1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TRÒ CHƠI TRONG DẠY TOÁN 3

5 693 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 59 KB

Nội dung

Một số trò chơi học tập Toán cho học sinh lớp 3 Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao hơn. Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà có thể áp dụng trong quá trình dạy học toán cho học sinh lớp 3. a. Những trò chơi củng cố nội dung số học và đại số. Trò chơi 1: “ Đoàn kết”. - Mục đích: Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm nhanh. Thời gian chơi: 5 – 7 phút. - Cách chơi: Giáo viên hô : “Đoàn kết, Đoàn kết” Học sinh hỏi: “ Kết mấy, kết mấy?”. Giáo viên hô: “ Kết 3 x 2” hoặc “14- 9”, “8+ 3”… Học sinh phải nhẩm nhanh được kết quả và kết thành nhóm theo yêu cầu. Luật chơi: Ai nhanh được tuyên dương, ai chậm bị phạt tuỳ theo yêu cầu của lớp. * Trò chơi này tôi áp dụng vào những tuần đầu của lớp 3 vì khi nhận lớp tôi thấy một số em khả năng tính nhẩm còn quá yếu. Khi tổ chức trò chơi này, tôi thấy giờ học có hiệu quả hơn, những em trước đây ngại học, không chú ý, để ý gì tới tiết học nay lại là thành phần tích cực nhất. Như em Hùng, em Hiếu,…ngay cả giờ ra chơi cũng thường chơi một mình không gần gũi với bạn bè nay lại hăng hái tham gia, mạnh dạn ôm chầm kết thành nhóm khi có hiệu lệnh. Gần cuối tiết học tôi quan sát thấy các em mạnh dạn, tự tin hơn. Sự hứng thú của học sinh , sự hoà nhập của học sinh nhút nhát, sự chú ý học tập của các em trong giờ học toán đã kích thích tôi tìm tòi, nghiên cứu thêm một số trò chơi. Trò chơi 2: Xì điện. Mục đích: Giúp học sinh thuộc nhân , chia trong bảng. Thời gian chơi: 7 – 10 phút. Luật chơi: Lớp chia thành 2 đội để thi đua. Giáo viên sẽ “châm ngòi” đầu tiên, thầy đọc một phép tính chẳng hạn 4 x 8 rồi chỉ vào một em thuộc một trong 2 đội, em đó phải bật ngay ra kết quả.Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “xì điện” một bạn thuộc đội đối phương. Em sẽ đọc bất kì phép tính nào, ví dụ 36 : 9 và chỉ vào một bạn (ở bên kia) bạn đó lập tức phải có ngay kết quả là 4, rồi lại “xì điện” trả lại đội ban đầu. Cứ như thế cô cùng 2 thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết thời gian chơi đội nào có nhiều bạn đọc kết quả đúng thì thắng. • Chú ý: Khi được quyền trả lời mà lúng túng không bật ngay ra được kết quả thì mất quyền trả lời và “xì điện”, giáo viên sẽ lại chỉ định một bạn khác bắt đầu. Trò chơi 3. Ai đúng ?- Ai sai ? Yêu cầu: nắm vững cách đọc, cách viết, cấu tạo các số tự nhiên có 4, 5 chữ số. Chuẩn bị: GV chuẩn bị cho mỗi đội 10 tờ giấy khổ A 4 để trắng, 5 bút dạ. GV phát cho mỗi em 2 tờ giấy và 1 bút dạ ( chuẩn bị vào 1 tờ, ghi cách đọc của đội bạn vào 1 tờ). Mỗi đội 5 em học sinh lên bảng đứng thành 1 hàng. Hai đội “bốc thăm” giành quyền đọc trước. Thời gian chơi: 5 -7 phút. Luật chơi: GV cho 2 đội chuẩn bị 2 phút, 5 em sẽ bàn nhau và mỗi em viết sẵn 1 số có từ 4 – 5 chữ số vào một mặt của tờ giấy( viết to để ở dưới lớp có thể nhìn rõ; ghi cách đọc ở góc trên bằng chữ nhỏ, khi cầm giơ lên đối phương không nhìn thấy). Mặt còn lại ghi cách đọc một số nào đó, cũng ghi cách viết ở góc trên bằng chữ cỡ nhỏ. Hết thời gian 2 phút, cô hô: “Lần thứ nhất bắt đầu” thì đội được đi trước sẽ nêu cách đọc số mình chuẩn bị( mỗi số đọc to 2 lần), đội kia phải viết lại được. Sau khi đọc đủ 5 số, thì đổi vai trò ngược lại. Lần thứ 2 thì đội đi trước phải nhìn các số của đội kia viết rồi đọc to cho cả lớp nghe và đổi vai trò ngược lại. Sau khi 2 đội kết thúc đọc và viết, GV cùng cả lớp sẽ làm trọng tài để kiểm tra kết quả. Đội đọc phải giơ đáp án lên, đội viết phải giơ kết quả. Cứ mỗi ý( đọc, viết) đúng 10 điểm, đọc chậm, vấp sửa lỗi trừ đi 2 điểm. Nếu làm đáp án sai trừ 5 