Theo tôi: Ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại CNTT & PTDH HĐ vào soạn bài và giảng là một cách làm thích hợp góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các trườn
Trang 1Ứ NG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
TRONG CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM
Th.S LƯƠNG THỊ LINH Trường CĐSP Vĩnh Phúc
Công nghệ thông tin (CNTT) và thiết bị dạy học hiện đại chi phối tích cực trong việc dạy học ở các trường đại học sư phạm ở Việt Nam CNTT giúp người dạy soạn ra những giáo án lý thú gồm các kênh chữ, hình ảnh và âm thanh Giáo viên nắm vững hiệu năng của CNTT sẽ dễ dàng tạo hứng thú cho học sinh
Từ đó, học sinh sẽ tham gia bài học tốt hơn Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy không dễ dàng vì trình độ Tin học của một số giáo viên còn hạn chế Bên cạnh đó, do thiếu tài liệu nên giáo viên ít có cơ hội sử dụng CNTT trong dạy học
Các trường sư phạm ở bất kì nơi nào đều coi trọng việc “dạy chữ”, “dạy nghề” Đó là nhiệm vụ không đổi thay, nhưng sự thay đổi “cách dạy” của người thầy là cần thiết Thế kỉ XXI được nhìn nhận là thế kỉ của nền kinh tế tri thức và công nghệ tin học, các nhà sư phạm nên có những cải tiến về nội dung và hình thức dạy học cho kịp với bước đi chung của thời đại Theo tôi: Ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại (CNTT & PTDH HĐ) vào soạn bài và giảng là một cách làm thích hợp góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các trường sư phạm hiện nay
1 ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG SOẠN GIÁO ÁN VÀ DẠY HỌC
1.1 Quan niệm về công nghệ thông tin và phương tiện dạy học
- Phương tiện dạy học (PTDH) được định nghĩa:”là tập hợp những đối tượng vật
chất được người dạy sử dụngvới tư cách là những đối tượng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học, là phương tiện nhận thức của người học, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học” [4, tr7] PTDH có thể chia thành hai nhóm là PTDH truyền thống và PTDH hiện đại Các PTDH HĐ quan trọng nhất gồm những phương tiện nghe nhìn, là sản phảm của nền khoa học kĩ thuật tiên tiến, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi dành phần lớn sự quan tâm tới việc ứng dụng các PTDH HĐ trong quá trình dạy học của người giảng viên
Một số PTDH HĐ chủ yếu được dùng trong soạn- dạy là máy tính, các loại máy chiếu (máy chiếu qua đầu, máy chiếu vật thể, máy chiếu đa phương tiện) và các loại băng đĩa CD, VCD…Việc kết hợp hài hoà các phương tiện này với các phương tiện truyền thống sẽ tạo được hứng thú, tăng hiệu quả học tập cho sinh viên và giảm sự vất vả cơ học của giảng viên trên bục giảng
- Công nghệ thông tin (CNTT) được định nghĩa trong nghị quyết 49/CP kí ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin của chính phủ Việt Nam như sau: "Công
Trang 2nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội" Hiện nay CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống Trong dạy học, giáo viên sử dụng chủ yếu là các phần mềm ứng dụng và phần mềm dạy học Thành quả của CNTT còn đem đến cho giảng viên và sinh viên công nghệ đa phương tiện, làm sinh động từng bài dạy với những văn bản được trình bày súc tích, những thông tin bằng hình ảnh, âm thanh hết sức đa dạng Mạng máy tính ra đời năm 1981, tăng trưởng theo “cấp số mũ” nối thầy trò với kho dữ liệu khổng lồ qua rất nhiều web side của Việt Nam và thế giới Dạy sinh viên học với mạng máy tính chính là
