BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 - -
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 - -
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội2, tác giả đã hoàn thành đề tài “Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trunghọc cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng côngnghiệp lần thứ 4"
Trong quá trình học tập, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự
giúp đỡ, hướng dẫn, động viên của các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Chủ nhiệm khoa, cácthầy, cô giáo trong khoa Quản lý giáo dục; Phòng Sau đại học và các thầy, côgiáo trong và ngoài trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp giảng dạy,giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc nhấttới PGS – TS Nguyễn Văn Mã - người thầy đã tận tâm truyền đạt những kiếnthức về khoa học QLGD, phương pháp nghiên cứu khoa học và tận tuỵ chỉbảo, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Huyện uỷ, HĐND,UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu và một số giáo viênở các trường THCS trong huyện; bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã quantâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thànhLuận văn.
Dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng, song những thiếu sót trong Luậnvăn chắc chắn không thể tránh khỏi, kính mong sự góp ý, chỉ bảo của các quýthầy, cô cùng các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, tháng 11 năm 2018
TÁC GIẢ
Đỗ Thế Trường
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn nàylà trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 11 năm 2018TÁC GIẢ
Đỗ Thế Trường
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC .
5MỞ ĐẦU .
1CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC ỞTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.2 Một số khái niệm cơ bản về quản lý và quản lý giáo dục 12
1.2.1 Quản lý 12
1.2.2 Quản lý giáo dục 14
1.2.3 Quản lý nhà trường 17
1.3 Thiết bị giáo dục trong nhà trường THCS 19
1.3.1 Khái niệm thiết bị giáo dục 19
1.3.2 Phân loại Thiết bị giáo dục 21
1.3.3 Vai trò của TBGD trong quá trình giáo dục 22
1.4 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tác động của nó tớiTBGD ở trường THCS 23
1.5 Nội dung quản lý thiết bị giáo dục trong trường trung học cơ sở 301.5.1 Quản lý việc trang bị TBGD 31
1.5.3 Quản lý việc sử dụng TBGD 33
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TBGD ở các trường THCS 36
Kết luận chương 1 .
37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở CÁCTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA LỘC TRONG BỐI CẢNHCÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 .
382.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục THCS huyệnGia Lộc 38
2.1.1 Tình hình kinh tế, xã hội 38
2.1.2 Tình hình giáo dục THCS huyện Gia Lộc 40
Trang 62.2 Thực trạng thiết bị giáo dục ở trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnhHải Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 .50
2.2.1 Thực trạng về quy mô thiết bị giáo dục 502.2.2 Thực trạng về bảo quản thiết bị giáo dục 542.2.3 Thực trạng về sử dụng thiết bị giáo dục 572.2.4 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục 612.3 Thực trạng quản lý thiết bị giáo dục trong trường THCS huyệnGia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lầnthứ 4 63
2.3.1 Quản lý việc trang bị 63
2.3.2 Quản lý việc bảo quản 652.3.3 Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học 672.4 Đánh giá chung .70
2.4.1 Ưu điểm 702.4.2 Hạn chế 712.4.3 Nguyên nhân của thực trạng quản lý TBGD ở các trường THCS 72Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3 76BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG 76TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆPLẦN THỨ 4
3.1 Cơ sở xác lập biện pháp … ……… ……… 763.1.1 Định hướng chung của Nhà nước và địa phương về đầu tư cơ sở vậtchất, TBGD .76
3.1.2 Các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục về công tác quản lýTBGD 773.1.3 Lý luận và thực tiễn công tác quản lý thiết bị dạy học 78
Trang 73.2 Một số biện pháp quản lý thiêt bị giáo dục ở các trường THCShuyện
Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ4.
3.2.4 Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ khai thác sử dụng hiệu quả thiết bị giáo dục cho đội ngũ giáo viên, nhân viên 91
3.2.5 Mối quan hệ giữa các biện pháp 94
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đềxuất 95
3.3.1 Phương pháp khảo nghiệm 95
3.3.2 Kết quả khảo nghiệm 95
Kết luận chương 3
100KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 1
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp các lớp học bậc THCS trên địa bàn 42
Bảng 2.2 Diện tích, phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng các trườngTHCS trên địa bàn huyện Gia Lộc năm học 2015-2016 43
Bảng 2.3 TBGD của các trường THCS Hải Dương 44
Bảng 2.4 Kết quả xếp loại Hạnh kiểm 47
Bảng 2.10 Bảng tổng hợp ý kiến của GV về mức độ bảo quản TBGD 56
Bảng 2.11 Bảng tổng hợp ý kiến của CBQL về mức độ sử dụng hiệu quảTBGD 58
Bảng 2.12 Bảng tổng hợp ý kiến của GV về mức độ sử dụng hiệu quả TBGD59Bảng 2.13 Số lượng, trình độ đội ngũ nhân viên phụ trách TBGD năm học2015-2016: 61
Bảng 2.14 Bảng tổng hợp ý kiến về việc lập kế hoạch dự toán mua sắmTBGD của trường: 63
Bảng 2.15 Bảng tổng hợp ý kiến về việc tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, lưugiữ, hồ sơ TBGD khoa học, hợp lý
65Bảng 2.16 Bảng tổng hợp ý kiến về việc quản lý sử dụng TBGD: 67
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp quảnlý TBGD tại trường THCS tại huyện Gia Lộc trong bối cảnh cáchmạng công nghiệp lần thứ 4
96Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp quản lýTBGD tại trường THCS tại huyện Gia Lộc trong bối cảnh cáchmạng công nghiệp lần thứ 4 97
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Đọc là
CBQL Cán bộ quản lý CNTT Công nghệ thông tinCSVC Cơ sở vật chất GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên
HS Học sinhNxb Nhà xuất bản QLGD Quản lý Giáo dụcSGK Sách giáo khoa TBGD Thiết bị giáo dục THCS Trung học cơ sở
Trang 10Bước vào thế kỉ XXI, quá trình toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ Đảng và Nhà nước ta đã đẩy nhanh sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó coi “Giáo dục là quốc sáchhàng đầu” Vì vậy, đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải đào tạo đội ngũnhững người lao động có khả năng bắt kịp nhịp độ phát triển của thời đại.
-Cấp học THCS, học sinh được tiếp xúc nhiều môn học khác nhau, mỗimôn học bao gồm hệ thống tri thức với những khái niệm trừu tượng, khái quátnên việc sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trongviệc nâng cao chất lượng học tập và giáo dục nhân cách của học sinh nói riêngvà chất lượng giáo dục nói chung ở nhà trường THCS Trong đổi mới giáo dụcvà đào tạo, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục có vị trí đặc biệtquan trọng Cuộc cách mạng về phương pháp dạy học, phương pháp giáo dụcsẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục trong xã hội hiện đại, tiếpcận với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật TBGD là thành tố cơ bản của quátrình dạy học và giáo dục nhân cách học sinh, là điểm tựa cho học sinh hìnhthành tri thức và góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy họcvà giáo dục.
Trang 11Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra kỷ nguyên mới của sự lựa chọn cácphương án đầu tư kinh doanh, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực, thúc đẩynăng suất lao động và hiệu quả, tạo bước đột phá về tốc độ phát triển, phạm vimức độ tác động làm biến đổi cơ bản hệ thống sản xuất và quản trị xã hội cảchiều rộng lẫn chiều sâu.
Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sảnxuất và phương pháp quản trị được kết nối in-tơ-nét, liên kết với nhau thànhmột hệ thống thay vì các dây chuyền sản xuất và phương pháp quản trị hànhchính trước đây Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tác động mạnh mẽ đếngiáo dục nhờ khả năng kết nối bằng máy tính, các thiết bị di động tiếp cận vớicác cơ sở dữ liệu lớn từ nhiều nguồn, những tính năng xử lý thông tin đượcnhân lên nhờ những đột phá về công nghệ bằng trí tuệ nhân tạo, người máy,công nghệ in 3D, công nghệ na-nô, công nghệ điện toán đám mây, công nghệsinh học, công nghệ lượng tử, công nghệ vật liệu mới,… Đồng thời, việctrang bị, quản lý TBGD tại các trường học trong thời kỳ Cách mạng côngnghiệp 4.0 được nâng lên tầm cao mới đòi hỏi những nghiên cứu mới nhằmphục vụ khai thác, sử dụng có hiệu quả TBGD trong dạy học và giáo dục.
Đánh giá đúng vai trò, vị trí của TBGD trong nhà trường THCS các cấpủy, chính quyền huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, đặc biệt ngành giáo dụchuyện đã có chính sách nhất định, quan tâm, đầu tư xây dựng trường sở vớiquy mô khá hiện đại, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, TBGD được trang bị cơbản, đảm bảo theo các danh mục TBGD tối thiểu trong nhà trường phổ thông,từ đó đã tạo được động lực nhất định cho đội ngũ giáo viên nâng cao đượcchất lượng dạy và học Tuy nhiên, thực tế hoạt động quản lý TBGD vẫn bộc lộnhiều hạn chế: Công tác quản lý TBGD ở các trường còn mang tính hànhchính, chưa hiệu quả Việc trang bị chưa có kế hoạch tổng thể và chi tiết; côngtác bảo quản còn nhiều bất cập; thiếu cán bộ chuyên trách; thiếu kho chứahoặc
Trang 12kho chưa đủ diện tích; thiếu hệ thống tủ, giá, phòng thí nghiệm, phòng học bộmôn; quản lý việc sử dụng TBGD chưa chặt chẽ; nhiều nơi GV chưa chú ý sửdụng, sử dụng không hiệu quả Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế trênđó là: TBGD còn thiếu đồng bộ, thiếu chủng loại cho các bộ môn, cho cácphòng thí nghiệm; Công tác chỉ đạo quản lý, sử dụng TBGD của các nhàtrường chưa được coi trọng và chưa quan tâm đúng mức; Kinh phí cho việcmua sắm, đầu tư, sửa chữa trang TBGD thì hạn chế, chưa thường xuyên; Việcbảo quản TBGD còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm sát sao dẫn đến thiếtbị nhanh xuống cấp và hư hỏng nhiều; Việc sử dụng TBGD trong giảng dạy,trong các hoạt động giáo dục chưa được giáo viên khai thác triệt để, một sốgiáo viên không sử dụng hoặc ít sử dụng TBGD với nhiều lý do khác nhaunhư mất thời gian, mất công, mất sức, công tác chuẩn bị còn lúng túng, cán bộphụ trách thiếu nhiệt tình, Hơn nữa, sự sát sao, chỉ đạo, kiểm tra của các cấpquản lý đối với TBGD còn chưa thường xuyên Do đó quản lý TBGD hiện nayđang là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu thấu đáo và cần có giải pháphữu hiệu.
Xuất phát từ những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng vềphát triển sự nghiệp giáo dục trong đó có việc đầu tư TBGD trong nhà trường;xuất phát từ thực trạng công tác quản lý TBGD còn những bất cập, hạn chế,chưa đáp ứng được tốt những yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra, đặc biệt dưới tácđộng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lýthiết bị giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh HảiDương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4”
2 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu lý luận, phân tích, khảo sát đánh giá thực trạngquản lý TBGD ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Trang 13Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lýTBGD ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bốicảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý TBGD ở các trường THCS.Đối tượng nghiên cứu: Quản lý TBGD ở các trường THCS huyện GiaLộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
4 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, quản lý TBGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện GiaLộc, tỉnh Hải Dương đã đạt được một số kết quả nhất định song còn có nhữngbất cập nên hiệu quả sử dụng TBGD chưa cao.
Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý TBGD phù hợp với thựctiễn tiếp cận với cách mạng công nghiệp 4.0 thì chất lượng giáo dục tại cáctrường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương sẽ được nâng cao.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý TBGD ở các trường THCS.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý TBGD của các trường THCShuyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lầnthứ 4.
- Đề xuất một số biện pháp Quản lý TBGD ở các trường THCS củahuyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lầnthứ 4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát công tác quản lý TBGD tại các trườngTHCS trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong 3 năm (từ năm 2013
Trang 14đến năm 2016) Quá trình nghiên cứu cũng như kết quả của luận văn chỉ tiếnhành, áp dụng trong phạm vi huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu và nghiên cứu trong các văn kiện của Đảng, văn bản chỉ đạocủa Chính phủ, của UBND tỉnh Hải Dương, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, củaSở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương; nghiên cứu trên sách, báo chí, tạp chí, đềtài, luận văn, luận án và các tài liệu chuyên môn liên quan đến quản lý TBGD.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin trên cơ sở quan sáttrực tiếp các hoạt động sư phạm, quan sát hoạt động quản lý TBGD ở cáctrường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, làm cơ sở đề ra các biện phápquản lý TBGD ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thu thập thông tin thôngqua phiếu hỏi ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý trong trường nhằm tìmhiểu thực trạng quản lý TBGD ở các trường THCS; Những biện pháp mà nhàtrường đã áp dụng để quản lý TBGD ở các trường THCS Đồng thời khảo sáttính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý TBGD ở các trường THCShuyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi, xin ý kiến trực tiếp cán bộquản lý, giáo viên và ý kiến phản hồi của phụ huynh về quản lý TBGD ở cáctrường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương nhằm thu thập thêm thông tinvà làm rõ hơn những vấn đề từ phiếu điều tra.
7.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyêngia nghiên cứu về lĩnh vực quản lý TBGD nhằm đánh giá đúng thực trạng
Trang 15quản lý TBGD ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bốicảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cũng như khảo nghiệm tính cần thiếtvà khả thi của các biện pháp đề xuất.
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo và các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị giáo dục ở trường THCS.Chương 2: Thực trạng quản lý thiết bị giáo dục ở các trường THCShuyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lầnthứ 4
Chương 3: Biện pháp quản lý thiết bị giáo dục ở các trường THCShuyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lầnthứ 4
Trang 16CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC ỞTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Từ xưa đến nay, giáo dục luôn là một hoạt động xã hội mà ở bất cứ thờiđại nào, quốc gia nào cũng dành được nhiều sự quan tâm, đầu tư, quản lý vànghiên cứu Tuy nhiên, nghiên cứu các vấn đề trong giáo dục không phải làđiều dễ dàng, bởi lẽ những vấn đề đó luôn luôn có sự gắn kết, ràng buộc vớinhững lĩnh vực khác trong xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội Đểnâng cao chất lượng giáo dục thì trước tiên phải nâng cao chất lượng giảngdạy trong nhà trường trong đó sử dụng hiệu quả TBGD như là một giải pháplớn Để sử dụng có hiệu quả TBGD, vai trò của các biện pháp quản lý là hếtsức quan trọng Thiết bị giáo dục là một thành tố của quá trình giáodục, được hình thành và phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát triểncủa quá trình giáo dục Lúc đầu khi xã hội còn ở trình độ phát triển thấp nhàtrường ở trạng thái đơn giản, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục có nội hàmđơn giản Khi kinh tế, xã hội và giáo dục ngày càng phát triển thì thiết bị giáodục ngày càng phát triển nhiều về số lượng, đa dạng về mẫu mã và chủngloại, thì vấn đề đặt ra là làm sao để tổ chức quản lý việc sử dụng TBGD chohiệu quả Đây là nhiệm vụ nặng nề đối với các cấp quản lý giáo dục, mà trựctiếp là những nhà quản lý ở các cơ sở giáo dục.
Nghiên cứu các biện pháp quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụngTBGD tại các trường trung học cơ sở nhằm nâng cao kết quả học tập và đổimới phương pháp là một vấn đề khó khăn và phức tạp Các nhà nghiên cứutrong và ngoài nước đã nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà trường để tìm ra cácbiện pháp quản lý hiệu quả nhất.
