1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm Dr Thanh (sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao)

22 8,4K 40
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 177 KB

Nội dung

Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm Dr Thanh (sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao)

Trang 1

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: Chọn một nhãn hiệu sản phẩm hàng Việt Nam chấtlượng cao của một doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường Việt Nam.Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới hoạtđộng sản xuất, kinh doanh nhãn hiệu sản phẩm đó.

MỞ ĐẦU

Những biến đổi trong môi trường marketing vĩ mô có thể tạo ra sự xung đột,kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhưng cũng có thể tạo ra động lực thúcđẩy sự phát triển Do đó, nghiên cứu môi trường marketing vĩ mô có vai trò rấtquan trọng với mỗi doanh nghiệp Nó giúp doanh nghiệp nhận diện được các cơ hộivà thách thức từ đó xây dựng nên những chính sách và chiến lược phát triển phùhợp Với đề tài: phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing vĩmô tới hoạt động sản xuất, kinh doanh một nhãn hiệu sản phẩm hàng Việt Namchất lượng cao, nhóm 1 đã lựa chọn trà thảo mộc Dr Thanh làm nhãn hiệu cho đềtài của mình Đây là sản phẩm đánh dấu sự thành công vượt trội của tập đoàn TânHiệp Phát trên thị trường.

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG BÀI THẢO LUẬN1 Lý luận về môi trường marketing vĩ mô của doanh nghiệp

1.1 Khái niệm môi trường maketing vĩ mô

1.2 Vai trò của việc nghiên cứu môi trường maketing vĩ mô1.3 Phân định môi trường maketing vĩ mô

1.3.1 Nhóm môi trường kinh tế - dân cư1.3.2 Nhóm môi trường chính trị - pháp luật1.3.3 Nhóm môi trường tự nhiên – công nghệ1.3.4 Nhóm môi trường văn hóa – xã hội

2 Giới thiệu về công ty, nhãn hiệu sản phẩm và tập khách hàng mục tiêu củatrà thảo mộc Dr Thanh

2.1 Giới thiệu về tập đoàn Tân Hiệp Phát

2.2 Giới thiệu nhãn hiệu trà thảo mộc Dr Thanh

2.3 Tập khách hàng mục tiêu của trà thảo mộc Dr Thanh

3 Thực trạng sự ảnh hưởng của các nhân tố cuả môi trường marketing vĩ môtới hoạt động sản xuất và kinh doanh trà thảo mộc Dr Thanh

3.1 Sự ảnh hưởng của nhóm môi trường kinh tế - dân cư

3.1.1 Sự ảnh hưởng, cơ hội và thách thức từ môi trường kinh tế3.1.2 Sự ảnh hưởng, cơ hội và thách thức từ môi trường dân cư

3.2 Sự ảnh hưởng của nhóm môi trường chính trị - pháp luật

3.2.1 Sự ảnh hưởng, cơ hội và thách thức từ môi trường chính trị3.2.2 Sự ảnh hưởng, cơ hội và thách thức từ môi trường pháp luật

3.3 Sự ảnh hưởng của nhóm môi trường tự nhiên – công nghệ

3.3.1 Sự ảnh hưởng, cơ hội và thách thức từ môi trường tự nhiên3.3.2 Sự ảnh hưởng, cơ hội và thách thức từ môi trường công nghệ

3.4 Sự ảnh hưởng của nhóm môi trường văn hóa – xã hội

3.4.1 Sự ảnh hưởng, cơ hội và thách thức từ môi trường văn hóa3.4.2 Sự ảnh hưởng, cơ hội và thách thức từ môi trường xã hội

Trang 3

NỘI DUNG

1 Lý luận về môi trường marketing vĩ mô của doanh nghiệp

1.1 Khái niệm môi trường maketing vĩ mô:

Bao hàm các nhân tố ảnh hưởng và điều kiện ràng buộc có tính toàn cục,toàn hệ thống kinh tế và những nguyên tắc nằm ngoài tầm kiểm soát của doanhnghiệp.

1.2 Vai trò của việc nghiên cứu môi trường maketing vĩ mô

Những biến đổi trong môi trường marketing vĩ mô có thể tạo ra sự xung đột,kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhưng cũng có thể tạo ra động lực thúcđẩy sự phát triển.

