1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Luận văn thạc sĩ) biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận đống đa hà nội

107 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Giả thuyết khoa học: “Xây dựng THTT” thực chất là xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo ra sự tác động đồng thuận, thống nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HÀ THU HIỀN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN” CỦA HIỆU

TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

QUẬN ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HÀ THU HIỀN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN” CỦA

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

QUẬN ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Nhật Thăng

HÀ NỘI – 2011

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ

XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề xây dựng trường thân

thiện

1.2 Những khái niệm công cụ nghiên cứu đề tài

1.2.1 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.2 Môi trường giáo dục

1.2.3 Trường học thân thiện

1.3 Ý nghĩa của việc xây dựng trường học thân thiện

1.4 Vai trò của việc quản lý của hiệu trưởng trong quá

trình xây dựng trường học thân thiện

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý của hiệu

trưởng trong việc xây dựng trường học thân thiện

1.5.1 Những điều kiện văn hóa xã hội

1.5.2 Quan điểm của các lực lượng tham gia vào xây

dựng trường học thân thiện

1.5.3 Đặc điểm của học sinh trung học cơ sở

1.6 Tiều kết chương 1

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG

TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN CỦA HIỆU TRƯỞNG

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN ĐỐNG ĐA

Trang 4

2.2 Tình hình phát triển giáo dục trung học cơ sở

2.2.1 Tình hình giáo dục THCS ở Quận Đống Đa,

thành phố Hà Nội

2.2.2 Một số thành công về giáo dục THCS

2.3 Nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà

trường về việc xây dựng THTT

2.4 Đánh giá hiệu quả những biện pháp và nội dung xây

dựng THTT của các trường THCS ở quận Đống Đa

2.5 Đánh giá mức độ hiệu quả các biện pháp quản lý

2.5.1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp quản lý theo ý

kiến của cán bộ quản lý và giáo viên

2.5.2 Đánh giá hiệu quả các biện pháp quản lý theo ý

kiến của học sinh

2.6 Những nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý

xây dựng trường học thân thiện

2.7 Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY

DỰNG TRƯỜNg HỌC THÂN THIỆN CỦA HIỆU

TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN ĐỐNG

Trang 5

lý xây dựng trường học thân thiện

3.1.1 Những biện pháp phải xuất phát từ chức năng,

nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng trường THCS

3.1.2 Những biện pháp phải phục vụ việc thực hiện

mục tiêu, nội dung giáo dục toàn diện ở trung học cơ

sở

3.1.3 Các biện pháp quản lý phải đồng bộ

3.1.4 Các biện pháp quản lý phải phát huy tiềm năng

trong và ngoài nhà trường

3.1.5 Những biện pháp quản lý phải phát huy được ý

thức tự nguyện, tự giác của các chủ thể tham gia vào

xây dựng trường thân thiện

3.2 Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng

3.2.1 Xây dựng kế hoạch và quy trình quản lý xây

dựng trường học thân thiện

3.2.2 Hình thành một tổ chức chỉ đạo các nội dung

hoạt động trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu xây dựng

trường học thân thiện

3.2.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt (giáo viên và

các cộng tác viên) và bồi dưỡng trình độ quản lý sư

phạm cho họ

3.2.4 Tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền cho thầy trò và

các lực lượng xã hội tham gia về mục tiêu, nội dung,

hoạt động xây dựng THTT

3.2.5 Tổ chức xây dựng điển hình và tạo dư luận xã

hội ủng hộ, tham gia vào xây dựng trường học thân

Trang 6

3.2.6 Kế hoạch hóa việc sử dụng tiềm năng của xã hội

trong quá trình thực hiện xây dựng THTT (nhân lực và

Trang 7

Hà Thu Hiền DANH TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trường học thân thiện

Ủy ban Nhân dân

Xã hội chủ nghĩa

Khoa học công nghệ

Viết tắt CBQL

GV

HS HSTC SGK TNXH

TB THCS THTT UBND XHCN KHCN

Trang 8

Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11-15 tuổi, các em được vào học ở trường THCS (từ lớp 6 – 9) Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”,

“tuổi bất trị”, Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các

em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành), tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, của thời kỳ này Ở lứa tuổi

Trang 9

thiếu niên, có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, điều kiện sống, hoạt động, của các em Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn – điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này Thời kỳ niên thiếu quan trọng ở chỗ: trong thời kỳ này, những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên, giúp chúng ta

có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện Điều đó đòi hỏi phải có một môi trường giáo dục lành mạnh, tốt đẹp, Tuy nhiên, thực trạng của môi trường giáo dục hiện nay ở nước ta còn nhiều biểu hiện không thuận lợi mà rất nhiều ban, ngành đã đề cập, điều này đòi hỏi cần phải có sự quản lý thống nhất

“Xây dựng THTT” chính là xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh tốt đẹp, là thiết lập các quan hệ tích cực để học sinh được sống, rèn luyện trong môi trường thuận lợi Phong trào “Xây dựng THTT” được phát động vào năm 2007 nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục Bản thân THTT không tự nhiên mà

có, mà là kết quả của quá trình phấn đấu gian khổ, phối hợp nhiều lực lượng, trong đó, thầy và trò là lực lượng nòng cốt, sẽ trở thành hiện thực sau một quá trình tự hoàn thiện, khắc phục yếu kém, thách thức, là mô hình của trường chuẩn quốc gia Chính vì là phong trào mới được phát động nên sẽ là ình

Trang 10

dựng được THTT Do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp quản lý xây dựng THTT của hiệu trưởng trường trung học cở sở Quận Đống Đa, Hà Nội”

2 Mục đích nghiên cứu:

Tìm các biện pháp quản lý phát huy tiềm năng trong và ngoài nhà trường thực hiện thống nhất mục tiêu xây dựng THTT

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu:

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình xây dựng các quan hệ thân thiện thực

hiện mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý quá trình xây dựng mối

quan hệ thân thiện trong giáo dục học sinh

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

4.1 Xác định cơ sở lý luận của Quản lý xây dựng THTT

4.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức và việc làm của cán bộ quản lý

trường và giáo viên về việc xây dựng THTT và quản lý việc xây dựng THTT

ở Quận Đống Đa, Hà Nội

4.3 Đề xuất những biện pháp Quản lý xây dựng THTT của Hiệu trưởng

trường THCS

5 Giả thuyết khoa học:

“Xây dựng THTT” thực chất là xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo ra sự tác động đồng thuận, thống nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường với các tổ chức xã hội khác Song, trên thực

tế, ở mỗi trường và giữa các trường chưa có quản lý thống nhất nên hiệu quả

Trang 11

xây dựng môi trường thân thiện để giáo dục còn nhiều hạn chế Chính vì vậy, trong nhà trường, trong quan hệ học sinh ở ngay cùng một trường gần đây xảy

ra những hiện tượng tiêu cực, thậm chí nhiều hiện tượng bạo lực diễn ra ngay giữa sân trường

Nếu có những biện pháp quản lý khoa học, hợp lý thì sẽ xây dựng được môi trường lành mạnh, tạo ra được sự thống nhất quản lý, chăm sóc giáo dục học sinh theo mục tiêu giáo dục phổ thông và cấp THCS