Hội nghị Quốc tế về giáo dục lần thứ 39 họp tại Geneve năm 1984 cũngnhư nhiều hội nghị về TBGD ở các nước xã hội chủ nghĩa đã khẳng địnhngành
Trang 17giáo dục cần phải được đổi mới thường xuyên về mục đích, cấu trúc, nội dung,TBGD và phương pháp để tạo cho học sinh có những cơ hội học tập Tuỳ theohoàn cảnh kinh tế, kỹ thuật và xã hội, tất cả các nước trên thế giới đều cókhuynh hướng hoàn thiện TBGD nhằm phù hợp với sự hiện đại hoá nội dung,phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Các nước có nền kinh tế phát triểnđều quan tâm đến việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất các TBGD hiện đại, đạtchất lượng cao, cần thiết cho nhu cầu giáo dục mỗi nước.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu, sử dụng rộng rãi đĩahình và sử dụng Internet trong giáo dục, tổ chức nghiên cứu mẫu và sản xuấtphim giáo khoa dùng trong nhà trường Một số nước trong khu vực nhưInđônêxia, Thái Lan, Philippin, Singapo người ta thay thế dần tranh trongsách giáo khoa in trên giấy bằng các hình ảnh trên màn ti vi Như vậy lượngthông tin cung cấp phong phú và hấp dẫn hơn, việc bảo quản, vận chuyển vàsử dụng có mặt thuận lợi hơn.
Có thể thấy, trong những năm lại đây, các thiết bị điện tử, máy vi tính,rôbốt, các đồng hồ điện tử số đo chính xác cao, ti vi, video, đã được nghiêncứu, thiết kế và tăng cường cho các trường phổ thông Đi liền với việc đầu tưTBGD cho các trường học là vấn đề quản lý cơ sở vật chất trường học nóichung và quản lý việc sử dụng TBGD nói riêng cũng được đặt ra.
Ở Việt Nam, việc đầu tư, mua sắm TBGD còn hạn hẹp so với yêu cầu,vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục nói chung là cần phảinghiên cứu thực trạng đơn vị mình, có kế hoạch đầu tư, mua sắm TBGD phùhợp với điều kiện vùng miền và địa phương mình; công tác quản lý sử dụngTBGD cũng cần được tăng cường, nâng cao hơn nữa Nhận thức được vai tròcủa TBGD đối với đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng dạy học, giáodục, Sở GD&ĐT đã quan tâm chỉ đạo cho trường thực hiện các yêu cầu vềquản lý, bảo quản, sử dụng TBGD, quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng
Trang 18trường phổ thông trong việc: Tổ chức nghiệm thu và tiếp nhận TBGD; sửdụng phòng tốt nhất trong trường làm phòng chứa TBGD; cán bộ quản lýTBGD phải là người có năng lực được đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụquản lý và sử dụng TBGD, phải có nội quy phòng TBGD; phải có các loại sổquản lý và sử dụng TBGD; việc sắp xếp TBGD phải đảm bảo tính khoa họcthuận tiện cho việc sử dụng, quản lý và kiểm kê; phải coi trọng đúng mức việcbào quản, bảo dưỡng TBGD; Phải mua sắm bổ sung các TBGD đã tiêu haohàng năm; Xây dựng phòng học bộ môn; Kiểm kê thiết bị cuối năm Nhữngquy định này đã phản ánh phần nào nội dụng quản lý TBGD tại trường THPT.
Thừa kế và phát huy những lý thuyết về giáo dục của nền giáo dục họcthế giới, Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về TBGD và quản lý việc sửdụng TBGD Về vấn đề này, có thể kể đến các nhà khoa học Việt Nam tiêubiểu đã phát triển và truyền bá lý luận về nguyên tắc dạy học trực quan Đó làcác nhà tâm lý học Phạm Minh Hạc, Hồ Ngọc Đại; các nhà giáo dục học TôXuân Giáp, Vũ Trọng Rỹ, Trần Khánh Đức, Ngô Quang Sơn… Các tác giảnày cho ta thấy được những vấn đề chung về TBGD như vai trò của TBGDtrong hoạt động dạy học và những yêu cầu sư phạm khi lựa chọn và sử dụngTBGD Một số công trình có thể kể như:
Công trình Quản lý nhà trường của hai tác giả Đặng Quốc Bảo,Nguyễn Thành Vinh [2] đã giới thiệu các nội dung liên quan đến quản lý nhàtrường như: quản lý hoạt động dạy học và giáo dục, kiểm định chất lượng dạy- học, hỗ trợ hoạt động dạy học, quản lý nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất - kỹthuật của nhà trường.
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc chủ biên cuốn Quản lý giáo dục một sốvấn đề lý luận và thực tiễn [19] đề cập đến một số vấn đề về lý luận quản lýgiáo dục, các mô hình quản lý, các cách tiếp cận lý luận quản lý, xây dựng và
Trang 19tổ chức thực hiện kế hoạch trong quản lý, tổ chức bộ máy quản lý, lãnh đạo,chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra và các vấn đề trong quản lý giáo dục
Cuốn giáo trình Khoa học quản lý giáo dục của tác giả Nguyễn ThịTuyết Hạnh chủ biên [10] trình bày những khái niệm, đặc điểm, bản chất vànội dung của khoa học quản lý giáo dục; mục tiêu, quan điểm, mô hình, chứcnăng, nguyên tắc và phương pháp của quản lý giáo dục, trong đó có đề cậpđến nội dung quản lý hoạt động học tập trong nhà trường.
Nghiên cứu về quản lý TBGD, các tác giả trình bày các quan niệm vềTBGD, cơ sở phân loại và vai trò của TBGD trong nhà trường ví dụ: Trongcông trình: Phương tiện dạy học [8] tác giả Tô Xuân Giáp đã đưa ra những cơsở phân loại và phân loại phương tiện dạy học, cách thức lựa chọn, thiết kế,chế tạo, sử dụng phương tiện dạy học và các điều kiện để đảm bảo sử dụng cóhiệu quả phương tiện dạy học Theo tác giả: “Phương tiện dạy học được sửdụng đúng, có tác dụng làm tăng hiệu quả sư phạm của nội dung vàphương pháp dạy học lên rất nhiều”[8,tr.43].
Trong cuốn: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng sửdụng cơ sở vật chất và TBGD ở trường phổ thông Việt Nam” tác giả TrầnQuốc Đắc đã nhận định: “Người GV không những cần hiểu biết về TBGD,về kỹ thuật sử dụng chúng mà còn hiểu sâu về phương pháp dạy học với yêucầu sử dụng TBGD: sử dụng TBGD với mục đích gì, lúc nào, liều lượng baonhiêu, đặc điểm tâm lý HS ra sao; HS cần tham gia hoạt động như thế nào khidạy học có sử dụng TBGD, sử dụng TBGD như thế nào để khơi dậy lòng saymê học tập, phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo và bồi dưỡng nhân cáchcho HS” [6 ,tr.29].
Trong cuốn: “Quản lý giáo dục” [11] do Bùi Minh Hiền chủ biên, ởchương 10 các tác giả đã đề cập đến các vấn đề lý luận về vai trò của TBGDtrong sự phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, phân loại các nhóm TBGD mà
Trang 20người quản lý cần bao quát và đưa ra một số nguyên tắc và giải pháp quản lýTBGD ở nhà trường THPT.
