1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tải Phượng Hoàng

59 691 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 530,5 KB

Nội dung

Một giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tải Phượng Hoàng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cạnh tranh là tất yếu mang tính quy luật của kinh tế thị trường, ở các nước pháttriển như Nhật, Anh, Mĩ… vv Các cuộc cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt và khốc liệt.Hậu quả là sự phá sản của hàng loạt các công ty lớn nhỏ Việt Nam sau hơn 25 năm đổimới hướng theo nền kinh tế thị trường Cạnh tranh ngày một diễn ra khốc liệt hơn Đặcbiệt là các doanh nghiệp dịch vụ Sự ra đời hay các chính sách cổ phần hóa của cáccông ty lớn nhỏ, các công ty quốc doanh ngày càng làm cho cuộc cạnh tranh thêm phầnkhốc liệt hơn.

Cạnh tranh trong kinh doanh có thể thắng lợi hoặc thất bại Thắng lợi trong cạnhtranh chính là thành công trong kinh doanh, nhưng để thắng lợi trong kinh doanh là vấnđề được quan tâm hơn cả vì nó không những ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp mà nó còn liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp.

Kinh tế xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống ngày một nâng lên đòi hỏi sảnphẩm dịch vụ phải thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao, đồng thời phải cạnh tranhđược với các doanh nghiệp cùng ngành, ngoài ngành Sản phẩm dịch vụ là sản phẩmmang tính trìu tượng nó không phải là sản phẩm hữu hình, do đó nó đòi hỏi cao về sựthỏa mãn tâm lý, sự khác biệt, quyền được tôn trọng khi sử dụng dịch vụ Nó đặt ra chocác doanh nghiệp phải tìm ra cho mình các giải pháp phù hợp và phải có tính cạnhtranh với các doanh nghiệp khác để dành được những lợi thế nhất định.

Công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng tiền thân là công ty TNHHTM&DV Phượng Hoàng được thành lập 12/2004

Sau 6 năm đi vào hoạt động công ty cũng đã gặt hái được những thành côngnhất định Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được công ty còn gặp không ítnhững khó khăn mà khó khăn lớn nhất là cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệpvận tải khác như Hoàng Long, Tân Đạt…vv Như về giá cả, chất lượng dịch vụ (chủ

yếu nghiên cứu trên tuyến Bắc Nam) Do vậy em lựa chọn chọ đề tài “ Một giải phápnhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tảiPhượng Hoàng” Nhằm góp phần giúp công ty kinh doanh có hiệu quả và một ngày

phát triển.

Trang 2

Ngoài mục lục, các tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệpgồm 3 chương:

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CẠNH TRANHTRONG DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NĂNG LỰC CẠNHTRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬN TẢI PHƯỢNG HOÀNG

CHƯƠNG III: MỐT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰCCẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

Trang 3

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CẠNH TRANH TRONGDOANH NGHIỆP

1.1 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố gắn liền với kinh tế thị trường, tùy từng cách hiểu và cáchtiếp cận mà có nhiều quan điểm về cạnh tranh.

- Cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệpmình sao cho tốt hơn doanh nghiệp khác.

- Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm dành lấythị trường và khách hàng của doanh nghiệp mình.

- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trên thị trường nhằmdành được những ưu thế hơn cùng một loại sản phẩm dịch vụ hoạc cùng một kháchhàng về phía mình so với các đối thủ cạnh tranh.

Dưới thời kỳ TBCN phát triển vượt bậc, Các Mác đã quan niệm rằng.

“ Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằmgiành giật những điều kiện thuận lợi, trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu đượclợi nhuận siêu ngạch”.

Ngày nay dưới sự hoạt động của cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhànước, khái niệm cạnh tranh có thay đổi đi về hình thức nhưng về bản chất nó không hềthay đổi: Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, cácdoanh nghiệp nhằm giành giật điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh để đạtmục tiêu của tổ chức hay doanh nghiệp đó.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Cạnh tranh là một điều kiện và là mộtyếu tố kích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường động lực thúc đẩy sản xuất kinhdoanh phát triển, tăng năng xuất lao động và tạo cho sự phát triển của xã hội.

Như vậy cạnh tranh là quy luật khách quan trong kinh doanh vận động theo cơchế thị trường Kinh tế ngày càng phát triển, số lượng người, các doanh nghiệp, cungứng hàng hóa, dịch vụ ngày càng nhiều thì cạnh tranh càng gay gắt Kết quả sẽ có môtsố doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi trị trường trong khi một số doanh nghiệp

Trang 4

khác tồn tại và phát triển hơn nữa Cạnh tranh sẽ làm cho doanh nghiệp, năng động hơnnhạy bén hơn trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm giá cả và các dichvụ sau bán hàng nhằm tăng vị thế của mình trên thương trường trong khi mốt số doanhnghiệp khác năng động hơn, nhạy bén hơn trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượngsản phẩm dịch vụ và giá cả và các dịch vụ sau bán hàng nhằm tăng vị thế của mình trênthương trường, tạo uy tín với khách hàng và mang lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.1.2 Vai trò của cạnh tranh

1.1.2.1 Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân:

Cạnh tranh là động lực phát triển nền kinh tế nâng cao năng xuất lao động xãhội Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp pháttriển có khả năng cạnh tranh cao Tuy nhiên ở đây cạnh tranh phải là cạnh tranh hoànhảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát triền, cùngđi lên thi mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững Còn tranh độc quyền sẽ làm ảnhhưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳngdẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tếkhông ổn định Vì vậy chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ độc quyền trong cạnh tranh,trong kinh doanh để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh Cạnh tranh hoàn hỏa sẽ đàothải những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả Do đó buộc các doanh nghiệp phảilựa chọn phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất, sản phẩm tốt nhất, dịch vụ tốtnhất mang lai hiệu quả kinh tế cao nhất Như vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới mang lạităng trưởng kinh tế.

1.1.2.2 Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng:

Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì ngườiđược lợi nhất là khách hàng khi có cạnh tranh thi người tiêu dùng không phải chịu sứcép nào mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh mang lại như: Chất lượngsản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn… Đồng thời kháchhàng cũng tác động trở lại cạnh tranh bẵng những yêu cầu về chất lượng hàng hóa vàgiá cả, chất lượng phục vụ…Khi đòi hỏi của người tiêu dùng càng cao làm cho cạnhtranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn để dành được nhiều khách hàng hơn.

Trang 5

1.1.2.3 Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp

Cạnh tranh là điều kiện bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nên kinhtế thị trường Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chiến khốc liệt mà các doanh nghiệpkhông thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn lên để chiếm ưu thế và chiến thắng.Cạnh tranh trong kinh doanh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượngsản phẩm, dịch vụ, thay đổi để phù hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng Cạnh tranhkhuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, hiện đại, tạo sức ép buộc cácdoanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực có hiệu quả để giảm giá thành nâng cao chấtlượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao.

Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm các doanh nghiệp thể hiện được khả năng, bản lĩnhcủa mình trong quá trình kinh doanh Nó làm cho doanh nghiệp ngày càng vững mạnhvà phát triển hơn nếu chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường.

Chính sự tồn tại và khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinhtế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.

Cạnh tranh là quy luật khách quan của kinh tế thị trường, mà kinh tế thị trườnglà kinh tế TBCN Kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu và Việt Nam đang xây dựngnền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhànước, lấy thành phần kinh tế nhà nước làm chủ đạo Dù ở bất kỳ thành kinh tế nào thìcác doanh nghiệp cũng phải vận hành theo quy luật khác quan của kinh tế thị trường.Nếu doanh nghiệp nằm ngoài quay luật vận động đó thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không thểtồn tại Chính vì vậy chấp nhân cạnh tranh và tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranhcủa mình chính là doanh nghiệp đang tìm con đường sống cho mình.

1.2.Các loại hình cạnh tranh

Dựa trên các tiêu thức khác nhau người ta phân thành nhiều loại hình cạnh tranhkhác nhau.

1.2.1.Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường

Người ta chia làm ba loại

1.2.1.1 Cạnh tranh giữa người bán và người mua

Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo “luật” mua rẻ bán đắt Người mua luôn luônmuốn mua được rẻ, ngược lại người bán lại luôn muốn được bán đắt Sự cạnh tranh này

Trang 6

thực hiện trong quá trình mặc cả và cuối cùng giá cả được hình thành và hành độngmua bán được thực hiện.

1.2.1.2 Cạnh tranh giữa người mua

Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu khi một loại hàng hóa dịch vụnào đó mà mức cung cầu nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh sẽ trở nênquyết liệt và giá hàng hóa đó sẽ tăng Kết quả cuối cùng là người bán sẽ thu được lợinhuận cao, còn người mua thì mất thêm một số tiền Đây là cuộc cạnh tranh mà nhữngngười mua tự làm hại chính mình.

1.2.1.3 Cạnh tranh giữa người bán

Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, nó có ý nghĩa sống còn đối vớibất kỳ doanh nghiệp nào Khi sản xuất hàng hóa phát triển, số người bán càng tăng lênthì cạnh tranh càng quyết liệt bởi vì doanh nghiệp nào cũng muốn dành lấy lợi thế cạnhtranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ và kết quả đánh giá doanh nghiệp nào chiếnthắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu thụ, tăng thị phần và cùngvới đó sẽ tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất Trong cuộc chạyđua này những doanh nghiệp nào không có chiến lược cạnh tranh thích hợp thì sẽ lầnlượt bị gạt bỏ ra khỏi thị trường nhưng đồng thời nó lại mở rộng đường cho doanhnghiệp nào nắm chắc được “vũ khí” cạnh tranh và dám chấp nhận luật chơi phát triển.

1.2.2 Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế.

Người ta chia làm hai loại:

1.2.2.1 Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hànghóa dịch vụ nào đó Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau Những doanhnghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường, nhữngdoanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá sản.

1.2.2.2 Canh tranh giữa các ngành

Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau,nhằm dành lấy lợi nhuận lớn nhất trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanhnghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận cao, nên đã chuyển đầu tư từngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận Sự điều chỉnh tự nhiên theo tiếng gọilợi nhuận này sau một thòi gian nhất định sẽ hình thành nên sự phân phối vốn hợp lý

Trang 7

giũa các ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là, các chủ doanh nghiệp đầu tư ở cácngành khác nhau với số vốn như nhau thì cũng chỉ thu được như nhau Tức là hìnhthành tỷ xuất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.

1.2.3 Căn cứ vào mức độ tính chất của cạnh tranh trên thị trường.

Người ta chia làm 3 loại

1.2.3.1 Cạnh tranh hoàn hảo

Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán, người muanhỏ, không ai trong số họ đủ lớn bằng hành động của mình ảnh hưởng đến giá cả dịchvụ Điều đó có nghĩa là không cần biết sản xuất được bao nhiêu, họ đều có thể bánđược tất cả sản phẩm của mình tại mức giá thị trường hiện hành Vì vậy một hãngtrong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý do để bán rẻ hơn thị trường mức giáthị trường Hơn nữa sẽ không tăng giá của mình lên cao hơn giá thị trường vì nếu thếhãng sẽ chẳng bán được gì Nhóm người tham gia vào thị trường này chỉ có cách làthích ứng với mức giá bởi vì cung cầu trên thị trường tự do hình thành, giá cả thịtrường quyết định, tức là ở mức số cầu thu hút được tất cả số cung có thể cung cấp Đốivới thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có hiện tượng cung cầu giả tạo không bịhạn chế bởi biện pháp hành chính nhà nước Vì vậy trong trị trường này giá cả thịtrường sẽ dẫn tới chi phí sản xuất.

1.2.3.2 Cạnh tranh không hoàn hảo

Nếu một hãng có thể tác động đáng kể đến giá cả thị trường đối đầu với đầu racủa hãng thì hãng ấy được liệt vào “hãng cạnh tranh không hoàn hảo” …Như vậy cạnhtranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường không đồng nhất với nhau Mỗi loạisản phẩm có thể có nhiều loại nhãn hiệu khác nhau, mỗi loại nhãn hiệu khác nhau, cóhình ảnh và uy tín khác nhau mặc dù xem xét và chất lượng thì sự khác biệt giữa cácsản phẩm là không đáng kể Các điều kiện mua bán cũng rất khác nhau Những ngườibán có thể cạnh tranh với nhau nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình bằng nhiều cáchnhư: quảng cáo, khuyến mại, những ưu đãi về giá cả dịch vụ trước, trong và sau khimua hàng Đây là loại hình cạnh tranh rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay

1.2.3.3 Cạnh tranh độc quyền

Là cạnh tranh trên thi trường mà ở đó một số người bán một số sản phẩm thuầnnhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm thuần nhất Họ có thể kiểm soát gần như

Trang 8

toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hóa bán ra thị trường Thị trường này có pha trộnlẫn giữa độc quyền và cạnh tranh gọi thị trường cạnh tranh độc quyền, ở đây xảy racạnh tranh giữa các nhà độc quyền Điều kiện ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cạnhtranh độc quyền có trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền về bí quyết côngnghệ, thị trường này không có cạnh tranh về giá cấm một số người bán toàn quyềnquyết định giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả Họ có thể địnhgiá cao hơn tùy thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của từng sản phẩm, cốt sao cuối cùng họthu được lợi nhuận tối đa Những nhà doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường nàyphải chấp nhận bán hàng theo giá của nhà độc quyền.

Trong thực tế có thể có tình trạnh độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nàothay thế sản phẩm nào thay thế sản phẩm độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm độcquyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau Độc quyền hoặc các nhà độc quyềnliên kết với nhau Độc quyền gây trở ngại cho sự phát triển sản xuất và làm phương hạiđến người tiêu dùng Vì vậy ở mỗi nước cần có luật chống độc quyền nhằm chống lạisự liên minh độc quyền giữa các nhà kinh doanh.