6 Phương pháp nghiên cứu:

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu văn kiện, các tác phẩm kinh điển, nghiên cứu các công trình khoa học của cá nhân và các tập thể nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Điều tra cơ bản bằng phiếu hỏi, quan sát khảo sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia qua trao đổi tọa đàm

6.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng thống kê toán học, sử dụng phần mềm tin học

7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:

7.1 Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát các trường THCS

ở quận Đống Đa, Hà Nội

7.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các biện pháp quản lý tổ chức của hiệu trưởng xây dựng trường THCS thành trường thân thiện 7.3 Giới hạn đối tượng khảo sát: 5 trường THCS ở quận Đống Đa bao gồm: Cán bộ quản lý các trường, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh

Trang 12

8 Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu của đề tài được thể hiện trong 3 chương Cụ thể như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý xây dựng THTT

- Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng THTT của hiệu trưởng trường

THCS Quận Đống Đa

- Chương 3: Những biện pháp quản lý xây dựng THTT của hiệu trưởng

trường THCS Quận Đống Đa

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG

TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề xây dựng trường thân thiện

Trên thế giới, mô hình THTT được triển khai xây dựng ở những nước đang phát triển vào những năm đầu tiên của thế kỷ 21 nhằm mục tiêu huy động tổng lực của nhà trường, gia đình, cộng đồng và xã hội trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em phát huy hết tiềm năng của chúng Mô hình này được xây dựng trên cơ sở phát triển những ý tưởng trong Công ước của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em, tuyên ngôn giáo dục cho mọi người và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp quốc

Phong trào “Xây dựng THTT, học sinh tích cực” được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai tới các trường phổ thông vào đầu năm 2008-

2009 Lễ phát động được tổ chức vào ngày 15/05/2008 tại trường THCS Vạn Phúc, Thành phố Hà Đông, Hà Tây (nay thuộc Quận Hà Đông, Hà Nội) với mục tiêu chính là huy động sức mạnh toàn xã hội xây dựng cho trẻ một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học

Có thể thấy, cho đến nay, nghiên cứu xây dựng THTT còn rất mới mẻ, vì vậy, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Có thể kể đến sổ tay

“Xây dựng THTT” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải coi đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về THTT vì trong đó giới thiệu mục tiêu, những nội dung xây dựng THTT, có ý nghĩa định hướng cho hoạt động xây dựng phong trào thi đua xây dựng THTT Theo PGS TS Nguyễn Công Khanh - Phó Giám đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng GD & Khảo thí, ĐH Sư phạm

Trang 14

suốt đời PGS.TS Nguyễn Công Khanh và cộng sự cũng đã nghiên cứu, xây dựng mô hình Trường học ưu Việt - Giáo dục phát triển đa trí thông minh Công trình này với mục tiêu đáp ứng được các yêu cầu giáo dục phát triển các dạng trí tuệ khác nhau, dựa trên những lý thuyết mới nhất về giáo dục nhân cách, trí tuệ, giá trị sống và phát triển kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện nhân cách của học sinh Việt Nam Mô hình nghiên cứu tập trung vào 3 lực lượng giáo dục chính là chuyên gia, giáo viên và cha mẹ, cả 3 lực lượng này cùng hướng về học sinh để khơi nguồn trí tuệ, thắp sáng tài năng PGS.TS Hà Nhật Thăng có bài báo “Kinh nghiệm xây dựng THTT ở Trường tư thục Bình Minh (Hà Nội)” Trong bài thực chất bàn tới việc quản lý tổ chức xây dựng THTT, xác định sự cần thiết, những nội dung xây dựng THTT, chính là quản

lý xây dựng các mối quan hệ

Thực tế, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung phân tích giáo dục THCS ở một khu vực, bàn một cách hệ thống biện pháp quản lý xây dựng

THTT, vì vậy, tác giả nghiên cứu “Biện pháp quản lý xây dựng THTT của hiệu trưởng trường trung học cở sở Quận Đống Đa, Hà Nội”

1.2 Những khái niệm công cụ nghiên cứu đề tài

1.2.1 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

Khi bàn đến hoạt động quản lý và người quản lý, cần khởi đầu từ khái niệm “tổ chức” Do tính đa nghĩa của thuật ngữ này, nên ở đây chúng ta chỉ nói đến tổ chức như một nhóm có cấu trúc nhất định những con người cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó, mà để đạt được mục đích đó, một con người riêng lẻ không thể nào đạt đến được

Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt được mục đích của mình Vậy hoạt động quản lý (management) là gì? Định nghĩa kinh điển nhất là: tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người

Trang 15

quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) – trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra

Bàn về hoạt động quản lý và người quản lý, chúng ta cần tìm hiểu người quản lý phải làm gì – cũng chính là tìm hiểu các chức năng quản lý và

họ làm công việc ấy như thế nào; nói cách khác, cần xem xét họ phải sắm những vai trò quản lý nào

 Khái lược về các chức năng quản lý:

- Kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý Kế hoạch hóa

có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu trong tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó Có 3 nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa: (a) xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức; (b) xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này và (c) quyết định xem những họat động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đó

- Tổ chức: Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cẩn phải chuyển

hóa những ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực Một tổ chức lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự chuyển hóa như thế Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực Thành

Trang 16

trình tổ chức sẽ lôi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận, các phòng ban cùng các công việc của chúng Và sau đó là vấn đề nhân sự, cán bộ sẽ tiếp nối ngay sau các chức năng kế hoạch hóa và tổ chức

- Lãnh đạo: (chỉ đạo)- (leading): Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ

máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có ai đó đứng

ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức Một số học giả gọi đó là quá trình chỉ đạo (directing) hay tác động (influencing) Dù gọi tên thế nào, mặc lòng, lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức Hiển nhiên, việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia

- Kiểm tra (controlling): Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua

đó, một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những họat động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết Một

, uốn nắn Đó cũng là quá trình - tự điều chỉnh diến ra có tính chu kỳ như sau:

 Người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động

 Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực đã đặt ra

 Người quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch

 Người quản lý hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực (nếu cần)

Các vai trò quản lý: Người quản lý thực hiện bốn chức năng quản lý

nói trên khi họ phải sắm hàng lọat những vai trò quản lý Vai trò quản lý là tập hợp có tổ chức các hành vi của người quản lý, được phân thành ba nhóm lớn: vai trò liên nhân cách, vai trò thông tin, vai trò quyết định

Trang 17

- Các vai trò liên nhân cách:

 Vai trò đại diện (figurehead role): Là một trong những vai trò cơ bản nhất và đơn giản nhất của người quản lý, khi họ thay mặt hay đại diện cho tổ chức ở các cuộc lễ lạt hoặc những hoạt động có tính chất nghi thức Tuy nhiên vụ đại diện này dường như không mấy quan trọng, nhưng nó đòi hỏi người quản lý phải lưu tâm vì đó là biểu hiện của sự quan tâm, tôn trọng của người quản lý đến các bên đối thoại, đối tác: cấp dưới, khách hàng, cộng đồng,

