1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI đầu tư xây DỰNG cơ bản QUA KHO bạc NHÀ nước

111 50 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 203,16 KB

Nội dung

Trang 1

LUẬN VĂN THAM KHẢO

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ

NƯỚC BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2019

Trang 2

Các số liệu, dữ liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và có nguồngốc rõ ràng

Học viên

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 5

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHIĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 11

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC 11

1.1.1 Ngân sách Nhà nước 11

1.1.2 Đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước 12

1.2 KHO BẠC NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯXÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 17

1.2.1 Tổng quan về Kho bạc Nhà nước 17

1.2.2 Tổng quan về công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản quaKho bạc Nhà nước 20

1.2.3 Nội dung công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản quaKho bạc Nhà nước 24

1.2.4 Tiêu chí đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xâydựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước 28

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng kết quả công tác kiểm soát chi đầu tư xâydựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

Trang 4

2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ

2.3.2 Kiểm soát chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng 50

2.3.3 Thực trạng kiểm soát chi thanh toán khối lượng hoàn thành 62

2.3.4 Thực trạng kiểm soát chi quyết toán dự án công trình đầu tưXDCB 60

2.4 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ THỰCTRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢNQUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC BA ĐỒN 64

2.4.1 Mẫu điều tra và thông tin 64

Trang 5

NƯỚC BA ĐỒN 80

3.1 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCBCỦA KBNN TRONG THỜI GIAN TỚI 81

3.1.1 Những định hướng cải cách lớn trong giai đoạn 2011 - 2020 81

3.1.2 Định hướng hoạt động kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nướcQuảng Bình 83

3.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯXÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KBNN BA ĐỒN 84

3.2.1 Hoàn thiện việc chấp hành cơ chế, chính sách 84

3.2.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nướchuyện 85

3.2.3 Nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác kiểm soát chi 86

3.2.4 Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác 89

3.3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 90

3.3.1 Đối với Bộ Tài chính 90

3.3.2 Đối với Kho bạc Nhà nước 92

3.3.3 Đối với Kho bạc Nhà nước Quảng Bình 92

3.3.4 Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Uỷ ban nhân dân Thịxã Ba Đồn 93

3.3.5 Đối với các cấp, các ngành, các chủ đầu tư liên quan 94

KẾT LUẬN 98Phụ lục

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

KÝ HIỆUÝ NGHĨA

KBNN Kho bạc Nhà nướcKSC Kiểm soát chi

NSNN Ngân sách nhà nướcTABMIS

Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc(Treasury And Budget Management InformationSystem)

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nước có ý nghĩa cựckỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta hiện nay Hằng năm Ngân sách Nhà nước giành cho đầu tư xây dựngcơ bản một tỷ lệ khá lớn trong tổng chi NSNN Đầu tư xây dựng cơ bản từnguồn Ngân sách Nnhà nước đã tạo ra nhiều công trình, nhà máy, đường giaothông… quan trọng, đưa lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội thiết thực Tuy nhiên,nhìn chung hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ở nước ta còn thấpthể hiện trên nhiều khía cạnh như: đầu tư sai, đầu tư khép kín, đầu tư dàn trải,thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tỷ lệ giả ngân chưa cao (năm 2018tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn quốc khoảng 63%)… Do vậy,tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN đóng một vai trò vô cùngquan trọng, sẽ góp phần giám sát quá trình sử dụng nguồn lực tài chính nhànước một cách có hiệu quả, là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm,chống lãng phí, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinhxã hội… đây là vấn đề cấp bách đặt ra cho tất cả các nhà quản lý đầu tư nóichung và tỉnh Quảng Bình cũng như tại thị xã Ba Đồn nói riêng

Thị xã Ba Đồn là một thị xã mới thành lập từ năm 2012 nằm ở phía TâyBắc Quảng Bình, có nền kinh tế khá phát triển so với các huyện khác trongtỉnh Quảng Bình Là một thị xã mới đang tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng nêntỷ lệ nguồn vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng chi Ngân sách hàngnăm khá cao so với các huyện Vốn đầu tư XDCB hàng năm được bố trí bìnhquân chiếm đến 22% trong tổng số chi NSNN và được kiểm soát qua KBNNBa Đồn Trong những năm qua KBNN Ba Đồn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ

Trang 8

kiểm soát chi ngân sách trên địa bàn nói chung và kiểm soát chi đầu tư XDCBnói riêng Qua đó góp phần giám sát quá trình sử dụng nguồn lực tài chínhnhà nước có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ổn định kinh tế vĩmô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội cho thị xã.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu sơ bộ cho thấy hoạt độngkiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Ba Đồn còn có nhiều bất cập, như trongcông tác thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB, dư nợ qua các năm đã có giảmnhưng chưa đáng kể, tỷ lệ dư nợ vẫn còn cao so với mặt bằng các huyện (tỷ lệdư nợ năm 2018 là 5%); mặc dù cuối năm các dự án đầu tư XDCB đều đượcgiải ngân đến 95% nhưng trong năm thực hiện, vẫn còn có công trình khôngđược giải ngân đúng hạn theo quy định, còn có công trình quyết toán chậm,kết quả kiểm thanh tra kiểm tra hàng năm vẫn còn tồn tại một số sai sót trongcông tác kiểm soát chi như hồ sơ thủ tục chưa hợp lệ, logic ngày tháng chưađúng…

Nhằm đánh giá lại thực trạng để đưa ra các giải pháp cụ thể, góp phầnnâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từNSNN, nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư, cải thiện kinh tế, xã hội trên địa

bàn thị xã Ba Đồn, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chiđầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình”

làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu2.1 Mục tiêu tổng quát

Dựa trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp nhằmhoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN Ba Đồn, tỉnhQuảng Bình.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Trang 9

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kiểm soát chi vốn đầu tư XDCBtừ NSNN qua KBNN

Phân tích đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCBtừ NSNN qua KBNN Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình từ năm 2015-2018

Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốnđầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Câu hỏi nghiên cứu:

- Công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Ba Đồn,tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả, còn tồn tại hạn chế gì?

- Cần chú trọng những vấn đề gì để hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xâydựng cơ bản qua KBNN Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình?

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễnvề công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Ba Đồn, tỉnhQuảng Bình.

- Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung : Thực trạng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từnguồn Ngân sách Nhà nước qua KBNN Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

Về không gian: Kho bạc Nhà nước Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Về thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác kiểm soát chi vốn đầu tư từNSNN tại KBNN Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2015 – 2018 vàđề xuất giải pháp cho giai đoạn kế tiếp.

Trang 10

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận:

Luận văn sử dụng cách tiếp cận định tính dựa trên cơ sở kế thừa nhữngnghiên cứu trước đây kết hợp với so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn về kiểmsoát chi đầu tư XDCB qua KBNN để nhận diện và giải quyết vấn đề gặp phải.Từ đó có cơ sở để đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểmsoát chi đầu tư XDCB qua KBNN.

