Cẩm nang nuôi tôm sú
Trang 1Sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cho bà con nuôi tôm sú khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Nhà xuất bản Nông nghiệp 2008
Tiến sĩ Đòan Văn ĐẩuTiếân sĩ Nguyễn Văn HảoTiến sĩ Julio Macias Egas
CẨM NANG NUÔI TÔM SÚ
Trang 3CÔNG TY TNHH TÒAN CẦU (100% VỐN ĐÀI LOAN)
TRẠI SẢN XUẤT TÔM GIỐNG ĐÀI LOAN SẠCH BỆNH
Sản xuất tôm giống sạch bệnh Đốm trắng, Đầu vàng, Còi…theo tiêu chuẩn của Bộ Thủy sản.
Cung cấp sách kỹ thuật
Tư vấn kỹ thuật đầu bờ cho bà con ngư dân.
Địa chỉ: Ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, thị xã Bạc LiêuĐiện thọai: 0781 836 191.
Fax: 0781 836 191
Trang 5
CAÅM NANG NUOÂI TOÂM SUÙ
Trang 6Mới 5/12 CẨM NANG NUÔI TÔM
LỜI GIỚI THIỆUcủa Cty Toàn Cầu, INVE Group
Để nuôi tôm thắng lợi, đạt hiệu quả cao, ngoài yếu tố ban đầu là phải chọn con giống thật tốt, sạch bệnh; sử dụng loại thức ăn chất lượng cao, thì việc chuẩn bị, cải tạo ao và quản lý môi trường, bệng dịch trong quá trình nuôi tôm là những việc hết sức quan trọng Để giúp bà con nuôi tôm vùng Đồng bằng Sông Cưủ Long nuôi tôm đạt
hiệu quả, công ty Toàn Cầu, INVE Việt Nam xin trân trọng giới thiệu cuốn Cẩm nang nuôi tôm của các tiến sĩ: Đoàn văn Đẩu, chuyên gia nuôi tôm, đồng giải thưởng Nhà
nước về khoa học và công nghệ sản xuất giống tôm biển (2000), đã nghiên cứu tôm biển từ năm 1973 đến nay, Tiến sĩ Nguyễn văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II, Bộ Thủy Sản, người đã có rất nhiều công trình về nuôi tôm công nghiệp vàbệnh tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tiến sĩ Julio Macias Egas chuyên gia INVE group tại Việt Nam, chuyên gia về các chế phẩm sinh học và môi trường nuôi tôm INVE group cũng đã gửi cho các tác giả những nghiên cứu mới nhất về quản lý môi trường, sử dụng hợp lý một số loại phân bón vừa có tính năng gây màu nước vừa có tác dụng kiểm soát khí độc trong ao với những so sánh hiệu quả kỹ thuật, kinh tế hết sức thuyết phục của các chuyên gia hàng đầu thế giới: tiến sĩ, Patrick Lavens ( Đại học Gent, Bỉ), giáo sư, tiến sĩ Claude Boyd (Đại học Auburn, Mỹ);
Đặc biệt trong cuốn cẩm nang này, các tác giả đã trình bày một cách ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu những khái niệm thông thường trong nghể nuôi tôm, kinh nghiệm nuôi tôm của bản thân, của bà con nuôi tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long kết hợp với những thông tin mới nhất về nghề nuôi tôm.
Nhân dịp phát hành cuốn sách nhỏ này, chúng tôi xin bày tỏ lòng cám ơn tới các tác giả, các cơ quan khuyến ngư các tỉnh đã ủng hộ tinh thần và vật chất cho cuốn sách naỳ Ngoài việc tham khảo cuốn sách này, nếu có những vấn đề cần trao đổi, Bà con nuôi tôm có thể trao đổi trực tiếp hoặc gọi điện thoại đến công ty Toàn Cầu, chúng tôi sẽ tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm nuôi tôm với bà con ngay tại các xã, ấp nơi bà con đang nuôi tôm.
Kính chúc bà con nuôi tôm mùa mùa bội thu TGĐ Công ty Toàn Cầu
Hu Chia Yiang.
Trang 7
CẨM NANG NUÔI TÔM
CHƯƠNG I:
MỞ ĐẦU
Ngày xưa, khi trồng lúa, Ông cha ta thường nói: Nhất NƯỚC, nhì PHÂN, tam CẦN, tứ GIỐNG Trong nghề nuôi tôm yếu tố NƯỚC và CẦN chính là việc QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC và PHÒNG BỆNH Ngoài việc chọn được con GIỐNG TỐT SẠCH BỆNH, thì việc quyết định sự thành công của bà con nuôi tôm chính là quản lý môi trường nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho tôm
Do vậy, trước hết, chúng tôi sẽ giới thiệu một số vấn đề về môi trường và bệnh tôm thường gặp, đặc biệt là bệnh tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở này bà con sẽ xây dựng hệ thống ao, mương máng và cải tạo ao, lấy nước, gây màu, cho tôm ăn và chăm sóc tôm đúng kỹ thuật , nuôi tôm đạt hiệu quả.
1.1 Tìm hiểu về con tôm:
Tôm sú thuộc giống tôm Penaeus và được các nhà khoa học đặt tên là Penaeus
monodon, Tên tiếng Anh là Tiger shrimp (tôm hổ, tôm có vằn giống con hổ) Tôm thuộc
bộ 10 chân vì chúng có 5 chân bò và 5 chân bơi Tôm thuộc lớp giáp xác, nghĩa là chúng phải lột xác để lớn, tôm lột xác có tính chu kỳ: Trong một vòng đời, tôm tích luỹ các chất cần thiết cho cơ thể, và lột xác dưới sự diều tiết của các chất nội tiết (hormone), lúc này tôm cơ thể hấp thu nước rất nhanh và hình thành vỏ mới lớn hơn vỏ cũ sau đó vỏ cứng lại rất nhanh Khi con cái vừa lột xác xong, vỏ còn mềm thì con đực đến, dùng phần phụ ở chân bơi thứ nhất trao tinh cho con cái Tôm cái giữ các bó tinh trong thelycum (hình 2 hạt đậu) ở trước ngực Tôm mẹ “vượt cạn một mình”, chúng đẻ trứng vào nước biển và tự phun tinh vào trứng Dạ dày tôm nằm trong và trên khoang giáp đầu ngực Tôm ăn no có thể nhìn thấy ruột chạy từ dạ dày xuống tận đuôi Buồng trứng tôm phát triển có màu xanh đậm lan khắp phần trên giáp đầu ngực, phình to ở đốt bụng thứ nhất và kéo xuống đuôi
Trang 8
H1: Giải phẫu nội quan tôm sú (nhìn nghiêng), theo Viphavet.
Tôm có chủy với nhiều gai, râu dài rất đẹp, đuôi gồm 1 kiếm hậu (telson nhọn) và 2 đôi “quạt ba tiêu” (uropod- ) rất oai vệ, vì vậy một nhà thơ đời nhà Trần đã có một bài thơ châm biếm mượn hình ảnh họ tôm, để châm biếm những tên quan lại, hào lý và bọn nhà giầu, bất tài, nhưng lại thích khoe mẽ, hợm đời…như sau:
Chẳng phải vương công, chẳng phải hầu,Cũng đòi đái kiếm, lại mang râu,
Khoe đôi mắt đỏ trong dòng bích,Chẳng biết mình va cứt lộn đầu!
Kể cũng oan cho con tôm! Nhưng đúng là tôm có chủy, có kiếm, có râu , có đuôi qúa đẹp, chỉ ”tiếc “ là nhà thơ đã nói quá đúng về đường tiêu hoá, về “đường con cái” của con tôm: các bộ phận nhạy cảm này lại nằm ngay trên đầu, trên lưng tôm!
Hình 2: Vòng đời lưu lạc ba chìm bảy nổi của mẹ con nhà tôm sú(Theo V.A De graindorge và T.W Flegel 1999 T.T V Ngân 2002)
TrứngẤu trùng
Tôm con
Tôm post
Biển khơiVen bờ
Tôm mẹ
Trang 9Và có phải vì lỗi lầm này hay không mà khi “mãn nguyệt, khai hoa”, tôm mẹ phải vượt hàng chục, hàng trăm hải lý ra tận biển khơi mới dám đẻ trứng, và ấu trùng tôm đã phải “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” phải lột xác 25 – 30 lần và hơn thế nữa: phải lột xác qua 6 giai đoạn Naupli, 3 giai đoạn Zoea, 3 giai đoạn Mysis, và nhiều giai đoạn Post larvae mới trở thành tôm con, quay trở lại đi vào vùng cửa sông, ven biển, rừng sát nơi mà bố mẹ chúng đã sống trước đó Kiếp luân hồi của tôm, cứ thế tiếp diễn từ thế hệ này sang thế hệ sau…
1.2 Thế nào là giống tốt, giống sạch bệnh?
Các trại tôm giống thường bán tôm giống cho bà con nuôi tôm khi tôm giống ở giai đoạn Post – larvae 12 – 15 mà bà con thường gọi là pốt 12 – 15 (pốt 12 – 15 ngày tuổi) Tôm giống tốt, sạch bệnh là tôm đồng đều về kích thứớc, khoẻ mạnh, không có ký sinh, nấm, vi khuẩn và virus.
1.3 Môi trường ao nuôi tôm là gì?
Môi trường ao bao gồm ao, nước, các chất vô cơ, hữu cơ, các loại tảo, thực vật, động vật, các loại vi sinh vật có lợi, có hại kể cả các loại virus (siêu vi khuẩn) trong ao nuôi
1.4 Khái niệm về Bệnh tôm.
Bệnh tôm bao gồm nhiều loại, gây tổn thương hoặc tử vong cho tôm mà tác nhân gây bệnh là nguyên sinh động vật, ký sinh trùng, nấm, tảo, một số vi khuẩn có hại, và virus Thiếu dinh dưỡng, thay đổi môi trường, gây sốc cho tôm cũng là những nguyên nhân gây bệnh cho tôm.