 Vai trò thủ lĩnh – vai trò lãnh đạo (leader role): Là vai trò của người quản lý khi họ thực hiện việc chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp hoạt động của những người dưới quyền nhằm đạt mục tiêu của tổ chức Một số khía cạnh của vai trò thủ lĩnh – lãnh đạo có quan hệ trực tiếp tới vấn đề cán bộ: tuyển dụng, đề bạt và sa thải những người dưới quyền Một số khía cạnh khác liên quan đến việc động viên, lôi cuốn cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ để đáp ứng được yêu cầu của tổ chức Còn một mặt nữa thuộc về vai trò này là làm cho cấp dưới nhận rõ được những quan niệm, tầm nhìn của cả tổ chức để

cổ vũ họ phấn đấu với tinh thần sáng tạo vì mục tiêu của tổ chức

 Vai trò liên hệ (liaison role) đòi hỏi người quản lý phải mở rộng quan hệ với những người bên ngoài tổ chức Đó là những bạn hàng, quan chức chính phủ, Khi thực hiện vai trò này, người quản lý tìm kiếm sự giúp đỡ ủng hộ của những nhân vật có ảnh hưởng tới sự thành đạt của tổ chức

- Các vai trò thông tin: Một người quản lý giỏi phải hình thành nên một mạng lưới các mối quan hệ, tiếp xúc Những tiếp xúc, liên hệ khi phải

Trang 18

được những thông tin quý báu Do có những quan hệ, tiếp xúc như vậy, người quản lý trở thành tế bào thần kinh trung ương của tổ chức

 Vai trò hiệu thính viên (monitor role) đòi hỏi người quản lý phải tìm kiếm, thu nhận và xử lý, sàng lọc thông tin Giống như máy rađa, người quản lý phải “quét” từ môi trường của họ những thông tin có thể ảnh hưởng đến tổ chức của mình và xác định xem thông tin nào là chính xác, cần thiết có thể sử dụng được

 Vai trò phát tín viên (dessiminator role) có nghĩa là người quản

lý phải chia sẻ thông tin với cấp dưới và các thành viên khác của tổ chức Thực ra, một người quản lý giỏi phải là người biết những thông tin nào cần chia sẻ, chia sẻ như thế nào và vào lúc nào, cho những ai cần thiết, nếu ngược lại thì, hoặc sẽ lãng phí thời gian vô ích, hoặc sẽ “đóng cửa” thông tin

 Vai trò phát ngôn nhân (spokesperson role): người quản lý có trách nhiệm gửi thông tin về thực trạng của tổ chức mình đến cho nhiều người, nhất là những người bên ngoài tổ chức Vai trò phát ngôn nhân ngày càng có vai trò quan trọng vì báo chí và công luận đòi hỏi ngày một nhiều thông tin

- Các vai trò quyết định: Bởi lẽ người quản lý khi sử dụng thông tin nhận được phải quyết định xem bằng cách nào và khi nào sẽ phải xác định cho

tổ chức của mình những mục tiêu và hoạt động mới, cho nên vai trò quyết định sẽ là vai trò quan trọng nhất trong ba lớp vai trò đang xem xét Với tư cách của người sáng nghiệp, người dàn xếp, người phân phối nguồn lực và người thương thuyết, người quản lý sẽ thực sự là hạt nhân của hệ thống ra quyết định trong một tổ chức

 Vai trò người sáng nghiệp (entrepreneur role): thiết kế và khởi đầu cho một dự án mới hoặc một doanh nghiệp, một cơ sở dịch vụ

Trang 19

mới Thực ra, vai trò sáng nghiệp cũng có thể thực hiện trong lòng một tổ chức đang tồn tại khi đề xướng hay sáng lập một hệ thống, một thể chế mới dẫn đến một bước ngoặt của tổ chức

 Vai trò người dàn xếp (disturbance handle role): người quản lý phải đảm đương vai trò này khi gặp phải những vấn đề và những biến đổi vượt ra ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của mình Thí dụ phải đối phó với sự phá sản của một đối tác chủ yếu, một cú “sốc” có tính quốc tế Đôi khi, người quản lý cũng phải đương đầu với những khó khăn do tình trạng khủng hoảng của chính tổ chức mình bởi sự dấu nhẹm những vấn đề nhức nhối quá lâu,

 Vai trò người phân phối nguồn lực (resource allocator role): đòi hỏi phải lựa chọn ưu tiên hay phải sử dụng hợp lý các nguồn lực như tài chính, vật tư, nhân lực

 Vai trò người thương thuyết (negotiator role): người quản lý khi đóng vai trò phân phối nguồn lực cũng thường phải sắm luôn vai trò thương thuyết vì họ phải gặp gỡ, phải bàn bạc với những nhân vật, những nhóm người khác nhau, nhằm đi đến những thỏa thuận nhất định, đặc biệt khi phải làm việc với những cá nhân hay nhóm người

ít chia sẻ những mục tiêu của tổ chức

Từ khi hoạt động giáo dục có tổ chức được hình thành, việc quản lý giáo dục trên bình diện thực tiễn đã xuất hiện và hoạt động quản lý giáo dục phát triền cùng với những bước tiến trong giáo dục Nhưng những công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục một cách độc lập và mang tính hàn lâm sâu sắc thì mới chỉ xuất hiện cách đây trên nửa thế kỷ Ngày nay, quản lý giáo dục

là một chuyên ngành khoa học quan trọng với những hệ thống khái niệm, phạm trù đã được thực tiễn quản lý chứng minh và những lý luận đó đang dẫn

Trang 20

Khi nghiên cứu quản lý giáo dục, khái niệm đầu tiên cần được tìm hiểu là

“quản lý giáo dục là gì?” Khái niệm “quản lý giáo dục” được hiểu là tác động

có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức giáo dục nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức Là một chuyên ngành khoa học về quản lý, quản lý giáo dục mang những nguyên lý tổng quát về quản lý, đồng thời mang những giá trị được chọn lọc từ những lĩnh vực khác ngoài giáo dục và đã được “thích nghi hóa” để trở thành “cái của mình” Vì thế, quản lý một tổ chức giáo dục rất khác với quản lý các tổ chức khác

Các lý thuyết về quản lý giáo dục được áp dụng vào thực tiễn quản lý, chúng được kiểm chứng, được xem xét rồi được sửa đổi Quá trình này diễn

ra trong sự tiếp nhận, đồng hóa hoặc đào thải để tạo ra những lý luận hoàn hảo nhất Cách tiếp cận này được gọi là những mô hình quản lý giáo dục, hay nói cách khác, mô hình quản lý giáo dục là phương thức áp dụng những lý luận về quản lý giáo dục thực tiễn Các thiết chế giáo dục có thể được quản lý theo những mô hình khác nhau Theo giáo sư quản lý giáo dục Tony Bush, Giá đốc trung tâm phát triển quản lý giáo dục, trường đại học Leicester – Anh quốc, có bốn mô hình quản lý giáo dục được để xuất: các mô hình chính quy, các mô hình đồng thuận, các mô hình chính trị và mô hình chủ quan Mỗi mô hình đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định và sẽ không hiệu quả nếu áp dụng một các cứng nhắc một mô hình quản lý giáo dục nào đó vào một

cơ sở giáo dục Các cơ sở giáo dục cần xây dựng những mô hình quản lý có tính mềm dẻo, linh hoạt và đó phải là sự giao thoa của nhiều mô hình Không thể có một mô hình quản lý giáo dục áp dụng chung cho mọi nhà trường, nhất

là trong điều kiện nền giáo dục đang phải đối mặt với những cạnh tranh khốc liệt do cơ chế thị trường