Năm 2005, trong đề tài cấp Bộ về: “Một số biện pháp quản lý nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông tại các trung tâm GDTX và trung tâm học tập cộng đồng” [23];tác giả Ngô Quang Sơn đã khẳng định vai trò của TBGD trong hoạt độnggiảng dạy, giáo dục và học tập: “TBGD vừa là một thành tố, vừa là mộtphương tiện, một phương hướng, vừa hàm chứa nội dung của quá trình dạyhọc, đồng thời tạo hứng thú nhận thức cho học viên TBGD là một trongnhững điều kiện giúp GV và học viên thực hiện tốt phương châm dạy học pháthuy tính tích cực của học viên, tích cực hoá quá trình nhận thức, quá trình tưduy của học viên…”, đồng thời tác giả đã đưa ra hệ thống giải pháp quản lýnhằm nâng cao hiệu quả của việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBGD.
Ngoài một số tài liệu trên còn kể đến các luận văn thạc sĩ chuyên ngànhQuản lý giáo dục đã bảo vệ tại các cơ sở đào tạo trong cả nước như: Đổi mớicông tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS tại tỉnh Hà Nam [25]của Đặng Thị Thanh Thảo thực hiện tại Học viện Quản lý GD năm 2011; cácLuận văn bảo vệ tại Đại học GD, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014 nhưQuản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS tại thành phố Uông Bí, tỉnhQuảng Ninh [13] của Lãnh Thị Mai Hồng Trong các luận văn này, ngoàinhững vấn đề lý luận chung, các tác giả đều có những khảo sát thực tế vềcông tác quản lý TBGD tại các trường THCS trong phạm vị cấp quận(huyện) Đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tácquản lý đó Tuy nhiên các luận văn này khi nghiên cứu, chưa đặt trong bốicảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Như vậy, có thể nói rằng công tác quản lý TBGD có vai trò to lớn trongviệc nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác TBGD ở mỗi nhà trường Bởi
Trang 21vì, nó giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về trình độ, tốc độ phát triểnTBGD và mức độ ảnh hưởng của nó tới công nghệ giáo dục ở trong nước, khuvực và trên thế giới Đánh giá được thực trạng của TBGD, quá trình đầu tư,trang bị, bảo quản và chất lượng sử dụng, khai thác TBGD ở nhà trường, từđó hoạch định chiến lược phát triển TBGD một cách lâu dài là việc làm hếtsức cần thiết, cấp bách đối với CBQL ở các nhà trường.
Từ những nguồn tư liệu đã nghiên cứu về quản lý giáo dục nói chungvà một số công trình nghiên cứu về quản lý TBGD nói riêng đã cho thấy đâylà vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả Do mục đích nghiên cứu nênđa số các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu nghiên cứu về phần lý luận.Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về thực tiễn hoạt động quản lýTBGD, nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể tại các trường THCS huyện Gia Lộctỉnh Hải Dương chưa được đề tài nào đề cập đến Việc đánh giá tìm hiểu ýnghĩa, xu thế biến đổi và những vấn đề đặt ra cũng như những mặt hạn chếtrong quản lý TBGD ở các trường THCS huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương trongthời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ được làm rõ hơn trong quá trìnhnghiên cứu.
1.2 Một số khái niệm cơ bản về quản lý và quản lý giáo dục1.2.1 Quản lý
Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm Trong hoạt độngcủa mình, con người để đạt được mục tiêu phải dự kiến kế hoạch, sắp xếptrình tự tiến hành và tác động đến đối tượng bằng cách nào đó theo khả năngcủa mình Trong quá trình lao động tập thể càng không thể thiếu được kếhoạch, sự phân công và điều hành chung, sự hợp tác và quản lý lao động Nhưvậy quản lý tất yếu nảy sinh và nó chính là một phạm trù tồn tại khách quanđược ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, trong
Trang 22mọi thời đại Có thể xem quản lý là hoạt động đặc biệt, là yếu tố không thểthiếu được trong đời sống xã hội, gắn liền với quá trình phát triển Quản lýcũng là đối tượng nghiên cứu của khoa học Có nhiều quan điểm khác nhau vềquản lý Theo Từ điển Tiếng Việt, “quản lý” được hiểu là:
"- Tổ chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, một cơ quan.- Trông coi, giữ gìn và theo dõi việc gì" [29, tr 1363]
Đề cập đến vấn đề quản lý, Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng."Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệthống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định" [20, tr.29]
Tác giả Nguyễn Văn Lê quan niệm "Quản lý là một hệ thống xã hội, làkhoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng nhữngphương pháp thích hợp, nhằm đạt các mục tiêu đề ra cho hệ và từng thành tốcủa hệ" [18, tr.44]
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thểquản lý lên khách thể quản lý về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phươngpháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự pháttriển của đối tượng Như vậy, khái niệm quản lý có thể được hiểu ở nhiều gócđộ khác nhau, song vẫn được thống nhất là hoạt động có tổ chức, có ý thứccủa chủ thể quản lý nhằm tác động lên đối tượng (khách thể quản lý) nhằmđạt được mục tiêu đề ra Quản lý bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệthống gồm các thành phần:
- Chủ thể quản lý (Người quản lý, tổ chức quản lý).- Khách thể quản lý (đối tượng quản lý).
- Mục tiêu chung: là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra hoạt động quản lý.- Cơ chế quản lý: Những phương thức hoạt động quản lý được thựchiện và quan hệ tương tác qua lại giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý.
Trang 23Quản lý là một dạng hoạt động phức tạp và có tính chuyên biệt; Quảnlý là hoạt động gián tiếp; Quản lý được tiến hành thông qua hoạt động giaotiếp (gián tiếp hay trực tiếp)
Bản chất của hoạt động quản lý là tính tất yếu khách quan đồng thời cótính tất yếu chủ quan vì được thực hiện bởi người quản lý Mặt khác nó vừacó tính giai cấp vừa có tính kỹ thuật, vừa có tính khoa học vừa có tính nghệthuật, vừa có tính pháp luật vừa có tính xã hội rộng rãi Chúng là những mặtđối lập trong một thể thống nhất, đó là biện chứng, là bản chất của hoạt độngquản lý.
Chức năng quản lý bao gồm: Chức năng lập kế hoạch; Chức năng tổchức thực hiện kế hoạch; Chức năng chỉ đạo; Chức năng kiểm tra đánh giá.
Các chức năng quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởngqua lại khi thực hiện hoạt động quản lý Trong quá trình quản lý, yếu tố thôngtin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn với vai trò là điều kiện, là phươngtiện để chủ thể quản lý thực hiện các chức năng và đưa ra các quyết định quảnlý.
1.2.2 Quản lý giáo dục
Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằmchuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất,nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinhnghiệm lịch sử, xã hội của loài người.
Mỗi xã hội, mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể bao giờ cũng có một nền giáodục tương ứng, trong đó mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và hìnhthức tổ chức giáo dục phản ánh quy định của hoàn cảnh lịch sử, của toàn xãhội đối với giáo dục Những tinh hoa văn hóa của loài người, của dân tộc đềuđược giáo dục chuyển tải tới thế hệ trẻ nhằm giúp họ khả năng tham gia mọihoạt động xã hội, góp phần cải tiến và phát triển xã hội Giáo dục là một hoạtđộng xã hội rộng lớn, có liên quan trực tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền lợi
Trang 24của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế xã hội, là động lực phát triển và lànhân tố quyết định tương lai của mỗi quốc gia Giáo dục có thể được xem nhưmột hệ thống có tính xã hội khi xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau Các nhàgiáo dục học quan niệm giáo dục như một hệ thống bao gồm các thành tố:Mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp, phương tiện, kết quả giáo dục.
Do mỗi phương thức xã hội đều có một cách quản lý khác nhau, chonên khái niệm QLGD đã ra đời và hình thành nên từ nhiều quan niệm khácnhau.