1.3 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp

Sự cạnh tranh gay gắt nhất luôn là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùngsản xuất, cùng cung ứng một loại hàng hay dịch vụ Do vậy các công cụ canh tranh ởđây chủ yếu xem xét theo các doanh nghiệp cùng một ngành.

1.3.1.Giá cả

Giá cả là phạm trù trung tâm kinh tế hàng hóa của cơ chế thị trường Giá cả làmột công cụ quan trọng trong cạnh tranh Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá sảnphẩm mà người bán có thể dự tính nhận được từ người mua thông qua sự trao đổi giữacác sản phẩm đó trên trị trường giá cả phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Các yếu tố kiểm soát được: đó là chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, chi phíyểm trợ và tiếp xúc bán hàng.

- Các yếu tố không thể kiếm sóat được: đó là quan hệ cung cầu trên thị trường,sự điều tiết của nhà nước.

Chính sách định giá

Trong doanh nghiệp chiến lược giá hình thành viên thực sự của chiến lực sảnphẩm và vả hai chiến lược này lại phụ thuộc vào mục tiêu chiến lược chung của doanh

Trang 9

nghiệp Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược giá cả là định giá Định giá làviệc ấn định có hệ thống giá cả cho đúng với hàng hóa hay dịch vụ bán cho kháchhàng Việc định giá này căn cứ vào các mặt sau:

Lượng cầu đối với sản phẩm: doanh nghiệp cần tính toán nhiều phương án giáứng với mỗi loại giá là một lượng cầu Từ đó chọn ra phương án có nhiều lợi nhuậnnhất, có tính khả thi nhất.

Chi phí sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm giá bán là tổng giá thành và lợinhuận mục tiêu cần có những biện pháp dể giảm giá thành sản phẩm tuy nhiên khôngphải bao giờ giá bán cũng cao hơn giá thành, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắtnhư hiện nay Vì vậy doanh nghiệp cần nhận dạng đúng thí trường cạnh tranh để từ đóđưa ra các định hướng giá cho phù hợp với thị trường

* Các chính sách để định giá

Chính sách định giá thấp: Là chính sách định giá thấp hơn thị trường để thu hútkhách hàng về phía mình Chính sách này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực vềvốn lớn, phải tính toán chắc chắn.

+ Chính sách định giá cao: Là chính sách định giá cao hơn giá thị trường Chínhsách này áp dụng cho các doanh nghiệp có sản phẩm độc quyền hay dịch vụ độc quyềnkhông bị cạnh tranh.

+ Chính sách giá phân biệt: nếu các đối thủ cạnh tranh chưa có mức giá phânbiệt thì cũng là thứ vũ khí cạnh tranh không kém phần lợi hại của doanh nghiệp Chínhsách giá phân biệt của doanh nghiệp được thể hiện là cùng với loại sản phẩm nhưng cónhiều mức giá khác nhau và mức giá đó được phân biệt theo các tiêu thức khác nhau.

+ Chính sách phá giá: Giá bán thấp hơn giá thị trường thậm chí thấp hơn giá thành.Doanh nghiệp dùng vũ khí giá để làm công cụ cạnh tranh để đánh bại đối thủkhỏi thị trường Nhưng bên cạnh vũ khí này doanh nghiệp phải mạnh về tiềm lực tàichính, về khoa học công nghệ, và uy tín doanh nghiệp Việc bán phá giá chỉ nên thựchiện trong thời gian nhất định mà chỉ có thể loại bỏ được đối thủ nhỏ mà khó loại bỏđược đối thủ lớn Đặc biệt chính sách này đối với các doanh nghiệp vận tải thườngkhông sử dụng do những yếu tố khách quan của ngành khó có thể áp dụng.

Trang 10

1.3.2 Chất lượng và đặc tính sản phẩm

Nếu lựa chọn sản phẩm là công cụ cạnh tranh thì phải tập trung vào giải quyếttoàn bộ chiến lược sản phẩm, làm cho sản phẩm thích ứng nhanh với thị trường Chấtlượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mứcđộ thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng phù hợp với công dụng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệptrên thị trường bởi nó thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm

Chất lượng sản phẩm ngày càng cao tức là mức độ thỏa mãn cầu ngày càng lớndẫn đến sự thích thú tiêu dùng sản phẩm ở khách hàng tăng lên, do đó làm tăng khảnăng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên nhiều khi chất lượng sản phẩm quá cao cũng không thu hút đượckhách hàng vì họ nghĩ rằng những sản phẩm có chất lượng cao sẽ đi kèm với giá cao.Khi đó, họ cho rằng không có đủ khả năng để sủ dụng sản phẩm Đối với ngành kinhdoanh vận tải thì chất lượng càng cao sẽ càng làm cho khách hầng thấy thỏa mãn điềunày tốt cho doanh nghiệp tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh Vì đặc điểm củangành vận tải là về giá cả được niêm yết công khai do đó khi sử dụng dịch vụ đượckhách hàng so sánh và lựa chọn cho mình những dịch vụ phù hợp với khả năng tiêu dùng.

Nói tóm lại muốn sản phẩm của doanh nghiệp mình có khả năng cạnh tranhđược trên thị trường thì doanh nghiệp phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn tạo rađược những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường với chất lượng tốt.

1.3.3 Hệ thống kênh phân phối

Trước hết để tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần chọn các kênh phân phối, lựachọn thị trường, nghiên cứu thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm đượctiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt kết quả cao Chính sách phân phối sản phẩm đạtđược các mục tiêu tăng doanh số, tăng nhanh vòng quay của vốn thúc đẩy kinh doanh,tăng được khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Theo sự tác động của thị trường, tùy theo nhu cầu của người mua, người bán,tùy theo tính chất của hàng hóa và quy mô của doanh nghiệp Bên cạnh việc tổ chứctiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng cáo,yểm trợ bán hàng thu hút khách hàng Nhưng nhìn chung việc lựa chọn kênh phân phốiphải dựa vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, của sản phẩm cần tiêu thụ, Đặc

Trang 11

điểm về khoảng cách đến thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường Từ việc phântích những đặc điểm trên doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hệ thống kênh phânphối, hợp lý đạt hiệu quả cao.

1.3.4 Các công cụ cạnh tranh khác

1.3.4.1 Dịch vụ sau bán hàng

Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp không dừng lại sau bán hàng thu tiền củakhách hàng mà để nâng cao uy tín và trách nhiệm đến cùng với khách hàng về sảnphẩm của mình doanh nghiệp cân phải làm tốt các dịch vụ sau bán hàng Đối với cácdoanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách thì điều quan trọng là phải chăm sóckhách hàng trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ do đặc thù ngành

1.3.4.2 Phương thức thanh toán

Đây cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng, Phươngthức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụvà do đó ảnh hưởn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp như:

- Đối với các khách hàng ở xa thì có thể trả tiền qua ngân hàng vừa nhanh vừađảm bảo an toàn cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp.

