [91] Horton (2006) xác định,xét một cách đơn giản, ĐTTT là việc sử dụng các CNTT và máy tính nhằm tạo racác trải nghiệm học tập [71] Như vậy, các quan điểm này cho rằng tất cả những gìđược gọi là ĐTTT đều phải liên quan tới CNTT, mạng Internet và máy tính Tuynhiên, theo Resta và Patru (2010), ngoài yếu tố công nghệ thì còn có một yếu tố nềntảng khác, đó chính là phương pháp dạy học được sử dụng trong quá trình thiết kế

và triển khai các hoạt động dạy học qua ĐTTT Cụ thể hơn, Karl (2001) cho rằngĐTTT là việc giảng dạy trong môi trường học tập mà người dạy và người học có sự

Trang 21

cách biệt về thời gian hay không gian, hoặc cả hai Người dạy cung cấp nội dungkhóa học thông qua các ứng dụng quản lý học tập (LMS, LCMS), các nguồn tàinguyên đa phương tiện, mạng Internet, hội thảo trực tuyến…, còn người học nhậnnội dung khóa học và tương tác với người dạy thông qua cùng các phương tiện kỹthuật đó [77] Theo Elliott và Healy (2001), ĐTTT là “việc áp dụng công nghệ đểtạo ra, cung cấp, chọn lựa, quản trị, hỗ trợ và mở rộng cách học truyền thống” [65].Việc phát triển của Internet, cùng với khả năng giúp người học tiếp cận liên tục cáckhóa đào tạo một cách hiệu quả và tiết kiệm, đã tạo nên một thời kỳ mới cho việcdạy và học đạt đến những tầm cao mới mà chưa có công nghệ nào có thể sánh được.

Cùng với sự phát triển không ngừng của CNTT, ĐTTT đã được triển khai tạinhiều trường đại học trên thế giới, các tiêu chuẩn công nghệ mới được áp dụngnhằm tiếp cận với những cơ hội giáo dục và đào tạo mới Theo tổng kết của Taylor(2001), các hoạt động ĐTTT đã trải qua 5 thế hệ công nghệ, đó là: (i) Mô hình họchàm thụ: Mô hình này tương tác dựa trên công nghệ in ấn, tài liệu được gửi đến sinhviên qua đường bưu điện, tương tác giữa người dạy và sinh viên gặp rào cản về thờigian, vị trí địa lý và tốc độ học tập (ii) Mô hình tương tác đa phương tiện dựa trêncông nghệ in ấn, âm thanh và video Mô hình này làm giàu thêm kinh nghiệm họctập cho người học, nhưng sự tương tác giữa người học và người dạy vẫn phụ thuộcvào thư từ và điện thoại (iii) Mô hình tương tác qua CNTT dựa trên các ứng dụngcủa công nghệ viễn thông để đào tạo Mô hình này bị hạn chế về thời gian, địa điểm

và tốc độ đường truyền thông tin (iv) Mô hình học tập linh hoạt dựa trên giao diệnWebsite trực tuyến qua Internet và Website toàn cầu (www), với một loạt các giảipháp tạo thuận lợi cho sự tương tác giữa người dạy – người học, người học – ngườihọc thông qua email, diễn đàn trao đổi và các phương tiện truyền thông đa phươngtiện (v) Mô hình học tập linh hoạt thông minh, thừa hưởng tất cả các giải pháp của

mô hình thế hệ thứ tư và bổ sung giải pháp tương tác truyền thông đa phương tiệnhai chiều và hệ thống trả lời tự động, áp dụng phương thức học tập với nguồn lựcđược chia sẻ trên toàn cầu Với mô hình này, ĐTTT trở nên hoàn thiện hơn với chiphí tối thiểu, không bị hạn chế về điều kiện kinh tế, mang lại hiệu quả cao [99]

Theo Belawati và Baggaley (2010), ĐTTT được xem như một phương thứcgiáo dục thích hợp cho việc theo đuổi sự nghiệp học tập của cá nhân, phát triển kỹnăng chuyên nghiệp và thỏa mãn nhu cầu học tập Ở phần lớn các quốc gia có tổ

Trang 22

chức hình thức ĐTTT, hình thức này chủ yếu dành cơ hội thứ hai cho những ngườikhông có cơ hội theo đuổi hình thức học tập truyền thống “mặt đối mặt” Yếu tố lợithế của ĐTTT là giảm thiểu các rào cản về thời gian, địa điểm, tuổi tác, điều kiệnkinh tế và trình độ đầu vào Khái niệm “học tập suốt đời và giáo dục cho mọi người”được UNESCO công nhận chính là nội hàm của khái niệm về ĐTTT Do đó, DfES(2003) nhận định, ĐTTT có tiềm năng cách mạng hóa cách thức chúng ta dạy và học[63] JISC (2007) cũng nhấn mạnh, ĐTTT là phương thức có ưu thế tạo điều kiện và

hỗ trợ học tập thông qua sử dụng CNTT và truyền thông [73]

Theo Verduin và Clark (1991), ĐTTT là một hình thức học tập trong đó có sựgiãn cách về thời gian và không gian giữa người học và người dạy [102] Với sựphát triển không ngừng của khoa học công nghệ, người học có thể sử dụng nhiềuhình thức khác nhau thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau để đạt đượcmục đích học tập của mình Theo quan điểm về lý thuyết phát triển ĐTTT củaMoore và Anderson (2003), ĐTTT thiên về sự độc lập và tự chủ trong học tập, vớibốn thành tố cơ bản trong mọi tình huống giảng dạy và học tập, đó là: người dạy,người học, hệ thống truyền tải kiến thức và nội dung học tập Các chương trìnhĐTTT dựa trên hai biến “cấu trúc” và “đối thoại” để phân loại, trong đó thiết kếkhóa học và các phương tiện truyền đạt kiến thức là biến cấu trúc, còn mối quan hệgiữa người dạy và người học, giữa người học với người học là biến “đối thoại” Ởđây, khái niệm độc lập và tự chủ trong học tập được nhấn mạnh như là tính chất đặcthù cá nhân nhằm giúp người học đạt được mục tiêu học tập

- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích của ĐTTT:

Sự phát triển của công nghệ và Internet không chỉ có tiềm năng thay đổi cáchthức tiếp cận tri thức mà còn làm chuyển đổi và tái cơ cấu các mô hình giáo dục đạihọc truyền thống Karon (2000) cho rằng ĐTTT có khả năng tiếp cận các khóa học

dễ dàng hơn, chúng có sẵn thông qua Internet nên phù hợp hơn so với cách họctruyền thống [78] Trong khi đó, Urdan và Weggen (2000) gợi ý rằng ĐTTT có thểdẫn đến t lệ duy trì cao hơn do các tài liệu được cá nhân hóa và phản ánh các kiểuhọc khác nhau Các nhà giáo dục truyền thống có xu hướng bỏ qua ĐTTT, xem nónhư là một công cụ đào tạo, không phản ánh môi trường học tập của một lớp họctruyền thống khuyến khích sự tranh luận, thảo luận và học tập tương tác Tuy nhiên,

sự phát triển của các công cụ học tập trực tuyến đang tạo cơ hội cho các yếu tố nàyxuất hiện và ĐTTT đang phát triển thành một lớp học ảo [100]