4.2 Nguồn thu thập dữ liệu:

Tác giả tiến hành thu nhập dữ liệu nghiên cứu thông qua các nguồn bên ngoài và bên trong Kho bạc thông qua các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp:

Bên ngoài Kho bạc: Nhằm hỗ trợ điều tra mức đánh giá của khách hàngvề cơ chế chính sách kiểm soát chi đầu tư XDCB, đánh giá năng lực, tráchnhiệm cán bộ phụ trách kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Ba Đồn

Bên trong Kho bạc: Nhằm hỗ trợ điều tra mức đánh giá của khách hàngvề cơ chế chính sách kiểm soát chi đầu tư XDCB, đánh giá năng lực, tráchnhiệm, năng lực chuyên môn của khách hàng

Dữ liệu sơ cấp: Tác giả thực hiện chọn mẫu thuận tiện phỏng vấn cán bộ

kiểm soát chi (phỏng vấn 5 người), lãnh đạo KBNN Ba Đồn (2 người), kháchhàng (89 người)

Các câu hỏi sau để thu thập dữ liệu:

Với đối tượng cán bộ KBNN phỏng vấn những câu hỏi về:

Đánh giá về cơ chế chính sách, văn bản pháp luật ban hành? Đánh giá vềhồ sơ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Ba Đồn? Đánh giá về trách nhiệm và năng lực cán bộ phụ trách công tác kiểmsoát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Ba Đồn?

Trang 11

Đối với đối tượng khách hàng những câu hỏi về:

Đánh giá về cơ chế chính sách, văn bản pháp luật ban hành? Đánh giá vềhồ sơ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNNBa Đồn? Đánh giá về trách nhiệm và năng lực chuyên môn của khách hàng?

Dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu bên trong đơn vị: Báo cáo quyết toán chi đầu tư XDCB củaKBNN Ba Đồn, báo cáo quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản của KBNNQuảng Bình, báo cáo tổng kết KBNN Ba Đồn các năm 2015-2018; các côngvăn, quyết định, văn bản ban hành nhằm đánh giá thực trạng công tác kiểmsoát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Ba Đồn.

Dữ liệu bên ngoài đơn vị:

Sách giáo trình, trang web đáng tin cậy nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận vềNgân sách Nhà nước, đầu tư XDCB qua KBNN

Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia: các bài nghiên cứu liên quan đếnvấn đề “Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhànước” ba năm gần đây.

Báo cáo Sở Tài chính Quảng Bình các năm 2015-2018 nhằm khai thác các số liệu về dự toán, quyết toán chi đầu tư XDCB.

4.3 Xử lý dữ liệu

Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp thống kê mô tả bao gồm phương pháp mô tả, so sánh vàđối chiếu: Tác giả sẽ phân tích & xử lý các thông tin thu thập, để phục vụ chomục tiêu nghiên cứu, vận dụng trong phân tích các dữ liệu thứ cấp định tính,giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB Tác

Trang 12

giả thực hiện so sánh về mặt thời gian giữa các năm nghiên cứu để hỗ trợđánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Ba Đồn.

Phương pháp tổng hợp: Thông qua việc tổng hợp các thông tin, dữ liệu,nhận xét, đánh giá trong quá trình phân tích các mặt của công tác kiểm soátchi đầu tư XDCB tại KBNN Ba Đồn Tác giả đã đưa ra những nhận xét tổngquát về thực trạng, những thành công, hạn chế, nguyên nhân của những hạnchế để từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát chi đầu tưXDCB tại KBNN Ba Đồn, Quảng Bình.

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung được kếtcấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước.

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua

Kho bạc Nhà nước Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Chương 3: Một số khuyến nghị hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư

xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những nghiệp vụ chínhcủa ngành Kho bạc Nhà nước, việc nghiên cứu về đề tài hoàn thiện công táckiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản là mối quan tâm của nhiều tác giả cả đangcông tác trong và ngoài Kho bạc Do vậy, từ trước đến nay có khá nhiều côngtrình nghiên cứu về công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB, hoặc một, một số nộidung của kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN

Mỗi nghiên cứu được thực hiện tại một đơn vị KBNN cụ thể, đa số các tác

Trang 13

giả đã sử dụng cấu trúc luận văn đi từ nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận, rút rathực trạng tại đơn vị đang nghiên cứu, từ đó đề xuất kiến nghị giải pháp để hoànthiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nước

Nghiên cứu phần cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN,qua các công trình nghiên cứu của các tác giả Đinh Trọng Trung (2017); PhanXuân Quang Minh (2017); Lê Xuân Minh (2017); Lại Thu Thảo (2018);Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018) tôi đã phần nào nắm rõ các khái niệm về Ngânsách Nhà nước, đầu tư XDCB từ NSNN, kiểm soát chi đầu tư XDCB quaKBNN từ đó dựa trên cơ sở lý luận để phân tích thực trạng, đề ra giải pháp hiệuquả nhất cho đơn vị tôi đang nghiên cứu Qua các công trình nghiên cứu, tác giảđã phân tích được các tiêu chí đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi đầu tưXDCB qua KBNN bao gồm: tỷ lệ giải ngân vốn ĐTXDCB so với kế hoạch vốnnăm được giao so với tổng số giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn; vốn tạmứng chưa thu hồi so với so với vốn đã giải ngân, thời gian xử lý hoàn tất hồ sơthanh toán vốn đầu tư XDCB và số hồ sơ được giải quyết; số hồ sơ thanh toánvốn đầu tư XDCB bị từ chối thanh toán so với tổng số thanh toán gửi đếnKBNN; Kết quả thanh tra kiểm tra chuyên ngành, kiểm toán Nhà nước tại đơn vịsử dụng Ngân sách (Lại Thu Thảo(2018); Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018)); cáctác giả cũng phân tích rõ các nhân tố ảnh hường tới công tác kiểm soát chi đầu tưXDCB qua KBNN bao gồm nhân tố bên ngoài (cơ chế, chính sách, chất lượngphối hợp giữa các cơ quan ban ngành, năng lực chủ đầu tư, công tác kiểm tra,giám sát…) và nhân tố nội tại của KBNN (cơ cấu bộ máy, phân cấp kiểm soátchi, quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN, chất lượng vàsố lượng cán bộ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB…)( Đinh Trọng Trung(2017); Phan Xuân Quang Minh (2017))

Để phân tích và làm rõ thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tạicác đơn vị nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng cách tiếp cận định tính để nghiên

Trang 14

cứu, sử dụng các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu là phương pháp thu thậpsố liệu, tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh đối chiếu, từ đó chỉ ra được các tồntại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế đó, các công trình nghiên cứuĐinh Trọng Trung (2017); Phan Xuân Quang Minh (2017); Lê Xuân Minh(2017); Lại Thu Thảo (2018); Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018); Nguyễn TuyếtPhượng (2017) đã phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp kiến nghị nhằm hoànthiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản nghiên cứu như: Hoàn thiện công tácphối hợp với các cơ quan liên quan trong chu trình quản lý chi ngân sách; Nângcao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB; Tăng cường hướng dẫn,tư vấn đối với chủ đầu tư; đôn đốc chủ đầu tư thanh toán tạm ứng đồng thời kiênquyết chế tài những vi phạm, nâng cao chất lượng phục vụ của KBNN; Nângcao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ và tăng cường kiểm tra hiệntrường; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyênmôn, phẩm chất đạo đức của công chức thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầutư XDCB; Vận dụng tốt hệ thống các phần mềm tác nghiệp và chương trìnhTABMIS trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB và một số kiến nghị đốivới các cơ quan ban ngành, KBNN cấp trên.

