1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ngành giáo dục học quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học

162 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN KHẮC THÙY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ TRONG

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN KHẮC THÙY

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH

TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN KHẮC THÙY

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH

TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.140114

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HUY HOÀNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác

Hà Nội, tháng 6 năm 2020

Người viết luận văn

Trần Khắc Thùy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, với sự tận tình tâm huyết giảng dạy, quản lý, hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt của các thầy, cô giáo, em đã được trang bị những kiến thức vô cùng quý báu và thực tiễn để phục vụ cho công tác Với tất cả tình cảm của mình, em xin tới Ban giám hiệu trường Đại học Giáo dục cùng toàn thể các thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp học lời cảm ơn chân thành nhất

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới:

PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, người đã trực tiếp giúp đỡ, tận tình hướng dẫn

em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Thanh Sơn- Ban an toàn giao thông; các thầy cô lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Thanh Sơn, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh một số trường tiểu học trên địa bàn nghiên cứu, gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự góp ý, xây dựng của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2020

Tác giả luận văn

Trần Khắc Thùy

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Ký hiệu các chữ viết tắt iii

Danh mục các bảng viii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.1.2 Ở Việt Nam 12

1.2 Các khái niệm cơ bản 18

1.2.1 Quản lý 18

1.2.2 Quản lý giáo dục 18

1.2.3 Quản lý nhà trường 19

1.2.4 Giáo dục an toàn giao thông 20

1.2.5 Hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường tiểu học 21

1.2.6 Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường tiểu học 22

1.3 Đặc điểm hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở trường Tiểu học 23

1.3.1 Đặc điểm của học sinh Tiểu học 23

1.3.2 Mục đích, ý nghĩa của giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học 26

1.3.3 Nội dung hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong trường Tiểu học 27

1.3.4 Các hình thức giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong trường Tiểu học 28

1.4 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh trong nhà trường Tiểu học 30

Trang 7

1.4.1 Lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học 30

1.4.2 Tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy GDATGT cho học sinh tiểu học 32

1.4.3 Chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học 33

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục anh toàn giao thông cho học sinh tiểu học 34

1.4.5 Quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học 35

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học 36

1.5.1 Những yếu tố chủ quan 36

1.5.2 Những yếu tố khách quan 38

Tiểu kết chương 1 39

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 40

2.1 Khái quát cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và tình hình chấp hành luật giao thông tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 40

2.1.1 Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 40

2.1.2 Tình hình chấp hành Luật giao thông đường bộ ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 43

2.2 Khái quát các trường Tiểu học được lựa chọn khảo sát 45

2.2.1 Giới thiệu chung các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 45

2.2.2 Giới thiệu 05 trường được lựa chọn khảo sát 47

2.2.3 Đặc điểm giao thông quanh khu vực 05 trường khảo sát 47

2.3 Tổ chức khảo sát thực trạng an toàn giao thông 49

2.3.1 Mục đích khảo sát 49

2.3.2 Khách thể khảo sát 49

2.3.3 Nội dung khảo sát 49

2.3.4 Phương pháp khảo sát 50

2.3.5 Xử lý kết quả khảo sát 50

Trang 8

2.4 Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại các trường tiểu học trên

địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 50

2.4.1 Thực trạng nhận thức của học sinh, CMHS và giáo viên về GD ATGT trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 50

2.4.2 Thực trạng nội dung chương trình giáo dục ATGT trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 53

2.4.3 Thực trạng hình thức tổ chức GD ATGT trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 55

2.5 Thực trạng quản lý hoạt động GD ATGT trong các trường TH huyện Thanh Sơn 57

2.5.1 Thực trạng lập kế hoạch giáo dục ATGT cho học sinh các trường tiểu học huyện Thanh Sơn 57

2.5.2 Thực trạng tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 58

2.5.3 Thực trạng chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học 62

2.5.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học 65

2.6 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GD ATGT trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 66

2.7 Đánh giá thực trạng quản lý giáo dục ATGT ở các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 69

2.7.1 Điểm mạnh 69

2.7.2 Những hạn chế 69

2.7.3 Nguyên nhân của hạn chế 70

Tiểu kết chương 2 72

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 73

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 73

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 73

Trang 9

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 73

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 73

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát huy 74

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi 74

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 75

3.2.1 Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về nội dung ATGT, hoạt động giáo dục ATGT trong nhà trường tiểu học cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, HS và phụ huynh học sinh 75

3.2.2 Lồng ghép hoạt động lập kế hoạch hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của các nhà trường 79

3.2.3 Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường 85

3.2.4 Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thông qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp của các nhà trường 90

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học ở các nhà trường 95

3.2.6 Tăng cường phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GD ATGT và quản lý giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học 102

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 107

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 108

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 108

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 108

3.4.3 Phân tích kết quả khảo nghiệm 108

Tiểu kết chương 3 113

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng HS, lớp học của các trường tiểu học huyện Thanh Sơn

năm học 2019-2020 45

Bảng 2.2 Các trường Tiểu học được khảo sát trên địa bàn huyện Thanh Sơn 47

Bảng 2.3 Mẫu khảo sát 49

Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh và CMHS - PHHS về sự cần thiết của việc GD ATGT ở trường tiểu học 50

Bảng 2.5 Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của việc GDATGT thông cho HS 51

Bảng 2.6 Hệ thống bài giảng trong chương trình GD ATGT ở Tiểu học 53

Bảng 2.7 Thực trạng nội dung GD ATGT trong nhà trường 54

Bảng 2.8 Thực trạng các hình thức tổ chức GD ATGT trong trường tiểu học 55

Bảng 2.9 Thực trạng nhu cầu của HS đối với hoạt động GD ATGT 56

Bảng 2.10 Thực trạng việc lập kế hoạch GD ATGT cho học sinh của Hiệu trưởng trường tiểu học 57

Bảng 2.11 Thực trạng tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy GD ATGT ở các nhà trường tiểu học huyện Thanh Sơn 59

Bảng 2.12 Thực trạng chỉ đạo các hoạt động GD ATGT cho học sinh 62

Bảng 2.13 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GD ATGT 65

Bảng 2.14 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GD ATGT 67

Bảng 3.1 Kế hoạch hoạt động tháng 83

Bảng 3.2 Đánh giá kết quả đánh giá sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 108

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), an toàn giao thông (ATGT) đang là vấn đề mang tính toàn cầu Thống kê mỗi năm trên thế giới, có 1,5 triệu người chết, 50 triệu người bị ảnh hưởng do liên quan TNGT; trong đó, thiệt hại do TNGT khoảng 1.500 tỷ USD (chiếm 2,5% GDP toàn cầu) Trước vấn nạn TNGT gia tăng, năm 2011, Hội đồng bảo an LHQ đã ban hành thông điệp thập kỷ toàn cầu hành động bảo đảm ATGT” [5]

Ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục thống kế, năm 2015 có 22.404 vụ tai nạn giao thông, năm 2016 có 21.589 vụ tai nạn, năm 2017 có 20.280 vụ tai nạn, năm 2018 có 18.232 vụ tai nạn và 8.125 người chết Năm 2019, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông, bình quân 1 ngày có 48 vụ tai nạn, 21 người chết, 37 người bị thương và 23 người bị thương nhẹ [4]

“Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có trên 186.000 trẻ em tử vong do tai nạn giao thông (TNGT), cứ 4 phút có một trẻ em mất đi mạng sống Tại Việt Nam, theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1.900 trẻ em tử vong vì TNGT, chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do các tai nạn thương tích Chính vì vậy, phòng tránh TNGT cho trẻ em là một vấn đề cần thiết và cấp bách của gia đình, nhà trường và toàn xã hội Tại Việt Nam, TNGT là một trong bốn nguyên nhân hàng đầu (khoảng 50%) gây tử vong cho tất cả trẻ em từ 5 tuổi trở lên Trong đó tỉ lệ trẻ tử vong khi đi bộ một mình chiếm 36%, bị nạn khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp, xe

mô tô, xe máy chiếm 20% Tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông chiếm 13,4% trong đó, đa phần các em đều không đội mũ bảo hiểm (MBH) khi xảy ra tai nạn Những năm gần đây, tỷ lệ tai nạn giao thông ở trẻ em Việt Nam vẫn còn cao so với tỷ lệ bình quân thế giới và khu vực, mỗi năm trung bình 2.000 trẻ em Việt Nam thiệt mạng vì tai nạn giao thông” [50]

