Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
28,97 KB
Nội dung
MỘT SỐGIẢIPHÁPMARKETINGMIX NHẰM NÂNGCAOKHẢNĂNGCẠNHTRANHCỦACÔNGTYTNHHVIỆT THÀNH. 1. Các căn cứ lựa chọn giải pháp. 1.1. Triển vọng thị trường. Thị trường thạch nội địa là thị trường có quy mô lớn và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Trong những năm gần đây nền kinh tế có mức tăng trưởng khá ổn định(7%-8%) do vậy mà đời sống hay mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên đây là cơ sởnângcao sức mua và tiêu dùng chung của xã hội. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước là tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến điều kiện sống của con người. Chính yếu tố này ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng trung của người tiêu dùng là hướng tới việc lựa chọn các sản phẩm đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua phân tích ở trên ta thấy thị trường thạch trong tương lai có thể sẽ ổn định về quy mô, sức mua được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng thạch ngày càng gia tăng. Chính tình hình trên dự báo một thị trường rất hấp dẫn, là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tham ra sản xuất và kinh doanh thạch khai thác và phát triển mang lại lợi nhuận cao cho họ. Việc mở rộng thị trường, hội nhập với thế giới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng thạch khai thác tốt các cơ hội thị trường. Theo dự đoán về thị trường thạch trong nước đến năm 2005 có rất nhiều thuận lợi: - Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú: Việt Nam vốn là nước nông nghiệp nằm trong vùng nhiệt đới nên sản lượng hoa quả, củ, bột, đường, …nhiều thuận lợi cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thạch. - Chủ trương đường lối kinh tế đúng đắn của Đảng, Nhà Nước đẩy mạnh nội lực và quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới sẽ giúp ngành có nhiều nhà cung ứng phù hợp và có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước khác. - Dân số tăng: theo dự đoán tới năm 2005 dân sốViệt Nam có khoảng 86 triệu người dẫn tới nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo. - Nền kinh tế nước ta hiện tại đang tăng trưởng và phát triển ổn định. Dự báo trong những năm tiếp theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước vẫn tiếp tục được giữ vững và phát triển. đời sống người dân sẽ ngày càng được nâng lên và nhu cầu tiêu dùng cũng sẽ tăng. Qua đó yêu cầu đặt ra đối với mặt hàng thạch trong những năm tới là: - Đảm bảo sản xuất và cung ứng đầy đủ số lượng, chủng loại, chất lượng, phù hợp theo nhu cầu tiêu dùng. - đổi mới công nghệ tiến tới cơ giới hoá, tự động hoá các khâu trong quá trình sản xuất. - Đảm bảo tự túc nguyên vật liệu: bột rau câu,dừa, trái cây… - đa dạng hoá sản phẩm thạch để phục vụ nhu cầukhác nhau trong viêc sử dụng theo sở thích của người tiêu dùng. 1.2. Xu hướng cạnh tranh. Từ đặc điểm cầu của thạch trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do vậy cạnhtranh trong tương lai là cạnhtranh giữa các thương hiệu, đặc biệt là cạnhtranh giữa các nhãn hiệu trong nước và nhãn hiệu nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam ra nhập AFTA đặt nền móng cho việc ra nhập APEC và chuẩn bị cho việc ra nhập WTO một cách có hiệu quả. Trước cơ hội của hội nhập các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đứng trước những thách thức lớn do việc ra nhập mang lại. Một trong những chương trình lớn của AFTA là CEPT- Cắt giảm thuế quan chung xuống 0-5% khi các nước thành viên giao dịch buôn bán với nhau, các biện pháp phi thuế quan, biện pháp hải quan, thanh