1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao động tại dự án pandora thanh xuân hà nội

110 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Trước tình hình đó, nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao động nói chung và cụ thể đối với một dự án xây dựng cụ thể nói riêng, ngoài việc thực hiện theo các quy định của

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: NGUYỄN THỊ THANH VÂN Sinh ngày 24/06/1982

Học viên lớp: 22QLXD21

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những nội dung và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào

Hà nội, tháng 05 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Vân

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian nghiên cứu thực hiện, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên

ngành quản lý xây dựng với đề tài: “Hoàn thiện quy trình quản lý an toàn lao động tại dự án Pandora – Thanh Xuân – Hà Nội” Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Quang Cường, Trường Đại học Thủy lợi đã tận tình

hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết để tác giả hoàn thành luận văn này

Tác giả xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, khoa Công trình cùng các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy và tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tác giả học tập chương trình Cao học tại trường Đại học Thủy lợi, cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này

Tác giả cũng chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè đã nhiệt tình giúp

đỡ, hỗ trợ về mặt chuyên môn cũng như trong việc thu thập tài liệu liên quan để luận văn được hoàn thành

Trong khuôn khổ luận văn, do còn hạn chế về trình độ chuyên môn, cũng như thời gian có hạn nên trong quá trình thực hiện, tác giả không tránh khỏi sai sót Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 05 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Vân

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG HÌNH v

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 5

1.1 Giới thiệu về dự án đầu tư xây dựng 5

1.1.1 Khái niệm về dự án xây dựng 5

1.1.2 Các giai đoạn của dự án 5

1.2 Yêu cầu về an toàn lao động khi thi công 5

1.3 Vai trò và nội dung của công tác quản lý an toàn trong xây dựng 6

1.4 Những yêu cầu đảm bảo an toàn trong thi công 10

1.4.1 Yêu cầu ATLĐ chung đối với công trường xây dựng 10

1.4.2 Yêu cầu ATLĐ trong thi công xây dựng 11

1.5 Hiện trạng quản lý ATLĐ của các nhà thầu trong thi công 13

1.6 Kết luận về các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý an toàn lao động 17

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 19

2.1 Cơ sở pháp lý 19

2.1.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATLĐ trong xây dựng công trình 19 2.1.2 Các quy định trong tổ chức, quản lý an toàn lao động 32

2.3 Cơ sở khoa học về ATLĐ khi thi công 39

2.3.1 Biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động 39

2.2.2 Kỹ thuật an toàn khi thi công 41

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI DỰ ÁN PANDORA 64

3.1 Đặc điểm của dự án 64

Trang 4

3.1.1 Thông tin chung 64

3.1.2 Quy mô dự án 64

3.1.3 Tiến độ thực hiện dự án 65

3.1.4 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 65

3.1.5 Giải pháp kiến trúc và kết cấu chung 66

3.2 Công tác quản lý an toàn lao động hiện tại của dự án 67

3.2.1 Phạm vi và công tác thi công chủ yếu giai đoạn 1 67

3.2.2 Quản lý an toàn lao động của dự án Pandora 71

3.2.3 Tai nạn lao động và các nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động trên công trường thi công dự án 75

3.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý an toàn lao động tại dự án 80

3.3.1 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn lao động được áp dụng 80

3.3.2 Giải pháp kỹ thuật 81

3.3.2 Giải pháp về tổ chức 91

3.3.3 Giải pháp về quy trình thực hiện 95

3.3.4 Đề xuất hoàn thiện quy trình quản lý an toàn lao động cho dự án Pandora 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102

Kết luận 102

Kiến nghị 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 5

DANH MỤC BẢNG HÌNH

Bảng 1.1 So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 và năm 2014 13

Bảng 2.1- Độ lệch trên mặt bằng theo TCVN 286:2003 47

Bảng 3-1: Đặc điểm cơ bản của khu nhà thấp tầng 67

Hình 2-1: Sơ đồ hệ thống pháp luật về An toàn - vệ sinh lao động 20

Hình 2.2 Hình ảnh của một hệ giá ép cọc điển hình 46

Hình 2.3 Cẩu cọc vào vị trí - nhìn từ mặt bên hệ giá ép 46

Hình 3-1: Tổng mặt bằng tổ chức thi công thi 1 dãy nhà 67

Hình 3-2: Mặt bằng thi công đào đất hố móng 68

Hình 3-3: Hình ảnh thi công móng 68

Hình 3-4: Sơ đồ tổ chức tại dự án 71

Hình 3-5: Qui trình quản lý tại dự án 74

Hình 3.6 Sơ đồ tổ chức thi công 82

Hình 3.7 Sơ đồ quy trình quản lý an toàn dự án 100

Trang 6

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ATLĐ : An toàn lao động

TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam PCCC : Phòng cháy chữa cháy

Trang 7

MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với xu hướng phát triển chung của các ngành, lĩnh vực kinh tế trên cả nước trong thập kỷ vừa qua, ngành xây dựng nói chung và cụ thể là các khu đô thị, khu cao ốc, văn phòng, các công trình cầu, đường, các nhà máy, công xưởng

đã và đang được xây dựng và phát triển rất nhiều trong thời gian qua

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các khu đô thị, khu công nghiệp đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội mà Chính phủ đặt ra Tuy nhiên, bên cạnh đó trong quá trình đầu tư, thi công xây dựng cũng đã và đang xảy rất nhiều tai nạn lao động, tai nạn lao động hay mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã và đang là nỗi lo của các cấp, các ngành Số liệu thống kê năm

2015 cho thấy, trên cả nước, ngành xây dựng xảy ra nhiều tai nạn lao động nhất chiếm khoảng 35,2% tổng số vụ tai nạn chết người và chiếm 37,9% tổng số người chết Riêng năm 2014 cả nước đã xảy ra 6.709 vụ tai nạn lao động làm 6.941 người bị nạn trong đó số vụ tai nạn lao động làm chết người là 592 vụ, làm 630 người chết

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình tràng mất an toàn lao động hiện nay đó là chủ đầu tư, các nhà thầu thi công không tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn trong thi công xây dựng Ý thức thực hiện bảo đảm an toàn của người lao động trong trong quá trình thi công còn kém Việc quản lý, đảm bảo an toàn lao động trên công trường thi công còn yếu, công tác quản lý mới chỉ ở việc thực hiện theo hồ sơ thiết kế, không có quy trình kiểm tra, giám sát đầy đủ Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những bất cập, thiếu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này Bất cập thể hiện ở chỗ là hệ thống quy chuẩn, kỹ thuật ATLĐ ít được cập nhật và ban

Trang 8

hành mới để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, phù hợp với công nghệ thi công và vật liệu mới, các giải pháp, biện pháp, tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn kỹ thuật mới chỉ được xây dựng cho một hạng mục hay công việc cụ thể mà chưa có một quy trình chung, chưa có tính đặc thù, phù hợp và khả thi cho mỗi loại hình công việc hay một hạng mục công việc cụ thể của dự án Công tác thành tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quan lý nhà nước chưa thực sự hiệu quả, các cơ quan quản lý có thẩm quyền còn chưa thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn trên công trường xây dựng, không có bộ máy giám sát người lao động, người sử dụng lao động tuân thủ các quy định về an toàn lao động