Từ tình hình ATGT trên thế giới và ở Việt Nam như vậy, tác giả nhận thấy rằng

Trang 12

một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để góp phần thực hiện ATGT là giáo dục

ý thức cho người tham gia giao thông ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Tỉnh Phú Thọ nói chung và địa bàn huyện Thanh Sơn nói riêng hiện nay, dưới tác động của sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, quy hoạch phát triển tổng thể xây dựng nông thôn mới và đô thị vẫn chưa đáp ứng được vấn đề nhu cầu giao thông thiết yếu cho nhân dân Hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông của huyện Thanh Sơn vẫn còn nhiều hạng mục yếu kém, ý thức của người dân khi tham gia giao thông chưa cao nên dẫn đến số vụ tai nạn giao thông còn nhiều và diễn biến khá phức tạp Theo số liệu thống kê của Ban ATGT huyện Thanh Sơn, năm 2016 có 15

vụ tai nan giao thông, 15 người chết, 4 người bị thương; 2017: 13 vụ tai nạn, 14 người chết, 4 người bị thương; 2018: 24 vụ tai nạn, 25 người chết, 13 bị thương; 2019: 21 vụ tai nạn, 23 người chết, 13 người bị thương [47] Thực tế trong những năm gần đây, tỉnh Phú Thọ và huyện Thanh Sơn đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tai nạn giao thông như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; quản lý lòng đường, vỉa hè, bán hàng rong, bảo đảm mỹ quan huyện thị, mở rộng đường, hạn chế xe tự chế và xe công nông, tăng cường tuyên truyền và bắt buộc mọi người thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; tuyên truyền thực hiện “văn hóa giao thông”, xây dựng người Thanh Sơn thanh lịch, văn minh cho các tầng lớp nhân dân

Từ thực tiễn về tình hình ATGT nêu trên, cho thấy một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách hàng đầu hiện nay để góp phần thực hiện ATGT cho nhân dân

là giáo dục ý thức, hiểu biết và nắm chắc luật an toàn giao thông cho người tham gia giao thông ngay từ khi còn nhỏ tuổi ngồi trên ghế nhà trường Vì vậy, giáo dục ATGT và quản lý hoạt động giáo dục ATGT trong nhà trường tiểu học là một công việc rất quan trọng, thiết thực và lâu dài, nhằm giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người công dân tốt có ý thức chấp hành nghiêm túc Luật giao thông ngay từ khi còn

là học sinh bậc tiểu học Mong muốn của tác giả là các em học sinh tiểu học được giáo dục những kiến thức cơ bản nhất về ATGT, để trước hết bảo vệ chính bản thân mình và thấy được sự cần thiết phải thực hiện nghiêm túc luật giao thông, từ đó mỗi

Trang 13

em học sinh luôn thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông, trở thành những người tham gia giao thông văn minh trong xã hội hiện đại

Chính vì những lý do đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Quản lý hoạt động

giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn nghiên cứu Thạc sĩ

chuyên ngành Quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông đường bộ trong các trường Tiểu học huyện Thanh Sơn, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ATGT ở các trường tiểu học trong địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục ATGT ở các trường Tiểu học

huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục ATGT ở các trường tiểu học huyện

Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

4 Câu hỏi nghiên cứu

1)Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay diễn ra như thế nào?

2) Cần những biện pháp quản lý nào để nâng cao hoạt động giáo dục an toàn

giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ?

5 Giả thuyết khoa học

Giáo dục ATGT và quản lý hoạt động GD ATGT là một nhiệm vụ quan trọng của trường tiểu học Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần phải xử lý để mang lại hiệu quả tốt nhất Nhà trường cần phải có những định hướng quản lý giáo dục về tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông, tăng cường an toàn và giảm thiểu TNGT cho các em học sinh Do vậy, đề xuất được

Trang 14

các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT phù hợp với lứa tuổi mang tính thực tiễn cao, sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu và hình thành ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về ATGT ngay từ khi còn là học sinh tiểu học

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường Tiểu học

- Tiến hành khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng giáo dục ATGT và quản lý giáo dục ATGT đường bộ cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay

- Đề xuất một số biện pháp cụ thể về quản lý giáo dục ATGT cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay

7 Phạm vi nghiên cứu

- Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, Cha mẹ học sinh (CMHS) tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Địa bàn nghiên cứu: 5 trường Tiểu học thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Thời gian nghiên cứu thực trạng: năm 2019-2020

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến giáo dục an toàn giao thông

và quản lý giáo dục an toàn giao thông áp dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 15

8.2.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Sử dụng các mẫu phiếu để điều tra cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh các trường Tiểu học huyện Thanh Sơn

8.2.4 Phương pháp phỏng vấn

- Phỏng vấn trực tiếp một số Hiệu trưởng, giáo viên và CMHS trường tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

8.2.5 Phương pháp chuyên gia

- Gặp gỡ, phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia, các nhà giáo có kinh nghiệm thực tế về quản lý giáo dục ATGT

8.3 Phương pháp hỗ trợ

- Các phương pháp phân tích số liệu, phương pháp thống kê toán học được

xử dụng để xử lý các tài liệu thu thập được

9 Những đóng góp mới của đề tài

9.2 Về thực tiễn

Luận văn đã chỉ ra thực trạng về quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học, nêu bật tình hình giáo dục an toàn giao thông từ thực tiễn tại các trường tiểu học ở huyện Thanh Sơn (những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân những bất cập và những kết quả bước đầu) cũng như việc áp dụng các giải pháp quản lý giáo dục an toàn giao thông đã tổng kết được trong thực tiễn

Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ đưa ra những điểm mới về quản lý giáo dục

an toàn giao thông cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay để xây dựng ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh, định hướng cho học sinh trở thành những công dân có ý thức tốt, có trách nhiệm khi tham gia giao thông

Trang 16

10 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn trình bày thành 3 chương và 16 tiết

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

tại trường Tiểu học

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho

học sinh tại các trường Tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay

Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại

các trường Tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Liên hiệp quốc đã công bố tuyên ngôn thế giới về quyền con người, trong đó nhấn mạnh rằng trẻ em có quyền chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt vì đây là đối tượng

dễ bị tổn thương nhất Nhưng đáng buồn thay, hàng ngày, hàng giờ trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới vẫn phải chịu cảnh đói nghèo, bệnh tật, phải đối mặt với những yếu

tố tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng khi tham gia giao thông Hiện nay, TNGT nói chung, TNGT đối với trẻ em nói riêng đã trở thành vấn đề cấp bách, thách thức mọi quốc gia trên thế giới và không dễ để giải quyết một cách triệt để

Bảo đảm ATGT, giảm thiểu tai nạn giao thông TNGT từ lâu đã trở thành vấn

đề xã hội mang tính chất toàn cầu Hậu quả mà TNGT gây ra là vô cùng to lớn, không chỉ gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản mà còn đem lại những tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội Vấn đề giảm thiểu TNGT, thiết lập và giữ ổn định TTATGT là bài toán nan giải đặt ra cho hầu hết các quốc gia, đòi hỏi các chính phủ phải cùng chung tay, thiết thực hành động vì mục tiêu chung bảo đảm tính mạng con người là trên hết

Hội nghị cấp bộ trưởng toàn cầu về An toàn giao thông đường bộ lần thứ ba vừa diễn ra tại Xtốc-khôm, Thụy Điển (T3/2020), sự góp mặt của hơn 1.700 đại biểu là các bộ trưởng, quan chức cấp cao, đại diện các tổ chức phi chính phủ và các

tổ chức nghiên cứu, chuyên gia đến từ hơn 140 quốc gia “Hội nghị do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp Chính phủ Thụy Điển tổ chức Sau hai hội nghị trước tại

Mát-xcơ-va, Nga (2009) và Bra-xi-li-a, Bra-xin (2015 Tuyên bố Xtốc-khôm nhận

định, tai nạn trong giao thông đường bộ là vấn đề cấp bách của thế giới Hằng năm,

số người chết do tai nạn giao thông toàn cầu lên đến 1,35 triệu người, cùng khoảng