toán,…ngày càng được nới lỏng, hạn chế sự bảo hộ cho hàng hoá trong nước, tạo ra một thị trường tự do thông thoáng hơn. sự cạnhtranh sẽ gay gắt và ngày càng gay gắt hơn khi mà cơ cấu hàng hoá giữa các nước trong khu vực có sự tương đồng. Khi đó, các sản phẩm sẽ cạnhtranh về mẫu mã, giá cả, chất lượng và đặc biệt là thương hiệu. điều này lại càng trở nên khó khăn hơn đối với hàng hoá Việt Nam bởi vị thế cạnhtranhcủa hàng hoá Việt Nam so với các nước trong khu vực là yếu hơn, cộng với trình độ phát triển kinh tế chậm hơn các nước 20-30 năm. Hiện tại mặt hàng thạch của các nước trong khu vực tại thị trường Việt Nam chưa xuất hiện. Nhưng mặt hàng này chuẩn bị có nguy cơ xuất hiện hàng hoá của các nước trong khu vực ASEAN trên thị trường Việt Nam 1.3. Mục tiêu và phương hướng củacôngty trong thời gian tới Căn cứ vào tiểm lực( khảnăng vốn, lao động, trang thiết bị máy móc, tốc độ tăng trưởng, khảnăngcạnh tranh…) và mong muốn của ban lãnh đạo công ty. CôngtyTNHHViệtThành xây dựng mục tiêu và phương hướng hoạt động trong giai đoạn 2004-2005 như sau: - Trở thànhmột trong những côngty sản xuất và phân phối hàng đầu các mặt hàng gia dụng và thực phẩm tại thị trường Việt Nam. - Thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng bằng khẩu hiệu: “ The best market coverage at most professional customer services”. - Luôn luôn là người đi đầu trong việc sản xuất phân phối các mặt hàng mới về thực phẩm và đồ gia dụng để thoả mãn đối đa nhu cầu của thị trường. - Không ngừng cải tiến nângcao chất lượng sản phẩm, đa dạng háo mẫu mã kiểu dáng đáp ứng nhu cầu thị trường - đẩy mạnh quan hệ tốt với các đối tác, mở rộng thị trường. - Phát triển hệ thống đại lý rộng khắp trên cả nước - đẩy mạnh công tác đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị và hiện đại hoá phân xưởng sản xuất. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn côngty có kiến thức và trình độ tay nghề cao. Côngty đưa ra mục tiêu phát triển và chỉ tiêu cụ thể cho năm 2005 như sau: - Phát triển thị trường khu vực thành phố HCM và các tỉnh lân cận, các tỉnh còn lại của khu vực miền trung. - Giải quyết 100% các khiếu lại của khách hàng do lỗi của nhà sản xuất về chất lượng sản phẩm. - đào tạo và nângcao trình độ tay nghề của 100% cán bộ công nhân viên trong công ty. 1.4. Điều kiện củacông ty. * Điều kiện về vốn. Bảng cân đối kế toán tóm tắt về cơ cấu nguồn vốn – tài sản củacôngtycôngtyTNHHViệtThành như sau: Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tài sản lưu động 5700 6781 10405 Tài sản cố định 250 312 3375 Tổng tài sản 5950 7093 13825 Vốn vay 1973 2625 6765 Vốn chủ sở hữu 3977 4468 7060 Tổng nguồn vốn 5950 7093 13825 Nguồn : Phòng kế toán côngtyViệtThành Ta thấy nguồn vốn kinh doanh củacôngty không lớn, chỉ gần 14 tỷ VNĐ. Lĩnh vực kinh doanh củacôngty là phân phối và sản xuất thực phẩm do vậy nguồn vốn củacôngty là không lớn. Côngty chỉ là doanh nghiệp vừa. Sự biến động về tình hình tài sản và nguồn vốn củacôngty từ năm 2001 đến năm 2003 Chỉ tiêu Năm 2002/2001 Năm 2003/2002 Số tuyệt đối ( Triệuđồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Triệuđồng) Số tương đối (%) Tài sản lưu động 1081 18.96 3669 54.12 Tài sản cố định 62 24.97 3063 980.13 Tổng tài sản 1143 19.21 6732 94.91 Vốn vay 652 33.08 4140 157.78 Vốn chủ sở hữu 491 12.33 2592 57.99 Tổng nguồn vốn 1143 19.21 6732 94.91 Qua bảng trên ta thấy tình hình nguồn vốn củacôngty từ năm 2001 đến 2003 đều tăng. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 1143 Triệuđồng tương đương 19.21% và năm 2003 so với năm 2002 tăng 94.91% hay 6732 Triệu đồng. Ta thấy nguồn vốn năm 2003 so với năm 2002 có sự tăng đột biến.Nguyên nhân là do côngty đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thạch raucâutại khu công nghiệp Sài Đồng- Gia Lâm- Hà Nội. * Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ. Hiện côngty có một trụ sở chính tại địa chỉ 169 Hàng Bông- Hoàn Kiếm- Hà Nội. Hệ thống cơ sở vật chất tại đây được trang bị khá hiện đại. Trụ sở chính củacôngty có 15 máy tính cá nhân, mộtsố vị trí do yêu cầu củacông việc được trang bị máy tính xách tay. Hệ thống máy tính này được nối mạng nội bộ với nhau và tất cả đã được nối mạng Internet. Côngty có 3 máy in và 2 máy fax phục vụ cho công việc. Côngty có một nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Sài Đồng- Gia Lâm- Q. Long Biên- Hà Nội rộng 10,000 m2 được trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng và một dây chuyền công nghệ sản xuất thạch rau câu được nhập khẩu từ Đài Loan trị giá 1 tỷ VNĐ. Tương lai tại nhà máy này cũng sản xuất các mặt hàng thực phẩm khác như thạch dừa mang nhãn hiệu Cocovina và sản phẩm kem nhãn hiệu Cool- Teen. Khu công nghiệp này rất gần với các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh vả lại điều kiện giao thông rất tốt nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá đưa ra thị trường. -Công ty cũng có một văn phòng đại diện được đặt tại TP. Hồ Chí Minh. -Phương tiện vận tải có khoảng 15 xe ôtô tải loại vừa và nhỏ. -Công ty có 2 hệ thống cửa hàng bán kem mang thương hiệu Cool-Teen tại số 3 đường Thanh Niên và tại 667 Phan Đình Phùng- Hà Nội. * Điều kiện về nguồn nhân lực. Đến cuối năm 2003 côngtyTNHHViệtThành có 140 nhân viên trong đó có 15 quản lí có trình độ từ đại học trở lên, đội ngũ giám sát thị trường và bán hàng củacôngty có trình độ từ cao đẳng trở lên và đội ngũ công nhân sản xuất có 80 người với trình độ từ tốt nghiệp PTTH trở lên. Lực lượng lao động củacôngty tính đến cuối năm 2003 có tuổi bình quân là 25 tuổi và lực lượng lao động là nữ chiếm 65%. Hiện tại côngty do yêu cầu của việc phát triển kinh doanh côngty đang có kế hoạch tăng lượng nhân viên lên 200 lao động trong đó vẫn giữ cơ cấu lao động theo giới tính và yêu cầu các tuyển dụng các nhân viên quản lí có trình độ từ đại học trở lên. Với đội ngũ lao động trẻ, có lòng nhiệt tình, năng động, sáng tạo của tuổi trẻ, có trình độ tạo cho côngtymột lợi thế rất lớn trong việc thích nghi với những sự biến động của thị trường nhanh chóng. 2. Giảipháp Marketing-Mix Qua xem xét thực trạng các hoạt động cạnhtranhcủacôngty ta thấy có mộtsố vấn đề cần xem xét: - Thạch rau câu củacôngtyTNHHViệtThành thừa nhận ở vị trí số 2 sau Newchoice nên côngty có thể lựa chọn một trong các chiến lược: Tấn công Newchoice và các đối thủ để dành giật thị phần hoặc ViệtThành có thể lựa chọn theo sau Newchoice. Các chiến lược có thể kết hợp với nhau thực hiện trong cùng giai đoạn nhất định để tương hỗ nhau tạo sự thànhcông cho chiến lược của toàn công ty. Phân tích thực trạng hoạt động cạnhtranhcủacôngty để đạt được mục tiêu kinh doanh, có mộtsốgiảipháp sau:đề xuất lựa chọn phân phối là công cụ cạnhtranh cần tập trung nhiều nỗ lực nhất bởi vì: - Xuất phát từ mục tiêu củacông ty: phát triển hệ thống đại lý rộng khắp trên cả nước. - Phân phối là nguồn lực, sức mạnh quan trọng bên ngoài củacông ty,là công cụ cạnhtranh mà các đối thủ khác khó có thể bắt chước được. 2.1 Phân phối. Việt Nam có địa hình trải rộng theo hình chữ S, mỗi vùng ngoài những nét văn hoá chung còn có nhiều nét văn hoá đặc trưng của mỗi vùng. Do đó khi xây dựng hệ thống kênh phân phối đảm bảo hiệu quả hoạt động côngty nên phân chia hoạt động