Trang 23

Theo Adlakha và cộng sự (2011), việc sử dụng Internet để cung cấp các sángkiến ĐTTT đã tạo ra những kỳ vọng trong thị trường kinh doanh và trong các tổchức giáo dục đại học ĐTTT đã giúp các trường đại học mở rộng phạm vi tiếp cậnđịa lý hiện tại để trở thành những nhà cung cấp dịch vụ giáo dục toàn cầu Với cáclợi thế trong học tập như: Khóa học có thể được sắp xếp phù hợp với cá nhân vàcông việc chuyên môn, giảm chi phí và thời gian đi lại, người học có thể tùy chọnkhóa học phù hợp mức độ kiến thức và mối quan tâm của họ, người học có thể họcbất cứ nơi nào họ có thể truy cập vào máy tính và Internet, các hoạt động học tập đadạng, người học phát triển các kỹ năng về máy tính và Internet, xây dựng sự tự tin

và độc lập, khuyến khích người học chịu trách nhiệm về việc học tập của họ, ĐTTTđược khẳng định đóng vai trò quan trọng trong việc học tập suốt đời và giáo dụctoàn cầu [46] Beatrice (2011) cũng đồng quan điểm khi khẳng định, học tập theophương thức ĐTTT là một lựa chọn tốt với những lợi ích như: Nội dung học tậpđược chia sẻ cho nhiều người; sinh viên có thể đến từ nhiều nơi khác nhau; không cốđịnh về địa điểm và thời gian; không bị giới hạn về thời gian theo học; người học tậptrung vào kỹ năng nhận thức hơn là kỹ năng nghe và đọc sách, có hiểu biết về CNTT,sinh viên có động lực tự học cao và khóa học cho phép lựa chọn thời gian theo học[53]

Theo dự đoán của Nicholson (1998), trong thế k XXI, các tổ chức giáo dục,đặc biệt là các trường đại học sẽ có sự phát triển hoàn toàn khác so với các tổ chứctiền thân Thay vì chỉ đào tạo một nhóm nhỏ sinh viên, các trường sẽ tổ chức theomột quy mô rộng lớn hơn, với khoảng cách lớn hơn, thậm chí đào tạo theo số lượnglớn trên toàn thế giới [87] Theo Zhang (2003), sự phát triển của hình thức ĐTTTtrong các tổ chức giáo dục không chỉ là sự bổ sung cho hình thức đào tạo truyềnthống, mà nó còn có thể dẫn đến sự thay thế hoàn toàn cho một số tổ chức hoặcchương trình đào tạo bởi những ưu thế vượt trội của nó trong lĩnh vực giáo dục[108]

ĐTTT cũng phải đối mặt với những thách thức nhất định, đặc biệt là kỹ năng

sử dụng CNTT của giảng viên và sinh viên Nhiều tác giả đã chỉ ra sự cần thiết phảichuẩn bị cho người dạy và người học kỹ năng sử dụng Internet, CNTTđể truy cậpvào các web site tốt, tìm kiếm các thông tin có giá trị, và phát triển kỹ năng quản lýtri thức, kỹ năng dạy và học Theo Pettigrew và Elliott (1999), có một số nguyên tắccần lưu ý trong việc đào tạo kỹ năng sử dụng CNTT cho sinh viên trong quá trình

Trang 24

ĐTTT, đó là: linh hoạt, sử dụng thường xuyên và tự tin, tài liệu học tập đa dạng vàcập nhật Linh hoạt là khả năng xoay sở để thích nghi với sự khác biệt về phần cứng

Trang 25

hay các phiên bản phần mềm được trang bị khác nhau giữa học đường và nơi làmviệc Sinh viên phải được chuẩn bị để có thể thích ứng nhanh với việc nâng cấp cácthiết bị Việc sử dụng thường xuyên là rất quan trọng bởi vì kỹ năng chỉ có thể hìnhthành và thuần thục khi được sử dụng thường xuyên Sinh viên cần được hỗ trợ bởicác phương pháp huấn luyện và tài liệu học tập đa dạng để giúp họ học tập hiệu quả.Sách, các loại sổ tay hướng dẫn, làm mẫu và hướng dẫn, trợ giúp kỹ thuật trực tiếphoặc trực tuyến, hướng dẫn gián tiếp qua băng hình… sẽ giúp sinh viên lựa chọnphương pháp học tập tốt nhất đáp ứng nhu cầu học tập của họ Điều này rất quantrọng nhằm giúp sinh viên đạt được bằng cấp đại học bất chấp kỹ năng CNTT của

họ đã được trang bị ở mức độ nào từ các cấp học phổ thông [89]

- Về cách thức và quá trình tổ chức đào tạo trực tuyến, các điều kiện triểnkhai ĐTTT như hạ tầng công nghệ, nội dung, đội ngũ,…, hoạt động hỗ trợ ngườihọc trong ĐTTT:

ĐTTTtrong thời kỳ đầu chủ yếu dựa vào việc sử dụng các hệ thống học liệuhàm thụ được chuẩn bị trước với sự cung ứng của hệ thống bưu điện Ngày nay, vớiviệc ứng dụng CNTT và truyền thông đã làm cho hình thức ĐTTT trở nên linh hoạthơn, có tính tương tác hơn, mang tính cá thể hóa và đem lại hiệu quả kinh tế caohơn Từ mô hình ĐTTT với thông tin một chiều đã chuyển sang mô hình thông tinhai chiều hiệu quả giữa người dạy và người học, giữa người học với hệ thống họcliệu và giữa người học với cơ sở quản lý đào tạo Sự tương tác hai chiều kết hợp với

hệ thống học liệu chuẩn sẽ giúp sinh viên đạt được hiệu quả của khóa học Sự thiếuvắng thông tin phản hồi đối với sinh viên có thể gây ảnh hưởng đến kết quả học tập,bởi sinh viên luôn có những nhu cầu khác nhau mà học liệu không thể đáp ứngđược, do vậy cần có sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên hướng dẫn và đội ngũ nhânviên hỗ trợ quản lý học tập Thực tế cho thấy hiệu quả học tập nâng cao rõ rệt khi có

sự hỗ trợ với tư cách chuyên môn của người thầy và sự hỗ trợ hành chính của độingũ cán bộ quản lý [70]

Bàn về các mối tương tác trong khóa học ĐTTT, Moore và Kearsley (1996)cho rằng có ba mối tương tác quan trọng, đó là: (i) học viên – nội dung học; (ii) họcviên – giảng viên; (iii) học viên – học viên Khóa học ĐTTT cần tạo điểu kiện chotất cả các mối tương tác này được phát huy hiệu quả và đạt được mong muốn củahọc viên một cách tốt nhất [86] Người học theo phương thức ĐTTT có thể cảm thấy

Trang 26

bị cô lập, thất vọng và lo lắng ở mức độ cao nếu thiếu các giao tiếp và tương tácgiữa các đối tượng trong chương trình đào tạo [101] Một cách để giải quyết vấn đềnày chính là thiết lập ý thức cộng đồng cho người học ngay từ đầu bằng cách tạocho họ một khoảng thời gian khởi động không chính thức cùng với việc sử dụng cácbài tập cấu trúc [105] Các công cụ tương tác trên Internet cho phép người học làmviệc theo nhóm và phản hồi ngay tức thì, người học có thể chia sẻ và thảo luận vềquan điểm với nhau một cách trực tuyến Do đó, loại môi trường tương tác xã hộinày có thể tạo điều kiện mang lại những trải nghiệm học tập tích cực [77].