50 triệu người bị thương Hậu quả của tai nạn giao thông không dừng lại trong mỗi

Trang 18

gia đình nạn nhân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung của toàn xã hội Hội nghị là cơ hội nhìn lại chương trình “Thập niên hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2011-2020” của WHO Mục tiêu an toàn giao thông đường bộ được Đại hội đồng Liên hợp quốc ghi trong Nghị quyết tháng 9-2015, thuộc Chương trình nghị sự về phát triển bền vững đến năm 2030, gồm mục tiêu bảo đảm sức khỏe tốt và cuộc sống hạnh phúc; và bảo đảm hệ thống giao thông đường bộ an toàn WHO phối hợp với các ủy ban khu vực và cơ quan của Liên hợp quốc về an toàn đường bộ nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng quốc tế

và kết nối các nguồn lực của từng địa phương trong việc thực hiện mục tiêu giảm một nửa số người chết, bị thương do tai nạn giao thông, trong giai đoạn 2011 -

2020 Theo Báo cáo toàn cầu về an toàn giao thông đường bộ của WHO, mục tiêu nêu trên đã thất bại Các chuyên gia đánh giá, nguyên nhân là do tốc độ phát triển

số lượng phương tiện cá nhân quá nhanh so với mức độ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển khung pháp lý và tuyên truyền về an toàn giao thông Tuy nhiên, tỷ lệ tai nạn giao thông trên tổng dân số toàn cầu không tăng là một tín hiệu khả quan với cộng đồng quốc tế” [50]

Tuyên bố Xtốc-khôm của Hội nghị chỉ ra, tai nạn giao thông là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến cái chết của trẻ em và thanh niên trong độ tuổi 5 đến 29, chủ yếu là

ở các nước có thu nhập thấp và trung bình Được dự báo 500 triệu người chết và bị thương trên thế giới trong giai đoạn 2020 - 2030, tai nạn giao thông đường bộ có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn cầu Tại Hội nghị, Tổng Giám đốc WHO A.Ghê-brây-ê-xút đánh giá, chúng ta đang trả giá quá đắt; phần lớn số vụ tai nạn có thể tránh được nếu thế giới chung tay, nghiêm túc và kiên quyết thực hiện các giải pháp an toàn Nếu không được giải quyết triệt để, về dài hạn, tai nạn giao thông sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới, tạo ra sự mất cân bằng trong phát triển giữa các nước, khu vực và các mức thu nhập, đồng thời sẽ là chướng ngại vật lớn nhất đối với tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Trên cơ sở đó, Tuyên bố Xtốc-khôm hối thúc các chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp cùng chung tay hành động để mỗi phương tiện giao thông được sản xuất và bán ra thị trường vào năm 2030 có thể bảo đảm tiêu chuẩn an toàn cao nhất

Trang 19

Hội nghị cũng đề ra mục tiêu giảm một nửa số người chết do tai nạn giao thông trong giai đoạn 2020 - 2030 và hướng tới “Mục tiêu Không” (Vision Zero) - không

ai chết do tai nạn giao thông vào năm 2050 an toàn giao thông đường bộ, như các phương tiện khi tham gia giao thông, là thách thức xuyên biên giới; mọi tầng lớp trong xã hội, mọi quốc gia vì vậy cần ý thức được tầm quan trọng của an toàn đường bộ “Mục tiêu Không” của Tuyên bố Xtốc-khôm có thể được hiện thực hóa trước năm 2050 với sự chung tay nghiêm túc của toàn thế giới [50]

Để thực hiện “Mục tiêu Không” Tuyên bố Xtốc-khôm đã khẳng định: Ngày nay, chính phủ các nước trên thế giới đều nhận thức sâu sắc vai trò của việc đảm bảo ATGT Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhu cầu đi lại và vận chuyển ngày càng gia tăng, bên cạnh đó là sự bùng nổ của phương tiện giao thông cơ giới thì việc duy trì mức độ kéo giảm TNGT là thách thức không nhỏ cho các quốc gia Đây là vấn đề cần sự quan tâm của sâu sát, trong đó trước mắt các chính phủ cần tập trung vào những nội dung trọng điểm sau:

Thứ nhất, Nghiêm chỉnh thực thi các chính sách pháp luật trên lĩnh vực đảm bảo ATGT Tiếp tục hoàn thiện, rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp; kịp thời ban hành bổ sung những quy định mới cho phù hợp với những diễn biến của tình hình ATGT Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để nâng cao năng lực điều hành, quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ Đặc biệt phải chú trọng hơn nữa tới vai trò của cấp cứu sau TNGT, nâng cao năng lực của hệ thống y tế để giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thương về tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân các vụ tai nạn

Thứ hai, Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm chất lượng khai thác của các công trình, đẩy mạnh xây dựng mạng lưới giao thông tĩnh cho phù hợp với tình hình phát triển hiện tại Tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của hệ thống vận tải công cộng, hạn chế các phương tiện cá nhân, nghiên cứu

và đưa vào sử dụng các loại công cụ, thiết bị thông minh hỗ trợ người tham gia giao thông như hệ thống xe tự lái, hệ thống phanh khẩn cấp thông minh, hệ thống tự động kiểm soát nồng độ cồn để nâng cao an toàn, giảm thiểu rủi ro đáng tiếc cho người tham gia giao thông

Trang 20

Thứ ba, Quan tâm hơn nữa đến đối tượng “những người tham gia giao thông dễ bị tổn thương” như người đi bộ, người đi xe đạp Hiện nay, việc bảo đảm ATGT cho nhóm đối tượng này còn chưa được chú trọng đúng mức Ở hầu hết các quốc gia có hệ thống giao thông hỗn hợp, người đi bộ và đi xe đạp sử dụng cùng một tuyến đường với các loại phương tiện cơ giới tốc độ cao như xe tải, xe khách, xe con, xe máy nên luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro Các chính phủ cần có giải pháp thiết thực như quy định làn đường riêng cho người đi xe đạp, hạn chế tốc độ của các phương tiện cơ giới trên các tuyến đường có nhiều người bộ hành lưu thông Đối với đối tượng trẻ em, cần thực thi nghiêm túc các chính sách liên quan đến việc thắt dây an toàn cho trẻ nhỏ, sử dụng ghế ngồi hỗ trợ dành riêng cho trẻ em trên ô tô, trẻ em khi ngồi trên mô tô xe gắn máy phải được đội

mũ bảo hiểm đúng quy cách

Thứ tư, Vấn đề đảm bảo ATGT, giảm thiểu TNGT đã trở thành vấn đề toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay, chung sức của tất cả các quốc gia trên thế giới Các chính phủ phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông, chia

sẻ kinh nghiệm, thành lập quỹ hỗ trợ các nước có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển để đẩy lùi TNGT, thiết lập và duy trì hệ thống giao thông an toàn, thân thiện với con người và môi trường

Đặc biệt, Tuyên bố Xtốc-khôm khẳng định việc GD, nâng cao nhận thức về ATGT của mỗi người dân khi tham gia hoạt động giao thông là việc làm cấp bách

mà các nước trên thế giới phải tập trung đầu tư vào lĩnh vực này Hiện nay, ở một số quốc gia có nền kinh tế - xã hội và văn hóa tiến bộ, vấn đề GD nói chung và giáo dục ATGT nói riêng đã được chính phủ quan tâm, đưa vào trong trương trình giáo dục phổ thông, trở thành một môn học chính khóa Nhờ đó mà tỉ lệ tai nạn, thương vong do TNGT, nhất là giao thông đường bộ tại các quốc gia này đã giảm vô cùng nhỏ Cụ thể, tại:

Nhật Bản: Trước kia, là một quốc gia có vấn đề giao thông khá phức tạp,

hiện nay Nhật Bản đã trở thành một trong những quốc gia có nền văn hóa và hệ thống giao thông an toàn nhất trên thế giới Một trong những yếu tố được Chính phủ Nhật Bản quan tâm hàng đầu là giáo dục ý thức bảo đảm ATGT cho người dân, đặc