Bên cạnh đó tôi cũng tìm hiểu thêm một số công trình nghiên cứu về mộtsố vấn đề của công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB như về vấn đề giải ngân vốnđầu tư XDCB (Bùi Quang Sáng (2019)), các tác giả đã đề xuất một số giải phápnhư: kiến nghị các sở, ban , ngành trong tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữacông tác cải cách hành chính; tại các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ và khẩntrương hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ dự án đồng thời chủ động bố trí, cân đốinguồn vốn hoàn thành việc đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hoàn thiện cơsở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức cá nhân tham gia dự án, kịpthời thu tiền sử dụng đất của các dự án đã triển khai nhằm đáp ứng tốt nguồn đểthanh toán cho các công trình có nguồn thu sử dụng đất; đồng hành cùng chủ

Trang 15

đầu tư, chính quyền địa phương trong việc giải ngân vốn đầu tư XDCB; thườngxuyên theo dõi, đôn đốc, phối hợp với UBND tỉnh, tranh thủ sự chỉ đạo của cấptrên để làm tốt vai trò tham mưu trong kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua

Công trình nghiên cứu về giải pháp thu hồi vốn tạm ứng vốn đầu tư XDCB(Nguyễn Thị Oanh (2019)), tác giả đã đề xuất một số giải pháp: KBNN có côngvăn đôn đốc việc thu hồi tạm ứng của từng chủ đầu tư, ban quản lý dự án; báocáo tình hình tạm ứng với cơ quan Tài chính thì KBNN làm việc trực tiếp vớitừng chủ đầu tư đồng thời báo cáo cho UBND đồng cấp tổ chức cuộc họp triệutập các thành phần có liên quan để chỉ đạo quyết liệt công tác thu hồi tạm ứng;Chủ đầu tư cần nâng cao trách nhiệm trong việc tạm ứng cho các gói thầu vàthực hiện tạm ứng theo đúng quy định hiện hành

Công trình nghiên cứu về vấn đề kiểm soát chi đầu tư XDCB ngân sách(Hồ Thị Lộc (2017)), tác giả có kiến nghị bỏ quy định về thực hiện cơ chế“thanh toán trước, kiểm soát sau” nhằm thực hiện đồng bộ theo Thông tư 08,KBNN lúc này căn cứ theo quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành docơ quan có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch vốn được giao trong năm của dựán để kiểm soát thanh toán cho dự án

Các công trình nghiên cứu trên nhìn chung đã nghiên cứu đầy đủ tất cảcác khía cạnh về công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tuy nhiên vẫn còn một sốkhoảng trống nghiên cứu như: Lại Thu Thảo (2018), Nguyễn Thị Thanh Thủy(2018) chỉ nghiên cứu dựa trên số liệu báo cáo từ đơn vị cung cấp mà chưa lấyđược dữ liệu từ các đối tượng bên ngoài để đánh giá thực trạng khách quan hơn;một số luận văn chỉ phân tích dữ liệu đến năm 2016, văn bản áp dụng trong kiểmsoát chi đầu tư XDCB có thời gian áp dụng trong thời gian ngắn như thông tư08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh

Trang 16

toán vốn đầu tư sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nước, thông tư số BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thôngtư số 08/2016/TT-BTC) nên các số liệu, kết quả nghiên cứu chỉ mang tính ngắnhạn, chưa bao quát được cả quá trình nghiên cứu, có luận văn Đinh Trọng Trung(2017); Lê Xuân Minh (2017); hoặc có những nghiên cứu đánh giá thực trạngcông tác kiểm soát chi đầu tư XDCB chưa bám sát các tiêu chí đã nêu ở phần cơsở lý luận, hay luận văn còn đề xuất nhiều biện pháp chung chung, tính áp dụngthực tiễn vào đơn vị chưa cao như luận văn Cao Thị Nghiên (2018) trường Đạihọc Huế.

108/2016/TT-Các công trình nghiên cứu Bùi Quang Sáng (2019), Nguyễn Thị Oanh(2019), Hồ Thị Lộc (2017), các tác giả đưa ra rất nhiều giải pháp để hoàn thiệncông tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tuy nhiên những giải pháp đó mang tínhchất đặc thù của từng địa phương mà tác giả đang nghiên cứu, mỗi đơn vị nghiêncứu có các đặc điểm kinh tế, chính trị khác nhau do đó không thể áp dụng rậpkhuôn các giải pháp của đơn vị này cho đơn vị khác mà phải dựa trên phân tíchnhiều yếu tố, số liệu tại đơn vị đó để đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất.

Các nghiên cứu trên tạp chí trên đều khá gần gũi với đề tài tôi đang nghiêncứu vì thế tôi có thể tham khảo được nhiều kiến thức lý luận cũng như thực tiễn.Dựa trên những khoảng trống nghiên cứu đã phân tích trên, cộng với việc từtrước đến nay tại KBNN Ba Đồn chỉ có một luận văn nghiên cứu về kiểm soátchi thường xuyên của tác giả Hoàng Minh Thắng (2018), chưa có đề tài nàonghiên cứu chuyên sâu về hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản nênsau khi nghiên cứu đúng đắn cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư XDCB quaKBNN, tìm hiểu thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Ba Đồn, tôi

mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xâydựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài

luận văn thạc sĩ của mình đề đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện

Trang 17

hơn trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Ba Đồn, tỉnh QuảngBình.

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯXÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂNSÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.1 Ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước là dự toán hàng năm về toàn bộ các nguồn tàichính được huy động cho Nhà nước và sử dụng các nguồn tài chính đó, nhằmbảo đảm thực hiện chức năng của Nhà nước do hiến pháp quy định Đó lànguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia.

Ngân sách Nhà nước là tiềm lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chínhcủa Nhà nước Quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước có tác động chiphối trực tiếp đến các hoạt động khác trong nền kinh tế.

Theo luật Ngân sách Nhà nước (Luật 01/2002/QH1 được thông qua tạikỳ họp thứ 2 Quốc Hội khóa 11 ngày 16/112/2002) có định nghĩa “ Ngân sáchNhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã đượccơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong mộtnăm, để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.

Thu Ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu: từ thuế, phí, lệ phí,các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp củacác tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy địnhcủa pháp luật, các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi, được đưa vàocân đối ngân sách Nhà nước và bao gồm các khoản chi: chi phát triển kinh tếxã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo đảm hoạt động bộ máy Nhà nước,

Trang 19

chi trả của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định củapháp luật.

Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địaphương Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấpcho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệmvụ chi của cấp trung ương Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sáchnhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trungương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộcnhiệm vụ chi của cấp địa phương.