1.5 Mối quan hệ giữa tôm nuôi trong ao với môi trường nước và bệnh tôm như thế nào?
Trong một ao nuôi đã chuẩn bị tốt, đã sử lý nước cẩn thận thì coi như các nguy cơ do môi trường gây bất lợi cho tôm không có Để dễ hiểu, trong hình vẽ dưới đây, chúng ta hãy vẽ các yếu tố môi trường bất lợi cho tôm bằng một vòng tròn màu xám Những ngày đầu mới nuôi tôm, vòng tròn này chưa có hoặc rất nhỏ Cũng vậy, nếu xử lý ao tốt, chọn giống sạch bệnh thì tất cả mầm bệnh đều bị tiêu diệt hết Chúng ta vẽ các yếu tố mầm bệnh này bằng 1 vòng tròn màu đỏ Những ngày đầu mới nuôi tôm, vòng tròn này rất nhỏ hoặc không có Tôm thả nuôi trong ao được vẽ bằng một vòng tròn màu vàng Theo thời gian, tôm càng lớn, vòng tròn vàng càng to
Nhưng nếu quản lý nước trong ao không tốt thì môi trường trở nên xấu đi, vòng tròn xám xuất hiện và lớn dần, bệnh tôm cũng xuất hiện theo, vòng tròn đỏû xuất hiện và lớn dần Hai vòng tròn xám và đỏ này càng lớn càng lấn vào nhau và lấn vào vòng tròn vàng; và thế là cả môi trường xấu, cả mầm bệnh sẽ làm tôm nhiễm bệnh Phần chồng lấn giữa 3 vòng tròn vàng, xanh đỏ càng lớn thì khả năng tôm bị nhiễm bệnh càng nhiều mà thủ phạm chính là môi trường xấu kéo theo các mầm bệnh phát triển mà thành bệnh Nếu không xử lý kịp thời,vòng tròn đỏ (bệnh) sẽ trùm hết vòng tròn vàng (tôm) và thế là tôm chết 100%.
Có thể hình dung 3 vòng tròn vàng, xám, đỏ trong ao nuôi tôm thay đổi theo thời gian nuôi như sau:
Trang 10CHƯƠNG II.
Hình3A1: Ao vừa thả tôm,
môi trường còn sạch, không có mầm bệnh, nên trên sơ đồ này không cóõ vòng tròn xám và đỏ mà chỉ có vòng tròn vàng
Hình 3B: Ao nuôi tôm sau vài
tuần, do quản lý không tốt, môi trường xấu đi, bệnh tôm xuất hiện ngày càng nhiều, vòng tròn xám (môi trường) và đỏ (bệnh tôm) xuất hiện, và sẽ lớn dần nếu không được điều chỉnh, xử lý
Hình 3 C: Ao nuôi tôm sau
vài tháng, do quản lý kémt, môi trường trở nên rất xấu, bệnh phát triển mạnh, vòng tròn xám và đỏ lớn nhanh, lấn vào vòng tròn vàng, vùng chồng lấn giữa 3 vòng tròn càng lớn, tôm càng dễ nhiễm bệnh, chết.
Trang 11CHƯƠNG II
NHỮNG CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG CẦN QUAN TÂM TRONG AO NUÔI TÔM:
2.1 Các chỉ tiêu thủy lý hoá tối ưu trong ao nuôi tôm
Để nuôi tôm bội thu, nước trong ao nuôi tôm cần thoả mãn các yếu tố sau:
Độ mặn (phần ngàn %o)15 -25Dao động không quá 5
Độ pH (độ chua)7,5 – 8,5Dao động ngày đêm không quá 0,5Độ kiềm (phần triệu-viết tắt
100-130130-150-200
Nếu thấp hoặc cao quá sẽ ảnh hưởng đến pHKhi mới thả tôm
Khi tôm 45 ngày tuổiKhi tôm trên 45 ngày tuổi
Độ cứng của nước (ppm)150-300
Oxy hoà tan (ppm)5 – 6 Không được ở mức dưới 4 ppm
Độ trong của nước ( cm)30 - 40
Amonia (NH3) (ppm)Nhỏ hơn 0,1 Tính độc sẽ tăng khi pH và nhiệt độ nước tăng
Khí trứng thối H2S (ppm)Nhỏ hơn 0,03 Tính độc sẽ gia tăng nếu pH thấp
Khí SulfurSO2 (ppm)Nhỏ hơn 0,02Tnh độc sẽ gia tăng khi thiếu khí oxy
Tổng số vi khuẩn có hại:
Vi khuẩn gây bệnh cho tôm
Tổng số vi khuẩn hiếu khí Trên 1000 CFU/mlVi khuẩn giúp làm sạch môi trường nước và đáy ao nuôi tôm
Tổng số vi khuẩn yếm khíTrên 1000 CFU/mlVi khuẩn giúp làm sạch môi trường nước và đáy ao nuôi tôm
Ghi chú:
1 ppm là một phần triệu =1kg/1000 m3 = 1000 mg/1000m3 = 1 mg/1 lít
1 ppt là một phần ngàn (có thể viết tắt là %o) =1kg/1 m3=1000 g/1000 lít =1g/1 lít.CFU: Số đơn vị khuẩn lạc trong 1 ml (ký hiệu là CFU/ml)
2.1.1 Độ mặn.
Độ mặn dùng để chỉ số lượng muối (chủ yếu là muối ăn NaCl) trong nước.
Để cho tôm lớn nhanh, cố gắng nuôi tôm trong chính vụ, tạo cho nước trong ao nuôi có độ mặn từ 15 đến 25 %o Nếu nuôi tôm trong nước có độ mặn thấp quá tôm sẽ chậm lớn, vỏ mềm và khó lột vỏ, Nếu phải nuôi tôm trong các ao có độ mặn thấp, có thể sử dụng thêm các loại hoá chất có calci như Marine calcium (calline)… Nếu trong ao nuôi độ mặn quá cao, bà con có thể sử dụng nước ngọt để pha loãng nhưng phải sử lý phèn, kim lọai nặng trước khi đưa vào ao nuôi.
Trang 122.1.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ nước thích hợp trong ao nuôi tôm sú là 28 – 32o C Khi nhiệt độ nước thâp hơn hoặc cao hơn giới hạn trên thì tôm kém ăn và môi trường nước sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi.
Ao có mực nước sâu trên 1, 2 m thì nhiệt độ trong ao ít bị biến động theo ngày đêm.
2.1.3.Độ pH:
pH là đôï phèn, độ chua của đất, của nước, là hàm lượng của ion hydro (H+)có trong môi trường Sự biến động và tăng giảm của khí CO2 là nguyên nhân làm pH tăng hay giảm theo pH liên quan chặt chẽ với hệ đệm của nuớc
Nếu pH trong nước ao quá thấp thì nước rất trong (có nhiều phèn nhôm) hoặc nước ao có màu vàng cam (có nhiều phèn sắt) pH có liên quan đến sự hoạt động của tảo, sự trôi rửa phèn từ bờ ao xuống và sự bốc phèn từ đáy ao lên Khi đào ao, bà con đừng đào sâu quá 1, 5 m để tránh lớp phèn tiềm tàng ở phía dưới.
2.1.4 Độ kiềm:
Độ kiềm (Alkalinity) là hàm lượng chủ yếu của các ion canxi - Ca, manhê - Mg trong
nước Nước tự nhiên có độ kiềm 40 mg/l Nước có độ kiềm cao gọi là nước cứng, nước có độ kiềm thấp gọi là nước mềm Khi độ kiềm thấp hơn 60 mg/l và cao hơn 200 mg/l đều làm cho tôm khó lột xác hoặc không lột xác được Trong ao nuôi nếu có nhiều ốc sẽ làm cho độ kiềm giảm sút Trời mưa nhiều, đất bị xì phèn; tôm lột xác nhiều trong các tháng nuôi đầu tiên đều có thể làm cho độ kiềm bị giảm thấp Cứ 2 ngày/lần, nên đo độ kiềm để có hướng điều chỉnh Khi muốn tăng độ kiềm mà độ pH không bị tăng theo đáng kể thì ta dùng dolomite 10 -30 kg/1000 m3; Dolomit CaMg(CO3)2 là loại vôi tốt nhất để tạo ra hệ đệm, giữ cho pH cũng như độ kiềm trong ao tôm ổn định Muốn giảm độ kiềm, có thể dùng thạch cao CaSO4 (10 kg/1000 m3) hoặc dùng sản phẩm Alkalinity down của công ty Tiến Thành (đồng thời ngăn hiện tượng tôm có 2 lớp vỏ) và không nên dùng nước giếng khoan.
2.1.5 Hệ đệm:
Hệ đệm gồm các yếu tố HCO3- và CO3 giúp cho pH trong ao không biến động lớn khi tảo trong ao hô hấp hay quang hợp Để tăng cường hệ đệm của nước thì phải bón Dolomit định kỳ cho ao (10-30 kg/1000 m3 nước ao/1 lần/1tuần) Có sự liên quan chặt chẽ giữa độ kiềm, độ pH và hệ đệm trong ao: Tạo được 1 yếu tố ổn định sẽ là cơ sở ổn định cho các yếu tố còn lại Môi trường nước có độ kiềm cao sẽ có hệ đệm khoẻ.
2.1.6 Oxy hoà tan:
Khí oxy (O2) chiếm ¼ thành phần không khí Oxy cũng hoà tan trong nước Tôm và các loại động thực vật trong ao đều cần oxy Quạt nước hay xục khí từ cách đáy ao 10 -15 cm làm cho không khí (trong đó có oxy) hoà tan trong nước.
2.1.7.Khí amonia (NH3):
Khí ammonia phát sinh trong ao là do các vi sinh vật phân hủy các chất cặn bã trong ao Lượng ammonia từ 0,2 đến 2,0 ppm có thể làm chết tôm Khi pH và nhiệt độ trong ao càng cao thì tính độc hại của ammonia càng tăng, làm tôm giảm hấp thụ oxy, làm tôm yếu, và nếu kéo dài có thể gây tử vong cho tôm.