Trang 21

biệt là trẻ em Nhật Bản coi đây là giải pháp nền tảng để giảm thiểu ùn tắc giao thông cũng như TNGT Hầu hết các địa phương đều ban hành các kế hoạch đảm bảo ATGT trong vòng 5 năm và các kế hoạch này luôn luôn lấy công tác giáo dục pháp luật giao thông làm trọng tâm Cứ 2 lần một năm, Chính phủ Nhật Bản lại phát động chiến dịch tuyên truyền ATGT kéo dài 10 ngày trên quy mô toàn quốc nhằm nhắc nhở, khuyến khích người dân tham gia giao thông an toàn Nhờ có chính sách đầu tư cho giáo dục ATGT ngay từ khi bắt đầu bước vào ghế nhà trường mà ý thức tham gia giao thông của mỗi người dân Nhật Bản được nâng cao Nhật Bản quan niệm giáo dục ATGT là các hoạt động giáo dục tất cả đối tượng tham gia giao thông trong xã hội để phổ cập tư tưởng, kiến thức ATGT, làm cho mọi đối tượng tham gia giao thông có thói quen tốt về thái độ khi tham gia giao thông, bảo đảm ATGT đường bộ Trẻ em Nhật Bản được phổ cập kiến thức ATGT ngay từ bậc tiểu học, với nội dung linh hoạt, tùy theo tình hình thực tế tại địa phương Chẳng hạn như ở Kyoto, nơi học sinh tiểu học chủ yếu di chuyển bằng xe đạp, các em sẽ phải hoàn thành một khóa học về ATGT để được cấp bằng lái xe đạp Còn ở Tokyo, các em học sinh cấp 1, cấp 2 được bố mẹ cho tự đi học bằng tàu điện ngầm, xe buýt nên việc giáo dục ATGT khi sử dụng các phương tiện công cộng là rất cần thiết

Giáo dục ATGT cho thiếu nhi không chỉ nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông mà để khi lớn lên và tham gia giao thông dưới nhiều hình thức khác nhau các em cũng luôn có ý thức chấp hành pháp luật giao thông Vì vậy mục đích của giáo dục ATGT cho thiếu nhi là giáo dục về thái độ tuân thủ quy tắc giao thông cơ bản, tạo thói quen tốt khi tham gia giao thông phù hợp giai đoạn phát triển tâm sinh lý, đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết để các em tham gia giao thông an toàn trong cuộc sống hàng ngày

Tại New South Wales (Australia), từ năm 1986, Chương trình Giáo dục An toàn đường bộ đã phối hợp với Bộ Giáo dục, Hiệp hội các trường độc lập, Chương trình Giáo dục An toàn đường bộ sớm cho trẻ em… cung cấp các nguồn tư liệu, khóa giáo dục và phát triển chuyên môn cho trường học, giáo viên Đây là một phần trong chương trình giáo dục chính thức dành cho học sinh và đào tạo nghiệp vụ cho giáo viên Chương trình Giáo dục An toàn đường bộ nằm trong môn Phát triển con

Trang 22

người, Giáo dục thể chất và sức khỏe (PDHPE) đối với tất cả học sinh từ bậc mầm non tới 10 tuổi Việc dạy và học tập trung vào các vấn đề về an toàn với người đi

bộ, người ngồi trên xe cũng như người điều khiển xe trong tương lai

Tại Singapore, hoạt động giáo dục an toàn đường bộ được thực hiện với trẻ

từ 7-12 tuổi và tổ chức ở môi trường bên ngoài như tại các công viên về ATGT hoặc một khu vực có diện tích rộng tối thiểu chừng 4ha Tại những địa điểm như vậy, các nhà giáo dục sẽ xây dựng bối cảnh và các thiết bị, đèn báo tín hiệu giao thông như trên đường phố để học sinh làm quen và trải nghiệm Cảnh sát giao thông

sẽ phối hợp với nhà trường tổ chức các bài giảng dạy về ATGT Mỗi ngày, có khoảng 500 học sinh được học tập về lĩnh vực này Trong mỗi buổi học, trẻ em sẽ được học tập lý thuyết rồi chơi trò chơi như tham gia đóng vai người đi bộ, cảnh sát giao thông, người đi xe đạp… để xử lý các tình huống giao thông Sau trò chơi, cảnh sát giao thông sẽ khen thưởng những học sinh đã xử lý tình huống tốt, đúng quy định, chỉ ra các lỗi sai và đúc rút bài học kinh nghiệm

Giáo dục ATGT không đơn thuần chỉ dạy quy tắc và thói quen khi tham gia giao thông cho mọi cá nhân, mà quan trọng là phải nuôi dưỡng ý thức tuân thủ, áp dụng vào cuộc sống thường nhật Bài học kinh nghiệm về xây dựng một quốc gia có

hệ thống ATGT nhất thế giới của Nhật Bản là: giới chức lãnh đạo Nhật Bản luôn là tấm gương sáng Để thuyết phục người dân hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, nhiều quan chức cấp cao Nhật Bản tự nguyện di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm… Nhờ đó, phần lớn người dân Nhật Bản, thậm chí

cả trẻ em cũng đều có thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng, qua đó làm giảm đáng kể tình trạng ùn tắc và TNGT

1.1.2 Ở Việt Nam

Theo Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2019 và phương hướng, nhiệm

vụ năm 2020 tại Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2019 cho thấy, công tác đảm bảo trật

tự ATGT đã trở thành phong trào thi đua giữa các địa phương, như một hiệu ứng dây chuyền của cả xã hội để kéo giảm TNGT Lần đầu tiên kể từ năm 2014, tai nạn

Trang 23

giao thông (TNGT) đã giảm trên 5% ở cả 3 tiêu chí (số người chết giảm 7,15%, số

vụ TNGT và số người bị thương giảm trên 5% so với năm 2018) Năm 2019, số người chết do TNGT là 7.624 người, tương đương với số người chết của năm 2000, trong khi dân số tăng 16 triệu người, số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tăng gấp 9 lần (năm 2000 có gần 7 triệu xe, năm 2019 có gần 63 triệu xe), số vụ TNGT do xe ô tô chở khách và thương vong đối với hành khách giảm sâu trong năm 2019 Tuy nhiên, tình hình TTATGT năm 2019 vẫn diễn biến phức tạp, còn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, nhất là tai nạn liên quan đến xe kinh doanh vận tải, do lái xe vi phạm quy định nồng

độ cồn, sử dụng ma túy gây nên [50]

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch UBATGT Quốc gia đánh giá, năm 2019 dù giảm các tiêu chí về TNGT nhưng tình hình giao thông đường bộ vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và còn nhiều bất cập, phức

tạp, nhiều vụ TNGT chết người, số người chết vẫn còn lớn “Một đất nước mà

trong một năm để chết tới hơn 7.000 người/năm vì TNGT là vẫn còn rất cao Chúng

ta phải tiếp tục giảm hơn nữa số người chết vì TNGT, tiếp tục kéo giảm ùn tắc giao thông đường bộ tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Bên cạnh GD chính trị tư tưởng trong từng đoàn thể, gia đình, người dân thì tăng cường

xử phạt, xử lý nghiêm vi phạm trật tự ATGT là rất quan trọng” Ngoài ra, Phó Thủ

tướng cũng đề nghị các địa phương trên cả nước phải tổ chức đánh giá tìm ra các biện pháp hiệu quả nhất để toàn quốc kéo giảm số người chết vì TNGT, nhất là giao thông đường bộ xuống dưới 5.000 người trong giai đoạn 5 năm 2020-2025 [50]

Trước tình hình TNGT ngày có xu hướng diễn biến khó lường, mang tính thời sự, là vấn đề nóng bỏng mà cả xã hội quan tâm, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản chỉ đạo đến toàn dân, để toàn xã hội tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác ATGT

Nhiều năm qua, thực thi các văn bản chỉ đạo của các cấp,các ngành về ATGT, Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo trong toàn ngành GD, phổ biến trong toàn thể các em học sinh các cấp về vấn đề ATGT Bộ GD&ĐT cũng đã phối hợp với UBATGT Quốc gia tổ chức các hội thi tuyên truyền viên, báo cáo viên

