Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
554,5 KB
Nội dung
Tuần 1: Tập đọc - Kể chuyện: CẬU BÉ THÔNG MINH Truyện cổ Việt Nam I- Mục tiêu: TĐ: - Đọc đúng , rành mạch , biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật . - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé (trả lời được các câu hỏi (CH) trong SGK. KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ II- Đồ dùng : -1 tranh minh hoạ cho bài đọc - 3 tranh minh hoạ cho Kể chuyện - Bảng phụ III- Các hoạt động dạy-học: 1. Ổn định :(3’) GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 3-Tập I và giải thích từng chủ điểm. 2. Bài mới: Hoạt động GV Hoạt động HS A- Tập đọc: HĐ 1: Giới thiệu bài (1’) HĐ 2: Luyện đọc (15’) a) GV đọc toàn bài , gợi ý cách đọc b) Hướng dẫn HS luyện đọc + giải nghĩa từ - Sửa cách phát âm sai - HD đọc đúng đoạn văn - Luyện đọc nhóm đôi HĐ 3: Tìm hiểu bài: Hỏi 1 SGK ? Hỏi 2 SGK ? Đọc thầm đoạn 2 + Hỏi 3 ? Đọc thầm đoạn 3 + Hỏi 4 ? Hỏi thêm : Câu chuyện nói lên điều gì ? HĐ 4: Luyện đọc lại : GV chọn 1 đoạn , đọc mẫu B- Kể chuyện: - GV nêu nhiệm vụ - Hướng dẫn kể . GV gợi ý bằng các câu hỏi (SGV) - Đọc tiếp nối từng câu - Đọc từng đoạn tiếp nối “Ngày xưa ,|có…chịu tội” - HS giải nghĩa các từ cuối SGK - 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn HS đọc thầm đoạn 1 - Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng . - Vì gà trống không đẻ trứng được HS thảo luận nhóm - Kể 1 chuyện vua cho là vô lí (bố đẻ em bé) lệnh ngài cũng vô lí - Yêu cầu Vua : rèn chiếc kim thành 1 con dao thật sắc . - Vì yêu cầu việc Vua không làm nổi khỏi thực hiện lệnh vua. - Ca ngợi tài trí của cậu bé HS luyện đọc theo nhóm cách phân vai (người dẫn chuyện , cậu bé , nhà vua) HS quan sát 3 tranh minh hoạ và kể tiếp nối 3 đoạn của câu chuyện HS thi kể từng đoạn câu chuyện . 3- Củng cố , dặn dò : - Trong câu chuyện này em thích nhân vật nào ? Vì sao ? ( HS phát biểu) - GV tổng kết , liên hệ GD học sinh - Dặn bài sau: Hai bàn tay em ______________________________________ Chính tả: CẬU BÉ THÔNG MINH I- Mục tiêu: - Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng bài tập 2b, điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng (BT3) II- Đồ dùng: - Bảng lớp viết nội dung đoạn cần chép , nội dung bài 2b - Bảng phụ kẻ BT3 III- Các hoạt động dạy-học: Hoạt động GV Hoạt động HS HĐ 1: Giới thiệu bài HĐ 2: HDHS tập chép : a) Hướng dẫn HS - Tìm hiểu cách viết ? - Luyện viết bảng con chữ khó b) Cho HS chép bài vào vở - GV nhắc nhở tư thế viết - GV theo dõi, uốn nắn c) Chấm, chữa bài HĐ 3: Bài tập chính tả Bài 2b: Cho HS làm VBT Bài 3: Thực hiện bảng con 1 vài chữ hoặc tên chữ HĐ 3: Củng cố, dặn dò: Về khắc phục những chữ sai , nhắc HS giữ vở sạch, chữ đẹp. 2 HS nhìn bảng đọc bài chép Chim sẻ, kim khâu, sắc , xẻ thịt HS chép bài chính tả vào vở - HS làm bài tập 2b - HS viết vào VBT Các chữ và tên chữ còn thiếu - HS học thuộc thứ tự của 10 chữ và tên chữ ________________________________________ Tập đọc: HAI BÀN TAY EM (Trích) Huy Cận I- Mục tiêu: - Đọc đúng , rành mạch , biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ , giữa các dòng thơ. - Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất đẹp , rất có ích , rất đáng yêu (Thuộc 2-3 khổ thơ trong bài) * HS khá - giỏi thuộc cả bài II- Đồ dùng : Tranh minh hoạ SGK - bảng phụ III- Các hoạt động dạy- học: HĐGV HĐHS 1. Bài cũ : “Cậu bé thông minh” 2. Bài mới : Giới thiệu bài 3 HS kể nối tiếp 3 đoạn câu chuyện HĐ 1: Giới thiệu bài (SGV) HĐ 2: Luyện đọc : (Tương tự như tiết 1) HD ngắt , nghỉ ngơi , truyền cảm HĐ 3: Tìm hiểu bài: - Hỏi 1 SGK ? Cho đọc thầm các khổ còn lại - Hỏi 2 SGK ? - Hỏi 3 SGK ? HĐ 4: Học thuộc lòng bài thơ : - Treo bảng phụ (3khổ sau) - Xoá dần từ, cụm từ - Mỗi HS đọc tiếp nối 2 câu - Đọc nối tiếp 5 khổ thơ (2 lượt) - Luyện đọc nhóm đôi - HS giải nghĩa các từ cuối bài - Lớp đọc đồng thanh HS đọc thầm khổ 1 nụ hoa hồng , ngón tay xinh như… - Buổi tối : 2 hoa ngủ cùng bé - Sáng : tay…đánh răng , chải tóc - Khi học…hoa nở trên giấy - Một mình tâm sự với bàn tay HS tự phát biểu. - HS đồng thanh - Thi đọc thuộc 2-3 khổ thơ - Thi đọc thuộc cả bài (HS giỏi) 3. Củng cố, dặn dò: _____________________________________ Luyện từ và câu: ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT – SO SÁNH I- Mục tiêu: - Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1) - Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2) - Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó (BT3) II- Đồ dùng: Bảng phụ Bài 1, Bảng lớp bài 2, tranh minh hoạ 2C III- Các hoạt động dạy-học: HĐGV HĐHS 1. Mở bài: GV nói tác dụng tiết LTVC 2. Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu bài HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT: Bài 1: (Bảng phụ) Lưu ý: Người hay bộ phận người cũng là sự vật Bài 2: Gợi ý: a) Hai ban tay của bé được so sánh với gì ? Tương tự b,c,d GV chốt lại (SGV) Bài 3: SGK/8 GV chốt lại 1 HS đọc yêu cầu 1 HS làm mẫu dòng 1 (HS giỏi) 3 HS lên bảng, kết quả * Tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai. - Tự làm vào VBT - hoa đầu cành - HS thảo luận nhóm 2 tìm những sự vật được so sánh với nhau Mặt biển - Tấm thảm khổng lồ Cánh diều - Dấu á Dấu hỏi - Vành tai nhỏ. HS nối tiếp phát biểu (tự do) 3. Củng cố, dặn dò: Về quan sát các vật xung quanh và có thể so sánh chúng . _________________________________________ Tập viết: ÔN CHỮ HOA : A I- Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa A (1 dòng), V,D (1 dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng : “Anh em… đỡ đần” (1lần) bằng chữ cỡ nhỏ . - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, và thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. II- Đồ dùng: - Mẫu chữ viết hoa A - Các chữ Vừ A Dính và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li III- Các hoạt động dạy-học: HĐGV HĐHS 1. Bài cũ : Kiểm tra vở Tập viết 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài (1’) HĐ2: HDHS viết trên bảng con (15’) a) Luyện viết chữ hoa: GV viết mẫu + nhắc lại cách trình bày b) Luyện viết từ ứng dụng (tương tự) Giới thiệu Vừ A Dính (SGK) c) Luyện viết câu ứng dụng: GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ HĐ3: HDHS viết vào vở : (15’) - GV nhắc nhở tư thế ngồi - Chấm - chữa bài - HS để vở tập viết 3 - tập I lên bàn GV kiểm tra HS tìm các chữ viết hoa có trong bài : A,V,D