Trước tình hình đó, nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao động nói chung và cụ thể đối với một dự án xây dựng cụ thể nói riêng, ngoài việc thực hiện theo các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật thì việc nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động nhằm đưa ra các biện pháp quản lý cũng như đề xuất phương hướng, giải pháp để đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng là rất cần thiết vì một công trình xây dựng thành công không chỉ có chất lượng mà còn đặc biệt là an toàn của người lao động

II Mục đích của đề tài

Đề xuất giải pháp cụ thể về quản lý về an toàn lao động trong thi công tại

dự án: “Tổ hợp công trình hỗn hợp Pandora”

III Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề về công tác

quản lý an toàn lao động giai đoạn hiện nay để làm cơ sở khoa học cho việc đề

xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý về an toàn lao động trong các dự

án đầu tư xây dựng công trình

- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày, luận văn đưa ra một

Trang 9

số đề xuất nhằm nâng cao năng lực quản lý về an toàn lao động trong khi thi công các công trình xây dựng Từ đó đề ra được những biện pháp để có thể giảm thiểu các vụ tai nạn lao động trong xây dựng góp phần xây dựng công trình hiệu quả cao nhằm an toàn về người và của tránh thất thoát và lãng phí tiền bạc của nhà nước và nhân dân

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

a Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý về an toàn lao động trong thi công dự án: “Tổ hợp công trình hỗn hợp Pandora- Thanh Xuân – Hà Nội”, những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và các giải pháp hoàn thiện, nâng cao năng lực công tác quản lý an toàn lao động tại dự án

b Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về không gian: Công tác quản lý an toàn lao động của dự án: “Tổ hợp công trình hỗn hợp Pandora- Thanh Xuân – Hà Nội”

V Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Tiếp cận cơ sở lý thuyết;

- Tiếp cận các thể chế, pháp quy trong xây dựng;

- Tiếp cận các thông tin dự án;

- Phương pháp điều tra thu thập thông tin;

- Phương pháp thống kê số liệu;

- Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp kết quả đạt được

VI Kết quả dự kiến đạt được

- Đánh giá thực trạng công tác quản an toàn lao động tại dự án;

- Đánh giá các nguyên nhân gây tai nạn lao động;

Trang 10

- Đưa ra một quy trình để có thể giảm thiểu tai nạn lao động cũng như đảm bảo an toàn trong khi thi công xây dựng

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG

1.1 Giới thiệu về dự án đầu tư xây dựng

1.1.1 Khái niệm về dự án xây dựng

Theo Luật Xây dựng Việt Nam ngày 26-11-2001: “Dựán đầu tư xây dựng là công trình tập hợp các đề xuất cóliên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới,mở

rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mụcđích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhấtđịnh Dựán đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và thiết

kế cơ sở”

1.1 2 Các giai đoạn của dự án

Dự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư xây dựng của bất kỳ dự án nào cũng

gồm 3 giai đoạn:

+ Chuẩn bị đầu tư;

+ Thực hiện đầu tư;

+ Kết thúc xây dựng vàđưa công trình vào khai thác sử dụng;

Dự án nhà ở Pandora do chủ đầu tư là Liên doanh sản xuất ô tô Hòa Bình đầu tư thực hiện Hiện dự án đang ở giai đoạn thực hiện đầu tư

1 2 Yêu cầu về an toàn lao động khi thi công

Hiện nay, nhận thức của xã hộivề an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình ngày càng được nâng cao nhanh chóng cùng với sự gia tăng của công trường xây dựng trên khắp cả nước Theo quy định, trước khi tiến hành thi công công trình, chủ đầu tư cũng như các nhà thầu bắt buộc phảicó giải pháp, biện pháp kỹ thuật cụ thể, các phương án phòng, chống và giảm thiểu tai nạn trong quá trình thi công, các giải pháp, biện pháp, phương án này cũng phải được cấp

có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Tuy nhiên, khi tiến hành triển khai công

Trang 12

việc trong thực tếđiều khá quan trọng làcần phải trang bị kiến thức và kinh nghiệm về an toàn lao động cho cáccông nhân xây dựng và đội ngũ quản lý, giám sát hàng ngày trên công trường Việc trang bị đầy đủ kiến thức, dụng cụ bảo hộ lao động và thực hiện theo đúng như hồ sơ thiết kế thi công được duyệt cũng như kinh nghiệm trong phòng, chống và giảm thiểu tai nạn lao động cho công nhân góp phầnlớn trong giảm thiểu, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn và tai nạn lao động Do đó, chuẩn bị các tài liệu về an toàn lao động và phổ biến các thông tin quản lý cho các kỹ sư, công nhân làm việc tại hiện trường cũng

như cung cấpthêm các tin tức thực tiễn cho công nhân làm việc trên công trường

là một trong những biện pháp có hiệu quả đối với công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng

Khái niệm về Kỹ thuật an toàn lao động (gọi tắt là an toàn lao động – ATLĐ)được hiểu là một hệ thống các biện pháp, giải pháp (công trình và phi công trình) và phương tiện về tổ chức, kỹ thuật nhằm ngăn ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm, tai nạn lao động trong sản xuất có thể xảy ra đối với người lao động

Kỹ thuật an toàn lao động là việc nghiên cứu các giải pháp, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuậttiên tiến để loại

trừ các yếu tốnguy hiểmnhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và an toàn cho công trình trong quá trình xây dựng

1.3 Vai trò và nội dung của công tác quản lý an toàn trong xây dựng

Theo báo cáo của các địa phương, mức độ tai nạn lao động nói chung và đặc biệt tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng là rất bức thiết Nhiều vụ tai nạn, sự cố công trình, thiết bị thi công gây hiệu quả đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản mà một trong những nguyên nhân căn bản đó là người lao động

và người sử dụng lao động đã không nhận thức tốt cũng như được đào tạo chuẩn mực về an toàn lao động

Trong những tháng cuối năm 2014 và đầu năm 2015, lĩnh vực xây dựng trên cả nước đă xảy ra nhiều vụ tai nạn, sự cố công trình, thiết bị thi công gây hậu quả

Trang 13

đặc biệt nghiêm trọng, như: Vụ sập giàn giáo tại cảng Sơn Dương vào hồi 20 giờ ngày 25/3/2015 (dự án Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng, Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) làm 13 người chết và 29 người bị thương; Vụ một cần cẩu bị đứt cáp đã khiến 3 người đi đường tử vong tại chỗ ngày 05/5/2015; Các vụ tai nạn trên công trường thi công tuyến đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông, khiến

01 người đi đường chết tại chỗ, nhiều người bị thương, Vụ tai nạn tại công trình thi công đường sắt trên cao tại Hà Nội đã xảy ra chiều ngày 12/5/2015, làm bị thương 2 người tham gia giao thông, trong đó có một phụ nữ mang thai, Vụ sập giàn giáo tại công trình tòa nhà văn phòng Nam Sài Gòn, phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào 7giờ 35 phút sáng ngày 10/7/2015 khiến 3 người tử vong và 5 người bị thương và nhiều vụ tai nạn, sự cố nghiêm trọng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng, Hà Tĩnh và các địa phương khác…

Theo các thống kê thì ngành để xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng nhất trong những năm qua chính là ngành xây dựng, xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp, chiếm khoảng 30% số vụ TNLĐ chết người và cũng từng ấy số nạn nhân tử vong Riêng trong năm 2014, đã xảy ra 6.709 vụ TNLĐ làm 6.941 người bị nạn trong đó: Số vụ TNLĐ chết người là 592 vụ, làm 630 người chết