1.1.2 Đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước

a Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản:

Đầu tư: Thuật ngữ đầu tư được sử dụng rất nhiều trong đời sống kinh tế

hàng ngày để phản ánh hoạt động của con người nhằm vào mục đích nhấtđịnh phục vụ cuộc sống Tùy thuộc theo phạm vi tác dụng hiệu quả của cáckết quả đầu tư mà có những cách hiểu khác nhau về đầu tư.

Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiếnhành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhấtđịnh trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quảđó Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trítuệ Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sảnvật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.

Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồnlực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trongtương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.

Trang 20

Từ đây có khái niệm: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lựctài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinhdoanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi íchkinh tế xã hội.

Đầu tư xây dựng cơ bản: là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố

định đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu được lợiích dưới các hình thức khác nhau.

Xét một cách tổng thể, không một hoạt động đầu tư nào mà không cầnphải có các tài sản cố định Tài sản cố định bao gồm toàn bộ các cơ sở vậtchất, kỹ thuật đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước Để có được tàisản cố định chủ đầu tư có thể thực hiện bằng nhiều cách tiến hành xây dựngmới các tài sản cố định.

Căn cứ vào khoản mục chi phí, vốn đầu tư XDCB được cấu thành:

- Chi phí xây lắp: là chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí sanlấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình,xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công.

- Chi phí thiết bị: là chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị côngnghệ, bao gồm cả chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, lắp đặt, thí nghiệm,hiệu chỉnh, vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác.- Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện cáccông việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kếtthúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: là các chi phí cần thiết để thực hiện cáccông việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự ánvà kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng

Trang 21

- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: là chi phí bồi thường về đất,nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phíbồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chiphí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sửdụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầngkỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;

- Chi phí khác: là chi phí hạng mục chung và các chi phí không thuộccác nội dung quy định tại các chi phí nói trên;

- Chi phí dự phòng: là chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phátsinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

b Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

Chi đầu tư XDCB từ NSNN là khoản chi tài chính Nhà nước được đầu tưcho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng như cầu cống, bến cảng, sân bay, hệthống thuỷ lợi, năng lượng, viễn thông…,các công trình kinh tế có tính chấtchiến lược, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúclợi công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kíchthích quá trình vận động vốn của doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đíchtăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

c Đặc điểm của chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

Chi đầu tư được thực hiện theo đúng nguyên tắc, quy định của pháp luậthiện hành, từ huy động nguồn lực chi đầu tư phát triển, điều kiện chi, quytrình kiểm soát, thanh toán

Chi đầu tư gắn với hoạt động của NSNN nói chung và hoạt động chiNSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp về chi NSNNcho đầu tư phát triển Do đó, việc hình thành, phân phối, sử dụng và thanh

Trang 22

quyết toán nguồn vốn này cần được thực hiện chặt chẽ theo luật định đượcQuốc hội phê chuẩn và các cấp chính quyền phê duyệt hàng năm.

Chi đầu tư là khoản chi lớn của NSNN nhưng không có tính ổn định.Chi đầu tư là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hộicủa mỗi quốc gia Trước hết chi đầu tư nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật,năng lực sản xuất của nền kinh tế; đó chính là nền tảng bảo đảm cho sự pháttriển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đồng thời chi đầu tư còn có ý nghĩa làvốn mới để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các nguồn lựctrong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển các hoạt động kinh tế - xã hộitheo định hướng của nhà nước trong từng thời kỳ

Xét theo mục đích kinh tế - xã hội và thời hạn tác động thì chi đầu tưmang tính chất chi cho tích luỹ Chi đầu tư là những khoản chi nhằm tạo ra cơsở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ, tăng tích luỹ tài sản của nềnkinh tế quốc dân Cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ được tạora thông qua các khoản chi đầu tư là nền tảng vật chất đảm bảo cho sự tăngtrưởng kinh tế và phát triển xã hội, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội Với ýnghĩa đó, chi đầu tư là chi cho tích luỹ.

d Chức năng của chi đầu tư xây dựng cơ bản

Với mục tiêu làm tăng trưởng và thay đổi kết cấu của tài sản cố định nênđầu tư xây dựng cơ bản có rất nhiều chức năng như:

Chức năng tạo năng lực mới của đầu tư XDCB; các năng lực mới tạo racó giá trị sử dụng và thông qua đó các nhu cầu có thể được thỏa mãn; vì vậychức năng này đảm bảo duy trì hoặc phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóadịch vụ; bảo vệ và cải tạo môi trường nhằm hạn chế, khắc phục những ảnhhưởng xấu đến sản xuất và tiêu dùng; chức năng này được coi là chức năngđầu tiên của đầu tư XDCB.

Trang 23

Chức năng thay thế của đầu tư XDCB biểu hiện khả năng thay đổi từng

tổ hợp các nhân tố sản xuất và khả năng thay thế lẫn nhau của từng nhân tốnày do kết quả của quá trình đầu tư; nó được thể hiện ở mức tiết kiệm chi phítrong khu vực sản xuất vật chất; cũng như trong khu vực dịch vụ nhằm đảmbảo thỏa mãn nhu cầu của nền kinh tế với chi phí xã hội ít hơn Chức năngnày của đầu tư XDCB ngày càng tăng lên với sự phát triển của khoa học kỹthuật và với việc dẫn dắt nền kinh tế hướng vào loại hình phát triển có chiềusâu mà đặc trưng là thay thế có hiệu quả các yếu tố sản xuất.

Chức năng thu nhập và sinh lời được xác định bởi khả năng tạo ra thunhập và sinh lời do quá trình đầu tư XDCB mang lại; chức năng thu nhập vàsinh lời là sự kết hợp các chức năng năng lực và thay thế sẽ tạo điều kiện tăngtổng sản phẩm quốc nội và tổn sản phẩm quốc dân Đặc trưng kết quả thunhập đánh giá công dụng của đầu tư XDCB cũng như ảnh hưởng của nó bởiviệc tạo ra mối quan hệ giá trị và thu nhập trong nền kinh tế; do đó, chức năngthu nhập và sinh lời cũng chính là tác động của nó trong tăng thu nhập củatừng chủ thể trong hệ thống kinh tế làm ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận vàtổng thu nhập của các tổ chức kinh doanh và các tầng lớp dân cư trong nềnkinh tế Đầu tư vào các hoạt động kinh tế luôn phải tuân thủ tính hiệu quảtheo những mục tiêu nhất định; chính vì vậy, các hoạt động đầu tư trong lĩnhvực này phải vạch ra được các mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian, khônggian trên cơ sở phân tích, tính toán một cách khoa học, chặt chẽ nhằm đảmbảo hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả ngày càng cao bởi vì đầu tư XDCB làmột quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều vốn, thời gian và phụ thuộc vào nhiềunhân tố khách quan và chủ quan khác nhau, do vậy việc tuân thủ theo đúngquy trình, trình tự là yếu tố bắt buộc.

Trang 24

e Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận cấu thành trong toàn bộ nguồnvốn đầu tư toàn xã hội, đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò quan trọng đặc biệt,thể hiện:

Đầu tư XDCB có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế: vừa là yếu tố

duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định kinh tế của mọi quốc gia.Do vậy, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô cần điều hành sao cho hạn chếcác tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toànbộ nền kinh tế.