Trang 21

Nhà trường trong nền văn minh công nghiệp không chỉ là thiết chế sự phạm đơn thuần Công việc diễn ra trong nhà trường có mục tiêu cao nhất là hình thành “Nhân cách – sức lao động”, phục vụ phát triển cộng đồng làm tăng cả nguồn vốn xã hội (Social capital) “Nhà trường là vầng trán của cộng đồng” và đến lượt mình “Cộng đồng là trái tim của nhà trường Từ nhà trường, hai quá trình “Xã hội hóa giáo dục” và “Giáo dục hóa xã hội” quyện chặt vào nhau để hình thành “Xã hội học tập” tạo nên sự đồng thuận xã hội, tăng trưởng kinh thế cho mỗi quốc gia với mục tiêu phát triển con người – phát triển nhân văn (Human Development) đưa giáo dục đến với mỗi người

và cho mọi người (Eduaction for all – EFA) và huy động mọi tiềm năng, mọi nguồn lực của xã hội cho giáo dục (All for education – AFE)

Quản lý kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa lấy tiêu điểm là quản lý giáo dục (giáo dục là quốc sách hàng đầu) thì quản lý giáo dục phải lấy nhà trường làm căn bản (school – based management) và quản lý nhà trường phải lấy quản lý việc dạy học làm khâu trung tâm, việc dạy học phải xuất phát từ người học và hướng vào người học (learner centred teaching)

Quản lý nhà trường bao gồm hai loại: tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường; tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường Quản lý nhà trường cũng bao gồm những chỉ dẫn, quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức hội đồng nhà trường (hội đồng giáo dục) nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương

Trang 22

trường bao gồm các hoạt động: quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học – giáo dục, quản lý cơ sở vật chất trang thiêt bị trường học, quản lý tài chính trường học, quản lý lớp học như nhiệm vụ của giáo viên, quản lý quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng

Có thể hiểu rằng quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện

nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội

1.2.2 Môi trường giáo dục

Môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó giáo dục và người được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học Môi trường giáo dục rất

đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội và tự nhiên “ Các phương tiện và điều kiện vật chất -

kĩ thuật và xã hội - tâm lí tác động thường xuyên và tạm thời, được người dạy

và người học sử dụng một cách có ý thức, để đảm bảo cho lao động dạy và học tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao Đây là một trong các yếu tố của quá trình giáo dục” (Dẫn theo Hà Thế Ngữ: Giáo dục học - một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, H., 2001, tr.358)

Ở một phương diện khác, môi trường giáo dục là tập hợp không gian với các hoạt động xã hội của cá nhân, các phương tiện và giao lưu được phối hợp với nhau tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt kết quả cao nhất Nhiệm

vụ chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và phát triển môi trường giáo dục lành mạnh đã trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được xác định trong Luật Giáo dục để mọi cá nhân và tổ chức phải thực hiện Do đó, việc xác định nhiệm vụ xây dựng và phát triển môi trường văn hoá giáo dục cho thế hệ trẻ là trọng tâm của ngành Giáo dục, nhưng để hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng này đòi hỏi phải có sự quan tâm của

Trang 23

toàn xã hội Xác định mục tiêu chung của giáo dục là phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ, để giáo dục được một con người trưởng thành là một việc rất khó nhưng cũng rất vĩ đại Những nỗi đau về một bộ phận con em chúng ta đang hư hỏng, đang chết dần bởi ma tuý, bởi các tệ nạn xã hội đang là vấn đề cấp bách phải quan tâm giải quyết Do bản chất nhân văn của giáo dục, cùng với đạo lí và lẽ sống tình người đang thôi thúc chúng ta phải góp một viên gạch vào xây dựng một môi trường sống tốt đẹp cho mọi người Đồng thời, cũng cần thiết phải phân biệt rõ các khái niệm giáo dục môi trường

và môi trường giáo dục là hai phạm trù rất khác nhau về đối tượng tiếp cận và nội dung nghiên cứu Tuy nhiên, có điểm chung là đều nghiên cứu sự tác động và ảnh hưởng của con người với môi trường sống xung quanh và ngược lại Ở phạm vi môi trường giáo dục, chủ yếu đề cập đến quan hệ xã hội giữa

con người với con người trong một phạm vi hẹp hơn

1.2.3 THTT

1.2.3.1 Đặc trưng của THTT

Theo quan điểm của Unicef (Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc):

Trên thế giới, mô hình THTT được triển khai xây dựng ở những nước đang phát triển vào những năm đầu tiên của thế kỷ 21 nhằm mục tiêu huy động tổng lực của nhà trường, gia đình, cộng đồng và xã hội trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em phát huy hết tiềm năng của chúng Mô hình này được xây dựng trên cơ sở phát triển những ý tưởng trong Công ước của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em, tuyên ngôn giáo dục cho mọi người và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp quốc Xin được trình bày vắn tắt một số nội dung của 3 văn bản được cho là những văn bản chính thể hiện điều này:

Trang 24

năm soạn thảo, điều chỉnh với những sự góp ý tích cực của nhiều tổ chức quốc tế Công ước gồm 54 điều trong đó có 41 điều nói về quyền trẻ em được hưởng Trong số các quyền đó có những quyền sau:

- Quyền được hưởng an toàn xã hội (Điều 26)

- Quyền được học hành, được hưởng giáo dục Tiểu học miễn phí và tiếp thu một nền giáo dục tiến bộ (điều 28, 29)

- Quyền được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh hoạt văn hóa lành mạnh (điều 31)

- Quyền được phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hòa nhập (điều 39)

Văn bản thứ hai: Tuyên ngôn Giáo dục cho mọi người: Tuyên ngôn

giáo dục cho mọi người ra đời vào tháng 3/1990 tại Hội nghị thế giới về giáo dục cho mọi người tổ chức tại Jomtien, Thái Lan Nội dung cơ bản của tuyên ngôn là: Cam kế quốc tế của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ về giáo dục cho mọi người, trẻ em được phổ cập giáo dục tiểu học với chất lượng tốt, người lớn được xóa mù chữ và được cung cấp những kiến thức, những kỹ năng cơ bản để có khả năng lao động tốt, đảm bảo sự bình đẳng trong tiếp cận giáo dục cơ bản giữa các nước, các khu vực trên thế giới, giữa các nhóm đối tượng khác nhau

Văn bản thứ ba: Mục tiêu thiên niên kỷ: Tháng 9/2000, Hội nghị

thượng đỉnh thiên niên kỷ đã thông qua 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ làm phong phú thêm các yếu tố cấu thành nên HDI bao quát một khối lượng lớn các vấn đề như Kinh tế, giáo dục, sức khỏe bà mẹ trẻ em, ngăn chặn HIV, chống ô nhiễm môi trường, nâng cao công tác quản lý nhà nước để xóa đói, giảm nghèo, Trong đó, các mục tiêu về phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục được đề cập hết sức đầy đủ từ tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi ở tiểu học, THCS đến xóa bỏ sự bất bình đẳng giới, nâng cao số giờ đi học của trẻ,