- Với một số trường hợp đặc biệt, khách hàng có uy tín với doanh nghiệp hoạckhách hàng là người mua sản phẩm,dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp thì có thểcho khách hàng trả chậm tiền sau một thời gian nhất định.

- Giảm giá đối với khách hàng thanh toán ngay hoặc mua với số lượng lớn.

1.3.4.3 Vận dụng yếu tố thời gian

Những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ làm thay đổi nhanh cáchnghĩ, cách làm việc của con người, tạo thời cơ cho mỗi người, cách làm việc của conngười, tạo thời cơ cho mỗi người, mỗi đất nước tiến nhanh về phía trước Đối với cácdoanh nghiệp yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh hiện đại là tốc độ chứkhông phải là yếu tố cổ truyền như nguyên liệu lao động Muốn chiến thắng trong cuộccạnh tranh cách mạng này, các doanh nghiệp phải biết tổ chức nắm bắt thông tin nhanhchóng và phải biết chớp lấy thời cơ, lựa chọn mặt hàng nào theo yêu cầu, nhanh chóngtiêu thụ để thu hồi vốn nhanh trước khi chu kỳ sản phẩm kết thúc.

Trang 12

1.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.1 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là những lợi thế cạnh tranhcủa các doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh được hiểu trong việc thảo mãn đến mứccao nhất các yêu cầu của thị trường.

Các yếu tố được coi là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cóthể là chất lượng sản phẩm, giá cả, mạng lưới tiêu thụ, những tiềm lực về tài chính,trình độ của đội ngũ lao động.

+ Chất lượng sản phẩm: Là tập hợp những thuộc tính của sản phẩm Đối vớingành vận tải hành khách thì chất lượng sản phẩm bao gồm chất lượng dịch vụ, chấtlượng xe, mức độ thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Chất lượng sản phẩmdịch vụ được hình thành trong toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp Doanh nghiệp muốncạnh tranh được với doanh nghiệp khác thì việc đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụlà vấn đề có ý nghĩa sống còn.

+ Giá cả: là một công cụ quan trọng trong cạnh tranh, với doanh nghiệp phải cónhững biện pháp hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành của sản phẩm Từ đónâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

+ Mạng lưới tiêu thụ: Doanh nghiệp muốn cạnh tranh được với các đối thủ cạnhtranh cần phải có một mạng lưới tiêu thụ rộng, đa dạng đây là một công cụ mà cácdoanh nghiệp trong thời buổi cạnh tranh gay gắt thường sử dụng làm một vũ khí lợi hạitrong cạnh tranh.

+ Tiềm lực về tài chính: Khi doanh nghiệp có tiền lực về tài chính mạnh, nhiềuvốn thì sẽ có đủ khả năng cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác khi họ thực hiệnđược các chiến lược cạnh tranh, các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ nhu khuyến mại giảm giá.+ Trình độ đội ngũ lao động: Nhân sự là nguồn lực quan trọng nhất của bất kỳdoanh nghiệp nào vì vậy đầu tư vào nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là mộthướng đầu tư có hiệu quả nhất, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài, chính vì vậycông ty cần phải tổ chức đào tạo huấn luyện nhằm mục đích nâng cao, chuẩn bị cho họtheo kịp với những thay đổi của cơ cấu tổ chức và bản thân công việc.

Vì vậy có thể nói rằng tất cả các yếu tố như, chất lượng sản phẩm hình thức mẫumã sản phẩm, giá cả tiềm lực tài chính, trình độ lao động thiết bị kỹ thuật, việc tổ chức

Trang 13

mạng lưới tiêu thụ, các dịch vụ trước và sau bán hàng… là những yếu tố trực tiếp tạonên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.2.1 Thị phần

Là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnhthị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh.

Khi xem xet người ta đề cập đến các loại thị phần sau:

Thị phần của toàn bộ công ty do với thị trường: Đó chính là tỷ lệ phần trăm giũadoanh số của toàn ngành.

Thị phần tương đối: Đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của công ty so với đối thủcạnh tranh mạnh nhất, nó cho biết vị thế của công ty cạnh tranh trên thị trường như thế nào?

Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này Doanh nghiệp biết mình đangđứng ở vị trí nào và cần vạch ra chiến lược hành động như thế nào.

Ưu điểm: Chỉ tiêu này đơn giản dễ hiểu.

Nhược điểm: Phương pháp này khó đảm bảo tính chính xác do khó lựa chọn

những doanh nghiệp mạnh nhất, đặc biệt là kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nào đó vàđể đảm bảo hiệu quả thì phải phân nhỏ sự lựa chọn này thành nhiều lĩnh vực.

1.4.2.2 Tỷ suất lợi nhuận

Một trong các chỉ tiêu thể hiện tiềm năng cạnh tranh của doanh nghiệp là.

Tỷ suất doanh lợi = Lợi nhuận /Doanh thu

Hoặc

Tỷ suât doanh lợi = ( Giá bán – Giá thành )/ Giá bán

Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt, ngược lạinếu chỉ tiêu này cao có nghĩa là doanh nghiệp rất thuận lợi.

1.4.2.3 Doanh thu

Là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.khi doanh thu của doanh nghiệp càng lớn thì thị phần của doanh nghiệp trên thị trườngcàng cao Doanh thu lớn đảm bảo để trang trải các chi phí bỏ ra, mặt khác thu đượcmột phần lợi nhuận và có tích lũy để tái mở rộng sản suất doanh thu càng lớn thì tốcđộ chu chuyển vốn càng nhanh quá trình tái mở rộng của doanh nghiệp được đẩynhanh Doanh thu lớn thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp càng cao.

Trang 14

1.4.2.4 Uy tín của doanh nghiệp

Là yếu tố tác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng và đến quyết định muacủa khách hàng Uy tín của doanh nghiệp sẽ tạo lòng tin cho khách hàng nhà cung cấpvà cho các đối tác kinh doanh và doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi và được ưu đãitrong quan hệ với bạn hàng Uy tín doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi và được ưu đãitrong quan hệ với bạn hàng Uy tín doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanhnghiệp khi giá trị của tài sản này cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhậpthị trường trong và ngoài nước, khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn, doanh thu tăng, khảnăng cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ được nâng cao.

Ngoài ra còn phải kể đến một số chỉ tiêu khác như sự nổi tiếng của nhãn mác,lợi thế lợi thế thương mại…

1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng của cạnh tranh của doanh nghiệp là nhântố tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp các nhân tố ảnh hưởng bao gồmnhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

1.4.3.1 Các nhân tố khách quan

* Các yếu tố khách quan trong môi trường kinh tế quốc dân

- Các yếu tố về môi trường bên ngoài:

Chỉ số năng lực cạnh tranh là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bởi các chỉ số thành phần nhằm đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh các tỉnh thì đây là những yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty.