Do đó, nghiên cứu môi trường marketing vĩ mô giúp doanh nghiệp nhậndiện được các cơ hội và thách thức; từ đó sử dụng các công cụ hoặc các biến sốmarketing có thể kiểm soát được để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro; xây dựngchiến lược chính sách hoặc chương trình marketing của doanh nghiệp cho từng giaiđoạn phát triển.

1.3 Phân định môi trường maketing vĩ mô1.3.1 Nhóm môi trường kinh tế - dân cư

 Môi trường kinh tế

- Tình hình kinh tế, tốc độ tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp- Tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại

- Tình trạng phân bổ thu nhập trong nền kinh tế Môi trường dân cư

- Quy mô và tốc độ tăng dân số

- Kết cấu nghề nghiệp và cơ cấu độ tuổi của dân cư

- Thay đổi trong quy mô và cấu trúc ngân sách chi tiêu của gia đình- Phân bố dân cư về mặt địa lý

- Sự đa dạng hóa của các dân tộc và tôn giáo

1.3.2 Nhóm môi trường chính trị - pháp luật

Trang 4

- Cấu trúc chính trị

- Chính sách quản lý và điều hành vĩ mô- Luật pháp điều tiết hoạt động kinh doanh

1.3.3 Nhóm môi trường tự nhiên – công nghệ

 Môi trường tự nhiên: điều kiện địa lý, tự nhiên, tài nguyên thiênnhiên, khoáng sản, địa hình, kết cấu hạ tầng các khu vực địa lý- Sự thiếu hụt (khan hiếm) nguyên liệu

- Chi phí năng lượng tăng

- Chính phủ can thiệp nhiều hơn trong quản lý tài nguyên thiên nhiên- Mức độ ô nhiễm tăng

 Môi trường công nghệ

- Sự chênh lệch về khoa học công nghệ- Tình hình R & D

- Sự phát triển của hệ thống thông tin điều khiển học- Sự gia tăng của hệ thống luật định

1.3.4 Nhóm môi trường văn hóa – xã hội : Là những lực lượng ảnh hưởng tớinhững giá trị cơ bản của xã hội, nhận thức, sự ưa thích và hành vi củangười tiêu dùng, vì thế mà tác động nhiều chiều đến doanh nghiệp- Nền văn hóa

- Nhánh văn hóa- Nhóm xã hội

2 Giới thiệu về công ty, nhãn hiệu sản phẩm và tập khách hàng mục tiêu củatrà thảo mộc Dr Thanh

Trang 5

2.1 Giới thiệu về tập đoàn Tân Hiệp Phát

Công ty TNHH TM - DV Tân Hiệp Phát được thành lập từ năm 1994 vớitiền thân là nhà máy bia và nước giải khát Bến Thành, có chức năng sản xuất, kinhdoanh rượu, bia, nước giải khát Công ty là thành viên của Hiệp hội Rượu bia vàNước giải khát Việt Nam Trụ sở chính tọa lạc tại huyện Thuận An, tỉnh BìnhDương.

Hiện tại công ty đã có hơn 29 mặt hàng được Cục an toàn vệ sinh thực phẩmBộ Y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam; 37 nhãnhiệu hàng hóa đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ Ngoài ra Tân Hiệp Phát đã được cấpbảo hộ nhãn hiệu bia Laser của công ty tại Singapore và Australia Các sản phẩmchủ yếu: bia Laser, bia Bến Thành, bia Gold; nước tăng lực Number One; trà xanhkhông độ; sữa Đậu nành Number One; nước tinh khiết Number One; Trà thảo mộcDr Thanh

Công ty Tân Hiệp Phát là một đơn vị kinh doanh có uy tín lớn, mạng lướiphân phối rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam Từ khi thành lập đến nay, vớitrên 16 năm hoạt động kinh doanh, sản xuất, phục vụ các tầng lớp người tiêu dùng,Tân Hiệp Phát đã được khách hàng tin cậy và đánh giá cao chất lượng sản phẩm vàphong cách phục vụ Công ty đã liên tục đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượngcao do người tiêu dùng bình chọn" trong 10 năm liền (từ 1999 – 2008)

Lễ hội Bến Thành là một hoạt động truyền thống của công ty Tân Hiệp Phátđược tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 10 Tân Hiệp Phát đạt doanh số gần1200 tỷ đồng/năm.