phân phối theo khu vực địa lý( Bắc, Trung, Nam) gắn với từng thị trường mục tiêu, phân theo hành vi mua hàng. Đối với côngtyTNHHViệtThành xây dựng hệ thống phân phối nên xem xét theo bảng sau: Tiêu thức phân chia hoạt động phân phối Thị trường miền Bắc Thị trường miền Trung và miền Nam Thành phố Nông thôn (huyện,xã) Thành phố Nông thôn (huyện, xã) Các trung gian phân phối Đại lý ký gửi Trung gian bán buôn Trung gian bán lẻ * Thị trường miền Bắc. Hệ thống phân phối hiện tại củacôngty tập trung chủ yếu tại thị trường miền Bắc, để hoàn thiện hoạt động của hệ thống kênh thì công việc mà côngty phải thực hiện là: - Đánh giá lại năng lực của từng trung gian phân phối. Qua đó xem xét giảm bớt mộtsố trung gian trên mộtsố khu vực ở thị trường Hà Nội để tránh tình trạng cạnhtranh về giá cả, dịch vụ và làm tăng thêm mâu thuẫn sung đột trong kênh. - Xây dựng và thực hiện các chương trình dự trữ hàng hoá giảm thiểu lượng hàng thiếu hụt, cung cấp kịp thời khi thời điểm kinh doanh đến, đặc biệt là vào mùa nóng từ tháng tư đến tháng 10 và dịp cuối năm, tết nguyên đán. - Tuyển chọn thêm trung gian ở các tỉnh phía Bắc như: Lai Châu, Điện Biên… - Xây dựng chương trình hỗ trợ khách hàng, tập trung quảng cáo tại các điểm xa trung tâm như Lai Châu, Điện Biên. - Quản lý chặt chẽ các hoạt động phân phối tại thị trường miền Bắc vì đảm bảo hiệu quả phân phối tại thị trường này sẽ là nền tảng để côngty phát triển hoạt động phân phối vào thị trường miền Trung và miền Nam. * Thị trường miền Trung và miền Nam hiện tại côngty đã thiết lập được hệ thống kênh phân phối từ miền Bắc đến Quảng Bình và đã có văn phòng đại diện tại Thành phố HCM. Trong thời gian sắp tới phấn đấu phân phối rộng khắp cả nước, côngty đang xây dựng kế hoạch xâm nhập và mở rộng hệ thống kênh phân phối tới các tỉnh còn lại Với kế hoạch này côngty cần hướng tới và cần làm những công việc sau: - Lập danh sách các đại lý và phân loại các đại lý, từ đó lựa chọn những đại lý đủ tiêu chuẩn để đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng đại lý. - Xây dựng chương trình kiểm tra giám sát hoạt động của các đại lý được lựa chọn Tổ chức quản lý hệ thống phân phối thị trường trong nước theo địa lý. Giám đốc kinh doanh Giám đốc chi nhánh miền Trung Giám đốc chi nhánh miền Trung Giám đốc chi nhánh miền Bắc *Đối với văn phòng đại diện tại thành phố HCM - Yêu cầu đại diện thực hiện nghiêm túc quy chế bán hàng do côngty để ra cũng như việc đảm bảo các đại lý trong khu vực sẽ thực hiện tốt các hoạt động. - Tăng cường giám sát các hoạt động của văn phòng đại diện thông qua việc theo dõi tiêu thụ theo tháng. Nắm rõ khối lượng hàng tồn, nhu cầu về mặt hàng nào đang có triển vọng tiêu thụ mạnh cũng như mặt hàng tiêu thụ chậm - định kỳ đại diện phải viết báo cáo về tình hình thị trường, lượng hàng tiêu thụ, tồn kho, khiếu lại của khách hàng, khó khăn của các đại lý, củacửa hàng bán lẻ trong khu vực mình chịu trách nhiệm quản lý. Thời gian lập báo cáo vào cuối tháng và phải gửi ngay về công ty. - Thực hiện thưởng phạt nghiêm minh đối với đại diện, đặc biệt trưởng đại diện không làm tròn nhiệm vụ cần xử lý nghiêm khắc có như vậy mới tạo ra sự đôn đốc nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. - Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa côngty và đại diện để phát hiện hành vi gian trá của các đại lý để từ đó có biện pháp xử lý. điều này đạo điều kiện cho việc thưởng phạt công bằng và tạo động lực thúc đầy - Trưởng đại diện trong khu vực mình có quyền quyết định cho thành lập đại lý hay không, có quyền trả về côngty những nhân viên không làm tròn nhiệm