Các chỉ số đánh giá bao gồm:

 Chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Tính minh bạch.

 Đào tạo lao động.

 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo.

 Chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước. Thiết chế pháp lý.

 Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước.

Trang 15

+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ làm cho thu nhập dân cư tăng lên Thunhập của dân cư có quyết định đến khả năng thanh toán của họ Nếu như thu nhập củahọ tăng lên có nghĩa là hó có thể tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ với chất lượng vàyêu cầu cao hơn, đây là một cơ hội tốt cho các nhà doanh nghiệp có những hàng hóacao cấp.

Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng nội tệ: Có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngcủa doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế mở như hiện nay Nếu đồng nội tệ màbị mất giá thì nó cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.Đối với những ngành kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu nhập nước ngoài thì đây làkhó khăn vì nó làm cho giá thục tế cầu hàng hóa nhập khẩu tăng lên ảnh hưởng tơi giáthành sản phẩm và khả năng cạnh tranh của công ty Với ngành kinh doanh vận tải chịuảnh hưởng bởi giá xăng dầu thế giới.

+ Lãi suất vay ngân hàng cũng là một yêu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hạn chế về vốn vay của ngân hàng Nếu tỷ lệlãi suất cao, chi phí của doanh nghiệp tăng lên do trả lãi vay cao, năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp sẽ kém đi nhất là so với các đối thủ có tiềm lực về vốn

Trang 16

+ Các nhân tố kinh tế trong môi trường kinh tế quốc dân tương đối rộng có ảnhhưởng đến nhiều mặt, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, do đó doanhnghiệp cần chọn lọc các ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đờisống kinh tế, do đó doanh nghiệp cần chọn lọc các ảnh hưởng ở dạng cơ hội và đe dọa

- Các nhân tố chính trị - pháp luật

Các nhân tố chính trị pháp luật là nền tảng quy định các yếu tố khác của môitrường kinh doanh Có thể nói quan điểm đường lối chính trị nào, hệ thống chính trịpháp luật và chính sách nào… sẽ có môi trường kinh doanh đó Nói cách khác khôngcó môi trường kinh doanh thoát ly qua điểm chính trị và nền tảng pháp luật

Cơ chế chính sách ổn định, một hệ thống pháp luật rõ ràng, nghiêm minh sẽ tạođiều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh Đặc biệt là các đạo luật liên quanđến doanh nghiệp như luật thuế, những quy định về nhập khẩu của nhà nước đã đảmbảo cho sự công bằng giữa cá doanh nghiệp như luật thuế, những quy định đảm bảocho sự công bằng giữa các doanh nghiệp, ngăn chặn hành vi gian lận gây mất ổn định.

- Các nhân tố khoa học công nghệ :

Trong môi trường kinh doanh các nhân tố về khoa học công nghệ đóng vai tròngày càng quan trọng Nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa học công nghệ thếgiới đã có sự phát triển mạnh mẽ Nó đóng vai trò quan trọng đến khả năng cạnh tranhcủa các doanh nghiệp.Thông qua hai công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp làchất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá bán Qua đó tạo nên khả năng cạnh tranh của mỗiloại sản phẩm, vị trí địa lý và phân bổ dân cư, phân bổ địa lý các tổ chức kinh doanh.Các nhân tố này tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn ban đầu cho quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp khuyếch trương sản phẩm mở rộng thị trường.

* Các nhân tố trong môi trường kinh doanh

- Khách hàng:

Là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh, sự tín nhiệmcủa khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp Sự tín nhiệm đạtđược do biết thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với đối thủcạnh tranh Khách hàng luôn là đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp Thông qua sựtiêu dùng của khách hàng mà doanh nghiệp đạt được tiêu lợi nhuận Các doanh nghiệpluôn tìm những biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất so với đối

Trang 17

thủ cạnh tranh Khách hàng có thể gây ảnh hưởng của mình tới năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp thông qua thị hiếu và thu nhập.

- Các đối thủ cạnh tranh hiện có và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

- Các đối thủ cạnh tranh hiện có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Nhất là các doanh nghiệp có quy mô năng lực sản xuất và mức độ cạnhtranh trong ngành.

Mỗi đối thủ khi tham gia vào thị trường đều muốn huy động mọi năng lực cạnhtranh của mình nhằm thỏa mãn đến mức cao nhất mọi yêu cầu của người tiêu dùng Bởivậy nếu muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng củngcố, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể theo kịp và vượt lên trên đối thủcạnh tranh khác.

Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành sẽ tác động đếnmức độ cạnh tranh của ngành trong tương lai.

Các đơn vị cung ứng đầu vào:

Đối với một doanh nghiệp vận tải thì việc cung ứng đầu vào ít chịu ảnh hưởngđến chất lượng do dặc thù của nguồn cung đầu vào mà chất lượng dịch vụ phụ thuộcphần lớn vào chính bản thân các doanh nghiệp

- Các sản phẩm thay thế:

Sự ra đời của sản phẩm thay thế luôn là một tất yếu nhằm đáp ứng những nhucầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú đòi hỏi ngày càng cao, sốlượng sản phẩm thay thế gia tăng cũng làm tăng mức độ cạnh tranh và thu hẹp quy môthị trường cầu sản phẩm trong ngành.

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành cũng bị ảnh hưởng trực tiếpvà mạnh mẽ nếu như sản phẩm của doanh nghiệp thuộc loại sản phẩm bị thay thế.Chẳng hạn như một hàng bếp điện sẽ bị thay thế bởi hàng bếp ga, quạt điện có thể thaythế điều hòa nhiệt độ… Sự ảnh hưởng này có thể do giá bán của sản phẩm quá caokhiến người tiêu dùng thay thế bằng việc mua sản phẩm khác có mức giá thấp hơnhoặc nhu cầu tiêu dung ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao hơn.

1.4.3.2 Các nhân tố chủ quan

* Hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.

Trang 18

Tình trạng, trình độ của hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ của doanhnghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó Nó là yếutố quan trọng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới chấtlượng sản phẩm.

Một doanh nghiệp có máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến thì doanhnghiệp đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm bớt chi phí nguyên vậtliệu, chi phí nhân công làm cho doanh nghiệp có lợi thế trong việc sử dụng giá làmcông cụ cạnh tranh trên thị trường.

* Khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Năng lực về tài chính luôn luôn là yếu tố quyết định tới hoạt động kinh doanhnói chung cũng như khẳ năng cạnh tranh nói riêng của mỗi doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo sẽ có ưu thế trong đầu tư, đổimới máy móc thiết bị, tiến hành các hoạt động khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

Doanh nghiệp có khó khăn về vốn sẽ rất khó khăn để tạo lập duy trì và nâng caokhả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

* Quy mô và năng lực của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có lợi thế cạnh tranh Đối với các doanh nghiệpnhỏ như:

Số lượng sản phẩm lớn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thỏa mãn được nhiềuhơn nhu cầu khách hàng, qua đó chiếm được thị phần lớn hơn.