Ba ngành có tỉ lệ TNLĐ cao nhất là xây dựng, khai khoáng và hóa chất Số liệu thống kê tổng hợp năm 2014, từ các biên bản điều tra TNLĐ chết người trên địa bàn cả nước, thì TNLĐ liên quan đến lĩnh vực xây dựng chiếm 33,1% tổng số

vụ tai nạn và 33,9% tổng số người chết;

Chỉ tính riêng trong ngành xây dựng tại một số địa phương đang có nhiều công trrình xây dựng, TNLĐ trong thi công công trình đang diễn ra rất nghiêm trọng

và có diễn biến phức tạp Theo số liệu thống kê trong 2 năm 2014 và 2015 trung

bình hàng năm chiếm khoảng 30% tổng số vụ TNLĐ Năm 2014, thành phố Hồ Chí Minh để xảy ra 822 vụ TNLĐ chết người thì ngành xây dựng đã chiếm tới

90 vụ, trong đó có tới 49 vụ chết người (54%) Năm 2015, tổng số vụ TNLĐ của thành phố Hồ Chí Minh là 1.171 vụ thì ngành xây dựng đã chiếm tới 100 vụ TNLĐ, trong đó có 68 vụ TNLĐ chết người (68%) Ở Hà Nội, Năm 2014 để xảy

Trang 14

ra 126 vụ TNLĐ chết người thì ngành xây dựng đã chiếm tới 35 vụ, làm chết 13 người (chiếm 37%) Năm 2015, tổng số vụ TNLĐ của thành phố Hà Nội là 132

vụ thì ngành xây dựng đã chiếm tới 33 vụ TNLĐ, làm chết 8 người (chiếm 24%) Tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2014 để xảy ra 59 vụ TNLĐ chết người thì ngành xây dựng đã chiếm tới 16 vụ, làm chết 4 người (chiếm 25%) Năm 2015, tổng số

vụ TNLĐ của Hà Tĩnh là 38 vụ thì ngành xây dựng đă chiếm tới 15 vụ TNLĐ, làm 9 chết người (chiếm 60%)

Qua những thông tin trên đây, chúng ta có thể thấy mức độ TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng là rất nghiêm trọng Trên thực tế con số này còn lớn hơn nhiều Theo số liệu công bố của các cuộc điều tra khảo sát, cũng như dễ thấy trên thực

tế là các nhà thầu xây dựng ở nước ta hiện nay sử dụng rất nhiều lao động phổ thông, các lao động phổ thông này làm việc theo hợp đồng thời vụ hoặc theo công việc, không có đóng bảo hiểm xă hội, bảo hiểm tai nạn Khi tai nạn xảy ra, chủ thầu thường tìm cách thỏa thuận với người nhà nạn nhân dàn xếp việc đền

bù Họ thường khai với cơ sở y tế và cơ quan chức năng là các tai nạn này do các nguyên nhân khác…

Theo đánh giá ban đầu, một trong những nguyên nhân xảy ra mất an toàn là do các bên có liên quan trong thi công xây dựng công trình chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn trong thi công xây dựng Bên cạnh đó, các

cơ quan quản lý có thẩm quyền còn chưa thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn trên công trường xây dựng Ý thức, và sự hiểu biết về

an toàn trong lao động của người lao động còn yếu

Để hạn chế tai nạn lao động trong thi công xây dựng ngoài các quy định có tính pháp lý thì cần có sự vào cuộc từ nhiều phía như cơ quan quản lý nhà nước trong

đó có Bộ Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam, doanh nghiệp, người lao động, các tổ chức được huấn luyện ATLĐ, vệ sinh lao động và cấp chứng chỉ huấn luyện Có như vậy, công tác bảo đảm ATVSLĐ mới được đảm bảo và nâng cao trong thời gian tới

Trong đầu tư, thi công xây dựng công trình, để dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế

Trang 15

cao, ngoài những biện pháp, giải pháp kỹ thuật thì vấn đề an toàn lao động đã và đang vấn đề rất được quan tâm Vai trò của công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng Công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng có những vai trò, nội dung cơ bản như sau:

Vai trò:

- Tạo môi trường làm việc an toàn, tạo ý thức về an toàn lao động

- Ngăn ngừa các sai sót dẫn đến tai nạn và nguy cơ mất an toàn trong thi công xây dựng;

- Hạn chế và giảm thiểu tối đa tai nạn lao động trong xây dựng;

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động;

- Nâng cao ý thức, hiệu quả của người sử dụng lao động và người lao động;

- Nâng cao hiệu quả đầu tư công trình;

Nội dung của công tác quản lý an toàn trong xây dựng gồm:

Quản lý an toàn lao động trong xây dựng là các hoạt động quản lý lao động trên công trường nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình Nội dung của công tác quản lý an toàn lao động bao gồm những nội dung chính như sau:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an toànlao động; xây dựng, ban hành hoặc công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn lao động;

-Quy định và yêu cầu về việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong các hoạt động xây dựng;

- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn lao động

- Quản lý chất lượng, lưu trữhồ sơ công trình xây dựng

- Cấp, thu hồi các loại giấy phéptrong hoạt động thi công xây dựng

Trang 16

- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về

an toàn lao động trong hoạt động xây dựng

- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật

- Nâng cao chất lượng và số lượng thanh tra viên chuyên ngành, sửa đổi luật và những văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong tình hình hiện nay

- Xử lý những vấn đề vi phạm pháp luật liên quan đến mất ATLĐ, kể cả những vấn đề vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm kiên quyết đề nghị các cơ quan

tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự

1.4 Những yêu cầu đảm bảo an toàn trong thi công

1.4.1 Yêu cầu ATLĐ chung đối với công trường xây dựng

Yêu cầu bảo bảo ATLĐ được thể hiện rất rõ tại Luật lao động, Luật Xây dựng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong xây dựng và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về kiểm định an toàn các thiết bị trong xây dựng Bên cạnh

đó, tùy thuộc vào quy mô, tính chất của mỗi loại hình công trình, yêu cầu về đảm bảo ATLĐ của mỗi dự án, cho mỗi đối tượng là khác nhau Để đảm bảo ATLĐ, thuận lợi cho công tác thi công xây dựng công trình, riêng đối với loại hình công trình là nhà cao tầng, yêu cầu ATLĐ đối với công trường xây dựng cần phải đảm bảo các yêu cầu, nguyên tắc sau (Điều 3,Thông tư số 22/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Quy định về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình):

- Tổng mặt bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và phê duyệt theo quy định, phù hợp vớiđịađiểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho người, máy và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịuảnh hưởng của thi công xây dựng;

- Vật tư, vât liệu phải được sắp xếp gọngàng ngăn nắpđúng theo thiết kế tổng mặt bằng được phê duyệt Không đượcđể vật liệu và các chướng ngại vật cản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy;

Trang 17

- Trên công trường phải có biển báo theo (Điều 74 Luật Xây dựng).Tại cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, treo nội quy làm việc Các biện phápđảm bảo an toàn, nội quy ATLĐ phải được phổ biến và công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy

hiểm trên công trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh báo và hướng dẫn đề phòng tai nạn, ban đêm phải có đèn tín hiệu;

- Hệ thống lưới điện động lực và lướiđiện chiếusáng trên công trường phải riêng

rẽ, có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắtđiện một phần hay toàn

bộ khu vực thi công Người lao động, máy và thiết bị thi công trên công trường

phải được bảođảm an toàn vềđiện Các thiết bị phải được cáchđiện an toàn trong quá trình thi công xây dựng;