Theo lý thuyết tương tác và giao tiếp của Garrison (2011), trong quá trình tựhọc một cách chủ động của người học thì tầm quan trọng của dịch vụ hỗ trợ quản lý,

tư vấn, giảng dạy, tuyển sinh, làm việc theo nhóm được thể hiện rõ rệt Sự tương tác

và mối quan hệ giữa người học với người dạy, cán bộ quản lý, hỗ trợ vận hành đượcxem như là sự giao tiếp có định hướng thông tin, do đó sự giao tiếp hai chiều là rấtquan trọng và là đặc thù của ĐTTT, dù đó là giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp [66]

Bên cạnh những lợi ích, ĐTTT cũng phải đối mặt với các vấn đề khác như:

Sự hài lòng của người học đối với các cơ sở đào tạo, liên quan đến t lệ bỏ học [82],[93], [106]; Chen và cộng sự (2006) cho rằng nhu cầu về con đường học tập cá nhân

và trình tự chương trình đào tạo, liên quan đến khả năng của người học; Theo Yang

và Liu (2007), nhu cầu về cơ hội hợp tác, các động lực học tập và các công cụ tươngtác hiệu quả Wagner và cộng sự (2005) chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến

sự hài lòng của sinh viên trong chương trình ĐTTT gồm: chất lượng tài liệu học tập,nội dung chương trình học, chất lượng và tương tác giữa sinh viên và người dạy,giữa sinh viên với sinh viên, cấu trúc và cách trình bày của khóa học… [107].Parsad và Lewis (2008) xác định sự hiểu biết chuyên môn sâu, khả năng sử dụngcông nghệ giảng dạy từ xa của giảng viên là nhân tố tác động trực tiếp đến sự hàilòng của sinh viên Sự thiếu tự tin cũng như mức độ hiểu biết kém của giảng viêntrong việc sử dụng công nghệ mới có khả năng dẫn đến hiệu quả giảng dạy thấphoặc thậm chí có thể coi là thất bại cho cả giảng viên và sinh viên, điều này dẫn đến

sự hài lòng gần như không có So với các lớp học trong phương thức giáo dụctruyền thống, sinh viên dường như có trách nhiệm hơn đối với việc tương tác giữagiảng viên và sinh viên trong môi trường ĐTTT Moore và Kearsley (1996) nhấnmạnh sự hiểu biết tinh thông và kinh nghiệm trong việc tiếp cận với môi trường

Trang 27

giảng dạy mới sẽ là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận với môitrường học tập trực tuyến của giảng viên Reinhart và Schneider (2001) khẳng định,hiểu được các yếu tố quyết định sự hài lòng của sinh viên trong phương thức ĐTTT

sẽ là cơ sở cho các nhà quản lý, các tổ chức giáo dục phát triển chương trình, thiết

kế nội dung khóa học tốt hơn [90]

1.1.2 Ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng chung của thế giới, ĐTTT đãtrở thành xu hướng tất yếu của giáo dục đại học tại Việt Nam, trở thành một phươngthức đào tạo tiên tiến được nhiều trường đại học áp dụng nhằm nâng cao chất lượngđào tạo Với mạng lưới Internet ngày càng phát triển và tốc độ truy cập có thể chấpnhận được, ĐTTT đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả năng cá nhânhóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học, trở thành mốiquan tâm nghiên cứu và được đưa vào triển khai trong nhiều trường đại học ở ViệtNam với các phạm vi, mức độ khác nhau

Khái niệm, một số vấn đề lý luận về ĐTTT và sự phát triển của ĐTTT đã đượccác tác giả đề cập:

Theo Trịnh Văn Biểu (2012), hiểu theo nghĩa rộng, ĐTTT là một thuật ngữdùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT Theo quan điểm hiện đại,ĐTTT là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử như máy tính,mạng Internet Thông qua một máy tính, người dạy và người học có thể giao tiếp vớinhau qua mạng dưới các hình thức như e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn(forum), hội thảo video ĐTTT tạo ra yếu tố giao tiếp hai chiều giữa học viên vớigiáo viên “ảo” và trao đổi với các bạn học “ảo” qua mạng máy tính hoặc Internet.ĐTTT còn có tác dụng kích thích ý thức tự học của người học, hỗ trợ người học tiếpcận với nguồn thông tin phong phú hơn rất nhiều so với bài giảng trên lớp của giáoviên [44] Lê Huy Hoàng (2011) xác định: “ĐTTT là một loại hình đào tạo chínhquy hay không chính quy hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sựtương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng đồng học tậpmột cách thuận lợi thông qua CNTT và truyền thống” [18] Vũ Thị Hạnh (2013) đisâu hơn vào khái niệm ĐTTT khi xác định có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy

và người học, bao gồm giao tiếp đồng bộ và giao tiếp không đồng bộ Giao tiếpđồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một

Trang 28

thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như thảo luận trực tuyến, hội thảovideo…; giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhấtthiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ như các khóa tự học quaInternet, e-mail, diễn đàn… Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bịtài liệu khóa học trước khi nó diễn ra; còn người học được tự do chọn lựa thời giantham gia khóa học [17].

Bàn về các thành phần cấu thành hệ thống ĐTTT, Lê Huy Hoàng và Lê XuânQuang (2011) xác định một cách tổng thể, một hệ thống ĐTTT bao gồm ba phầnchính: Hạ tầng truyền thông và mạng, bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng hayhọc viên, thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông; hạ tầng phầnmềm, gồm các phần mềm LMS, LCMS, Authoring Tools ; và nội dung đào tạo (hạtầng thông tin), gồm nội dung các khóa học, các chương trình đào tạo, các phầnmềm dạy học - đây là các thành phần quan trọng của ĐTTT [19] Ở một giác độkhác, Bùi Kiên Trung (2016) xác định các thành phần cơ bản của ĐTTT bao gồm:Chương trình đào tạo; đội ngũ giảng viên hướng dẫn; đội ngũ cán bộ quản lý; hệthống tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn trực tuyến; hệ thống học liệu đa phương tiện; hệthống CNTT trực tuyến; hoạt động cộng đồng; đảm bảo chất lượng trong ĐTTT [36]

Theo Nguyễn Thị Lệ (2012), ĐTTT được coi là một giải pháp tận dụng tiến

bộ của CNTT và truyền thông để truyền tải các kiến thức và kỹ năng đến nhữngngười học là cá nhân và tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm nào

Do đó, ở Việt Nam, từ năm 2006, việc triển khai ứng dụng hệ thống ĐTTT đã cónhiều khởi sắc, một phần là được sự quan tâm của Nhà nước, một phần là sự nỗ lựccủa các doanh nghiệp CNTT đã nghiên cứu ĐTTT để phát triển nền giáo dục nướcnhà [23]