vụ hay kỉ luật nhân viên đó… Giám sát bán h ng à cấp tỉnh Giám sát bán h ng à cấp tỉnh Giám sát bán h ng cà ấp tỉnh Nhân viên bán h ngàNhân viên bán h ngàNhân viên bán h ngà đại diện bán h ngàđại diện bán h ngàđại diện bán h ngà - đại diện mỗi khi gặp khó khăn về vẫn đề nào đó thì ngoài khảnăng tự giải quyết cần báo ngay về côngty để côngty cùng tìm giải pháp. - các đại diện ở miền Trung và miền Nam cần phối hợp với nhau để cân đối cung cầu thị trường giữa các mặt hàng. * Đối với các đại lý. Việc giám sát, theo dõi và quản lý đại lý về cơ bản vẫn phải dựa trên hợp đồng đại lý phân phối củacôngty đề ra, ngoài ra cần thực hiện tốt các công việc sau; - Giám sát mại vụ cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra hoạt động của các đại lý trên cơ sở có sự phân công vùng cụ thể. Nếu làm tốt công tác này sẽ hạn chế được tình trạng các đại lý không tuân thủ đúng quy chế trong hợp đồng đại lý đã đựơc ký kết. - Trên cơ sở phân vùng cho các đại lý, nếu đại lý trực thuộc phạm vi đại diện thì đại diện đó phải chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các đại lý đó. Còn nếu thuộc côngty thì côngty sẽ quản lý. Với việc phân định rõ ràng như vậy sẽ tạo được trách nhiệm rõ ràng trong công tác quản lý. - Thực hiện các biện pháp thưởng phạt nghiêm minh đối với các đại lý nhằmnângcao hiệu quả phân phối. - định kỳ các đại lý phải viết báo cáo về tình hình tiêu thụ, khó khăn gặp phải, phản ánh của người tiêu dùng, tình hình cạnh tranh…thời gian lập báo cáo theo tháng hoặc quý và gửi trực tiếp cho bộ phận giao hàng củacông ty. *Đối với các điểm bán lẻ Chúng ta cầnnhận thức rằng: các điểm bán lẻ là bộ phận rất quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm vì các nhà bán lẻ là thành viên kênh cuối cùng tiếp xúc với khách hàng. Do vậy thái độ của họ đối với sảnphẩm củacôngty là rất có ý nghĩa. để bộ phận này hoạt động tốt đúng định hướng củacôngty và đặt hiệu quả cao thì côngty cần quan tâmđến những vấn đề sau: - Nếu các nhà bán lẻ thuộc côngty thì côngty chịu trách nhiệm quản lý. Còn nếu thuộc phạm vi đại diện thì đại diện sẽ chịu trách nhiệm quản lý. Việc quản lý này được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán giữa hai bên. đồng thời cần kết hợp với sức mạnh tiền thưởng để tạo động lực giúp đạt được hiệu quả cao trong phân phối - Cần tìm hiểu những khó khăn mà đại lý gặp phải, những vấn đề mà đại lý quan tâm từ đó có kế hoạch giải quyết và động viên kịp thời. 2.2. Sản phẩm Côngty có thể tập trung vào chiến lược sảnphẩm: tập trung vào chất lượng sảnphẩm, kiểu dáng, kích thước, trọng lượng, mẫu mã ngang hàng với hàng ngoại của Newchoice. Cạnhtranh giành thị phần của hàng nhập khẩu từng bước thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng hoá trong nước. [...]... hết Cạnhtranh ngày càng gay gắt hơn các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không có cách nào khác là phải đáp ứng nhu cầu của thị trường, muốn vậy phải tăng cường tìm hiểu về cạnhtranh để tìm ra giải phápnângcao hơn nữa khả năngcạnhtranhcủa hàng Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế Đứng trước tình hình chung đó, côngtyTNHHViệtThành phải tìm ra phương hướng phát triển, nâng cao. .. toàn côngty Marketing- Mix là một trong những công cụ sẽ góp phần mang lại những thànhcông cho côngty nếu như biết vận dụng nó một cách khoa học và sáng tạo Với những kiến thức đã học ở trường và qua thời gian thực tập tại côngtyTNHHViệtThành người viết đã trình bày những nhận thức của mình trong chuyên đề này để mong muốn đem lại cho côngtymột cách nhìn khácquan hơn về tình hình cạnh tranh. .. tranh