Trang 132.1.8 Khí nitrit (NO2):
Khi trong ao có khí ammonia thì vi sinh vật (Nitrosomonas…, Nitrobacter sp) sẽ phân
hủy ammonia thành nitrit Mức độ gây độc của nitrit còn lớn hơn cả mức độ gây độc của ammonia Mức độc hại của nitrit sẽ tăng khi lượng oxy và pH trong nước giảm.Để giảm thiểu nitrit, cần thực hiện quản lý môi trường như quản lý ammonia nêu trên.Sự biến đổi của khí ammonia, nitrit, nitrat trong ao nuôi tôm như sau:
Hàm lượng NH3 tỷ lệ thuận với pH và nhiệt độ, do vậy tìm cách giảm NH3 sẽ tốt hơn là tìm cách giảm pH.
2.1.9 Khí trứng thối (H2S):
Khí trứng thối được sinh ra từ các vật chất hữu cơ có chất lưu hùynh (S), khi thiếu oxy vi
sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy chất thải, tạo nên khí trứng thối (H2S) và gây độc cho tôm,
làm tôm chán ăn, có thể gây tử vong cho tôm Khí trứng thối trong nước được phân ly thành ion HS - và S - - theo các phản ứng sau
Sản phẩm thừa Vi khuẩn dị dưỡng NH3, độc
NH3 Vi khuẩn hoá tự dưỡng
Hình 4 : Sự chuyển hoá của khí ammonia trong ao nuôi tôm
Trang 14(0,1 – 0,5 ppm) cũng hạn chế hoặc giải phóng khí độc Dùng chế phẩm sinh học để xử lý khí độc tốt hơn là dùng Zeolite
2.2 Các sinh vật trong ao nuôi tôm2.2.1 Virus trong ao:
Virus có kích thước rất nhỏ (20 -30 / 1.000.000.000 mm) và có cấu trúc đơn giản dưới mức tế bào, Virus sinh sôi dựa vào tế bào của vật chủ Là nhóm sinh vật nguy hiểm nhất gây bệnh, gây chết hàng loạt, rất nhanh cho tôm nuôi như bệnh đốm trắng, đầu
vàng, còi… Hiện chưa có thuốc trị Virus tồn tại dưới dạng AND Virus dạng nghỉ phát tán trong nước tìm ký chủ để tấn công, chúng chỉ sống được 3 - 4 ngày, nếu không gặp được ký chủ, chúng sẽ chết.
2.2.2.Vi khuẩn trong ao:
Vi khuẩn hay vi sinh vật là những tế bào nhỏ bé.Một số vi khuẩn vào cuối thời kỳ sinh trưởng sẽ sinh ra bên trong tế bào một thể nghỉ có dạng hình cầu hay hình bồ dục gọi là bào tử hay nội bào tử
Nấm men: có cấu trúc đơn bào, sinh sản phân chồi, có tính acid cao, thích nghi với
môi trường đường, có chứa manna Về mặt phân loại học, nấm men được xếp chung với vi sinh vật
Trong ao nuôi tôm có thể có một số nhóm vi khuẩn sau:
2.2.2.1 Nhóm vi khuẩn gồm các loài Nitrobacter.sp ; Nitrosomonas sp Nhóm này rất
có ích vì chúng chuyển hoá khí NH3 độc (xuất hiện ở đáy ao do thức ăn dư thừa và các chất cặn bã) thành dạng NO3 hay NO2 ít độc hơn.
2.2.2.2 Nhóm vi khuẩn gồm các loài Bacillus sp Nhóm này tiết các chất (enzyme) có
tác dụng phân hủy các chất hữu cơ dư thừa, cung cấp oxy cho quá trình hô hấp, tạo ra
Độc tính khí ammonia NH3 tăng Độc tínhkhí trứng thối H2S tăng
Khi trời nắng, pH và nhiệt độ tăng cao:Khi trời mưa, ao bị chua,pH xuống thấp:
Tảo chết, đáy ao bị ô nhiễm Tảo chết
Hình 5 : Quan hệ giữa độc tính của NH3 và H2S với khí hậu, pH, nhiệt độ
Trang 15khí cacbonic, giúp tảo quang hợp, ổn định màu nước, ổn định pH Vì vậy người nuôi tôm cần phải bổ sung và duy trì lượng vi sinh vật này trong ao.
2.2.2.3 Nhóm vi khuẩn Vibrio sp Đây là nhóm vi khuẩn có hại thường gây bệnh phát
sáng, bệnh đường ruột, các bệnh trên vỏ tôm, mang tôm…
2.2.2.4 Nhóm vi khuẩn Cyanobacter Nhóm này có thể quang hợp được Ưu điểm của
nhóm này là tạo ra oxy và hấp thụ khí ammoniac (NH4) Nhưng nếu phát triển quá mức,
chúng sẽ che phủ bề mặt đáy ao Nhóm vi khuẩn lam Cyanobacter, phân huỷ khí trứng
thối (hydro sulfur) nhưng không tạo ra oxy Tuy nhiên nhóm này lại có rất ít trong ao
nuôi tôm Bà con cần phân biệt nhóm vi khuẩn này với tảo lam (Cyanophyta) có hại.2.2.3 Thực vật phù du: Bao gồm một số thực vật bậc thấp, mắt thường không nhìn
thấy, thường gọi là tảo, chúng phát triển trong ao nhờ các muối dinh dưỡng, sử dụng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước mà tạo thành mắt xích thức ăn tự nhiên đầu tiên trong ao và các thủy vực khác Trong ao nuôi tôm, thực vật phù du là thức ăn tốt cho động vật phù du T.T.V Ngân (2002) nêu một số các nhóm tảo trong ao nuôi tôm như sau:
2.2.3.1 Tảo roi (Dinoflagelata): Gồm nhiều loài tảo chứa độc tố như tảo phát sáng, có thể gây chết tôm.
2.2.3.2 Tảo lam (Cyanophyta): Thường gặp ở các ao có màu nước xấu, chúng thường sinh ra các chất nhờn làm tôm khó hô hấp Chúng phát triển ở đáy ao tạo thành tầng bùn, khí trứng thối, một số loài tạo ra lớp màng mỏng trên mặt nước Khi nắng, nóng tảo lam phát triển Có thể nhận biết tảo lam khi quạt nước thì có các bọt khí kéo dài đằng sau, nước chuyển sang xanh đen.
2.2.3.3 Tảo đáy: Cũng chính là nhóm tảo lam Khi phát triển, chúng tạo thành một lớp thảm dày ở đáy ao Khoảng 9 - 10 giờ sáng, khi nắng, tảo quang hợp, ngậm bọt khí và bị tróc lên từng mảng, nổi trên mặt nước Bên dưới lớp tảo lộ ra lớp bùn đen chứa nhiều H2S Bào tử của loại tảo này sẽ nhanh chóng phát tán đến vị trí mới… do vậy tôm bị chiếm chỗ, bị nhiễm độc
2.2.3.4 Tảo Silic (Diatomae): Nhóm tảo này rất nhạy cảm với môi trường, có vòng đời ngắn, kích thước nhỏ dần sau nhiều làn phân cắt, vì thế khó giữ màu tảo trong ao nuôi.2.2.3.5 Tảo lục (Chlorophyta): Đây là nhóm tảo có kích thước nhỏ, hàm lượng protein cao, vòng đời dài, sinh sản ổn định nếu dùng phân phù hợp Chlorella còn tiết ra chất chlorelin ức chế vi khuẩn gây bệnh Gây được tảo trong ao có tỷ lệ 80 % tảo lục và 20 % tảo silic, giữ mức nươc1,2 m, độ trong 30 – 40 cm thì sẽ hạn chế được tảo lam và tảo roi.
2.2.4 Động vật phù du là những động vật bậc thấp vô cùng nhỏ bé (như luân trùng…)
Đến lượt mình chúng lại là thức ăn tự nhiên cho tôm, đặc biệt cho tôm giống khi thả
vào ao trong những ngày đầu tiên
2.2.5 Động vật đáy là những động vật nhỏ, sống ở đáy ao (như giun ít tơ, giun nhiều
tơ…) chúng cũng là thức ăn tự nhiên cho tôm.
Trang 162.2.6 Lab – lab: là một tập đoàn các loại tảo đáy, động vật, kể cả vi sinh vật Chúng
liên kết vơi nhau tạo thành các mảng dày, màu xanh, đen, có hại cho tôm Khi tảo chết, gặp trời nắng, lab – lab chết, nổi lên từng mảng làm bẩn ao.
2.2.7.Màu nước trong ao là màu của loại tảo có sinh lượng nhiều nhất trong ao
2.2.7.1 Phân biệt các loại màu nước: Trần T V Ngân (2002) đã phân các loại màu nước trong ao nuôi tôm như sau
(1) Màu nước nâu đỏ hoặc hồng phấn: Thành phần chủ yếu gồm các loại khuê
tảo, là loại tảo dễ tiêu hoá cho tôm, tôm sống trong môi trường này (độ trong khoảng 25 cm) sẽ rất khoẻ mạnh, màu sắc tôm tươi sáng và năng suất nuôi sẽ cao.
(2) Màu nước lục nhạtï: Thành phần chủ yếu là các loại tảo lục, một số ít tảo
khuê… Màu nước này rất ổn định, nếu giữ độ trong ở mức 40-50 cm thì tôm nuôi phát triển tốt, khả năng bị nhiễm bệnh rất ít.
(3) Màu nước lục tối hoặc màu nước mực tàu: Do trong nước có nhiều tảo lam
và tảo roi Tôm sống trong môi trường nước này dễ bị nhiễm các loại bệnh đóng rong, nhớt, màu sắc xỉn, xấu, vỏ sù sì Tôm trong ao lớn chậm, phân đàn rất lớn, nếu độ mặn trong ao lại thấp thì tôm có thể bị mềm vỏ hoặc vỏ có màu xanh da trời.