“dạy cách học” để các em học suốt đời, học ở mọi lúc, mọi nơi
1.2 Ứng dụng CNTT và PTDH HĐ trong soạn giáo án và giảng dạy
1.2.1 Trong soạn giáo án
Trong quá trình soạn bài, người giáo viên cần tư liệu, tranh ảnh, bảng biểu, bản đồ, biểu đồ… CNTT và PTDH HĐ hỗ trợ đắc lực người giáo viên trong quá trình này
- Khi soạn thảo văn bản, đặt hiệu ứng cần sử dụng Microsoft Word và Microsoft Power point
- Khi tính toán số liệu cần dùng các phần mềm Microsoft Excel; SPSS…
- Khi vẽ bản đồ sơ đồ, biểu bảng thì cần sử dụng các phần mềm: Map info (vẽ bản đồ); Word, Excel (vẽ bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ), Paint (vẽ tranh, sơ đồ)…
- Phương tiện để dự kiến tổ chức các hoạt động cho sinh viên: đĩa VCD về nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, thực hành, thí nghiểm…
- Tìm và hướng dẫn sinh viên tìm tư liệu: máy tính nối mạng internet (các web side, công cụ google.com.vn)
- Máy in dùng để in giáo án thành văn bản (tiện lưu giữ và dùng trong trường hợp mất điện không trình chiếu được)
- Dùng các thao tác hyperlenk để liên kết văn bản, âm thanh, hình ảnh khi soạn bài giảng điện tử
…
Sử dụng CNTT và PTDH HĐ, người giáo viên sẽ có một giáo án điện tử chứa đựng lượng thông tin phong phú, sinh động là tiền đề cho những giờ dạy tốt trên lớp
1.2.2 Trong dạy học:
CNTT và PTDH HĐ có thể được sử dụng ở tất cả các bước lên lớp, các loại hình tiết dạy, góp phần tích cực hoá các phương pháp dạy học và đặc biệt có hiệu qủa trong việc hướng dẫn sinh viên tự học, tự tìm tư liệu
Hiệu quả của CNTT và PTDH HĐ thể hiện ở ngay công đoạn đơn giản nhất là giao
bài tập cho sinh viên Khi giao bài tập, thay vì phải nói, viết, vừa lâu vừa thiếu chính xác, giảng viên dùng một hoặc một vài slide trên đó ghi rõ yêu cầu và nhiệm để các thành viên trong lớp lĩnh hội được đầy đủ, nhanh chóng, chính xác nhiệm vụ của mình hay nhóm mình hình dung được toàn bộ vấn đề cần nắm được trong mỗi chương, bài
CNTT và PTDH HĐ góp phần “làm mới”, phát huy mặt mạnh của các phương pháp dạy học, giảm sự nhàm chán, thụ động của sinh viên trong mỗi giờ học
Trang 3Với những vấn đề mới, khó chúng ta nên giảng giải, giải thích ngay cho sinh viên biết nhằm tiết kiệm thời gian, công sức cho các hoạt động thực hành, giải bài tập hay thảo luận, khám phá những nội dung vừa sức Những tiết như vậy hoặc là giáo viên “dạy chay”, hoặc là tốn rất nhiều công tìm tư liệu minh hoạ, đồ đạc khá lỉnh kỉnh Trường hợp “dạy chay”, chất lượng học tập không cao do sinh viên thấy trừu tượng, khó hiểu dẫn đến mệt mỏi chán học Trường hợp thứ hai, vất vả cho giáo viên, ngại tìm, ngại đem đi, dễ quay sang chấp nhận dạy chay cho “khỏi mệt” Vẫn những tiết học ấy nếu những tranh ảnh, bản
đồ ta scan rồi copy vào đĩa sử dụng tiện lợi, lưu trữ được lâu dài Các biểu đồ, sơ đồ cũng dùng máy vẽ rồi chiếu cho sinh viên quan sát học vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa không tốn kém thời gian, kinh phí, công sức như vẽ Những vấn đề trừu tượng, những môn học nhiều lí luận, nếu được minh hoạ đúng lúc, đúng cách bằng tranh, ảnh, băng hình phù hợp chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý học tập của sinh viên và chất lượng giảng dạy sẽ được nâng cao