-Khi thi công, chủ đầu tư phải thành lập ban chỉ huy phòng chống cháy, nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công, phân cấp cụ thể cho các phòng, ban, bộ phận phụ trách kỹ thuật thi công trên công trường;

-Phải có phương án phòng, chống cháy nổ, phương án phòng cháy, nổ phải được thẩmđịnh, phê duyệt theo quy định Nhà thầu phải tổ chức đội phòng chống cháy

nổ, kèm theo quy chế hoạt động;

- Trên công trườngthi công phải bố trí các thiết bị chữa cháy Tại các vị trí dễ

xảy ra cháy phải có biển bảo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết bị báo động, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện đểứng phó;

- Và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật cóliên quan

1.4.2 Yêu cầu ATLĐ trong thi công xây dựng

Khi tiến hành thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư và các nhà thầu cần phải thực hiện một số nội dung chính như sau (Điều 3 Thông tư số 22/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựngQuy định về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình):

- Trước khi khởi công xây dựng phải có biện pháp thi công được phê duyệt, trong đó biện pháp thi công phải thể hiện được các giải phápđảm bảo ATLĐcho

Trang 18

người lao động và máy, thiết bị thi công đối với từnghạng mục công việc Trong thiết kế biện pháp thi công phải có thuyết minh hướng dẫn về kỹ thuật và các chỉ

dẫn thực hiện và phù hợp với điều kiện thi công cũng như các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;

- Trong quá trình tiến hành thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các nhà thầu phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình

kỹ thuật và nội quy của công trường cũng như các nội quy, quy định khác trong khu vực thi công;

- Biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn phải được xem xétđịnh kỳ hoặc đột xuất đểđiều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của công trường;

- Tổ chức, các nhân phải cóđủđiều kiện năng lực phù hợp với công việcđảm nhận theo quy định Những ngườiđiều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện các công việc có yêu cầunghiêm ngặt về ATLĐ phải được huấn luyện ATLĐ, thậm chí cần phải có chứng chỉ về an toàn lao động do chủ đầu tư xác nhận;

- Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ phải được kiểmđịnh, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phéphoạt động trên công trường Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân theo quy trình, biện phápđảm bảo an toàn và quy chuẩn về môi trường Tất cả các loại máy móc, thiết bị phải phục vụ công tác thi công phải còn hạn kiểm định;

- Những người tham gia thi công xây dựng trên công trường phải được khám sức khỏe, có đủ sức khỏe để thực hiện công việc, được huấn luyện về an toàn và được trang bị đầyđủ đồ dùng bảo hộ lao động theo quy định về ATLĐ;

Như vậy, có thể thấy, Điều 3 của Thông tư số 22/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã quy định khá chi tiết, đầy đủ các yếu tố nhằm đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định này lại hoàn toàn do chủ đầu tư và các nhà thầu thi công Bên cạnh đó các nhà quản lý cũng có trách nhiệm trong

Trang 19

việc giúp các chủ đầu tư, các nhà thầu thực hiện nghiêm các nội dung đã được quy định

1.5 Hiện trạng quản lý ATLĐ của các nhà thầu trong thi công

Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa tại các tỉnh, thành phố gia tăng nhanh chóng, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam đạt 3,4%/năm năm 2013 Quá trình đô thị hóa kéo theo sự phát triển tất yếu của

cơ sở hạ tầng, sự phát triển đó thể hiện qua nhiều mặt như giao thông, nhà ở, điện nước, môi trường, trung tâm thương mại, công trình công cộng … Bên cạnh những tác động tích cực của quá trình đô thị hóa mang lại thì cũng để lại những tác động tiêu cực và đặc biệt là những tại nạn lao động và hậu quả đáng tiếc trong quá trình thi công xây dựng

Theo thống kê sơ bộ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), năm

2015 số vụ TNLĐ là 7620 vụ, tăng 911 vụ so với năm 2014; làm 7.785 người bị nạn, tăng 844 người, trong đó số người chết tăng 36 người, số vụ có người chết tăng 37 vụ Đặc biệt, số người bị thương nặng tăng 2% và số vụ có từ 2 nạn nhân trở lên tăng 46% Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số vụ TNLĐ tăng 42%

so với năm 2014, tiếp đến là Quảng Ninh, Hà Nội… Thiệt hại về vật chất do TNLĐ xảy ra năm 2015 (chi phí tiền thuốc, mai tang, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương…) ước khoảng 90,78 tỉ đồng, thiệt hại về tài sản khoảng 7,76 tỉ đồng Các lĩnh vực, nghề xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là khai thác khoáng sản, xây dựng, kinh doanh điện, cơ khí và chế tạo Trong đó vẫn giống như năm 2014, yếu tố ngã từ trên cao vẫn là lĩnh vực chiếm tỉ lệ cao nhất: chiếm 30,7% tổng số vụ và 30,8% tổng số người chết

Trang 20

TT Chỉ tiêu thống kê Năm 2014 Năm 2015 Tăng/giảm

5 Số người bị thương nặng 1.544 1.704 +160 (10,4 %)

7 Số vụ có 2 người bị nạn trở lên 166 79 -87 (-54,4%)

Số liệu thống kê tai nạn theo lĩnh vực cũng cho thấy:

- Lĩnh vực xây dựng chiếm 35,2% tổng số vụ tai nạn chết người và 37,9% tổng

số người chết;

- Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 8,8% tổng số vụ chết người và 8,1% tổng số người chết;

- Lĩnh vực dịch vụ chiếm 7,1% tổng số vụ chết người và 6,8% tổng số người chết;

- Lĩnh vực dịch vụ vận tải và bốc xếp hàng hóa chiếm 5,9% tổng số vụ chết người và 6,1% tổng số người chết;

Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất:

- Ngã từ trên cao chiếm 28,1% tổng số vụ chết người và 26,4% tổng số người chết;

- Điện giật chiếm 18,9% tổng số vụ chết người và 17,2% tổng số người chết;

- Vật rơi, đổ sập chiếm 16,8% tổng số vụ chết người và 22,6% tổng số người chết;

- Tai nạn giao thông chiếm 13% tổng số vụ chết người và 12% tổng số người chết;

- Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 5,95% tổng số vụ chết người và 5% tổng số người chết;

Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người

- Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 52,8%, cụ thể:

Trang 21

+ Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 25,2% tổng số vụ;

+ Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 14,3% tổng số vụ;

+ Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động chiếm 9,7% tổng số vụ;

+ Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 2,6% tổng số vụ;

+ Do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 1%

- Nguyên nhân người lao động chiếm 18,9%, cụ thể:

+ Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm 17,2% tổng số vụ;

+ Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 1,7% tổng

số vụ;

Còn lại 28,3% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác Những con số thống kê trên cho thấy số vụ tai nạn xảy ra nhiều nhất là trong lĩnh vực xây dựng, chiếm 35,2% trong tổng số vụ tai nạn chết người Một trong những nguyên nhân để xảy ra tình trạng mất ATLĐ đó là Chủ đầu tư, các đơn vị thi công không chấp hành nghiêm các quy định về an toàn kỹ thuật trong xây dựng, không thực hiện các biện pháp an toàn lao động như hồ sơ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Ý thức của công nhân còn kém, và có tính chủ quan Bên cạnh đó, sự buông lỏng quản lý của cơ quan quản lý về an toàn lao động tại các địa phương ở khu vực xây dựng công trình cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tai nạn lao động vẫn xảy ra Về cơ bản công tác quản lý ATLĐ của các nhà thầu thi công hiện nay còn tồn tại một số vấn đề như sau:

- Quản lý ATLĐ còn lỏng lẻo, chưa được quan tâm chú trọng, các đơn vị thi công chưa thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật về bảo hộ lao động, công tác ATLĐ

Trang 22

tại các công trường còn nhiều sai sót, một số hình thức chỉ mang tính đối phó;

- Về tổ chức mặt bằng công trường xây dựng, hầu hết các công trình có thiết kế tổng mặt bằng công trường xây dựng nhưng không niêm yết tại cổng chính của công trường theo quy định, không thực hiện theo thiết kế của mặt bằng thi công;

- An toàn sử dụng điện và chống ngã cao vẫn là các vấn đề thường trực ở các công trường xây dựng Các vi phạm như không nối đất vỏ các tủ điện, dây dẫn điện không treo mà dải dưới đất (kể cả trên bề mặt sàn đọng nước), không sử dụng ổ cắm chuyên dụng hoặc sử dụng thiết bị điện cầm tay nhưng không thực hiện đo cách điện trước khi đưa vào sử dụng Các công trình không lắp đặt đủ bộ phận ngăn ngã cao tại các mép sàn, hố thang máy, lỗ thông tầng, nhiều vị trí chỉ căng dây cáp hoặc dây nhựa, thiếu bảng cảnh báo khu vực nguy hiểm;

- Về phòng chống cháy nổ, hầu hết các công trình đã kiểm tra đều không có hoặc có nhưng không đầy đủ phương án PCCC, cứu nạn cho công trường Việc

bố trí thiết bị chữa cháy cục bộ tại khu vực đang thực hiện những công việc dễ xảy ra cháy (thi công hàn, cắt, lắp đặt hệ thống lạnh….) vẫn chưa đầy đủ, nhiều công trình bố trí thiếu số lượng bình chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy tại những vị trí này;

- Các công trường không trang bị đủ bảo hộ lao động cho công nhân, phổ biến là thiếu giầy, quần áo bảo hộ lao động (thường chỉ trang bị mũ);

- Việc sử dụng phương tiện BHLĐ của công nhân vẫn còn nhiều vấn đề, thường

là công nhân không sử dụng đủ trang thiết bị BHLĐ được cấp như: giầy, mũ hoặc dây đeo an toàn….;

- Quản lý sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn còn nhiều bất cập như: không kiểm tra, kiểm định theo định kỳ, thậm chí một số loại máy móc, thiết bị, phương tiện thi công không có kiểm định, không có xuất sứ và thiết bị phụ trợ kèm theo, một số thiết bị, máy móc có kiểm định nhưng đã hết hạn

- Không đảm bảo an toàn về môi trường làm việc cũng như kiểm tra định kỳ về sức khỏe, kiến thức an toàn của người lao động trong quá trình thi công;

Trang 23

- Chế tài xử phạt các nhà thầu thi công trong việc không thực hiện đảm bảo an toàn lao động còn nhẹ Đặc biệt là chế tài xử phạt cá nhân vi phạm trong việc đảm bảo an toàn an lao động hầu như không có, hình thức xử phạt công nhân vi phạm mới chỉ dừng ở mức độ nhắc nhở, và yêu cầu thực hiện

1.6 Kết luận về các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý an toàn lao động

Mặc dù hồ sơ thiết kế thi công đã có các giải pháp bảo đảm ATLĐ, tuy nhiên tai nạn lao động trong hoạt động xây dựng vẫn xảy ra, bước đầu có thể nhận định một số nguyên nhân, tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý ATLĐnhư sau:

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn,tiêu chuẩn kỹ thuật ATLĐ chưa được cập nhật và ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, phù hợp với công nghệ thi công và và vật liệu mới Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây lúng túng, khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp thi công mới;

- Thiếu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan quản lý có thẩm quyền còn chưa thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn trên công trường xây dựng;

- Nguyên nhân xảy ra mất an toàn được xác định là do các bên có liên quan trong thi công xây dựng công trình chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn trong thi công xây dựng;

- Chủ đầu tư và các nhà thầu thi công chưa thực hiện đầyđủ pháp luật về bảo hộ lao động cũng nhưáp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định của pháp luật về an toàn lao động;

- Cán bộ phụ trách công tác ATLĐ còn thiếu, và chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đầy đủ.Một bộ phận cán bộ lãnh đạo chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò ý nghĩa của công tác ATLĐ, do đó chưa thực sự quan tâm coi trọng thực hiện công tác bảo đảm an toàn lao động, chưa thấy hết ý nghĩa và tác động của công tác ATLĐ, và vệ sinh môi trường đối với đời sống người lao động;

Trang 24

-Không thực hiện các biện pháp kỹ thuật về an toàn động như hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt;

- Thiếu sự quan tâm chỉđạo, kiểm tra sát sao về an toàn - vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ của chính nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát;

-Công tác huấn luyện, tuyên truyền, giáo dục phổ biến, hướng dẫn về pháp luật bảo hộ lao động và những biện pháp cụ thể cho người lao động chưa được coi trọng;

-Chế độ thống kê báo cáo chưa nghiêm túc, sử dụng lao động thời vụ không ký

hợp đồng lao động, không qua đào tạo vẫn còn khá phổ biến;

-Ý thức tự bảo vệ cũng như thực hiện nghiêm về an toàn lao động của người lao động trong trong quá trình thi công còn kém, việc tuân thủ đảm bảo ATLĐ đôi khi còn mang tính đối phó, thực hiện mang tính cho có;

- Các giải pháp, biện pháp an toàn kỹ thuật mới chỉ được xây dựng cho một hạng mục hay công việc cụ thể mà chưa có một quy trình chung, có tính đặc thù, phù hợp và khả thi cho mỗi loại hình công việc hay một hạng mục công việc cụ thể của dự án;

- Công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động đạt tỷ lệ thấp, nhiều người lao động chưa được huấn luyện;

- Việc đo, kiểm tra định kỳ các yếu tố có hại trong môi trường lao động, việc tổ chức quản lý sức khỏe người lao động còn rất hạn chế và hầu như không được quan tâm, thực hiện

Trang 25

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG

2.1 Cơ sở pháp lý

2.1.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vềATLĐ trong xây dựng công trình

Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn - vệ sinh lao độngđã được xây dựng và ban hành như Luật Lao động, Luật Xây dựng, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật cũng đã được ban hành.Nhìn chung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động khá đầy đủ, quy định các quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật và hướng dẫn chi tiết về các hoạt động, kiểm định, huấn luyện về công tác đảm bảo an toàn lao động, bên cạnh đó còn quy định về cả lứa tuổi cũng như các công việc phù hợp với lứa tuổi và danh mục các công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao, các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại Có thể thể chia hệ thống pháp luật về An toàn vệ sinh lao động ở nước ta thành 3 nhóm chính theo mức độ

có tính pháp lý từ cao đến thấp như sau:

Nhóm 1: Bộ Luật Lao động, các luật khác và Pháp lệnh có liên quan đến An toàn

và vệ sinh lao động

Nhóm 2: Nghị định 06/CP và các nghị định khác có liên quan đến An toàn và vệ sinh lao động Nhóm 3: Các thông tư, thông tư liên tịch, chỉ thị, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về An toàn và vệ sinh lao động