(4) Màu nước nâu đen và màu nước tương: Thành phần tảo trong loại nước này
là tảo roi Độ trong thường khoảng 15 cm Do các tảo này tiết ra độc tố nên tôm nuôi sẽ không khoẻ, tôm có thể bị bệnh cùn đầu, các phiến vỏ ở thân, đuôi không bằng phẳng, gợn sóng Biện pháp tốt nhất là thay nước mới.
(5).Màu nước vàng: Do thành phần tảo chủ yếu là nhóm tảo roi màu vàng kim
và nhóm tảo lục Màu nước này thường thấy trong ao có pH thấp, chất hữu cơ nhiều, tích tụ lâu ngày, không tốt cho tôm Phải khắc phục bằng cách thay nước và tăng cường xục khí
(6) Màu nước đục vàng đất: Do bùn lơ lửng trong nước, do phù sa hoặc đất trên
bờ xối xuống Các chất lơ lửng này kết hợp với tảo, vi sinh vật, muối dinh dưỡng thành những vật thể như những xơ bông làm thức ăn cho tôm Nhưng không nên để màu nước này kéo dài Có thể dùng vôi Dolomit, EDTA…để tích tụ các chất lơ lửng rồi xử lý
(7) Màu nước trong (không màu): Do đất có pH thấp, ô nhiễm kim loại nặng
Trong nước thiếu muối dinh dưỡng, thiếu một số nguyên tố vi lượng nhưng lại dư các kim loại có hại Nuôi tôm trong môi trường này sẽ thất bại
(8) Màu nước đục trắng: Do trong nước có nhiều Tiêm mao trùng, luân trùng;
chúng chỉ thích hợp cho tôm nhỏ Nếu mật độ các loại nguyên sinh động vật này quá dày, chúng sẽ tranh oxy của tôm, bám vào phụ bộ, vỏ tôm và xâm nhập vào mang tôm
làm tôm hô hấp kém, giảm ăn vàyếu dần, tôm dạt vào bờ.
(9).Nước đục, nước trong: Độ trong của nước phản ánh mức độ nhiều, ít của tảo
và các chất lơ lửng trong ao do vậy liên quan đến khả năng nhìn được sâu hay nông của người quan sát
* Nước ao trong quá tức là trong ao có quá ít tảo nên khó làm cho pH và độ
kiềm ổn định Nước ao trong quá, ánh sáng sẽ xuyên xuống tận đáy làm cho tảo đáy
Trang 17(lab-lab) phát triển mạnh cũng gây độc cho tôm Khi nước ao trong qúa thì tôm thường
xuyên bơi quanh bờ, tiêu tốn năng lượng và chậm lớn.
** Nước trong ao đục quá do tảo phát triển quá mạnh gây ra hiện tượng thiếu
oxy về ban đêm và về sáng Nếu trong ao quá nhiều nhóm tảo sợi có thể làm tắc nghẽn mang tôm, giảm khả năng hô hấp của tôm Khi tảo già và chết sẽ làm cho nước hôi thối, xác tảo tích tụ đáy ao quá nhiều, vi sinh vật (nhóm hiếu khí) hoạt động mạnh để phân huỷ các chất cặn bã cũng làm cho đáy ao thiếu oxy.Trong ao có quá nhiều chất hữu cơ lơ lửng cũng làm độ đục tăng Các hiện tượng này đều ảnh hưởng xấu tới tôm, làm tôm chậm lớn rồi bị bệnh, gây tử vong.
***.Giữ cho nước trong ao có độ trong vừa phải (khoảng 30-40 cm khi đo bằng
đĩa secchi) thì hạn chế được tảo đáy phát triển, làm cho tôm hoạt động bình thường.
2.2.7.2.Tác dụng của màu nước: Màu nước tốt trong ao sẽ làm tăng lượng oxy hoà tan,
ổn định nhiệt độ nước, là mái nhà cho tôm, làm thức ăn gián tiếp cho tôm, ổn định chất lượng nước, giảm độc tố của NH3; H2S, giảm vi khuẩn có hại, ngăn cản tảo lam và cỏ nhỏ ở đáy.
2.2.7.3 Mối liên quan giữa môi trường và các loại tảo:
- Khi đáy ao là bùn, độ mặn thấp thường có nhiều tảo lục.
- Mùa mưa, nước ngọt, nước ít chất hữu cơ thì tảo lam thường nở hoa - Khi nước trong, pH thấp thườnh nhiều tảo mắt.
- Khi đáy ao cứng, độ mặn cao thường nhiều tảo khuê.
2.2.7.4.Kiểm soát màu nước trong ao nuôi tôm bà con cần phải:
(1) Kiểm tra pH của đất ao, bón vôi để nâng pH, khử chua, rửa đáy ao(2) Bón phân gây màu cho tảo phát triển trước khi thả tôm.
(3) Cho ăn đúng cách, không để thức ăn bị dư thừa trong ao.
(4) Luôn giữ mức nước trong ao sâu 1,2 - 1,5 m và sử dụng chế phẩm sinh học
(5) Khi tảo qua ùnhiều, cần giảm tảo bằng thuốc, hoá chất như D - algae, formol Green- cut cũng có thể dùng vôi (CaCO3) vào lúc ban đêm Sau khi dùng thuốc sát trùng cắt tảo thì phải dùng men vi sinh, zeolite để xử lý các chất bã Sau đó dùng lại chế phẩm sinh học Cố gắng không dùng hóa chất để giảm tảo.(6) Khi tảo khuê và tảo giáp qúa nhiều, lúc chết, chúng tạo thành các váng, bám vào mang tôm làm tôm bị nâu, đen mang Nên dùng bơm hút lớp váng tảo khỏi ao vào buổi chiều, cuối gióp khi chúng tập trung ở góc ao.
(7) Khi thiếu tảo, có thể bón phân, kết hợp với Boom-D, Nuto, Dolomit…
Trang 18Mối quan hệ giữa tảo, thức ăn, các chất mùn bã, nhu cầu tiêu thụ oxy, các khí độc trong ao và biện pháp xử lý môi trường ao nuôi tôm được minh họa như sau:
Hình 6: Sự chuyển hóa thức ăn, chất thải chất khí và biện pháp sử lý sinh học các chất thải, khí độc trong ao nuôi tôm.
(Hình minh họa của Tôm Việt, )
MEN VI SINH
Trang 19CHƯƠNG III.BỆNH TÔM
3.1 Bệnh do Virusgây nên.
Theo kết quả nghiên cứu của TS Nguyễn Văn Hảo, chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu cấp
nhà nước 2000 – 2002: Một số bệnh thường gặp trên tôm sú, các phương pháp chẩn
đóan và biện pháp phòng trị thì Ở khu vực Đồng bằng sông Củu Long thường gặp các
bệnh tôm do virus (đốm trắng, đầu vàng, còi) Nguyễn Văn Hảo (2004) xác định: Khi tôm mẹ bị đỏ mang, đỏ thân, thì kết quả xét nghiệm cho thấy tôm đã bị nhiễm nhiều mầm bệnh virus nguy hiểm khác nhau như WSSV, MBV, IHHNV,YHCV, WSSV và xác định virus WSSV không phải là tác nhân gây bệnh chính của bệnh đỏ thân, đỏ mang trên tôm mẹ và khuyên nên lọai bỏ chúng khỏi đàn tôm mẹ.
3.1.1 Bệnh đốm trắng do virus (WSSV):
3.1.1.1 Dấu hiệu bệnh:
Thường xuất hiện ở tôm có khối lướng từ 4 g trở lên, đặc biệt ở giai đọan dưới 2 tháng tuổi – 12 g/con (Nguyễn Văn Hảo, 2004), Bệnh đốm trắng dovirus gây hội chứng đốm trắng là bệnh gây nguy hiểm nhất trên tôm nuôi hiện nay Bệnh bùng phát vào lúc
trước khi tôm lột xác, đặc biệt khi môi trường không thuận lợi như nhiệt độ thấp, Khi bị
bệnh, tôm có các triệu chứng sau:
* Tôm bỏ ăn, thân chuyển màu hồng, tím hồng,
* Trên bề mặt trong vỏ đầu ngực và đốt thứ năm, sáu có những đốm trắng đường kính 0,5 đến 3 mm sau lan ra các đốt khác Các đốm trắng thường có kích thước đều nhau, hình vòng tròn và có tâm trong suốt Tôm bị bệnh có đốm trắng nhỏ li ti thường chết nhanh hơn tôm bị bệnh có đốm trắng lớn
* Thân tôm có màu đỏ, thịt tôm thường không dính với vỏ tôm; tôm chết lần đầu
thường có vỏ rất bẩn, tôm chết các lần tiếp sau đó thì vỏ lại sạch Thân đỏ cũng có thể
do tôm bị vi khuẩn, mất cân đối về khoáng, thức ăn kém,ôi.
* Trước khi phát bệnh, tôm ăn mạnh hơn thường ngày Sau đó tôm giảm ăn rõ rệt, ruột ít hoặc không có thức ăn Gan tuỵ trương, có màu sắc trắng hoặc hơi vàng.
* Tôm cặp mé bờ, sau bơi lờ đờ trên mặt ao, chết ở đáy, chết hết sau 7 ngày phát hiện tôm cặp mé bờ.
* Tôm giảm ăn còn do những tôm chưa nhiễm bệnh ăn những con tôm nhiễm bệnh và do vậy, bệnh lan rất nhanh; tôm bệnh bơi nổi trên mặt nước hay dạt vào mé bờ ao.
Một số tôm cũng có bị bệnh đốm trắng nhưng lại không có đốm trắng trên vỏ
Có trường hợp trên vỏ có đốm trắng, tôm không tấp vào bờ, đó là do môi trường nước
có pH biến động quá lớn hoặc môi trường nước quá dư Canxi.