điểm, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc và được tuyên dương trước lớp. b. Các trò chơi củng cố vấn đề đo đại lượng. Trò chơi 4: Trổ tài mua sắm. Yêu cầu: Người chơi cần có kĩ năng tính toán với 4 phép tính, nắm vững một số đơn vị(tờ) tiền Việt Nam hiện nay. Biết ứng dụng để trao đổi hàng hoá khi cần thiết. Biết một vài nguyên tắc tối thiểu khi trao đổi. Thời gian chơi: 8 – 10 phút. Chuẩn bị: GV cần chuẩn bị cho 2 đội, mỗi đội khoảng 25000 đ, gồm các loại tiền: 200 đ(10 tờ), 500 đ(10 tờ), 1000 đ(8 tờ), 2000 đ(5 tờ). Chuẩn bị một số đồ dùng học tập như: giấy màu( 200 đ/tờ), bút chì(500 đ/chiếc), thước kẻ( 1200 đ/ chiếc), vở viết(1500 đ/quyển), truyện tranh (2000 – 3000 đ/quyển), bút bi( 1000 đ/chiếc),…trong đó sẽ ghi sẵn giá vào giấy và dùng băng dính dính vào các đồ vật. Bày tất cả vào 2 bàn cho 2 đội. Phát cho 2 đội mỗi đội 1 túi ni lon để đựng hàng mua sắm. Luật chơi: Khi giáo viên hô: “Bắt đầu” và tính giờ thì 2 bạn của 2 đội sẽ được vào “quầy” chọn mua các đồ thích hợp, mua tới đâu bỏ tiền vào hộp tới đó; nếu tiền chẵn cần cộng nhẩm cẩn thận, chọn đủ hàng rồi mới trả tiền vào hộp; nếu bỏ vào rồi không được lấy lại. Sau 4 phút, giáo viên hô: “đóng cửa” thì 2 bạn phải lập tức rời quầy, bàn giao số tiền còn lại cho 2 bạn tiếp theo, giáo viên lại hô: “Mở cửa” và 2 bạn tiếp lại vào chọn mua hàng cho tới hết giờ, các bạn phải nộp giỏ hàng cho giáo viên cùng các bạn kiểm tra. Nếu số mặt hàng mua đủ và vừa hết tiền là người “Khéo mua”, nếu hết tiền mà mua không đủ hàng thì là người “ Vụng mua”, nếu thừa tiền mà không mua được hàng thì là người “Keo kiệt”, nếu số tiền hàng cộng lại nhiều hơn số tiền có là người “Tham”, nếu số tiền hàng cộng lại được ít hơn số tiền đã tiêu là người “Đần”. Căn cứ vào kết quả trên mà giáo viên và lớp công nhận đội thắng cuộc. Trò chơi 5: “ Tích tắc – tích tắc, Học – chơi - ăn – ngủ, Có giờ, có giấc”. Yêu cầu: Người chơi cần biết cách xem giờ; nắm vững nguyên tắc quay của kim đồng hồ, có tinh thần hợp tác ý thức tổ chức, tác phong nhanh nhẹn. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị chọn 2 đội, mỗi đội 18 em. Yêu cầu mỗi em tự chuẩn bị cho mình một cái mũ, 12 em mang mũ hình bông hoa( đứng làm trụ quay của 2 kim giờ, phút). Luật chơi: Hai đội sẽ xếp thành vòng tròn như sau: Giáo viên hô: “ Hai đội chú ý. Bây giờ là 15 giờ đúng hãy mau thể hiện, Hãy mau thể hiện”. Giáo viên và 2 bạn được chọn làm thư kí quan sát ghi kết quả thể hiện của 2 đội ( các chữ số ngồi im, trục kim ngồi im, thực chất có 5 bạn gồm kim ngắn 2 bạn, kim dài 3 bạn là di chuyển). Khi nghe giáo viên hô chú ý thì 5 bạn đứng dậy, nghe giáo viên hô xong thì nhẹ nhàng di chuyển sao cho tới vị trí cần thiết rồi ngồi xuống. Cứ như vậy sau 3 ( 4) lần chơi giáo viên và các bạn thư kí tổng kết xem đội nào di chuyển kim nhanh, gọn, đúng ( đúng cả giờ và phút), mỗi lần 10 điểm; nếu quay đúng giờ nhưng lúng túng, lộn xộn trừ 2 điểm. Đội nhiều điểm hơn sẽ thắng. Đội thua cuộc phải đọc 3 lần bài: “ Tích tắc, tích tắc, đồng hồ luôn nhắc, từng phút từng giờ, quý hơn vàng ngọc”. * Chúng ta đã biết ở lớp 2 các em đã được học về giờ đúng, lên lớp 3 các em tiếp tục học về xem giờ ( chính xác đến từng phút). Trò chơi này đã giúp các em thể hiện sự nhanh nhẹn, linh hoạt, khéo léo trong tính toán và vận động đồng thời củng cố về kĩ năng xem đồng hồ cho các em. c.Các trò chơi củng cố nội dung hình học Trò chơi 6: Về đúng nhà mình. Mục đích: Ôn tập về các công thức tính chu vi, công thức tính diện tích các hình( toán 3). Thời gian chơi: 5-7 phút. Chuẩn bị: Các miếng hình vẽ có hình ngôi nhà vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác. Các miếng bìa có ghi các công thức sau: Chu vi: a x 4 Chu vi: ( a + b) x 2 