Trang 24

giỏi về ATGT trong ngành GD, tổ chức các hoạt động ngoại khóa về ATGT, tổ chức dạy và học về ATGT trong trường học nói chung và trong các trường tiểu học nói riêng để góp phần tăng cường kiến thức về ATGT, nâng cao năng lực cho giáo viên và kỹ năng thực hiện ATGT cho học sinh Qua đó nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc luật pháp về ATGT cho các em học sinh GD về chấp hành pháp luật là vấn đề quan trọng, xuyên suốt trong quá trình thực hiện GD và tự giáo dục của mỗi

cá nhân Trong đó, GD nâng cao ý thức chấp hành ATGT chính là một phần không thể thiếu của việc GD ý thức trách nhiệm đối với chính bản thân, gia đình và xã hội của mỗi con người Vấn đề giao thông trong điều kiện kinh tế xã hội khoa học kỹ thuật phát triển hiện đại và các phương tiện tham gia giao thông cũng rất phong phú nhiều chủng loại, nên đặt ra cho hoạt động GDATGT hiện nay là phải được đưa vào giảng dạy cho trẻ em từ cấp tiểu học, với mục đích để ý thức giao thông của các em hình thành từ nhỏ, ăn sâu vào tâm trí các em mỗi khi tham gia giao thông sau này khi các em trưởng thành

Giao dục Tiểu học là cấp học đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân của Việt Nam, việc GD ATGT ở cấp tiểu học cần được đặc biệt quan tâm bởi có nhiều ưu thế thuận lợi: các em học sinh tiểu học sẽ tiếp nhận và hình thành ý thức, thái độ, hành

vi tốt về ATGT nếu như công tác GD ATGT này tổ chức một cách sinh động( có

mô hình, hình ảnh) phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của các em

Vì vậy GD ATGT trong trường tiểu học là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý nhà trường của người Hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay hiện đại hóa, đô thị hóa, giao thông ngày càng phát triển

Hiện nay, chương trình GD ATGT đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhưng chỉ là một môn học dạy lồng ghép trong chương trình giáo dục chính khóa Vì vậy, sự quan tâm của các nhà trường, các GV cũng chưa thực sự sát sao, dẫn đến việc khó hình thành ý thức, kĩ năng cho học sinh về ATGT, nhất là ATGT đường bộ, vì quá trình GD nào cũng phải thường xuyên và liên tục Do đó, để góp phần giải quyết giảm thiểu nạn giao thông cho học sinh các cấp học hiện nay, Hiệu trưởng các nhà trường cần phải coi GD ATGT là một nội dung GD cấp thiết trong công tác quản lý nhà trường Việc ra đời của chương trình

Trang 25

GD ATGT và tìm những biện pháp có hiệu quả, khả thi để chương trình GD ATGT

đi vào cuộc sống là một việc làm cấp bách và cần thiết

* Trong những năm gần đây, nhiều chủ chương, chính sách của Đảng, Chính phủ, các công văn, văn bản, kế hoạch của Bộ GD&ĐT, UBND Tỉnh Phú Thọ, Sở GD&ĐT và một số công trình nghiên cứu khoa học về ATGT đã được phổ biến rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, nhằm góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông cho người dân đặc biệt là thanh niên, học sinh, đó là:

- Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông[1],

- Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng

về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông[2],

- Nghị định số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông

- Nghị quyết 88/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 8 năm 2011

về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT

- Nghị quyết số 12/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/12/2019 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2020[25],

- Chỉ thị số 52/2007/CT-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 về tăng cường công tác GDATGT trong các cơ sở GD&ĐT,

- Kế hoạch liên tịch số ĐTHVN ngày 4/9/2007 giữa Bộ GD&ĐT, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Việt Nam về tăng cường công tác tuyên truyền, GD, xử lý các vi phạm pháp luật về trật tự ATGT trong học sinh, sinh viên,

9337/KHLT/BGD&ĐT-BCA-BGTVT-TWĐTN Tài liệu cuộc vận động: “Học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc Luật giao thông” trong toàn ngành giáo dục từ năm học 2007 – 2008,

Trang 26

- Quy chế HS, sinh viên các trường đại học và cao đẳng tại Quyết định số 42/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/8/2007, trong đó quy định: đua e hoặc cổ vũ đua

xe trái phép là một trong những hành vi HS, sinh viên không được làm và HS, sinh viên vi phạm quy định về trật tự ATGT bị xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

- Đề cương tuyên truyền, phổ biến Luật giao thông đường bộ cho học sinh sinh viên theo chủ đề năm 2009 (QĐ 3442/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/5/2009)

- Chương trình phối hợp số 235/CTPH/UBATGTQG-BGDĐT ngày 05/8/2013 giữa Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học giai đoạn 2013-2018

- Kế hoạch số 417/ KH-BGD&ĐT ngày 17/5/2019, Kế hoạch tăng cường công tác an toàn giao thông trong trường học giai đoạn 2019-2021

- Công văn số 3343/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 05/08/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đầu năm học mới 2019 - 2020 cho học sinh, sinh viên

- Quyết định số UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3294/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ ban hành ngày 20/10/2011 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030

- Chỉ thị số 08/CT-UBND tỉnh Phú Thọ, ngày 28/8/2019 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019 -2020 của ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ

- Công văn số 10129/SGD&ĐT-HSSV về việc nâng cao chất lượng GD đạo đức – lối sống thông qua việc thực hiến pháp luật đảm bảo việc trật tự ATGT cho HS

- Công văn số 9417/SGD&ĐT-HSSV về việc tổ chức chuyên đề GDATGT cho HSSV năm 2015-2016

- Công văn số 5060/SGD&ĐT-HSSV về việc hướng ứng Tuần lễ ATGT đường bộ lần thứ 7 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2019

- Công văn 5356/SGD&ĐT-GDTH về Bộ học liệu giáo dục pháp luật trong trường Tiểu học

- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 26/6/2015 của ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Sơn lần thứ XXV

Ngoài ra còn một số Văn bản hướng dẫn đầu các năm học và trong các đợt

Trang 27

cao điểm về bảo đảm ATGT như thi tuyển sinh, tết Nguyên Đán, …; Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí Văn hóa giao thông đối với từng cấp học; chỉ đạo đưa công tác GDATGT lồng ghép trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Nổi bật trong đó, Chương trình “ATGT cho nụ cười trẻ thơ” do Vụ Giáo dục tiểu học cùng

Ủy ban ATGT Quốc gia, Cục CSGT và Honda Việt Nam (HVN) phối hợp triển khai từ năm 2008 đến nay cho các thầy cô giáo và học sinh tiểu học trên toàn quốc

đã để lại nhiều dấu ấn tích cực, được toàn xã hội quan tâm hưởng ứng Với việc tích cực mở rộng quy mô hoạt động và chất lượng đào tạo về ATGT cho học sinh, HVN cùng các cơ quan Chính phủ và Bộ ngành GD đang ngày tiến đến gần hơn mục tiêu xây dựng một xã hội giao thông Việt Nam an toàn, văn minh Qua nhiều chương trình thiết thực có ý nghĩa to lớn, HVN cũng muốn nhấn mạnh thông điệp tới mọi người dân về tầm quan trọng của việc thúc đẩy ATGT, nâng cao ý thức và kỹ năng tham gia giao thông cho thế hệ tương lai, trong đó đặc biệt không thể thiếu bóng dáng những người thầy giáo, cô giáo tận tụy trong nhà trường tiểu học

* Ngoài ra có một số luận văn nghiên cứu về chủ đề quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông như:

+ Nguyễn Thị Thanh Vân: Biện pháp quản lý GDATGT của Hiệu trưởng các

trường tiểu học quận Đống Đa thành phố Hà Nội (năm 2008)

+ Cao Thanh Nga: Quản lý QLGDATGT ở các trường THPT nội thành Hà

Nội (năm 2010)

+ Nguyễn Thị Lan Anh: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông tại

các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (năm 2016)

+ Đỗ Linh Trang: Quản lý giáo dục an toàn giao thông ở các trường THPT

huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng (năm 2016)…

Với nhiệm vụ công tác đang làm tại Hội chữ thập đỏ của huyện Thanh Sơn, tác giả đã từng tham gia rất nhiều các hoạt động liên quan đến GDATGT với các cấp học phổ thông của địa phương thanh Sơn và tỉnh Phú Thọ, tác giả hiểu rằng Giáo dục, trang bị kiến thức ATGT cho mọi người dân, trong đó có trẻ em là giải

Trang 28

pháp nền tảng để giải quyết các vấn đề mất trật tự ATGT hiện nay Việc giáo dục ATGT cho trẻ em không chỉ nhằm đảm bảo an toàn cho các em khi tham gia giao thông mà khi trưởng thành các em sẽ luôn có ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông Phát triển các kỹ năng là một trong những yếu tố giúp trẻ em nhận thức được các yếu tố nguy hiểm, phản xạ lại các tình huống bất ngờ xảy ra và từ đó sẽ giảm thiểu những nguy cơ hay rủi ro khi tham gia giao thông