Ở các nước TBCN, do vận dụng lý luận quản lý xí nghiệp vào quản lýcơ sở giáo dục (trường học) nên QLGD được coi như một loại “xí nghiệp" đặcbiệt Ở các nước XHCN, do vận dụng quản lý xã hội vào QLGD, nênQLGD thường được xếp trong lĩnh vực quản lý văn hoá tư tưởng nhưA.Faraxep đã phân chia trong cuốn sách "Con người trong quản lý xã hội"[7] Trong cuốn: "Cơ sở lý luận của khoa học QLGD", M.Kônđacốp địnhnghĩa "QLGD là tập hợp các biện pháp tổ chức cán bộ, giáo dục, kế hoạchhóa, tài chính nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quantrong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặtsố lượng cũng như chất lượng" [17, tr 22]
Ở Việt Nam, QLGD cũng là một lĩnh vực được các nhà khoa học đặcbiệt quan tâm Theo Đặng Quốc Bảo: "QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạtđộng điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tácđào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội" [1, tr 31] Nguyễn Ngọc Quang chorằng: "QLGD thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưuđược quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáodục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường trung học phổ thông xãhội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạngthái chất lượng mới" [22, tr 75] Đỗ Hoàng Toàn quan niệm: "QLGD là tậphợp những biện pháp tổ chức, phương pháp giáo dục, kế hoạch hoá tài chính,cung
Trang 25tiêu… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệthống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả vềmặt số
lượng, cũng như về chất lượng" 27, tr 29 Theo Trần Kiểm, “QLGD lànhững
tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quảnlý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằmmục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luậtcủa quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em” [16,tr 341]
Những khái niệm nêu trên về QLGD tuy có những cách diễn đạt khácnhau nhưng đều thể hiện một quan điểm chung là:
QLGD là một hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đíchcủa chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý.
QLGD là sự tác động lên tập thể GV, HS và các lực lượng giáo dụctrong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tác động thamgia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục tiêu đã đề ra.
Từ những vấn đề trên có thể khái quát: QLGD là quá trình tác động cóđịnh hướng của nhà QLGD trong việc vận dụng nguyên lý, phương phápchung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra Những tácđộng đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường làm cho nhàtrường tổ chức một cách khoa học có kế hoạch quá trình dạy học theo mụctiêu đào tạo.
QLGD có thể xem là sự tác động có ý thức nhằm điều khiển, hướngdẫn các quá trình giáo dục, những hoạt động của cán bộ, GV và HS, huy độngtối đa các nguồn lực khác nhau để đạt tới mục đích của nhà QLGD.
Trang 261.2.3 Quản lý nhà trường
Nhà trường là một đối tượng vừa chịu sự quản lý từ cấp địa phương đếntrung ương, đồng thời là thực thể mang tính độc lập (tương đối) khi chịu tráchnhiệm về những hoạt động của giáo viên, học sinh trong và ngoài nhà trường.
Nhà trường được tổ chức và hoạt động sao cho việc truyền thụ và lĩnhhội kiến thức đạt mục tiêu phát triển của cá nhân và xã hội Việc tổ chức cáchoạt động trên thông qua quá trình giáo dục được tổ chức một cách khoa học,hoạt động có có mục đích rõ ràng và có nhiệm vụ cụ thể, có nội dung giáo dụcđược chọn lọc, có tổ chức bộ máy và đội ngũ được đào tạo, có kế hoạch hoạtđộng và được hoạt động trong môi trường tự nhiên và xã hội nhất định,phương pháp giáo dục phù hợp với mọi lứa tuổi, các phương tiện kỹ thuậtphục vụ giáo dục, mục đích giáo dục của nhà trường phù hợp với xu thế pháttriển của xã hội và thời đại.
Có nhiều quan niệm về quản lý nhà trường Theo M.I.Kônđacốp, "quảnlý nhà trường là một hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt đòi hỏi những tácđộng có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả cácmặt của nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu tổ chức sư phạm củaquá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên" [17, tr 316]
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: "Việc quản lý nhà trường phổ thông(có thể mở rộng ra là việc QLGD nói chung) là quản lý hoạt động dạy, họctức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dầntiến tới mục tiêu giáo dục" [9, tr 71] Theo Trần Kiểm: "Quản lý nhà trườngtrong phạm vi trách nhiệm của mình là đưa nhà trường vận hành theo nguyênlý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngànhgiáo
dục, với thế hệ trẻ và với từng HS” 16, tr 29
Trang 27Tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì cho rằng: "Quản lý nhà trường là quảnlý hoạt động dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái nàysang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục" [22 tr 34].
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại tác động: Tác động của nhữngchủ thể quản lý bên trong và bên ngoài nhà trường (là những tác động quản lýcủa các cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạtđộng giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường, hoặc những chỉ dẫn nhữngquyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếpđến nhà trường nhằm định hướng phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điềukiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó); tác động của những chủthể quản lý bên trong nhà trường (bao gồm các hoạt động: Quản lý GV, quảnlý HS, quản lý quá trình dạy học - giáo dục, quản lý CSVC thiết bị trườnghọc, quản lý tài chính trường học, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường vàcộng đồng) [28, tr.102]
Quản lý nhà trường là QLGD trong phạm vi xác định, đó là nhà trường- đơn vị giáo dục cơ sở Quản lý nhà trường có tính chất chung là quản lý quátrình hoạt động được thực hiện trên những nguyên lý, những cơ sở chung củaquy luật quản lý, đồng thời quản lý nhà trường có nét riêng mang tính đặc thùcủa QLGD Do vậy, quản lý nhà trường cần vận dụng tất cả các nguyên lýchung của quản lý, QLGD để đẩy mạnh mọi mặt hoạt động của nhà trườnghướng tới mục tiêu đào tạo chung Theo đó, quản lý nhà trường là hoạt độngmang tính đặc trưng của chủ thể quản lý đến những mối quan hệ của lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm làm cho quá trình giáo dụcđược vận hành đồng bộ, hướng đến việc thực hiện tối ưu mục tiêu đề ra haycó thể hiểu quản lý nhà trường là hình thức quản lý giáo dục ở tầm vi mô,trong một đơn vị, một cơ sở giáo dục Công tác quản lý trong nhà trường baogồm các nội dung: Tổ chức đội ngũ giáo viên, chỉ đạo hoạt động chuyên môn
Trang 28theo chương trình đào tạo; Quản lý việc học tập của HS theo quy chế, Quản lýnguồn tài chính của nhà trường và quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và thiết bịnhà trường nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục họcsinh.
Tóm lại: Quản lý nhà trường là một bộ phận của QLGD Quản lý nhàtrường suy cho cùng là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trường vận hành theođúng đường lối và nguyên lý giáo dục mà điểm hội tụ là quá trình dạy học,giáo dục thế hệ trẻ.
1.3 Thiết bị giáo dục trong nhà trường THCS.1.3.1 Khái niệm thiết bị giáo dục
Hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau về TBGD Các tên gọi sau đâythường được sử dụng trong ngôn ngữ nói và viết hiện nay:
- Thiết bị giáo dục – educational equipments- Thiết bị trường học – school equipments- Thiết bị dạy học – teaching equipments- Phương tiện dạy học – meas of teaching
- Đồ dùng dạy học – teaching equipments (aids/implements)- Học cụ - learning equipments
- Học liệu – learning materials
Về bản chất, các tên gọi trên đều phản ảnh các dấu hiệu chung như sau:- Đó là tất cả các phương tiện rất cần thiết cho giáo viên và học sinh tổchức, tiếp nhận và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dục ở các cấphọc.
- Đó là một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người sửdụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức; là phươngtiện giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, đảm bảo việcgiáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục.