Diện tích: a x a Diện tích: a x b Cách chơi: Mỗi lần cho 4 học sinh cùng chơi, mỗi em đeo một miếng bìa trước ngực ghi các công thức đã chuẩn bị ở trên, rồi tập hợp thành hàng dọc, vừa đi vừa hát: “ trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng, vươn vai vươn vai thỏ rung đôi tai”. Khi nghe giáo viên hô: “Mưa to rồi, mau về nhà thôi” thì lập tức các “ chú thỏ” phải về đúng nhà của mình ( Tức ngôi nhà có hình công thứcmình đang đeo). Luật chơi: Ai nhanh nhất được phong tặng: “ Chú thỏ nhanh nhất”, còn ai chậm thì bị phạt biểu diễn một trò vui. * Ta thấy rằng: Ở lớp ba các em bắt đầu được học về chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật tuy nhiên qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy do đặc điểm lứa tuổi của các em nên vẫn còn có rất nhiều em hay quên hoặc nhầm lẫn công thức giữa các hình, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em nhất là sau này lên các lớp trên các em được tiếp xúc với nhiều công thức, nhiều dạng hình. Bởi vậy, khi dạy về hình học tôi chú ý củng cố vững chắc kiến thức cho các em bằng cách tổ chức cho các em chơi các trò chơi học tập biến những công thức tính khô khan mà các em ngại học, ngại nhớ thành những trò chơi thú vị và kết quả vượt ngoài sự mong đợi của tôi. Sau bài học các em nhớ vanh vách các qui tắc về tính chu vi các hình đã học, không những thế các em về nhà còn sưu tầm các câu đố về tính chu vi, diện tích các hình để đến lớp đố bạn. Ví dụ như: Diện tích chữ nhật là gì? Lấy dài…… tức thì có ngay. Chu vi chữ nhật dễ thay! Lấy …… nhân 2 là thành. Thế còn diện tích hình vuông? Lấy cạnh……. Tức thì hiện ra. Trò chơi 7: Ai tinh- ai nhanh- ai khéo. Đây là dạng trò chơi kích thích trí thông minh của các em, trước khi tổ chức các dạng trò chơi này tôi hướng dẫn các em về nhà chuẩn bị mỗi em một bộ ( 7 mảnh) theo kích thước như sau: Yêu cầu1: Hãy dùng 7 mảnh đã cho ghép lại thành một hình vuông như hình vẽ( H1). 2. Tìm cách chuyển vị trí của 2 mảnh để tạo thành một hình chữ nhật. 3. Tìm cách chuyển vị trí của 2 mảnh để tạo thành một hình tam giác. Thời gian chơi: 5 – 7 phút. Luật chơi: Chơi đồng đội 3 người. Cács em sẽ phân công mỗi người một yêu cầu, ai xong trước thì giúp bạn, phần nào khó bàn nhau. Tổ chức thi đua trước sự cổ vũ của giáo viên và các bạn trong lớp. Đội xong trước sẽ giơ cờ hiệu xin trả lời. Mỗi ý 10 điểm; hoàn thành sớm cộng 4 điểm ( nếu đúng). Đội nào nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. Nếu hết thời gian mà 2 đội không làm được thì chuyển cho các bạn ở dưới lớp. * Đây là dạng trò chơi kích thích trí thông minh của các em. Chỉ từ 7 mảnh cơ bản này các em có thể xếp, tạo hình tất cả các chữ cái từ A – Z, rồi có thể xếp- tạo hình tất cả các chữ số từ 0 – 9. Ngoài ra còn có thể xếp – tạo hình được rất nhiều hình dạng quen thuộc, gần gũi trong đời sống như: Hình người đang chạy, hình người đội nón, hình các ngôi nhà, hình các con vật,…Với 7 mảnh cơ bản này nếu người giáo viên giỏi khai thác, có thể giúp các em “ học mà chơi- chơi mà học” không bao giờ cạn niềm vui và những điều kì lạ trong các giờ học toán ( hình học) ở tiểu học. Từ các trò chơi này các em có thể củng cố những biểu tượng hình học như: Củng cố biểu tượng đặc trưng về các hình cơ bản, khái niệm về diện tích và bồi dưỡng tính sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng tư duy hình học nói chung. . một số trò chơi tiêu biểu mà có thể áp dụng trong quá trình dạy học toán cho học sinh lớp 3. a. Những trò chơi củng cố nội dung số học và đại số. Trò chơi. Một số trò chơi học tập Toán cho học sinh lớp 3 Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lí thú

Ngày đăng: 26/10/2013, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w