Theo đánh giá của Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2014), việc triển khai ĐTTT ởViệt Nam có những ưu điểm chính sau: Mở ra một thế giới học tập mới, tiết kiệmchi phí và thời gian, uyển chuyển, linh động, tính hấp dẫn, tăng hiệu quả, tăng tính

tự chủ, hệ thống tối ưu hóa và bình đẳng về cơ hội học tập [41] Lê Trung Thành vàcộng sự (2015) khẳng định, xét trên nhiều phương diện khác nhau, phát triển ĐTTT

là điều tất yếu trong sự phát triển nền giáo dục quốc gia, bởi: Thứ nhất, đứng trêngóc độ của nhà quản lý, ĐTTT đáp ứng một phần mục tiêu phát triển nền giáo dụcquốc gia, đó là “nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực”, tạo sự công bằng với bất

Trang 29

học mà các loại hình đào tạo khác không đáp ứng được; Thứ ba, định hướng ĐTTT

là tính ứng dụng hơn tính khoa học thuần túy, yêu cầu của sinh viên không chỉ làbằng cấp mà còn là kiến thức để phục vụ công việc và để tự hoàn thiện bản thân Do

đó, các tác giả nhấn mạnh phát triển ĐTTT là một xu thế tất yếu của giáo dục hiệnđại [31]

Đề cập đến vấn đề nội dung trong ĐTTT, Thái Kim Phụng và Trương ViệtPhương (2016) xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng thông tin đếnkiến thức thu nhận của sinh viên, từ đó đề xuất một số giải pháp: Các trường họchoặc các tổ chức có triển khai hệ thống Elearning cần chú trọng khâu xuất bản nộidung lên website ĐTTT cho người học phải thật dễ hiểu, hàm lượng vừa đủ (khôngthiếu cũng không thừa) và đặc biệt là phải mang tính áp dụng đối với từng môn học

cụ thể; chú trọng tạo sự thuận lợi cho sinh viên truy cập thông tin và lựa chọn nhữngcông cụ xuất bản thông tin phù hợp để sinh viên có thể dễ dàng theo dõi và tổng hợpcho việc học của mình; phát triển các công cụ nhằm nâng cao sự tương tác giữa sinhviên và giảng viên; thường xuyên cập nhật nội dung bài học, bài giảng đồng thờicũng cần phải có cơ chế bảo mật thông tin phù hợp [26]

Đề cập đến các hoạt động tổ chức đào tạo theo phương thức trực tuyến, theoBùi Kiên Trung và Nguyễn Đức Hòa (2014), hiện nay hầu hết các đơn vị tổ chứcĐTTT ở Việt Nam đã dần chuyển sang mô hình đào tạo kết hợp, đối với mỗi lớphọc hiện nay gồm bốn hoạt động chính của sinh viên: (i) Tự học, tự nghiên cứu:Sinh viên học qua tài liệu hướng dẫn tự học (dạng text), bài giảng đa phương tiện(slide, video, audio) Việc theo dõi bài giảng của sinh viên sẽ được hệ thống ghinhận và được tính vào phần đánh giá điểm chuyên cần của sinh viên (ii) Trao đổi,thảo luận, giải đáp: Bao gồm các hoạt động tương tác qua hệ thống CNTT hỗ trợ,email, điện thoại, diễn đàn trao đổi… (iii) Luyện tập: Sinh viên sẽ có bài luyện tậpdưới dạng trắc nghiệm, tự luận, tự luận có giải thích… để ôn tập, kiểm tra lại phầnkiến thức đã học (iv) Kiểm tra, đánh giá: Trong thời gian diễn ra lớp học, luôn cómột hệ thống kiểm tra, đánh giá cho cả người dạy và sinh viên Sinh viên sẽ có cácbài kiểm tra tính điểm dưới dạng trắc nghiệm, tự luận, bài tập nhóm…, kết quả đượctổng hợp để tính điểm điều kiện cho sinh viên [37]

Như vậy, từ việc tổng quan tình hình các công trình nghiên cứu về ĐTTT của các tác giả trong và ngoài nước, có thể đi đến một số nhận xét như sau:

Một là, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, ĐTTT đã trở thành xu thế

tất yếu của thời đại Với nhiều ưu điểm, lợi ích vượt trội trong hoạt động giảng dạy

Trang 30

như sự linh hoạt và mềm dẻo của hệ thống giáo dục ĐTTT, giảm thiểu các rào cảnxuất phát từ tuổi tác, vị trí địa lý, thời gian và tình trạng tài chính, ĐTTT được coi là

mô hình đào tạo phù hợp với thời gian và điều kiện tài chính của người học trongthế k XXI

Hai là, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về ĐTTT,

tuy nhiên nội hàm nhấn mạnh đến các yếu tố cơ sở hạ tầng như CNTT, mạngInternet, máy tính và yếu tố phương pháp dạy học được sử dụng trong quá trình thiết

kế và triển khai các hoạt động dạy học qua ĐTTT Cùng với việc ứng dụng CNTT

và truyền thông, mô hình ĐTTT với thông tin một chiều đã chuyển sang mô hìnhthông tin hai chiều hiệu quả giữa người dạy và người học, giữa người học với hệthống học liệu và giữa người học với cơ sở quản lý đào tạo, xoay quanh ba mốitương tác quan trọng là học viên – nội dung học, học viên – giảng viên và học viên –học viên ĐTTT có nhiều lợi thế trong học tập, tuy nhiên mô hình này cũng phải đốimặt với những thách thức nhất định, đặc biệt là kỹ năng sử dụng CNTT của giảngviên và sinh viên Dù vậy, trong tương lai, các tổ chức giáo dục, đặc biệt là cáctrường đại học sẽ có sự phát triển hoàn toàn khác so với các tổ chức tiền thân Thay

vì chỉ đào tạo một nhóm nhỏ sinh viên, các trường sẽ tổ chức theo một quy mô rộnglớn hơn, với khoảng cách lớn hơn, thậm chí đào tạo theo số lượng lớn trên toàn thếgiới Sự phát triển của hình thức ĐTTT không chỉ là sự bổ sung cho hình thức đàotạo truyền thống, mà nó còn có thể dẫn đến sự thay thế hoàn toàn cho một số tổ chứchoặc CTĐT bởi những ưu thế vượt trội của nó trong lĩnh vực giáo dục

Ba là, ở Việt Nam, ĐTTT cũng đã trở thành xu hướng tất yếu của giáo dục

đại học trở thành một phương thức đào tạo tiên tiến được nhiều trường đại học ápdụng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Kế thừa các công trình nghiên cứu nướcngoài, các nhà nghiên cứu trong nước đã đưa ra các khái niệm ĐTTT có nội hàmđồng nhất, đồng thời chỉ ra các thành phần cấu thành hệ thống ĐTTT Đặc biệt, cáctác giả nhấn mạnh các ưu điểm, các yếu tố ảnh hưởng và xu hướng phát triển đặcthù của ĐTTT trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý đào tạo trực tuyến trong các trường đại học

1.2.1 Trên thế giới

Với sự phát triển nhanh chóng của CNTT, các trường đại học trên khắp thếgiới đang đầu tư ngày càng mạnh vào hệ thống ĐTTT để hỗ trợ hoạt động giảng dạy

Trang 31

truyền thống cũng như nâng cao hiệu quả và trải nghiệm học tập Tuy nhiên, sựthành công của một hệ thống ĐTTT phụ thuộc rất lớn vào vai trò quản lý cũng nhưnhiều yếu tố liên quan khác Do đó, nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung làm rõvấn đề quản lý ĐTTT dưới nhiều góc độ khác nhau như cá nhân, xã hội, văn hóa,công nghệ, tổ chức và môi trường… để đảm bảo hoạt động ĐTTT thành công.