Doanh nghiệp có quy mô và năng lực sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đối với ngườitiêu dùng so với các doanh nghiệp nhỏ.

* Đội ngũ lao động

Con người luôn là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với yếu tố hoạt độngcủa mỗi doanh nghiệp Yếu tố con người bao trùm lên mọi hoạt động của doanh nghiệpthể hiện qua khả năng trình độ ý thức của đội ngũ quản lý và những người lao động.

Đội ngũ lao động tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông quacác yếu tố về năng xuất lao động, ý thức của người lao động trong sản suất, sự sáng tạo… Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảmchi phí sản suất.

* Bộ máy quản lý

Trang 19

Bộ máy quản lý của doanh nghiệp tác động một cách tổng hợp hiệu quả hoạtđộng kinh doanh nói chung cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng.Bộ máy quản lý doanh nghiệp cũng có tầm quan trọng như bộ óc của con người, muốnchiến thắng được đối thủ trong cuộc cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải nhạy bén,chủ động trước tình huống thị trường, phải đi trước các đối thủ trong việc đáp ứng nhucầu mới…

Tất cả những hoạt động đó đều phụ thuộc vào bộ máy quản lý của doanh nghiệp.

* Vị trí địa lý

Việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh của doanh nghiệp là điều cần thiết quantrọng, nó có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình cung ứng nguyên vật liệuđầu vào quá trình tiêu thụ sản phẩm.

1.5 Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Để đưa ra phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp luônphải dựa vào và bám sát các

- Công cụ cạnh tranh- Các chỉ tiêu

Những phần này đã được trình bày ở trên trong phần này chỉ đề cập tới một sốphương hướng có tác động tích cực tới doanh nghiệp.

1.5.1 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh

1.5.1.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại

Xuất phát từ quy luật cơ chế của thị trường, cạnh tranh đó là đào thải những cáilạc hậu và thừa nhận những cái tiến bộ để thúc đẩy phát triển nhằm mục đích thỏa mãnngười tiêu dùng một cách tốt nhất.

Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là một quy luật tất yếu nó luôn luôntồn tại cho dù con người có muốn hay không các doanh nghiệp muốn trụ vững trên thịtrường thì đều phải cạnh tranh gay gắt với nhau, cạnh tranh để dành giật khách hàng.Muốn vậy thì họ phải tạo ra được điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu khách hàng,làm thế nào để khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp, ưa thích và tiêudùng nó Doanh ngiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu khach hàng cung cấp cho khách hàngnhững dịch vị thuận tiện và tốt nhất với giá phù hợp thì doanh nghiệp đó mới tồn tạilâu dài được.

Trang 20

1.5.1.2 Nâng cao khả năng để phát triển

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tốkích thích kinh doanh Quy luật cạnh tranh là động lực phát triển sản xuất hàng hóa vàdịch vụ Số lượng cung ứng ngày càng nhiều thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kếtquả cạnh tranh là loại bỏ những doanh nghiêp làm ăn kém hiệu quả và sự lớn mạnh củanhững doanh nghiệp làm ăn tốt Do vậy muốn tồn tại phát triển thì doanh nghiệp cầnphải cạnh tranh cần phải tìm mọi cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mìnhnhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp cần phải tìm ranhững biện pháp đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của khách hàng bằng cách sản xuất, kinhdoanh những dịch vụ có chất lượng cao, giá cả phù hợp Có như vậy doanh nghiệp mớikinh doanh có lãi và ngày một phát triển.

1.5.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện mục tiêu

Mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đặt ra cho mình những mục tiêu nhấtđịnh Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà doanh nghiệp đạt mục tiêu nào lênhàng đầu Chính vì vậy doanh nghiệp luôn phải tìm mọi cách để bán được sản phẩm,dịch vụ của mình nhiều nhất trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh là con đườngtốt nhất để doanh nghiệp có thể tự đánh giá được mình, đánh giá được đối thủ từ đó tìmra được những lỗ hổng của thị trường và đó là phần thưởng là con đường để đạt đượcmục tiêu.

1.5.2 Thị trường ngách

Để có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình các doanh nghiệp không chỉ tập trungvào những thị trường lớn mà cần phải quan tâm tới những thị trường này nhiều hơn,bởi tuy nó không phải là thị trường chính nhưng nó cũng đóng một vai trò quan trọngtrong việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp Từ đó tăng được khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp, đồng thời những thị trường này còn có thể là thị trường tiềm năngcó thể sẽ phát triển trong tương lai.

1.5.3 Quảng cáo

Phân biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm khác là yếu tố rất quan trọng trongcạnh tranh, và quảng cáo là một trong những cách chính giúp khách hàng có thể phânbiệt được các sản phẩm này Thông qua giới thiệu sản phẩm bằng hình ảnh quảng cáo

Trang 21

có sức thuyết phục cao hơn, tạo được lòng tin cho khách hàng và sản phẩm, dịch vụcủa doanh nghiệp mình.

1.5.4 Phân công lao động

Bằng cách phân công lao động theo từng công đoạn sẽ tạo ra một lượng hànghóa dịch vụ lớn hơn, qui trình này sẽ giúp tăng lợi nhuận, bởi vì dây truyền này sẽ tạora lượng sản phẩm cao hơn.

Ưu điểm chính của phân công lao động là tăng sản lượng theo đầu người từ đódẫn tới tăng năng xuất Đối với các doanh nghiệp dịch vụ yếu tố này còn góp phần làmtăng chất lượng dịch của doanh nghiệp.

Trang 22

CHƯƠNG II

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬN TẢI PHƯỢNG HOÀNG

2.1 Khái quát về công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng.

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty cổ phần Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng bắt đầu hoạt động chính thứcvào ngày 25/03/2008 Tiền thân là công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụPhượng Hoàng được thành lập ngày 14/12/2004 Vốn điều lệ ban đầu tại công ty là 3,5tỷ đồng, khi chuyển sang công ty cổ phần Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng, số vốn điềulệ đã tăng 60 tỷ đồng Ngành nghề kinh doanh chính thức của công ty là vận chuyểnhành khách bằng ô tô ( Bus, taxi, xe khách, hợp dồng du lịch…) Bắt đầu mới thànhlập, công ty chỉ có 30 xe và 200 cán bộ công nhân, loại xe nhỏ 24 chỗ ngồi và đã khaithác được các tuyến xe: Hưng Yên – Hải Dương; Hưng Yên – Quảng Ninh; Hưng Yên– Thái Bình; Hưng Yên – Hà Nội Năm 2005 ban lãnh đạo công ty đã nhận thấy nhucầu đi lại của người dân ngày một cao, người dân cũng quen dần với loại hình dịch vụvận tải hành khách công cộng bằng xe Bus , xe khách… Bởi vậy công ty đã đề raphương hướng mở thêm các tuyến xe Bus nội tỉnh, các tuyến kế cận và đầu tư muathêm nhiều xe.