Đầu tư XDCB tạo ra năng lực sản xuất mới, hình thành phát triển kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm ytế,… Thông qua việc duy trì và phát triển hoạt động đầu tư XDCB, vốn đầutư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển nềnkinh tế quốc dân, tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suất laođộng, tăng tích lũy cho nền kinh tế, tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩmxã hội.

Đầu tư XDCB quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các

ngành, giải quyết những vấn đề mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnhthổ, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chínhtrị của từng vùng lãnh thổ

Đầu tư XDCB là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cườngkhả năng công nghệ, trong khi công nghệ là trung tâm của công nghiệp hóa.Do vậy, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởViệt Nam, chúng ta phải đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển côngnghệ nhanh và vững chắc.

1.2 KHO BẠC NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU

Trang 25

TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC1.2.1 Tổng quan về Kho bạc Nhà nước

a Khái niệm Kho bạc Nhà nước:

Kho bạc Nhà nước là một tổ chức nằm trong hệ thống tài chính Nhànước, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chínhNhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý ngân quỹ, tổng kếtoán Nhà nước, thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư pháttriển thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ theo quy định củapháp luât.

Có 3 mô hình Kho bạc Nhà nước trên thế giới là mô hình Kho bạc Nhànước là cơ quan trực thuộc chính phủ; mô hình Kho bạc Nhà nước là cơ quantrực thuộc bộ Tài chính hoặc bộ Kinh tế tài chính và mô hình KBNN trựcthuộc Ngân hàng trung ương.

Mô hình KBNN là cơ quan trực thuộc Chính phủ thường được gọi là Bộngân khố hay tổng nha ngân khố Mô hình này phổ biến ở các nước phát triểnnhư: Mỹ, Anh, Canada… Nhiệm vụ của KBNN trong mô hình này là quản lýtài sản của Nhà nước, thực hiện thu chi NSNN; hạch toán kế toán các nghiệpvụ tài chính, lập cân đối thu chi tiền tệ, phát hành tiền, quản lý nợ quốc gia;quản lý các tài sản quý hiếm, phát hành trái phiếu, tín phiếu Nhà nước.

Mô hình KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính hay Bộ Kinh tế - Tàichính: KBNN là một bộ phận của bộ Tài chính, chịu sự chỉ đạo của Bộ trưởngBộ Tài chính.

Mô hình này thường phổ biến ở các nước như Pháp, Đức… các nướcĐông Nam Á như Thái Lan, Indonexia… Nhiệm vụ chủ yếu của KBNN trongmô hình này là: thực hiện các nhiệm vụ tập trung các khoản thu thuế, phí vào

Trang 26

Ngân sách, kiểm soát việc chi trả từ NSNN, sắp xếp điều hoà chi các khoảnchi NSNN; kiểm tra giám sát việc sử dụng công quỹ, quản lý các khoản nợtrong và ngoài nước

Mô hình KBNN trực thuộc Ngân hàng trung ương: Mô hình này đượccác nước xã hội chủ nghĩa áp dụng trước đây, hiện nay mô hình này khôngcòn tồn tại Nhiệm vụ chủ yếu của KBNN trong mô hình thứ ba là: quản lýquỹ NSNN, theo dõi, quản lý các quản thu chi NSNN, phối hợp với VụNSNN của Bộ Tài chính làm nhiệm vụ kế toán và quyết toán Ngân sách Nhànước.

Tại Việt Nam, hệ thống KBNN được xây dựng theo mô hình là cơ quantrực thuộc Bộ Tài chính, hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương.

b Chức năng của Kho bạc Nhà nước:

KBNN là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng BộTài chính quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính của Nhà nước,quản lý ngân quỹ của Nhà nước, tổng kế toán Nhà nước; thực hiện việc huyđộng vốn cho NSNN và đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành tráiphiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

c Nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước

Đối với công tác quản lý chi NSNN, KBNN có nhiệm vụ thực hiện việckiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của NSNN và các nguồn vốn khácđược giao theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, KBNN được quyền trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mởtại KBNN để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thucho NSNN theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoảnchi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Trang 27

c.Vai trò của Kho bạc Nhà nước

Trong công tác quản lý chi NSNN, KBNN là đơn vị cuối cùng thực hiệncông đoạn xuất quỹ NSNN KBNN có quyền từ chối thanh toán các khoản chikhông hợp lệ, không đúng quy định và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Nhànước về việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN Vai trò của KBNNtrong công tác quản lý chi NSNN là vô cùng quan trọng.

KBNN ở Việt Nam cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tácquản lý chi NSNN, đó là vì:

Thứ nhất, việc xuất quỹ NSNN không chỉ đơn thuần là việc kết thúc chu

trình NSNN mà nó quyết định đến tính hiệu quả của việc sử dụng NSNN đốivới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, hiện nay bộ máy quản lý Nhà nước ta đang trong giai đoạn củng

cố và hoàn thiện do đó vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hỏng, bất cập, việc kiểm soátchi NSNN sẽ giúp tiết kiệm ngân sách, tăng cường thắt chặt kỉ cương, kỷ luậttài chính đồng thời làm giảm tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong bộ máyNhà nước.

Thứ ba, việc kiểm soát các nguồn chi NSNN hiệu quả sẽ góp phần làm

giảm thâm hụt ngân sách đồng thời làm giảm gánh nặng nợ công quốc giahiện nay đang là vấn đề cấp bách mà nước ta đang tìm cách giải quyết.

Thứ tư, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong

thời kì mới, các khoản chi NSNN hiện nay ngày càng mang tính phức tạp vàđa dạng hơn đặc biệt là các khoản chi đầu tư phát triển đòi hỏi nguồn vốn lớn,đầu tư trong dài hạn chính vì vậy cần phải có hệ thống quản lý đầu ra NSNNphải đảm bảo quy trình chặt chẽ, an toàn và hiệu quả Bên cạnh đó, để hoànthành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo theo tiến độ, kế hoạch

Trang 28

đề ra thì việc cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN phải linh hoạt, hợp lývà kịp thời.

Thứ năm, đất nước ta đang trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế toàn

diện Đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, đối với bộ máy quản lý Nhànước nói chung và trong công tác quản lý chi NSNN nói riêng cần phải cónhững cơ chế, chính sách cải cách phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế.KBNN là một trong những đơn vị trực thuộc ngành tài chính, thực hiện nhiệmvụ kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN cần phát huy vai trò củamình, góp phần vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

1.2.2 Tổng quan về công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bảnqua Kho bạc Nhà nước

a Khái niệm kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngânsách Nhà nước

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nướcqua Kho bạc Nhà nước là việc kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần vàđủ theo quy định của Nhà nước để xuất quỹ NSNN chi trả theo yêu cầu củaCĐT các khoản kinh phí thực hiện dự án theo các chính sách, chế độ, địnhmức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hìnhthức và phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ.

b Mục tiêu của việc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Khobạc Nhà nước

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN phải đạt được nhữngmục tiêu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, việc kiểm soát chi ĐTXDCB giúp đảm bảo nguồn NSNN sửdụng cho chi đầu tư được sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch phân bổ vốn

Trang 29

cho từng công trình, dự án đã được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội hằng năm nhằm tuân thủ nguyên tắc quản lý NSNN Trên cơ sởđó, đảm bảo tính kế hoạch, cân đối của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của từngngành từng lĩnh vực của từng địa phương

Thứ hai, việc kiểm soát chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN sẽ giám sát quytrình vận hành các công trình dự án góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện củadự án không bị trì trệ, ách tắc, chiếm dụng vốn NSNN, đồng thời giảm thiểucác chi phí không cần thiết cho chủ đầu tư.