Trang 29Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tại lớp,thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, họa và cácthiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống, nhằmđảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục, góp phần thựchiện mục tiêu giáo dục toàn diện [4 ]
Nói đến TBGD là nói đến mặt cơ sở vật chất của kết cấu nhà trường.Theo Phạm Văn Thuần: “TBGD là những hệ thống các phương tiện vật chấtvà kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáo dục và đào tạo toàndiện cho học sinh trong nhà trường hoặc cơ sở giáo dục" [26, tr.2] TBGDvận động, phát triển cùng với nhịp biến đổi của cơ sở vật chất toàn xã hội nóichung trong từng thời kỳ tiến hoá Khi trình độ phát triển xã hội thấp, sự tồntại của nhà trường ở trạng thái giản đơn, thì nội hàm của TBGD trong nhàtrường được hiểu là dụng cụ sử dụng trong quá trình dạy học Nhưng khi xãhội phát triển ở trình độ cao, sự tham gia sâu rộng của công nghệ khoa học kỹthuật vào mọi lĩnh vực của xã hội, kéo theo sự đa dạng trong phạm vi TBGD.Chính sự tác động đó đã nảy sinh hiện tượng nhà trường hiện đại với sự xuấthiện của quá trình đào tạo hiện đại bao gồm nội dung, phương pháp mới và cơsở vật chất tiên tiến, nhằm chuyển tải hiệu quả nhất những thay đổi trong bảnchất nội dung, phương pháp đó.
Có thể thấy, quan điểm của các nhà khoa học khi nói đến TBGDthường trọng tâm vào hai ý chính: TBGD là đối tượng vật chất thuộc nhàtrường xuất hiện và nhằm phục vụ cho việc giáo dục; TBGD được GV sửdụng nhằm truyền tải thông tin của quá trình dạy học tới người học TBGDcần phải đảm bảo yêu cầu về:
- Tính khoa học: TBGD cần chính xác trong phản ánh hiện thực.
- Tính sư phạm: TBGD cần phù hợp với yêu cầu sư phạm, dễ sử dụng,phù hợp tâm lý HS.
Trang 30- Tính kinh tế: TBGD có giá trị cần tương đồng với hiệu quả giáo dục Từ những phân tích trên, theo quan điểm của tác giả, khái niệm về TBGDđược định nghĩa theo Quyết định số 41/2000/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&DDTngày 07 tháng 09 năm 2000 về việc ban hành quy chế TBGD trong trường mầm non, trường phổ thông là tác giả tâm đắc nhất:
Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tại lớp,thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, họa và cácthiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống, nhằmđảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mụctiêu giáo dục toàn diện [4]
1.3.2 Phân loại Thiết bị giáo dục
TBGD rất đa dạng và phong phú, việc phân loại chúng khá khó khăn vàphức tạp, do đó việc phân loại phải tùy thuộc vào các tiêu chí dùng để phânloại Nhiều tác giả đã đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau như: Phân loạitheo loại hình, phân loại theo chức năng, phân loại theo nguồn gốc, xuất xứhay giá trị Nhưng theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc [18], TBGD được phânchia theo các nhóm dưới đây mà tác giả thấy tâm đắc nhất:
(1) Nhóm các thiết bị giảng dạy tham gia vào các bài thí nghiệm thựchành Nhóm này gồm:
Nhóm thiết bị các môn Vật lý và Công nghệNhóm thiết bị các môn Hóa học và Sinh học
Nhóm thiết bị các môn Thể dục và Giáo dục quốc phòngNhóm thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ
Nhóm thiết bị các môn Xã hội
Nhóm thiết bị phục vụ việc dạy môn toán, môn tin học kết hợp vớiphòng học đa năng.
Trang 31(2) Nhóm các thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học.Nhóm này gồm: Thiết bị nghe nhìn, thiết bị trình chiếu (máy chiếu vật thể,projector, đầu video, vô tuyến và màn chiếu, bộ âm thanh thiết bị phụ trowj,máy tính xách tay, )
(3) Nhóm các thiết bị thực hành hướng nghiệp, dạy nghề kỹ thuật chohọc sinh Nhóm này bao gồm công cụ sửa chữa, máy móc gia công cơ khí, gỗ,kim loại, máy công cụ sản xuất, vật tư, vật liệu tiêu hao.
(4) Nhóm các thiết bị dùng chung toàn trường và phục vụ các hoạtđộng giáo dục khác như:
Thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, máy photocoppy
Thiết bị cho các hoạt động chung cho học sinh như máy ghi âm, phátâm, máy ghi hình, máy chụp ảnh, máy tập thể dục thể thao,
Thiết bị bảo quản thiết bị như giá, kệ, tủ,
(5) Nhóm thiết bị phi vật chất TBGD không phải chỉ ở dạng vật chấtmà còn ở dạng phi vật chất, đó là phần mềm dạy học (mô hình mô phỏng, thínghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, ).
1.3.3 Vai trò của TBGD trong quá trình giáo dục
TBGD có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáodục: Học đi đôi với hành.
TBGD dưới sự điều khiển của người GV có thể thể hiện được nhữngkhả năng sư phạm TBGD tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấpdẫn, làm cho việc dạy học được văn minh hơn, hiệu quả hơn.
TBGD tạo điều kiện trực tiếp cho HS huy động mọi năng lực hoạt độngnhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự đào tạo, rèn luyện kỹ nănghọc tập và lao động, nâng cao tính khách quan khoa học của kiến thức TBGDgóp phần đắc lực cho việc hình thành nhân cách của HS.
Trang 32TBGD là một bộ phận cấu thành về phương diện tổ chức của giáo dục.Là thành tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình giáo dục, góp phầnquan trọng vào việc nâng cao chất lượng GD&ĐT.
Một nền giáo dục tiên tiến đòi hỏi mục tiêu đào tạo phải luôn bắt kịpmục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đôi khi nó còn phải đi trước một bước đểđịnh hướng lại cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội Yêu cầu này đặt ra chomọi nền giáo dục phải thường xuyên cải tiến nội dung đào tạo, phương phápđào tạo Yêu cầu cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo chỉ có thể thực hiệnđược khi có TBGD đủ mạnh theo sự tiến bộ của nội dung và phương phápđào tạo Việc sử dụng các TBGD hiện đại vào nhà trường làm thay đổi mộtcách căn bản về phương pháp, làm cho quá trình giáo dục sinh động và hiệuquả hơn Các thiết bị giáo dục hiện đại mở ra khả năng to lớn cho công tácdạy học và giáo dục Chúng không chỉ cho phép thông báo kiến thức đồngthời cho số lớn học sinh mà còn có thể điều khiển tối ưu hóa quá trình học tậpcủa học sinh Đó là điều vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượngGD&ĐT và là một trong những đặc điểm của nhà trường hiện đại.
1.4 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tác động của nó tới TBGDở trường THCS
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, xuất hiện ở Đức và diễn ravào nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Với sự thay đổi từ sản xuất chântay đến sản xuất cơ khí do phát minh ra động cơ hơi nước Đối với Web 1.0(1997-2003): Thời kỳ chỉ biết đọc web Đối với giáo dục 1.0: Đặc trưng bởisự chuyển kiến thức từ thầy sang trò (thầy đọc – trò chép).
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷXIX, đầu thế kỷ XX (xuất hiện ở các nước XHCN) Cho đến khi đại chiến thếgiới lần thứ nhất xảy ra, với thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàngloại bằng máy móc chạy với năng lượng điện Đối với Web 2.0 (2004-2006):
Trang 33Thời kỳ giao tiếp không đồng bộ với nhau Đối với giáo dục 2.0: Dạy và học không có sáng tạo.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 diễn ra vào từ những năm 1970với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử vàinternet Đối với Web 3.0 (2007-2011): Thời kỳ trợ giúp biết mọi thứ về bảnthân và truy cập thông tin để trả lời cho mọi vấn đề Đối với giáo dục 3.0: Tựhọc theo digital media, social media, lúc này đã xuất hiện phương pháp họctương tác (interactive learning).
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được cho là đã bắt đầu từ vàinăm gần đây, đại thể là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên cácthành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,công nghệ nano, với nền tảng là các đột phá của công nghệ số Khái niệm“công nghiệp 4.0” được đưa ra vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover, giớithiệu các dự kiến của chương trình công nghiệp 4.0 của nước Đức, nhằm nângcao nền công nghiệp cơ khí truyền thống của Đức.