Ngày 19/08/2005 Công ty đã mở thêm tuyến xe Bus kế cận 205 đầu tiên ( HưngYên – Lương Yên – Hà Nội) Đây là thời gian đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng củacông ty và được đánh giá là 1 trong 10 sự kiện nổi bật của tỉnh Hưng Yên và được Bộgiao thông vận tải công nhận là đơn vị đầu tiên trong cả nước khai thác Bus kế cận.

Năm 2006 tiếp tục khai thác thêm Bus nội tỉnh tuyến 01: Hưng Yên – NhưQuỳnh; tuyến 02: Hưng Yên – La Tiến, đồng thời mở thêm tuyến Bus kế cận: Hưngyên – Giáp Bát – Hà Nội Đầu năm 2007, số lượng cán bộ công nhân viên của công tyđã tăng lên 350 người, số đầu xe tại công ty cũng tiếp tục tăng lên tổng số 150 chiếc.Đến tháng 8/2008 trước thực tế yêu cầu trong kinh doanh vận chuyển hành khách đòihỏi phải có đầu tư, mở rộng hơn nữa công ty đã đi đến một quyết định mang tính bướcngoặt đó là đầu tư mua mới 8 xe giường nằm, loại 38 giường Sau 2 năm hoạt động cóhiệu quả Cuối năm 2010 công ty đã quyết đinh đầu tư thêm 20 xe giường nằm tăng

Trang 23

cường cho tuyến Bắc Nam.Cùng với sự mở rộng các tuyến xe, số lượng cán bộ côngnhân viên tăng lên 400 người đảm bảo được chất lượng dịch vụ Ngoài ra công ty đãquyết định thành lập xưởng sửa chữa quy tập những thợ có tay nghề giỏi để luôn đảmbảo được chất lượng xe và độ an toàn cho khách

Tên giao dịch

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng Tên tiếng anh: Phuong Hoang Transport Corporation Joint Stock CompanyTên giao dịch: Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng

Ngành nghề kinh doanh chính: Vận tải hành khách bằng ô tô: Bus, xe kháchtuyến cố định, taxi, hợp đồng du lịch…

Chi nhánh: Bến xe Triều Dương – chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn vận tảiPhượng Hoàng.

Địa chỉ: Thôn Ninh Phúc, Xã Hùng An, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên.Trụ sở làm việc hiện nay: Số 1 – Đường Hoàng Hoa Thám – Phường An Tảo –Thành Phố Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên.

Phương thức và tính chất hoạt động: là công ty kinh doanh và tự chủ về tài chính.Điện thoại: 0313.551.464

Fax: 03213.556.414

Email: HUFUCOHY@Yahoo.com

Trang 24

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

a Sơ đồ1: Sơ đồ bộ máy bộ máy quản lý

b Chức năng nhiệm vụ các phòng ban* Phòng tổ chức - hành chính

- Tuyển dụng và quản lý nhân sựChủ tịch

Giám Đốc

PGĐHành chính

nhân sự

PGĐKinh doanh

TC-HC Quản lý Phònggiao nhận xe

PhòngKế Toán

PhòngKinh Doanh

PhòngThanh

Tra

Trang 25

- Tổ chức chỉ đạo cán bộ công nhân viên thực hiện tốt nội quy, quy chế củacông ty đã ban hành

- Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chính,con dấu Thực hiện tốt công táclưu trữ liệu, bảo mật tài liệu theo đúng quy định của công ty và pháp luật.

- Phối hợp với phòng kế toán tài vụ thực hiện kê khai giải quyết chế độ BHXH,y tế của người lao động.

* Phòng kinh doanh vận tải

- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng tháng, quý, năm Xây dựng cácgiải pháp thực hiện kế hoạch đạt kết quả cao nhất đồng thời trình giám đốc duyệt.

- Tổ chức quản lý sử dụng các phương tiện vận tải và các vật tư thiết bị khácmột cách hiệu quả.

- Làm mọi thủ tục giấy tờ liên quan tới mở tuyến, điều chỉnh giá vé và các vấnđề liên quan tới phương tiện hoạt động

- Đề xuất tuyển lái phụ xe khi thấy cần thiết

- Tham gia tổ chức giảng dạy, huấn luyện kiểm tra trước khi được đưa vào tuyến.- Quản lý và điều hành, chấm công lái phụ xe, quản lý bộ phận điều hành tại cácđầu bến và các điểm chốt trên tuyến.

- Phản ánh kịp thời cho lãnh đạo và các bộ phận liên quan về những vấn đềvướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Phối hợp cùng phòng thanh tra –pháp chế để giải quyết những phương tiện vậnchuyển của công ty bị va quệt hoặc xảy ra tai nạn giao thông.

- Tiến hành điều tra xác minh, lập biên bản, xử lý kịp thời các trường hợp viphạm nội quy, quy chế, công ty trực tiếp giải quyết những vụ va chạm xung đột xảy ra

Trang 26

trên tuyến, các vụ tai nạn giao thông, quy rõ trách nhiệm bồi thường vật chất và đề xuấtbiện pháp xử lý

- Kiểm tra các chốt,các trạm, các đầu bến và cán bộ điều hành trên tuyến.

- Thanh tra kiểm tra trực tiếp hàng ngày đối với lái phụ xe, ngăn ngừa các hànhvi gian lận tài chính ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.

- Lập biên bản những hành vi vi phạm quy chế, đề xuất mức xử phạt theo quy chế.- Thông báo kịp thời những trường hợp sai phạm nội quy quy chế.

- Tổ bảo hiểm thuộc phòng thanh tra phải có trách nhiệm đăng ký đăng kiểm,làm thủ tục hồ sơ giấy tờ, chế độ bảo hiểm mỗi khi xe xảy ra tai nạn và va quệt.

* Phòng quản lý sửa chữa

- Chịu trách nhiệm về chất lượng xe và các tiêu chuẩn khác khi đưa xe vào hoạtđộng hàng ngày Chú ý hệ thống an toàn của xe.

- Sửa chữa kịp thời các trường hợp xe bị hư hỏng một cách nhanh nhất, đảm bảođủ số lượn xe hoạt động mỗi ngày theo yêu cầu phòng kinh doanh.

- Xử lý kịp thời những trường hợp xe bị hỏng trên đường.- Lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ

- Đảm bảo chế độ lau rửa hàng ngày cho từng xe

- Lập kế hoạch mua dự trữ các phu tùng thay thế thiết yếu thường xuyên.

* Phòng kế toán tài vụ

- Mở sổ quản lý toàn bộ tài sản của công ty

- Tổ chức hạch toán kế toán thống kê theo quy định của nhà nước

- Thực hiện chế độ báo cáo doanh thu, chi phí đầu vào hàng tháng cho giám đốc.- Thanh quyết toán các chế độ cho người lao động theo quy định của công ty vàcủa pháp luật.

- Tổng hợp phân tích báo cáo kịp thời các số liệu về thực hiện kế hoạch sản xuấtkinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trình giám đốc công ty.