Trang 25

Trên cơ sở tiếp cận nội dung của 3 văn bản trên, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc đã xây dựng mô hình “THTT” (Child – friendly school) với những nội dung cơ bản sau:

Tất cả các hệ thống các cơ quan, tổ chức liên quan đến trẻ em cần phải tuân thủ các quy định trong Công ước về quyền trẻ em (theo Convention on the Rights of the Child)

THTT không chỉ giúp trẻ em hiện thực hóa những quyền cơ bản về một nền giáo dục chất lượng mà còn giúp trẻ thực hiện được nhiều điều khác – giúp các em học được những điều các em cần để đối mặt với các thách thức của thế kỷ mới, tăng cường sức khỏe, đảm bảo cho các em được an toàn, được hưởng một môi trường giáo dục thân thiện, không

có lạm dụng và bạo lực, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên, huy động sự ủng hộ cho giáo dục của cộng đồng

Một THTT có 13 đặc trưng cơ bản (Characteristics of a rights based, child friendly school)

Phản ánh và hiện thực hóa những quyền của trẻ em (Reflects and realises the rights of very child)

Nhà trường phối hợp với các đối tác để nâng cao và quản lý việc thực hiện các quyền của trẻ em, ngăn chặn và bảo vệ trẻ em khỏi sự lạm dụng và xâm hại cả trong và ngoài nhà trường

Nhận biết và hiểu trẻ một cách đầy đủ (Sees and understands the whole chila, in a broad context)

Điều này liên quan đến cả những gì xảy ra với trẻ trước khi các em nhập học (sự sẵn sàng nhập học về mặt tình trạng sức khỏe, xã hội và

kỹ năng ngôn ngữ), khi trẻ đã dời lớp học về nhà, ở cộng đồng và ở nơi làm việc

Trang 26

Khuyến khích sự tham gia, sáng tạo, lòng tự trọng, khả năng giao tiếp, ứng xử của trẻ; có một chương trình giáo dục được thiết kế lấy người học làm trung tâm, có phương pháp dạy học phù hợp với trình độ phát triển, khả năng nhận thức, phong cách học của trẻ, nhu cầu của trẻ được quan tâm cao hơn bất cứ một thành viên nào trong trường

Không có sự phân biệt về giới tính (Is gender-sensitive and friendly)

Khuyến khích sự công bằng, sự đồng điệu trong nhập học và các thành quả đạt được của cả học sinh nam và học sinh nữ; giảm sự căng thẳng

về bình đẳng giới để loại bỏ ấn tượng sâu sắc về giới tính; cung cấp các thiết bị, chương trình và quá trình dạy học phù hợp, lôi cuối trẻ em nữ Khuyến khích nâng cao chất lượng đầu ra (Promotes quality learning outcomes): Khuyến khích trẻ em phát triển tư duy phê phán, đặt câu hỏi, phát biểu ý kiến, học cách tự học, giúp trẻ nắm được những kỹ năng cần thiết về nghe, nói, đọc, viết, tính toán, những hiểu biết về kỹ năng chung theo yêu cầu của cuộc sống trong thế kỷ mới, bao gồm: những hiểu biết hữu ích về truyền thống, giá trị của hòa bình, dân chủ

và chấp nhận tính đa dạng của nhân loại

Cung cấp giáo dục dựa trên hiện thực cuộc sống của trẻ (Provides education based on the reality of children’s lives): Cần đảm bảo rằng nội dung chương trình phản ánh nhu cầu học tập của mỗi người học cũng như mục tiêu chung của chương trình giáo dục, bối cảnh địa phương và hiều biết truyền thống của gia đình và cộng đồng

Linh động và đáp ứng được sự đa dạng (Is flexible and responds to diversity): Đáp ứng được những nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau cảu người học (ví dụ: về giới tính, văn hóa, tầng lớp xã hội, năng lực của bản thân)

Trang 27

Hành động để đảm bảo sự tham gia, sự tôn trọng, sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả trẻ em (Acts to ensure inclusion, respect and equality of opportunity for all children): Không rập khuôn, loại bỏ hoặc phân biệt trên nền tảng sự khác biệt của mỗi cá nhân

Nâng cao sức khỏe về cả thể chất và tinh thần (Promotes mental and physical health): Nhà trường cần cung cấp sự hỗ trợ về mặt tình cảm, khuyến khích những hoạt động nâng cao sức khỏe, đảm bảo một môi trường vệ sinh, an toàn và vui vẻ

Tạo điều kiện để tất cả trẻ em đều được tiếp cận với giáo dục, đặc biệt

là những trẻ em và gia đình trong nhóm có nguy nguy hiểm cao nhất (Provides education that is affordable and accessible, especially to children and families most at – risk)

Nâng cao năng lực, lòng nhiệt tình, sự cam kết và vị thế của giáo viên (Enhances teacher capacity, morale, commitment and status): Cần đảm bảo rằng giáo viên trong trường đã được đào tạo bài bản trước đó, có được thu nhập, vị thế và sự phát triển chuyên nghiệp, sự hỗ trợ thường xuyên của các cấp quản lý giáo dục

Tập trung vào gia đình (Is family focused): Tập trung nỗ lực hợp tác và tăng cường sức mạnh của gia đình, giúp trẻ em, gia đình và thày, cô giáo thiết lập được những mối quan hệ hợp tác và hòa thuận

Dựa vào cộng đồng (Is community-based): Tăng cường sự kiểm soát nhà trường thông qua cách tiếp cận phi tập trung, dựa vào cộng đồng, khuyến khích cha mẹ, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và các tổ chức khác ở địa phương tham gia quản lý cũng như cung cấp nguồn lực tài chính cho giáo dục, đẩy mạnh mạng lưới liên kết và các mối quan hệ cộng đồng tập trung vào quyền lợi và hạnh phúc của trẻ

Trang 28

Đặc trƣng THTT ở Việt Nam

Một số mô hình trường học tiến bộ đã có ở Việt Nam

Phong trào “Xây dựng THTT, học sinh tích cực” được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai tới các trường phổ thông vào đầu năm 2008-

2009 Lễ phát động được tổ chức vào ngày 15/05/2008 tại trường THCS Vạn Phúc, Thành phố Hà Đông, Hà Tây (nay thuộc Quận Hà Đông, Hà Nội) với mục tiêu chính là huy động sức mạnh toàn xã hội xây dựng cho trẻ một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học

Để có quyết định triển khai chính thức phong trào này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm mô hình này từ nhiều năm trước trên cơ sở kế thừa những nền tảng cơ bản của phong trào xây dựng THTT (Child – friendly school) đã được Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc triển khai ở một số nước đang phát triển trên thế giới Thực ra, nghiên cứu kỹ lịch sử phát triển của nền giáo dục xã hội chủ nghĩ nhà nước, chúng ta thấy, không phải đến nay ta mới triển khai xây dựng mô hình THTT Mô hình trường học kiểu này đã được triển khai ở một số trường học ở nước ta vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước

Đầu tiên là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, trường cấp 2 Bắc

Lý (nay thuộc tỉnh Hà Nam) đã tổ chức quá trình đào tạo của mình với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu” Với phương châm đào tạo này, nhiều năm liên tục trường là lá cờ đầu về mọi mặt của ngành giáo dục, vinh

dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động Từ sự thành công của Trường Cấp 2 Bắc Lý, khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu” đã được tất cả các trường học trên cả nước coi là phương châm hành động của trường mình

Đến cuối những năm 70 của thế kỷ trước, ở nước ta có sự ra đời của Trường thực nghiệm Giảng Võ – Hà Nội do Giáo sư Hồ Ngọc Đại khởi

Trang 29

xướng với triết lý dạy học: Nền giáo dục trước đây cho 5% dân cư thì nay phải là nền giáo dục cho 100% dân cư Hướng đi của cơ sở giáo dục này là hiện đại hóa nền giáo dục Cách làm là công nghệ hóa quá trình giáo dục Đặc biệt, trường có một thông điệp rất đáng được quan tâm “Ai cũng được học, học gì được nấy” Tất cả học sinh được hưởng sự chăm sóc, giáo dục chu đáo

để đối với các em “Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui, đi học là hạnh phúc”

Học tập mô hình trường cấp 2 Bắc Lý và trường THCS thực nghiệm Giảng Võ, nhiều cơ sở giáo dục khác đã có những cách làm sáng tạo, phát huy được sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ giáo viên, sự tích cực học tập, rèn luyện của học sinh trở thành những điểm sáng về dạy tốt, học tốt

Nội hàm khái niệm trong “THTT”

Trước nhất, cần hiểu rằng xây dựng THTT là tạo ra môi trường thân thiện với người học Để đạt được mục tiêu này ta hãy xác định thế nào là môi trường thân thiện “Môi trường thân thiện với trẻ là nơi thực hiện và tôn trọng quyền trẻ em, là môi trường học tập hòa nhã, nơi tất cả trẻ em được đón tiếp, không

có sự phân biệt, đối xử, giúp trẻ sống hòa nhập Là môi trường giáo dục hiệu quả, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú, giúp trẻ phát triển tự nhiên, lành mạnh trên cơ sở các mối quan hệ gần gũi, thân thiện và hợp tác giữa giáo viên và học sinh; học sinh và phụ huynh, phụ huynh, nhà trường và cộng đồng Môi THTT là môi trường thân ái, yêu thương, thu hút trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em tham gia, bày tỏ ý kiến, ý kiến của trẻ được lắng nghe, tôn trọng Từ đó, giúp trẻ em giải quyết những khó khăn, vướng mắc cũng như đưa ra những định hướng nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn Môi THTT là môi trường xanh, sạch, đẹp, nơi trẻ được bảo vệ, chăm sóc an toàn

Trang 30

Từ định nghĩa về “môi trường thân thiện” nêu trên, tác giả Trần Công Khanh cho rằng: Môi trường thể hiện sự thân thiện với học sinh là trẻ em khi

nó bao hàm các yếu tố sau:

- Công bằng: Mọi trẻ em đều được đối xử như nhau, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, sắc tộc, khỏe mạnh hay khuyết tật Công bằng còn thể hiện ở việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng học sinh

- Bao dung: Giáo viên hiểu và thông cảm với học sinh, không cố chấp, không thù ghét các em Tạo cơ hội giúp đỡ các em sửa chữa lỗi lầm để các em tự vươn lên trong học tập và rèn luyện

- Yêu thương: Giáo viên thể hiện sự gần gũi, thân mật với trẻ thông qua các cử chỉ, lời nói, cách xưng hô, sẵn sàng đáp lại tình cảm của trẻ, lắng nghe, chia sẻ những tâm sự của trẻ Yêu thương, gần gũi còn thể hiện ở mối quan hệ giữa giáo vên với giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh, cán bộ quản lý với giáo viên và giữa học sinh với học sinh Nhà trường

là ngôi nhà chung, nơi thể hiện sự yêu thương, chia sẻ của các thành viên

- Quan tâm: Quan tâm, tạo điều kiện để học sinh bày tỏ nhu cầu về học tập, vui chơi, giải trí, bày tỏ điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, đảm bảo các em được hiểu về nhu cầu, tâm tư tình cảm Tinh thần, tâm lý của trẻ được hiểu, tôn trọng, chia sẻ và bảo vệ

- Tôn trọng: Tôn trọng sự khác biệt của mỗi học sinh, tôn trọng quan điểm, ý kiến phát biểu, sở thích riêng biệt của mỗi trẻ

- Tin tưởng: Cán bộ quản lý, giáo viên tạo được lòng tin đối với học sinh thông qua các hoạt động giáo dục, giảng dạy, cách ứng xử tận tâm, ân cần đối với học sinh, cách sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống đời thường Cán bộ quản lý, giáo viên phải là những tấm gương sáng để các

em học tập và noi theo, là những người các em có thể tin tưởng, chia sẻ

Trang 31

tâm tư, tình cảm Tin tưởng còn thể hiện ở sự tôn trọng, đánh giá đúng khả năng của học sinh trong giao các nhiệm vụ học tập

- An toàn: Trường học phải là nơi an toàn về tinh thần và thể xác đối với trẻ Trẻ không bị đe dọa, không bị bắt nạt bởi người lớn hay học sinh trong trường, không bị trừng phạt thân thể khi vi phạm nội quy của lớp hay không hoàn thành nhiệm vụ học tập giáo viên giao Trẻ không bị cô lập, ức chế và khủng hoảng tâm lý An toàn còn thể hiện ở việc các em được học tập, sinh hoạt với điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, ang toàn, được đảm bảo đủ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm

- Hiệu quả: Nhà trường phải là nơi cung cấp giáo dục đảm bảo chất lượng, tạo điều kiện để trẻ em học tập, phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ

Đặc trưng của trường THCS thân thiện

Theo quan điểm của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc, một trường được coi

là thân thiện nếu có 13 đặc trưng cơ bản (đã trình bày ở tiểu mục 1.3.1) Với tình hình cụ thể ở Việt Nam hiện nay, theo tác giả đề tài này, một trường THCS được coi là thân thiện nếu có những đặc điểm sau:

a Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường:

- Quang cảnh nhà trường xanh, sạch, đẹp, có đủ cây bóng mát cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời

- Có đủ phòng học, một số phòng chức năng thiết yếu đảm bảo đủ ánh sáng, sạch sẽ, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe của thày và trò

- Có đủ nhà vệ sinh hợp vệ sinh cho thày và trò theo giới tính Tính thân thiện sẽ giảm đi khi mà mỗi lần đi vệ sinh, học sinh phải nhắm mắt, bịt mũi, nín thở

Trang 32

- Nội dung dạy học phù hợp với khả năng, nhu cầu nhận thức của học sinh Loại bỏ những nội dung kiến thức không phù hợp, bổ sung những kiến thức, những kỹ năng giúp người học giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống đồng thời định hướng cho các em đối mặt với những biến đổi trong cuộc sống tương lai của mình