Đốm trắng do rối loạn chuyển hoácanxia1: Tôm có đốm trắng nhưng vẫn ăn bình thường, không có tôm yếu, cặp mé có đốm trắng , tôm màu sậm, mang dơ, sức ăn của tôm giảm nhẹ,
Trang 20Đốm trắng do pH cao (trên 8,5) gây ra rối loạn chuyển hoá canxi Hạ pH bằng formol 30 l/ha vào sáng sớm, đến khi ph đạt 7,5 – 8,0 Sauk hi lột xác, tôm sẽ hết đốm trắng.trong thời gian dàicó dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Đốm trắng do vi khuẩn, tôm yếu, cặp mé, có đốm trắng, màu nâu sậm, bẩn, mang dơ,
sức ăn giảm nhẹ có dấu hiệu tôm bị nhiễm vi khuẩn Loại bỏ tôm yếu và cải thiện chất
lượng nước, tôm sẽ ăn lại bình thường.
Bảng so sánh triệu chứng và cách xử lý khi tôm có đốm trắng
WSSVTôm giảm ăn, Có đốm trắng ở đầu ngực và đốt đuôi 5, 6 Các đốm thường đều nhau và có tâm trong Tôm bệnh có đốm trắng nhỏ li ti thường chết nhanh hơn so với tôm bệnh có đốm trắng lớn.
Âm tínhGiảm pH: Thuốc tím 1 ppm hoặc formol 30 lít/ha/2 – 3 ngày Khi lột vỏ, đốm sẽ hết.Vibrio sp Tôm vào bờ, đóng rong bẩn,
có đốm, tôm ăn giảm không đáng kể, tôm yếu chết trước.
Âm tínhKhử trùng ao: thuốc tím Iod, BKC…, Men vi sinh thay nước, tăng dinh dưỡng
3.1.1.2 Cách xử lý:
* Trị bệnh: Cho tới nay, chúng ta chưa tìm được cách trị bệnh đốm trắng do virus gây ra
Cách tốt nhất là phòng bệnh Nếu gặp hiện tượng đốm trắng không trầm trọng, ta có thể áp dụng một số biện pháp sau: Dùng formalin 25-40 lít/1000 m2 ao Tôm nhiễm bệnh sẽ nổi trên mặt ao, nhanh chóng vớt hết khỏi ao, tránh lây lan sang tôm khác Nếu tôm bị đốm trắng do môi trường (pH trên 8,5) hay do nhiễm khuẩn thì khi xử lý môi trường và trị khuẩn, tôm sẽ lột xác, mất các đốm trắng trên vỏ
* Phòng bệnh:
-Chọn mùa vụ nuôi tôm thích hợp trong giai đoạn tháng 3 – 7 dương loch ở các vùng nuôi tôm sú Đồng bằng sông Cửu Long.
- Dùng lưới chắn xung quanh ao để tránh giáp xác và các vật truyền bệnh khác vào ao.
- Cải tạo và chuẩn bị ao cẩn thận
- Lấy nước vào ao lắng sau ít nhất 5 ngày, rồi mới lấy nước vào ao nuôi.
- Hạn chế tối đa việc lấy nước trong 2 tháng nuôi đầu tiên để giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm đốm trắng trong ao, vì trong thời gian này tôm rất dễ nhạy cảm với bệnh.
- Quản lý môi trường (dùng chế phẩm sinh học định kỳ và khử trùng) tránh gây sốc cho tôm trong ao nuôi.
- Xét nghiệm, chọn con giống sạch bệnh, kết hợp với sốc formol loại bỏ tôm Post yếu trước khi thả nuôi.
Trang 21-Bổ sung Vitamin (C mix…) và các chất bổ dưỡng, vi lượng cho tôm.
3.1.2 Bệnh còi do virus (MBV):
3.1.2.1 Dấu hiệu bệnh:
- Tôm bệnh có màu sậm đen, mang đỏ hoặc đen hơn bình thường, gan tuỵ có màu
vàng, có lúc teo lại, lúc trương to có mùi rất tanh, tôm chỉ chết lác đác
- Tôm lờ đờ, phản xạ chậm nên dễ bị các sinh vật khác tấn công, dễ mắc thêm các bệnh về mang, đốm trên vỏ, nhiễm trùng máu nên thường được gọi là bệnh đóng rong, bệnh vỏ, sau đó vi khuẩn tấn công gây nên các bệnh về mang, bệnh đốm vỏ… Nếu đàn tôm nhiễm MBV ủ bệnh lâu và và phát triển chậm thì tôm có thể vẫn sinh trưởng bình thường, các tác nhân gây bệnh khác sẽ không có cơ hội tấn công
- Tôm giống nhiễm bệnh thường có nhỏ hơn so với cá thể cùng đàn Đại đa số tôm giống bị nhiễm MBV khi đem nuôi sẽ bị nhiễm vi khuẩn, bệnh đốm ở mang và vỏ, bệnh nhiễm trùng máu MBV: Thân chuyển màu xám xanh đến xanh sậm đen, kém linh hoạt, giảm ăn, tăng trưởng chậm Phân đàn rõ rệt
3.1.2.2 Phòng bệnh:
- Chọn tôm giống chất lượng cao Xét nghiệm PCR tôm giống trước khi nuôi Tôm Post nhiễm MBV dưới 30%, cảm nhiễm nhẹ (+) có thể sử dụng thả nuôi.Vì MBV có thể bị đào thải sau hai tháng nuôi nếu môi trường ao nuôi tốt (Nguyễn Văn Hảo 2002).
- Quản lý tốt môi trường ao nuôi để khống chế virus và độc tính của virus.
3.1.2.3 Trị bệnh:
- Chỉ có thể hạn chế các bệnh nhiễm khuẫn, nhiểm sinh vật có hại (tảo, nguyên sinh động vật…) để kéo dài thời gian ủ bệnh MBV của tôm càng lâu càng tốt Nếu tôm còn nhỏ mà tỷ lệ nhiễm bệnh cao thì nuôi đàn tôm này sẽ ít hoặc không có lãi, thậm chí lỗ vốn do chi phí thức ăn, quản lý…
3.1.3 Bệnh đầu vàng (YHV) /phức hợp đầu vàng do virus.
3.1.3.1 Nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh đầu vàng có hai dạng: Gây chết cấp tính hay bệnh mãn tính
Bệnh đầu vàng gây chết cấp tính do virus đầu vàng (YHV-Yellow head virus) thường xảy ra ở tôm khoảng 20 – 45 ngày nuôi, gây tử vong 100% trong vòng 3 – 5 ngày Thân tôm thường chuyển sang màu tái, mang và gan tuỵ có màu vàng nhạt.
Bệnh đầu vàng mãn tính do GAV (Gill associated virus) thường gây chết ở tháng nuôi thứ ba khi môi trường ao nuôi không được quản lý tốt Mang tôm chuyển sang màu vàng hoặc nâu nhưng không bị hoại tử
Cũng có thể do tôm bị nhiễm khuẩn Vibrio sp đường ruột, hoặc do thức ăn bị nhiễm
mốc (aflatoxin) Phần đầu ngực, mang tôm màu vàng, vàng nhợt nhạt Gan tuỵ sưng to, màu trắng nhạt, màu đỏ, có mùi tanh Trước khi phát bệnh, tôm ăn nhiều lạ thường, sau 2-3 ngày, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, ven bờ, tôm có thể chết rất nhanh, chết hết trong vòng 1 tuần Bệnh sảy ra vào giai đoạn 20 và 50 – 70 ngày nuôi.
3.1.3.2 Phòng ngừa:
- Diệt vi khuẩn, virus trước khi gây màu cải tạo ao.- Ngăn ngừa vật chủ truyền bệnh trung gian.
Trang 22- Quản lý môi trường nuôi cẩn thận.
- Có thể cho ăn thêm vitamin hoặc kháng sinh có bổ sung vitamin, các chất tăng cường chức năng gan tuỵ
3.1.3.3 Trị bệnh: Ít có hiệu quả nếu như nhiễm Virus, có thể dùng các loại thuốc
kháng sinh thế hệ mới (nếu tôm bị nhiễm khuẩn đường ruột) loại bỏ thức ăn mốc, bổ sung Vitamin và thuốc bổ dưỡng
3.1.3.4.Khuyến cáo xử lý bệnh đốm trắng và đầu vàng, tránh lây lan trong vùng nuôi:
Nguyễn Văn Hảo (2002) khuyến cáo:
- Trường hợp tôm phát bệnh trong tháng đầu : Xử lý Chlorin 30 – 40 mg/l để diệt hết
tôm trong ao Sau nửa tháng nước ao trở nên an toàn, có thể thả tôm lại Chú ý phải diệt được hết cua còng còn xót lại trong ao.
- Trường hợp tôm phát bệnh ở tháng nuôi thứ hai:Thu hoạch tôm bằng lưới điện, không được xả nước ra ngoài sẽ gây lây nhiễm cho vùng nuôi Sau đó xử lý nước ao bằng chlorine 30 – 40 mg/l và ao vẫn có thể thả tôm lại trong nước ao cũ nếu trước đó ao được dọn, tẩy sạch trước khi chuẩn bị thả tôm lần đầu
- Trường hợp tôm bị bệnh ở tháng thứ ba: Thu tôm, xử lý nước ao trước khi thải ra ngoài Chuẩn bị lại ao thả tôm vụ mới
3.2.1 Bệnh phân trắng :
3.2.1.1 Nguyên nhân: Do bị nhiễm ký sinh trùng Gregarine (có giai đoạn ký sinh trong
ốc) Khi bệnh nặng, ruột sẽ chuyển sang màu hơi vàng hoặc trắng, có các điểm tổn thương, tạo điều kiện để vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây hoại tử Bệnh xuất hiện khi thời tiết thay đổi, trời âm u, có mưa Tôm có thể mắc bệnh nếu ăn thức ăn mốc, ẩm hay nhiễm độc.
3.2.1.2 Triệu chứng: Ruột giữa của tôm có màu vàng, tôm có thể thải ra phân trắng dài
0,3 -1 cm ngay trong nhá và trôi giạt xuống góc ao, cuôí gió Thân tôm xốp
3.2.1.3 Phòng bệnh: Quản lý môi trường tốt, Giữ đáy ao sạch Chọn thức ăn tốt, cho
tôm ăn thêm thức ăn bổ sung để cân bằng vi sinh đường ruột.