Hệ thống pháp luật về An toàn và vệ sinh lao động của Việt Nam được minh họa trong Hình 2.1

HIẾN PHÁP

Trang 26

Hình 2- 1: Sơ đồ hệ thống pháp luật về An toàn - vệ sinh lao động

Bộ Luật lao động và các Luật có liên quan đến an toàn và vệ sinh lao động Những nội dung cơ bản về an toàn và vệ sinh lao động trong Bộ Luật lao động (Năm 1994 - Sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007, và 2012):

*Chương IX:

Chương này quy định về trách nhiệm của các cấp chính quyền, công đoàn các doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động trong việc đảm bảo An toàn

và vệ sinh lao động như sau:

Trách nhiệm của Chính phủ trong chương trình quốc gia về An toàn và vệ sinh lao động;

Trang 27

- Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc xây dựng Chương trình Quốc gia về An toàn và vệ sinh lao động;

- Trách nhiệm và quyền của người sử dụng lao động trong công tác đảm bảo An toàn và vệ sinh lao động cho người lao động: Người sử dụng lao động phải trang bị phương tiện bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động, đảm bảo không gian làm việc an toàn, kiểm tra, tu sửa nhà cửa, thiết bị, chăm lo sức khỏe cho người lao động, cấp cứu, điều trị cho những người bị tai nạn lao động và bồi thường cho người bị tai nạn lao động, v.v;

- Trách nhiệm và quyền lợi của người lao động: Đáng chú ý là quyền từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng, đồng thời có trách nhiệm báo ngay với người phụ trách trực tiếp

* Môt số điều có liên quan đến An toàn và vệ sinh lao đông trong các chương khác:

- Điều 29, Chương IV quy định về trong hợp đồng lao động, trong đó, ngoài các

nội dung khác phải có nội dung về điều kiện an toàn lao động và vệ sinh lao động;

- Điều 39, Chương IV quy định một trong nhiều trường hợp về việc chấm dứt hợp đồng là người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc

đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của thầy thuốc;

- Điều 46, Chương V quy định một trong những nội dung chủ yếu của thỏa ước tập

thể là An toàn và vệ sinh lao động;

- Điều 68, Chương VII quy định việc rút ngắn thời gian làm việc đối với người làm

công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm;

- Điều 69, Chương VII quy định số giờ làm thêm không được vượt quá trong một

ngày và trong một năm;

- Điều 71, Chương VII quy định thời gian nghỉ ngơi trong thời gian làm việc giữa 2

ca;

- Điều 83, Chương VIII quy định những nội dung chủ yếu của nội quy lao động tại

Trang 28

nơi làm việc;

- Điều 84, Chương VIII quy định các hình thức xử lý người vi phạm kỷ Luật Lao

động;

- Điều 113, Chương X quy định việc không được sử dụng lao động nữ khi làm

những công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại theo danh mục quy định;

- Điều 121, Chương XI quy định về việc cấm người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại theo danh

mục quy định;

- Điều 143, Mục 1, Chương XII qui định việc trả lương, chi phí cho người lao động trong thời gian nghỉ việc, chữa trị vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp Mục

2 quy định chế độ tử tuất, trợ cấp thêm một lần cho thân nhân người lao động bị

chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp

* Một số Luật có liên quan đến an toàn và vệ sinh lao động

Khi thực hiện công tác về An toàn và vệ sinh lao động thì Bộ Luật Lao động, Nghị định 06/CP và Nghị định 110/2002/NĐ-CP (sửa đổi một số điều của Nghị định 06/CP) là những tài liệu chủ yếu phải tuân theo Tuy nhiên, còn có một số số Luật khác có liên quan như sau:

- Luật Hình sự (2009): Có nhiều điều khoản với các tội danh có liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động Điều 227 đề cập tới tội danh vi phạm quy định về

an toàn lao động Điều 229 đề cập tới tội danh vi phạm quy định về xây dựng có gây hậu quả nghiêm trọng Điều 239 và 240 liên quan đến chất cháy, chất độc hại

và vấn đề phòng cháy, v.v;

- Luật Bảo hiểm xã hội (2011): Chương II quy định về quyền hạn, trách nhiệm của

người lao động và người sử dụng lao động về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội;

- Luật Bảo vệ môi trường (2005): Điều 40 đề cập tới công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng Điều 42 đề cập đến việc nhập khẩu máy, thiết bị và

những hành vi bị nghiêm cấm, v.v có liên quan đến bảo vệ môi trường;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy (2001): Luật này quy định về phòng cháy, chữa

Trang 29

cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng

cháy và chữa cháy;

- Luật Công đoàn (1990): Trong luật này, an toàn và vệ sinh lao động được đề cập rất cụ thể, đặc biệt là Điều 6, Chương II Công đoàn có trách nhiệm phối hợp về công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn và tuyên truyền, giáo dục về an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn và vệ sinh

lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động;

- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989) với các Điều 9, 10 và 14 đề cập đến vấn đề

vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển hóa chất, xử lý chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt, vệ sinh trong lao động Các yếu tố có thể gây mất an toàn và

vệ sinh ô nhiễm môi trường cần được xử lý nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động

và những người khác

Nghị định 06/CP và các Nghị định khác có liên quan

* Nghị định 06/CP (Năm 1995 - Sửa đổi, bổ sung năm 2002):

- Nghị định 06/CP gồm 7 Chương và 24 Điều, quy định chi tiết một số điều của

Luật Lao động về an toàn và vệ sinh lao động

+ Chương I: (Điều 1) Đối tượng và phạm vi áp dụng;

+ Chương II: (Điều 2 8) An toàn lao động, vệ sinh lao động;

+ Chương III: (Điều 9,12) Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;

+ Chương IV: (Điều 13,16) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động

+ Chương V: (Điều 17,19) Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước;

+ Chương VI: (Điều 20,21) Trách nhiệm của tổ chức công đoàn;

+ Chương VII: (Điều 22, 24) Điều khoản thi hành

* Nghị định có liên quan:

Trang 30

+ Nghị định số 47/2010/NĐ-CP (06/5/2010) của Chính phủ qui định việc xử phạt

hành chính hành vi vi phạm pháp Luật Lao động;

+ Nghị định số 45/CP (06/4/2005) của Chính phủ qui định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà Nước về y tế, trong đó có qui định liên quan đến hành

vi vi phạm về an toàn và vệ sinh lao động;

+ Nghị định số 109/2002/NĐ-CP (27/12/2002) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP (31/12/1994) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật Lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;

+ Nghị định 110/CP (7/12/2002) của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

+ Nghị định số 23/CP (18/4/1996) hướng dẫn một số điều của Luật Lao động về

những qui định riêng đối với lao động nữ;

+ Nghị định 195/CP(31/12/1994) của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;

Các Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ; các Thông

tư, thông tư liên tịch của các Bộ, Ngành có liên quan đến an toàn và vệ sinh lao động:

*Quyết định của Thủ tướng chính phủ và một số Bộ ngành

+ Quyết định 2281/QĐ-TTg (10/12/2010) phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 – 2015;

+ Quyết định số 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ban hành Danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm và

độc hại;

+ Quyết định số 66/2008/QĐ-BLĐTBXH ban hành Qui trình kiểm định kỹ thuật

an toàn thiết bị nâng, thang máy và thang cuốn;