Thứ ba, việc kiểm soát chi ĐTXCB tốt sẽ đảm bảo thanh toán đầy đủ kịpthời cho các công trình dự án, từ đó tạo hiệu quả cho xã hội nhờ vào việc cảicách hành chính tốt.

Thứ tư, việc kiểm soát chặt chẽ hiệu quả hoạt động thanh toán vốn đầutư XDCB qua KBNN sẽ phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi tráivới quy định hiện hành.

c Nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhànước

Kiểm soát chi của hệ thống KBNN đối với các dự án thuộc nguồn vốnđầu tư XDCB dựa trên các nguyên tắc:

Nguyên tắc thứ nhất: Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầutư, KBNN căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợpđồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và cácđiều kiện thanh toán) và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầutư Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khốilượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượngcông trình; KBNN không chịu trách nhiệm về các vấn đề này KBNN căn cứvào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng.

Trang 30

Nguyên tắc thứ hai: KBNN thực hiện kiểm soát chi ĐTXDCB theonguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và“kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợpđồng Căn cứ vào nguyên tắc này, KBNN hướng dẫn cụ thể phương thứckiểm soát thanh toán trong hệ thống KBNN, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợicho chủ đầu tư, nhà thầu và đúng quy định của Nhà nước.

Nguyên tắc thứ ba: Trong thời hạn 07 ngày làm việc đối với trường hợp“kiểm soát trước, thanh toán sau” và trong 03 ngày làm việc đối với trườnghợp “thanh toán trước, kiểm soát sau” kể từ khi nhận đủ hồ sơ thanh toán theoquy định của chủ đầu tư, căn cứ vào hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt đốivới các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng) và số tiền chủđầu tư đề nghị thanh toán, KBNN kiểm soát, cấp vốn thanh toán cho dự án vàthu hồi vốn tạm ứng theo quy định.

Nguyên tắc thứ tư: kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khốilượng hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch; thờihạn thanh toán khối lượng hoàn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau(trong đó có thanh toán để thu hồi vốn đã tạm ứng), trừ các dự án được cấp cóthẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán.

Nguyên tắc thứ năm: các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) phải thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế.Nguyên tắc thứ sáu: số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mụccông trình, công trình không được vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu;tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã đượcphê duyệt Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả thanh toántạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không được vượt kế hoạch vốncả năm đã bố trí cho dự án

Trang 31

Nguyên tắc thứ bảy: đối với một số dự án đặc biệt quan trọng cần phảicó cơ chế tạm ứng, thanh toán vốn khác với các quy định trên đây, sau khi cóý kiến của cấp có thẩm quyền, cấp trên sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.

d Vai trò kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhànước qua Kho bạc Nhà nước

Có thể thấy cần thiết phải có cơ quan chức năng có thẩm quyền độc lậpkhách quan đứng ra để thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động quảnlý và sử dụng vốn đầu tư XDCB của các chủ đầu tư bởi những lý do sau đây:

- Chi đầu tư XDCB đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển

đất nước, qua đó đã tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, góp phầnvào việc tăng trưởng kinh tế đất nước Vì vậy, việc đảm bảo cho những khoảnchi đầu tư được thực hiện đúng chức năng, mục đích, không gây lãng phí làmột yêu cầu quan trọng cần phải được kiểm soát.

- NSNN là có hạn, khi nguồn thu của NSNN còn rất hạn hẹp mà nhu cầu

chi cho phát triển kinh tế - xã hội lại rất lớn và ngày càng tăng cao thì việckiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN trong đó có chi đầu tư XDCB là mộttrong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia để giảm tối đa thấtthoát các khoản chi của NSNN

- Cơ chế kiểm soát chi đầu tư XDCB trong nhiều năm qua đã được

thường xuyên sửa đổi và hoàn thiện Nhưng vẫn chỉ quy định được những vấnđề chung mang tính chất nguyên tắc, chưa thể bao quát hết được những phátsinh trong quá trình thực hiện kiểm soát các khoản chi của NSNN Mặt khác,cùng với sự phát triển của xã hội, các nghiệp vụ chi cũng ngày càng trở nênđa dạng và phức tạp hơn Do đó, cơ chế kiểm soát nhiều khi không thể theokịp những biến động thực tế của các hoạt động đầu tư đang diễn ra Từ đó tạora nhiều kẻ hở và bất cập Do đó, việc không ngừng cải tiến, bổ sung kịp thời

Trang 32

để cơ chế kiểm soát chi đầu tư XDCB được ngày càng hoàn thiện phù hợp vàchặt chẽ hơn cũng là một nhu cầu cấp bách.

- Trình độ cũng như ý thức của các đơn vị sử dụng VĐT XDCB từ

NSNN còn hạn chế cũng như tinh thần trách nhiệm, tự giác chưa cao Cácđơn vị này lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách quản lý tìm cách biến tiềnngân sách thành của mình, làm thất thoát ngân sách Nhà nước.

- Đặc biệt đối với Việt Nam, là một nước đang trong quá trình mở cửa

hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhiều khoản chi cho hoạt động đầu tư là sửdụng nguồn vốn vay từ các quốc gia và tổ chức nước ngoài Do đó việc kiểmtra, kiểm soát việc chi trả các khoản chi này tới từng đối tượng là hết sức cầnthiết, để đảm bảo kỷ cương quản lý tài chính cũng như uy tín của đất nước.

1.2.3 Nội dung công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bảnqua Kho bạc Nhà nước

a Kiểm soát hồ sơ ban đầu:

Sau khi được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chủ đầu tưphải đến mở tài khoản giao dịch và gửi hồ sơ tài liệu ban đầu của dự án đếnKBNN để kiểm soát

Nội dung kiểm tra hồ sơ ban đầu như sau:

- Kiểm soát đầy đủ của hồ sơ, đủ về số lượng các loại hồ sơ theo quyđịnh

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ: Hồ sơ phải được lập đúngmẫu quy định, đầy đủ chữ ký, đóng dấu đã đăng ký mẫu dấu chữ ký tại Khobạc, cấp có thẩm quyền ban hành, các hồ sơ phải được lập, ký duyệt theođúng trình tự về quản lý vốn đầu tư XDCB, mã đơn vị sử dụng ngân sách,nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn đúng theo quy định.