3.2.1.4 Trị bệnh: Sử dụng kháng sinh vào thức ăn như Norfloxacin, dòng sulfa như
Osamet Shrimp, Sulfa Gold, Enfloxin, acid oxolenic…
3.2.2 Bệnh phát sáng trên thân tôm
Trang 233.2.2.1 Nguyên nhân: Chủ yếu do nhiễm vi khuẩn Vibrio harvey
3.2.2.2 Triệu chứng: Tôm nhiễm bệnh màu trắng đục, tôm bệnh nặng có màu xanh lục,
có những vết loét ở miệng, hậu môn, rồi toàn thân Vết loét có mủ, vi khuẩn ở vết loét phát sáng xanh, dễ nhìn về đêm Mắc bệnh này, Gan tôm có thể bị teo, bị hủy hoại, ruột rỗng, mất chức năng hô hấp, phân trong nhá có thể phát sáng Khi sắp chết, tôm nổi trên mặt nước và ven bờ, tôm bỏ ăn và chết hàng loạt, đóng xuống đáy thành một thảm sáng, xanh Khi lượng vi khuẩn phát sáng trong môi trường ao nuôi là 104 CFU/ml thì tôm sẽ chết rất nhanh.
3.2.2.3 Phòng trị bệnh:
Xử lý môi trường: Giảm độ mặn, nuôi tôm với mật độ thấp, giữ mức nước trong ao cao, thay nước, tăng cường xục khí, sử dụng men vi sinh, đường (40 kg/ha) xử lý đáy ao.Nếu phát sáng do vi khuẩn: trị bệnh bằng cách tăng cường hệ vi sinh vật trong ao hoặc dùng các loại kháng sinh trộn vào thức ăn như Norfloxacin, Acid oxolenic, Enfloxacin Vibrio phát triển khi nhiệt độ cao, oi bức, độ mặn cao, tảo tàn, vì vậy có thể thay nước vào ban ngày, thêm nước ngọt, gây màu tảo nhanh.
3.2.2.4 Hiện tượng phát sáng trong nước:Bà con cần phân biệt hai trường hợp:
- Nếu phát sáng do lượng photphat trong ao cao, nhiệt độ nước cao thì không ngại nếu như ta duy trì được pH và độ kiềm phù hợp Nếu thay nước càng tốt
- Nếu phát sáng do tảo độc thì nhìn thấy như đom đóm trong ao, nếu bị nặng sẽ phát sáng như sao sa Có thể sử lý bằng chế phẩm vi sinh như PRO-W, PRO 2…, sử dụng đường 40 -50 kg/ha sử dụng các hoá chất BKC, Formalin…
3.2.3 Bệnh tôm đóng rong, màu xanh, cáu bẩn,
3.2.3.1 Nguyên nhân: Do nhiều nhóm vi khuẩn (dạng sợi và các vi khuẩn khác), nấm,
tảo (Nischia…), do môi trường biến động,xấu (sắt, mùn bã nhiều), màu nước kém pH biến động lớn( trên 0,7), nước có độ mặn thấp( dưới 5 %o) dinh dưỡng kém.
3.2.3.2 Triệu chứng: Các sinh vật bám trên vỏ tôm, tôm có màu xanh rong rêu, khi các
chất vẩn cặn khác bám vào làm tôm có màu bùn, màu trắng đục Tôm bị bệnh thường có thân, phụ bộ, mang có dạng giống như cái bùi nhùi Tôm lờ đờ, di chuyển trên mặt hoặc mé ao, hô hấp khó, bị chết khi thiếu oxy, khó lột xác và bắt mồi Bệnh gay chết cho tôm dưới 1 tháng tuổi.
Nguyễn Văn Hảo (2004) ghi nhận Bệnh mảng bám và ký sinh trùng là do có các mảng bám hữu cơ rên giáp đầu ngực, trên vỏ thân có nguyên sinh động vật Epitylis và Vorticella bám vào làm tôm hoạt động khó khăn, khó chịu sau bị các tác nhân gay bệnh khác tấn công.
3.2.3.3 Phòng trị: Quản lý môi trường tốt.Duiy trì độ trong 25 – 45 cm.
Khi tôm nhiễm bệnh có thể sử dụng Zoo-clear, Treflan,Virkon BKC (0,5-0,7 mg/l) Dùng formol 910-20 mg/l) kết hợp với sulfat đồâng conø có tác dụng kích thích lột vỏ, giúp tôm gỡ bỏ các chất bẩn trên vỏ cũ Không nên dùng BKC khi tôm chưa được 2 tháng tuổi vì BKC ức chế tảo trong thời gian dài sau đó.
Trang 243.2.4 Bệnh đứt râu, mòn đuôi, cháy đuôi, đốm đen, vỏ bị hoại tử bị khói đèn, bị rỉ sắt,cháy đuôi: Đây là một bệnh có nhiều tên gọi khác nhau do có những triệu chứng biểu hiện khác nhau nhưng phần lớn nguyên nhân sơ nhiễm là do vi khuẩn Vibrio như V.aeromonas, V vulfanicus, Spirilum…
3.2.4.1 Nguyên nhân: Do nhiều loài vi khuẩn tiết men (sơ nhiễm) ăn mòn vỏ tôm sau
đó bị các sinh vật khác (thứ nhiễm) tấn công:
Nếu tác nhân thứ nhiễm là vi khuẩn sẽ gây nhiễm trùng máu
Nếu tác nhân thứ nhiễm là nấm sẽ làm tôm mất cân bằng thẩm thấu, tôm khó lột vỏ, vỏ mới và vỏ cũ dính nhau
Nhưng suy đến cùng thì nguyên nhân gây bệnh chính là do môi trường bẩn, mật độ nuôi dày, quản lý kém.
3.2.4.2 Triệu chứng:
- Vỏ, phụ bộ, mang tôm thay đổi, ban đầu có thể chuyển sang màu hồng có những đốm hay mảng nâu, đen, râu đứt, chủy cùn vẩy râu,, vẩy đuôi bị nhạt màu, phồng bóng nước to hơn và nơi đó sẽ bị ạn mòn Cần phân biệt râu bị đứt do vướng chài, vướng sàng thì đầu chỗ bị đứt không có chấm đen Dưới vỏ xuất hiện những vết phồng chứa dịch keo, đuôi mòn lõm vào và có màu đen Tôm lờ đờ, kém ăn, khó lột xác Nếu bệnh nhẹ thì sau khi lột xác, tôm sẽ trở lại bình thường Tôm bệnh dễ mẫn cảm với môi trường, dễ ăn thịt nhau.
3.2.4.3 Phòng, trị bệnh: Quản lý môi trường (dùng men vi sinh như PRO 1-2, W,
đường), sử dụng thức ăn thật cẩn thận Khi phát hiện bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sát trùng (thuốc tím,…), , chất có nguồn gốc sinh vật ( Deodorase, Sanolife Pro-1-2, W), V.B, MKC, Virkon, Formalan, Olan, Quinolone xử lý trực tiếp vào môi trường và cho tôm ăn (Daitrim…).
3.2.5 Bệnh đỏ thân
3.2.5.1 Nguyên nhân: Do chất độc từ vi sinh vật, do nhiễm khuẩn (cá thối…) Vi
khuẩn trú ngụ ở gan tuỵ Bệnh đỏ thân được khởi điểm là nhiễm khuẩn nặng, sau đó
thân tôm, nhất là phần cuối thân chuyển sang đỏ hồng, tất cả các bệnh đỏ thân tiếp ngay sau làbột phát bệnh đốm trắng.
3.2.5.2 Triệu chứng: Tôm mới nhiễm có màu vàng hơi xanh, tiếp theo tôm có màu đỏ từ mang, đầu chân sau lan ra toàn cơ thể Khi bị nặng, mất sắc tố bình thường Trên đầu, ngực có chất tanh, hôi thối Gan tuỵ bị phá hủy và màu không bình thường Tôm có thể chết hàng loạt.
3.2.6 Bệnh gan tuỵ
3.2.6.1.Triệu chứng và nguyên nhân
Ở những tôm khoẻ mạnh, tuyến gan tuỵ thường chắc, gọn và có màu trắng, hoặc hơi vàng Quá trình hoại tử hệ gan tuỵ của tôm được biểu hiện qua các giai đoạn: Gan tuỵ bị sưng rồi chảy rữa và cuối cùng bị teo nhỏ dẫn đến tôm bị nhiễm khuẩn mãn tính và còi cọc Màu sắc gan tuỵ trở nên vàng, nâu, đỏ xanh hoặc xám Khi ngửi thấy có mùi tanh Có thể tôm bị chết ngay khi gan tuỵ mới thối rữa Các sắc tố tử tế bào gan tuỵ bị hoại tử sẽ làm vỏ tôm có màu hồng đến đỏ, Khi nhiễm
Trang 25bệnh về gan tuỵ, tôm thường kém, bỏ ăn, ruột ít hoặc không có thức ăn, tôm bệnh tấp vào bờ, yếu Nếu môi trường còn tốt, thì bề ngoài tôm không bị mòn râu, cụt đuôi hoặc đốm đen… mà tôm rất sạch Biểu hiện của bệnh thường liên quan đến nhiều hiện tượng và nhiều bệnh khác Bệnh gan tuỵ thường được cho là nguyên nhân thúc nay nhanh sự bột phát bệnh đốm trắng tức là hội chứng thân đỏ, đốm trắng.