2.2 Giới thiệu nhãn hiệu trà thảo mộc Dr Thanh

Trang 6

Dr Thanh là một trong những sản phẩm chủ lực, đánh dấu sự thành côngvượt trội của tập đoàn Tân Hiệp Phát trên thị trường

Vào thời điểm cuối năm 2008 mà cụ thể là ngày 22/12/2008, vào lúc mà sứcmua sắm của người dân được đẩy lên cao nhất thì Dr.Thanh chính thức được tungra thị trường Việt Nam Dr.Thanh đã bao trùm lên toàn bộ các kênh truyền thôngnhư Truyền hình TVC, Radio, Báo chí, Internet Những chiến dịch quảng cáosáng tạo này đã gây ra sự tò mò về một sản phẩm có thể chữa được bệnh"nóng trong người" Ngay đến bây giờ, tần suất quảng cáo của Tân Hiệp Phát vẫnkhiến cho nhiều người tiêu dùng, các doanh nghiệp nội ngoại choáng ngợp vì

doanh nghiệp này "rất chịu chơi" Bằng chứng là năm 2008 họ là một trong 5

công ty có chi phí quảng cáo lớn nhất Việt Nam; không đâu là không có quảng

cáo của Dr.Thanh hiện diện

2.3 Tập khách hàng mục tiêu của trà thảo mộc Dr Thanh

Dr Thanh là trà thảo mộc thanh lọc cơ thể với 9 loại thảo mộc cung đình.

Đây là sản phẩm phù hợp với mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng nhóm khách hàng màDr Thanh hướng tới nhiều nhất đó chính là giới trẻ năng động.

3 Thực trạng sự ảnh hưởng của các nhân tố cuả môi trường marketing vĩ môtới hoạt động sản xuất và kinh doanh trà thảo mộc Dr Thanh

Trang 7

3.1 Sự ảnh hưởng của nhóm môi trường kinh tế - dân cư

3.1.1 Sự ảnh hưởng, cơ hội và thách thức từ môi trường kinh tế

Tình hình kinh tế Việt Nam nói chung:

Trong giai đoạn 2000 – 2010: GDP danh nghĩa của Việt Nam luôn tăng quacác năm, từ 31 tỷ USD năm 2000 đã lên đến 101 tỷ USD năm 2010

Từ năm 2000 – 2007, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực có xu hướng tăng qua cácnăm; tỷ lệ này đặc biệt cao trong giai đoạn 2005 – 2007 Tuy nhiên, trong 2 nămtiếp theo, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỷ lệ tăng trưởngGDP đã giảm mạnh, xuống chỉ còn 5,3% năm 2009 Với các biện pháp kích thíchcủa Chính phủ (gói kích cầu và đầu tư gần 8 tỷ USD (chiếm 8,6% GDP) và gói lãisuất ưu đãi 4% trị giá 1 tỷ USD), nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục: tỷ lệtăng trưởng GDP thực năm 2010 đã tăng khá nhiều so với năm 2009, đạt 6,7%.Kinh tế Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ Chính phủ đã thực hiện tốt cácchính sách mở rộng tài khóa và tiền tệ thúc đẩy tiêu dùng

Trong những năm gần đây, chỉ số lạm phát của Việt Nam ở mức khá cao.Cụ thể: năm 2007 là 12,6 %; năm 2008 là: 22%; năm 2010 là: 11,75%.

Tham gia các tổ chức kinh tế thương mại: Hiện nay, Việt Nam đã là thành

viên của nhiều tổ chức kinh tế thương mại lớn, như ASEAN, APEC, WTO…

Trang 8

Tình trạng phân bổ thu nhập trong nền kinh tế của các khu vực khác

nhau: Sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư là rất lớn; sự chênh lệch

này còn diễn ra giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, vùng sâu vùng

xa Mức thu nhập của thành phố hiện nay chênh lệch so với nông thôn từ 5 -7 lần,

trong khi 80% dân số Việt Nam là ở nông thôn Trình độ tiêu dùng của bộ phận dâncư này vẫn chủ yếu là các hàng hóa đơn giản, phổ thông, rẻ tiền Đó cũng là khíacạnh mà các nhà quản trị marketing phải quan tâm khi muốn tham gia vào đoạn thịtrường này.