ĐTTT đã được nhiều tác giả, nghiên cứu nhìn nhận ở góc độ mục tiêu, chiến lược: Curran (2004) cho rằng những thay đổi trong môi trường kinh tế -

đủ về văn hóa và công nghệ [49] Wheelen và Hunger (2008) đưa ra mục đích củaquản lý ĐTTT thành công là nhằm thỏa mãn những kỳ vọng về trải nghiệm học tậpcủa sinh viên tại trường đại học, làm cho họ hiểu được vai trò của mình cũng nhưnhững gì họ có thể mong đợi thực tế từ các giảng viên và nhà trường [104] Do đó,

để quản lý ĐTTT hiệu quả, theo Uvasara và Heshan (2010), cần phải xác định rõtầm nhìn và sứ mệnh, phân tích tình hình hiện tại thông qua một loạt các phân tíchnhư mô hình năm lực lượng của Porter hoặc phân tích SWOT để xác định điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nhà trường [101]

Nghiên cứu các mô hình và chiến lược áp dụng ĐTTT tại các trường đại học

ở châu Âu, Benedetto và cộng sự (2003) chỉ ra phần lớn các trường đại học trongmẫu nghiên cứu triển khai ĐTTT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho sinh viên

và mở rộng các khóa học trong chương trình giảng dạy của họ Các tác giả nhậnđịnh, việc áp dụng ĐTTT chắc chắn sẽ trở thành xu hướng lan rộng ra tất cả cáctrường đại học, tuy nhiên nó không phải là sự thay thế hoàn toàn phương thức giáodục truyền thống Thay vào đó, theo quan điểm chiến lược của các nhà quản lýtrường học, ĐTTT đang được tích hợp vào các trường đại học nhằm cung cấp cáckhóa học đa dạng Các trường đại học chấp nhận ĐTTT với một định hướng tiếp cậnthực tế hơn: công nghệ nhằm hỗ trợ và thu nhận sự phản hồi để xác định rõ ràng nhu

Trang 32

cầu hoặc mong muốn của người học đối với tổ chức giáo dục Điều này cũng giảithích tại sao phần lớn các trường đại học giới thiệu ĐTTT để hỗ trợ và cải thiện hoạt

Trang 33

động giảng dạy truyền thống, hơn là thay thế chúng hoàn toàn Tuy nhiên, kết quảnghiên cứu này không có nghĩa rằng về lâu dài sẽ không có thay đổi lớn trong hệthống giáo dục đại học Dù vậy, hiện tại, động lực của các trường đại học khôngphải là giới thiệu các công nghệ giáo dục mới, mà là các chiến lược mới của tổ chức

cả ở cấp độ định hướng lẫn cấp độ tổ chức và giảng viên

Nhóm tác giả Ali, Kate và Xiaohui (2013) tiến hành nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về môi trường học tập trực tuyến tại cácnước đang phát triển Nhóm nhân tố mà các tác giả tiến hành khảo sát bao gồm:nhận thức về tính hữu ích của ĐTTT, nhận thức về tính hữu dụng của ĐTTT (hoànthành nhiệm vụ học tập nhanh chóng, cải thiện hiệu suất học tập, dễ dàng tìm hiểunội dung khóa học), các chuẩn mực xã hội (nghe theo lời khuyên của giảng viên, củabạn bè, của thầy cô về việc tham gia học trực tuyến), sự cải thiện chất lượng côngviệc và cuộc sống (tiết kiệm chi phí khi tải tài liệu trực tuyến, sử dụng email để liênlạc với giáo viên và bạn bè…) Kết quả nghiên cứu cho thấy cả bốn nhân tố này đềuảnh hưởng đến hành vi lựa chọn học trực tuyến của các sinh viên tại các nước pháttriển Kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp thêm những đặc điểm của hình thứcĐTTT, tính hữu ích của ĐTTT, làm cơ sở cho việc nghiên cứu công tác quản lýĐTTT [47]

Arw và cộng sự (2016) xem xét việc thực hiện các chiến lược ĐTTT, xuấtphát từ quan điểm của bốn mục tiêu chính: Nâng cao năng lực và khả năng ứngdụng ĐTTT; Hướng tới các công nghệ học tập mới và các ứng dụng của chúng;Cung cấp thông tin chất lượng để áp dụng chiến lược ĐTTT; Phát triển chất lượngcủa nguồn tài liệu đào tạo hoặc sử dụng lại những tài liệu đã được tạo ra [50]

Với các chiến lược ĐTTT dành cho những người dẫn dắt sáng kiến học tậptại các tổ chức giáo dục, Brandon (2007) cho rằng lãnh đạo nhà trường cần đưa ramột cái nhìn dài hạn tập trung vào các vấn đề: (i) Duy trì chiến lược ĐTTT thôngqua các bước lập chiến lược học tập và quy trình phát triển chiến lược ĐTTT; (ii)Các chiến lược chuyển đổi sang ĐTTT: Thẩm định, thiết kế và lựa chọn, ứng dụng,triển khai, đánh giá; (iii) Các chiến lược thiết kế cho học tập online và hỗn hợp liênquan đến lớp học online hoặc trực tiếp, đồng bộ hay không đồng bộ; (iv) Hoạt độngmarketing và quản lý sự thay đổi về ĐTTT nhằm thúc đẩy người học, động lực củanhà quản lý và cả tổ chức Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh, dù ĐTTT có thể chỉ là việcgiảng viên dẫn dắt lớp học với một khóa học trực tuyến thì nó vẫn là một thay đổitrong tổ chức, nó đòi hỏi sự thay đổi đối với người giảng dạy, giám sát trực tiếp, các

Trang 34

nhà quản lý, quản lý cao cấp cũng như tất cả nhân viên trong tổ chức Các giảngviên có thể cảm thấy bị đe dọa rằng họ sẽ bị “thay thế” bởi ĐTTT; các nhà quản lý,những người luôn kiểm soát việc quản lý đào tạo, thường cảm thấy bị suy yếu khingười học có thể học bất cứ lúc nào và từ bất cứ đâu… Do đó, quản lý ĐTTT chính

là quản lý sự thay đổi về quy trình, hoạt động và cách tiếp cận quản lý nhân sự của

tổ chức, từ cách thức truyền thống chuyển sang cách thức trực tuyến Trọng tâm củaquản lý thay đổi là về thái độ và hành vi của tất cả mọi người trong tổ chức vềĐTTT [57]

Một số nghiên cứu đề cập đến các vấn đề quản lý, các giải pháp cho các điềukiện triển khai ĐTTT như về cơ sở hạ tầng, công nghệ, nội dung, đội ngũ giảng dạy,đội ngũ hỗ trợ,…:

Theo Bagarukayo và Kelema (2015), mặc dù ĐTTT là công nghệ mang nhiềulợi ích trong việc giảng dạy, học tập và đánh giá nhưng đối với nhiều trường đại học,

có mối quan ngại rằng họ không tận dụng được hết tiềm năng của phương thức này.Mức độ sử dụng ĐTTT và cách thức áp dụng tại các trường đại học khác nhau xuấtphát từ một số thách thức về nền tảng công nghệ, văn hóa giáo dục, năng lực giảngviên, tầm nhìn chiến lược của tổ chức, sự hài lòng của người học, sự hỗ trợ ngườidùng, nhận thức của lãnh đạo Do đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp: (i) Đàotạo và hỗ trợ về chính sách và kỹ năng liên quan đến CNTT và truyền thông: Giảngviên và người học thường gặp khó khăn trong việc sử dụng hệ thống quản lý học tập(LMS) do thiếu kỹ năng công nghệ, do đó nhà trường cần có sự hỗ trợ nhân sự vềcông nghệ cũng như phát triển các công cụ phần mềm giáo dục để hỗ trợ các hoạtđộng học tập, cần có các chương trình về quản lý, chính sách và nhận thức đểkhuyến khích sử dụng ĐTTT trong tổ chức (ii) Chi phí và công nghệ: Để thực hiệnthành công ĐTTT thì các trường đại học cần tập trung vào các vấn đề về chi phí vàcông nghệ, có thể giảm chi phí bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý miễn phítùy thuộc vào nhu cầu của mỗi tổ chức Tuy nhiên, điều quan trọng là ban lãnh đạocần tham gia vào các quyết định chính sách và đầu tư vào đổi mới công nghệ để giảiquyết những vấn đề thách thức này (iii) Mở rộng khả năng truy cập: ĐTTT đượckhuyến khích cho người học đến từ các nền văn hóa, chủng tộc và ngôn ngữ khácnhau bằng cách sử dụng nội dung có sẵn ở bất cứ đâu, khai thác các nền tảng học tậptrực tuyến như các ứng dụng di động (iv) Quy mô lớp học lớn: Các công nghệ giáodục có thể đáp ứng số lượng lớp học lớn bằng cách cung cấp nội dung có thể truy

Trang 35

cập ở bất kể địa điểm nào và cho phép tạo ra nhóm học tập có thể dễ dàng quản lý.(v) Đánh giá chương trình giảng dạy: Cần thay đổi chương trình giảng dạy để kếthợp với phương pháp sư phạm thực tế nhằm thúc đẩy người học giải quyết vấn đề,

tư duy phê phán và ra quyết định (vi) Các vấn đề cơ sở hạ tầng và kỹ thuật: Cáctrường đại học cần cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ bằng cách tìm kiếm nguồn tàitrợ từ chính phủ và các cơ quan khác để trang bị cơ sở hạ tầng đầy đủ (vii) Cần cóđộng lực giảng viên thúc đẩy và khuyến khích giảng viên sáng tạo nội dung để dễ sửdụng LMS (viii) Người học và người hỗ trợ: Giảng viên cần khuyến khích ngườihọc gia tăng sự tham gia vào môi trường học tập trực tuyến, phát huy tính hiệu quả,tích cực hơn [51]

Tagreed và cộng sự (2016) đã đưa ra cái nhìn sâu sắc về nguồn gốc, đặc điểmcũng như các điểm yếu và điểm mạnh của hệ thống ĐTTT, trong đó đặc biệt xemxét các yếu tố liên quan đến người học như hành vi, thái độ, nguồn gốc văn hóa vàcác yếu tố nhân khẩu học khác có ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTT Dựa trên nhữngphân tích đó, các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục, giảng viên và chuyên gia

có thể thiết kế khóa học nhằm thúc đẩy kiến thức kiến thức của sinh viên, làm choviệc học tập trở nên hiệu quả và hấp dẫn hơn, đáp ứng mong đợi của hệ thống quản

lý học tập Điều này có thể giúp nhà quản lý triển khai hệ thống ĐTTT hiệu quả nhấtcũng như đưa ra được các quyết định chiến lược về công nghệ trong tương lai

Liên quan đến việc quản lý nội dung - học liệu trong ĐTTT, Hao Shi (2010)cho rằng học liệu điện tử là tập hợp các tài liệu dưới dạng điện tử phục vụ dạy vàhọc, bao gồm: sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánhgiá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện

tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo Tác giả đã chỉ ra vấn đề quản lý học liệu phục

vụ ĐTTT thông qua hệ thống phần mềm cho phép sinh viên truy cập dễ dàng Theo

đó, tác giả đề xuất cần thiết kế lại các chương trình giảng dạy lấy người học làmtrung tâm, đặt trách nhiệm kiểm soát việc học tập cho người học Việc thiết kế lạinày thể hiện sự chuyển đổi từ một mô hình học tập thụ động sang mô hình học tậptích cực [69]

Tập trung vào khía cạnh tư vấn, hỗ trợ người học, Boulton (2008) chỉ ra mộtthách thức lớn mà nhà quản lý phải giải quyết đó là mức độ hài lòng và không hàilòng của người học, thể hiện ở các chỉ số như sự chậm trễ trong việc tải các tài liệuhọc tập, sự tẻ nhạt của các tài liệu, sự hỗ trợ của giáo viên, sự hỗ trợ của kỹ thuật

Trang 36

viên trường học, việc học nhóm, sự phản hồi chính thức mà người học nhận được,

cơ hội làm việc cộng tác, các vấn đề kỹ thuật, có thể xem lại lý thuyết mà người họckhông hiểu Từ đó, tác giả nhấn mạnh việc giới thiệu cho người học về ĐTTT vàcác công cụ học tập kết hợp để họ có thể thiết lập các kỹ năng học tập trực tuyến vàphát triển thành học tập suốt đời, như quản lý tốc độ học tập của bản thân, học cáchtrở thành những người học tự lập và chịu trách nhiệm nhiều hơn về việc học củamình nhằm đáp ứng các yêu cầu đầy thách thức của xã hội thông tin Với sự sẵn cócủa ĐTTT và các trường học cung cấp chương trình giảng dạy ngày càng linh hoạt,các nhà quản lý trường học cần phải xem xét tập huấn cho người học về cách sửdụng các tài liệu học tập trực tuyến và phát triển các kỹ năng học tập tự lập, cũngnhư có thể xem xét sự tham gia của phụ huynh trong việc hỗ trợ học sinh học trựctuyến ở nhà Một điều đáng thất vọng là một số lượng lớn người học không hoànthành khóa học, nhưng nhà trường sẽ học được rất nhiều từ kinh nghiệm đó, đội ngũgiáo viên có thể phát triển sự tự tin hơn trong việc chuẩn bị ĐTTT cho học sinh, vàcác nhà quản lý cấp cao nhận thức được rằng có giới thiệu ĐTTT ở quy mô nhỏ và ở

độ tuổi sớm hơn, đồng thời cung cấp hỗ trợ hướng dẫn theo thời gian cho người học