3.2.6.2 Phòng bệnh:Chuẩn bị ao tốt, sử dụng Probiotic, men vi sinh hay đường 3.2.9.2 Trị bệnh: Sử dụng các loại thuốc có các thành phần: Sorbitol, lysin, cholin, methionin, betain để tăng hoạt động bài tiết của gan, kích thích gan hoạt động tốt, tham gia tổng hợp lipoprotein, hấp thụ các vitamin kích thích tiêu hoá Ví dụ thuốc Vi-Caphos Cũng có thể sử dụng thuốc kháng sinh trộn vào thứ ăn ( dùng liên tục 5-7 ngày, tối đa 10 ngày) Lạm dụng kháng sinh sẽ làm cho tôm chậm lớn3.2.5.3 Xử lý: Quản lý môi trường, không cho ăn thức ăn kém phẩm chất…
3.2.6 Bệnh do ký sinh trùng
Ký sinh gay bệnh: Vorticella, Zoothanium, Epistylis, Acineta, Ephelota, bám trên mang hay bề mặt cơ thể làm tôm giảm hô hấp, suy dinh dưỡng
3.2.6.Bệnh phát sinh do môi trường xấu.
Để bà con tiện theo dõi, chúng tôi sắp xếp các bệnh tôm không phải do vi khuẩn (còn gọi là vi trùng) và không phải do virus vào bảng sau đây và gọi là các bệnh do môi trường xấu hoặc do dinh dưỡng trực tiếp gây nên.
Mưa, nước ao phân tầng, pH giảm.
Tăng độc tính của khí độc, H2S; NH3 , oxy thấp,
Mật độ nuôi quá cao, nhiều sinh vật bám
Tôm bị sốc, biến màu, kéo đàn trên mặt nước và mé bờ, phát sinh bệnh, chết.Mang tôm có thể bị vàng, đen, hồng mang
Tôm bị đục ở thân, trắng ở đốt 4, 5, 6 Tôm khó lột vỏ.
Rải vôi quanh ao, bón vôi, Tháo lớp nước tầng mặt, sử dụng vi sinh Sanolife, Pro–W, AFM….Giảm ăn trong ngày mưa Giảm mật độ nuôi
oxy, nitơ quá bão hoà Dưới vỏ, mang có bọt khí, mang tôm nhợt nhạt, một số tôm có vỏ màu xanh da trời
Tránh tảo nở hoa, xục khí hợp lý, nếu oxy quá mức, dùng formalin 5 – 10 ppmNước ao quá mặn và độ
kiềm quá cao
Tôm chậm lớn, vỏ sần sùi, khó lột xác, có thể còn bị hà bám trên vỏ
Pha loãng bằng nước ngọt có độ kiềm thấp Giữ hệ đệm khoẻ không dùng vôiĐộ mặn quá thấp, mất cân
bằng canxi/phôtpho, thuốc sâu tồn đọng, hàm lượng
Tôm khó lột xác, mềm vỏ; lột vỏ không được Tôm có mang màu đỏ
Quản lý môi trường đúng cách, cẩn thận, cho ăn đúng cách Không sử dụng
Trang 26đạm quá cao Sử dụng thuốc, hoá chất lâu, quá liều
thuốc, hoá chất kéo dài, quá liều, Cho tôm ăn thêm Ca, P, Vitamin
Sốc môi trường: nhiệt độ
nóng lạnh dao động mạnh Tôm bị cong, khó duỗi lại, lưng gù, cứng đuôi, bơi nghiêng khó lột xác, khó bắt mồi,
Không để nước trong quá, ao đủ độ sâu, màu nước thích hợp, thức ăn đầy đủ.Các loài tảo độc như tảo
lam, tảo mắt Nước trong qúa tảo lam dạng sợi sống đáy phát triển kèm theo các bệnh khác (thứ, sơ nhiễm)
Tôm bẩn, có đốm nâu hơi vàng mang màu xanh, xuất huyết đường ruột, chức năng gan, tuỵ suy giảm, tiêu hoá kém, bị hoại cơ.
Quản lý tốt môi trường (Sanolife, Deodorase), tránh tảo nở hoa.Tăng đề kháng và dinh dưỡng cho tôm.
Thừa Phôtpho, tảo phát sáng
Quản lý môi trường that tốt Không dùng thức ăn là cá để hạn chế vật chủ trung gian
Nguyên sinh động vật (Vorticella, Zoothanium, Epistylis, Acineta…)
Bệnh đóng nhớt, đóng rong trùng lông tơ, bẩn mang, cơ bụng trắng đục, tôm bẩn, chết
Dùng chế phẩm sinh học Dùng Formalin, Kick-ZooThay nước + Saponin.Tăng dinh dưỡng cho tômGiáp xác Isopode ký sinh
Khí độc, H2S; NH3 tăng Mang phồng, đen, đỏ Quản lý môi trường tốt, cải tạo ao kỹ, tránh phèn Xử lý Trifuralin, Pro-W
Thiếu oxy, nước ô nhiễm Mang đỏ hồng Tăng xục khí, quạt nướcVáng nước vàng, pH thấp, Mang vàng Khử chua phèn
Tảo lục, tảo khuê quá mức Mang xanh, nâu đen,
hoại tử Dùng chế phẩm sinh học, hoá chất cắt tảo
Đất phèn, độ cứng thấp, mất cân
bằng khoáng Tôm không lột vỏ được tôm yếu kém ăn Dolomit 100 – 150 kg/ha m
2.từ 1-2 lần, kết hợp với Mutan-P và Mineral 5 – 10 g/kg /7 ngày.
Kích lột xác: formol, Saponin
3.2.7 Bệnh phát sinh do dinh dưỡng kém.
Thức anê ươn, thối, mốc Đỏ thân Sử dụng thức ăn tốtMật độ nuôi cao (từ ngày
thứ 45), thức ăn mốc, thiếu
Mềm vỏ, lỏng lẻo, nhăn nheo, nhám
Bổ sung khoáng, vi lượng premix, bột vỏ sò, bón vôi.
Trang 27cân bằng Ca/P C-Mix…Thiếu Vitamin C Phồng mang, mang vàng,
Bệnh mềm vỏ (tôm xanh): Trong các ao có tảo, tôm bình thường có màu phổ biến là xanh lá cây, tươi sáng Khi tôm vừa lột xác, vỏ tôm mềm, và có màu xanh da trời đậm trong một thời gian ngắn Nếu màu này kéo dài, ngoài nguyên nhân đã nêu trên, còn do nước bị ô nhiễm thuốc trừ sâu,độ mặn, độ pH, độ kiềm và phốtphát thấp
(*) Tôm không lột vỏ được: Khi tôm không lột vỏ được trong vùng đất phèn, độ cứng thấp, do các chất khoáng không cân bằng thì tôm sẽ yếu và không ăn được thức ăn Có thể dùng Dolomit 20 – 30 kg/1600 m2./ 1-2 lần, kết hợp với các chất dinh dưỡng, khoáng như Mutan-P và Mineral 5 – 10 g/kg thức ăn liên tục trong 7 ngày
(*) Tôm bị mềm vỏ nên sử dụng C – Mix (10 g/kg thức ăn), có thể sử dụng các
thuốc có chứa Chitosan Để kích thích tôm lột xác có thể dùng formalin, bã trà hoặc thay nước.
3.2.8.Tôm bị Sốc: Khi pH, oxy thay đổi, khi khí độc xuất hiện, nước mất màu, khi thức
ăn thay đổi, hoặc sử dụng thuốc quá liều, tôm bị xáo động … thì tôm phải có những ứng phó lại với những sự thay đổi môi trường, thế là tôm “bị sốc” Tôm bị sốc thường trải qua 3 giai đoạn: 1 Giai đoạn Báo động – biểu hiện là tôm chạy, nổi đầu 2 Giai đoạn Đối phó – Tôm giảm ăn, vỏ mềm, ốp 3- Giai đoạn Kiệt sức: Tôm vào bờ, chết Tôm bị sốc kéo dài thường dẫn đến nhiễm các bệnh khác, gây tử vong.
3.2.10 Bệnh về mang
Mang tôm là cửa ngõ của tôm, rất dễ bị nhiễm các loại bệnh và tác động xấu của môi trường.Ở phần này, tất cả các tác nhân gây bệnh đều được tổng hợp để chúng ta nhận biết rõ mối quan hệ mật thiết giữa môi trường (là chủ yếu) và các nguyên nhân thứ phát dẫn đến bệnh tôm.
3.2.10.1 Triệu chứng và nguyên nhân:
Những bệnh về mang thường là do nhiều nguyên nhân, nhưng thường thủ phạm chính và cuối cùng gây nguy hiểm cho tôm là vi khuẩn, ban đầu có thể tôm bị các ảnh hưởng xấu từ môi trường làm mang tôm biến đổi màu sắc, nếu kéo dài, tôm sẽ bị yếu, vi khuẩn sẽ tấn công gây các bệnh về mang cũng như các bệnh khác trên thân tôm.
Mang tôm có màu vàng, bợn phèn: do ao bị xì phèn, nước chua, đục do có nhiều chất bợn phèn lơ lửng, nước vàng đục bám vào mang, cản trở hô hấp.
Mang tôm có màu đen: Nguyên nhân do tôm bị nhiễm kim loại nặng, Nước và đáy ao dơ, thiếu oxy, khí H2S phát sinh nhiều làm mang tôm bị đen, các mút chân bò,đổi màu nâu sậm, vỏ tôm có đốm lọ nồi là dấu hiệu sớm của bệnh đen mang (NV Hảo 2004) Khi thấy hiện tượng này can thu hoạch sớm
Manh tôm màu nâu: Nước ao đục lâu ngày do các chất lơ lửng mang sẽ chuyển sang màu nâu và dễ bị ký sinh trùng ăn mòn Giữ được màu nước và tảo phát triển tốt sẽ hạn chế được nước đục Có thể sử dụng formol 15-20 ppm, formalan…
Trang 28Mang phồng lên (cơ thể cũng phồng lên) do giáp xác ký sinh, do ao có quá nhiều khí độc (NH3, H2S), nhiều kim loại nặng (Sắt, Đồng, Kẽm) Mang có màu vàng có thể do váng nước ao chua, phèn, đáy ao bẩn, khí, chất độc quá ngưỡng
Mang màu hồng có thể do thiếu oxy và quá nhiều khí độc và chất bẩn
Mang màu xanh hoặc nâu do tảo lục hay tảo khuê phát triển bất thường; nếu bệnh nhẹ thì trên mang có chấm màu nâu, đen; nếu bệnh nặng thì toàn bộ mang màu đen.