Mặt khác, những phương pháp dạy học chúng ta cho là “tích cực” như phương pháp thảo luận trong rất nhiều trường hợp cũng không đạt được hiệu quả cao Vấn đề đưa ra thảo luận đã rõ nhưng tư liệu lấy ở đâu, trình bày chỉ bằng lời ít khi sinh viên làm cho các bạn quan tâm thảo luận hay tranh luận Nếu ứng dụng CNTT và PTDH HĐ sẽ giúp sinh viên có khả năng quan sát, ghi nhớ, trình bày vấn đề và lưu lại sản phẩm chung của Giáo viên có thể sử dụng một đoạn băng, các tranh ảnh có nội dung học tập làm vấn đề cho sinh viên thảo luận, cung cấp tài liệu mình tra cứu được nhờ mạng internet hoặc chỉ rõ địa chỉ trang web, những từ khoá để sinh viên tự tìm trêm mạng Mỗi nội dung tra cứu có hàng trăm bài, có nhiều cách đánh giá nhìn nhận về cùng một vấn đề dễ tạo ra sự tranh luận trong giờ học Với máy chiếu vật thể, có thêm một micro không quá khó để tạo ra giờ thảo luận sôi nổi, hào hứng Những giờ học như vậy không những làm cho sinh viên nắm vững vấn đề mà còn giúp các em mạnh dạn, tự tin, có được kĩ năng tự học, kĩ năng trình bày- đều là những kĩ năng vô cùng cần thiết khi các em đã trở thành người giáo viên
Hơn thế cách dạy của giáo viên sẽ có tác động tích cực tới “cách dạy” của sinh viên khi ra trường về dạy tại các trường phổ thông Việc các thầy cô tích cực ứng dụng CNTT
và PTDH HĐ đổi mới cách dạy, cách học sẽ là hình mẫu, là động lực khuyến khích các em
ứng dụng CNTT và PTDH HĐ trong quá trình tập giảng và dạy học sau này
CNTT và PTDH HĐ sử dụng được trong các loại bài như dạy bài mới, thực hành, semina, kiểm tra Bản thân tác giả đã ứng dụng CNTT và PTDH HĐ vào dạy học thực tế
và với tất cả các loại bài này và đều thu được kết quả rất tốt, sự ủng hộ, đánh giá cao từ phía các em sinh viên
2 Một ví dụ cụ thể về ứng dụng CNTT và PTDH HĐ trong soạn giáo án và giảng
Xin được trao đổi một số ý kiến qua việc ứng dụng CNTT và PTDH HĐ vào quá trình soạn, dạy học phần “Giáo dục môi trường” trong đào tạo ngành Cao đẳng sư phạm Tiểu học tại Trường CĐSP Vĩnh Phúc
Học phần này gồm 5 chương:
Chương I: Các thành phần cơ bản của môi trường
Chương II: Sự tác động của con người đối với môi trường
Chương III: Các nguyên lí sinh thái học ứng dụng trong khoa học môi trường Chương IV: Các vấn đề nền tảng về môi trường và sự phát triển bền vững
Trang 4Chương V: Giáo dục môi trường, phòng chống ma tuý , HIV/AIDS và giáo dục luật giao thông trong trường tiểu học
Chỉ với 30 tiết, nội dung thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng tôi cho rằng đây là học phần không khó về kiến thức, nhưng khó về cách dạy Kiến thức dài, thời gian ngắn,
yêu cầu đòi hỏi sinh viên lại cao là bài toán khó giải đối với người giáo viên
Thêm vào đó, trước năm 2006, chưa có giáo trình chính thức cho học phần này Đầu năm
2007, Dự án PTGV Tiểu học phát hành giáo trình “Giáo dục môi trường” Đây là tài liệu bổ ích cho giáo viên, sinh viên khi dạy và học học phần này Tuy vậy, cuốn sách có nhiều phần không sát với chương trình 2004 của Bộ GD- ĐT, có nội dung thừa nhưng nhiều nội dung lại thiếu…Bởi vậy, việc hướng dẫn sinh viên cách học và tự học là rất cần thiết Với việc Ứng dụng CNTT và PTDH HĐ vào quá trình soạn- dạy học phần này, những khó khăn trên đã được giải quyết về