trên thị trường và tính cấp thiết phải nâng caokhảnăngcạnhtranh cho sản phẩm củacôngty trong bố cảnhcạnhtranh gay gắt mang tính chất sống còn như hiện nay Những nhận thức về cạnhtranh và Marketing- Mix được trình bày trong chuyên đề này là những kết quả nghiên cứu ban đầu khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, người viết rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và bạn đọc để đề tài này... sản phẩm thạch củacôngty mang tính chất mùa vụ( Từ tháng 4-tháng10 tiêu thụ cao) Côngty cần tiếp tục thực hiện chính sách chiết giá theo mùa vụ, cho phép người bán duy trì đều đặn trong cả năm - Căn cứ vào mức chiết khấu của các đối thủ cạnhtranh trong ngành để điều chỉnh mức chiết khấu hợp lý củacôngty mình 2.4 Xúc tiến hỗn hợp Trong 3 năm qua, hoạt động xúc tiến đã được côngty quan tâm đầu...Với tư cách là một nhà sản xuất, một nhà nhập khẩu sảnphẩm thạch có tiếng tăm lớn trên thị trường miền Bắc nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung CôngtyTNHHViệtThành đã và đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra những sản phẩm ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng bằng việc sản xuất và phân phối những mặt hàng có chất lượng cao, chủng loại phong phú, mẫu... động này chưa được tổ chức một cách khoa học nhằm phát huy tốt khả năngcủa nó trong việc giới thiệu và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm để tăng lượng tiêu thụ sản phẩm đồng thời nângcao vị thế cạnhtranh trong tâm trí khách hàng mục tiêu, côngty cần tiếp tục duy trì các hoạt động giao tiếp khuếch trương đã có trên cơ sở xây dựng kế hoạch cụ thể đồng thời có các biện pháp bổ sung để hoạt động này... tin cao đối với thị trường truyền thống côngty cần thực hiện hoạt động giao tiếp khuếch trương để duy trì hình ảnh củacôngty đối với người tiêu dùng Tuy nhiên mức độ thực hiện không nhất thiết phải dồn dập như thị trương mới, côngty có thể thực hiện theo từng đợt để giảm chi phí - Côngty cầnđa dạng hoá các hình thức khuyễn mãi: ngoài hình thức mua nhiều thưởng thêm sản phẩm, vé cào, côngty cần... chung chính sách giá củacôngty là hợp lý, theo sát giá cả của thị trường vàđược khách hàng chấp nhận Tuy nhiên để nângcao hiệu quả trong việc sử dụng tính sách gía côngty cần sử dụng linh hoạt các kĩ thuật điều chỉnh giá như sau: - Giảm gía và thưởng đối với khách hàng mua nhiều sảnphẩm, khách hàng trung thành để thu hút vàgiữa khách hàng Khách hàng trung thành được hưởng mức ưu đãi cao hơn - Sử dụng... triển sảnphẩm mới côngty cần tiến hành thu thập thông tin từ phía khách hàng họ cần sản phẩm gì hành vi mua, thói quen sử dụng… trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích và xử lý dữ liệu côngty có thể đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu mới của người tiêu dùng - Xem xét chu kỳ sống của sản phẩm thạch rau câu ta thấy thạch rau câu đang trong giai đoạn tăng trưởng Do đó côngty cần cố gắng hơn... thức khác như: phiếu trúng thưởng, xổ số - Vùng sâu, vùng xa chưa được côngty chú ý Vì vậy trong tương lai côngty cần đưa hoạt động tiếp thị tới các vùng này để đạt hiệu quả tiêu thụ KẾT LUẬN Trong cơ chế thị trường, cạnhtranh là điều tất yếu xảy ra và càng đặc biệt hơn trong thời kỳ hội nhập Thương mại quốc tế càng sâu sắc thì cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn Tuy nhiên những . MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT THÀNH. 1. Các căn cứ lựa chọn giải pháp. 1.1. Triển. Giải pháp Marketing- Mix Qua xem xét thực trạng các hoạt động cạnh tranh của công ty ta thấy có một số vấn đề cần xem xét: - Thạch rau câu của công ty TNHH