Mang tôm bị thối, rữa, hoại tử do vi khuẩndạng sợi, ký sinh trùng tấn công, tôm bị bệnh thường trồi lên mép nước (chú ý phân biệt với bệnh đóm trắng, đầu vàng, hoại tử gan)
3.2.10.2 Phòng ngừa: Quản lý môi trường cẩn thận Khi có bệnh phải nhanh chóng
điều chỉnh môi trường Nếu nhiễm khuẩn hoặc ký sinh, nấm phải sử dụng thuốc sát trùng…
Trang 29BỆNHTRÊNMANG TÔâM
Tảo độc, nấm, chất bẩn, sắt, đồng tích tụ,
Thiếu Oxy, NH3 caoBị tổn thương, tích tụ sắc tố đen, tôm ít hoạt động, vùi đáy bùn Nhóm cơ hội như NSĐV, nấm tấn công vào các đốm đen (melanin):
Xanh tảo lam, lục quá dày
Màu vàng hồng
đỏ Ao phèn, pH thấp, dộ
đục cao, phù sa nhiều, tảo tàn
Thiếu vitamin CSẫm
Nhiễm khuẩn
Thức ăn thừà, tảo chết, khí NH3và H2S nhiều, môi trường ao bẩn
Các bệnh kết hợp với bệnh về mang: Đứt râu,
mòn đuôi, gãy phụ bộ, hoại tử.Đốm đen, đốm nâu trên đuôi, râu, mép vò, trên khớp nối.
Đầu, ngực, bụng, đuôi sưng phồng với nhiều dịch
Mang sưng phồng, có dịch nhàyNhiễm
Hình : Các nguyên nhân gây bệnh mang và một số bệnh liên quan đến mang.
Bệnh Đốm trắng(có đốm trên nắp mang,
90% trường hợp nhiễm)
Đốm trắng (có 10% trườnh hợp nhiễm) có thể điều trị được.
pH cao, lượng Ca lớn
Bệnh Đầu vàng (mang cũng nhiễm màu vàng)
Bệnh Còi , mang bẩn do không hoặc ít lột xác, bị các sinh vật khác bám vào
Bão hoà Oxy, Nitơ
Trang 30(Ghi chú cho hình : Mũi tên màu đỏ cho biết biểu hiện bệnh trên mang tôm.
Mũi tên màu đen cho biết nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh cụ thể trên mang.Mũi tên màu tím hai chiều chỉ rõ các bệnh khác có thể sảy ra cùng với bệnh về mang.Mũi tên màu xanh chỉ rõ hậu quả của việc quản lý môi trường kém dẫn tới xuất hiện mầm bệnh vi khuẩn và sau đó là mầm bệnh Virus.
Mũi tên đen, đứt quãng chỉ nguyên nhân trực tiếp gây bệnh do Virus
Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng có thể do Virus, hiện không có cách trị, nguyên nhân do pH cao, có thể trị được.).
3.3 Cách phát hiện bệnh tôm:
Để phát hiện bệnh tôm, bà con cần thường xuyên làm 2 việc sau đây
3.1 Quan sát tôm khi kiểm tra nhá: Tôm thường cạnh tranh chỗ ăn: con khoẻ tranh ăn
chỗ sạch, con yếu phải ăn ở chỗ bẩn 1,5 giờ sau khi cho ăn, khi thức ăn bên ngoài hết thì tôm khoẻ lại vào sàng ăn Vì vậy nên kiểm tra nhá trong vòng 1 giờ sau khi cho ăn sẽ kiểm tra được các con tôm yếu Cần kiểm tra tôm yếu ở cq1c góc ao.
Khi kiểm tra nhá, bà con cần chú ý quan sát:
1. Màu sắc của tôm:
- Các phụ bộ và thân hơi đỏ: tôm có thể bị sốc do môi trường, do dinh dưỡng - Tôm có màu xanh da trời: Có thể do dinh dưỡng kém, môi trường kém.
- Đầu tôm vàng: Có thể do nhiễm Virus bệnh đầu vàng hoặc bệnh tuyến gan tụy.- Đục thân: Có thể bị bệnh hoại cơ, hội chứng co cơ, bị nhiễm bào tử trùng- Nếu thấy đốm trắng trên vỏ đầu ngực cần phán đoán có thể:
- tôm bị nhiễm vi khuẩn hoặc
- do pH nước cao và quá nhiều canxi, hoặc- tôm đã bị nhiễm virus đốm trắng (WSSV).
Ngoài ra, màu sắc thân tôm còn chịu ảnh hưởng của môi trường ví dụ tôm ở các ao Bạc Liêu độ mặn thấp, có nhiều rong thì tôm ăn rong do vậy mà thân tôm, ruột tôm cũng có màu xanh của rong, tôm ở các ao có nhiều cỏ năn cũng có màu xanh mặc dù chúng không có bệnh gì.
2 Màu sắc mang tôm:
- Mang tôm có màu nâu, đen có thể do tôm bị nhiễm khuẩn, thiếu vitamin C và thiếu oxy cũng có thể gây ra hiện tượng này Tôm bị bệnh mang thường trải qua qúa trình biến đổi màu mang từ vàng đậm sang nâu rồi đen Tôm bị bệnh mang và không ăn nữa, thân xốp thì khó cải thiện tình hình.
- Mang tôm có màu xanh có thể do trong nước có quá nhiều tảo lam và tảo lục
3 Phụ bộ của tôm:
- Nếu chân bò, chân bơi, hàm, râu của tôm bẩn có thể do ký sinh trùng bám vào - Nếu chân, râu, đuôi bị mòn, đứt là do tôm bị nhiễm khuẩn.
4 Vỏ tôm:
- Vỏ có đốm đen do tôm bị nhiễm khuẩn, nấm
Trang 31- Vỏ tôm bị nhớt do ký sinh trùng (nguyên sinh động vật ) bám Phải giảm ăn, tăng cường quạt nước, xử lý môi trường (tăng vi sinh)
- Vỏ tôm sẫm màu quá do thiếu vitamin C.
- Nếu tôm bị cùn chủy, vỏ gồ ghề, đuôi dị hình có thể do ao có tảo độc.- Tôm mòn đuôi là biểu hiện nặng của bệnh moon đuôi do đáy ao dơ
5 Quan sát cơ tôm ở phần thân:
Thân tôm màu trắng đục có thể do tôm bị bệnh bông gòn, do nguyên sinh động vật, hoặc mắc bệnh nâu cơ, hoại cơ, do sự thay đổi môi trường, gây sốc cho tôm
6 Quan sát sự tăng trưởng và phân đàn của tôm:
- Quan sát chiều dài tôm, so sánh với tiêu chẩn bình thường (theo bảng hướng dẫn sử dụng thức ăn) để biết mức độ lớn nhanh hay chậm của tôm trong ao
- Nếu tôm bị phân đàn nhiều, có thể tôm bị nhiễm bệnh còi (MBV) - Chậm lớn thường kèm với hiện tượng tôm bị mòn hoặc gẫy chuỷ
7.Theo dõi tôm lột xác: Xem trong nhá có bao nhiêu tôm lột xác, tôm khó lột
xác,vỏ dày quá, tôm chỉ lột xác được một phần, tôm bị biến dạng, mềm vỏ lâu ngày có thể do môi trường xấu, thiếu canxi, thiếu oxy thiếu dinh dưỡng nước ao quá ngọt, do chế độ ăn không tốt, …
8 Quan sát ruột tôm:
- Nếu thức ăn trong ruột đầy chứng tỏ tôm khoẻ, ăn nhiều.
- Nếu ruột tôm có dịch màu vàng: tôm bị bệnh gregarin, thường sau đó có thể bị bệnh phân trắng.
- Nếu phía cuối ruột tôm có màu đen, có thể tôm đã bị nhiễm khuẩn, xuất huyết.
9 Quan sát phân tôm
- Nếu phân tôm có màu đỏ: có thể do tôm bị bệnh nhưng cũng có thể do thức ăn.- Phân màu trắng: có thể tôm bị bệnh phân trắng hoặc các vi khuẩn đường ruột- Bình thường thì tôm nhỏ có phân màu xanh, xám đen, thậm chí màu hồng, tôm
lớn thì phân có màu nâu (gần với màu của thức ăn)
10.Tôm khoẻ mạnh thường búng nhanh ra khỏi nhá khi nhấc nha ùkhỏi mặt nước
3.2 Quan sát tôm xung quanh ao, bơi lội trong ao:
Thường thì tôm sú sống ở đáy Ở những ao chuẩn bị không tốt, tôm mới thả giống khoảng 2 tuần có thể kéo đàn vài ngày rồi xuống đáy, ao có phủ bạt quanh bờ, tôm kéo đàn vào ban đêm Hoặc khi ao có nhiều côn trùng ban đêm, tôm cũng bơi vào kiếm mồi Cũng có khi tôm quá mẫn cảm, nếu kéo dài mà không có dấu hiệu bệnh tật gì …gặp các trường hợp trên, bà con không đáng ngại Tuy nhiên, trong các trường hợp sau đây:
• Tôm kéo đàn vào ban ngày do nước ao trong quá (trên 50 cm), bón phân khôpng hợp lý, ao bị phèn nhôm (pH<6), ao bị rong đáy (pH>9): Tôm thường lẩn tránh ánh sáng trực tiếp, , tiêu phí năng lượng, tăng chi phí thức ăn.• Tôm kéo đàn chạy do thiếu thức ăn: Sau khi cho ăn 2 giờ, tôm đói Do vậy
không nên đặt sàng ở một vị trí quá lâu sẽ dễ bị bẩn, tôm không vào sàng ăn, kiểm tra sàng sẽ không thu được thông tin chính xác về sức ăn của tôm