Giáo án được soạn bởi 382 slide, trong đó có 122 kênh hình (70 tranh ảnh, 24 sơ đồ,
15 biểu đồ, 13 lược đồ, bản đồ), 18 bảng số liệu, 5 đĩa VCD Giáo án đã được dạy thực nghiệm, đối chứng và ưu thế vượt trội của giáo án mới này do với giáo án và cách dạy truyền thống Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến người học bằng phiếu hỏi, xin đưa ra đây một số số liệu tham khảo
A: Cách dạy truyền thống; B: cách dạy có ứng dụng CNTT và PTDH HĐ
1.Về mức độ đạt được so với mục tiêu bài học (%):
2 Về hứng thú học tập (%):
Hứng thú – Rất hứng thú
thú
3 Mức độ hài lòng và mong muốn học theo từng cách dạy (%):
4 Khả năng áp dụng B (%):
Rất hài lòng
và mong muốn mong muốn Ít hài lòng và lòng- không mong Không haì
muốn
Trang 5Tập hợp ý kiến sinh viên về những điểm mạnh và hạn chế của từng cách dạy, chúng tôi thu được ý kiến như sau:
Những
điểm
mạnh
- Quan hệ thầy trò gần gũi
- Thực hiện đủ các bước lên lớp
- Đưa được nhiều lí luận vào bài dạy,
- Giảng giải chi tiết, cụ thể
- Giáo viên chủ động, không phụ
thuộc vào điện và các phương tiện dạy
học
- Hứng thú học tập
- Học nhanh, tiếp nhận được nhiều kiến thức
- Có kĩ năng học trên máy tính
- Sử dụng CNTT truy cập được nhiều thông tin
- Khuyến khích tự học, tự nghiên cứu
- Vận dụng được bài học vào thực tế
- Kết hợp được nhiều kênh thông tin trong giảng dạy
- Có điều kiện giao lưu giữa giáo viên với sinh viên
Những
điểm
hạn chế
- Không gây được hứng thú học tập,
dễ mệt mỏi, buồn ngủ
- Thông tin có phần rườm rà, trừu
tượng, khó tiếp thu
- Sinh viên ỷ nại vào kiến thức của
thầy cô, hạn chế chủ động, sáng tạo
trong học tập
- Sinh viên ít chịu tìm kiếm thông tin,
nguồn tìm cũng khó khăn hơn
Cách nghĩ, cách làm hay rập khuôn
theo thầy cô
- Khó vận dụng và được thực hành ít
- Bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các sự cố
kỹ thuật: mất điện, máy hỏng, không
có máy, virut…
- Tốc độ dạy nhanh, hơi khó ghi chép Một số sinh viên ý thức không cao tranh thủ “chat” và tìm thông tin ngoài nội dung học tập
- Tốn kém về đầu tư cơ sở vật chất
- Một số thầy cô chưa được đào tạo tốt về tin học làm hạn chế hiệu quả giờ dạy
- Học nhiều sẽ mệt mỏi
Trên đây mới chỉ là ý kiến của một số sinh viên được hỏi, cũng chỉ qua một học phần cụ thể, song chắc cũng có nhiều điều để các thầy cô quan tâm suy nghĩ Cũng từ các
truyền thống hay sử dụng CNTT và PTDH HĐ đều có thể đạt được mục tiêu dạy học nhưng ở những mức độ cao thấp khác
2 Dạy theo cách B giảm sự nhàm chán, tăng hứng thú học tập hơn cách A
3 Số đông sinh viên mong muốn được học theo cách B
Trang 64 Sinh viên tiếp thu nhanh CNTT và phần lớn tin là mình có khả năng áp dụng vào dạy học sau này [nguồn 5, tr 109- 114]
3 Một số khó khăn khi sử dụng CNTT và PTDH HĐ trong dạy học
Dự một giờ dạy có ứng dụng CNTT và PTDH HĐ chúng ta thấy cũng đơn giản và thầy cô có vẻ “nhàn hạ”, nhưng thực ra giáo viên “vất vả” hơn nhiều so với soạn bài theo kiểu truyền thống Không chỉ khâu chuẩn bị bài trên Microsoft PowerPoint mà việc tìm băng hình, tranh ảnh phải rất công phu, tốn nhiều thời gian và cả kinh phí nữa Nếu một giáo án đánh máy khoảng 50 trang cho 30 tiết chỉ mất khoảng vài ngày là xong, thì một giáo án điện tử có chất lượng có khi phải mất nhiều tháng trời