Việc quản lý tốt GDATGT sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện Đây chính là vấn đề mà tác giả nghiên cứu, hy vọng những kết quả nghiên cứu bước đầu của luận văn sẽ đóng góp một phần vào giáo dục ATGT trong hệ thống trường học phổ thông ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” hoặc “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [46]

Các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc đưa ra quan niệm:

"Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý

nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức" [20]

Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý

trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực(nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối

ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất" [37]

Từ đó có thể khái quát: “Quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây

ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của

họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia”

1.2.2 Quản lý giáo dục

Về thuật ngữ “quản lý giáo dục” hiện nay cũng có rất nhiều các quan niệm

nghiên cứu khác nhau

Trang 29

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục là hệ thống những

tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”

Tác giả Trần Kiểm, khái niệm quản lý giáo dục đối với cấp vĩ mô là: "QLGD

được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch,

có hệ thống, hợp quy luật của chủ quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, CMHS và các lực lượng XH trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện

có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nhà trường" [37]

Từ đây, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát nhất QLGD là sự tác động

có chủ đích, có căn cứ khoa học, phù hợp với quy luật và phù hợp với các điều kiện khách quan… của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo dục nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn giáo dục, từ đó đảm bảo một cách khách quan các hoạt động của tổ chức hệ thống giáo dục quốc dân đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra với chất lượng, hiệu quả cao nhất

1.2.3 Quản lý nhà trường

Theo tác giả Trần Kiểm, “quản lý nhà trường có thể xem là đồng nghĩa với QLGD ở cấp vi mô Quản lý nhà trường là một quá trình vận động của các thành tố

tổ chức của nhà trường Hệ thống đó bao gồm các thành tố cơ bản là: Chủ thể quản

lý, đối tượng quản lý, nội dung – phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý” [37] Các thành tố đó luôn vận động trong mối tương tác lẫn nhau, đồng thời diễn ra trong sự chi phối, tác động qua lại với môi trường kinh tế, chính trị, xã hội chung quanh mình.Tác động bên ngoài nhà trường gồm các cơ quan QLGD cấp trên, nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện GD, dạy học nhà trường Tác động bên trong nhà trường

là hoạt động của các chủ thể quản lý của chính nhà trường nhằm huy động điều phối giám sát các lực lượng GD của nhà trường thực hiện có chiến lược có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học và GD đã đặt ra

Theo tác giả Trịnh Thị Hồng Hà: “Quản lý nhà trường là quản lý GD tại cấp

cơ sở trong đó chủ thể quản lý là các cấp chính quyền và chuyên môn trên trường,

Trang 30

các nhà quản lý trong trường do Hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lý chính là nhà trường như một tổ chức chuyên môn - nghiệp vụ, nguồn lực quản lý là con người, cơ sở vật chất - kĩ thuật, tài chính, đầu tư khoa học - công nghệ và thông tin bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách,cơ

chế và chuẩn hiện có” [29]

Theo tác giả Bùi Minh Hiền “Quản lý nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của các chủ thể quản lý (đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường) đến các đối tượng quản lý (giáo viên, cán bộ, nhân viên, người học và các bên liên quan ) và huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống GD&ĐT, với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu GD đã xác định trong một môi

trường luôn luôn biến động” [31]

Như vậy quản lý nhà trường là việc người Hiệu trưởng xây dựng mục tiêu,

kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá các kết quả đạt được so với yêu cầu và chuẩn mực đề ra trong chương trình giáo dục và nhiệm vụ năm học về chất lượng, phát triển toàn diện nhân cách học sinh

1.2.4 Giáo dục an toàn giao thông

Từ xưa đến nay, vấn đề an toàn giao thông luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với các nước phát triển và đang phát triển An toàn giao thông đang là vấn đề rất lớn và cần thiết trong đời sống của mỗi người dân Nhưng hiện nay, tai nạn giao thông vẫn xảy ra với con số gia tăng Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người trong toàn xã hội phải thay đổi thái độ sống, thực hiện tốt an toàn giao thông

Theo Từ điển Tiếng Việt: “An toàn là đảm bảo tốt, không gây thiệt hại dù

lớn hay nhỏ về vật chất và tính mạng của con người” [46] An toàn giao thông là

khái niệm luôn gắn liền với hoạt động của con người trong lĩnh vực giao thông

Theo tác giả Đỗ Đình Hoà (Học viện cảnh sát nhân dân) thì: “An toàn giao thông là sự việc đảm bảo không có những việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người Khi các đối tượng tham gia giao thông, đang hoạt động trên địa bàn giao thông công cộng tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông, không có sự cố gây thiệt

hại về người và tài sản cho xã hội”

Trang 31

Đây là một khái niệm có tính chất khái quát cao và có ý nghĩa khoa học vì an toàn giao thông luôn gắn với hành vi của con người trong lĩnh vực giao thông song không nhất thiết phải có phương tiện giao thông (VD: Đi bộ trên vỉa hè) Quan niệm như vậy sẽ khái quát hơn so với việc coi an toàn giao thông là “bảo đảm an toàn khi

đi trên các phương tiện giao thông” như một số tác giả khác

An toàn giao thông phải luôn gắn liền với mọi người không kể ở đâu, lúc nào khi tham gia giao thông An toàn giao thông gồm:

- An toàn giao thông đường bộ

- An toàn giao thông đường sắt

- An toàn giao thông đường thuỷ (gồm nội thuỷ và hằng hải)

- An toàn giao thông hàng không

Bên cạnh đó còn có những vấn đề an toàn giao thông hỗn hợp như đường sắt

và đường bộ

Như vậy, An toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông,

cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông An toàn giao thông đang là vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội

1.2.5 Hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường tiểu học

Khi bàn về lĩnh vực giáo dục, về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là

sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - XH của các thế hệ loài người” Giáo dục an toàn giao thông là một bộ phận của giáo dục

Có rất nhiều các khái niệm về giáo dục an toàn giao thông: Giáo dục an toàn giao thông là quá trình giao tiếp giữa người dạy và người học để chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông,nhằm định hướng, kêu gọi ý thức giao thông cao nhất cho mỗi cá nhân người học

Ở điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu hiện nay, giáo dục ATGT cũng có thể xem là một tính cộng đồng khi tất cả các hoạt động xã hội đều có lồng ghép sự kêu gọi ý thức tham gia giao thông ở mỗi người

Trang 32

Giáo dục ATGT là quá trình hình thành và phát triển kĩ năng tham gia giao thông an toàn dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội

Giáo dục ATGT còn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xác định được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của nhà trường nhằm phát triển kĩ năng và ý thức tham gia giao thông cho học sinh

Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, hoạt động giáo dục ATGT được hiểu là

quá trình truyền đạt những kiến thức và kỹ năng cần thiết về giao thông để mỗi cá thể học sinh khi tham gia giao thông đều có sự định hướng, ý thức hình thành và

sự chấp hành, tuân thủ các luật giao thông đường bộ do nhà nước quy định Đề từ

đó làm căn cứ cho việc phát triển ý thức học tập hành vi giao thông tự chủ ở mỗi

cá nhân các em HS về sau

1.2.6 Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường tiểu học

Cũng như quản lí giáo dục nói chung, quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình Mục đích giáo dục giáo dục an toàn giao thông cho học sinh cũng chính

là một trong những mục đích của quản lý, đây là mục đích có tính khách quan Nhà quản lý cùng với đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội, vv … bằng hành động của mình hiện thực hóa mục đích đó trong hiện thực

Như vậy, "Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha me học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học của nhà trường"

Từ đây, ta có thể khái quát QLGD an toàn giao thông là sự tác động chủ đích,có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan… của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn giáo dục,

từ đó đảm bảo các hoạt động của tổ chức hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh với chất lượng, hiệu quả cao nhất

Trang 33

1.3 Đặc điểm hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở trường Tiểu học