Web 4.0 (2012): Thời kỳ đa số tham gia web; khách hàng sử dụng điềuhành đám mây (os); mua và bán qua internet; Smart PC, Smart phone, bảngthông minh, công nghệ lướt web.
Giáo dục 4.0: Thay đổi hành vi của người học cùng với các năng lựcsong hành, kết nối và tưởng thượng (parallelism, connectivism vàvisualization) Sự đột phá của ICT trong công nghệ tác động đến tất cả cáclĩnh vực, dẫn đến khái niệm “việc làm 4.0, y tế 4.0, giáo dục 4.0, thậm chílà nhà trường 4.0, giáo viên 4.0, học sinh 4.0 và TBGD 4.0”
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 còn gọi là cách mạng côngnghiệp 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa vàsinh học tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đối vớicác hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế trên thế giới [12, tr.41] Cuộc cách
Trang 34mạng này gắn với sự đột phá về năng lượng Tư tưởng chủ đạo của cách mạng4.0 là sự bền vững, là sự đột phá chưa từng có về sự tinh vi, về năng suất.
Cách mạng 4.0 tác động mạnh mẽ vào tất cả các mặt của đời sống xãhội Sự tác động của cách mạng 4.0 vào giáo dục thấy rõ nhất là:
- Giáo dục hiện nay, cần thay đổi mục tiêu, nội dung, chương trình,phương pháp, TBGD, hình thức tổ chức dạy học ở tất cả các bậc học để đápứng thời kỳ 4.0
- Thích nghi việc học suốt đời: thay E-learning bằng WE-learning(cùng nhau học suốt đời)
- 4 cách tiếp cận dạy: phê phán, sáng tạo, năng suất, tính chịu tráchnhiệm (Sinlarat, 2016)
- Học ảo trên hệ thống mã nguồn
- GD 4.0 có khả năng cộng tác chặt chẽ giữa người sử dụng (GV, HS)và TBGD Cần phải nhấn mạnh đến vai trò quan trọng và khả năng củaTBGD thông minh đến mức mối quan hệ giữa người sử dụng và TBGD làmối quan hệ công tác chứ không phải là điều khiển đơn thuần Việc cộng tácđược thực hiện dựa trên công nghệ thông tin kết nối vạn vật.
- Quá trình giảng dạy của GV và học tập của HS có thể được nhìn thấytừ các hình ảnh được xây dựng bằng mô phỏng các quá trình thông qua cácthiết bị cảm biến thông minh Mục đích của việc quan sát thông qua hình ảnh
Trang 35là để giữ quá trình học tập, giảng dạy có mức độ kết nối cao và rõ thông qua một hệ thống được gọi là kết nối ảo và thực;
- Quy trình quản lý nhà trường nói chung và quản lý TBGD nói riêngcó thể quan sát được thông qua hệ thống kết hợp giữa thực và ảo cho phép cáccán bộ quản lý có thể nắm bắt thông tin và đưa ra quyết định nhanh chóng vàchính xác Mọi thống kê, ghi chép theo dõi TBGD tại các nhà trường đượcthực hiện trên máy móc vi tính thay thế cho sổ sách Nhà quản lý có thể kiểmtra dễ dàng thực thế tình hình sử dụng và quản lý TBGD.
- Hiệu quả quá trình giảng dạy và học tập xét về mặt thời gian sẽ đượccải thiện đáng kể bởi quá trình giảng dạy và học tập đó được thực hiện mộtcách thông minh nhờ các TBGD hiện đại, có độ chính xác cao và nhờ cáchình ảnh Đồng thời các loại lãng phí (thời gian, công sức) trong quá trìnhgiảng dạy và học tập cũng được hạn chế, thậm chí được loại bỏ.
- Mô hình dịch vụ cấp tiến có tên gọi Internet mọi dịch vụ được sửdụng, tại đó công nghệ thông tin được sử dụng được giám sát và phân tích dữliệu được thu thập từ các thiết bị thông minh Quá trình quản lý TBGD có thểđược tạo ra từ đó GV cũng có thể truy cập, tra cứu để tìm kiếm sử dụngTBGD khi cần thiết.
Trước những đòi hỏi của thị trường lao động ngày càng cao để phù hợpvới môi trường sản xuất mới, các hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạocàng phải được gắn kết với doanh nghiệp nhằm rút ngắn khoảng cách giữađào tạo, nghiên cứu và triển khai Đẩy mạnh phát triển đào tạo tại doanhnghiệp, phát triển các trường trong doanh nghiệp để đào tạo nhân lực phù hợpvới công nghệ và tổ chức của doanh nghiệp Tăng cường việc gắn kết giữa cơsở giáo dục và doanh nghiệp, trên cơ sở trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,hướng tới doanh nghiệp thực sự là “cánh tay nối dài” trong hoạt động đào tạocủa cơ sở giáo dục nhằm sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và công nghệ của
Trang 36doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo, hình thành năng lực nghề nghiệpcho người học trong quá trình đào tạo và thực tập tại doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới giáo dục làrất lớn, vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức ngày càng nhiềuhơn cho các cơ sở giáo dục Cơ hội và thách thức đối với các cơ sở giáo dụctrước sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 luôn có sự đan xen lẫn nhau Cụ thểlà:
- Tạo ra nhu cầu đào tạo cao cho các cơ sở giáo dục Trong mọi lĩnhvực ngành nghề, những bước đi có tính đột phá về công nghệ mới như tríthông minh nhân tạo, robot, mạng internet, phương tiện độc lập, in 3D, côngnghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng vàtin học lượng tử sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn tới đời sống xã hội Trongcuộc cách mạng 4.0, hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ bị tác động rất mạnhvà toàn diện, danh mục nghề đào tạo sẽ phải điều chỉnh, cập nhật liên tục vìcác ranh giới giữa các lĩnh vực rất mỏng manh Theo đó, sẽ là sự liên kết giữacác lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện tử - sinh, từ đó hàng loạt nghề nghiệp cũ sẽmất đi và thay vào đó là cơ hội cho sự phát triển của những ngành nghề đàotạo mới, đặc biệt là sự liên quan đến sự tương tác giữa con người và máy móc.Thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế sẽ có sự phân hóa mạnh mẽgiữa nhóm lao động có trình độ thấp và nhóm lao động có trình độ cao Cácnhà nghiên cứu chỉ ra rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ đedọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp, mà ngay cả lao động có kỹnăng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không được trang bị kiến thứcmới - kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0không chỉ tạo ra cơ hội đào tạo những người mới chưa qua đào tạo, còn đòihỏi ngay cả những người đã đi làm, từ công nhân đến kỹ sư đều phải thay đổi,cập nhật về kiến thức, kỹ năng ở mức độ cao hơn.