Có như vậy, kinh nghiệm sẽ đảm bảo t lệ hoàn thành tốt hơn trong những năm tiếptheo và việc phổ biến ĐTTT sẽ được phát triển rộng rãi trong toàn trường [65] TheoJoo (1999), các nhà quản lý ĐTTT phải đối mặt với nhiều thách thức như vai trò vànăng lực của giảng viên và người học, sự đào tạo thích hợp, dễ dàng tiếp cận các tàiliệu có chất lượng cao, cũng như sự hỗ trợ học thuật, hành chính và kỹ thuật mộtcách có hệ thống trong và ngoài trường học… [56]

Đề cập đến việc quản lý đảm bảo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng,Belawati và Baggaley (2010) nhấn mạnh, đảm bảo chất lượng là nhân tố quan trọngtrong quản lý và phát triển ĐTTT Theo đó, có 9 tiêu chuẩn chính để đảm bảo chấtlượng ĐTTT, bao gồm: Chính sách và kế hoạch; nguồn nhân lực tuyển dụng và pháttriển; quản lý và điểu hành; học viên; thiết kế và phát triển chương trình; thiết kế vàphát triển học liệu; dịch vụ hỗ trợ học tập; đánh giá học tập của học viên; phươngtiện dạy và học.Tổ chức các Bộ trưởng giáo dục Đông Nam Á (2003), đã chỉ ra:quản lý chất lượng đào tạo gồm cơ cấu tổ chức, các thủ tục, các quy trình và nguồnlực cần thiết để quản lý tổng thể, đạt được những tiêu chuẩn, tiêu chí và các chỉ số

cụ thể do nhà nước ban hành, nâng cao và cải tiến liên tục nhằm thỏa mãn yêu cầucủa học sinh và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động Trong nghiên cứu, nhóm

Trang 37

tác giả đã xây dựng những khung lý thuyết về chất lượng đào tạo, quản lý chấtlượng đào tạo và áp dụng tiêu chuẩn ISO để đánh giá chất lượng đào tạo tại một sốtrường tại Đông Nam Á [53]

Bàn về các yếu tố tạo nên sự thành công của ĐTTT, Bussakorn và cộng sự(2012) cho rằng, có năm nhân tố chính đó là: Cơ chế quản lý, môi trường học tập,thiết kế bài giảng, dịch vụ hỗ trợ và việc đánh giá khóa học Trong đó, yếu tố đầutiên được nhấn mạnh chính là cơ chế quản lý, bởi các khóa học trực tuyến cần phảiđược ban lãnh đạo lập kế hoạch một cách thận trọng, với các hoạt động sau: (i)Nghiên cứu thị trường: phân tích về các yêu cầu mục tiêu giáo dục với các dữ liệunghiên cứu thị trường phải được cập nhật; (ii) Khung chương trình: Lãnh đạo tổchức phải xác định khuôn khổ và phạm vi của chương trình liên quan đến các cácchính sách và thủ tục về triết lý, tầm nhìn, vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ…; (iii)

Kế hoạch hoạt động: Yếu tố này chính là phong cách quản lý của tổ chức nhằm tíchhợp ĐTTT vào toàn bộ chương trình giảng dạy; (iv) Hiệu quả chi phí: Để thực hiệnthành công, ĐTTT cần một khoản ngân sách đủ lớn và dài hạn cho các khóa học,cũng như để phát triển dịch vụ hỗ trợ người học Theo các tác giả, cơ chế quản lýhiệu quả sẽ giúp ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên biết được họ sẽ phải làm gì đểtriển khai ĐTTT thành công trong tổ chức [99]

1.2.2 Ở Việt Nam

Trên thực tế, ĐTTT không còn mới mẻ ở các trường đại học trên thế giới,nhưng ở Việt Nam, nó được biết đến như một phương pháp giáo dục mới chỉ thật sựbắt đầu phát triển vài năm gần đây ĐTTT đang được nhiều nhà trường quan tâmđến sự tiện ích và vai trò đối với giáo dục đại học trong bối cảnh cách mạng côngnghiệp 4.0 Một số trường đã bắt đầu triển khai ĐTTT kết hợp hoặc thay thế chohình thức đào tạo từ xa Vì vậy, các nghiên cứu về quản lý ĐTTT còn rất hạn chế

Nhấn mạnh ĐTTT là một trong những giải pháp ứng dụng CNTT trong giáodục, Nguyễn Văn Linh và cộng sự (2013) chỉ ra, để xây dựng thành công một hệthống ĐTTT chuẩn mực, bao gồm hệ thống quản lý đào tạo và các nội dung số phục

vụ công tác đào tạo theo học chế tín chí, các nhà quản lý giáo dục cần phải: Chọngiải pháp xây dựng một hệ thống ĐTTT phù hợp; nghiên cứu lựa chọn chuẩn và hệquản lý đào tạo nền cho ĐTTT; xây dựng một số công cụ hỗ trợ, đặc biệt là các công

cụ tích hợp vào hệ nền cho ĐTTT; đề xuất cấu trúc bài giảng điện tử và ma trận kiếnthức đáp ứng yêu cầu; triển khai hệ thống trong thực tiễn Với những lợi ích thiết

Trang 38

thực mà hệ thống ĐTTT mang lại, các tác giả khuyến nghị, ngoài việc mở các lớpĐTTT ở dạng đại học hoặc liên thông, các cơ sở đào tạo có thể sử dụng ĐTTT trongtập huấn ngắn hạn, hỗ trợ đào tạo cho giáo dục phổ thông và sau đại học [22].

Từ kinh nghiệm triển khai phương thức ĐTTT tại Trường Đại học Cần Thơ,với việc áp dụng hệ thống quản lý học tập Dokeos (gồm các chức năng: tạo tài liệuhọc tập, tương tác, wiki và quản trị), Thạch Thị Tuyến (2015) đề xuất một số giảipháp quản lý hoạt động ĐTTT: (i) Nghiên cứu thêm về phần mềm mã nguồn mởMoodle để hướng tới chuyển sang Moodle, khắc phục những hạn chế của phần mềmDokeos; (ii) Lãnh đạo nhà trường phải có quy định chính sách rõ ràng về bản quyềnhọc liệu; (iii) Tổ chức tập huấn thường xuyên cho cán bộ giảng dạy có nhu cầu ứngdụng ĐTTT vào công tác giảng dạy cũng như đội ngũ cán bộ thư viện vì đó lànhững người trực tiếp tư vấn kỹ năng tìm kiếm thông tin và xử lý thông tin cho bạnđọc; (iv) Cấu trúc lại cây thư mục để người dùng dễ dàng tiếp cận; (v) Nâng cấpđường truyền tốc độ cao để lượng truy cập cùng một thời điểm sẽ nhanh hơn; (vi)

Hỗ trợ chế độ phù hợp để khuyến khích giảng viên soạn bài giảng ĐTTT; (vii)Giảng viên nên kết hợp sử dụng ĐTTT và các phương pháp giảng dạy truyền thống

để người dạy và người học có thể giao tiếp, thảo luận, trao đổi và giải quyết một sốvấn đề nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng giao tiếp xã hội [39]