+ Quyết định số 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH ban hành qui trình kiểm định kỹ thuật

an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

Trang 31

+ Chỉ thị số 03/CT-BXD (11/11/2013) của Bộ Xây dựng về việc tăng cường quản

lý chất lượng đảm bảo an toàn hệ thống giàn giáo sử dụng trong thi công xây dựng công trình;

+ Chỉ thị số 01/2009/CT-BXD (18/3/2009) về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo An toàn và vệ sinh lao động trong ngành xây

dựng;

+ Chỉ thị số 10/2008/CT-TTg (14/3/2008) về việc tăng cường thực hiện công tác

bảo hộ lao động và ATLĐ;

*Thông tư, thông tư liên tịch của một số Bộ ngành

Có nhiều thông tư, thông tư liên tịch liên quan đến An toàn và vệ sinh lao động Phạm vi luận văn chỉ đề cập các thông tư liên quan tới nghĩa vụ và quyền của

người sử dụng lao động và người lao động

Thông tư số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn việc khai báo, điều tra,

lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động;

Thông tư số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT (10/1/2011) hướng dẫn tổ chức thực

hiện An toàn và vệ sinh lao động trong cơ sở lao động;

Thông tư số 22/2010/TT-BXD (03/12/2010) quy định về An toàn lao động trong

xây dựng công trình;

Trang 32

Thông tư số 01/2007/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC (12/1/2007) hướng dẫn phối hợp trong việc giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động

có dấu hiệu tội phạm;

Thông tư số 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT (12/9/2006) sửa đổi bổ sung Khoản

2, Mục III của Thông tư số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có

yếu tố nguy hiểm và độc hại;

Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH (18/4/2003) hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp;

Thông tư số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT (17/3/1999) hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có

yếu tố nguy hiểm và độc hại;

Thông tư 06/2014/TT- BLĐTBXH (6/3/2014)Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Thông tư 05/2014/TT-BLĐTBXH (6/3/2014)Về việc Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH(18/10/2013) Quy định về công tác huấn luyện

an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH (12/2/2014)Hướng dẫn thực hiện chế độ trang

bị phương tiện bảo vệ cá nhân;

Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH (11/6/2013) Ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc;

Thông tư 10/2013/TT-BLĐTBXH (10/6/2013)Ban hành danh mục các công việc

và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên;

Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH (21/12/2012) ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy

Trang 33

Thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH (14/11/2011)Hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

Thông tư 20/2011/TT-BLĐTBXH (29/7/2011) ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện”

Thông tư 31/2014/TT-BCT (2/10/2014)Quy định chi tiết một số nội nội dung về an toàn điện;

Thông tư 08/2011/TT-BLĐTBXH (22/4/2011) ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện"

Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về an toàn và vệ sinh lao động

Để đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong sản xuất, Nhà Nước đã ban hành nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan đến An toàn

và vệ sinh lao động Đây là một bộ phận của Hệ thống các văn bản pháp luật về An toàn và vệ sinh lao động, được trình bày dưới dạng các văn bản hướng dẫn, qui tắc, qui định cụ thể để đảm bảo về An toàn và vệ sinh lao động trong sản xuất, phòng

tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Hệ thống các Tiêu chuẩn và Qui chuẩn này đã đề cập rất cụ thể về các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất, quy định các tiêu chuẩn cho phép, quy định các thao tác, các biệnpháp, các nội dung phải thực hiện khi tổ chức, tiến hành sản xuất, sử

Trang 34

dụng, sửa chữa, bảo quản thiết bị máy và vật tư, v.v nhằm đề phòng, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh ghề nghiệp và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động

xấu có thể xảy ra

Hệ thống Tiêu chuẩn và Quy chuẩn về An toàn và vệ sinh lao động đã được ban

hành có thể chia ra thành các nhóm sau:

Các tiêu chuẩn cơ bản

Gồm các tiêu chuẩn đề cập tới các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất, các tiêu chuẩn an toàn lao động, các thuật ngữ, định nghĩa có liên quan đến an toàn điện, phóng xạ, an toàn bức xạ, kỹ thuật chiếu sáng, chất lượng không khí và chất

lượng nước, v.v;

TCVN 2287:1978 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động - Quy định cơ bản

Các tiêu chuẩn về yêu cầu chung và định mức các yếu tố nguy hiểm có hại

Gồm các tiêu chuẩn đề cập tới các lĩnh vực chiếu sáng, trường điện từ, bức xạ ion hóa, cháy nổ, tiếng ồn, rung động, tín hiệu âm thanh, tín hiệu màu sắc, không khí

và nước, v.v;

TCVN 3743:1983 Chiếu sáng nhân tạo các nhà công nghiệp và công trình công

nghiệp;

TCVN 3255:1986 An toàn nổ - Yêu cầu chung;

TCVN 3254:1989 An toàn cháy - Yêu cầu chung;

TCVN 5126:1990 Rung - Giá trị cho phép tại chỗ làm việc;

TCVN 5508:1991 Không khí vùng làm việc vi khí hậu, giá trị cho phép, phương

pháp đo và đánh giá;

TCVN 3985:1999 Âm học - Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc

Các tiêu chuẩn về yêu cầu chung về an toàn với thiết bị

Gồm các tiêu chuẩn đề cập những yêu cầu chung về an toàn đối với thiết bị sản xuất, yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện, thiết bị nâng hạ, các máy gia công kim

Trang 35

loại, hệ thống gió, thiết bị chịu áp lực, ô tô và máy kéo, v.v;

TCVN 2290:1978 Thiết bị sản xuất - Yêu cầu chung về an toàn;

TCVN 4244:1986 Qui phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng;

TCVN 4755:1989 Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị thủy lực;

TCVN 5181:1990 Thiết bị nén khí - Yêu cầu chung về an toàn

Các tiêu chuẩn yêu cầu chung về an toàn đối với quá trình thi công

Gồm các tiêu chuẩn đề cập đến những yêu cầu chung về an toàn, một số quy chuẩn

an toàn trong công việc sơn, gia công gỗ, nhiệt luyện, hàn điện, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, xếp dỡ, khai thác, chế biến đá, sản xuất và sử dụng khí axêtylen, ôxy và an toàn điện trong xây dựng, v.v;

TCVN 3146:1986 Công việc hàn điện - Yêu cầu chung về an toàn;

TCVN 3147:1990 Qui phạm an toàn trong công tác xếp dỡ;

TCVN 5308:1991 Quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong xây dựng;

TCVN 4245:1996 Yêu cầu kỹ huật an toàn trong sản xuất, sử dụng ôxy, axêtilen, v.v

Các tiêu chuẩn về yêu cầu đối với các phương tiện bảo vệ các nhân

Gồm các tiêu chuẩn đề cập đến các phương tiện bảo vệ cá nhân như: mặt nạ, quần

áo, kính bảo vệ mắt, mũ và sào cách điện, v.v;

TCVN 2606:1978 Phương tiện bảo vệ tay - Phân loại;

TCVN 2607:1978 Quần áo bảo hộ lao động - Phân loại;

TCVN 2608:1978 Giầy bảo hộ lao động bằng da và vải - Phân loại;

TCVN 2609:1978 Kính bảo hộ lao động - Phân loại;

TCVN 2291:1978 Phương tiện bảo vệ người lao động - Phân loại

Các quy chuẩn quốc gia

Qui chuẩn xây dựng được ban hành cùng với quyết định số 682/BXD-CSXD

Trang 36

(14/12/1996) của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

QCVN 01:2008/BCT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện;