Chuẩn bị bài tốt rồi, nhưng nếu khả năng sử dụng công nghệ thiết bị dạy học không tốt, giáo viên cũng dễ bị lúng túng giảm hiệu quả giờ dạy, thậm chí có những giờ dạy không thực hiện được Kỹ năng sử dụng trang thiết bị của giáo viên sẽ tạo được thành công cho giờ dạy và hơn thế còn giúp sinh viên cũng tiếp cận, sử dụng được những thiết bị này
“Dạy chữ” và “rèn nghề” của giáo viên vì thế sẽ thiết thực và hiệu quả hơn với sinh viên Một giờ dạy muốn đạt hiệu quả cao, phát huy cao độ tính tích cực chủ động của sinh viên cần thực hiện trong những phòng có máy tính (nối mạng), các loại máy chiếu (projector, overhead, máy chiếu vật thể), loa, micro…Những phòng như thế ở các trường CĐSP có lẽ số lượng vẫn còn khiêm tốn
4 Một số kết luận bước đầu
Từ những thử nghiệm bước đầu của bản thân qua tham khảo ý kiến và dự giờ đồng nghiệp và phong vấn người học người viết xin đưa ra một số kết luận bước đầu:
1.Ứng dụng CNTT và PTDH HĐ vào việc soạn giáo án và dạy học là xu hướng đang phát triển mạnh mẽ, phù hợp với nhiệm vụ “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin” 2008- 2009 trong toàn ngành giáo dục
2 Ứng dụng CNTT và PTDH HĐ vào đổi mới quá trình soạn giáo án và giảng tạo điều kiện tốt để đổi mới cách dạy của giáo viên, cách học của sinh viên theo hướng: “giáo viên dạy cách hoc, cách dạy” Đáp ứng yêu cầu tích cực hoá hoạt động học tập, nâng cao khả năng tự học của sinh viên, đáp ứng các tiêu chí “Học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời” Ứng dụng thành công CNTT và PTDH HĐ vào dạy học sẽ có được những giờ dạy phong phú, sinh động, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao ở tất cả các mục tiêu giáo dục
3 Để ứng dụng thành công CNTT và PTDH HĐ trong soạn - dạy đòi hỏi ở giáo viên
sự say mê, nhiệt tình, nhiều công phu, thời gian, kinh phí trong quá trình chuẩn bị Ứng dụng CNTT và PTDH HĐ đòi hỏi giáo viên không chỉ có kiến thức chuyên môn tốt mà còn phải có kĩ năng tin học tốt; sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại; có hứng thú, ý thức sử dụng CNTT và PTDH HĐ vào dạy học
4 Đồng thời với việc tự học để nâng cao năng lực của giáo viên, cần có sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, đầu tư hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin của nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên ứng dụng CNTT và PTDH HĐ trong dạy học
5 Sử dụng CNTT và PTDH HĐ cần kết hợp phương tiện dạy học, cách dạy học truyền thống để phát huy mặt mạnh, giảm thiểu hạn chế và phù hợp với điều kiện phổ biến của các trường phổ thông trong hiện tại
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ GD- ĐT, Dự án ĐTGV THCS, Đổi mới phương pháp dạy học trong các
trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên THCS, Hà Nội- tháng 8/2003
[2] Bộ GD-ĐT, Chỉ thị về Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Đại học năm học 2008-
2009
[3] Đặng Văn Đức, Lí luận dạy học Địa lí, NXB Đại học sư phạm, 2005
[4] Đào Thái Lai, Công nghệ thông tin trong dạy học ở TH (T1) – NXB GD, 2006 [5] Lương Thị Linh, Ứng dụng CNTT và PTDH HĐ vào soạn giáo án học phần
“Giáo dục môi trường ở Tiểu học”, Đề tài nghiên cứu khoa học 2007- 2008, tr 109- 116
[6] Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học địa lí ở phổ
thông, Xí nghiệp in Thừa Thiên- Huế, 1996