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty

2.1.3.1 Chức năng

1 Vận tải hành khách bằng xe bus2 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

3 Bảo dưỡng đóng thùng bệ ô tô và xe có động cơ

Trang 27

4 Cho thuê xe có động cơ5 Kinh doanh bến xe

6 Hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ7 kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống

2.1.3.2 Nhiệm vụ

Tuy không phải là công ty quốc doanh, nhưng công ty cổ phần tập đoàn vận tảiPhượng Hoàng là một trong những công ty hàng đầu hoạt động trong nghành vận tảicủa thành phố Hưng Yên Công ty đã và đang đống góp phần vào sự phát triển chungcủa tỉnh Hưng yên nói riêng và của toàn quốc nói chung Do đó với sự tạo điều kiệnthuận lợi của các đơn vị quản lý tỉnh Hưng Yên Công ty cổ phần cổ phần tập đoànvận tải Phượng Hoàng phải tổ chức tốt việc kinh doanh góp phần vào phát triển kinh tếchung của toàn tỉnh, đưa đến cho người dân những dịch vụ chất lượng, với giá cả hợplý Đặc biệt chú trọng đến ngành nghề kinh doanh chính là vận tải.

2.1.4 Môi trường kinh doanh của công ty

( Thợ sửa chữa, rửa xe, vật tư,đầu bến, thanh tra, vệ sinh ): 100 người = 23%

Con người là yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bao hiệu quả kinh doanhquyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp Công ty cổ phần tập đoàn vận tảiPhượng Hoàng là một công ty đóng trên địa bàn thành phố Hưng yên Là một thànhphố trẻ Hưng Yên đang trên đà phát triển mạnh mẽ, với đội ngũ nguồn nhân lực dồidào đã và đang góp phần vào sự phát triển chung của thành phố và đảm bảo nguồncung về nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tuy nhiên cùng với suthế phát triển đó các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh với nhau về nguồn nhân lực cóchất lượng cao Với đặc thù về kinh doanh vận tải là một ngành dịch vụ đòi hỏi về sốlượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng, bởi sản phẩm dịch vụ không phải là những

Trang 28

sản phẩm hữu hình Do đó nó cũng đòi hỏi một phương pháp quản lý phù hợp, nếukhông sẽ khó có thể giữ nhân viên khi có cạnh tranh.

2.1.4.2 Tài chính

Tập đoàn Vận tải Phượng Hoàng với loại hình doanh nghiệp là Công ty cổphần, công ty tư nhân phải tự chủ về tài chính thì vốn luôn là một vấn đề mà lãnh đạocông ty phải quan tâm hàng đầu Nguồn vốn ở đây giúp các nhà lãnh đạo sẽ quyết địnhđược sứ mệnh của công ty, là sự sống còn của công ty.

+ Bảng tình hình nguồn vốn của công ty ( Đơn vị: Tỷ đồng )

2.1.4.3 Tuyến vận tải

a Quá trình phát triển

Mạng lưới xe Bus tại Hưng Yên được thành lập từ năm 2005 tới nay đã có 10tuyến trong nội thành 10 tuyến vé tháng chuyên trách.Trong những năm khi hệ thốnggiao thông cộng cộng bằng xe bus chưa được mở, khi đó hệ thống xe khách vẫn làphương tiện đi lại chủ yếu của người dân Sau khi hệ thống xe bus của công ty PhượngHoàng được khai thác, vận tải hành khách công cộng đã đáp ứng được 10 – 15% nhucầu đi lại của người dân với số lượt vận chuyển 20 triệu lượt hành khách/năm.Từ năm2007 công ty Cổ phần Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng đã tiếp tục chuyển hưởng hoạtđộng: mở rộng phạm vi kinh doanh; kéo dài và mở thêm các tuyến ngoại vi, rút ngắncác tuyến nội thành.

Đặc biệt trong năm 2008 công ty đã quyết đinh mở thêm tuyến xe chất lượngcao Bắc Nam 2 với 2 loại xe la ghế ngả và giường nằm với nốt lượt 5 chuyến /ngày

Trang 29

Số liệu thống kê sản lượng trong bảng sẽ cho thấy bức tranh chung về sự pháttriển của vận tải hành khách của Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng.

* Mối quan hệ cơ chế quản lý của bộ máy tổ chức:

Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty là cơ cấu bộ máy quản lý chức năng trongđó giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty trước chủtịch hội đồng quản trị Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc hành chính nhân sựchiụ sự quản lý của giám đốc đồng thời có nhiệm vụ quản lý và điều hành các phòngban của công ty bao gồm: phòng tổ chức hành chính, phòng quản lý giao nhận xe,phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng thanh tra Ngoài ra giám đốc cũng có thể trựctiếp điều hành chỉ đạo các phòng ban.

Bảng 1: Sản lượng vận tải hành khách bằng xe bus, xe khách chất lượng cao củaTập đoàn vận tải Phượng Hoàng qua các năm

Ngày đăng: 31/10/2012, 17:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Sản lượng vận tải hành khách bằng xe bus, xe khách chất lượng cao của Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng qua các năm - Một giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tải Phượng Hoàng
Bảng 1 Sản lượng vận tải hành khách bằng xe bus, xe khách chất lượng cao của Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng qua các năm (Trang 30)
Bảng2: Bảng cân đối kế toán Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Vận tải Phượng Hoàng - Một giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tải Phượng Hoàng
Bảng 2 Bảng cân đối kế toán Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Vận tải Phượng Hoàng (Trang 32)
2. Tài sản cố định vô hình 1,530 1,530 1,530 1,530 - Một giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tải Phượng Hoàng
2. Tài sản cố định vô hình 1,530 1,530 1,530 1,530 (Trang 33)
1. Tài sản cố định hữu hình 27,790 36,761 93,565 91,833 - Một giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tải Phượng Hoàng
1. Tài sản cố định hữu hình 27,790 36,761 93,565 91,833 (Trang 33)
Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh và biểu đồ về doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty đạt được doanh thu cao. - Một giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tải Phượng Hoàng
ua bảng kết quả sản xuất kinh doanh và biểu đồ về doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty đạt được doanh thu cao (Trang 35)
Bảng 3: Bảng giá vé tuyến Bắc-Nam (Hà Nội- TPHCM) qua các năm cùng thời kỳ (8/2008-8/2010)  - Một giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tải Phượng Hoàng
Bảng 3 Bảng giá vé tuyến Bắc-Nam (Hà Nội- TPHCM) qua các năm cùng thời kỳ (8/2008-8/2010) (Trang 37)
Bảng 5: Bảng thống kê thị phần tuyến Bắc Nam xe chất lượng cao của công ty và một số đối thủ qua các năm(2007-2010) - Một giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tải Phượng Hoàng
Bảng 5 Bảng thống kê thị phần tuyến Bắc Nam xe chất lượng cao của công ty và một số đối thủ qua các năm(2007-2010) (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w