Sự phát triển của ngành nước giải khát không gas:

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có khoảng khoảng 300 loại nước giải khátcác loại, mỗi loại đều đánh vào những thị hiếu khác nhau như giải nhiệt, đẹp da,giảm béo, chữa bệnh Trước đây thị trường nước giải khát ở nước ta đa phần làsản phẩm nước uống có gas, rất ít những sản phẩm chiết xuất từ trái cây và khôngcó gas Nhưng mấy năm gần đây, do xu hướng người tiêu dùng ưa chuộng các sảnphẩm nước không gas nên doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát đã mạnh dạnđầu tư dây chuyền mới để tung ra hàng loạt sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.Theo đánh giá chung, thị trường gần đây cho thấy một sự chuyển biến rất rõ

trong ngành nước uống đóng chai Trong khi nước ngọt có gas giảm 5% thị phầnthì ngành hàng có nguồn gốc từ thiên nhiên uống liền tăng 12% Người tiêu dùng

đã và đang nhận thức cao hơn về các loại thức uống tiện dụng này

Theo khảo sát của một số công ty nghiên cứu thị trường, tốc độ tăng trưởngcủa ngành sản xuất nước giải khát VN hiện đạt khoảng 7%/năm, trong đó, thị phầncác loại nước giải khát không gas ngày một cao hơn Trong vòng từ năm 1995 đếnnay, thị phần nước tinh khiết đóng chai mỗi năm tăng trưởng đến 26% và hiện đangchiếm tỷ trọng là 22% thị trường nước giải khát

Trang 9

Công ty nước giải khát Delta đưa ra dự báo: nhu cầu tiêu thụ nước trái cây ởVN sẽ tăng tới 25%/năm, sữa uống (bao gồm cả sữa đậu nành) tăng 30- 35%/năm.Trong khi đó, nhu cầu về bia chỉ tăng thêm khoảng 5%/năm và riêng nước giải khátcó gas, vốn đã từng chiếm vị trí hàng đầu nhiều năm qua, hiện nay đang giảm ởmức 6%/năm.

Các sản phẩm nước giải khát không gas ngày càng phong phú, đa dạng vềchủng loại, mẫu mã Công ty Tribeco cho biết: Hiện tại Tribeco có 54 chủng loạisản phẩm, trong đó có đến 32 loại là nước giải khát không gas thuộc dòng thứcuống dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất

Không chỉ có các hãng sản xuất lớn lần lượt đưa ra thị trường các sản phẩmnước ngọt mới, một số công ty nhỏ cũng đang nỗ lực cho ra đời các sản phẩm từtrái cây, có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng

Nhận định cơ hội và thách thứcCơ hội:

- Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều cơ hội hợp tác và hộinhập mới Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta hiện nay khá cao tạonhiều cơ hội cho THP đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh - Nước giải khát không ga, chiết xuất từ thảo mộc đang ngày càng được

người tiêu dùng ưa chuộng  sản xuất, kinh doanh trà thảo mộc DrThanh đang và sẽ tiếp tục có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai.

Thách thức:

- Hiện nay nền kinh tế Việt Nam khá bất ổn: tỉ lệ tăng trưởng tăng song kèm

theo đó là lạm phát tăng, đồng tiền mất giá gây khó khăn không ít hoạt động kinhdoanh của THP, đặc biệt là trong hoạt động thu mua nguyên liệu.

- Hiện nay nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự định ra mức lãi suất dẫntới tỉ lệ lãi suất là khá cao (16% - 18%) gây khó khăn về mặt xoay vòng vốn.

Trang 10

- Sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư là rất lớn gây khó khăn

cho việc định giá sản phẩm phù hợp với thu nhập của đại bộ phận dân cư.

- Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước như THP sẽ phảiđương đầu với các đối thủ cạnh tranh mạnh từ nước ngoài.

3.1.2 Sự ảnh hưởng, cơ hội và thách thức từ môi trường dân cư

Quy mô và tốc dộ tăng dân số:

Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở được tiến hành vào

thời điểm 1/4/2009, dân số Việt Nam đã đạt gần 85,8 triệu người Việt Nam là nướcđông dân thứ 13 trên thế giới

Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm,giảm 0,5%/năm so với 10 năm trước và là tỷ lệ tăng thấp nhất trong vòng 50 nămqua Tuy nhiên, về quy mô tuyệt đối hàng năm vẫn còn tăng trên dưới 1 triệungười, bằng với quy mô dân số trung bình của một tỉnh

Cơ cấu độ tuổi của dân cư:

Kết quả từ số liệu điều tra mẫu cho thấy Việt Nam đang trong thời kỳ

“cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp

đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc Tuy nhiên, nước ta cũng bắt đầu bướcvào thời kỳ già hóa dân số.

Ở Việt Nam hiện nay: độ tuổi từ 15-35 chiếm gần 60% dân số, cho thấy mộtthị trường trẻ và năng động, thích ứng nhanh với các sản phẩm mới.

Cơ cấu dân số có tác động rất lớn đến cơ cấu nhu cầu của các hàng hóa dịchvụ cụ thế và đến đặc tính nhu cầu:

- Tỷ lệ dân số thành thị của Việt Nam nếu năm 1930 là 7,4%, đến năm1951 là 10,0%, từ năm 1976 đã vượt qua mốc 20% và đến năm 2008mới đạt 27,9%, đứng thứ 8 và thấp hơn tỷ lệ 39% ở khu vực Đông NamÁ, đứng thứ 41 và thấp hơn tỷ lệ 41% ở châu Á và đứng thứ 177 và thấphơn tỷ lệ 49% trên thế giới

Trang 11

- Tỷ lệ nữ trong dân số tuy vẫn cao hơn tỷ lệ nam nhưng đã giảm dần, từ52% so với 48% (năm 1976) xuống còn 50,9% so với 49,1% (năm2008) và chủ yếu ở lứa tuổi cao, còn ở lứa tuổi trẻ (nhất là từ 20 trởxuống) tỷ lệ nữ ít hơn tỷ lệ nam, tín hiệu mất cân bằng giới tính giốngnhư hiện nay ở Trung Quốc.

Tốc độ đô thị hóa: Tốc độ và trào lưu muốn trở thành dân cư đô thị và miễn

cưỡng trở thành dân cư đô thị của Việt Nam trong những năm gần đây đang trởthành tốc độ kinh doanh phát đạt cho nhiều ngành

Sự đa dạng hóa về dân tộc, tôn giáo:

Tại Việt Nam có tổng cộng 54 dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Kinhchiếm khoảng 87% dân số cả nước Dân tộc kinh chủ yếu sống ở các vùng đồngbằng.

Về tôn giáo Việt Nam có Phật giáo 9,3%, Công giáo 6,7%, 1,5% Hòa Hảo,Cao Đài 1,1%, Tin Lành 0,5%, Hồi giáo 0,1%, không có 80,8% (số liệu năm 2009)

Nhận định cơ hội và thách thức

Cơ hội: Việt Nam là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và triển vọng

-một thị trường trẻ, năng động, thích ứng nhanh với các sản phẩm mới; có nguồnnhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ Sự đô thị hóa tăng cũng đồng nghĩa với mứcsống tăng, nhu cầu giải khát tăng đáng kể Đặc biệt là ở những thành phố lớn, domức tập trung dân đông, mùa hè ngày càng nóng bức dẫn đến nhu cầu giải kháttăng mạnh vào những ngày hè

3.2 Sự ảnh hưởng của nhóm môi trường chính trị - pháp luật

3.2.1 Sự ảnh hưởng, cơ hội và thách thức từ môi trường chính trị

Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiếncác nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường, bởi vậy đây là yếu tố thu hút mộtsố lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Mặt khác, nền chính trị ổn địnhcũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp Doanh nghiệp không phải

Ngày đăng: 31/10/2012, 17:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w