QCVN 06:2009/BTNMT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

QCVN 18/2014/BXD -Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia – An toàn trong xây dựng….; Nhìn chung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, quy phạm

về an toàn lao động trong xây dựng được ban hành khá chi tiết và đầy đủ Các quy định về loại hình công việc, tính chất công việc và lứa tuổi phù hợp với công việc cũng đã được quy định rất rõ ràng cụ thể Đối với nội dung về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, ngoài Luật Xây dựng, Luật Lao động, các thì Thông tư số 22/2010/TT-BXD ban hành ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định và hướng dẫn chi tiết, đầy đủ các yêu cầu đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình (Điều 3, Điều 4, thuộc chương II của Thông tư) Về trách nhiệm của các chủ thể (Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Ban quản lý hoặc Tư vấn quản lý dự án và Tư vấn giám sát thi công) đối với an toàn trong thi công xây dựng công trình cũng được quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Thông tư Bên cạnh đó mối quan hệ phối hợp giữa chủ đầu tư với tổng thầu hoặc thầu chính, thầu phụ cũng được thể hiện và quy định rõ ràng Quyền và trách nhiệm của người lao động cũng như trách nhiệm của người làm công tác an toàn của nhà thầu cũng được đề cập và thể hiện rõ Vai trò quản lý và trách nhiệm thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước cũng được quy định tại Thông tư này Như vậy, có thể thấy, nội dung, yêu cầu, các biện pháp, trách nhiệm, quyền lợi người lao động và các bên liên quan đến công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng được quy định đầy đủ, rõ ràng, cụ thể;

Bên cạnh đó còn có các Thông tư quy định về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH), Thông tư quy định về danh mục công việc

và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên (Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH), Thông tư quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động (27/2013/TT-BLĐTBXH)… Như vậy có thể thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đề cập và quy định khá đầy đủ về các lĩnh vực công

Trang 37

việc, phạm vi công việc cũng như khả năng thực hiện của người lao động đối với nội dung công việc cụ thể Đây là một trong những cơ sở và công cụ hữu hiệu đối với công tác quản lý an toàn lao động cũng như đảm bảm an toàn cho người lao động trong mọi ngành nghề lĩnh vực nói chung và ngành xây dựng công trình nói riêng

Hiện nay, bên cạnh Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện các qui định về ATLĐ thì hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật ATLĐ đối với máy, thiết bị, công trình

đã được ban hành như: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng QCVN 18:2014/BXD; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng; QCVN: 02/2011/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện; QCVN 12:2013/BLĐTBXH - Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với sàn thao tác treo; QCVN 13: 2013/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Pa lăng điện; QCVN 16: 2013/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng; QCVN 18:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng của Bộ Xây dựng …;

Ngoài ra còn có một loạt các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình quy định về đảm bảo

an toàn lao động trong xây dựng Gần đây nhất, Quốc hội cũng đã thông qua Luật

An toàn, vệ sinh lao động, trong đó nêu rõ quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố

có hại cho người lao động, nội quy, quy trình và các biện pháp đảm bản an toàn, vệ sinh lao động… Luật An toàn, vệ sinh lao động sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 Đây là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm đáp ứng và giải quyết được yêu cầu của công tác quản lý, quy trình an toàn lao động hiện nay

Như vậy có thể thấy, về mặt pháp lý, người sử dụng lao động căn cứ pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn, vệ sinh lao động và điều kiện hoạt động sản xuất, lao động để xây dựng, ban hành và

tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động Nếu chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát, người lao động thực hiện nghiêm theo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn được quy định tại các văn bản pháp lý nêu trên ngay từ bước đầu thì chắc chắn số vụ tai nạn lao động trong

Trang 38

thi công xây dựng côn trình sẽ giảm đi rất nhiều, khi đó, hiệu quả đầu tư công trình

sẽ mang lại giá trị kinh tế cao

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng còn rất nhiều vấn đề, việc thực hiện đúng và đầy đủ theo các quy định của các văn bản quy phạp pháp luật còn nhiều hạn chế, thậm chí không được thực hiện Những vi phạm, tồn tại trong an toàn lao động trong thi công xây dựng sẽ được đề cập đến trong các nội dung nghiên cứu dưới đây của luận văn

Các nội dung, nguyên tắc, quy định tại các Luật và các Thông tư nêu trên là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá quy trình quản lý an toàn lao động của dự án Pandora

và đề xuất các nội dung nhằm khắc phục và hoàn thiện quy trình quản lý an toàn lao động của dự án

2.1.2 Các quy định trong tổ chức, quản lý an toàn lao động

Quản lý trong an toàn lao động xây dựng nhằm mục tiêu phòng ngừa tai nạn là chính An toàn lao động hiểu theo nghĩa rộng là an toàn không chỉ cho mọi người lao động trên công trình mà còn phải an toàn cho cả công trình, công trường sản xuất.Hiện nay, các công trường xây dựng ở nước ta quản lý an toàn lao động dựa trên TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

Trang 39

Sơ đồ quản lý an toàn lao động dựa trên TCVN 5308:1991

Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụngvốn

dự án đầu tư;

Ban Quản lý dự án: Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền Ban QLDA chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền

Tư vấn: Là tổ chức hoặc cá nhân hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn xây dựng hoặc là các chuyên gia tư vấn có kiến thức rộng trong lĩnh vực xây dựng Nhà thầu (thầu chính và thầu phụ): Là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện công tác xây dựng Những tổ chức, cá nhân này có đủ năng lực và chuyên nghiệp trong hoạt động xây dựng

Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động: Là bộ phận tham mưa, giúp việc cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn, vệ sinh lao động

Quy định về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình được quy định đầy đủ, chi tiết tại Thông tư số 22/2010/TT-BXD nói trên Tại thông tư này, trách nhiệm của

Trang 40

các chủ thể như Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Ban QLDA, hoặc Tư vấn quản lý

dự án và Giám sát thi công, cũng như người lao động được quy định rõ ràng, cụ thể Bên cạnh đó mối quan hệ phối hợp giữa Chủ đầu tư và nhà thầu thi công trên công trường cũng được quy định và phân biệt rõ giữa tổng thầu và các nhà thầu thi công phụ Đối với người lao động, không chỉ có trách nhiệm tuân thủ ATLĐ mà họ còn có quyền từ chối thực hiện các công việc được gia khi thấy không đảm bảo an toàn lao động, và chỉ nhận thực hiện những công việc phù hợp với chuyên môi được đào tạo Như vậy, có thể thấy, các quy định của Thông tư này phần nào cơ bản đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo ATLĐ trong xây dựng

Quyền và trách nhiệm của người lao động:

Theo quy định tại Điều 9 của Thông tư số 22/2010/TT-BXD thì quyền và trách nhiệm của người lao động gồm:

Quyền lợi:

+ Có quyền từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp mà vẫn không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định

+ Chỉ nhận thực hiện những công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo Chấp hành đầy đủ các quy định, nội quy về an toàn lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao

+ Người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì phải được huấn luyện an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định

+ Khiếu nại hoặc tố cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi sử dụng lao động

vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng về an toàn lao động hợp đồng lao động đã ký

Bên cạnh đó, nội dung quy định tại công trường xây dựng của dự án cũng nêu rõ, người lao phải có nghĩa vụ sau:

Ngày đăng: 15/12/2020, 07:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w