1.3.1 Đặc điểm của học sinh Tiểu học

Học sinh tiểu học là trẻ em, có độ tuổi dao động từ 6 đến 11 tuổi Học sinh tiểu học có tình cảm hồn nhiên, trong sáng, nhận thức màu sắc cảm tính Cùng với quá trình học tập và phát triển tâm lý, tình cảm của các em học sinh tiểu học được củng cố và phát triển trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn đối tượng và chuẩn mực của các mối quan hệ trong cuộc sống của các em Ở mỗi trẻ

em, đều tiềm tàng những khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình

Vì vậy, các em học sinh tiểu học chưa có đầy đủ ý thức, chưa có đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em học sinh tiểu học rất cần sự giám hộ, bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội Các em học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp thu cái mới và luôn hướng tới tương lai, nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét

1.3.1.1 Đặc điểm nhận thức cảm tính và lý tính

Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh tiểu học tuy đơn giản, dễ nắm bắt nhưng rất khó định hướng và phát triển Chỉ cần thiếu sự kiên nhẫn và tình thương thì việc giáo dục trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn Sự phát triển trí tuệ hay còn gọi là phát triển nhận thức của học sinh tiểu học đã được các nhà khoa học nghiên cứu và xác định hai quá trình từ cảm tính đến lý tính

* Nhận thức cảm tính là do các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện Và cơ quan tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không

ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm

* Nhận thức lý tính

Về tư duy: Tư duy của trẻ mang đậm màu sắc xúc cảm và tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế Các phẩm chất tư duy chuyển từ tính cụ thể sang

Trang 34

tư duy trừu tượng khái quát Khả năng khái quát hóa và phát triển dần theo lứa tuổi Tuy nhiên hoạt động phân tích tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học

Về tưởng tượng: Sự tưởng tượng của các em bắt đầu phong phú hơn so với lứa tuổi mầm non do có bộ não phát triển hơn và vốn kinh nghiệm ngày càng được tích lũy dần Tuy nhiên ở lớp 1 và lớp 2, sự tưởng tượng của các em còn đơn giản,

dễ thay đổi nhưng lên những lớp cao hơn, sự tưởng tượng bắt đầu hoàn thiện, có

sự sáng tạo

Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức: Hầu hết học sinh tiểu học đều đã có ngôn ngữ thành thạo, trẻ vào lớp 1 bắt đầu tập viết đến khi học lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và hoàn thiện phần ngữ pháp, chính tả, ngữ âm Nhờ có sự phát triển về ngôn ngữ mà trẻ trẻ có khả năng tự đọc, tự tìm hiểu, tự nhận thức và khám phá thế giới xung quanh

Trí nhớ: Giai đoạn lớp 1 và 2, khả năng ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Nhiều em chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết cách khái quát hóa hoặc xây dựng dàn bài để

ghi nhớ tài liệu Giai đoạn lớp 3, 4, 5 các em bắt đầu ghi nhớ có ý nghĩa và ghi

nhớ từ ngữ được tăng cường Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ cho các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, của môn học, yếu tố tâm sinh lý tình cảm hay hứng thú của các em…

Trên đây là những đặc điểm tâm lý và ý thức của học sinh tiểu học mà giáo viên và gia đình cần nắm rõ để có phương pháp giảng dạy và giáo dục con em mình hiệu quả hơn

1.3.1.2 Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học

Theo kết quả các nghiên cứu của M.S.eitec và P.I.Iakobson thì đứa trẻ 7 tuổi thường chưa có khả năng tri giác đúng đắn những biểu hiện giận dữ, sự sợ hãi và nỗi kinh hoàng của người khác Do sự thiếu hoàn thiện trong tri giác và sự hiểu biết những tình cảm mà làm cho học sinh tiểu học thường hay bắt chước máy móc người lớn trong việc biểu hiện tình cảm của mình Vì thế có thể nói tình cảm của học sinh tiểu

Trang 35

học chưa bền vững, dễ thay đổi Bởi vậy, cần kết hợp các phương pháp GDATGT cho trẻ với các đặc tính trên để đạt hiệu quả, đồng thời linh hoạt nội dung phương pháp

GD theo sự phát triển từng khối lớp, từng học sinh phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ

Khi nói về đặc điểm tâm lý tình cảm của học sinh tiểu học, vấn đề tình thân, tình bạn, … cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ ở lứa tuổi này Đối với các em học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí vô cùng đặc biệt vì nó gắn kết nhận thức với hoạt động của trẻ em Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức tốt và thúc đẩy các em hoạt động đúng đắn

Ở lứa tuổi này, đời sống xúc cảm, tình cảm của các em khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang trạng thái tích cực Các em bỡ ngỡ, lạ lẫm nhưng cũng nhanh chóng bắt nhịp làm quen với bạn mới, bạn cùng lớp Trẻ tự hào vì được gia nhập Đội, hãnh diện vì được cha mẹ, thầy cô đánh giá cao hay giao cho những công việc cụ thể Các em đã biết điều khiển tâm trạng của mình, thậm chí còn biết che giấu khi cần thiết Nhìn chung, học sinh tiểu học thường có tâm trạng vô tư, sảng khoái, vui tươi, đó cũng là những điều kiện thuận lợi để giáo dục cho các em những chuẩn mực đạo đức cũng như hình thành những phẩm chất trí tuệ cần thiết

Tri giác của học sinh tiểu học phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe

Trang 36

Chú ý có chủ định của học sinh tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý của các em có ý chí chưa mạnh Do đó, việc sử dụng một số đồ dùng dạy học trực quan sẽ là phương tiện quan trọng để giáo viên tổ chức sự chú ý cho các em học sinh tiểu học, làm cho giờ học thêm hấp dẫn để kích thích và lôi cuốn sự chú ý của học sinh Bên cạnh sự chú ý, thì trí nhớ cũng là một nét tính cách quan trọng của học sinh tiểu học Lứa tuổi học sinh tiểu học sẽ có trí nhớ trực quan - hình tượng chiếm ưu thế nhiều hơn so với trí nhớ từ ngữ - logic Tư duy của các em chuyển từ tuổi mầm non sang tuổi tiểu học, đến trường để học tập là tư duy cụ thể, thường dựa vào các đặc điểm trực quan sinh động của đối tượng và hiện tượng cụ thể Trong quá trình hình thành và phát triển tư duy của các em học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp là lớp 1 và lớp 2, sau đó mới chuyển dần thành tính khái quát hóa ở các lớp cuối cấp như lớp 4 và lớp 5

Tóm lại, học sinh tiểu học hồn nhiên, trong sáng, dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới, luôn hướng tới tương lai nhưng các em chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất

và năng lực như một công dân trong xã hội mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ, định hướng của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội Việc phát triển nhận thức cho học sinh tiểu học là một quá trình Sự phát triển nhận thức cho trẻ ở lứa tuổi này về vấn đề ATGT đòi hỏi mỗi nhà GD phải kiên trì bền bỉ Do đó, mỗi bậc cha mẹ, thầy cô trước hết phải là tấm gương cho trẻ trong công tác giáo dục

1.3.2 Mục đích, ý nghĩa của giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học

Mục tiêu giáo dục an toàn giao thông ở trường tiểu học là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục nói chung Giáo dục an toàn giao thông góp phần thực hiện, mục đích chung của quá trình giáo dục, hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng của nhân cách người công dân để các em nghiêm túc tuân thủ luật pháp, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề ATGT

Giáo dục an toàn giao thông ở Tiểu học nhằm đạt được mục đích sau:

Giúp học sinh có nhận thức về an toàn giao thông và các kỹ năng thực tế để

áp dụng vào các hành vi hàng ngày khi các em đi trên đường Học sinh phải biết về luật và hệ thống phương tiện giao thông, VD: Tránh xe thì phải tránh về bên phải, vượt xe là bên trái Khi sang đường phải đi đúng phần đường cho người đi bộ và tín

Trang 37

hiệu đèn xanh mới được đi Phải bắt đầu từ những cái sơ khai nhất như đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh được đi

Từng bước xây dựng cho các em học sinh ứng xử có văn hoá, đúng pháp luật, xoá bỏ những thói quen tuỳ tiện vi phạm quy tắc giao thông, hình thành cho các em ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông góp phần xây dựng môi trường giao thông trật tự, khoa học, an toàn, văn minh, thân thiện