Trang 33

Thời gian kiểm tra: Cán bộ kiểm soát chi trực tiếp nhận hồ sơ và kiểmtra sơ bộ về số lượng và tính pháp lý, sự logic của hồ sơ Sau đó, thực hiệncác thủ tục giao nhận 1 cửa, hẹn thời gian giải quyết và trả hồ sơ theo quyđịnh trên phiếu thông báo ngay tại thời điểm giao nhận với chủ đầu tư

Trong quá trình thực hiện kiểm soát hồ sơ cụ thể, nếu phát hiện các saisót KBNN có trách nhiệm thông báo về kết quả kiểm tra, ghi rõ các nhận xét,các nội dung chưa thống nhất, những sai sót và đề nghị chủ đầu tư giải thíchbổ sung, hoàn chỉnh.

b Kiểm soát chi từng lần tạm ứng, thanh toán giá trị khối lượng hoànthành

Ngoài việc kiểm soát sự đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ thì tuỳ từng nộidung tạm ứng hoặc thanh toán (như chi phí xây lắp, mua sắm thiết bị, đền bùgiải phóng mặt bằng, chi hội nghị và các khoản chi phí khác) mà nội dungkiểm soát khác nhau, nhưng nói chung việc kiểm soát hồ sơ tạm ứng hoặcthanh toán từng lần được thực hiện như sau:

- Kiểm soát việc lựa chọn nhà thầu đúng theo quy định: Kiểm soát cácdự án thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhàthầu khác đúng theo luật đấu thầu quy định.

- Kiểm soát tính thống nhất về nội dung giữa các hồ sơ: Các hạng mục,nội dung đầu tư trong dự toán chi phí với các hạng mục đầu tư trong báo cáokhả thi báo cáo đầu tư đã được phê duyệt phải trùng khớp, logic về nội dung,thời gian Đầy đủ, hợp lý các chỉ tiêu cơ bản như: Các hạng mục công trìnhchính, tiến độ xây dựng, tiến độ cấp vốn, các loại nguồn vốn tham gia dự ánđầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, hợp đồng kinh tế

Trang 34

- Kiểm tra, đối chiếu đảm bảo số vốn đề nghị ghi thanh toán phù hợp vớitừng loại hợp đồng, giá trên hợp đồng, các điều kiện trong hợp đồng và theodự toán đã được duyệt

Ngoài ra tuỳ từng loại hồ sơ thanh toán mà nội dung kiểm soát khácnhau:

- Đối với các khoản tạm ứng: Kiểm soát nội dung tạm ứng có đúng đốitượng được tạm ứng, kiểm soát tỷ lệ tạm ứng có đúng với quy định về tạmứng vốn, điều khoản quy định tạm ứng trong hợp đồng xây dựng hay không

- Đối với các khoản thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành: Kiểm soátsố vốn đề nghị thanh toán trên nguyên tắc, số vốn đề nghị thanh toán phải phùhợp với giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng, hợp lý về mặtkhối lượng giá trị hoàn thành trong bảng xác định giá trị khối lượng hoànthành và điều khoản ghi trong hợp đồng, kiểm tra tính chính xác về mặt sốhọc

- Kiểm soát, xác định số vốn đã ứng để thu hồi vốn tạm ứng sang thanhtoán khối lượng vốn hoàn thành, tổng số vốn thanh toán bao gồm cả tạm ứngkhông được vượt quá giá trị hợp đồng, tổng dự toán và kế hoạch vốn đầu tưtrong năm của dự án

- Kiểm soát các chế độ mà dự án được hưởng theo phê duyệt dự toán;Kiểm soát danh mục, chủng loại thiết bị có đúng với dự toán được duyệt, phùhợp với nội dung hợp đồng

- Ngoài ra còn kiểm soát một số nội dung khác tuỳ thuộc vào đặc thù củatừng dự án

Thanh toán theo giá trúng thầu bao gồm: Hợp đồng trọn gói là hợp đồngtheo giá khoán gọn và không điều chỉnh giá trong quá trình thực hiện, khống

Trang 35

chế mức vốn thanh toán theo hợp đồng, kiểm tra các khoản phát sinh trênnguyên tắc phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn giá theo đơn giátrúng thầu, trường hợp pháp sinh theo đơn giá trúng thầu hoặc đơn giá đượccấp có thẩm quyền phê duyệt Hợp đồng có điều chỉnh giá thực hiện kiểm tra,kiểm tra khối lượng hoàn thành tại từng thời điểm, các chính sách, chế độ dựán đuợc hưởng tại mỗi thời điểm để áp dụng đơn giá phù hợp, kiểm tra côngthức xác định đơn giá điều chỉnh

Trình tự kiểm soát: Tuỳ theo quy mô, tính chất phức tạp của dự án đầutư, cán bộ kiểm soát chi kiểm tra các hồ sơ, giá trị đề nghị tạm ứng, thanhtoán thực hiện kiểm tra, nếu hợp lệ trình lãnh đạo duyệt và chuyển sang bộphận kế toán làm thủ tục thanh toán, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng Đốivới các dự án ODA, cán bộ kiểm soát chi sau khi kiểm tra, kiểm soát ghi sốtiền chấp nhận thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện trênphiếu giá hoặc bảng kê để chủ đầu tư làm thủ tục rút vốn từ nhà tài trợ, hoặclàm việc với ngân hang phục vụ để rút vốn thanh toán cho nhà thầu

Trong trường hợp cần thiết, cán bộ kiểm soát chi Kho bạc Nhà nước cóthể kiểm tra hiện trường thực tế công trình thi công để đảm bảo dự án đượctriển khai đúng tiến trình như hồ sơ thanh toán.

c Kiểm soát chi quyết toán dự án, công trình hoàn thành được phêduyệt

Khi dự án, công trình xây dựng cơ bản hoàn thành được phê duyệt quyếttoán vốn đầu tư, KBNN tiến hành kiểm tra đối chiếu số vốn đã thanh toán chodự án, công trình Nếu số vốn đã thanh toán nhỏ hơn số vốn quyết toán đượcduyệt khi KBNN căn cứ vào kế hoạch vốn bố trí cho dự án để thanh toán chitrả cho các đơn vị thụ hưởng Nếu số vốn đã thanh toán lớn hơn số vốn quyết

Trang 36

toán được duyệt thì KBNN phối hợp với chủ đầu tư thu hồi số vốn đã thanhtoán cho các đơn vị nhận thầu

1.2.4 Tiêu chí đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi vốn đầu tưxây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước

Để đánh giá kết quả công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB củaKBNN có thể dùng nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng thông thường sử dụngmột số tiêu chí chủ yếu sau:

a Vốn đầu tư XDCB thực hiện trong năm và tỷ lệ giải ngân vốn đầutư XDCB so với kế hoạch vốn năm được giao

“Vốn đầu tư XDB thực hiện trong năm” là tiêu chí phản ảnh quy môhoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN Vì bản chất của hoạtđộng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư là một hoạt động chấp hành ngân sáchđã được giao dự toán cho nên để đo lường kết quả thực hiện cần phải so sánhvới mức vốn kế hoạch đã bố trí Đây là chỉ tiêu chủ yếu thể hiện về mặt lượngcủa quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN của KBNNcác cấp

“Tỷ lệ giải ngân” thể hiện được tiến độ giải ngân được tính bằng tỷ số giữatổng số vốn đã giải ngân so với tổng số vốn kế hoạch giao hàng năm, được tínhbằng công thức:

Tỷ lệ giải ngân =Tổng số vốn đã giải ngân x 100%Tổng số kế hoạch vốn giao hàng năm

Đây là một chỉ tiêu phản ánh kết quả giải ngân nguồn vốn tại một thời điểm.Tỷ lệ này càng cao thì VĐT XDCB càng được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vì

Trang 37

tránh được tình trạng lãng phí do nguồn vốn đã được bố trí mà không được sử dụngvà đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

b Số lượng hồ sơ chi đầu tư XDCB KBNN giải quyết trước hạn, đúnghạn và quá hạn

Tiêu chí này phản ánh chất lượng phục vụ của KBNN trong lĩnh vựckiểm soát chi đầu tư XDCB.