Bùi Trung Kiên (2016) tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượngdịch vụ đào tạo với sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong đào tạo từ

xa ĐTTT Nghiên cứu đã chứng minh sự hài lòng của sinh viên là nền tảng hìnhthành lòng trung thành của sinh viên trong môi trường ĐTTT, từ đó đưa ra khuyếnnghị về quản lý ĐTTT: (i) Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Đẩy mạnh cảicách toàn diện nền giáo dục Việt Nam, tạo sân chơi bình đẳng cho các trường đạihọc, các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện và năng lực tham gia phương thức ĐTTT;Quy hoạch nguồn lực theo từng giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước, trên cơ sở

đó các tổ chức giáo dục ĐTTT sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo phu hợp, đáp ứng nhucầu nguồn nhân lực cho từng địa phương cụ thể; Có chính sách không phân biệt đối

xử với cùng hệ đào tạo khi triển khai theo các hình thức đào tạo khác nhau; Cóchính sách, dự án ưu tiên đầu tư phát triển loại hình ĐTTT; (ii) Đối với các đơn vị tổchức ĐTTT: Định hình cơ cấu tổ chức phù hợp; Phát triển chương trình ĐTTT theohướng mở rộng; Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ đào tạo trong ĐTTT; Nâng caochất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu ĐTTT theo tính chất đặc thu của loạihình đào tạo; Phát triển hệ thống CNTT trực tuyến; Phát triển công tác học sinh,

Trang 39

sinh viên trong ĐTTT; Triển khai công tác đảm bảo chất lượng, truyền thông đểkhẳng định vị thế ĐTTT trong hệ thống đào tạo quốc dân; Nâng cao hiệu quả quản

lý tài chính Nghiên cứu đã cung cấp cho nhà quản lý nhận thức đúng đắn về chấtlượng đào tạo trực tuyến và sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo trựctuyến để từ đó thấy được vai trò và sự cần thiết của công tác quản lý đào tạo trựctuyến để có các giải pháp quản lý chất lượng nhằm cung cấp các khoá học E-learning đáp ứng cho ngày càng đông đảo người học [36]

Trần Thị Lan Thu và cộng sự (2016) tiến hành nghiên cứu đánh giá chấtlượng đào tạo từ xa theo phương thức trực tuyến của Trường Đại học Mở Hà Nội,trong đó chỉ ra vai trò quan trọng của công tác đánh giá chất lượng ĐTTT trong nhàtrường, đồng thời cho thấy vai trò của công tác đảm bảo chất lượng nhằm thực hiệnđào tạo theo hướng mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội Dựa trêncác bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của Hiệp hội Các trường đại học Mở châu Á,một số trường đại học trực tuyến trong khu vực và trên thế giới, các tác giả đãnghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo đạihọc hệ từ xa trực tuyến áp dụng cho Trường Đại học Mở Hà Nội Nghiên cứu đã đặt

ra yêu cầu mới đối với nhà quản lý giáo dục trong việc đặt ra các tiêu chuẩn đảmbảo chất lượng cho loại hình đào tạo từ xa trực tuyến Tuy nhiên, nghiên cứu mớichỉ cung cấp một phần nội dung trong quản lý ĐTTT [33]

Theo Nguyễn Hồng Minh (2017), đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp4.0, hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng sẽ bịtác động mạnh mẽ và toàn diện, các khái niệm về phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết

bị ảo sẽ trở thành xu hướng trong hoạt động đào tạo Và do đó, hệ thống giáo dụcphải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức về phương thức và phương pháp đào tạovới sự ứng dụng mạnh mẽ của CNTT, sự thay đổi trong quản trị nhà trường với xuhướng đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng trở thành xu hướng đào tạo tương lại,đổi mới mô hình nhà trường, đổi mới quản lý cả ở cấp vĩ mô và cấp cơ sở… Theo

do, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp chính như sau: (i) Đổi mới cơ chế chính sáchphù hợp với thực tiễn đối với đội ngũ nhà giáo, người học, cơ sở giáo dục nhằm tạo

sự linh hoạt thích ứng với những thay đổi của khoa học công nghệ và yêu cầu củathị trường; (ii) Đổi mới quản lý giáo dục, ứng dụng CNTT trong quản lý; (iii) Đổimới hoạt động đào tạo: chương trình đào tạo thiết kế linh hoạt, phương pháp đào tạolấy người học làm trung tâm và sự ứng dụng CNTT trong thiết kế và truyền đạt bàigiảng, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra; (iv) Nâng cao năng lực và chất lượng

Trang 40

của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; (v) Phát triển đào tạo tại doanhnghiệp và gắn kết với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo; (vi) Đẩy mạnh hoạtđộng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; (vii) Tăng cường hợp tác quốc

tế trong lĩnh vực giáo dục [24]

Như vậy, từ tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới về quản lý ĐTTT, có thể đi đến một số nhận xét chính sau:

Một là, những thay đổi trong môi trường kinh tế - xã hội cũng như những tiến

bộ trong CNTT đã thúc đẩy các trường đại học đầu tư ngày càng mạnh vào hệ thốngĐTTT cũng như thay đổi chiến lược truyền thống sang chiến lược ĐTTT Tuy nhiên,

sự thành công của một hệ thống ĐTTT phụ thuộc rất lớn vào vai trò quản lý cũngnhư nhiều yếu tố khác như cá nhân, xã hội, văn hóa, công nghệ, tổ chức và môitrường…

Hai là, đi vào nghiên cứu cụ thể, các công trình nước ngoài nhấn mạnh vào

yếu tố chiến lược trong quản lý ĐTTT, liên quan tới tầm nhìn và sứ mệnh, các điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tổ chức, yếu tố giảng viên và người học…Đặc biệt, hoạt động quản lý ĐTTT phải đối mặt với nhiều thách thức như mức độhài lòng của người học, vấn đề đảm bảo chất lượng, vấn đề quản lý học liệu phục vụĐTTT Do đó, lãnh đạo nhà trường cần đưa ra một cái nhìn dài hạn tập trung vàocác vấn đề như duy trì chiến lược ĐTTT; Đào tạo và hỗ trợ về chính sách và kỹnăng liên quan đến CNTT và truyền thông; Chi phí và công nghệ; Khả năng truycập; Quy mô lớp học; Đánh giá chương trình giảng dạy; Các vấn đề cơ sở hạ tầng và

kỹ thuật; Động lực giảng viên nhằm đảm bảo hoạt động ĐTTT hiệu quả

Ba là, xuất phát muộn hơn so với thế giới, các trường đại học ở Việt Nam đã

bước đầu phát triển ĐTTT và ứng dụng một số phần mềm thông dụng của ĐTTTtrong các khóa học và dự án Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc triểnkhai và quản lý hoạt động ĐTTT song với sự chỉ đạo và quán triệt định hướng vềquản lý ĐTTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học đã nghiên cứu ứngdụng phương thức ĐTTT vào hoạt động đào tạo của nhà trường với nhiều giải pháp

về quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô, tập trung vào các vấn đề về nhận thức của lãnhđạo, năng lực giảng viên, đầu tư công nghệ, quản lý sự thay đổi, đổi mới cơ chếchính sách và hoạt động đào tạo

Ngày đăng: 19/01/2019, 02:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w