1.3.3 Nội dung hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong trường Tiểu học

Giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh tiểu học nhằm xây dựng ý thức giao thông cho các em từ nhỏ, hình thành những thói quen tốt sau này Vì vậy, nội dung giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh tập trung nâng cao

về nhận thức pháp luật và tâm lý pháp luật cho các em, cụ thể là:

Bám sát nội dung của Luật giao thông đường bộ (Đã được Quốc hội Khóa 12 thông qua ngày 18/11/2008), những nghị định của Thủ tướng chính phủ, các văn bản dưới luật khác liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông Truyền thụ cho học sinh những hiểu biết có tính phổ biến, cần thiết về luật giao thông đường bộ và những quy định về giao thông đường sắt, đường thuỷ một cách dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với nhận thức của các em

Lấy việc hình thành kỹ năng, hành vi đúng làm cơ bản Giúp cho học sinh

có hành vi đúng và biết cách xử lý các tình huống giao thông theo quy định của Luật giao thông đường bộ, khi đi đường học sinh không cần thuộc câu chữ trong luật nhưng có hành vi đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ

Dạy từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó theo sự phát triển nhận thức của trẻ em, có nội dung trùng lặp (sự lặp lại) nhằm củng cố khắc sâu thêm và tăng cường rèn luyện kỹ năng

Chủ đề giáo dục an toàn giao thông xoay quanh 8 nội dung sau:

• Đi bộ và qua đường an toàn trên đường phố, trục lộ giao thông

• An toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp và các phương tiện giao thông khác

• Cách đi xe đạp an toàn trên đường phố (kỹ năng đi xe an toàn)

• An toàn khi đi trên những phương tiện giao thông công cộng

Trang 38

• Hiểu biết các hiệu lệnh điều khiển và chỉ huy giao thông (Điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông)

• Đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ trên đường

• Những điều kiện an toàn, chưa an toàn của đường phố

• Các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông

• Tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản gây tai nạn giao thông, cách phòng tránh tai nạn giao thông, trách nhiệm của học sinh trong việc đảm bảo an toàn giao thông

Nội dung giáo dục ATGT đường bộ được quy định cụ thể đối với bậc Tiểu học theo những quy định luật pháp về trật tự ATGT và tập trung vào các vấn đề như sau:

- Đi bộ trên đường an toàn, đi bộ qua đường an toàn, đi xe đạp trên đường an toàn

- Dự đoán để tránh các tình huống nguy hiểm, phòng tránh va chạm khi tầm nhìn bị che khuất và cảnh báo chơi đùa ở những nơi nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn giao thông

- An toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy, quy định về đội mũ bảo hiểm; an toàn khi đi ô tô, xe buýt và các phương tiện giao thông đường thủy

- Hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông; văn hóa khi tham gia giao thông [7]

1.3.4 Các hình thức giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong trường Tiểu học

Trong các trường Tiểu học hiện nay, giáo dục ATGT được tiến hành theo một số hình thức chủ yếu sau:

1.3.4.1 Dạy, học ATGT theo tài liệu của Bộ GD&ĐT phối hợp với UBATGT Quốc gia biên soạn từ lớp 1 - lớp 5 trong chương trình giáo dục phổ thông

Điều 6 Luật giao thông đường bộ quy định: “Cơ quan quản lý nhà nước về

giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật giao thông đường bộ vào giảng dạy trong nhà trường phù hợp với các cấp học ngành học.”

Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc GT: Bộ GD & ĐT có trách nhiệm:

Ban hành chương trình GDTTATGT phù hợp trong nhà trường, tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa về TTATGT Thực hiện chương trình giảng dạy TTATGT mới từ niên học 2008-2009 ở tất cả các cấp học

Trang 39

Trên cơ sở các quy định trên, trong những năm qua, ngành giáo dục đã triển khai biên soạn và đưa vào giảng dạy bộ tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các bậc học từ mầm non đến đại học Riêng đối với Tiểu học, từ lớp 1 đến lớp

4 mỗi lớp có 6 bài học về ATGT trong Tài liệu Giáo dục ATGT, lớp 5 có 5 bài học

về ATGT trong Tài liệu Giáo dục ATGT cho học sinh Lớp 5 Nội dung được hình ảnh hoá một cách sinh động, gắn với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, được biên soạn riêng cho từng lớp, mỗi lớp có nội dung chủ đề khác nhau, hoặc có cùng chủ đề nhưng khác nhau ở nội dung bài học cũng như các câu hỏi và bài tập, phù hợp với lứa tuổi của HS ở mỗi lớp Các chủ đề cho từng lớp phù hợp với các chủ đề ngoại khoá về ATGT được thực hiện trong trường phổ thông

Ngoài các tài liệu trên, hiện nay Quỹ TOYOTA Việt Nam đang phối hợp với

Bộ GD&ĐT triển khai GDATGT cho học sinh lớp 1 bằng các nhân vật hoạt hình Rùa và Thỏ và Công ty TOYOTA Việt Nam triển khai thí điểm Sách ATGT cho nụ cười trẻ thơ do Honda tài trợ với 12 bài học bằng hình ảnh cho học sinh lớp 3

Hiện nay, phương pháp giảng dạy ở bậc tiểu học đã được đổi mới không nặng

về lý thuyết, cần được vận dụng triệt để trong giảng dạy về ATGT Cụ thể: Dạy học tích cực với những hình thức hoạt động nhẹ nhàng sinh động trong từng bài dạy nhất

là những bài học về ATGT là một nội dung khô khan đơn điệu dễ nhàm chán

Để giúp các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường tiểu học có thể thực hiện đổi mới phương pháp dạy học về ATGT, những bài học gợi ý trong sách giáo khoa được trình bày theo cấu trúc sau:

1 Mục tiêu bài học gồm toàn bộ những kiến thức, kĩ năng và thái độ mà các

em HS cần phải đạt được sau mỗi bài học về ATGT GV cần tập trung vào những mục tiêu giảng dạy để thực hiện bài dạy một cách có hiệu quả nhất

2 Chuẩn bị nội dung giảng dạy là phần mà GV và HS chuẩn bị đồ dùng dạy

- học cho bài học về ATGT và các điều kiện cần thiết cho tiết học ATGT

3 Các hoạt động dạy học về ATGT chủ yếu là những nội dung hoạt động dạy học cụ thể trong một tiết học nhằm đạt được mục tiêu của bài học

1.3.4.2 Thực hiện dạy lồng ghép trong các môn học văn hóa

Dạy lồng ghép có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá

Trang 40

trình dạy học các môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông vào các môn học có liên quan như Đạo đức; TNXH, Khoa học … Cụ thể trong chương trình Tiểu học có:

Lớp 1: 3 tiết trong môn Tự nhiên - Xã hội và Đạo đức

Lớp 2: Thời lượng: 2 tiết trong môn Tự nhiên - Xã hội

Lớp 3: 1 tiết trong môn Tự nhiên - Xã hội

Lớp 4: 1 tiết ở chủ đề Con người và sức khỏe trong môn Khoa học; 2 tiết trong môn Đạo đức

Lớp 5: 1 tiết ở chủ đề Con người và sức khỏe trong môn Khoa học

1.3.4.3 Tổ chức thông qua hoạt động GDNGLL

Tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những hiểu biết về ATGT

Tổ chức sân chơi về ATGT nhằm thực hành kỹ năng ATGT đường bộ

Tổ chức ký cam kết thực hiện ATGT giữa trường, học sinh, gia đình

Sân khấu hóa hoạt động GD ATGT: tổ chức luyện tập chơi trò chơi và diễn những tiểu phẩm vui về ATGT…

Học sinh tham gia thi Giao thông thông minh trên trang web:http://gttm.go.vn/ Cuộc thi Giao thông thông minh trên Internet là một hoạt động nhằm giáo dục kiến thức, kỹ năng, thay đổi nhận thức, hành vi của học sinh, sinh viên và các đối tượng khác khi tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông

1.4 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh trong nhà trường Tiểu học

Theo quan điểm phổ biến hiện nay, quản lý hoạt động GD ATGT là một bộ phận của quản lý giáo dục Do đó quản lí hoạt động giáo dục ATGT theo các nội dung cơ bản sau:

1.4.1 Lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Lập kế hoạch là quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự, thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin,…) để triển khai các hoạt động một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu giáo dục của nhà

Ngày đăng: 23/12/2020, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w