- Hình thức tổ chức dạy học đa dạng theo lớp, theo nhóm, hay với từng

cá nhân để học sinh được tổ chức học tập dưới nhiều môi trường khác nhau, coi trọng hình thức tự học có sự hướng dẫn của giáo viên, tạo cho học sinh sự tự tin, nâng cao khả năng hợp tác trong nhóm, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc độc lập, biến quá trình nhận thức trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả

- Tính thân thiện thể hiện ở phương pháp dạy học khi giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực, tổ chức quá trình nhận thức cho học sinh một cách tự nhiên với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại

- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến, bày tỏ ý kiến của mình trong quá trình học tập, trong các hoạt động vui chơi, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường

- Học sinh được giáo dục ý thức tự vươn lên, được hướng dẫn, rèn luyện khả năng tự học, thu thập và xử lý thông tin

- Thân thiện còn được thể hiện ở sự đổi mới hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh Hình thức kiểm tra đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh; nhận xét, đánh giá của giáo viên trên cơ sở tôn trọng, nâng niu sự tiến bộ của trẻ, ghi nhận dù là sự tiến bộ nhỏ nhất, xóa dần cảm giác, tâm lý lo sợ phải trả bài mỗi lần đến trường, đến lớp

- Đặc biệt, sự thân thiện còn thể hiện ở mối quan hệ của các thành viên trong nhà trường, thể hiện ở phương thức triển khai các hoạt động, thể

Trang 33

hiện ở sự ân cần, bao dung, độ lượng của giáo viên với học sinh, sự phối hợp của gia đình và xã hội trong chăm lo cuộc sống cho trẻ

c Tổ chức giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

- Học sinh được giáo dục các giá trị sống để tự nhận biết khả năng, sở trường, hạn chế của mình, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện

- Học sinh được rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm

- Học sinh được luyện tập thể dục thể thao, được giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe, được rèn luyện các kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác có nguy cơ xảy ra với trẻ

- Học sinh được rèn luyện kỹ năng ứng xử, giao tiếp với bạn bè, với người lớn, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội

d Tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh

- Học sinh được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, các hội thi dành cho số lượng lớn học sinh

- Học sinh được tham gia vào các trò chơi dân gian và các hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi

e Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội

- Học sinh được tham quan các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống ở địa phương, trong quận để các em được giáo dục tình yêu lao động, có thêm vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, thăm và chăm sóc những gia đình, người già neo đơn, có công với cách mạng

- Học sinh được tham gia, tìm hiểu, được hướng dẫn cách chăm sóc, bảo

vệ các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương

- Học sinh được khuyến khích tuyên truyền, giới thiệu các di tích lịch sử,

Trang 34

1.3 Ý nghĩa của việc xây dựng THTT

- Quan trọng nhất là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường

vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ Trong môi trường THTT, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập

thể vui mà học Như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui THTT gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh

Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự

tìm hiểu, khám phá, sáng tạo “Xây dựng THTT, học sinh tích cực”,

vai trò các thầy cô giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng Thực hiện kế hoạch này, chúng ta từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ phát triển mới Theo đó, các thế hệ học sinh năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học tập trong môi trường THTT, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước

- Xây dựng THTT còn là cơ hội huy động các nguồn lực xã hội vào quá trình thực hiện giáo dục toàn diện học sinh, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, tập trung các nguồn lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.Tăng cường sự tham gia

Trang 35

một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh Phong trào thi đua phải đảm bảo tính

tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, phải phù hợp với điều kiện của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

- Xây dựng THTT còn là quá trình gắn quá trình giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống, lý luận với thực hành góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu quê hương, đất nước, Với phương châm “giáo dục tức là cuộc sống”, “nhà trường là xã hội”, “lấy học sinh làm trung tâm” học bắt đầu từ làm, xây dựng trường học thân thiện giúp nhà trường gắn bó mật thiết với cuộc sống, thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các loại hình lao động sản xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp

và lao động tự phục vụ Lấy định hướng phát triển năng lực làm định hướng cho việc truyền thụ kiến thức Xây dựng THTT cũng còn là sự khơi gợi, giáo dục tính nhân văn cho các em, giúp các em thêm yêu mến, gắn bó với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, tăng thêm lòng tự hào dân tộc, tình yêu với quê hương đất nước

1.4 Vai trò quản lý của hiệu trưởng trong quá trình xây dựng THTT:

- Người hiệu trưởng của bất cứ loại hình nhà trường nào cũng có sứ mệnh rất to lớn trước xã hội Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và xã hội về việc đào tạo “nhân cách – sức lao động” cho đất

Trang 36

vừa là người quản lý (nhận trách nhiệm trước cấp trên), vừa là người lãnh đạo (điều hành giáo viên, học sinh và cán bộ công nhân viên của nhà trường) Hiệu trưởng vừa có vai trò thủ trưởng (giám sát đôn đốc công việc), vừa có vai trò thủ lĩnh (liên kết được đa nhân cách) Để hoàn thành được vai trò tinh tế phức tạp này, người hiệu trưởng phải thường xuyên phát triển kỹ năng xây dựng phong cách tốt và tầm nhìn sâu sắc trong lãnh đạo, quản lý để tổ chức quá trình huấn luyện, giáo dục, đào tạo có chất lượng, hiệu quả

- Hiệu trưởng chứng tỏ mình có thể xử lý thông tin tốt Không có cách điều hành nào tránh khỏi tác động của Internet, Internet cung cấp thông tin cho mọi người Nhưng thông tin chưa phải là kiến thức Kiến thức là thông tin đã được xử lý, được chắt lọc, được liên hệ với những thông tin khác nhau để nó hữu dụng hơn với mục tiêu quản lý Hiệu trưởng không chỉ biết chế biến thông tin thành kiến thức, mà còn biết áp dụng

nó tốt hơn bất kỳ ai

- Giá trị tương tác giữa con người luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong việc tạo ra sự đồng thuận của tập thể sư phạm Do đó, người hiệu trưởng có đóng vai trò kiến thiết một mạng lưới giao tiếp tốt trong đời sống chung của nhà trường Internet không bao giờ thay thế hoàn toàn được sự tiếp xúc giữa con người với nhau

- Hiệu trưởng biết phát hiện, phân biệt nhanh giải pháp tốt và giải pháp

dở, hiện thực nhanh giải pháp tốt, một khi đã xác định được nó Hiệu trưởng luôn luôn biết canh tân và ủng hộ canh tân giá trình giáo dục đào tạo

- Hiệu trưởng là người nghiên cứu những đặc trưng của THTT, trên cơ

sở đó đưa ra các biện pháp riêng, phù hợp cho trường của mình

- Hiệu trưởng huy động được cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường, đặc biệt huy động được nguồn lực tổng hơp của cộng đồng: tài lực,

Trang 37

nhân lực, vật lực, thông tin, , dựa vào “túi tiền của cộng đồng” để xây dựng nhà trường và muốn vậy phải làm cho nhà trường trở thành vầng chán của cộng đồng, là nơi để nhân dân cộng đồng được giáo dục hóa phù hợp với sứ mệnh và chức năng, chuyên môn