Tập viết chữ trên BC Đọc từ và viết BC HS đọc câu tục ngữ và viết : Anh , Rách 3. Củng cố, dặn dò: Về hoàn thành bài viết (nếu có) Luyện viết thêm phần bài ở nhà __________________________________________ Chính tả : CHƠI CHUYỀN I- Mục tiêu: - Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài thơ - Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống (BT2) - Làm đúng bài tập 3 a/b hoặc BT chính tả do GV soạn II- Đồ dùng : Bảng phụ III- Các hoạt động dạy-học: HĐGV HĐHS 1. Bài cũ : 3 HS lên bảng, lớp BC - 2 HS đọc thuộc thứ tự 10 tên chữ đã học. 2. Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu bài HĐ 2: Hướng dẫn nghe-viết: a) HD chuẩn bị: - GV đọc mẫu - Tìm hiểu nội dung từng khổ Viết : dân làng, tiếng đàn, đàng hoàng 1 HS đọc lại bài thơ - tả các bạn chơi chuyền - Giúp HS nhận xét cách trình bày khổ thơ, câu thơ - Luyện viết chữ khó b) Cho HS viết bài: c) Chấm chữa bài : GV chấm 5-7 bai HĐ 3: Bài tập a. Bài tập 2: (bảng phụ) b. Bài 3b: (tương tự) …giúp các bạn tinh mắt … - HS viết bảng con từ dễ sai - GV đọc HS viết chính tả vào vở - HS dò bài, đổi vở chấm - 2 HS lên bảng, lớp lam BC - Một số HS đọc tiếp nối - Tự làm vào VBT - HS làm VBT: ngang , hạn , đàn. 3. Củng cố, dặn dò : _________________________________________ Tập làm văn: NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I- Mục tiêu: - Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1) - Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2) II- Đồ dùng: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (photo phát cho HS) III- Các hoạt động dạy - học : HĐGV HĐHS 1. Ổn định: Giới thiệu chương trình TLV kì I 2. Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu bài HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập : Bài1: Thảo luận nhóm đôi - Đội thành lập ngày nào ? Ở đâu ? - Những đội viên đầu tiên của Đội là ai ? - Những lần đổi tên của Đội ? GV chốt lại Bài 2: Giúp HS nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách - 3 Phần (SGV) GV kết luận - 2HS đọc đề bài - Thảo luận , trả lời: ngày 15/5/1941 tại Pác Pó (Cao Bằng) - Nông Văn Dền, Nông Văn Thàn, Lí Văn Tịnh, Lí Thị Mì, Lí Thị Xậu 15/5/1951 : Đội thiếu niên tháng tám 2/1956 : Đội TNTP 30/1/1970 : Đội TNTP Hồ Chí Minh - Mẫu SGK - HS làm vào VBT 3. Củng cố , dặn dò : HS nhớ mẫu đơn , thực hành điền chính xác đơn xin cấp thẻ đọc sách (nếu có) Tuần 2: Tập đọc-Kể chuyện: AI CÓ LỖI ? I- Mục tiêu: TĐ: - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật . - Hiểu ý nghĩa : Phải biết nhường nhịn bạn , nghĩ tốt về bạn , dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (trả lời được các CH trong SGK) KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. II- Đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK - Bảng phụ III- Các hoạt động dạy-học: HĐGV HĐHS 1. Bài cũ: 3-4 HS đọc thuộc bài thơ “Hai bàn tay em” + trả lời câu hỏi SGK 2. Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu bài HĐ 2: Luyện đọc a- GV đọc bài văn, gợi ý cách đọc : b- GV hướng dẫn HS luyện đọc HĐ 3: Tìm hiểu bài ? Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì ? Câu hỏi 1 SGK ? Câu hỏi 2 SGK ? Câu hỏi 3 SGK ? Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ? Hãy nói 1,2 câu ý nghĩ của Cô-rét-ti ? Câu hỏi 4 SGK ? Câu hỏi 5 SGK ? HS thực hiện theo yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu - Luyện đọc từ khó : Cô-rét-ti, En-ri-cô - HS tiếp nối đọc từng đoạn (5 đoạn) - Đọc các từ chú giải cuối bài - Luyện đọc theo nhóm - 5 nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 5 đoạn - 1 HS đọc cả bài HS đọc thầm đoạn 1 và 2 - En-ri-cô và Cô-rét-ti - Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷ tay vào En-ri- cô… En-ri-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti làm hỏng hết trang viết … Đọc thầm đoạn 3 - En-ri-cô bình tĩnh lại , nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý …nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn … 1 HS đọc đoạn 4 - Tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo mình…En- ri-cô ngạc nhiên ôm chầm lấy bạn … HS tự do phát biểu HS đọc thầm đoạn 5 - Bố mắng : En-ri-cô là người có lỗi… Thảo luận nhóm - En-ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hận, biết thương bạn… HĐ 4: Luyện đọc lại GV chọn đọc mẫu đoạn 3, 4, 5 Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất HĐ 5: Kể chuyện - GV nêu nhiệm vụ - HD kể 3. Củng cố,dặn dò: Em học được điều gì qua câu chuyện này ? GV tổng kết, liên hệ giáo dục Luyện đọc theo nhóm (mỗi nhóm 3 em) đọc theo cách phân vai (En-ri-cô, Cô-rét-ti, Bố En-ri-cô) Luyện kể theo nhóm (dựa theo 5 tranh minh hoạ) - 5 HS tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn câu chuyện - 1 HS kể cả câu chuyện - HS trả lời __________________________________________ Chính tả: AI CÓ LỖI ? I- Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi (đoạn) - Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uếch/uyu (BT 2). Làm đúng BT 3a II- Đồ dùng: Bảng phụ III- Các hoạt động dạy-hoc: HĐGV HĐHS 1. Bài cũ: Viết các từ : ngọt ngào, ngao ngán, chìm nổi, cái liềm 2. Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu bài HĐ 2: Hướng dẫn nghe viết a) Chuẩn bị : GV đọc mẫu Luyện viết chữ khó b) Đọc cho HS viết bài theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết c) Chấm, chữa bài GV chấm 5-7 bài HĐ 3: Bài tập: Bài 2: (nhóm) Bài 3: (VBT) 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học- biểu dương HS có tiến bộ về chữ viết - Dặn bài sau. HS viết Bảng con 2 HS lên bảng lớp 2 HS đọc đoạn 3 bài Ai có lỗi ? HS nhận xét : Đoạn văn nói En-ri-cô hận khi bình tĩnh lại. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn… - Tìm tên riêng (Cô-rét-ti) và nêu cách viết - Luyện viết BC : Cô-rét-ti, khuỷu tay, sứt chỉ HS viết chính tả HS tự chấm chữa lỗi bằng bút chì (chấm chéo) HS thảo luận tìm từ - Đại diện nêu kết quả a) nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch. b) Khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu HS tự làm vào VBT- nêu kết quả trước lớp ______________________________________ Tập đọc : CÔ GIÁO TÍ HON I- Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa cụm từ - Hiểu ND: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ , bộc lộ tình cảm yêu quí cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo (trả lời các câu hỏi trong SGK) II- Đồ dùng : Tranh minh hoạ SGK III- Các hoạt động dạy-học: HĐGV HĐGV 1. Bài cũ : (Ai có lỗi ?) 2. Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu bài HĐ 2: Luyện đọc a- GV đọc mẫu toàn bài – nêu nội dung (SGV) b- Hướng dẫn HS luyện đọc + giải nghĩa từ - Đọc từng câu : GV chú ý HS phát âm sai HĐ 3: Tìm hiểu bài H: Truyện có những nhân vật nào ? Hỏi 1 SGK ? Hỏi 2 SGK ? Hỏi 3 SGK ? H: Bài văn tả gì ? GV tổng kết (SGV) HĐ 4: Luyện đọc lại : GV treo bảng phụ đọc mẫu đoạn 1 HD ngắt nghỉ hơi m nhấn giọng (SGV) - 5 HS tiếp nối nhau, mỗi em kể lại 1 đoạn của câu chuyện , bằng lời của mình - HS quan sát tranh minh hoạ - HS đọc tiếp nối từng câu - HS đọc tiếp nối 3 đoạn - 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn - HS giải nghĩa các từ mới (như SGK) - HS tìm từ trái nghĩa hay đặt câu cho từ đó - Luyện đọc nhóm - 1 em đọc cả bài - Đọc thầm đoạn 1 - Bé và 3 đứa em là Hiển, Anh , Thanh - Trò chơi lớp học , Bé vai cô giáo , 3 dứa em vai học trò - Đọc cả bài - Thích cử chỉ của Bé bắt chước cô giáo dạy học - Đọc đoạn 3 - Làm y hệt các học trò thật : đứng dậy, khúc khích cười chào cô, ríu rít đánh vần theo cô - Mỗi người một vẻ , trông rất đáng yêu. - HS nêu nội dung (như mục 1) - HS luyện đọc nhóm 2 - 3-4 HS thi đọc diễn cảm đoạn 1 - Lớp + GV nhận xét bình chọn người đọc hay nhất 3. Củng cố , dặn dò : H : Các em có thích trò chơi này không ? Có thích trở thành cô giáo không ? - Nhận xét – Dặn bài sau ___________________________________________ Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ? I- Mục tiêu : - Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT 1 - Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi : Ai (cái gì , con gì) ? Là gì (BT2) - Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT 3) II. Đồ dùng : - Hai tờ phiếu khổ to nội dung bài 1. - Bảng phụ bài tập 2. III. Các hoạt động dạy-học : A. Kiểm tra bài cũ. - 1 học sinh làm bài tập 1. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập : HĐGV HĐHS a. Bài tập 1 : - 1 HS đọc yêu cầu bài, lớp theo dõi. - Từng học sinh làm bài nháp. - Trao đổi nhóm hoàn chỉnh bài. - Dán bảng 2 tờ phiếu. - Chia lớp thành 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức. Mỗi em viết 1 từ. - Lớp nhận xét đúng, sai → nhóm thắng. - GV bổ sung từ hoàn chỉnh bảng kết quả. - Cả lớp đồng thanh. - Viết các từ lên bảng, vở. b. Bài tập 2 : - 1 HS đọc yêu cầu bài.- 1 HS giải câu a - Ai ? – Thiếu nhi. / là gì ? Là măng non… - Bảng phụ - 2 học sinh lên bảng giải. - Yêu cầu gạch dưới trả lời câu hỏi Ai ? - Học sinh dưới lớp làm vở bài tập. - Gạch 2 gạch – là gì ? - Lớp nhận xét. - Chốt lời giải đúng. - Lớp làm vở. c. Bài tập 3 : - 1 HS đọc yêu cầu.- Lớp đọc thầm. - Khác bài tập 2 đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. - Chốt ý đúng. - Lớp làm nháp. Các em nối tiếp đọc câu hỏi vừ a đặt cho bộ phận in đậm. -Nhận xét -Làm vở bài tập. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học , dặn bài sau __________________________________________ Tập viết: ÔN CHỮ HOA Ă, Â I- Mục tiêu: Viết đúng chữ hoa Ă (1 dòng) , Â, L (1 dòng); viết đúng tên riêng Âu Lạc (1 dòng) và câu ứng dụng : Ăn quả … mà trồng (1lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II- Đồ dùng: - Mẫu chữ hoa Ă, Â, L - Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp - HS : vở tập viết (tập I) III- Các hoạt động dạy-học: HĐGV HĐHS 1. Bài cũ : Gọi 1 HS lên bảng viết Vừ A Dính , Anh em 2. Bài mới: HĐ 1: Hướng dẫn viết chữ hoa - Quan sát và nêu quy trình viết chữ Ă, Â,L hoa (ở lớp 2) - Viết mẫu Ă, Â, L HĐ 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng * Âu Lạc : là tên nước ta thời cổ , có vua An Dương Vương HĐ 3: Viết câu ứng dụng : * GV : Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết nhớ ơn người đã giúp đỡ mình , những người đã làm ra những thứ cho mình được thừa hưởng. HĐ 4: Viết vào vở tập viết: - Thu chấm 5-7 bài 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS Cả lớp viết BC - 3 HS lên bảng viết - Cả lớp viết bảng con Ă, Â, L - 1 vài HS nhắc lại quy trình viết - 1 HS đọc từ ứng dụng : Âu Lạc - 1 HS lên bảng – cả lớpviết trên BC - 1 HS đọc câu ứng dụng - HS viết BC từ : Ăn quả , Ăn khoai HS viết - 1 dòng chữ Ă cỡ nhỏ - 1 dòng chữ Â , L cỡ nhỏ - 2 dòng “Âu Lạc” cỡ nhỏ - 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ _____________________________________ Chính tả : CÔ GIÁO TÍ HON I- Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . - Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn II- Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 2b, 6 cái bảng nhóm III- Các hoạt hoạt động dạy - học : HĐGV HĐHS 1. Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng lớp viết Nhận xét – cho điểm HS 2. Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu bài HĐ 2: HD HS nghe - viết a) HD HS chuẩn bị : - GV đọc mẫu bài * HD trình bày : (cho mở SGK) Cả lớp viết BC : nghuệch ngoạt, khuỷu tay, xấu hổ, cá sấu, sông sâu, xâu kim . - 1 HS đọc lại đoạn chính tả - lớp đọc thầm (SGK) [...]... họp để thực hành tổ chức 1 cuộc họp tổ trong tiết TLV tới - Nhận xét – Bài sau : Trận bóng dưới lòng đường _ Luyện từ và câu: SO SÁNH I- Mục tiêu: - Nắm được một số kiểu so sánh mới : so sánh hơn kém (BT1) - Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở BT2 - Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh (BT3, BT4) II - Đồ dùng : Bảng lớp viết nội dung BT1 ; Bảng phụ viết nội... Hoạt động HS 1 Bài cũ : Bài tập 2 ,3 tiết trước HS 1 : Bài 2 SGK ( tiết trước ) HS 2 : Bài tập 3 SGK 2 Bài mới : Giới thiệu bài * Bài tập 1 : Gọi 2 HS đọc nội dung BT1 - HS phân biệt 2 loại so sánh : so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém GV chốt lại ( SGV ) * Bài tập 2 : ( cặp ) 3 HS lên bảng làm bài ( gạch dưới những hình ảnh được so sánh với nhau trong từng khổ thơ ) Lớp nhận xét -1 HS đọc yêu... BT giải ô chữ (BT1) - Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (BT2) II- Đồ dùng: - 3 bảng học nhóm phát cho HS - Bảng phụ viết sẵn các ô chữ BT 1 - Bảng lớp ghi sẵn 3 câu văn BT 2 III- Các hoạt động dạy-học : HĐGV HĐHS 1 Bài cũ : Bài 1 và 3 tiểt trước (so sánh) HS 1 làm miệng BT 1 2 Bài mới: HS 2 làm miệng BT 2 HĐ 1: Giới thiệu bài HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: GV nhắc lại từng... từ và câu: SO SÁNH - DẤU CHẤM I- Mục tiêu: - Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ , câu văn (BT1) - Nhận xét được các từ chỉ sự so sánh (BT2) - Đặt đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu (BT3) II- Đồ dùng : Bảng phụ viết nội dung BT 3 - 4 băng giấy ghi BT 1 III- Các hoạt động dạy - học : HĐGV HĐHS 1 Bài cũ : a) Bài tập 1 (tiết trước) HS 1 a) b) Đặt câu... đọc toàn văn yêu cầu bài 1 và mẫu Có 3 bước (SGV) dòng 1 (lên lớp) - GV treo bảng phụ và qui định điểm cột - HS tra đổi (cặp) nhóm đôi ngang, dọc - Sau thời gian qui diịnh, đại diện mỗi nhóm - GV nhận xét qua đáp án đọc kết quả của nhóm mình đọc từ mới - Tương tự : HS giải hết 11 dòng ngang và - HS tự làm vào VBT đoán cột dọc tô màu và kết luận nhóm thắng cuộc Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Cả lớp... những người trong gia đình (BT1) - Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT2) - Đặt được câu theo mẫu Ai là gì ? (BT3 a/b/c) II - Đồ dùng : Bảng lớp viết sẵn BT 2 III - Các hoạt động dạy - học : Hoạt động GV 1 Bài cũ : a) Bài 1 ( tiết trước ) b) Bài 2 ( tiết trước ) 2 Bài cũ : HD ôn tập Bài 1 : Gọi 1 HS đọc đề bài ? Em hiểu thế nào là ông bà ? Hoạt động HS HS 1 a ) HS 2 b ) - HS làm miệng... đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học.(trả lời được các CH 1, 2,3) - HS khá, giỏi thuộc một đoạn văn em thích II – Đồ dùng : Tranh minh hoạ bài đọc , Bảng phụ III – Các hoạt động dạy – học : Hoạt động GV 1 Bài cũ : Đọc bài và trả lời câu hỏi Hoạt động HS HS 1 đọc 1, 2 + Hỏi 1 SGK HS 2 đọc đoạn 3 , 4 + Hỏi 2 SGK - Bài mới : HĐ 1 : Giới thiệu bài HĐ 2 : Luyện đọc : GV đọc mẫu HS luyện đọc tiếp... họp 1 Bài cũ : a) Đọc đoạn 1 , 2 + Hỏi 1 SGK HS 1 a) b) Đọc đoạn còn lại + Hỏi 4 SGK HS 2 b) 2 Bài mới : HĐ 1 : Giới thiệu bài HĐ 2 : Luyện đọc : a) GV đọc bài – nêu cách đọc , cho HS quan sát tranh minh hoạ b) HD học sinh luyện đọc + giải nghĩa từ : - Đọc từng câu tiếp nối - Chia đoạn : 4 đoạn - HS đọc tiếp nối từng đoạn HD ngắt câu “Thưa các bạn …lấm tấm mồ hôi” - Luyện đọc theo nhóm (từng đoạn) - 1. .. đất nước - Chích bông là bạn của trẻ em 2 Bài mới: HD làm bài tập - 1 HS đọc yêu cầu bài 1 Bài 1: - GV dán 4 băng giấy lên bảng - HS đọc lần lượt từng câu thơ (thảo luận - Mời 4 HS lên thi làm nhanh (10 ’) cặp) - GV nhận xét - chốt lại (SGV) Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu - Ai làm đúng và nhanh nhất là thắng - GV chốt lại (SGV) Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề Hướng dẫn: Dấu chấm được đặt ở cuối câu, mỗi câu phải nói... 6 bảng nhóm HS thực hiện theo 6 nhóm cho 6 nhóm - Đại diện dán kết quả GV nhắc HS : Có thể tìm nhiều từ so sánh - HS tự làm bài vào vở cùng nghĩa thay cho dấu gạch nối ( như , là , - Lớp nhận xét tựa , tựa như , như thể …) 3 Củng cố - Dặn dò : - Cho 2 HS nhắc lại những nội dung vừa học ? ( so sánh ngang bằng , so sánh hơn kém , các từ so sánh ) - Tổng kết bài – Liên hệ - Nhận xét - Dặn dò bài sau : . ngày 15 /5 /19 41 tại Pác Pó (Cao Bằng) - Nông Văn Dền, Nông Văn Thàn, Lí Văn Tịnh, Lí Thị Mì, Lí Thị Xậu 15 /5 /19 51 : Đội thiếu niên tháng tám 2 /19 56 :. tập Bài 1: - GV dán 4 băng giấy lên bảng - Mời 4 HS lên thi làm nhanh (10 ’) HS 1 a) HS 2 b) - Ai là măng non của đất nước - Chích bông là ai ? - 1 HS đọc