Nó phản ánh hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB của KBNN vềphương diện thời gian xử lý hồ sơ qua đó cho thấy phần mức độ tạo thuận lợicho khách hàng Công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB đòi hỏi phải đảm bảochính xác về mặt số liệu, hồ sơ chứng từ, quy trình nhưng cũng phải giảiquyết đúng thời gian quy định Nếu tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn, đúng hạncàng cao thì tiêu chí này càng được đánh giá cao Nếu tỷ lệ hồ sơ giải quyếtquá hạn cao thì KBNN phải tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục,tránh gây phiền hà cho khách hàng, thất thoát NSNN.

c Số vốn tạm ứng chi đầu tư XDCB chưa thu hồi so với số vốn chi đầutư XDCB đã giải ngân

Tiêu chí này phản ánh mức độ sử dụng vốn chi đầu tư XDCB hiệu quảhay không, tiến độ thi công, giải ngân công trình có đúng thời gian quy địnhhay không.

Hết kỳ chỉnh của năm ngân sách mà tỷ lệ vốn tạm ứng chưa thu hồi vẫnở mức cao chứng tỏ vốn ngân sách sử dụng đầu tư cho công trình đó chưahiệu quả, công trình XDCB chưa được quan tâm đúng mức, chủ đầu tư chưacó trách nhiệm thu hồi tạm ứng cao.

d Kết quả từ chối trong kiểm soát chi đầu tư XDCB

Tiêu chí này phản ánh đồng thời hai nội dung:

+ Chất lượng hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN của từng

Trang 38

đơn vị KBNN.

+ Ý thức tuân thủ, chấp hành các quy định pháp lý cũng như chế độ,chính sách, tiêu chuẩn, định mức trong chi đầu tư XDCB từ NSNN củaĐVSDNS trong việc sử dụng NSNN.

Tiêu chí này thể hiện được vai trò, đóng góp của KBNN trong việc pháthiện, ngăn chặn kịp thời các khoản chi vi phạm chế độ quản lý NSNN trướckhi giải ngân Tuy nhiên tiêu chí này cũng phụ thuộc lớn vào ý thức chấphành của đơn vị sử dụng Ngân sách, trình độ năng lực cán bộ kiểm soát chi,tính rõ rõ ràng, dễ hiểu của văn bản pháp luật hướng dẫn

e Kết quả kiểm tra, kiểm toán Nhà nước trước khi thực hiện kiểmtoán tại các chủ đầu tư

Qua kết quả đánh giá của kiểm toán Nhà nước đối với các đơn vị sửdụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo kế hoạch hằng năm có thể đánh giáđược chất lượng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN

f Chất lượng phục vụ khách hàng của KBNN

Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra là việc xem xét chất lượng công tác kiểm soátthanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN, đặc biệt là việc chấp hành các chếđộ quản lý tài chính đối với từng dự án, từng loại nguồn vốn để phát hiện saitrái chống tiêu cực thất thoát Đó là kiểm tra kiểm soát giữa tiêu chuẩn chế độtheo quy định của nhà nước, giá trị chấp nhận thanh toán của KBNN với giátrị đề nghị thanh toán của CĐT Trong đó tập trung vào các chỉ tiêu đánh giácụ thể sau:

- Mức độ công khai minh bạch, tính thực tiễn của chế độ chính sách,hướng dẫn của ngành.

Trang 39

- Mức độ công khai minh bạch, hợp lý của quy trình kiểm soát chi đầu tưXDCB của KBNN

- Tuân thủ chặt chẽ, đầy đủ quy trình, nguyên tắc và tất cả quy định pháplý khác trong quá trình kiểm soát chi đầu tư XDCB.

- Chất lượng phục vụ thể hiện ở mức độ đáp ứng sự hài lòng của các đốitượng có quan hệ giao dịch về tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, về cáchthức xử lý nghiệp vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, độ chuyên nghiệp…

- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ khách hàng của KBNN trong quátrình giao dịch.

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng kết quả công tác kiểm soát chi đầu tưxây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước

Công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB chịu ảnh hưởng bởi hai nhómnhân tố là nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

Trang 40

Cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận hợp thànhcủa cơ chế quản lý kinh tế, tài chính nói chung Đây là hệ thống các quy địnhvề nguyên tắc, quy chuẩn, giải pháp để làm chế tài quản lý nhằm thực hiện cóhiệu quả các mục tiêu đã đề ra, cơ chế đúng đắn, sát thực tế, ổn định và điềuhành tốt là điều kiện tiên quyết quyết định thắng lợi mục tiêu đề ra Nếukhông nó sẽ cản trở và kìm hãm, gây tổn thất nguồn lực và khó khăn trongthực hiện các mục tiêu, các kế hoạch phát triển của Nhà nước.

- Việc chấp hành quy định trong công tác lập, phân bổ dự toán, kếhoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm của các cấp, các ngành, địa phương, cơquan Tài chính.

Công tác lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng nămcủa các cấp, các ngành, các địa phương và cơ quan tài chính có tác động lớnđến công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Nếu việc lập, phân bổdự toán, kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm mà sát với tiến độ thực hiệndự án và ngân sách cân đối được nguồn thu thì công tác kiểm soát chi đầu tưXDCB qua KBNN gặp nhiều thuận lợi Ngược lại, nếu việc lập, phân bổ dựtoán, kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm thiếu chính xác, nguồn NSNNthiếu hụt sẽ đẫn đến tình trạng dự án công trình bị giãn tiến độ gây lãng phívốn đầu tư hoặc phải điều chỉnh dự toán, kế hoạch nhiều lần, ảnh hưởng đếntiến độ thực hiện dự án đầu tư Mặt khác, công tác kiểm soát vốn đầu tưXDCB qua KBNN gặp nhiều khó khăn, vốn ngân sách không quyết toán đượcđúng tiến độ và thời hạn, KBNN phải tổ chức theo dõi, quản lý số vốn đã giảingân nhưng chưa quyết toán được do dự án bị đình hoãn thi công hoặc chậmtiến độ hoàn thành.

Các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, đơn vị, cá nhân lập, thẩm

Ngày đăng: 04/12/2020, 00:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w