- Hiệu trưởng biết kiên nhẫn lắng nghe, biết dân chủ song phải quyết đoán ở các thời điểm, chấp nhận mạo hiểm tức là ra quyết định dứt khoát và hành động nhanh, thu hút, thúc đẩy nhiều người “biết động não”, cùng làm việc và tham vấn cho họ

- Hiệu trưởng phải là người nắm vững mục tiêu, yêu cầu “xây dựng THTT, học sinh tích cực” và xác định cụ thể vào THCS phù hợp với địa phương Nghiên cứu kĩ và quán triệt các chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

và các văn bản có liên quan Phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành các hoạt động cần thiết để cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường cũng như cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương nắm được mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua, qua đó chỉ đạo, thúc đẩy, khuyến khích các thành viên xác định rõ hơn quyết tâm và trách nhiệm tham gia Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch phong trào thi đua

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường như: Tổ chức để giáo viên và học sinh khảo sát, đánh giá thực trạng nhà trường

so với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu, 5 nội dung của phong trào thi đua; xác định những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề cấp thiết và lâu dài phải giải quyết, từ đó, xác định lộ trình 5 năm và của năm học đầu tiên triển khai phong trào; xác định các hoạt động cụ thể của phong trào hàng

Trang 38

sự quá tải đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường; đảm bảo có trọng điểm cho từng giai đoạn và tính khả thi của từng giải pháp Phát huy sự tham gia tích cực của tổ chức Đoàn, Đội và các cơ quan Văn hóa, Thể thao, Du lịch ở địa phương Kết hợp linh hoạt việc kiểm điểm, đánh giá kết quả thi đua với các nhiệm vụ khác của kế hoạch năm học sau mỗi giai đoạn Tổ chức thực hiện có hiệu quả “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường”, trong đó cụ thể hóa các quy tắc ứng

xử văn hóa, thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường, gắn với nội dung thi đua

- Hiệu trưởng phải chỉ đạo xây dựng kế hoạch “xây dựng THTT, học sinh tích cực” cho toàn trường, phù hợp với các khối lớp, có phân công thực hiện phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các cá nhân, tổ chức trong nhà trường (giáo viên chủ nhiệm lớp, các bộ môn, Đội, Đoàn, )

- Hiệu trưởng phải chỉ đạo thực hiện, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, trình kiến kinh nghiệm, tạo dựng một phong trào thi đua liên tục Có như vậy, việc xây dựng THTT mới được liên tục, hiệu quả và có ý nghĩa

- Hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng nhất trong xây dựng THTT Việc xây dựng THTT có hiệu quả, thành công hay không là nhờ vào Hiệu trưởng Hiệu trưởng sẽ là người tổ chức, quản lý, phát huy tiềm năng của nhà trường và xã hội, làm thế nào để học sinh thấy được sự tôn trọng, được đón tiếp, tìm được đặc điểm của học trò để có ứng xử, đối

Trang 39

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc quản lý của hiệu trưởng trong việc xây dựng THTT đó là điều kiện văn hóa xã hội Tác động của điều kiện văn hóa xã hội bao gồm như cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, tác động lối sống… Văn hóa xã hội luôn được xã hội quan tâm bới nó là nhân tố hết sức quan trọng và tích cực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, đánh giá chất lượng và vai trò của nền giáo dục mỗi quốc gia từ ngàn xưa đến nay

Văn hóa xã hội có mối quan hệ sâu sắc giữa các cá nhân và xã hội mỗi cá nhân có thể góp phần làm rạng danh cho một ngôi trường Nhưng một hành vi thiếu văn hóa nghiêm trọng của một cá nhân thì có thể làm tổn hại đến uy tín, danh dự của một nhà trường Mỗi người tốt việc tốt là một bông hoa, cả nhà trường sẽ là một vườn hoa đẹp Lịch sử nền giáo dục nước ta luôn quan tâm xây dựng và đánh giá cao văn hóa học đường và ngày nay vẫn được kế tục và phát huy Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đề cao vai trò vị trí người thầy

“Tiên học lễ - Hậu học văn” là khẩu hiệu được viết trang trọng trong các nhà trường là nhằm tôn vinh văn hóa học đường Cốt lõi của văn hóa học đường theo tư tưởng Hồ Chí Minh là quan điểm giáo dục toàn diện làm người luôn coi trọng cả “đức” và “tài” cũng chính là mỗi quan hệ giữa hai mặt đó trong

sự hoàn thiện nhân cách con người mới

Học sinh được tiếp cận nhiều kênh thông tin hết sức phong phú và đa dạng, được tiếp cận với nhiều phương tiện giáo dục nên điều kiện của các em trong học lý thuyết cũng như thực hành được tốt hơn Có một thực tế không ai

có thể phủ nhận: ngày nay các em có tri thức rộng hơn, tư duy năng động, sáng tạo hơn; đại đa số các em ham mê tìm hiểu khám phá những thành tựu khoa học mà kinh tế tri thức đã mang đến cho con người trên toàn thế giới và

Trang 40

lĩnh vực Hàng năm, nước ta tổ chức nhiều lễ tôn vinh những tài năng trẻ sáng tạo, những cuộc thi mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế và khu vực cho thấy được

sự cần thiết của sự quảng bá kết quả, thành tựu mà văn hóa xã hội mang lại cho nền giáo dục nước nhà nhiều kỳ vọng trong tương lai

Đảng và nhà nước chúng ta luôn có những chủ trương chính sách quan trọng nhằm xây dựng một nền văn hóa xã hội cách mạng, đại chúng và tiên tiến, bằng việc tạo ra cho học sinh nhiều sân chơi những hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, quan tâm đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường khang trang, sạch đẹp để tạo cho học sinh môi trường ngày càng tốt hơn cho việc học tập, nghiên cứu và hưởng thụ các giá trị văn hóa đích thực, lành mạnh, bổ ích

Bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang tác động hàng ngày, hàng giờ đến học sinh với nhiều chiều hướng khá phức tạp Một bộ phận học sinh đã không tự chủ, kiềm chế được bản thân dẫn đến hành vi lệch chuẩn, nghiêng sang khía cạnh tiêu cực, thậm chí sa ngã Không kể hết ra được những hiện tượng chạy theo chủ nghĩa thực dụng, bị đồng tiền lôi kéo, chi phối là tương đối rõ nét Hiện tượng ăn chơi, hưởng thụ, đua đòi lao động thiếu định hướng giáo dục, phản cảm tương đối rõ nét và phổ biến Chủ nghĩa

cá nhân, chủ nghĩa thực trạng đang có nguy cơ lấn áp các chuẩn mực văn hóa học đường mà thế hệ cha anh đã gầy dựng Khi thông tin đã đa dạng, phong phú, rất kịp thời và nhiều chiều giúp các nhà quản lý giáo dục và cả xã hội biết rất rõ về thực trạng văn hóa học đường tuy nhiên, vấn đề quan trọng và cốt yếu nhất là đánh giá, xử lý những thông tin đó phải hết sức khoa học và biện chứng

Nếu chúng ta chỉ thấy thành tựu phát triển KTXH mà chủ quan, bàng quan với những ảnh hưởng tiêu cực hoặc ngược lại, chỉ nhìn hiện tượng tiêu

Ngày đăng: 03/12/2020, 20:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w