Trang 37- Làm thay đổi mọi hoạt động trong các cơ sở đào tạo Để đáp ứng đủnhân lực cho nền kinh tế sáng tạo, đòi hỏi phải thay đổi các hoạt động đàotạo, nhất là ngành nghề đào tạo, hình thức và phương pháp đào tạo với sự ứngdụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin Theo đó, các phương thức giảng dạycũ không còn phù hợp với nhu cầu của xã hội Với sự vận dụng những thànhtựu của cách mạng 4.0 thì người học ở bất cứ đâu đều có thể truy cập vào thưviện của nhà trường để tự học, tự nghiên cứu Như vậy, không thể chỉ tồn tạimô hình thư viện truyền thống mà các trường phải xây dựng được thư việnđiện tử Hoặc chúng ta sẽ có những mô hình giảng dạy mới như đào tạo trựctuyến không cần lớp học, không cần giáo viên đứng lớp, người học sẽ đượchướng dẫn học qua mạng Những lớp học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo có tínhmô phỏng, bài giảng được số hóa và chia sẻ qua những nền tảng nhưFacebook, YouTube, Grab, Uber sẽ trở thành xu thế phát triển trong hoạtđộng giáo dục trong thời gian tới Khi đó, kiến thức không thể bó hẹp và độcquyền bởi một người hay trong một phạm vi tổ chức Người học có nhiều cơhội để tiếp cận, tích lũy, chắt lọc cái mới, cái hay, có nhiều cơ hội để trở thànhmột công dân toàn cầu - người lao động tương lai có khả năng làm việc trongmôi trường sáng tạo và có tính cạnh tranh Phần thưởng cuối cùng không cònlà bằng cấp trên giấy tờ nữa, mà là bằng cấp theo nghĩa mở rộng, trao đổi trithức, sáng tạo, giá trị đóng góp cho xã hội Bởi một doanh nghiệp tuyển dụnglà cần người làm được việc chứ không cần người có văn bằng cao Từ đó cóthể bỏ việc yêu cầu về bằng cấp hay xem đó là điều kiện tiên quyết khi tuyểndụng lao động Như vậy, các cơ sở giáo dục sẽ phải chuyển đổi mạnh mẽ sangmô hình chỉ đào tạo “những gì thị trường cần”, những nội dung của các môncơ bản sẽ phải được rút ngắn và thay thế vào đó là những nội dung cần thiếtđể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, của nền kinh tế nói chung và đảmbảo để người học thực hiện được phương châm “học tập suốt đời” Theo mô
Trang 38hình mới này, việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục đào tạo với doanh nghiệp làyêu cầu tất yếu để bổ sung cho nhau Đồng thời, đẩy mạnh việc hình thànhcác cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để phân chia các nguồn lực chung, làmcho các nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu hơn Điều này sẽ tác độngđến việc bố trí cán bộ quản lý, phục vụ và đội ngũ giáo viên của các cơ sở giáodục nghề nghiệp Khi đó, tại các cơ sở giáo dục, tất cả các dữ liệu của ngườihọc từ mã số, điểm số, thông tin cá nhân đều đã được số hóa tại một nơi lưutrữ Trong nhiều trường hợp, người dạy chỉ cần “vứt” tài liệu lên “mây”(Cloud), tất cả mọi người tranh luận trên “mây” mà vẫn đảm bảo được sựriêng tư, hiệu quả và tính đồng bộ Trước thực tế này, nếu các trường khôngthay đổi thì sẽ không có người học Doanh nghiệp nói riêng và thị trường nóichung có nhu cầu như thế nào, thì người học sẽ càng hướng tới tìm học nhữngnơi đáp ứng được nhu cầu đó Đây thực sự là một thách thức vì hầu như cáctrường hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ giáo viên giảng dạy bằng máychiếu, video, chia sẻ tài liệu trên mạng Kinh phí eo hẹp cũng là một trongnhững điểm chính khiến các ứng dụng khoa học công nghệ chưa phát triểntrong trường học.
Việc ứng dụng những công nghệ mới làm cho giáo dục thay đổi, đòihỏi hoạt động quản lý, điều hành cũng phải thay đổi theo Từ những yêu cầutrong tương lai, những yêu cầu về đổi mới QLGD không chỉ phương thức màcả nội dung đào tạo được đặt ra Vấn đề đổi mới QLGD đặt ra như một yêucầu cấp thiết đòi hỏi GD phải đổi mới toàn diện.
Yêu cầu đối với GD là tăng cường đào tạo, rèn luyện kỹ năng sử dụngtin học, các thiết bị thông minh Điều này đỏi hỏi các cơ sở GD phải đầu tưđổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ mới trong hoạt động đào tạo Sự đổimới này tác động trực tiếp vào việc thay đổi các TBGD cũ, thô sơ bằng cácthiết bị tiên tiến, hiện đại.
Trang 391.5 Nội dung quản lý thiết bị giáo dục trong trường trung học cơ sở Từ khái niệm và các chức năng quản lý giáo dục có thể hiểu quản lýTBGD là tác động có mục đích của chủ thể quản lý, để xây dựng trang bị, bảoquản và tổ chức sử dụng có hiệu quả các TBGD nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục trong nhà trường.
Nội dung TBGD mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải rộng vàsâu đến đấy Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ: TBGD phát huy được tác dụngtốt trong công tác giảng dạy và tuyên truyền khi được quản lý tốt Chính vìvậy đi đôi với việc trang bị, điều quan trọng hơn hết là phải chú trọng đếnviệc quản lý TBGD trong nhà trường Vì TBGD vừa mang tính kinh tế - giáodục lại vừa mang tính khoa học – giáo dục, cho nên việc quản lý một mặt phảituân thủ theo các yêu cầu chung về quản lý kinh tế và quản lý khoa học Mặtkhác, cần tuân thủ theo các yêu cầu quản lý ngành giáo dục.
Có thể nói, quản lý TBGD là một trong những công việc của người cánbộ quản lý, chính là đối tượng quản lý trong nhà trường Sự khẳng định vaitrò quan trọng của công tác quản lý hiện nay, trong việc chỉ đạo hoạt độnggiáo dục và đào tạo, Đảng, nhà nước vad Bộ GD&ĐT đã coi việc đổi mớiquản lý trường học là một trong những biện pháp nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục và đào tạo.
Quản lý TBGD là hoạt động có mục đích, có kế hoạch bao gồm trangbị, sử dụng và bảo quản có hiệu quả hệ thống TBGD nhằm góp phần nâng caochất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường bằng cách thực hiện các chứcnăng quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) Các nội dung này có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Trong việc tổ chức sử dụng có hiệu quả TBGD đểnâng cao chất lượng dạy học và giáo dục là nội dung cơ bản và cũng là mụcđích cuối cùng của công tác quản lý TBGD trong nhà trường.
Trang 401.5.1 Quản lý việc trang bị TBGD
Quản lý trang bị hiệu quả TBGD là quản lý về vốn đầu tư, cách thức,hiệu quả, kế hoạch đầu tư, mua sắm TBGD của nhà trường Ở các trườngTHCS, các TBGD thực hành đặc biệt đóng vai trò quan trọng Để góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường phải được trang bị các TBGD theocông nghệ sản xuất mới mà các nước tiên tiến đã có, đồng thời phải có đầy đủtài liệu mới, cập nhật về công nghệ sản xuất và sử dụng, vận hành và bảodưỡng các máy móc hiện đại Các TBGD càng hiện đại, đầy đủ bao nhiêu thìkết quả dạy học càng lớn Ngược lại, sự khiếm khuyết lạc hậu về CSVC nóichung và TBGD nói riêng sẽ giảm đi kết quả dạy học Hiện tượng phổ biếnhiện nay ở các trường THCS là các TBGD đã cũ hoặc thiếu đồng bộ, khôngđảm bảo đúng về các chỉ số thí nghiệm, mỹ quan, hứng thú cho HS trong quátrình học tập.
Vì vậy để quản lý tốt việc trang bị TBGD, ngay từ đầu năm học phảixây dựng kế hoạch trang bị CSVC nói chung và TBGD nói riêng trước mắtcũng như lâu dài cho nhà trường bằng các nguồn khác nhau: ngân sách nhànước, xã hội hóa, GV và HS tự làm… Để lập kế hoạch tốt cần căn cứ vàonhững bước sau:
- Điều tra cơ bản: Xác định hiện trạng TBGD (số lượng, chất lượng,chế độ bảo quản, cách thức và hiệu quả sử dụng), đánh giá mức độ trang bịTBGD so với yêu cầu của nhà trường, xác định hiệu quả khai thác các TBGDhiện có.
- Nghiên cứu danh mục TBGD phục vụ cho giảng dạy do Công ty thiếtbị giáo dục của Bộ ban hành, từ đó lựa chọn các TBDH cần thiết và phù hợpvì điều kiện của nhà trường.